CHÂN THIỆN MỸ MẾN CHÀO CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Tôi bước đi trong ánh sáng của Chúa

Ai hành động xấu xa thì ghét sự sáng, và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của mình bị khiển trách, 21 nhưng ai hành động trong sự thật, thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ, là họ đã hành động trong Thiên Chúa (Ga 3,20-21).
Ai đã từng sống tại những vùng không có điện thì sẽ biết ánh sáng quí dường nào khi đêm về. Ai ở thành phố cũng vậy, những lúc cúp điện thì bóng tối lại chụp xuống trên mọi người, làm việc gì cũng khó trong bóng đêm, chỉ trừ việc “trộm cướp, bất chính” là có thể nhờ bóng đêm mà lộng hành.
Bóng tối và ánh sáng tự nhiên là thế, còn ánh sáng và bóng tối tâm linh, thiên giới thì sâu nhiệm hơn. Kẻ ở trong bóng đêm tội lỗi sẽ không đón nhận được sự sống của Thiên Chúa. Ai ở trong Ánh Sáng của Thiên Chúa, trong ân sủng của Người, sẽ được hưởng vinh phúc cõi trời vĩnh cửu.
Một học trò cũ của tôi nhiều năm về trước, khoảng 35 tuổi cùng với vợ và con nhỏ đến tìm tôi, thăm tôi. Tôi không nhận ra anh.
Tôi hỏi thẳng: Em đến gặp thầy có việc gì?
Đáp: Thăm thầy và nhờ thầy giúp đỡ.
Hỏi: Em có đạo Công Giáo không?
Đáp: Cha mẹ em đã qua đời. Cha có đạo Công Giáo, mẹ Đạo Phật.
Hỏi: Em rửa tội chưa?
Đáp: Nghe cha em nói là có?
Hỏi: Rửa tội ở đâu?
Đáp: Không biết.
Hỏi: Em ở Giáo Xứ nào?
Đáp: Không biết?
Hỏi: Em có đi lễ Chúa Nhật không?
Đáp: Bỏ từ lâu.
Hỏi: Con của em đây có rửa tội chưa?
Đáp: Dạ chưa?
Hỏi: Vợ em có đạo Công Giáo không?
Đáp: Dạ không theo đạo Công Giáo?
Em này làm thợ làm rèm màn cửa, nay giảm biên chế, thất ngiệp. Vợ thợ may, vì con nhỏ cũng chẳng làm ăn gì được. Anh này nhờ xe của người em chạy xe ôm kiếm sống qua ngày nuôi vợ con.
Phải chăng anh đang đi trong bóng đêm vắng Chúa dù mang danh mình đã rửa tội? Chuyện dài 30 phút, tôi không thể nói hết ở đây. Tôi chỉ cảm nhận rằng, khi con người có Chúa, tin tưởng nơi Chúa, thì sự bình an Người sẽ ban cho, và những khó khăn cuộc sống ắt hẳn cũng vượt qua được. Tôi khuyên anh đến với Cha xứ nơi anh ở để lo việc đạo, và liên hệ với Ban Bác Ái – Xã Hội của một Giáo Xứ tôi biết để nhờ giúp đỡ ban đầu. Mong rằng anh không đi trong bóng đêm của một người vô thần!


Lạy Chúa Giê-su, Chúa là Ánh Sáng thế gian, xin giúp con luôn bước đi trong ánh sáng của Chúa, để qua con, ánh sáng rạng ngời của Chúa tỏa chiếu hầu người chung quanh con nhận biết Chúa. Amen.

30/4/2014
                                                                                                                       PVL

Lịch sử, ý nghĩa và lòng tôn kính Đức Mẹ trong tháng Năm

Jos.Vinc. Ngọc Biển4/29/2014

LỊCH SỬ, Ý NGHĨA VÀ LÒNG TÔN KÍNH ĐỨC MẸ TRONG THÁNG NĂM 

Có lẽ, không một ai trên Đất Việt là người Công Giáo mà lại không biết đến tháng Năm là tháng Hoa dâng kính Mẹ. Thật vậy, sinh hoạt tôn giáo tại các giáo xứ từ Bắc –Trung –Nam, cứ mỗi dịp tháng Năm về, ấy là lúc muôn con tim dạo rực hướng về Mẹ Maria như một ngọn hải đăng để tỏ lòng tôn kính, mến yêu.

Trong số vô vàn cách tỏ bày lòng tôn kính đối với Đức Mẹ nơi con dân Nước Việt, thì lòng đạo đức bình dân như: dâng hoa kính mẹ; rước kiệu Mẹ; lần chuỗi Mân Côi; rồi những bài thánh ca hết sức dễ thương được cất lên để ton vinh Mẹ là Nữ Hoàng Thiên Quốc.

Cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta bước vào tháng Hoa. Tháng Hoa đối với Giáo Hội Công Giáo mang một ý nghĩa đặc biệt vì nó được dành riêng để tôn vinh Mẹ Chúa Trời.

Trước tiên, xin được khởi đi từ lịch sử của tháng Hoa, để thấy được diễn tiến của Giáo Hội trong việc sùng kính này.

1. Gốc tích tháng Hoa

Mới đây, dịp phong thánh cho hai vị Chân Phước Giáo Hoàng Gioan 23 và Gioan Phaolô 2 vừa qua tại Rôma, qua màn hình trực tiếp, chúng ta đều thấy thời tiết không còn lạnh lắm qua cách ăn mặc của người dân khắp nơi đổ về. Thời tiết lúc này bên Rôma cũng giống như khí tiết của Việt Nam tại các vùng Bắc Bộ. Khí hậu lúc này không còn rét đậm rét hại, cái rét mà nhiều người diễn tả: “rét cắt da cắt thịt”. Vì thế, cây cối trơ trụi và không phát triển là bao.

Từ những nét đặc trưng của khí hậu như thế, nên ngay từ những thế kỷ đầu, tại Rôma, thời điểm này, người ta tôn kính sự thức giấc sau mùa đông dài của thiên nhiên, bằng những cuộc rước linh đình để tôn kính Hoa là nữ thần của mùa Xuân.

Người Công Giáo thời điểm đó đã tôn giáo hóa ý nghĩa này và thánh hóa tập tục đó bằng cách rước kiệu hoa và cầu nguyện cho mùa màng tốt tươi...

Ở nhiều nơi, người ta rước những cành lá có nụ, có hoa ở đầu cành, gọi là “Rước xanh”. Những cành hoa, lá, được đưa về nhà thờ trang trí và nhất là nơi ngai tòa Mẹ Maria.

Đối với các nghệ nhân, thì họ đua nhau điêu khắc hay vẽ những bông hoa thật đẹp để tôn lên vẻ đẹp kiều mỹ của Mẹ trên các bức tranh hay trên vách tường...

Còn các nghệ sĩ thì sáng tác những bài hát mang đượm lòng tôn kính. Các bài giảng về Mẹ cũng được soạn ra để cùng nhau sử dụng hầu bày tỏ lòng tôn kính.

Đến thế kỷ 14, linh mục Henri Suzo dòng Đaminh, vào ngày đầu tháng 5, đã khởi xướng việc trang hoàng hoa muôn sắc chung quanh tượng Mẹ.

Còn thánh Philiphê Nêri, vào ngày 01 tháng 05, đã quy tụ các trẻ em lại quanh bàn thờ Mẹ, và hướng dẫn các em dâng lên Mẹ những bông hoa tươi sắc. Ngài cũng dâng lên Mẹ những đóa hoa lòng còn trong trắng đơn sơ để Mẹ dìu dắt các em.

Sang thế kỷ thứ 17, việc dâng hoa kính Mẹ được cử hành trong toàn dòng các nữ tu kín Clara. Mỗi chiều đều vang lên những bài hát kính Đức Mẹ. Từ đó, dần dần được lan rộng ra bên ngoài nơi các xứ đạo lân cận.

Đầu thế kỷ 19, việc tôn kính Mẹ được lan rộng nhiều nơi. Các nhà giảng thuyết đã có những bài giảng suất sắc về Mẹ. Linh mục Chardon là người có công nhiều nhất trong việc phổ biến lòng đạo đức này. Thời điểm trên, lòng tôn kính Mẹ được cử hành rầm rộ nhất là tại nước Pháp và một số nước lân cận.

