CHÂN THIỆN MỸ MẾN CHÀO CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

CĂNG THẲNG CỦA THƯƠNG GIA





Một thương gia vừa bước xuống máy bay, ra khỏi phi trường thì vội vàng lên xe taxi, thở không ra hơi nói với tài xế:
- “Nhanh, nhanh, xin chạy nhanh lên chút xíu.”
Tài xế nghe lời ông ta nên gia tăng tốc độ, mới chạy được mấy phút thì ông khách ngồi xe đột nhiên hỏi tài xế:
- “Bác tài, chúng ta gần đến rồi chứ ?”
Bác tài quay đầu lại hỏi:
- “Tôi không biết, này anh, anh không nói cho tôi biết là anh muốn đi đâu, đến địa chỉ nào !”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Ở đời ai cũng có căng thẳng cả.
Có người căng thẳng đến độ huyết áp lên cao phải đi bệnh viện; có người căng thẳng đến độ mạch máu não bị vỡ thành bán thân bất toại; có người căng thẳng quá thành bệnh u uất; có người căng thẳng quá bỏ đâu quên đó...
Tất cả những căng thẳng này đều do nghề nghiệp là chính: lo lắng cho công việc, làm ăn thất bại, kiện tụng trước pháp luật, gia cảnh sạt nghiệp.v.v...
Đức Chúa Giê-su dạy cho chúng ta một phương pháp để đầu óc khỏi căng thẳng khi làm việc mệt nhọc hoặc khi bị những áp lực nặng nề, phương pháp của Ngài dạy là như thế này: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11, 28)
Khi đầu óc căng thẳng vì công việc thì hãy đến với Đức Chúa Giê-su, đem gánh nặng công việc bỏ vào tay Ngài, để nhờ Ngài mà tâm hồn được bằng an, nghỉ ngơi và được bồi bổ sức thiêng để sau đó tiếp tục công việc của mình.
Chúng ta –những người Ki-tô hữu- đừng như người thương gia kia căng thẳng quá đến độ quên mất mục tiêu đi đến của mình, nhưng hãy đặt căng thẳng của mình vào mục tiêu là Đức Chúa Giê-su.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info

Tin vào quyền năng Chúa



"Người là ai mà cả gió lẫn biển cũng đều vâng lệnh Người?" (Mc 4,41)


Lạy Chúa Giê-su, giữa phong ba bão táp cuộc đời, giữa ba thù ma quỉ, thế gian, xác thịt, xin giúp con kiên vững một lòng tin vào Chúa, vào quyền năng Chúa. Chúa có thể làm được mọi sự, Chúa có thể biến nguy nan thành an lành, trong cõi chết, Ngài có thể làm cho sống. Xin thêm lòng tin cho con, lạy Chúa. Amen.

CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN B 01/02/2015


THÔNG BÁO
CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN B
01/02/2015
VPGX trân trọng thông báo:
1/ Thứ Hai đầu tháng 02/2/2015, lễ Dâng Chúa Giê-su trong Đền Thánh (lễ nến), bổn mạng của Cộng đoàn Xóm Giáo 7, đồng thời lúc 6 giờ có Thánh lễ tại Lễ Đài, cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, cách riêng quí ông bà anh chị em đang   an nghỉ tại Phòng hài cốt.
2/ Thứ Ba 03/02/2015, trước Thánh lễ 18 giờ 00, có 30 phút học hỏi về Tông Huấn Niềm Vui của Tin Mừng của Đức Thánh Cha Phanxicô.
3/ Thứ Năm 05/02/2015 Thánh lễ Giới gia trưởng và hiền mẫu lúc 18 giờ.
4/ Thứ Bảy 07/2/2015 vào lúc 19 giờ, Giáo Xứ có tổ chức     Hội Thảo Chuyên Đề Hậu Kết Hôn năm 2015.
o  Đề tài: Quà tặng của “TÌNH YÊU”.
o  Thuyết trình viên: Linh mục Giuse Nguyễn Thể Hiện DCCT.
o  Địa điểm: Lầu 3 – Phòng 01 (sau Nhà Thờ).
Xin quí cộng đoàn hiệp thông tham dự. Nguyện xin Thiên Chúa chúc phúc và ban mọi ơn lành hồn xác cho ông bà anh chị em, cách riêng Cộng đoàn Xóm Giáo 7 nhân ngày bổn mạng.
                                                                                   VPGX

CHÚA NHẬT THỨ IV THƯỜNG NIÊN - NĂM B (01.02.2015)

GIÁO XỨ ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP
               BAN PHỤNG VỤ
LỜI NGUYỆN TÍN HỮU
CHÚA NHẬT THỨ IV THƯỜNG NIÊN - NĂM B (01.02.2015)
(Mc 1,21-28)
Lời Mời: (Chủ Tế tùy nghi)
Anh Chị Em thân mến! Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn vật muôn loài, và cả trên quỉ thần. Ý thức thân phận yếu đuối của con người, chúng ta cùng tôn vinh quyền năng của Thiên Chúa, và cùng hiệp ý dâng lên Cha những ước nguyện của cộng đoàn chúng ta:
1)    Chúa Giê-su giảng dạy như Đấng có thẩm quyền. Chúng ta cùng cầu nguyện xin Cha cho mọi thành phần trong Hội Thánh luôn tin tưởng sức mạnh của Lời Chúavà hăng say rao giảng cho mọi người trong thời đại hôm nay.

Chúng con nguyện xin Cha!

2)    Thế lực ma quỉ và sự dữ luôn tác động trong đời sống xã hội hôm nay dưới nhiều hình thức. Chúng ta cùng hiệp ý cầu nguyện, xin Cha cho các nhà lãnh đạo trên thế giới luôn biết can đảm đứng về phía sự thật để bảo vệ con người và gìn giữ hòa bình thế giới.

Chúng con nguyện xin Cha!

3)    Danh tiếng của Chúa Giê-su được đồn ra khắp vùng lân cận xứ Galilêa. Chúng ta cùng cầu nguyện xin Cha cho mọi người trong cộng đoàn biết tích cực tuyên xưng Đức Giê-su là Đấng Thánh, và giới thiệu Ngài cho mọi người chung quanh.

Chúng con nguyện xin Cha!

4)    Thứ Hai ngày 02 tháng 02 lễ kính Đức Mẹ dâng Chúa Giê-su trong Đền Thánh, bổn mạng Xóm Giáo 7. Chúng ta hãy cầu xin Cha thương ban nhiều ơn lành trên Linh mục phụ trách và giáo dân Xóm Giáo 7, cùng những ai có mang Thánh hiệu.

Chúng con nguyện xin Cha!

Lời Kết: (Chủ Tế tùy nghi)
Lạy Chúa là Cha chí thánh, nhờ Con Một Cha là Đức Giê-su Ki-tô, Cha đã giải thoát chúng con khỏi quyền lực sự dữ và ban tặng đời sống mới. Xin Cha thương nhận lời chúng con cầu nguyện và giúp chúng con luôn sống xứng đáng với ân huệ Cha đã ban. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng con. Amen.

Chúng ta phải tin những gì Thiên Chúa nói.

Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Thứ Bảy Tuần 3 TN, Năm lẻ

Bài đọc: Heb 11:1-2, 8-19; Mk 4:35-41.

1/ Bài đọc I: 1 Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy.
2 Nhờ đức tin ấy, các tiền nhân đã được Thiên Chúa chứng giám.
8 Nhờ đức tin, ông Áp-ra-ham đã vâng nghe tiếng Chúa gọi mà ra đi đến một nơi ông sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp, và ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu.
9 Nhờ đức tin, ông đã tới cư ngụ tại Đất Hứa như tại một nơi đất khách, ông sống trong lều cũng như ông I-sa-ác và ông Gia-cóp là những người đồng thừa kế cũng một lời hứa,
10 vì ông trông đợi một thành có nền móng do chính Thiên Chúa vẽ mẫu và xây dựng.
11 Nhờ đức tin, cả bà Sa-ra vốn hiếm muộn, cũng đã có thể thụ thai và sinh con nối dòng vào lúc tuổi đã cao, vì bà tin rằng Đấng đã hứa là Đấng trung tín.
12 Vì thế, do một người duy nhất, một người kể như chết rồi mà đã sinh ra một dòng dõi nhiều như sao trời cát biển, không tài nào đếm được.
13 Tất cả các ngài đã chết, lúc vẫn còn tin như vậy, mặc dù chưa được hưởng các điều Thiên Chúa hứa; nhưng từ xa các ngài đã thấy và đón chào các điều ấy, cùng xưng mình là ngoại kiều, là lữ khách trên mặt đất.
14 Những người nói như vậy cho thấy là họ đang đi tìm một quê hương.
15 Và nếu quả thật họ còn nhớ tới quê hương mình đã bỏ ra đi, thì họ vẫn có cơ hội trở về.
16 Nhưng thực ra các ngài mong ước một quê hương tốt đẹp hơn, đó là quê hương trên trời. Bởi vậy, Thiên Chúa đã không hổ thẹn để cho các ngài gọi mình là Thiên Chúa của các ngài, vì Người đã chuẩn bị một thành cho các ngài.
17 Nhờ đức tin, khi bị thử thách, ông Áp-ra-ham đã hiến tế I-sa-ác; dù đã nhận được lời hứa, ông vẫn hiến tế người con một.
18 Về người con này, Thiên Chúa đã phán bảo: Chính do I-xa-ác mà sẽ có một dòng dõi mang tên ngươi.
19 Quả thật, ông Áp-ra-ham nghĩ rằng Thiên Chúa có quyền năng cho người chết trỗi dậy. Rốt cuộc, ông đã nhận lại người con ấy như là một biểu tượng.

