CHÂN THIỆN MỸ MẾN CHÀO CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

THIÊN CHÚA LÀ AI?

THIÊN CHÚA LÀ AI?

THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG NÀO? Không bao giờ là một câu trả lời dễ dàng. Xưa kia,thời Cựu Ước,người ta chỉ có thể uý kính,biết ơn,thờ lạy,ca tụng Người qua những kỳ công Người thực hiện qua thiên nhiên,qua con người. Chúa Giêsu đã mạc khải Ba Ngôi và tình yêu Chúa Cha, ơn thông hiệp Chúa Thánh Linh và ơn cứu độ của Người. Nhưng câu trả lời hiện sinh (existentiel) lại không chỉ là sự hiểu biết những mạc khải nầy, mà chính là sự đáp trả của cá nhân mỗi người đối với Thiên Chúa,làm nên sự khác biệt không chỉ với vô thần hoặc những người không biết Chúa, mà còn khác biệt với những kẻ biết Chúa mà không sống thật sâu xa chân lý nầy. Joel Prohin, Ban biên tập tam nguyệt san Promesses, giúp đưa ra một câu trả lời khá thú vị và ý nghĩa cho câu hỏi nầy, qua Thư thứ nhất Thánh Phaolô Tông Đồ gửi Timothê.
THIÊN CHÚA LÀ AI?
Tản mạn trong Timôthê I
Thiên Chúa toàn năng trong cách Người chọn mạc khải chính mình. Thiên nhiên hé lộ cho chúng ta thấy sự huy hoàng và khôn ngoan của Người; lương tâm chúng ta chỉ cho chúng ta, với ít nhiều lẫn lộn, đâu là những sự chờ đợi tinh thần; các tình huống xảy ra cho phép chúng ta phân tích hành động của Người. Nhưng trước hết,chính qua mạc khải được viết ra, Kinh Thánh,mà Thiên Chúa mạc khải một cách toàn năng,tự do, với con người.Và cần không ít hơn 73 quyển sách vừa khác biệt vừa bổ sung cho nhau, để giúp chúng ta (một chút) hiểu, qua hành động của Thánh Linh, Thiên Chúa là Đấng nào.
Thư thứ I (Thánh Phaolô) gửi Timôthê nổi bật trong 73 quyển sách quy chuẩn do một tỷ lệ đặc biệt cao về chính Thiên Chúa. Đọc thư nầy,chúng ta sẽ khám phá ra Thiên Chúa tỏ lộ trong sự tuyệt đối hữu thể của Người ra sao;Thiên Chúa hành động thế nào trong công cuộc tạo dựng của Người;Thiên Chúa ước ao cho mọi người biết ơn Người cứu độ ra sao và Thiên Chúa mặc khải chính Người thế nào trong Chúa Kitô.
Việc chính trogn thư nầy mà Thiên Chúa mạc khải Người một cách đặc biệt rõ ràng,là rất ý nghĩa.
  • Chủ đề chính của Thư nầy được định rõ trong Timôthê 3, 15 : “…anh sẽ biết phải ăn ở thế nào trong nhà của Thiên Chúa,tức là Hội Thánh của Thiên Chúa hằng sống”, nhưng mà chúng ta chỉ có thể sống có giá trị như giáo hội địa phương, trong mức độ ‘thần học” của chúng ta – nghĩa là cái nhìn của chúng ta về Thiên Chúa, vế những gì Người là,về những gì Người làm – là đúng đắn. Những cãi vã nội bộ, những bận tâm về các chi tiết nầy hay chi tiết nọ về cách chúng ta vận hành trong giáo hội, lại thường lấn át điều chính yếu, điều ‘hàng đầu” “ nguồn cội”: Thiên Chúa! Thánh Phaolô không lầm lẫn về điều nầy và thuật lại tất cả các đề tài mà Ngài nói với chính Thiên Chúa. Không bàn tán bình phẩm liên tu bất tận về các chi tiết, ta hãy cùng nhau,trong giáo hội,tìm cách để có thể “nhìn thấy Thiên Chúa” nhiều hơn.