Các Đức Thánh Cha được coi là gắn bó đặc biệt với Đức Mẹ, đó là: Đức Thánh Cha Piô VII, đã cổ võ việc sùng kính Mẹ vào tháng Năm. Đức Piô IX đã ban ơn toàn xá cho những ai tham dự việc đạo đức này. Và, đến thời Đức Piô XII, trong Thông điệp “Đấng Trung gian Thiên Chúa”, đã thêm vào và có tính khuyến khích cao: “Việc tôn kính Đức Mẹ trong tháng Năm là việc đạo đức được thêm vào nghi thức Phụng vụ, được Giáo Hội công nhận và cổ võ”.

Đầu thế kỷ 20, Tông huấn về việc tôn kính Đức Mẹ được Đức Phaolô VI ban hành, trong đó có đoạn viết: “Tháng Năm là tháng mà lòng đạo đức của giáo dân đã kính dâng cách riêng cho Đức Mẹ. Đó là dịp để bày tỏ niềm tin và lòng kính mến mà người Công Giáo khắp nơi trên thế giới có đối với Đức Mẹ Nữ Vương Thiên đàng. Trong tháng này, các kitô hữu, cả ở trong thánh đường cũng như nơi tư gia, dâng lên Mẹ từ những tấm lòng của họ những lời cầu nguyện và tôn kính sốt sắng và mến yêu cách đặc biệt. Trong tháng này, những ơn phúc của Thiên Chúa nhân từ cũng đổ tràn trên chúng ta từ ngai toà rất dồi dào của Đức Mẹ” (Tông huấn về việc tôn kính Đức Mẹ, số 1).

Tháng 10 năm 2002, chuẩn bị mừng 25 năm Giáo Hoàng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài gửi đến mọi thành phần dân Chúa bức Tông thư “Kinh Rất Thánh Mân Côi” về Kinh Mân Côi, lặp lại xác tín và lòng yêu mến Đức Mẹ. Và dịp Khánh Nhật Truyền Giáo năm 2003, ngài chỉ muốn nhắc lại xác tín này là “Hãy cùng với Đức Maria mà chiêm ngắm, bước theo và sinh Chúa Giêsu cho những người đồng thời với mình”.

Ngài cũng đã viết hai văn kiện lớn về Đức Mẹ:

- Thông điệp “Mẹ Đấng Cứu Độ”, công bố ngày 25.3.1987, để chuẩn bị Năm thánh Mẫu, bắt đầu từ lễ Hiện Xuống năm 1987 và bế mạc ngày lễ Mông Triệu năm 1988.

- Tông thư “Kinh Rất Thánh Mân Côi”, công bố ngày 16.3.2002.

Chính ngài đã thêm vào Năm Mầu Nhiệm Sự Sáng và công bố Năm Mân Côi (từ tháng 10.2002 đến tháng 10.2003).

Như thế, việc tôn sùng Đức Mẹ không tách rời mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, mà Mẹ được ví như máng chuyển ơn của Người xuống cho nhân loại.

Lược qua một chút về lịch sử tháng Hoa, cũng như những hướng dẫn về lòng tôn sùng Đức Mẹ, chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu thêm về ý nghĩa của tháng này.

2. Ý nghĩa của tháng Hoa

Mẹ Maria cũng được ví như Người Nữ tuyệt vời, đẹp nhất trong muôn ngàn phụ nữ, Mẹ đẹp tâm hồn, Mẹ đẹp thân xác. Vì thế, nơi hoa tỏa ra mùi thơm ngào ngạt, tượng trung cho các nhân đức nơi Mẹ. Đồng thời, những sắc màu của hoa tượng trưng cho Mẹ là Mẹ muôn loài khi đón nhận vai trò làm Mẹ Thiên Chúa.

Đức Mẹ còn được ví như Hòm Bia của Thiên Chúa, mà hoa lại là vật được dùng để trang trí cho Hòm Bia Giao Ước thời Cựu Ước. Như thế, Đức Mẹ luôn ở bên Thiên Chúa. Và hoa lại ở bên Mẹ...!

Hẳn chúng ta còn nhớ, trong thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã truyền lệnh cho Môsê làm những nụ và cánh hoa để trang trí nơi cây đèn 7 ngọn đặt trước Hòm Bia Giao Ước. Hay như Salomon, ông đã ra lệnh cho nghệ nhân điêu khắc những cánh hoa bên trong và bên ngoài để trang trí nơi Cực Thánh trong đền thờ.

Bắt nguồn từ đó, hoa trong phụng vụ hay truyền thống của người Công Giáo luôn được coi trọng. Nó được dùng để trang hoàng cung thánh, bàn thờ hay để tỏ lòng tôn kính với các vị thánh, đặc biệt là Đức Mẹ. Tức là hoa được dùng vào vị trí trang trọng trong đời sống phụng vụ của Giáo Hội.

Mẹ Maria được ví như bông hoa thơm ngát trước tòa Chúa, nhưng trước đó Mẹ cũng là những con người rất đỗi bình thường như bao người phụ nữ khác. Tuy nhiên, được Thiên Chúa tuyển chọn, và qua tiếng “Xin Vâng” nên Mẹ đã trở nên tuyệt mỹ hơn muôn ngàn phụ nữ. Mẹ đã trở nên đóa hoa thơm ngát trước Ngai Thiên Chúa. Mẹ đã trở nên đóa hoa độc nhất vô nhị của thế giới loài người. Tại sao lại như thế, thưa chỉ vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và như một sự tất yếu, Mẹ là Mẹ loài người.

Nhờ ơn Chúa, Mẹ đã trở nên đóa hoa kiệt tác như: ơn vô nhiễm nguyên tội, ơn đồng trinh trọn đời, Mẹ Thiên Chúa, Hồn xác lên trời và Mẹ như “hoa hường mầu nhiệm vậy”.

3. Ý nghĩa của việc dâng Hoa kính Mẹ

Tại sao lại dâng hoa mà không dâng những thứ khác? Thưa! Rất đơn giản, vì hoa là thứ đẹp nhất trong mọi loài Chúa dựng nên, chẳng thế mà Đức Giêsu đã ví sự lộng lẫy, tươi đẹp của hoa còn hơn cả vua Salomon: “Chúng con hãy xem hoa huệ ngoài đồng. Chúng không canh cửa, không xe dệt, thế mà Thầy bảo cho chúng con biết, ngay cả Vua Salômôn dù vinh hoa tột bậc, cũng không thể mặc đẹp bằng một bông hoa ấy”.

Các nhà thờ thường hay tổ chức dâng hoa kính Mẹ, lúc này, mỗi màu hoa lại tượng trung cho một nỗi lòng của con cái muốn dâng lên Mẹ, hay ca ngợi một nhân đức nào đó của Mẹ. Như vậy, Hoa biểu trưng cho lòng Mẹ và cũng là biểu trưng của lòng con người:

Hoa huệ trắng biểu trưng sự trong sạch khiết trinh nơi Mẹ;

Hoa hồng diễn tả lòng mến nồng nàn mà Mẹ dành cho Chúa;

Hoa lan toát lên sự trung thành, mạnh mẽ và can đảm nơi Mẹ;

Hoa sen tượng trưng phó thác, đại lượng và cung kính nơi Mẹ;

Hoa có màu tím tượng trung cho sự khiêm tốn ...

Người Việt Nam chúng ta khi biết ơn ai, hoặc kính trọng ai, thường hay biểu cảm qua bó hoa hay bông hoa. Cũng vậy khi đón nhận được ơn lành từ Trên ban, người ta cũng dâng tạ bằng những bông hoa. Với người Công Giáo, những biến cố quan trọng trong đời sống đức tin như: khi Rửa tôi; Thêm Sức; lãnh nhận Hôn Phối; hay Truyền Chức thánh, người ta cũng tặng hoa cho những người được mừng, và ngay cả khi chết, người ta cũng biểu đạt bằng hoa trên quan tài, bên di ảnh hay nơi mộ phần. Hay khi gặp rủi ro, tai nạn, bệnh tật, khi hết bệnh, người ta cũng dâng hoa để tỏ làng biết ơn với Thiên Chúa, Đức Mẹ và các thánh...

Riêng với Đức Mẹ, người dân Việt Nam có lòng sùng kính đặc biệt. Từ khắp nơi, mọi thành phần, lứa tuổi, đều hân hoan, nô nức dâng kính Mẹ những đóa hoa tươi thắm mối dịp tháng Năm về.

Tuy nhiên, hoa được dùng để qua đó, diễn tả hoa thiêng cõi lòng của con người. Hoa sẽ tàn phai, héo úa, lòng người cũng sẽ tàn phai và ủ rũ nếu không đón nhận được sứ điệp từ những việc đạo đức này.