2/ Phúc Âm: 35 Hôm ấy, khi chiều đến, Đức Giê-su nói với các môn đệ: "Chúng ta sang bờ bên kia đi!"
36 Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền; có những thuyền khác cùng theo Người.
37 Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước.
38 Trong khi đó, Đức Giê-su đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói: "Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?"
39 Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: "Im đi! Câm đi!" Gió liền tắt, và biển lặng như tờ.
40 Rồi Người bảo các ông: "Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?"
41 Các ông hoảng sợ và nói với nhau: "Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?"


GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Chúng ta phải tin những gì Thiên Chúa nói.

Tại sao chúng ta tin một điều là thật? Thông thường có 3 lý do: (1) vì đã thấy; (2) vì cảm thấy hậu quả dù không thấy; và (3), vì thế giá của người khác nói.
Các Bài Đọc hôm nay đều nhằm mục đích thuyết phục con người tin vào những gì Thiên Chúa nói. Trong Bài Đọc I, tác-giả Thư Do Thái đưa ra một lý do đơn giản tại sao các tiền nhân tin: vì đó là lời của Thiên Chúa hứa. Ngài không bao giờ quên thực hiện những gì Ngài đã hứa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu trách các Tông-đồ yếu lòng tin khi các ông đã có chính Ngài, Người có quyền trên sóng gió, cùng đồng hành.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Con người phải sống niềm tin của mình.

1.1/ Định nghĩa của đức tin: Theo tác giả: “Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy.” Định nghĩa này nhìn từ góc cạnh của những người đã có đức tin. Thực vậy, để đạt được điều con người hy vọng là cuộc sống đời đời, con người phải tin nơi Đức Kitô (Jn 6:39-40) và những gì Ngài mặc khải về Thiên Chúa. Tuy con người chưa thấy Thiên Chúa và chưa đạt tới cuộc sống đời đời, nhưng niềm tin của con người nơi Đức Kitô là một bằng chứng cho những thực tại này. Ví dụ, khi nhìn thấy đức tin của các nhân chứng tử đạo, con người biết lý do của những cái chết anh hùng này.

1.2/ Gương đức tin của các tiền nhân: Họ là những người tuyệt đối tin tưởng vào lời Thiên Chúa hứa dù chưa nhìn thấy hiệu quả, hay điều Thiên Chúa hứa không thể xảy ra theo cách thức của lòai người. Tác-giả dẫn chứng 2 ví dụ:
(1) Tổ-phụ Abraham, cha của những người tin: “Nhờ đức tin, ông Abraham đã vâng nghe tiếng Chúa gọi mà ra đi đến một nơi ông sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp, và ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu.” Để có thể rời bỏ quê cha đất tổ đến sống nơi đất lạ quê người, con người phải được thúc đẩy bởi một lý do chính đáng; vì cuộc sống bấp bênh và nạn kỳ thị chủng tộc mà họ sẽ phải đương đầu với. Lý do Abraham rời bỏ Urs đơn giản là vì lời Thiên Chúa hứa, và ông đặt trọn niềm tin nơi Ngài.
Thiên Chúa không gọi Abraham từ Urs tới một nơi định cư cố định, nhưng lang thang khắp nơi cho tới khi Thiên Chúa cho ông một chỗ định cư vĩnh viễn không thuộc về thế giới này: “Nhờ đức tin, ông đã tới cư ngụ tại Đất Hứa như tại một nơi đất khách, ông sống trong lều cũng như ông Isaac và ông Jacob là những người đồng thừa kế cũng một lời hứa, vì ông trông đợi một thành có nền móng do chính Thiên Chúa vẽ mẫu và xây dựng.”
(2) Sarah, vợ của Abraham: cũng chứng tỏ đức tin của Bà nơi Thiên Chúa. Cả hai ông bà đều đã cao niên (90 tuổi) mà vẫn chưa có con nối dõi tông đường. Cái tuổi này không thể có con theo cách thức con người, nhưng Bà vẫn tin nơi Thiên Chúa, vì bà tin rằng Đấng đã hứa là Đấng trung tín. Ngài có thể làm cho “một người kể như chết rồi mà một dòng dõi nhiều như sao trời cát biển, không tài nào đếm được, được sinh ra.”

1.3/ Đức tin được tinh luyện trong thử thách đau thương:
(1) Vững tin dù đến chết vẫn chưa thấy kết quả: Lời Thiên Chúa hứa sẽ ban đất làm gia sản và giòng dõi vô số đã chưa được thực hiện khi Abraham còn sống ở đời này; nhưng ông vẫn một dạ vững tin nơi Thiên Chúa. Lý do, ông coi mình “là khách ngoại kiều, là lữ khách trên mặt đất, và mong ước một quê hương tốt đẹp hơn, đó là quê hương trên trời. Bởi vậy, Thiên Chúa đã không hổ thẹn để cho các ngài gọi mình là Thiên Chúa của các ngài, vì Người đã chuẩn bị một thành cho các ngài.”
(2) Vững mạnh trong thử thách: Ngay cả khi đã được một người con nối dõi tông đường là Isaac, ông Abraham vẫn sẵn sàng sát tế Isaac theo những gì Thiên Chúa dạy bảo, để chứng tỏ niềm tin của ông nơi Ngài. Sở dĩ ông làm như thế vì ông tin Thiên Chúa có quyền năng cho người chết trỗi dậy. Sau cùng, Thiên Chúa đã nhìn thấy niềm tin tưởng tuyệt đối của ông, và Ngài đã ban cho ông người con ấy như là một biểu tượng của những gì sẽ xảy ra nơi Đức Kitô.

2/ Phúc Âm: "Sao nhát thế? Tại sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?"

Trình thuật của Marcô kể: “Hôm ấy, khi chiều đến, Đức Giêsu nói với các môn đệ: "Chúng ta sang bờ bên kia đi!" Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền; có những thuyền khác cùng theo Người. Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước.” Đứng trước sóng gió, chúng ta thấy có hai thái độ khác nhau:

2.1/ Thái độ của các Tông-đồ: Phản ứng của con người là sợ chết; vì thế các môn đệ đánh thức Người dậy và nói: "Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?" Chúng ta không biết Chúa Giêsu đã làm bao nhiêu phép lạ trước mặt các ông, nhưng một điều chắc chắn là chưa đủ để các ông đặt trọn vẹn tin tưởng nơi Ngài. Sau này, trong chương 6, sau khi đã làm phép lạ nuôi 5000 người, Chúa Giêsu lại đi trên mặt nước đến với các ông khi bị sóng gió, các ông vẫn sợ và tưởng Người là ma. Khi Chúa Giêsu đã truyền cho gió biển phải im lặng, các ông vẫn hoảng sợ và nói với nhau: "Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?"

2.2/ Thái độ của Chúa Giêsu: hòan tòan đối nghịch hẳn với thái độ của các môn đệ. Trong khi các môn đệ đang vất vả chống chọi với sóng gió, Đức Giêsu đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ không hiểu nổi làm sao một người có thể ngủ khi sóng biển gào thét như thế! Khi các ông nói lớn đánh thức, Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: "Im đi! Câm đi!" Gió liền tắt, và biển lặng như tờ.” Rồi Người bảo các ông: "Sao nhát thế? Tại sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?"
Qua trình thuật hôm nay, các môn đệ và chúng ta phải học được bài học trong cuộc đời: một khi đã có đức tin, không một sóng gió nào trong cuộc đời có thể làm lay chuyển đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa. Khi phải đương đầu với chúng, đó là lúc chúng ta sống niềm tin đó.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy.
- Đức tin phải biểu tỏ bằng hành động: Chúng ta phải tin và làm những gì Chúa dạy.
- Đức tin phải được tinh luyện trong thử thách và đau khổ. Người có đức tin sẽ không hỏang hốt và đau khổ khi phải đương đầu với thử thách. 


Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Hạt giống âm thầm mọc lên



"Người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa." (Mc 4,27-28)


Lạy Chúa Giê-su, hạt giống tuy nhỏ bé nhưng sức mọc lên cũng vượt trội. Xin giúp con tin tưởng vào Chúa, vào Lời Chúa, vào quyền năng Chúa. Một ngày nào đó, toàn thể trái đất sẽ suy phục Danh Chúa, một ngày nào đó, Lời Chúa lớn mạnh trong tâm hồn con mà con không ngờ. Xin cho con luôn giữ vững niềm tin. Amen.

Người công chính sống bởi đức tin.

Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Thứ Sáu Tuần 3 TN, Năm lẻ

Bài đọc: Heb 10:32-39; Mk 4:26-34.

1/ Bài đọc I: 32 Xin anh em nhớ lại những ngày đầu: lúc vừa được ơn chiếu sáng, anh em đã phải đối phó với bao nỗi đau khổ dồn dập.
33 Khi thì anh em bị sỉ nhục và hành hạ trước mặt mọi người, khi thì phải liên đới với những người cùng cảnh ngộ.
34 Quả thật, anh em đã thông phần đau khổ với những người bị tù tội, và đã vui mừng để cho người ta tước đoạt của cải, bởi biết rằng mình có những của vừa quý giá hơn lại vừa bền vững.
35 Vậy, anh em đừng đánh mất lòng tin tưởng mạnh dạn của anh em; lòng tin tưởng đó sẽ mang lại một phần thưởng lớn lao.
36 Anh em cần phải kiên nhẫn, để sau khi thi hành ý Thiên Chúa, anh em được hưởng điều Người đã hứa.
37 Vì chỉ còn ít lâu nữa, một ít thôi, Đấng phải đến sẽ đến, Người sẽ không trì hoãn.
38 Người công chính của Ta nhờ lòng tin sẽ được sống; nhưng nếu người ấy bỏ cuộc, thì Ta không hài lòng về người ấy.
39 Phần chúng ta, chúng ta không phải là những người bỏ cuộc để phải hư vong, nhưng là những người có lòng tin để bảo toàn sự sống.

2/ Phúc Âm: 26 Người nói: "Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất.
27 Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết.
28 Đất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt.
29 Lúa vừa chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa."
30 Rồi Người lại nói: "Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được?
31 Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất.
32 Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng."
33 Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe.
34 Người không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết.


GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Người công chính sống bởi đức tin.

Trong cuộc đời, có những điều xảy ra vượt quá khả năng hiểu biết của con người: chúng ta không cắt nghĩa được sự sống, chúng ta không giải thích nổi đức tin; vì những điều này đến từ Thiên Chúa.
Các Bài Đọc hôm nay cho thấy sự liên hệ giữa đức tin và sự sống. Trong Bài Đọc I, tác-giả Thư Do-Thái khuyên các tín hữu phải giữ vững đức tin có được từ thuở ban đầu, và phải kiên trì sống đức tin đó cho tới khi đạt được sự sống muôn đời. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu so sánh Nước Thiên Chúa giống như hạt giống gieo xuống đất, con người có biết đến hay không thì hạt giống vẫn sống: nó nẩy mầm, bén rễ, mọc lên, sinh hoa kết trái, và sẵn sàng cho mùa gặt. Ngài cũng so sánh Nước Thiên Chúa như hạt cải, tuy nhỏ bé nhất trong các hạt giống, nhưng có tiềm năng trở thành cây lớn cho muôn chim kéo đến làm tổ.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Đừng đánh mất lòng tin tưởng mạnh dạn của anh em vào một kho tàng cao quí.

1.1/ Phải giữ vững đức tin: Tác-giả Thư Do-Thái nhắc nhở cho các tín hữu nhớ lại thuở ban đầu khi họ vừa lãnh nhận đức tin: “Xin anh em nhớ lại những ngày đầu, lúc vừa được chiếu sáng, anh em đã phải vật lộn với bao nỗi đau khổ: khi thì chính anh em bị sỉ nhục và hành hạ trước mặt mọi người, khi thì anh em cùng cảm thông với những người trong cảnh ngộ như thế. Quả thật, anh em đã thông phần đau khổ với những người bị tù tội và đã vui mừng để cho người ta tước đoạt của cải; vì biết rằng mình có những của vừa quý giá hơn lại vừa bền vững. Vậy, anh em đừng đánh mất lòng tin tưởng mạnh dạn của anh em; lòng tin tưởng đó sẽ mang lại một phần thưởng lớn lao.”
Con người dễ đương đầu với khó khăn hơn là với thịnh vượng giàu sang, vì khó khăn làm con người luôn phải cố gắng vươn lên, trong khi cuộc sống dễ dàng luôn kéo con người xuống. Ngòai ra, khi con người phải sống trong hòan cảnh nghèo khổ, con người dễ trông cậy nơi Thiên Chúa và sống bác ái với anh chị em, hơn là khi con người thành công và giàu có. Tục ngữ Việt Nam có lý do để nói: “giầu đổi bạn, sang đổi vợ.” Làm sao để con người luôn giữ đức tin và tình yêu có được thuở ban đầu?

1.2/ Phải kiên nhẫn chờ đợi những gì Thiên Chúa hứa: “Anh em cần phải kiên nhẫn, để sau khi thi hành ý Thiên Chúa, anh em được hưởng điều Người đã hứa. Vì chỉ còn ít lâu nữa, một ít thôi, Đấng phải đến sẽ đến, Người sẽ không trì hoãn. Người công chính của Ta nhờ lòng tin sẽ được sống; nhưng nếu người ấy bỏ cuộc, thì Ta không hài lòng về người ấy. Phần chúng ta, chúng ta không phải là những người bỏ cuộc để phải hư vong, nhưng là những người có lòng tin để bảo toàn sự sống.” Tác giả đưa ra 2 điều giúp con người giữ vững đức tin và tình yêu của mình:
(1) Ngày Chúa Quang Lâm sẽ đến: Trong Ngày này, Ngài sẽ thực thi những gì Ngài đã hứa cho những ai trung thành giữ những gì Ngài dạy.
(2) Phải luôn giữ vững niềm hy vọng vào Ngày này: Con người dễ mất kiên nhẫn và bị chia trí vào những cám dỗ ở đời này, mà quên đi giá trị “vừa quý giá hơn lại vừa bền vững” ở đời sau. Không gì đời này có thể so sánh với sự sống muôn đời và hạnh phúc con người sẽ lãnh nhận.

2/ Phúc Âm: Đức tin, tiềm năng của sự sống, đến từ Thiên Chúa.

Nước Thiên Chúa được Chúa Giêsu diễn giải qua 2 ví dụ. Mục đích của việc diễn giải là để nói lên: (1) Nước Thiên Chúa lớn mạnh là do Thiên Chúa, không do công sức của con người; và (2), Nước Thiên Chúa tuy bắt đầu bé nhỏ, nhưng có tiềm năng lan rộng khắp thế giới.

2.1/ Nước Thiên Chúa được ví như một hạt giống chứa đựng tiềm năng của sự sống: Chúa Giêsu nói: "Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. Đất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. Lúa vừa chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa." Qua ví dụ này, Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến 3 điều sau đây:
(1) Con người không phải là tác giả của sự sống: Sự sống đến từ Thiên Chúa và được trao ban cho muôn vật. Trong sự tạo dựng của Thiên Chúa, hạt giống tự nó đã có tiềm năng của sự sống. Con người không cho hạt giống sự sống, nhưng có thể giúp nó tăng trưởng và cho kết quả tốt hơn. Cũng vậy, Nước Thiên Chúa đến từ Thiên Chúa và đã có tiềm năng phát triển. Con người không tạo nên Nước Thiên Chúa, nhưng có thể giúp cho Nước Thiên Chúa mau đến.
(2) Đặc điểm của Nước Thiên Chúa:
* Sự tăng trưởng của nó không hiểu được: Con người có thể nhìn thấy sự tăng trưởng của hạt giống, nhưng không thể cắt nghĩa sự tăng trưởng của nó. Cũng vậy, con người có thể nhìn thấy Nước Thiên Chúa lớn mạnh dần, nhưng không thể cắt nghĩa lý do của sự lớn mạnh này.
* Sự tăng trưởng của nó cứ phát triển đều đặn: Không giống như sự tiến bộ của con người, có lúc tăng trưởng có lúc suy thóai. Sự tăng trưởng của hạt giống và của Nước Thiên Chúa cứ phát triển đều đặn và lớn mạnh dần.
(3) Mùa màng sẽ tới: Khi gieo giống xuống, con người chờ đợi mùa màng tới. Cũng vậy, khi Thiên Chúa bắt đầu triều đại của Ngài, là sẽ có ngày vinh quang. Con người cần kiên nhẫn và chuẩn bị xứng đáng cho Ngày đó.

2.2/ Tiềm năng của sự sống không lệ thuộc vào hình dạng bên ngòai: Hạt cải là hạt bé nhỏ nhất nhưng có tiềm năng trở thành cây lớn: Hạt cải của Palestine là hạt có thể trở thành cây, chứ không phải chỉ trở thành rau như của chúng ta. Trong thế giới thời đó, các đế quốc thường được ví như cây, và các nước chư hầu được ví như cành. Chúa Giêsu có ý muốn nói: Nước Thiên Chúa bắt đầu với một nhóm người Do-Thái nhỏ; nhưng có tiềm năng trở thành cây lớn, và tất cả con người thuộc mọi quốc gia đến tìm chỗ nương tựa. Điều này đã được chứng minh bằng con số hơn một nửa dân số của thế giới đã tin vào Ngài.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Đức tin là quà tặng quí giá Thiên Chúa ban cho con người. Chúng ta phải trân quí, phát triển, và giữ vững đức tin.
- Con người sống là nhờ đức tin và hy vọng vào Đức Kitô. Nếu không đặt niềm tin nơi Đức Kitô, chúng ta sẽ không có hy vọng được sống muôn đời.
- Đức tin có tiềm năng lớn mạnh và thực hiện những chuyện vượt quá sức con người. Vì thế, khi chúng ta chưa thực hiện được những gì Thiên Chúa đòi, đức tin của chúng ta còn non nớt, yếu kém. Chúng ta cần xin Ngài củng cố niềm tin cho chúng ta.


Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Đèn tỏa sáng



Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Có ai đem đèn sáng đặt trong thùng hay dưới gầm giường chăng? Chẳng phải là để đặt trên giá đèn sao? (Mc 4,21)


Lạy Chúa Giê-su, xin ban cho đời con như ngọn đèn tỏa sáng như lòng Chúa mong muốn để nhờ đó, soi rọi cho những người quanh con tin nhận Chúa là Đấng ban phúc trường sinh. Amen.

Chúa Giêsu là trung gian giữa Thiên Chúa và con người.

Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Thứ Năm Tuần 3 TN, Năm lẻ

Bài đọc: Heb 10:19-25; Mk 4:21-25.

1/ Bài đọc I: 19 Vậy, thưa anh em, nhờ máu Đức Giê-su đã đổ ra, chúng ta được mạnh dạn bước vào cung thánh.
20 Người đã mở cho chúng ta một con đường mới và sống động qua bức màn, tức là chính thân xác của Người.
21 Chúng ta lại có một vị tư tế cao trọng đứng đầu nhà Thiên Chúa.22 Vì thế, chúng ta hãy tiến lại gần Thiên Chúa với một lòng chân thành và một đức tin trọn vẹn, vì trong lòng thì đã được tẩy sạch mọi vết nhơ của lương tâm, còn ngoài xác thì đã được tắm rửa bằng nước tinh tuyền.23 Chúng ta hãy tiếp tục tuyên xưng niềm hy vọng của chúng ta cách vững vàng, vì Đấng đã hứa là Đấng trung tín.24 Chúng ta hãy để ý đến nhau, làm sao cho người này thúc đẩy người kia sống yêu thương và làm những việc tốt.25 Chúng ta đừng bỏ các buổi hội họp, như vài người quen làm; trái lại, phải khuyến khích nhau, nhất là khi anh em thấy Ngày Chúa đến đã gần.