  • Thư nầy gửi cho Timothê, – mà Thánh Phaolô để lại ở Êphêsô, để lập trật tự trong Giáo Hội nầy và để bác lại những giáo lý sai lạc đã len lỏi vào trong (1,5 – 6). Làm thế nào để động viên Timôthê hay hơn, là hướng cái nhìn của người anh em còn trẻ nầy về Đấng Thiên Chúa hằng hữu? Nếu nhiệm vụ của chúng ta trong giáo hội có vẻ gay go trắc trở với chúng ta, thì hãy nhớ rằng Thiên Chúa đang ở đó và Người đang hành động.
THIÊN CHÚA TRONG TUYỆT ĐỐI HỮU THỂ CỦA NGƯỜI
Trong 15 ‘vinh tụng ca’ (doxology) các thư Thánh Phaolô gửi, thì đã có 2 trong I Timô thê, ca tụng những gì Thiên Chúa là : “ Kính dâng Vua muôn thở,là Thiên Chúa bất diệt, vô hình và duy nhất. Kính dâng Người danh dự và vinh quang đến muôn thuở muôn đời.Amen”. “Chúa Tể vạn phúc vô song,là Vua các vua,Chúa các chúa, Chỉ mình Người là Đấng trường sinh bất tử,ngự trong ánh sáng siêu phàm, Đấng không một người nào đã thấy hay có thể thấy.Kính dâng Người danh dự và uy quyền đến muôn đời. Amen”.
Ba đặc điểm thoát ra từ những lời ngợi khen nầy:
  • THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG VÔ HÌNH. Trở về từ chuyến bay vào không gian có người lái đầu tiên,Yuri Gagarine đã tuyên bố :” Thiên Chúa không hiện hữu.Tôi đã không nhìn thấy ông ta”. Đừng để bị đánh kừa vì cụm từ thông dụng “Thiên Chúa ở trên trời”: “các tấng trời”không thể chứa đựnh Thiên Chúa (I V 2,6; 6,18). Người khác chúng ta một cách triệt để, đến nỗi không ai có thể nhìn thấy Người mà vẫn còn sống (Xh 33,20). Người là “tinh thần”(Ga 4,24),không có thân xác vật chất có thể sờ thấy được. Sự vô hình nầy của Thiên Chúa vượt qua khả năng không thề nhìn thấy Người của chúng ta bằng đôi mắt thể lý. Nó cũng hệ ở sự mù quáng tinh thần mà chúng ta đang ở trong đó, để phân tích và hiểu được Người là gì (2 Cor 3,7 – 4,6). Nếu Thiên Chúa không mạc khải Người cho chúng ta,thì chúng ta không bao giờ có thể nhìn thấy Người theo như những gì Người là.
  • THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG BẤT TỬ. Cũng thư nầy nói về Thiên Chúa là “Thiên Chúa hằng sống” (3,15). Nói rằng Thiên Chúa là Đấng bất tử,bao hàm một trật việc Người là Đấng thánh thiện, tinh tuyền,không co tội lỗi (vì sự chết là hậu quả của tội lỗi) và Người vẫn như thế trong hữu thể của Người (sự chềt là sự biến đổi tỏ tường nhất của một hữu thể) và rằng Người là Đấng duy nhất thông truyền sự sống : sự sống thân xác trước tiên (“trong Người chúng ta có sự sống – Cv 17,28), sau đó là sự sống vĩnh cửu. Sự bất tử vinh quang của những người đã đón nhận Tin Mừng (2 Tm 1,10; I Cor 15,54) sẽ chỉ là một hệ quả của sự bất tử riêng của Thiên Chúa.
  • THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG HẠNH PHÚC. Ngoài vinh tụng ca thứ hai của thư nầy,từ định tính nầy còn tìm thấy được ở nơi khác: “…Tin Mừng của vinh quang Thiên Chúa chí tôn; Tin Mừng đã được giáo phó cho tôi” (I Tm 1,11). Thiên Chúa trong sự toàn bích của Hữu Thể Ba Ngôi không cần bất cứ sự gì hoặc người nào để được hạnh phúc. Trong một nghiã nào đó, hạnh phúc của người không lệ thuộc vào bất cứ sự gì từ chúng ta,kể cả sự đáp trả Phúc Âm hay là lòng trung thành sống đời Kitô hữu của chúng ta.