Vì thế, điều quan trọng chính là tấm lòng chân thành, đơn sơ, yêu mến, phó thác, cậy trông của mỗi chúng ta dành nơi Mẹ. Như thế, nhờ những cách hoa lòng, chúng ta sẽ được nâng tâm hồn lên với Mẹ để Mẹ đón nhận và bầu chữa cho chúng ta. Thật vậy, không một ai có lòng tôn kính Mẹ mà mất ơn cứu rỗi bao giờ.

4. Lòng sùng kính Đức Mẹ đem lại hy vọng được sự sống đời đời

Công Đồng Vaticanô II đã khẳng định: "Trong nhiệm cục ân sủng, kể từ khi Mẹ tin tưởng ưng thuận trong ngày truyền tin, sự ưng thuận mà Mẹ đã kiên quyết giữ trọn cho đến bên Thập Giá. Đức Maria tiếp tục thiên chức làm Mẹ cho tới lúc vĩnh viễn hoàn tất việc cứu độ mọi người được tuyển chọn. Thực vậy, sau khi về trời, vai trò của ngài trong việc cứu độ không chấm dứt, nhưng ngài vẫn tiếp tục liên lỉ chuyển cầu để đem lại cho chúng ta những ân huệ giúp chúng ta được cứu độ đời đời .... Vì thế, trong Hội Thánh, Đức Trinh Nữ được kêu cầu qua các tước hiệu: Trạng Sư, vị Bảo Trợ, Đấng Phù Hộ và Đấng Trung Gian" (LG 62).

Vì Mẹ là Mẹ của Đầu thân thể mầu nhiệm Hội Thánh là chính Đức Giêsu và là “mẹ của nhân loại” (x. LG 54), và, Đấng Cứu Thế đã mang lấy đau khổ của mọi người thì Mẹ Maria, Đấng đồng công cứu chuộc, đã chia sẻ hơn ai hết các hậu quả tai ác của tội lỗi nhân loại khi đảm nhận sứ mệnh làm Mẹ Đấng Cứu Thế: “Còn chính bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà, ngõ hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra” (Lc 2, 35).

Tuy nhiên, vai trò Trạng Sư, vị Bảo Trợ, Đấng Phù Hộ và Đấng Trung Gian của Đức Mẹ phải gắn liền với Đức Giêsu Đấng là khơi nguyên và cùng đích của mọi điều thiện hảo.

Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cung minh định: “Trinh nữ Maria được công nhận và tôn kính là Mẹ đích thực của Thiên Chúa và của Đấng Cứu chuộc... Mẹ cũng thật sự là ‘Mẹ các chi thể Chúa Kitô’... vì Mẹ đã cộng tác bằng đức ái của mình vào việc sinh ra các tín hữu trong Hội Thánh, là những chi thể của Đức Kitô là Đầu. Đức Maria là Mẹ Chúa Kitô, là Mẹ của Hội Thánh” (x. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 963).

Việc sùng kính Đức Maria còn bắt nguồn từ Chúa Ba Ngôi vì: nhờ Người, với Người và trong Người, mọi vinh quang, danh dự đều quy về Cha trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần. Vì vậy, những biểu hiện tỏ lòng tôn kính Mẹ Maria cần phải dẫn đến việc tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi.

Thế nên, mọi việc tôn sùng Đức Mẹ phải nhằm vào sự kết hợp trực tiếp với Đức Giêsu, thiếu yếu tố này, mọi việc kể như vô hiệu.

Qua những gì đã chia sẻ ở trên dựa trên Giáo huấn của Giáo Hội, chúng ta có quyền tin tưởng sẽ được cứu độ khi tôn sùng Đức Mẹ cách chính đáng và hợp với ý định và trong chương trình của Thiên Chúa.

Về điểm này, thánh Alphonsô quả quyết: "Hết mọi ơn thánh ở trong Chúa Giêsu như nguồn mạch: nhưng do ý định mầu nhiệm và thương xót của Chúa, không một ơn nào ban xuống cho loài người mà không có Mẹ cầu xin cho. Hơn nữa, Mẹ Maria là Mẹ đầy tình thương, Mẹ chỉ có một sứ mạng, một chức vụ là thương xót: đến nỗi những tội nhân khốn nạn nhất, tuyệt vọng nhất là những người đầu tiên được Mẹ cứu, Mẹ dấu yêu, miễn là họ đừng bỏ mất thiện chí cải tạo mà tin tưởng chạy đến với Mẹ". Ngài còn kêu gọi tội nhân bằng lời tha thiết này: "Bạn hãy yêu mến Mẹ Maria! Hãy cầu xin Mẹ, thì bạn sẽ được cứu rỗi"; "Chúng ta được rỗi là do Mẹ cầu bầu”; "Tôi tớ Mẹ không ai có thể hư mất đời đời”.

5. Những việc làm cụ thể tỏ lòng tôn sùng Đức Mẹ theo truyền thống Việt Nam

Bắt nguồn từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Người dân Việt Nam ngay từ lâu, đã có hình ảnh tốt đối với Đức Mẹ qua hình ảnh người mẹ trong đời thường.

Chắc chắn đã có lần anh chị em nghe lời giới thiệu ngọt ngào, truyền cảm, đầy xúc động của ca sĩ Thanh Lan trong băng nhạc chủ đề Quê hương và Lòng Mẹ như sau:

"Mẹ là dòng suối ngọt ngào"

"Mẹ là bóng mát dịu dàng"

"Mẹ là nguồn thương yêu bất tận"

"May mắn thay là những người còn mẹ"

"Mất mát thay là những người thiếu mẹ"

"Mỗi người chúng ta hãy dành một Bông Hồng cài áo Mẹ"

"Tất cả chúng ta đều trở nên bé nhỏ dưới ánh mắt, trong vòng tay và trong tình thương yêu bao la như biển cả của mẹ."

"Mẹ đã che chở cho chúng ta trong những vinh nhục của cuộc sống, qua những sóng gió của cuộc đời".

Như vậy, lòng sùng kính Đức Mẹ của chúng ta mang đậm nét kính trọng và mến yêu vì mang nặng tình mẫu tử. Qua hình ảnh người mẹ trần gian, thôi thúc chúng ta hướng về Mẹ trên trời. Thật vậy, trong cuộc sống, những lúc gặp khó khăn hay hoạn nạn, nhiều người đã thuộc nằm lòng những ca vãn ngợi khen, và cầu xin tha thiết như: “Lạy Mẹ là ngôi sao sáng, soi lối cho con lúc vượt biển… “; “Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam…”; “Lạy Mẹ, xin yên ủi chúng con luôn luôn…”, v.v… rồi những kinh Kính Mừng, tràng chuỗi Mân Côi được đọc lên râm ran trong các thánh đường, nơi các gia đình, và trong mọi biến cố vui buồn, thành công hay thất bại... Các cuộc rước linh đình, nhiều đền đài được mọc lên, nhiều nhà thờ được mang tước hiệu của Mẹ. Những thói quen đó đã đem lại cho Giáo Hội Việt Nam một tinh thần sốt sắng, giàu đức tin, lòng mến và trung kiên giữ đạo dù trải qua trăm nghìn thử thách gian truân.

Tuy nhiên, việc sùng kính đó nhiều lúc đã làm cho không ít người xa lạ với đức tin, tức là họ đã nhìn nhận Đức Mẹ như là đấng Trung Gian tuyệt đối, mà quên mất rằng: “Mọi ảnh hưởng có sức cứu độ của Đức Trinh Nữ trên nhân loại, đều bắt nguồn từ công nghiệp dư tràn của Chúa Kitô" (x. LG 60). "Thực vậy, không bao giờ có thể đặt một thụ tạo nào ngang hàng với Ngôi Lời Nhập Thể và Cứu Chuộc” (Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 970).

Thiết nghĩ, nhân dịp này, mỗi chúng ta hãy nhìn lại việc sùng kính của mình dành cho Đức Mẹ, và nếu đang đi quá xa về cách thức biểu lộ niềm tin và cách tôn sùng Mẹ không đúng với Giáo Huấn của Giáo Hội, thì hãy chỉnh lại sao cho phù hợp, để lòng tôn sùng Đức Mẹ không mất đi hay xa lạ với Đức Tin Công Giáo mà lại làm cho đức tin được thêm khởi sắc và đúng như ý Chúa, ý Mẹ và Giáo Huấn của Giáo Hội mong muốn.

Vì thế, Công Đồng đã nhắc nhở: “Lòng tôn sùng chân chính không hệ tại ở những tình cảm chóng qua và vô bổ, cũng không hệ tại ở sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta” (LG 67).

Mong sao, những việc tôn sùng Đức Mẹ của chúng ta sẽ dẫn đến việc noi gương Mẹ để sống cho đẹp lòng Thiên Chúa như Mẹ đã sống, để sau cuộc đời này, chúng ta được cùng Mẹ ca ngợi Thiên Chúa không ngừng trên Thiên Quốc.

Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng, chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con người Mẹ tuyệt với là Đức Maria. Xin cho mỗi chúng con biết yêu mến Chúa như Mẹ, biết noi gương các nhân đức của Mẹ, để sau cuộc đời nay, chúng con cũng được vào Thiên Quốc dự tiệc vui bên Mẹ.

Lạy Mẹ Maria, xin đón nhận muôn vàn ý nguyện của chúng con dâng lên Mẹ qua những đóa hoa muôn sắc màu, ước gì chúng con được đón nhận những ơn lành của Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ. Amen.

Tuần báo Credere cho biết, Đức cố Giáo hoàng Phaolô VI ‘sẽ được tuyên Chân phước trong năm nay’


Nguồn: http://www.chuacuuthe.com/2014/04/tuan-bao-credere-cho-biet-dtc-phaolo-vi-se-duoc-tuyen-chan-phuoc-trong-nam-nay/

VRNs (29.4.2014) – Sài Gòn - Có thể cuối năm nay , Đức cố Giáo hoàng Phaolo VI sẽ được tuyên Chân phước, khoảng ngày 19/10 khi bế mạc Thượng HĐGM, hãng tin ANSA dẫn nguồn thông tin từ tuần báo Công giáo mang tên “Credere” (Tin) cho biết.
Chân dung Đức cố Giáo hoàng Phaolô VI
Chân dung Đức cố Giáo hoàng Phaolô VI
Vatican Insider phiên bản tiếng Ý cũng dẫn nguồn tuần báo trên và cho biết điều tương tự.
Tuần báo cho biết thêm, các Hồng y và Giám mục sẽ cùng với Thánh bộ Tuyên Thánh lên kế hoạch gặp nhau vào ngày 5/5 để xác nhận một phép lạ do sự chuyển cầu của Đức Phaolô VI, vị Giáo Hoàng lãnh đạo Giáo Hội toàn cầu từ năm 1963 đến 1978.
Tháng 12/2012, ĐTC Biển Đức XVI đã chính thức cho phép mở tiến trình khi Thánh Bộ Tuyên thánh viết trong sắc lệnh khởi sự rằng, Đức Phaolô VI đã đạt các ‘nhân đức anh hùng’, bước đầu tiên trong tiến trình tuyên thánh.
ĐTC Phaolô VI, tên khai sinh là Giovanni Battista Montini, là người dẫn dắt Công Đồng Vatican II trong bối cảnh có nhiều khó khăn với tinh thần đối thoại, theo sau sự khởi sự của ĐTC Gioan XXIII. Ngài cũng là người đã thực hiện cuộc cải tổ phụng vụ.
Vatican Insider cho biết thêm, phép lạ được cho là nhờ lời chuyển cầu của Đức Phaolô VI, có liên quan đến trường hợp của một đứa trẻ vẫn còn trong bụng mẹ được chữa lành vào năm 2001, tại Hoa Kỳ. Tất cả các chứng thực đều công nhận việc chữa lành là không thể giải thích theo khoa học. Hội đồng Y khoa  của Bộ Tuyên Thánh cũng  chính thức xác nhận điều này vào ngày 12 tháng 12 năm 2013.
Pv.VRNs

Con người ghét ánh sáng vì các việc làm của họ mờ ám.

Thứ Tư Tuần II PS

 
Xin Nhấn vào đây để nghe Bài Giảng hoặc tải xuống

Thứ Tư Tuần II PS

Bài đọc: Acts 5:17-26; Jn 3:16-21.

1/ Bài đọc I17 Bấy giờ, vị thượng tế cùng tất cả những người theo ông - tức là phái Xa-đốc - ra tay hành động. Đầy lòng ghen tức,
18 họ bắt các Tông Đồ, nhốt vào nhà tù công cộng.
19 Nhưng ban đêm thiên sứ của Đức Chúa mở cửa ngục, đưa các ông ra mà nói:
20 "Các ông hãy đi, vào đứng trong Đền Thờ mà nói cho dân những lời ban sự sống."
21 Nghe thế, các ông vào Đền Thờ ngay từ lúc rạng đông và bắt đầu giảng dạy.
22 Nhưng khi thuộc hạ đến, họ không thấy các ông trong ngục. Họ trở về báo cáo
23 rằng: "Chúng tôi thấy ngục đóng kỹ lưỡng và những người lính canh đứng ở cửa; nhưng khi mở cửa ra, chúng tôi không thấy ai ở bên trong."
24 Nghe những lời ấy, viên lãnh binh Đền Thờ và các thượng tế phân vân về các ông, không biết chuyện gì xảy ra.
25 Bấy giờ có một người đến báo cáo cho họ: "Những người các ông đã tống ngục, kìa họ đang đứng trong Đền Thờ và giảng dạy cho dân!"
26 Viên lãnh binh bèn đi với bọn thuộc hạ và điệu các ông về, nhưng không dùng bạo lực vì sợ bị dân ném đá.

2/ Phúc Âm16 Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.
17 Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.
18 Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa.
19 Và đây là bản án: ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa.
20 Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách.
21 Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa."


GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Con người ghét ánh sáng vì các việc làm của họ mờ ám.

Thiên Chúa dựng nên con người có khả năng tìm ra sự thật. Sở dĩ con người không chịu nhìn nhận sự thật là vì họ muốn ở trong sự tăm tối để người ta đừng nhận ra những việc làm mờ ám của họ.
Các Bài Đọc hôm nay muốn nêu bật sự tối tăm này nơi con người. Trong Bài Đọc I, vì ghen tức, vị Thượng Tế và những người thuộc Nhóm Sadducees cho bỏ tù các tông đồ. Họ ghen tức vì dân chúng trước đây nghe theo họ, giờ chạy theo để nghe lời giảng dạy của các tông đồ. Họ nhân danh bảo vệ Lề Luật để bỏ tù các tông đồ, nhưng thực ra chỉ là để che đậy ý đồ đen tối của họ. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu, sau khi tuyên bố tình yêu Thiên Chúa dành cho con người, đã cắt nghĩa lý do tại sao con người ngoan cố không chịu ra ánh sáng: họ muốn che dấu những việc làm mờ ám của họ. Nếu họ phải ra ánh sáng, người khác sẽ nhìn thấy những việc mờ ám này; và vì vậy, tông tích họ bị lộ tẩy.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Vì ghen tức, họ bắt các Tông Đồ và nhốt vào nhà tù công cộng.

1.1/ Xung đột giữa uy quyền của Thiên Chúa và sức mạnh của con người: Thiên Chúa, Đấng dựng nên và đang điều khiển muôn vật, trao trái đất cho con người quản lý; nhưng nhiều người đã sai lầm khi nghĩ: chính con người làm chủ trái đất này. Vì thế, luôn hiện diện một sự xung đột giữa Thiên Chúa và con người trong thế giới: Con người muốn thay Thiên Chúa quyết định mọi sự. Một ví dụ xảy ra trong Bài Đọc hôm nay:
(1) Con người đàn áp và bưng bít sự thật: “Bấy giờ, vị Thượng Tế cùng tất cả những người theo ông - tức là phái Sadducees - ra tay hành động. Đầy lòng ghen tức, họ bắt các Tông Đồ và nhốt vào nhà tù công cộng.”
(2) Thiên Chúa giải thóat và truyền cho các tông đồ phải rao giảng sự thật: “Nhưng ban đêm thiên sứ của Đức Chúa mở cửa ngục, đưa các ông ra mà nói: "Các ông hãy đi, vào đứng trong Đền Thờ mà nói cho dân những lời ban sự sống."

1.2/ Lựa chọn của con người: theo Thiên Chúa hay theo thế gian?
(1) Các tông đồ chọn để làm theo những gì Thiên Chúa truyền: Các ông khinh thường roi đòn và ngục tù của quyền lực thế gian để rao giảng Tin Mừng như thiên sứ truyền dạy. Tại sao các ông có thể làm được những điều này trong khi bao con người sợ hãi và trốn tránh? Thưa vì các ông đã nhìn thấy rõ uy quyền của Thiên Chúa hơn hẳn mọi quyền lực của con người: Thiên sứ của Đức Chúa đã đưa các ông ra khỏi ngục khi lính vẫn canh và cửa tù vẫn đóng. Hơn nữa, các ông đã nhìn thấy rõ sự thật của Đức Kitô và sự sai trái của Thượng Hội Đồng. Các ông chắc cũng đã tự hỏi: Tại sao lại cứ phải tiếp tục làm nô lệ cho sự sai trái, mà không để cho sự thật giải phóng các ông. Vì thế, khi có cơ hội là các ông loan báo sự thật và vạch trần sự sai trái.
Dân chúng cũng chọn theo sự thật của các tông đồ giảng dạy. Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, “chẳng có gì giấu kín mà không được tiết lộ.” Sự thật sẽ có lúc được tiết lộ, con người không thể bưng bít mãi sự thật. Tuy là “dân đen ít học,” nhưng họ vẫn còn có khôn ngoan Thiên Chúa ban để nhận ra sự thật. Họ không ngu dốt đến độ cứ bị đánh lừa để xỏ mũi kéo đi mãi. Họ đã nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai đích thực Thiên Chúa gởi đến để cứu chuộc con người; họ cũng nhận ra sự mờ ám của những người trong Thượng Hội Đồng, họ thủ tiêu Chúa Giêsu chỉ vì ghen tức mà thôi. Một khi dân chúng đã nhận ra sự thực, những kẻ làm điều sai sẽ mất uy quyền cai trị và phải coi chừng kẻo bị dân chúng ném đá.
(2) Các người thuộc Thượng Hội Đồng tiếp tục ở trong bóng tối: Sách CVTĐ viết: “Nhưng khi thuộc hạ đến, họ không thấy các ông trong ngục. Họ trở về báo cáo rằng: "Chúng tôi thấy ngục đóng kỹ lưỡng và những người lính canh đứng ở cửa; nhưng khi mở cửa ra, chúng tôi không thấy ai ở bên trong." Nghe những lời ấy, viên lãnh binh Đền Thờ và các thượng tế phân vân về các ông, không biết chuyện gì xảy ra.” Họ phân vân về những chuyện xảy ra, “ngục vẫn đóng, làm sao các ông có thể thoát ra?” Nếu họ chịu khó để sự thật hướng dẫn, họ sẽ hiểu chính uy quyền của Thiên Chúa đã giải thoát các tông đồ, và họ sẽ không tiếp tục chống lại Ngài nữa.
Nhưng họ vẫn cứng lòng và không thay đổi thái độ đối với các tông đồ: “Viên lãnh binh bèn đi với bọn thuộc hạ và điệu các ông về, nhưng không dùng bạo lực vì sợ bị dân ném đá.” Có một sự khôi hài xảy ra ở đây: Lẽ ra các tông đồ là những người phải sợ họ; nhưng giờ đây họ trở thành những người sợ dân chúng ném đá. Có lẽ họ biết có gì khác thường xảy ra, nhưng vẫn không quan tâm để ý tới, vì đã quá quen thói dùng sức mạnh để đàn áp người vô tội.

2/ Phúc Âm: Ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng.

2.1/ Thiên Chúa yêu thương con người: Chúa Giêsu xác tín tình yêu Thiên Chúa dành cho con người khi Ngài nói: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.”
Mục đích của Thiên Chúa khi sai Người Con đến thế gian, không phải là để lên án thế gian; nhưng là để cứu độ thế gian. Một Thiên Chúa đã yêu thương nhân lọai đến độ hy sinh Người Con Một của mình, điều này chứng tỏ Ngài không nghĩ đến việc lên án, mà chỉ nghĩ đến việc cứu chuộc. Nếu Thiên Chúa không lên án, tại sao vẫn có người phải hư mất? Thực tế, con người lên án chính mình khi quay lưng lại với tình yêu Thiên Chúa và không tin vào Đức Kitô.

2.2/ Xung đột giữa ánh sáng và bóng tối: là sự xung đột thể lý, những gì mà con người thấy được. Chúa Giêsu được ví như ánh sáng đến để xua tan bóng tối đang bao trùm thế gian. Con người có quyền tự do lựa chọn: hoặc chấp nhận ra ngòai ánh sáng: tin vào Chúa Kitô, hoặc chấp nhận ở trong bóng tối: không tin vào Chúa Kitô. Chính sự lựa chọn này mà con người được cứu độ hay bị lên án.
Đàng sau sự xung đột thể lý là sự xung đột luân lý: giữa sự thiện và sự ác, như Chúa Giêsu nói: “Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách.” Chúa Giêsu muốn nói lý do tại sao con người không chấp nhận ánh sáng không phải vì họ không biết ánh sáng tốt lành và lợi ích, nhưng vì có những điều ác (tội lỗi) họ đã quá quen thuộc và không muốn từ bỏ. Nếu chọn ra ngòai ánh sáng hay tin vào Chúa Kitô, họ phải chấp nhận bỏ những điều này. Sau cùng, đây là sự xung đột tâm linh: giữa Thiên Chúa và thế gian. Thiên Chúa muốn cứu độ con người trong khi ma quỉ và các quyền lực thế gian muốn lôi kéo con người về phía chúng. Để thuộc về Thiên Chúa, con người phải “đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa."

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Chúng ta luôn bị đặt trong tình trạng xung đột giữa ánh sáng và bóng tối, giữa uy quyền Thiên Chúa và sức mạnh của ma quỉ và thế gian, cho đến ngày chúng ta từ giã cuộc đời này.
- Chúng ta luôn bị đặt phải lựa chọn để sống theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa hay tiêu chuẩn của thế gian. Chúa Giêsu báo trước đau khổ nếu chúng ta chọn sống theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa: Họ sẽ ghét anh em vì anh em không thuộc về họ.
- Ngài cũng báo trước cho chúng ta sự toàn thắng của lối sống theo Thiên Chúa: “Trong thế gian, anh em sẽ bị người đời ghét bỏ; nhưng đừng sợ vì Thầy đã thắng thế gian.”

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Xin củng cố đức tin, ban ơn đổi mới cho con, lạy Chúa.

12 Nếu khi Tôi nói về những sự dưới đất mà các ông không tin, khi Tôi nói những sự trên trời, các ông tin thế nào được? (Ga 3,12)
Những sự dưới đất, khoa học vẫn tự hào, loài người vẫn tự hào nhưng cái hiểu biết ấy có thấm vào đâu với vũ trụ mênh mông con người không thấu rõ, không thể ngờ, chẳng thể tin. Ngoài đời sống tự nhiên dưới đất, còn có cõi tâm linh, còn có linh hồn, còn có những sự trên trời dành cho Thiên Chúa, cho những kẻ đã bước vào cõi vĩnh hằng, thì loài người còn sống dưới đất làm sao hiểu, làm sao tin, nếu Thiên Chúa không ban Thánh Thần qua bí tích rửa tội, thêm sức, không ban ơn đức tin cho!?

Lạy Chúa Giê-su, hiểu biết thế giới này, trí con hạn hẹp, huống chi cõi trời nơi Chúa ngự trị, làm sao con hiểu nổi. Chúa đã ban Thánh Thần ngày con chịu phép thanh tẩy và thêm sức. Xin Ngài củng cố đức tin nơi con và giúp con biết phát huy sức sống thần linh Chúa ban, để con người của con ngày càng đổi mới đẹp ý Chúa, để con người của con phản chiếu ánh vinh quang cua Chúa cho tha nhân. Amen.