2/ Phúc Âm: 21 Người nói với các ông: "Chẳng lẽ đèn được mang tới để bị đặt dưới cái thùng hay dưới gầm giường? Nào chẳng phải là để được đặt trên trụ đèn sao?
22 Vì chẳng có gì che giấu mà không phải là để được tỏ bày, chẳng có gì bí ẩn mà không phải là để đưa ra ánh sáng.
23 Ai có tai nghe thì nghe! "
24 Người nói với các ông: "Hãy để ý tới điều anh em nghe. Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa.
25 Vì ai đã có, thì được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái đang có cũng sẽ bị lấy mất."


GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Chúa Giêsu là trung gian giữa Thiên Chúa và con người.

Làm sao con người có thể tiến gần tới Thiên Chúa? Phải chăng bằng kiến thức bí mật? Phải chăng bằng máu chiên bò? Phải qua Đức Kitô, Người Con của Thiên Chúa?
Các Bài Đọc hôm nay xoay quanh Chúa Giêsu, Người là trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Trong Bài Đọc I, tác-giả Thư Do-thái so sánh Bức Màn trong Đền Thờ, ngăn cản giữa con người với Thiên Chúa, với Bức Màn mới, là chính thân thể của Đức Kitô. Ngài đã xé tan bức màn trong Đền Thờ để con người có thể đến trực tiếp với Thiên Chúa ở mọi nơi và mọi thời. Trong Phúc Âm, Thánh Marcô dẫn chứng một số những câu nói của Chúa Giêsu về ánh sáng, về sự thật, về sự liên hệ giữa việc cho đi và nhận lại; và về sự cần thiết phải luôn cố gắng trau dồi thêm.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Chúa Giêsu đã mở toang bức màn ngăn cản giữa con người và Thiên Chúa.

1.1/ Bức màn ngăn cản giữa Nơi Thánh và Nơi Cực Thánh trong Đền Thờ: Để hiểu ý tác-giả, chúng ta cần phải trở về với cấu trúc trong Đền Thờ của Cựu-Ước. Để phân biệt Nơi Thánh và Nơi Cực Thánh, một “bức màn” che kín từ trên xuống dưới được dựng nên, để ngăn cách con người khỏi sự hiện diện của Thiên Chúa. Chỉ có Thầy Thượng Tế mới được vượt qua bức màn này để dâng của lễ đền tội mỗi năm một lần mà thôi.
Khi Chúa Giêsu trút hơi thở trên Thánh Giá, các tác giả của Tin Mừng Nhất Lãm đều tường thuật sự kiện “bức màn này trong Đền Thờ bị xé ra làm đôi từ trên xuống dưới” (Mat 27:51, Mk 15:38, Lk. 23:45).

1.2/ Ý nghĩa của biến cố này: Tác giả Thư Do-Thái chú giải: “Vậy, thưa anh em, nhờ máu Đức Giêsu đã đổ ra, chúng ta được mạnh dạn bước vào cung thánh. Người đã mở cho chúng ta một con đường mới và sống động qua bức màn, tức là chính thân xác của Người.” Nhờ Chúa Giêsu, từ nay con người có thể đến trực tiếp với Thiên Chúa bất cứ lúc nào.

2/ Phúc Âm: Những thực tại trần gian và trên trời.

Trong Tin Mừng hôm nay, Marcô tường thuật một lúc những câu dạy dỗ của Chúa Giêsu ở nhiều biến cố khác nhau. Một người có thể nhận ra điều này khi đối chiếu với Tin Mừng của Matthew. Vì thế, chúng ta sẽ phân tích từng câu một; vì mỗi câu tự nó đã đầy đủ ý nghĩa; sau đó chúng ta sẽ tìm xem nếu các câu có liên hệ với nhau.

2.1/ Mục đích của đèn là để soi sáng: Chúa Giêsu nói: "Chẳng lẽ đèn được mang tới để bị đặt dưới cái thùng hay dưới gầm giường? Nào chẳng phải là để được đặt trên trụ đèn sao?” Ai ai cũng đều hiểu công dụng của đèn là để soi sáng cho mọi người; vì thế, cần phải đặt trên trụ cao để soi sáng một diện tích lớn chung quanh. Đèn để dưới sàn chỉ có thể soi sáng một diện tích nhỏ. Lấy thùng úp vào đèn hay đặt dưới gầm giường là làm mất công dụng của đèn.
Sự Thật được ví như đèn; mục đích của sự thật là để hướng dẫn đời sống con người. Vì thế, con người cần phải học, nói, và sống theo sự thật. Con người không được che đậy hay ẩn giấu sự thật, cho dẫu “sự thật mất lòng.” Sống theo sự thật có thể làm một người bị chê bai, ghét bỏ, thiệt hại, ngay cả mất mạng sống; nhưng chỉ có sự thật mới thực sự giải thóat con người. Các thánh tử đạo là những ví dụ của những người dám sống theo sự thật.

2.2/ Sự Thật không thể bị che giấu: “Vì chẳng có gì che giấu mà không phải tỏ bày, chẳng có gì bí ẩn mà không phải đưa ra ánh sáng. Ai có tai nghe thì nghe!" Con người có thể làm ngơ, từ chối, đàn áp, hay tiêu diệt sự thật; nhưng sau cùng, họ cũng phải đương đầu với sự thật: không ở đời này cũng ở đời sau. Ví dụ: Giáo Hội, trong quá khứ, đã từ chối không chấp nhận nguyên lý “trái đất xoay chung quanh mặt trời” của Copernicus và Galileo (thế kỷ 16 và 17); nhưng sau cùng Giáo Hội cũng phải chấp nhận sự kiện khoa học này. Vì thế, con người phải rất cẩn thận khi sống ngược với sự thật, vì phải lãnh mọi hậu quả của nó. Sức mạnh có thể làm cho người ta sợ; nhưng không thể nào bưng bít sự thật. Hơn nữa, cho dẫu con người có thể giấu sự thật khỏi tất cả mọi người, nhưng họ không thể giấu khỏi Thiên Chúa, Đấng nhìn xem và thấu suốt mọi bí ẩn trong lòng.

2.3/ Cho đi bao nhiêu sẽ nhận lại bấy nhiêu: Chúa Giêsu dạy: "Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa.” Điều này phải trở thành nguyên tắc làm việc cho con người: hậu quả hay phần thưởng có được tùy thuộc vào cố gắng hay nỗ lực một người bỏ ra. Nếu một người chuẩn bị và cố gắng nhiều, họ sẽ thu thập nhiều; và nếu một người chuẩn bị và cố gắng ít, họ sẽ thu thập ít.
Ví dụ, trong lãnh vực học hỏi, nếu một người chịu bỏ thời gian nghiên cứu học hỏi, người đó sẽ càng ngày càng có kiến thức rộng rãi về lãnh vực chuyên môn người đó theo đuổi. Tương tự trong lãnh vực thờ phượng, nếu một giáo dân chịu khó chuẩn bị đọc các bài đọc ngay từ lúc còn ở nhà, họ sẽ dễ dàng hiểu và thâu thập được nhiều hơn khi vị linh mục chia sẻ Tin Mừng. Điều này càng đúng trong lãnh vực phục vụ, nếu vị chủ chiên chịu bỏ thời giờ để dạy dỗ và huấn luyện đòan chiên, giáo dân sẽ hiểu biết và hăng say tích cực trong việc giữ đạo hơn. Ngược lại, nếu con người không chịu bỏ thời gian chuẩn bị, và cố gắng; làm sao con người có thể đòi kết quả như mình mong ước được?

2.4/ Phải biết dùng thời gian, tài năng, và của cải Chúa ban: “Ai đã có, thì được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái nó đang có cũng sẽ bị lấy mất.” Đây cũng là một nguyên lý sống cho con người: phải năng dùng tài năng mình đang có, sẽ càng ngày càng tinh luyện hơn; nếu không, sẽ mất dần những tài năng mình có. Ví dụ, việc học ngọai ngữ: Nếu một người tiếp tục học hỏi và áp dụng những gì học ở trường, người đó sẽ dần dần thông thạo về ngọai ngữ đó; nhưng nếu người đó không chịu tiếp tục học hỏi, vốn liếng đã thâu nhận ở trường cũng từ từ mất đi. Tương tự với món quà vô giá là đức tin: Nếu một tín hữu chịu khó đào sâu và tìm cơ hội để sống đức tin, người đó sẽ sở hữu một đức tin vững chắc, không gì có thể lay chuyển được; nhưng nếu người đó không chịu đào sâu và tìm dịp sống đức tin, người đó sẽ có ngày mất niềm tin đã được trao ban.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Chúa Kitô là Vị trung gian đem Thiên Chúa đến cho con người, và đem con người về cho Thiên Chúa.
- Chúng ta phải là những ngọn đèn soi cho thế gian bằng cuộc sống thực theo Tin Mừng, để soi sáng cho mọi người nhìn thấy và tin tưởng vào Chúa.
- Những gì chúng ta sẽ nhận lãnh tùy thuộc vào những gì chúng ta cho đi. Thiên Chúa và tha nhân sẽ bù đắp lại tất cả những gì chúng ta đã hy sinh cho đi, và còn hơn thế nữa. Nếu chúng ta chỉ ích kỷ giữ lại cho mình, chúng ta sẽ mất dần những gì chúng ta đang sở hữu.


QUỶ KẾ CỦA QUỶ VƯƠNG



Có một bầy quỷ nhỏ, vì để đề cao công lao và sự nghiệp nên có ý định lấy danh lợi, tình dục, sợ hãi, chết chóc để cám dỗ một vị ẩn sĩ đạo hạnh rất cao, nhưng vẫn cứ không cám dỗ được, từng đứa một tay trắng trở về.
Ma vương biết được bèn muốn hiện ra thân thủ của mình, nên nói với bầy quỷ nhỏ ấy:
- “Những phương pháp của tụi bây quá nông cạn, tránh lui ra một bên, coi ta cám dỗ đây nè.”
Ma vương đi đến bên vị ẩn sĩ, nhẹ nhàng nói:
- “Các sư đệ của ngài đều được làm giám mục cả rồi, ngài có nghe nói thế chưa ?”
Thoáng cái, mặt mày trang nghiêm đứng đắn của vị ẩn sĩ phủ lên một lớp bóng đen của ghen ghét. Quỷ kế của ma vương đã thành công.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Những người nội công thâm hậu mà đấu nhau thì kỵ nhất là việc phân tâm, tức là không bị chia trí khi đấu nội lực, bởi vì chỉ cần chia trí chút xíu coi như là bỏ mạng.
Có một vài linh mục học giỏi khi nghe tin bạn cùng lớp của mình làm giám mục thì nói:“Cái thằng đó mà làm giám mục à, học dở như cái gì !”; có một vài linh mục đạo hạnh rất cao, vượt thắng mọi cám dỗ của ma quỷ và thù hận của thế gian, nhưng bị chia trí bởi tội kiêu ngạo khi nghe tin một linh mục trẻ tuổi chịu chức giám mục, thế là công lao tu trì gần cả đời người bị đổ xuống sông xuống biển thật đáng tiếc...
Đối với giáo dân thì bọn quỷ nhỏ trong hỏa ngục chỉ cần dùng chiêu thức thông thường là tiền tài, danh vọng và xác thịt để cám dỗ, nhưng đối với những các tu sĩ nam nữ và linh mục thì phải đích thân quỷ vương ra tay cám dỗ và nó dùng chiêu thức ít ồn ào hơn nhưng rất hiệu quả, đó là kiêu ngạo, và nó đã thành công với một số linh mục và những người dâng mình làm tôi Chúa...
Quỷ vương thì lúc nào cũng mưu kế hơn bọn quỷ nhỏ, chúng ta hãy luôn đề phòng.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Tâm hồn con nên mảnh đất tốt


"Những hạt giống gieo trong đất tốt: đó là những người nghe lời Chúa, biết giữ lấy và làm sinh lợi." (Mc 4,20)


Lạy Chúa Giê-su, xin ban cho tâm hồn con trở nên mảnh đất tốt hầu Lời Chúa được gieo vào sinh hoa kết trái như lòng Chúa mong muốn. Amen.

Sự quí trọng của Đức Khôn Ngoan

Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Thánh Thomas Aquinas Tiến Sĩ

Bài đọc: Wis 7:7-10; 15-16; Jn 17:11b-19.

1/ Bài đọc I: 7 Vậy tôi nguyện xin, và Thiên Chúa đã ban cho tôi sự hiểu biết.
Tôi kêu cầu, và thần khí Đức Khôn Ngoan đã đến với tôi.
8 Đức Khôn Ngoan, tôi đã quý trọng còn hơn cả vương trượng, ngai vàng.
Tôi không coi của cải là gì so với Đức Khôn Ngoan.
9 Đối với tôi, trân châu bảo ngọc chẳng sánh được với Đức Khôn Ngoan,
vì vàng trên cả thế giới, so với Đức Khôn Ngoan, cũng chỉ là cát bụi,
và bạc, so với Đức Khôn Ngoan, cũng kể như bùn đất.
10 Tôi đã ham chuộng Đức Khôn Ngoan hơn sức khoẻ và sắc đẹp,
đã quý Đức Khôn Ngoan hơn ánh sáng,
vì vẻ rực rỡ của Đức Khôn Ngoan chẳng bao giờ tàn lụi.
15 Ước gì Thiên Chúa cho tôi nói về Đức Khôn Ngoan theo như tôi được hiểu,
và cho tôi biết nghĩ biết suy, xứng với những gì tôi đã lãnh nhận;
vì chính Người là Đấng hướng dẫn Đức Khôn Ngoan,
và cũng là thầy dạy của các bậc hiền triết.
16 Bản thân chúng ta, cùng với ngôn từ, với toàn bộ trí tuệ và tài năng,
tất cả đều nằm trong tay Thiên Chúa.

2/ Phúc Âm: 11 Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian; phần con, con đến cùng Cha.
12 Khi còn ở với họ, con đã gìn giữ họ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con. Con đã canh giữ, và không một ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng, để ứng nghiệm lời Kinh Thánh.
13 Bây giờ, con đến cùng Cha, và con nói những điều này lúc còn ở thế gian, để họ được hưởng trọn vẹn niềm vui của con.
14 Con đã truyền lại cho họ lời của Cha, và thế gian đã ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây không thuộc về thế gian.
15 Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần.
16 Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian.
17 Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật.
18 Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian.
19 Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến.”

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sự quí trọng của Đức Khôn Ngoan

Nếu một người muốn biết thánh sư Thomas Aquinas khôn ngoan dường nào, người đó cứ đọc bộ Tổng Luận Thần Học (Summa Theologiae) là sẽ biết ngay. Để thưởng công cho thánh nhân, một ngày kia Đức Kitô hiện ra với ngài và nói: “Thomas! Con viết rất hay về cha. Con cứ việc xin bất cứ sự gì Cha sẽ ban cho con.” Không một chút do dự, thánh nhân nói với Đức Kitô: “Không điều gì khác ngoại trừ chính Cha.”
Để có thể viết về Chúa hay đến thế, thánh nhân đã tự nguyện hy sinh tất cả cho việc tìm kiếm khôn ngoan. Ngài thuộc dòng họ quí tộc, Landulph, cha của ngài là Quận Công (Count) của Aquino; mẹ của ngài là Theodora, Quận Chúa (Countess) của Teano. Gia đình của ngài có họ hàng với hoàng-đế Henry VI và Frederick II. Khi quyết định trở thành một tu sĩ Đa-minh, ngài đã gặp nhiều chống cự gay gắt từ phía gia đình đến nỗi cha và các anh chặn đường bắt giam ngài vào trong cây tháp San Giovanni ở Rocca Secca. Họ còn cho cả gái làng chơi vào để quyến dũ ngài bỏ ý định trở thành một tu sĩ nghèo hèn. Sau cùng, Thomas Aquinas đã vượt qua tất cả để tận hiến cuộc đời cho việc cầu nguyện và tìm kiếm sự khôn ngoan.
Hai bài đọc trong ngày lễ kính ngài hôm nay muốn nêu bật sự quan trọng và ích lợi của khôn ngoan. Trong bài đọc I, trình thuật hôm nay là hậu quả của cuộc đàm thoại giữa Thiên Chúa và vua Solomon. Vua Solomon đã xin cho được khôn ngoan và Thiên Chúa đã ban cho Nhà Vua khôn ngoan đến nỗi trước và sau Vua, không ai được khôn ngoan đến thế. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu trước khi chịu chết và về trời đã không xin Chúa Cha điều gì khác hơn là xin thánh hiến các môn đệ của Ngài trong Sự Thật. Ngài cầu nguyện để xin Cha ban cho các môn đệ hiểu biết và sống theo Lời của Thiên Chúa, để có thể hoàn thành nhiệm vụ Ngài trao và đạt đến quê Trời.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Với Đức Khôn Ngoan, mọi sự tốt lành đã đến với tôi.

1.1/ Hiểu biết khôn ngoan đáng quí trọng hơn mọi sự: Theo truyền thống Do-thái, vua Solomon là "tác giả" của các Sách Khôn Ngoan; vì vua Solomon được coi là người khôn ngoan nhất trong lịch sử của nhân loại. Truyền thống kể lại truyện khi Thiên Chúa hỏi nhà vua muốn xin bất cứ gì, thì Thiên Chúa cũng ban cho. Vua Solomon không xin cho có uy quyền, cũng chẳng xin cho được giầu có, sức khỏe, sống lâu, hay bất cứ điều gì khác; nhưng chỉ xin cho được khôn ngoan để biết sống và cai trị dân. Thiên Chúa rất hài lòng với điều nhà vua xin; nên Ngài hứa sẽ ban cho vua Solomon được khôn ngoan đến độ không có ai trước và sau vua được khôn ngoan như thế.
+ Khôn ngoan quí trọng hơn vương quyền: Nắm giữ vương trượng, ngai vàng, mà không biết cách cai trị dân chúng; sớm muộn gì rồi vương quyền cũng vào tay người khác. Nếu có Đức Khôn Ngoan, vua sẽ biết lòng dân mong ước gì, và cai trị họ theo những điều họ mong ước, thì vương quyền sẽ tồn tại lâu dài, và vua không phải chịu trách nhiệm trước tòa phán xét.
+ Khôn ngoan quí trọng hơn của cải: Vua Solomon thú nhận: ''Đối với tôi, trân châu bảo ngọc chẳng sánh được với Đức Khôn Ngoan, vì vàng trên cả thế giới, so với Đức Khôn Ngoan, cũng chỉ là cát bụi, và bạc, so với Đức Khôn Ngoan, cũng kể như bùn đất.'' Có giàu có đến đâu chăng nữa, mà không biết cách sống sao để được bình an và hạnh phúc, có lợi gì cho người sở hữu nó đâu. Thực tế chứng minh: nhiều người giàu có, nhưng vẫn không muốn sống, và có người còn tìm cách kết liễu đời mình nữa.
+ Khôn ngoan quí trọng hơn sức khỏe và sắc đẹp: Đây phải là bài học khôn ngoan cho nhiều người trong xã hội chúng ta, quá chú trọng đến việc tập luyện và nhịn ăn uống để có một thân thể cân đối đẹp đẽ và khỏe mạnh. Dĩ nhiên chúng ta không đả kích những điều đó không quan trọng; nhưng không đủ để mưu cầu hạnh phúc cho con người. Có đẹp đẽ khỏe mạnh đến đâu chăng nữa, rồi cũng úa tàn theo thời gian. Vua Solomon cho biết lý do ông quí trọng Đức Khôn Ngoan hơn: ''Tôi đã ham chuộng Đức Khôn Ngoan hơn sức khoẻ và sắc đẹp, đã quý Đức Khôn Ngoan hơn ánh sáng, vì vẻ rực rỡ của Đức Khôn Ngoan chẳng bao giờ tàn lụi.''
Nói tóm, vua Solomon đã suy nghĩ rất nhiều khi xin cho được Đức Khôn Ngoan, vì khi có Đức Khôn Ngoan là có tất cả: ''Nhưng cùng với Đức Khôn Ngoan, mọi sự tốt lành đã đến với tôi. Nhờ tay Đức Khôn Ngoan, của cải quá nhiều không đếm xuể.''

1.2/ Làm sao để có Đức Khôn Ngoan? Khác với khôn ngoan của thế gian, ai muốn có phải cố gắng luyện tập; Đức Khôn Ngoan mà vua Solomon có được là do Thiên Chúa ban: "Vậy tôi nguyện xin, và Thiên Chúa đã ban cho tôi sự hiểu biết. Tôi kêu cầu, và thần khí Đức Khôn Ngoan đã đến với tôi.''

2/ Phúc Âm: Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật.

2.1/ Chúa Giêsu biết sự nguy hiểm cho các môn đệ khi sống trong thế gian: Chúa Giêsu biết đã đến giờ Ngài phải bỏ thế gian, nên Ngài tâm sự với Chúa Cha: "Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian; phần con, con đến cùng Cha." Giờ Chúa Giêsu phải rời bỏ các môn đệ, cũng là giờ mà các ông phải đương đầu với quyền lực của thế gian một mình. Ngài biết hậu quả sẽ nghiêm trọng chừng nào, như Ngài đã từng nói với các môn đệ: "Họ sẽ tiêu diệt chủ chăn và đoàn chiên sẽ tan tác." Nhìn lại kết quả việc chăn chiên của mình, Chúa Giêsu hãnh diện nói với Chúa Cha: "Khi còn ở với họ, con đã gìn giữ họ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con. Con đã canh giữ, và không một ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng, để ứng nghiệm lời Kinh Thánh."
Thế gian sẽ ghét bỏ và truy tố các môn đệ như họ sắp ghét bỏ và truy tố Chúa Giêsu. Lý do là vì cả Chúa Giêsu và các môn đệ không thuộc về thế gian. Ngài muốn cho các ông biết rõ điều này; để các ông không ngạc nhiên khi điều đó xảy đến.

2.2/ Chúa Giêsu cầu xin cho các môn đệ: Biết những nguy hiểm sẽ xảy đến cho các môn đệ như thế, Ngài cầu xin Chúa Cha ban cho các ông những điều quan trọng sau:
(1) Xin Chúa Cha bảo vệ các môn đệ khỏi ác thần: "Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian." Chúa Giêsu không xin "cất các môn đệ khỏi thế gian;" nhưng Ngài xin "gìn giữ họ khỏi ác thần." Các ông phải ở lại thế gian để tiếp tục sứ vụ rao giảng của Ngài.
(2) Xin Chúa Cha thánh hiến các môn đệ trong sự thật: Giống như Phaolô, Chúa Giêsu biết nguy hiểm của sự sai lạc: "Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật." Sự thật đây là Lời Kinh Thánh và những lời tâm huyết Chúa Giêsu vừa dạy dỗ họ. Ngài biết mọi hành động sai bắt đầu từ sự hiểu biết sai; vì thế, hiểu biết sự thật là điều không thể thiếu cho các môn đệ của Chúa.
Cả hai điều cầu xin này đều được Chúa Cha ban cho các môn đệ qua việc ban Thánh Thần. Ngài là thần sự thật, Ngài sẽ giúp các ông nhận ra sự thật và sẽ hướng dẫn các ông tới tất cả sự thật. Ngài cũng là người bảo vệ và giúp các ông có sức mạnh làm chứng nhân cho Chúa.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Chúa Giêsu đã xin với Chúa Cha để Ngài gởi tới cho chúng ta Chúa Thánh Thần, Ngài là Thần Sự Thật, Ngài sẽ giúp chúng ta hiểu sự thật và dẫn chúng ta tới chân lý toàn vẹn.
- Chúng ta phải biết quí trọng sự thật và cầu xin Chúa Thánh Thần cho chúng ta thấu hiểu những lời dạy dỗ của Thiên Chúa, và có can đảm sống theo những gì Thiên Chúa dạy.


Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Trở nên người thân của Chúa



"Ai làm theo ý Thiên Chúa, thì người ấy là anh chị em và là mẹ Ta" (Mc 3,35)


Lạy Chúa Giê-su, xin ban cho con trở nên người thân của Chúa bằng cách siêng năng lắng nghe Lời Chúa và thực thi ý Ngài, đặc biệt chuyên tâm đọc Kinh Thánh, tham dự Bàn Tiệc Lời Chúa nghiêm chỉnh. Amen.

Thi hành thánh ý Thiên Chúa.

Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Thứ Ba Tuần 3 TN, Năm lẻ

Bài đọc: Heb 10:1-10; Mk 3:31-35.

1/ Bài đọc I: 1 Lề Luật chỉ phác hoạ lờ mờ những phúc lộc của thế giới tương lai, chứ không phản ánh chính xác những thực tại đó. Cho nên, Lề Luật không bao giờ có thể làm cho những người tiến lại gần Thiên Chúa được nên hoàn thiện, nhờ những ngần ấy thứ hy lễ người ta cứ dâng mãi năm này qua năm khác.
2 Chẳng vậy, người ta đã thôi không còn dâng hy lễ, vì giả như những kẻ làm việc thờ phượng đã được thanh tẩy dứt khoát rồi, thì họ đâu còn ý thức mình có tội nữa?
3 Trái lại, năm này qua năm khác, chính những hy lễ đó nhắc cho người ta nhớ mình có tội.
4 Thật thế, máu các con bò, con dê không thể nào xoá được tội lỗi.
5 Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể.
6 Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội.
7 Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con.
8 Trước hết, Đức Ki-tô nói: Hy lễ và hiến tế, lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa đã chẳng ưa, chẳng thích, mà đó chính là những thứ của lễ được dâng tiến theo Lề Luật truyền.
9 Rồi Người nói: Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài. Thế là Người bãi bỏ các lễ tế cũ mà thiết lập lễ tế mới.
10 Theo ý đó, chúng ta được thánh hoá nhờ Đức Giê-su Ki-tô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ.

2/ Phúc Âm: 31 Mẹ và anh em Đức Giêsu đến, đứng ở ngoài, cho gọi Người ra.
32 Lúc ấy, đám đông đang ngồi chung quanh Người. Có kẻ nói với Người rằng: "Thưa Thầy, có mẹ và anh em chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy!"
33 Nhưng Người đáp lại: "Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?"
34 Rồi Người rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói: "Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi.
35 Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi."


GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thi hành thánh ý Thiên Chúa.

Có một câu truyện dẫn chứng sự quan trọng của việc làm theo thánh ý Thiên Chúa như sau: Một vị vua kia muốn trao tài sản cho các con; nhưng để dạy các con một bài học phải tránh xa sự hào nhóang bên ngòai, nhà vua cho gói những thứ thật quí vào những hộp trông có vẻ tầm thường, và những thứ tầm thường vào những hộp trông rất lộng lẫy bên ngòai. Sau đó, vua cho gọi các con vào để lựa chọn, bắt đầu từ hòang tử lớn nhất. Đa số các hòang tử đều chọn các hộp lộng lẫy. Đến phiên hòang tử út, chàng tần ngần một lát, rồi nói nhỏ với cha: Con không biết cách chọn; nhờ cha chọn cho con. Nhà vua đã chọn của quí nhất cho hòang tử út.

Các Bài Đọc hôm nay xoay quanh chủ đề sự quan trọng của việc làm theo thánh ý Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, tác-giả Thư Do-Thái tiếp tục so sánh giữa 2 lễ vật hy sinh: máu chiên bò theo Lề Luật của Cựu Ước và Máu Đức Kitô của Tân Ước. Máu chiên bò không thể xóa sạch tội cho con người, nên phải tái diễn mỗi năm. Máu Đức Kitô chỉ cần đổ ra một lần là đủ xóa sạch tội cho con người, vì là máu đổ ra tự nguyện để làm theo thánh ý Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu tuyên bố: mối liên hệ giữa con người và Thiên Chúa không đặt căn bản trên liên hệ ruột thịt, nhưng trên căn bản làm theo thánh ý của Ngài.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Lạy Thiên Chúa! Này Con đây, Con đến để thực thi ý Ngài.

1.1/ Lề Luật và hy lễ chiên bò: “Lề Luật chỉ là hình bóng của những gì tốt đẹp hơn sẽ tới, chứ không phải là phản ánh chính xác những thực tại đó. Lề Luật không bao giờ có thể làm cho những người tiến lại gần Thiên Chúa được nên hoàn thiện, nhờ những hy lễ người ta dâng năm này qua năm khác.” Điều tác-giả muốn nói ở đây, trong sự quan phòng của Thiên Chúa, cái hòan hảo đến sau sẽ thay thế cho cái bất tòan đến trước. Lề Luật chỉ là hình bóng của những gì tốt đẹp hơn mà Đức Kitô sẽ mang đến cho con người.

Tác giả lý luận: Nếu các hy lễ mà Lề Luật đòi buộc có thể cất đi tội lỗi của con người, họ đâu cần phải dâng đi dâng lại mỗi năm. Hay nếu máu chiên bò thực sự thanh tẩy tội lỗi trong tâm hồn, con người đâu còn ý thức mình có tội nữa. Hơn nữa, hy lễ dâng hàng năm nhắc nhở cho con người ý thức tội lỗi của họ. Vì vậy, con người cần có một lễ tế hy sinh hòan hảo hơn.