CÁC HỆ QUẢ.
  • Thứ nhất là sự thờ lạy. Một Đấng Thiên Chúa vinh quang dường ấy gợi lên sự ca khen từ phía những kẻ Người đã khấng mạc khải mình cho họ. Thánh Phaolô đã hiểu rõ điều đó và không thể làm khác được ngoài việc reo mừng bằng vinh tụng ca. Cho dù cách diễn đạt của chúng ta thường nghèo nàn hơn cách diễn tả của Thánh Phaolô, chúng ta cũng hãy hát lên,hãy ca tụng,hãy ngợi khen vinh quang Thiên Chúa.
  • Thứ hai là rao giảng Tin Mừng. Đấng Thiên Chúa hạnh phúc nầy ước ao được biết đến và vì thế cần phải công bố,”tuyên xưng” (I Tm 6, 12 – 13) sự huy hoàng của hữu thể vĩnh cửu của Người.Thánh Phaolô hạnh phúc vì được giao phó một thông điệp như thế (I Tm 1,11). Ngày nay ch1inh chúng ta thay phiên cho Ngài làm nhiệm vụ ấy.
THIÊN CHÚA TRONG CÔNG TRÌNH TẠO DỰNG CỦA NGƯỜI.
Đấng Thiên Chúa vĩ đại mà Thánh Phaolô ca tụng,cũng đã mạc khải Người trong công trình tạo dựng của Người. Người là Đấng ban sự sống cho tất cả mọi sự ( 6,13). Người không chỉ hành động bằng một hành vi ban đầu, nhưng cũng chính Người là Đấng đỡ nâng sự sống nầy, mà Người đã dựng nên bằng những chăm sóc hằng ngaỳ. Phải hiểu đúng cụm từ chương 4 như thế nầy :”Thiên Chúa hằng sống, là Đấng Cứu Độ hết thảy mọi người, nhất là những kẻ tin” (4,10). Thay vì ca ngợi một thuyết phổ độ vốn sẽ trực tiếp mâu thuẫn với nhiều bản văn của Thánh Phaolô, ý nghĩa đầu tiên của câu nầy liên quan đến “ơn cứu độ” hằng ngày mà Thiên Chúa đem đến cho chúng ta trong các chăm sóc quan phòng của Người với tất cả mọi người. Chính Ngài là Đấng “cho mặt trời mọc lên trên kẻ dữ cũng như người lành” (Mt 5,45), Đấng không ngừng làm chứng về Người là gì,qua các việc lành Người làm, khi ban phát cho anh em từ trời những cơn mưa và mùa màng phì nhiêu, khi ban cho anh em lương thực dư đầy và làm cho tâm hồn anh em tràn ngập hân hoan” (Cv 14,17).
Những chăm sóc nầy của Thiên Chúa trải rộng tới tất cả mọi người, dù họ có nhận ra hay không. Nhưng đặc ân của các tín hữu là nhận được những ơn lành nầy như đến từ một Đấng Thiên Chúa, mà họ biết rõ tình yêu của Người. Trong ý nghĩa đó,các hồng ân nầy được lãnh nhận như lời đáp lại đặc biệt đến từ một người Cha rộng tay ban phát “cơm bánh hằng ngày” cho con cái và con cái có thể nói lời cám ơn vì lương thực nhận được :” Những thức ăn nầy là những thứ Thiên Chúa đã tạo dựng để các tín hữu,những kẻ đã nhận biết chân lý, được dùng trong tâm tình tri ân cảm tạ,vì Lời Thiên Chúa và lời cầu nguyện thánh hoá những thứ đó “(4, 3 – 5).
Đấng Thiên Chúa Tạo Hoá cũng là Đấng điểu khiển lịch sử nhân loại. Người là Chủ của thời gian:
  • Trong thời của Người (cách nay 2000 năm),Chúa Giêsu đã đến để tự trao ban làm giá chuộc (1,15; 2,6)
  • Trong thời của mình (chính là thời đại chúng ta),Phúc Âm ân sủng được rao giảng 92,6)
  • Trong thời của Người,(Chẳng bao lâu nữa? Ngày mai?) Chúa Giêsu Kit6o sẽ xuất hiện để cai trị ( 6,15)
Chính cũng bời vì Thiên Chúa có toàn quyền trên các nhà cầm quyền (Dl 3,32;Cn 21,1), mà Kitô hữu được mời gọi cầu nguyện cho họ (2,1 -2).