                                                         29/4/2014
                                                               PVL

Tìm hiểu cách đọc Kinh Thánh (49): Ý nghĩa sự khác biệt giữa các bản văn Phục Sinh


VRNs (29.4.2014) – Hà Nội - Một nét lạ lùng là Kinh Thánh có sự khác biệt nhau dù kể về cùng một sự kiện. Thời đầu của Hội Thánh, có người muốn dung hòa các khác biệt đó để có một tổng hợp thống nhất. Nhưng Hội Thánh đã chống lại cám dỗ đó. Hội Thánh nhìn nhận sự khác biệt đó như kho tàng phong phú của Lời Chúa, tựa như viên kim cương có nhiều mặt lung linh tỏa ngàn tia sáng.
Đọc Kinh Thánh, các tín hữu nhận thấy các bản văn Kinh Thánh nói về sự kiện Chúa Giêsu phục sinh có nhiều nét khác nhau; nhìn chung có thể xếp chúng thành hai mẫu, đó là truyền thống dưới dạng tuyên xưng và truyền thống dưới dạng tường trình.
I. Truyền thống tuyên xưng
Truyền thống tuyên xưng tổng hợp điều chính yếu trong những công thức ngắn gọn, chỉ muốn nắm vững cốt lõi của sự kiện. chúng là những biểu thức của căn tính Kitô giáo, là một bản “tuyên xưng”, nhờ đó mọi người nhận ra nhau.
1. Câu truyện hai môn đệ trên đường đi Emmau kết với lời tuyên xưng: “Chúa trỗi dậy thật rồi và đã hiện ra với ông Simôn” (Lc 24,34).
2. Chương 10 của thư Rôma tổng hợp cả hai dạng: “Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ” (c.9).
3. Chương 15 trong thư 1Cr là lời tuyên xưng quan trọng nhất: “Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Ki-tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh. Người đã hiện ra với ông Kê-pha, rồi với Nhóm Mười Hai. Sau đó, Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Người hiện ra với ông Gia-cô-bê, rồi với tất cả các Tông Đồ. Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non” (15,3-8).
II. Truyền thống tường thuật
Trong khi truyền thống tuyên xưng cô đọng niềm tin chung của Kitô giáo vào những công thức vững chắc và đòi buộc cộng đoàn tín hữu sự trung thành đến từng mặt chữ, thì truyền thống trình thuật về những lần hiện ra của Đấng Phục Sinh phản ánh nhiều truyền thống khác nhau và đem lại cho niềm tin nội dung và hình dạng.
Nhiều truyền thống khác nhau đã tạo nên sự khác biệt giữa các tường trình phục sinh của bốn Tin Mừng: Thánh Mátthêu, ngoài việc Đấng Phục Sinh hiện ra với các phụ nữ gần mồ trống, chỉ biết có mỗi một lần hiện ra với Nhóm Mười Một tại Galilê. Thánh Luca chỉ biết mỗi những truyền thống tại Giêrusalem. Thánh Gioan tường thuật những lần hiện ra tại Giêrusalem và Galilê. Thánh Máccô thì có một kết thúc ngắn (16,8) giả thiết các bà đã thấy mồ trống và được trao trách nhiệm đi loan báo phục sinh.
III. Ý nghĩa sự khác biệt giữa hai truyền thống
Truyền thống trình thuật tường trình về những lần gặp gỡ với Đấng Phục Sinh và những điều Người nói, còn truyền thống tuyên xưng chỉ giữ những sự kiện quan trọng nhất, thuộc về việc xác định đức tin. Từ đó đưa đến những khác biệt cụ thể:
Trước hết, trong truyền thống tuyên xưng, các chứng nhân đều là đàn ông với tên rõ ràng, trong khi đối với truyền thống trình thuật thì các phụ nữ lại có vai trò quyết định, nổi bật hơn đàn ông. Điều này có liên hệ đến truyền thống Do-thái, đó là chỉ đàn ông mới có thể làm chứng trước tòa án, chứng cứ của phụ nữ không được chấp nhận. Ngược lại, truyền thống trình thuật không bị lệ thuộc vào các cơ cấu luật lệ này, nhưng chia sẻ vào cảm nghiệm phục sinh. Cũng như đứng cạnh thập giá – trừ thánh Gioan – chỉ có các phụ nữ, vì thế người ta nghĩ rằng họ là những người đầu tiên được gặp Đấng Phục Sinh. Hội Thánh được đặt nền tảng cơ cấu trên Phêrô và Nhóm Mười Một, nhưng trong hình dạng cụ thể của đời sống Hội Thánh thì luôn luôn là phụ nữ mở cửa cho Chúa, cùng đi với Người đến thập tự và nhờ đó có thể gặp Đấng Phục Sinh.
IV. Những lần hiện ra với thánh Phaolô
Ý nghĩa thứ hai, đó là truyền thống trình thuật bổ túc cho việc tuyên xưng, không những công nhận những lần hiện ra của Đấng Phục Sinh mà còn diễn tả cách cụ thể. Đó là ba lần sách Công vụ kể lại cuộc trở lại của thánh Phaolô, cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh (các chương 9, 22 và 26). Dù ba trình thuật có những khác biệt, nhưng có điểm chung là việc hiện ra (ánh sáng) và lời đi chung với nhau. Đấng Phục Sinh, vì bản chất của Người là ánh sáng, nói như một con người với thánh Phaolô trong ngôn ngữ của mình. Lời Người một mặt là tự xác định mình nhưng đồng thời cũng đồng hóa với Hội Thánh đang bị bách hại, và mặt khác, lời là sứ vụ mà nội dung sẽ được triển khai dần dần.
V. Những lần hiện ra với các tông đồ và các phụ nữ
Các tác giả Tin Mừng tường trình việc Đấng Phục Sinh hiện ra theo một cách thức khác. Một mặt, Chúa hiện ra như một người bình thường nhưng Người lại không phải là một người trở về như trước khi chết. Người vẫn chính là Người, một con người có thể xác, nhưng Người cũng là Đấng mới lạ, trong cách hiện hữu mới.
Các đoạn Kinh Thánh Cựu Ước soi sáng phần nào những lần hiện ra huyền bí của Đấng Phục Sinh. Đó là những lần Thiên Chúa hiện ra với ông Ápraham (St 18,1-33), Giôsuê (5,13-15), Ghiđêôn (Tl 6,11-24) hoặc Samson (Tl 13). Những câu truyện này cho thấy một mặt sự gần gũi của Thiên Chúa khi xuất hiện như một con người, mặt khác cho thấy sự khác biệt siêu việt của Người, qua đó cho thấy Người đứng ngoài quy luật tự nhiên của sự sống vật chất.
Các đoạn Kinh Thánh nói về việc Đấng Phục Sinh chia sẻ bữa ăn với các môn đệ cũng thật giàu ý nghĩa. Đó là Đấng Phục Sinh bẻ bánh với hai môn đệ trên đường đi Emmau (Lc 24), với các môn đệ sau một đêm không bắt được con cá nào nhưng rồi được mẻ cá lạ lùng, sau đó, Đấng Phục Sinh mời các ông lên bờ ăn cá Người nướng (Ga 21), và sau cùng là bữa ăn giữa Đấng Phục Sinh và các môn đệ ghi lại trong Sách Cv 1,3-4. Nhìn chung, có ba yếu tố minh chứng Đấng Phục Sinh: “Người để cho họ nhìn thấy mình”, “Người nói”, và “Người dùng bữa”.
Trong ba đoạn trên thì Cv 1,3-4 là chìa khóa: “Trong bốn mươi ngày, Người đã hiện ra nói chuyện với các ông về Nước Thiên Chúa. Một hôm, đang khi dùng bữa với các Tông Đồ, Đức Giê-su truyền cho các ông không được rời khỏi Giê-ru-sa-lem”. Nếu dịch sát nghĩa sẽ là “khi ăn muối với họ”. Trong Cựu Ước, sự kiện cùng ăn bánh với muối hay chỉ có muối được dùng để ký kết những giao ước vững bền (x. Ds 18,19; 2Sb 13,5). Muối được xem như đảm bảo cho sự trường tồn, là thuốc bảo quản khỏi hư, chống lại cái chết, bảo quản sự sống. Việc Đấng Phục Sinh “ăn muối” với các môn đệ cho thấy việc ký kết giao ước mới và liên kết nội tại với bữa Tiệc Ly, qua đó cho thấy Đấng Phục Sinh ban chính mình cho các môn đệ, để họ được chia sẻ sự sống vĩnh cửu của Người.
Đối lại, các môn đệ cũng luôn phải giữ “muối” trong mình: “Quả thật, ai nấy sẽ được luyện bằng lửa như thể ướp bằng muối. Muối là cái gì tốt. Nhưng muối mà hết mặn, thì anh em sẽ lấy gì ướp cho mặn lại? Anh em hãy giữ muối trong lòng anh em, và sống hoà thuận với nhau” (Mc 9,49-50). Như vậy, họ cần nhớ canh tân giao ước, lễ dâng cuộc sống, thanh tẩy hiện hữu của mình để trở thành của lễ dâng Thiên Chúa.
(Ngoài đôi chỗ biên soạn, bài này trích từ tác phẩm Đức Giêsu Thành Nazareth, phần II, của ĐGH Bênêđíctô, bản dịch của Lm. Aug Nguyễn Văn Trinh)
LM. JM. Mười Một, CSsR

Lễ tôn phong hiển thánh hai Đức giáo hoàng Gioan XXIII và Gioan Phaolô II: một ngày lịch sử


WHĐ (27.04.2014) – Hôm nay, Chúa nhật 27-04-2014, lễ kính Lòng Chúa Thương Xót, là một ngày không thể nào quên của Roma. Lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử 2.000 năm của Giáo hội Công giáo, hai vị giáo hoàng được tôn phong hiển thánh trước sự hiện diện của hai vị giáo hoàng và 800.000 tín hữu đầy sốt sắng và vui mừng.
Trước sự hiện diện của vị tiền nhiệm là Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI và đông đảo tín hữu đứng chật kín quảng trường Thánh Phêrô, ra tận phía bên ngoài lâu đài Thiên Thần và các con đường xung quanh, Đức giáo hoàng Phanxicô đã tuyên thánh cho hai vị giáo hoàng vĩ đại: Đức giáo hoàng Gioan XXIII và Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II. Hai vị thánh giáo hoàng đã trải qua những bi kịch của thế kỷ XX, nhưng đã không bị nghiền nát, như Đức giáo hoàng Phanxicô nói trong bài giảng.
Nghi thức tuyên thánh diễn ra vào đầu buổi lễ. Vị Bộ trưởng Bộ Phong Thánh, Đức hồng y Angelo Amato ba lần thỉnh cầu Đức giáo hoàng chủ sự ghi tên Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II vào Sổ bộ các thánh.
Tiếp theo là nghi thức quan trọng nhất, khoảnh khắc cảm động nhất của lễ tuyên thánh. Đức Thánh Cha Phanxicô long trọng đọc công thức tuyên thánh bằng tiếng Latinh: “Để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi và tuyên dương đức tin Công giáo và thăng tiến đời sống Kitô giáo, với quyền bính của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, của hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, sau khi suy nghĩ chín chắn, khẩn cầu ơn phù trợ của Chúa và lắng nghe ý kiến của nhiều anh em trong hàng Giám mục, chúng tôi tuyên bố và xác định các Chân phước Gioan XXIII và Gioan Phaolô II là Hiển Thánh, và chúng tôi ghi tên các ngài vào Sổ bộ các Thánh, đồng thời quy định rằng trong toàn thể Giáo hội, các ngài phải được sùng mộ tôn kính trong số các thánh”.
Sau đó toàn thể các tín hữu hoan hô các vị tân hiển thánh trong tiếng chuông rền vang của các nhà thờ của Thành phố Vĩnh Cửu.
Trên lễ đài, Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự nghi thức cùng với bốn vị Hồng y. Haihòm thánh tích được đặt gần bàn thờ: một chiếc lọ nhỏ đựng máu của Đức Gioan Phaolô II và một chiếc khác có một mẩu da của Đức Gioan XXIII. Bài Phúc Âm được hát bằng tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Trong phần Lời nguyện tín hữu, ý nguyện bằng tiếng Pháp do nữ tu người Pháp Marie Simon Pierre đọc. Nữ tu này là người được khỏi bệnh cách lạ lùng nhờ lời chuyển cầu của Chân phước Gioan Phaolô II.
“Thánh Gioan XXIII và Thánh Gioan Phaolô II đã trải qua những bi kịch của thế kỷ XX nhưng các ngài đã không bị nghiền nát”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh như trên trong bài giảng, và chính ngài cũng cảm thấy ấn tượng và xúc động rõ ràng vì điều đó. “Nơi hai vị thánh này, Thiên Chúa mạnh mẽ hơn, và đức tin vào Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu Chuộc của con người và là Chúa của lịch sử, cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Nơi hai vị thánh này, là những người đã chiêm ngắm những thương tích của Chúa Kitô và là chứng nhân của lòng Chúa thương xót, vẫn luôn có một niềm hy vọng sống động và một niềm vui rực rỡ khôn tả”. Đó là hy vọng và niềm vui mà Chúa Kitô Phục Sinh ban cho các môn đệ, và không có gì và không ai có thể lấy mất.
Cộng đoàn đã vỗ tay hoan hô khi Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “khi triệu tập Công đồng, Đức Gioan XXIII đã tỏ ra hết lòng vâng phục Chúa Thánh Thần. Đó là sự phục vụ lớn lao của ngài đối với Giáo hội; ngài là vị Giáo hoàng của sự vâng phục Chúa Thánh Thần”.
 
Cộng đoàn càng vỗ tay hơn nữa khi Đức giáo hoàng Phanxicô ca ngợi Đức Gioan Phaolô II là “Giáo hoàng của gia đình”. Đức giáo hoàng Phanxicô nhắc lại rằng Đức Gioan Phaolô II đã từng nói rằng ngài muốn mọi người nhớ đến ngài như một giáo hoàng của gia đình. Và Đức giáo hoàng Phanxicô nói thêm: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng, đang khi chúng ta chuẩn bị cho Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình và với các gia đình, thì từ Trời cao, chắc chắn ngài sẽ đồng hành và nâng đỡ chúng ta”.
Chân dung của hai vị tân hiển thánh được treo phía trên cao, ở mặt tiền của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Khi Đức nguyên giáo hoàng Bênêđictô XVI đến, ngài mặc áo dài trắng và đội mũ mitra, cộng đoàn đã vỗ tay rất dài chào đón ngài. Ngài đến ngồi phía bên trái bàn thờ, ở hàng ghế đầu tiên trong số các vị hồng y đồng tế. Dựa vào cây gậy, ngài giơ cả hai tay chào các vị hồng y và giám mục hiện diện. Đức giáo hoàng Phanxicô đã đến chào và ôm hôn vị tiền nhiệm của mình. Kể từ khi từ nhiệm hồi năm ngoái, Đức Bênêđictô XVI luôn sống ẩn dật tại Vatican. Một biểu ngữ ghi dòng chữ: Hai vị thánh giáo hoàng trên thiên quốc, hai vị giáo hoàng ở quảng trường Thánh Phêrô.
Kết thúc Thánh lễ, trước khi đọc kinh Lạy Nữ vương Thiên đàng -thay cho kinh Truyền Tin trong Mùa Phục sinh-, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảm ơn tất cả những người đến tham dự Thánh lễ tôn phong hiển thánh hai vị giáo hoàng - là những người đã đóng góp cho sự nghiệp hoà bình và phát triển các dân tộc, những đóng góp sẽ không hề phai nhoà.
Sau đó, các đoàn đại biểu nước ngoài đã lần lượt đến chào Đức giáo hoàng Phanxicô. Nhà vua Juan Carlos và Hoàng hậu Sofia của Tây Ban Nha sẽ được Đức Thánh Cha tiếp kiến riêng vào sáng thứ Hai. Cuối cùng trước khi ra về, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên chiếc xe mui trần để đi chào đám đông dân chúng.
(Nguồn: WHĐ - Theo Vatican Radio)

Thánh Thần hoạt động trong mỗi cá nhân và trong cộng đoàn.

Thứ Ba Tuần II PS

 
Xin Nhấn vào đây để nghe Bài Giảng hoặc tải xuống

Thứ Ba Tuần II PS

Bài đọc: Acts 4:32-37; Jn 3:7-15.

1/ Bài đọc I32 Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung.
33 Nhờ quyền năng mạnh mẽ Thiên Chúa ban, các Tông Đồ làm chứng Chúa Giê-su đã sống lại. Và Thiên Chúa ban cho tất cả các ông dồi dào ân sủng.
34 Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, vì tất cả những người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền,
35 đem đặt dưới chân các Tông Đồ. Tiền ấy được phân phát cho mỗi người, tuỳ theo nhu cầu.
36 Ông Giô-xếp, người được các Tông Đồ đặt tên là Ba-na-ba, nghĩa là người có tài yên ủi, có một thửa đất. Ông là một thầy Lê-vi quê quán ở đảo Sýp.
37 Ông bán đất đi, lấy tiền đem đặt dưới chân các Tông Đồ.

2/ Phúc Âm7 Ông đừng ngạc nhiên vì tôi đã nói: các ông cần phải được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên.
8 Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy."
9 Ông Ni-cô-đê-mô hỏi Người: "Làm sao những chuyện ấy có thể xảy ra được?"
10 Đức Giê-su đáp: "Ông là bậc thầy trong dân Ít-ra-en, mà lại không biết những chuyện ấy!
11 Thật, tôi bảo thật ông: chúng tôi nói những điều chúng tôi biết, chúng tôi làm chứng về những điều chúng tôi đã thấy, nhưng các ông không nhận lời chứng của chúng tôi.
12 Nếu tôi nói với các ông về những chuyện dưới đất mà các ông còn không tin, thì giả như tôi nói với các ông về những chuyện trên trời, làm sao các ông tin được?"
13 Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống.
14 Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy,
15 để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.


GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thánh Thần hoạt động trong mỗi cá nhân và trong cộng đoàn.

Khi con người cùng theo một lý tưởng, một đường hướng, họ dễ hiệp nhất và tương trợ lẫn nhau như: Hội ái hữu các binh chủng không quân, hải quân; các trường trung học Trưng Vương, Gia Long; các làng xã Thức Hóa, Bùi Chu, Phát Diệm… Các Kitô hữu chẳng những có chung một lý tưởng, một đường hướng, mà còn có chung một Thánh Thần. Ngài vừa họat động trong mỗi cá nhân vừa họat động trong cộng đoàn; để hòa hợp tất cả mọi người và thúc đẩy tất cả hoạt động cho lý tưởng mà mọi người đang theo đuổi.
Các Bài Đọc hôm nay nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Thánh Thần, Đấng mà Chúa Giêsu đã hứa xin Chúa Cha gởi đến cho các môn đệ của Ngài, sau khi Ngài sống lại. Trong Bài Đọc I, nhờ sự hoạt động và hướng dẫn của Thánh Thần, các tông đồ đã can đảm làm chứng cho Đức Kitô, cộng đoàn các tín hữu sơ khởi đã biết dẹp bỏ toan tính cá nhân để bỏ mọi sự làm của chung theo sự hướng dẫn và sự phân phát của các tông đồ. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu tuyên bố với ông Nicodemus: Chúa Thánh Thần hoạt động giống như gió, không ai có thể biết trước sức mạnh, đường hướng, và các hoạt động của Ngài.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Sự hiệp nhất trong cộng đòan: mọi người đều đồng một lòng một ý.

1.1/ Sự hiệp nhất biểu lộ qua tất cả đều một lòng một ý: Tục ngữ Việt-nam nhấn mạnh đến sức mạnh của tình đoàn kết: “Hợp quần gây sức mạnh; đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.” Các phần tử của cộng đòan phải đồng một lòng một ý, thì cộng đoàn mới phát triển mạnh được; nếu không các phần tử trong cộng đòan sẽ phân tán mỗi người một ngả, không thể làm những chuyện lớn, và khó đạt đích mà tất cả đang nhắm tới.
Các cộng đòan sơ khai phải có đặc tính này mới có thể vượt qua được những sợ hãi, kỳ thị, và bạo lực; và có sức mạnh để rao giảng Tin Mừng đến các dân tộc. Sách CVTĐ mô tả sự đoàn kết của các cộng đoàn sơ khai như sau: “Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung.”
Làm được những điều này không do sức con người, vì tác giả Sách CVTĐ nói rõ: “Nhờ quyền năng mạnh mẽ Thiên Chúa ban, các Tông Đồ làm chứng Chúa Giêsu đã sống lại. Và Thiên Chúa ban cho tất cả các ông dồi dào ân sủng.”

1.2/ Sự hiệp nhất biểu lộ qua việc đặt “mọi sự làm của chung:” Đây là một mô hình lý tưởng mà biết bao những chủ thuyết: Hồi-giáo, Cộng sản, nền thần học Giải Phóng đang nhắm tới. Tác giả Sách CVTĐ mô tả cách tổng quát và cho một ví dụ cá nhân như sau: “Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, vì tất cả những người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền, đem đặt dưới chân các Tông Đồ. Tiền ấy được phân phát cho mỗi người, tuỳ theo nhu cầu. Ông Joseph, người được các Tông Đồ đặt tên là Barnaba, nghĩa là người có tài yên ủi, có một thửa đất. Ông là một thầy Lêvi quê quán ở đảo Cyprius. Ông bán đất đi, lấy tiền đem đặt dưới chân các Tông Đồ.”
Để có thể đạt được kiểu mẫu lý tưởng này, mọi người trong cộng đoàn cần phải:
(1) Theo sự hướng dẫn và hoạt động của Thánh Thần: Mỗi người một cá tính khác nhau, nhưng chỉ có một Thánh Thần Đấng hoạt động trong mọi sự và trong mọi người.
(2) Theo sự chỉ dẫn của các nhà lãnh đạo khôn ngoan và tốt lành: Các chủ thuyết khác thất bại vì đã quá tin nơi các nhà lãnh đạo. Không phải nhà lãnh đạo nào cũng khôn ngoan và “chí công vô tư.” Nếu mọi tài sản của cộng đòan rơi vào tay những nhà lãnh đạo chỉ biết lo cho mình, cộng đoàn sẽ chết đói!
(3) Cần tránh những thái độ quá khích và thái độ “mạnh ai người ấy làm:” Thái độ quá khích và quá lý tưởng sẽ gây bất mãn và chia rẽ trong cộng đoàn, vì không phải ai cũng có khả năng làm như thế. Thái độ “mạnh ai người ấy làm” sẽ đưa cộng đoàn đến chỗ mỗi người đi một ngả.

2/ Phúc Âm: Phải được tái sinh bởi Thánh Thần để hiểu các mầu nhiệm Nước Trời.

2.1/ Phải được tái sinh bởi Thánh Thần:
(1) Không ai có thể tiên đoán các công việc của Thánh Thần: Chúa Giêsu nói: “Ông đừng ngạc nhiên vì tôi đã nói: các ông cần phải được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên. Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy."
Gió có thể đem sự thoải mái cho con người, tạo năng lực thay điện; nhưng gió có thể tàn phá nặng nề nhà cửa và gây thiệt hại tính mạng cho con người. Không ai có thể đoán chắc gió từ đâu tới và sẽ đi đâu, vì gió có thể chuyển hướng và tăng tốc độ bất cứ lúc nào. Tương tự như thế trong cách hoạt động của Thánh Thần nơi con người: Ngài có thể thay đổi và dẫn một cá nhân hay một cộng đoàn tới một nơi hay một công việc mà họ không bao giờ dám nghĩ tới.
(2) Ông Nicodemus hỏi Người: "Làm sao những chuyện ấy có thể xảy ra được?" Đức Giêsu đáp: "Ông là bậc thầy trong dân Israel, mà lại không biết những chuyện ấy! Thật, tôi bảo thật ông: chúng tôi nói những điều chúng tôi biết, chúng tôi làm chứng về những điều chúng tôi đã thấy, nhưng các ông không nhận lời chứng của chúng tôi. Nếu tôi nói với các ông về những chuyện dưới đất mà các ông còn không tin, thì giả như tôi nói với các ông về những chuyện trên trời, làm sao các ông tin được?"

2.2/ Cần Thánh Thần hướng dẫn để hiểu những Mầu Nhiệm Nước Trời: Con người chỉ có thể hiểu và tin những gì nằm trong giới hạn con người. Để có thể tin vào Thiên Chúa và những mầu nhiệm thuộc về Ngài, con người cần được sự trợ giúp của Thiên Chúa qua việc ban Thánh Thần cho con người. Chúa Giêsu liệt kê hai mầu nhiệm điển hình cho Nicodemus:
(1) Mầu nhiệm Nhập Thể: “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống.” Để tin Chúa Giêsu vừa là Chúa vừa là người cần có sự soi sáng của Thánh Thần.
(2) Mầu nhiệm Cứu Chuộc qua Cuộc Thương Khó và Tử Nạn của Chúa Giêsu: “Như ông Moses đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.” Con người không thể hiểu nổi tại sao một Thiên Chúa uy quyền lại muốn con mình đi qua con đường Thập Giá để cứu chuộc con người! Thánh Thần có thể làm cho con người hiểu mầu nhiệm này.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Khi chịu Bí tích Rửa Tội là chúng ta đã được đóng ấn Chúa Thánh Thần. Chúng ta cần sống theo sự hướng dẫn của Ngài. Ngài sẽ làm cho chúng ta hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời và hướng dẫn chúng ta tới sự thật toàn vẹn.
- Những quà tặng Chúa Thánh Thần ban cho mỗi cá nhân là cho sự phát triển của cộng đoàn; mỗi cá nhân cần sự soi sáng của Chúa Thánh Thần để đóng góp vào việc xây dựng và phát triển cộng đoàn và mở mang Nước Chúa.