1.2/ Điều đẹp lòng Thiên Chúa: Tác giả dẫn chứng Thánh Vịnh 40:6-9 với ít nhiều sửa đổi, “Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy sinh và lễ tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ đền tội.” Những thứ Thiên Chúa không thích này lại là những thứ mà Lề Luật truyền. Thực ra, không phải chỉ tác-giả Thư Do-Thái tin những điều này, rất nhiều tác giả khác của Cựu Ước cũng đã nói tới sự bất tòan của hy sinh và của lễ; họ cũng nhấn mạnh đến những điều khác quan trọng hơn như: Ông Samuel nói: "Đức Chúa có ưa thích các lễ toàn thiêu và hy lễ như ưa thích người ta vâng lời Đức Chúa không? Này, vâng phục thì tốt hơn là dâng hy lễ, lắng nghe thì tốt hơn là dâng mỡ cừu” (I Sam 15:22). Hay như lời Tiên-tri Hosea: “Vì Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ, thích được các ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu” (Hos 6:6).

Tác giả nhấn mạnh đến việc Thiên Chúa đã ban cho Chúa Giêsu một thân thể để Ngài có thể chịu đựng đau khổ và dâng nó như một hy lễ để đền tội cho con người. Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh tới việc vâng lời làm theo ý Thiên Chúa như lời Thánh Vịnh 40: “Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa! Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con.” Khi con người phạm tội là họ đã bất tuân thánh ý Thiên Chúa; làm sao họ có thể bắt những chiên bò đổ máu để xóa tội cho họ được? Để có thể xóa đi tội bất tuân của con người, Con Thiên Chúa đã tình nguyện mang thân xác con người và đổ máu của chính mình. Chỉ có lễ hy sinh tự nguyện và cao đẹp này mới có thể xóa đi tội lỗi của con người, và làm cho con người được giao hòa với Thiên Chúa mà thôi.

2/ Phúc Âm: Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi.

2.1/ Phải yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự: Thọat đọc trình thuật hôm nay, một người không tránh được bất mãn với Chúa Giêsu, vì đã khinh thường Đức Mẹ và anh em của Ngài; và đã không giữ giới răn thứ bốn. Nhưng Chúa Giêsu có vi phạm những điều này không? Một trong những sứ vụ của Chúa Giêsu là dạy dỗ và sửa chữa những hiểu biết sai lầm. Trong bài học hôm nay, Chúa Giêsu không đi ra ngòai 2 giới răn quan trọng nhất: trước tiên, mến Chúa; sau đó, yêu người. Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến thứ tự ưu tiên của 2 giới răn, mà con người rất nhiều lần đã đảo lộn thứ tự ưu tiên của nó. Việc Chúa Giêsu đang rao giảng Tin Mừng là Ngài đang làm theo thánh ý Thiên Chúa; và Ngài phải đặt nó lên trên tất cả các việc khác. Ngài không thể hy sinh việc rao giảng để tiếp chuyện với thân nhân. Tuy nhiên, khi nào không làm việc Thiên Chúa, Ngài vẫn yêu thương và săn sóc Đức Mẹ; như khi Chúa Giêsu trao Đức Mẹ cho Thánh Gioan chăm sóc dưới chân Thập Giá.

2.2/ Yêu mến Thiên Chúa là làm theo thánh ý Ngài: Bài học thứ hai Chúa Giêsu muốn dạy con người hôm nay: tình yêu phải biểu tỏ cụ thể bằng hành động. Con người thường nghĩ mình có thể yêu Thiên Chúa bằng lời nói, hay bằng những hành động bên ngòai như tham dự Thánh Lễ, đọc kinh, cầu nguyện. Những điều này tốt, nhưng không quan trọng bằng việc tìm ra và làm theo thánh ý của Thiên Chúa. Cuộc đời Chúa Giêsu là một mẫu mực cho con người học thế nào là yêu thương Thiên Chúa: Ngài muốn nhập thể để thi hành Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa. Trong những năm ở trần gian, thánh ý Thiên Chúa là động lực sống của Ngài đến nỗi Ngài thốt lên những câu phải là châm ngôn cho chúng ta như: “Của ăn của Ta là làm theo ý Đấng đã sai Ta, và chu tòan các việc của Ngài” (Jn 4:34). “Điều Ta tìm kiếm không phải ý Ta, nhưng là ý của Đấng đã sai Ta” (Jn 5:30). “Ý của Chúa Cha là hễ ai thấy Chúa Con và tin vào Ngài, sẽ có sự sống đời đời” (Jn 6:40). Những giờ phút sau cùng trong vườn Ghetsemane, Chúa Giêsu bị giằng co giữa đau khổ sắp đến và thánh ý Thiên Chúa, nhưng sau cùng Ngài đã thốt lên: “Lạy Cha! Nếu có thể được, xin cho con khỏi uống chén này, nhưng đừng theo ý con, một xin vâng ý Cha” (Mt 26:42).

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Thiên Chúa không hài lòng về hy sinh và lễ vật chúng ta dâng, nhưng hài lòng về những cố gắng của chúng ta tìm ra và làm theo thánh ý Ngài.
- Thánh ý của Thiên Chúa, cách tổng quát, là lo sao cho chính bản thân chúng ta và mọi người đạt được ơn Cứu Độ.
- Để tìm ra thánh ý của Thiên Chúa, chúng ta phải học hỏi Kinh Thánh để hiểu biết Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa; và làm hết sức có thể để làm cho Ơn Cứu Độ lan rộng đến mọi người.


Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Không được phạm đến Chúa Thánh Thần



"Kẻ nào nói phạm đến Chúa Thánh Thần, sẽ muôn đời không bao giờ được tha." (Mc 3,29)


Lạy Chúa Giê-su, xin đừng để con sa chước cám dỗ mà phạm đến Chúa Thánh Thần. Xin giúp con luôn tin quyền năng Chúa là tuyệt đối, Ngài luôn đánh bại Satan và bè lũ theo nó để có thể cứu thế giới thoát khỏi quyền lực sự dữ, để có thể cứu con thoát khỏi án chết đời đời. Amen.

CÁI GẬY KHÔNG NGHE LỜI

Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.1/24/2015


N2T

Có một ông lão đứng đầu đường quăng cây gậy xuống liên tục và đếm số, mỗi lần quăng xuống thì trong miệng đọc thành lời, người đi đường thấy vậy thì cảm thấy rất kỳ lạ, có một người nhịn không được bèn hỏi:
- “Ông cụ, ông quăng cây gậy như thế thì có ý gì ?”
Ông cụ trả lời:
- “Tôi đang cầu nguyện cùng trời xanh chỉ cho tôi biết tôi sẽ đi con đường nào, cho nên mỗi khi cầu nguyện xong thì quăng cây gậy xuống, coi thử nên đi về hướng nào.”
- “Vậy thì sao lại quăng xuống nhiều lần thế ?”
- “Bởi vì cây gậy không nghe lời của lão.”

(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Cầu nguyện là xin Chúa ban cho mình biết được thánh ý của Ngài như thế nào để thi hành, mà thánh ý của Chúa không phải nơi cây gậy nhưng là ở trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, không phải nơi ý mình cầu xin nhưng là trong tâm mình phó thác lời cầu cho Chúa.
Cầu nguyện để xin Chúa hướng dẫn mình đi theo con đường nào là điều rất đẹp lòng Ngài, nhưng cứ quăng cây gậy cho đến khi chỉ đúng hướng mình muốn đi mới thôi thì không còn là xin Chúa chỉ đường nữa, mà là bắt Chúa phải đi theo hướng cây gậy của mình.
Có một vài người Ki-tô hữu cầm sẵn vài triệu đồng trong tay rồi cầu nguyện: “Lạy Chúa, đây là năm triệu đồng con dâng cho Chúa, nhưng Chúa phải nói với ông cha sở phải để con vào làm trong ban hội đồng giáo xứ mới được, bằng không thì lần sau con sẽ không cúng cho Chúa nữa”, thật tội nghiệp cho Chúa quá, bởi vì nếu không có mấy triệu đồng của họ thì Chúa chết đói và nhà Chúa sụp đổ mất...
Cầu nguyện và đóng góp cho nhà Chúa là hai việc khác nhau, nhưng giống nhau một điểm là lòng thành khi cầu nguyện và lòng thành khi đóng góp, bởi vì khi có lòng thành thì rất dễ dàng biết được đường hướng mà Chúa hướng dẫn mình đi.
Không phải cây gậy không biết nghe lời mình, nhưng chính bản thân mình không chịu nghe lời của Chúa khi xin Chúa một dấu chỉ qua cây gậy chỉ đường.
Lời Chúa chính là cây gậy chỉ đường cho người Ki-tô hữu đi trong cuộc sống của mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info

HIỆP THÔNG VỚI GIÁO HỘI 20/01 - 26/01/2015

Video: Giáo Hội Năm Châu: 20/01 – 26/01/2015 - Tình hình nghiêm trọng tại Niger
VietCatholic Network1/25/2015

Chúa Giêsu đến để tiêu diệt tội lỗi và các việc làm của ma quỉ.

Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Thứ Hai Tuần 3 TN, Năm lẻ

Bài đọc: Heb 9:15, 24-28; Mk 3:22-30.

1/ Bài đọc I: 15 Bởi vậy, Người là trung gian của một Giao Ước Mới, lấy cái chết của mình mà chuộc tội lỗi người ta đã phạm trong thời giao ước cũ, và đem lại cho những ai được Thiên Chúa kêu gọi quyền lãnh nhận gia nghiệp vĩnh cửu Thiên Chúa đã hứa.
24 Quả thế, Đức Ki-tô đã chẳng vào một cung thánh do tay người phàm làm ra, vì cung thánh ấy chỉ là hình bóng của cung thánh thật. Nhưng Người đã vào chính cõi trời, để giờ đây ra đứng trước mặt Thiên Chúa chuyển cầu cho chúng ta.
25 Người vào đó, không phải để dâng chính mình làm của lễ nhiều lần, như vị thượng tế mỗi năm phải đem theo máu của loài khác mà vào cung thánh.
26 Chẳng vậy, Người đã phải chịu khổ hình nhiều lần, từ khi thế giới được tạo thành. Nhưng nay, vào kỳ kết thúc thời gian, Người đã xuất hiện chỉ một lần, để tiêu diệt tội lỗi bằng việc hiến tế chính mình.
27 Phận con người là phải chết một lần, rồi sau đó chịu phán xét.
28 Cũng vậy, Đức Ki-tô đã tự hiến tế chỉ một lần, để xoá bỏ tội lỗi muôn người. Người sẽ xuất hiện lần thứ hai, nhưng lần này không phải để xoá bỏ tội lỗi, mà để cứu độ những ai trông đợi Người.

2/ Phúc Âm: 22 Còn các kinh sư từ Giê-ru-sa-lem xuống thì lại nói rằng Người bị quỷ vương Bê-en-dê-bun ám và Người dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ.
24 Người liền gọi họ đến, dùng dụ ngôn mà nói với họ: "Xa-tan làm sao trừ Xa-tan được? Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền;
25 nhà nào tự chia rẽ, nhà ấy không thể vững.
26 Vậy Xa-tan mà chống Xa-tan, Xa-tan mà tự chia rẽ, thì không thể tồn tại, nhưng đã tận số.
27 Không ai vào nhà một người mạnh mà có thể cướp của được, nếu không trói người mạnh ấy trước đã, rồi mới cướp sạch nhà nó.
28 "Tôi bảo thật anh em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha.
29 Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời".
30 Đó là vì họ đã nói "ông ấy bị thần ô uế ám."

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Chúa Giêsu đến để tiêu diệt tội lỗi và các việc làm của ma quỉ.

Trong hành trình đi tìm sự thật, con người phải để tâm hồn rộng mở, suy xét cẩn thận, và theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần là nguồn mạch mọi sự thật. Điều nguy hiểm nhất là tội ngoan cố trong sự sai trái của mình, tin hay tố cáo người khác những gì ngược lại với sự thật.
Các Bải Đọc hôm nay tập trung trong những gì Chúa Giêsu làm để tiêu diệt tội lỗi và chuẩn bị cho con người được xứng đáng lãnh nhận Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, tác giả Thư Do-Thái so sánh hiệu quả của Giao Ước cũ và mới. Giao Ước cũ không thể cất đi các tội của con người vì máu chiên bò không đủ mạnh để làm chuyện đó. Giao Ước mới có thể tẩy sạch tội của con người vì máu Chúa Giêsu, dù chỉ đổ một lần; và làm cho con người được giao hòa với Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, các Kinh-sư tố cáo Chúa Giêsu “bị quỷ vương Beezebul ám và Người dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ.” Chúa Giêsu vạch ra sự sai trá của lời tố cáo này.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Người tiêu diệt tội lỗi bằng việc hiến tế chính mình.

1.1/ Sự khác biệt giữa hai Giao Ước: Tác giả đã nói lý do tại sao Giao Ước mới hòan hảo hơn Giao Ước cũ; giờ đây ông chỉ lặp lại những gì đã nói: (1) Chúa Giêsu là trung gian của một Giao Ước Mới; (2) Ngài lấy cái chết của mình mà chuộc tội lỗi người ta đã phạm trong thời giao ước cũ; và đem lại cho những ai được Thiên Chúa kêu gọi quyền lãnh nhận gia nghiệp vĩnh cửu Thiên Chúa đã hứa; (3) Đức Kitô đã chẳng vào một cung thánh do tay người phàm làm ra, vì cung thánh ấy chỉ là hình bóng của cung thánh thật. Nhưng Người đã vào chính cõi trời, để giờ đây ra đứng trước mặt Thiên Chúa chuyển cầu cho chúng ta.

1.2/ Chúa Giêsu chỉ hiến tế một lần là đủ: Theo Giao Ước cũ, vị thượng tế mỗi năm phải đem theo máu của loài vật mà vào cung thánh để đền tội cho mình và cho dân. Theo Giao Ước mới, Thượng Tế Giêsu không phải dâng chính mình làm của lễ nhiều lần. Chẳng vậy, Người đã phải chịu khổ hình nhiều lần, từ khi thế giới được tạo thành. Nhưng nay, vào kỳ kết thúc thời gian, Người đã xuất hiện chỉ một lần, để tiêu diệt tội lỗi bằng việc hiến tế chính mình.
Phận con người là phải chết một lần, rồi sau đó chịu phán xét. Cũng vậy, Đức Kitô đã tự hiến tế chỉ một lần, để xoá bỏ tội lỗi muôn người. Người sẽ xuất hiện lần thứ hai, nhưng lần này không phải để xoá bỏ tội lỗi, mà để cứu độ những ai trông đợi Người.

2/ Phúc Âm: Chúa Giêsu phải có quyền năng mạnh hơn Satan.

Trình thuật hôm nay của Marcô tiếp tục trình thuật “Chúa Giêsu bị thân nhân bắt đem về nhà,” vì họ nghĩ Ngài đã hóa điên. Chúng ta đã nói tới lý do Chúa Giêsu đã quá yêu thương con người, nên Ngài dành hết mọi thời gian để dạy dỗ và chữa lành dân chúng, đến nỗi Ngài không còn thời giờ ăn uống. Các Kinh-sư trong trình thuật hôm nay đến từ kinh-đô Jerusalem, có lẽ đã được nghe báo cáo từ các Kinh-sư địa phương, buộc tội Ngài: “Người bị quỷ vương Beelzebul ám và Người dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ.”

2.1/ Chúa Giêsu trả lời 2 tố cáo của họ:
(1) Người bị quỷ vương Beelzebul ám: Beelzebul là Syriac phiên dịch của chữ Do-Thái Baalzebub. Trong Phúc Âm Nhất Lãm, từ này được dùng để chỉ tướng quỉ, Satan. Từ này được dùng ở đây và trong Mt 10:25, không thông dụng bằng Satan.
Chúa Giêsu dùng lý luận triệt tam ở đây: một vật không thể vừa có vừa không một lúc. Satan không thể vừa là quỉ, vừa không là quỉ được. Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà nói với họ: "Satan làm sao trừ Satan được? Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền; nhà nào tự chia rẽ, nhà ấy không thể vững. Vậy Satan mà chống Satan, Satan mà tự chia rẽ, thì không thể tồn tại, nhưng đã tận số.” Chúa Giêsu không thể nào bị đồng hóa với Satan, vì Ngài luôn luôn đối chọi chúng. Ngài đến để tiêu diệt chúng và giải thóat con người khỏi mọi tội lỗi do chúng gây ra.
(2) Người dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ: Trong một nước, người có quyền hành nhất là Vua, người cai trị dân chúng. Nếu một người nước khác tới bắt nạt dân chúng, người đó phải đương đầu với quyền lực của nhà Vua. Chúa Giêsu cũng đưa một ví dụ tương tự: “Không ai vào nhà một người mạnh mà có thể cướp của được, nếu không trói người mạnh ấy trước đã, rồi mới cướp sạch nhà nó.”
Tương tự, quỉ vương hay Satan, là người lãnh đạo các quỉ. Nếu Chúa Giêsu động đến các quỉ nhỏ là động đến chính Satan. Chúa Giêsu có quyền lực mạnh trên cả Satan, nên Ngài không sợ ngay cả chính Satan, huống hồ gì là các thần ô uế của nó. Vì thế, các tố cáo của các Kinh-sư không có lý do vững chắc.

2.2/ Tội phạm đến Chúa Thánh Thần: "Tôi bảo thật anh em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha. Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời."
(1) Tội nào là tội phạm đến Chúa Thánh Thần? Trước tiên, Chúa Thánh Thần là sự thật; vai trò của Ngài là giúp cho con người nhận ra sự thật từ sự giả trá. Nếu sau khi đã được Chúa Thánh Thần dạy bảo nhiều lần, một người vẫn ngoan cố không nhận ra sự thật, hay tệ hơn, cho sự gian trá là sự thật; người đó đã phạm đến Chúa Thánh Thần. Ví dụ: trong cuộc tranh luận của Chúa Giêsu với các Kinh-sư, Chúa Giêsu đã lấy quyền năng của Thiên Chúa khai trừ thần ô uế ra khỏi con người. Sau khi đã được Chúa Giêsu cắt nghĩa cẩn thận bên ngòai và Chúa Thánh Thần soi sáng bên trong, mà các Kinh-sư vẫn chối từ sự thật và ngoan cố cho Chúa Giêsu là “bị các thần ô uế ám;” họ đã phạm đến Chúa Thánh Thần.
(2) Tại sao tội phạm đến Chúa Thánh Thần không được tha? Điều kiện để được tha tội là con người phải nhận ra những tội của mình, ăn năn xám hối, và thú nhận tội lỗi của mình. Vì người phạm đến Chúa Thánh Thần không nhận ra mình có tội, nên cũng chẳng cần ăn năn xám hối và thú tội. Với một thái độ như thế, làm sao tội có thể được tha?
Vấn đề của nhiều người thời nay là thái độ tự cho mình là công chính; họ mất hết ý thức về tội lỗi, và không còn cho điều gì là tội nữa. Nếu những người này cứ giữ thái độ ngoan cố như thế cho tới chết, họ đã phạm đến Chúa Thánh Thần.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Chúa Giêsu là Thượng Tế đã dâng hy lễ là chính thân thể Ngài để tiêu diệt tội lỗi và gánh tội cho con người; nhờ đó, con người đã được hòa giải với Thiên Chúa.
- Chúng ta phải suy xét cẩn thận trước khi phán xét kẻ khác để tránh những mâu thuẫn và phán xét không có cơ sở. Phải tránh xa những phán xét vì ghen tương và sợ người khác hơn mình.
- Chúng ta phải luôn mở rộng tâm hồn để đón nhận sự thật; và nhất là theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần bên trong.