CÁC HỆ QUẢ.
  • Thứ nhất là đừng quá lo lắng cho cuộc sống thường ngày của chúng ta. Nếu chúng ta là những người khá giả,thì Đấng Thiên Chúa “vốn ban dời dào cho chúng ta mọi thứ để chúng ta được hưởng dùng” (6,17), sẽ giao phó đặc ân bắt chước Người trong việc quảng đại chia sẻ những của cải trần gian tạm bợ của chúng ta. Với những kẻ có it hơn, “Đấng Tạo Hoá tín trung “ nầy ( I Pet 4,19) nhắc cho rằng có cơm ăn áo mặc là đủ rồi, miễn là thấy hài lòng ( 6,8).
  • Thưa hai, đúng với mọi người, đó là ưu tiên hàng đầu cho “lòng đạo đức”, thuật ngữ tiêu biểu của các thư mục vụ. Lòng đạo đức, đó là cái đà vươn lên tới Thiên Chúa của tâm hồn, được ghi dấu bằng sự tin cậy nơi Thiên Chúa và sự tôn kính phải có đối với Người, được duy trì bởi suy gẫm Kinh Thánh, cầu nguyện và hiệp thông Kitô giáo. Bởi vì Thiên Chúa ân cần lo cho những nhu cầu vật chất của chúng ta, chúng ta sẽ dành cho Thiên Chúa vị trí đầu hết trong cuộc đời và trong tư tưởng của chung ta. Bởi vì ‘lòng đạo đức thì lợi ích mọi bề” (4,8). Như vậy chúng ta sẽ nắm bắt được ‘sự sống thật sự” (6,19)
THIÊN CHÚA NHƯ LÀ ĐẤNG CỨU ĐỘ.
Ơn cứu độ của Thiên Chúa là một trong những chủ đề chính của thư nầy : ngay từ câu đầu tiên,Thánh Phaolô noí về Thiên Chúa Đấng Cứu Độ chúng ta” (1,1). Xa hơn nữa,Ngài nói rõ :”Thiên Chúa Đấng cứu độ chúng ta muốn rằng tất cả mọi người được cứu độ và đạt tới sự hiểu biết chân lý” (2,34). Thiên Chúa tự do ban ơn cứu độ nầy cho tất cả mọi người – không còn phải là cho một dân tộc đặc thù nào nữa, cũng không còn cho một giai cấp đặc biệt những kẻ được tuyển chọn nữa,hay là cho một tầng lớp những kẻ am hiểu nào đó. Kế hoạch lòng xót thương của Người không loại bỏ một ai một cách tiên nghiệm. Vì thế ý muốn nầy của Thiên Chúa không áp đặt bằng vũ lực. Mỗi người được tự do chấp nhận hoặc từ chối “ơn cứu độ được ban ra một cách tự do nầy. Sự toàn năng của Thiên Chúa trong việc tuyển chọn và cứu độ không hề bị đụng chạm ở bất cứ sự gì, cho dù sự khẳng định tuyệt vời của câu nầy chứa đựng một nghịch lý. Như vậy Thiên Chúa không hề vui thích vì cái chết của ngườ tội lỗi (x. Ez 18,230,nhưng Người muốn nó được cứu độ để được sống đời đời.
Đẹp biết bao cái nhìn của Thiên Chúa gọi mời, của một người Cha ( 1,2) chờ những đưa con lầm đường lạc lối trở về, người Cha mà lòng ước ao yêu thương mủi lòng trước số phận của tội nhân.
Dù vậy, ơn cứu độ nầy chỉ có được bằng một phương tiện duy nhất : niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất và vào Đấng trung gian độc nhất.
Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật. Vì thế Người là Đấng duy nhất có thể là giá chuộc mà Thiên Chúa có thể chấp nhận được. Có thể nói được rằng đây là phiên bản Phaolô của Lời Chúa Giêsu đã khẳng định : “Thầy là Đường,là Sự Thật và là Sự Sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” .Trong tất cả những người đã đáp lại ý muốn cứu độ của Thiên Chúa, Thánh Phaolô tự đề mình ra làm gương : Ngài tự xưng như là ‘người đầu tiên trong những tội nhân” ( 1,15). Sự Ngài lúc đầu chống lại Phúc Âm làm cho sự trở lại của Ngài trở thành một mẫu phẩm được chỉ ra của lòng thương xót Chúa. Và đông đảo những người đã tin từ trình thuật cuộc trở lại của Saolô xứ Tarsô.
NHỮNG HỆ QUẢ.
  • Lời cầu nguyện. Thánh Phaolô kêu gọi cầu nguyện cho nhà cầm quyền, để việc truyền bá Phúc Âm không bị chống lại (chứ không phải để chúng ta được sống thoải mái thong dong) (2,1 -2). Với danh nghĩa cá nhân hoặc giáo hội, hãy cầu nguyện không ngừng cho phần rỗi các linh hồn và cho sự tự do rao giảng Phúc Âm.
  • Việc rao giảng Phúc Âm. Phải nối kết ‘chứng từ’ với lời chuyển cầu (2,6). Việc rao giảng ơn cứu độ, mà Thánh Phaolô đem hết sức ra thực hiện,nay cguyển qua cho chúng ta làm. Tính chất độc nhất của phương tiện cứu độ (2,5 trong một thế giới in dấu thuyết tương đối và dựng lên sự bao dung tôn giáo thành nhân đức tối cao, có nguy cơ không còn được mọi người biết đến, cả sự khẳng định con người là tội nhân (1,15). Nhưng thông điệp nầy không thay đổi và ngày nay quyền lực của nó vẫn còn hành động.
THIÊN CHÚA TRONG CHÚA KITÔ
Ở tâm của thư nầy, Thánh Phaolô chỉ ra bí mật đời sống Kitô hữu, “bí mật lòng đạo đức”. Thiên Chúa đã được biểu hiện bằng thịt, được công chính hoá nhờ Thánh Linh, được các thiên thần nhìn thấy, được rao giảng cho các dân tộc, được tin trên thế giới, được suy tôn trong vinh quang (3,16). Chỉ duy nhất trong Chúa Kitô, Thiên Chúa đạ tỏ mình trong sự tròn đầy hữu thể tinh thần của Người. Chính Người là Đấng đã đến trong thế gian (1,15) để xích lại gần chúng ta. Chúng ta không thể biết được Đấng Thiên Chúa vô biên, vĩnh cửu,vô hình, mà không qua Đấng ‘mạc khải Chúa Cha”, Đức Chúa chúng ta đã nhập thể, đã chết, đã sống lại và đã được tôn vinh. Chính chân lý nầy – chân lý căn bản nhất trong tất cả – mà Giáo Hội của Thiên Chúa hằng sống được mời gọi ngẩng cao đầu,trong một thế giới vốn hết sức cần đến nó,nhưng lại không nhận biết vinh quang của Chúa Giêsu Nazaret dường ấy.
HỆ QUẢ
Thư nầy giới thiệu cho chúng ta Đấng Thiên Chúa tuyệt vời biết bao! Đấng Thiên Chúa hằng sống vốn mạc khải chính Người trong sự vô biên hữu thể của Người, Đấng Thiên Chúa hằng ban ơn và chăm sóc tạo vật của Người, Đấng Thiên Chúa giàu lòng xót thương hằng muốn cứu độ những người tội lỗi, Đấng Thiên Chúa gần gũi đã nhập thể nơi Chúa Kitô. Mong cho Người lớn lên trong mắt chúng ta dần dà tùy theo chúng ta sẽ biết Người rõ hơn, để yêu mến Người nhiều hơn và đễ phục vụ Người tốt hơn! Và đến lượt chúng ta sẽ trở thành ‘những người của Thiên Chúa” (6,11).
Joël Prohin.
Promesses số 172 (Tháng 04 – 05 – 06.2010) trang 1 – 5
Giuse Nguyễn Thế Bài chuyển ngữ và giới thiệu.

Không có nhận xét nào: