CHÂN THIỆN MỸ MẾN CHÀO CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Hãy yêu cuộc sống mà Tạo Hóa đã ban cho



DoubleRainbowOverKauaiHawaii

CountryVillaValdOrciaTuscanyItaly

CoolReflectionsTipsooLakeMountRaini

VirginGordaIslandatSunsetBritishVir

UninhabitedCoralIslandSolomonIsland

TiogaFallsFortKnoxMilitaryReservati

Cảnh đẹp thiên nhiên

fuji

earlymorning

Lagoon Aitutaki

Những tác phẩm đoạt giải ảnh thiên nhiên 2013



Đó là những tấm ảnh đã giành chiến thắng trong cuộc thi nhiếp ảnh động vật, thiên nhiên năm 2013, do Hiệp hội Nhiếp ảnh gia Thiên nhiên Đức tổ chức năm 2013.

[IMG]
Mỗi năm Hiệp hội Nhiếp ảnh gia Thiên nhiên Đức tổ chức cuộc thi này để tìm kiếm và vinh danh những tác phẩm tuyệt đẹp của tạo hóa từ khắp nơi trên thế giới.
[IMG]
Cáo lông đỏ đứng giữa rừng trong một buổi bình minh của Hermann Hirsch giành giải nhất ảnh đẹp thiên nhiên năm 2013.
[IMG]
Ảnh một con cáo đi lang thang  trong khu rừng đầy sương của Klaus Echle.
[IMG]
Ảnh chú chuột đồng trở về nhà khi trời tối của Christoph Kaula giành giải 3 về thể loại ảnh đẹp động vật có vú.
[IMG]
Hàng vạn bông hoa nở rộ và khoe sắc trên cánh đồng của nhiếp ảnh gia Sandra Bartocha giành giải 2 về thể loại ảnh đẹp thiên nhiên.
[IMG]
Ảnh "Piano Grande" của Heinz Buls giành giải 3 về thể loại ảnh đẹp thiên nhiên.
[IMG]
Ảnh gà gô trên đồng cỏ của nhiếp ảnh gia Klaus Echle giành giải nhất ở hạng mục ảnh chân dung động vật.
[IMG]
Ảnh sư tử con ngóng mẹ trên đồng cỏ của nhiếp ảnh gia Carsten Ott giành giải 2 ở hạng mục ảnh chân dung động vật.
[IMG]
Những chú chim cánh cụt trở về tổ sau khi săn mồi dưới biển của Michael Lohmann giành giải hai ở hạng mục ảnh đẹp loài chim.
[IMG]
Những con chim biển nghỉ ngơi trên tảng băng ở Bắc Cực của nhiếp ảnh gia Bernd Nill đoạt giải nhất hạng mục ảnh đẹp loài chim.
[IMG]
Một con nhện kỳ lạ với hình ảnh lột xác trong tác phẩm mang tên "Spotligh" của nhiếp ảnh gia Klaus Tamm cũng giành chiến thắng ở hạng mục ảnh đẹp các loài động vật khác.
[IMG]
Lá phong nổi bật trong khu rừng đầy sương của nhiếp ảnh gia Joachim Wimmer giành giải ở hạng mục ảnh đẹp các loài cây và nấm.
[IMG]
Ảnh đẹp thoát bong bóng của nhiếp ảnh gia Sigi Zang giành giải ở hạng mục ảnh đẹp chụp trong studio.
[IMG]
Tổng cộng có 3.577 tấm ảnh đẹp thiên nhiên được gửi về Hiệp hội Nhiếp ảnh gia Thiên nhiên Đức để tranh  tài trong cuộc thi năm 2013.

Khiêm hạ phục vụ anh em




"Hễ ai đón nhận trẻ nhỏ này vì danh Thầy, tức là đón nhận Thầy: mà hễ ai đón nhận Thầy, tức là đón nhận Đấng đã sai Thầy. Vì kẻ nào bé nhỏ nhất trong tất cả các con, đó là người cao trọng nhất". (Lc 9,48)

PVL (30/9/2013) – Tin Mừng Lc 9,46-50 Giáo Hội công bố hôm nay xem ra có hai ý khác biệt nhau: Đoạn trên, câu 46 đến 48 đề cập đến trẻ nhỏ. Đoạn dưới, câu 49 đến 50 nói về người lấy danh Đức Giê-su mà trừ quỷ nhưng lại không thuộc nhóm mười hai. Tôi chọn đoạn trên để suy gẫm. Tôi biết rằng, các môn đệ theo Đức Giê-su chỉ tìm vinh quang trần thế, các ông chưa hiểu gì về mầu nhiệm Nước Trời, vì ai trong các ông cũng mong mình sẽ là người cao trọng nhất. Biết được suy nghĩ của các ông, Đức Giê-su dạy các ông một bài học về sự khiêm nhường, nhỏ bé. Nếu có làm lớn thì cũng chỉ để phục vụ một cách khiêm nhường.

Lạy Chúa Giê-su, ngay từ lúc nhập thể làm người, Chúa đã chọn sự khiêm hạ dưới hình ảnh một trẻ bé thơ. Và khi loan báo Tin Mừng trong ba năm “không có gối tựa đầu”, Chúa cũng đã phục vụ, yêu thương, chữa lành, trừ quỷ, làm cho kẻ chết sống lại. Chúa đã phục vụ hết sức mình và phục vụ đến chết trên thập giá. Tấm gương ấy quả là bài học cho con. Xin  giúp con nhỏ bé trước mặt Chúa và trước mặt anh em hầu phục vụ anh em một cách khiêm tốn, hầu góp phần mang lại ơn cứu độ mà Chúa dành sẵn cho con và cho muôn dân. Amen.

Thánh lễ mừng bổn mạng Ban Trật Tự GX.ĐMHCG.SG





PVL (30/9/2013) – Thánh lễ đồng tế mừng kính Các Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel, Raphael, bổn mạng Ban Trật Tự Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được cử hành vào Thứ Bảy 28/9/2013 tại Nhà Thờ Giáo Xứ lúc 16 giờ 30 sau 30 phút hành hương kính Đức Mẹ; mừng sớm một ngày vì hôm sau là Chúa Nhật XXVI Thường Niên C mới là chính lễ. Cha Chánh Xứ Giuse Hồ Đắc Tâm, chủ tế. Đồng tế có 7 Cha DCCT, một số Cha trong Ban Quản Xứ. Hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện gồm Ban Trật Tự Giáo Xứ (71 người) và cộng đoàn quen thuộc hành hương kính Đức Mẹ hằng tuần, ước tính gần 800 người. Cha Đaminh Trần Thiện Thanh Trà công bố Tin Mừng và giảng lễ. Chủ đề chia sẻ: Đức Maria, Nữ Vương Các Tổng Lãnh Thiên Thần. Chúng ta nghe qua một số ý tưởng trong bài chia sẻ của Cha!
Có một vị thánh kia rất nổi tiếng thánh thiện, nhưng ngài không ý thức về điều đó. Các thiên thần cũng không nhận ra được. Nhưng vì ai ai cũng tôn ngài là thánh cho nên các thiên thần xin và Chúa  đồng ý ban cho ngài quyền năng làm phép lạ. Các thiên thần đến nói với ngài về điều đó, nhưng ngài nói:
-          Không! Tôi không mun quyn năng phi thường. Hãy đ Chúa cha lành bnh nhân vì đó là vic ca Ngài. Vậy thì việc hoán cải các linh hồn thì sao?
-          Không! Việc hoán cải các linh hồn là việc  của Thần Khí. Tôi không muốn khác thường. Tôi không muốn lôi kéo người khác về với tôi để rồi tôi làm cho họ xa Chúa.
-          Vậy thì ngài có muốn điều gì không?
-          À! Có điều này: Đó là xin cho tôi có được ơn làm điều tốt cho người khác mà tôi không hề ý thức.
Vậy là các thiên thần ban quyền năng cho cái bóng của vị ấy để những nơi ngài đi qua, bệnh nhân được chữa lành, người ưu phiền được an ủi, nhưng ngài không hề biết. Vì thế bất cứ nơi nào ngài đi qua, ngài mang lại hạnh phúc cho người khác nhưng bản thân ngài thì không hề biết tại sao.
Câu chuyện của vị thánh trên đây có lẽ minh họa cho chúng ta vai trò Nữ Vương Các Thiên Thần của Đức Maria. Tại sao Mẹ là Nữ Vương Các Thiên Thần? Tại sao Mẹ có quyền năng trên Các Thiên Thần? Bởi vì Đức Mẹ rất đỗi KHIÊM NHƯỜNG. “Tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền”. Chính vì Mẹ khiêm hạ mà Chúa ban cho Mẹ quyền năng và mọi quyền lực trên trời dưới đất. Mẹ sẽ là Đấng bảo vệ chúng ta, quỷ thần cũng phải kinh hồn bạt vía dưới ánh mắt của Mẹ.



NGUYỆN XIN CHO CÁC THÀNH VIÊN BAN TRẬT TỰ NOI GƯƠNG THÁNH BỔN MẠNG ĐỂ PHỤC VỤ GIÁO XỨ TRONG TINH THẦN ĐƠN SƠ VÀ KHIÊM NHƯỜNG.
Kết thúc Thánh lễ, Trưởng ban trật tự Giáo Xứ cảm ơn Cha Chánh Xứ, Quí Cha đồng tế, cộng đoàn phụng vụ đã hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho  Ban trật tự. Một tràng pháo tay vang lên với lòng hân hoan tạ ơn Chúa, cảm ơn Mẹ Hằng Cứu Giúp và Các Tổng Lãnh Thiên Thần. Sau Thánh lễ, toàn Ban trật tự Giáo Xứ đã họp mặt trong bữa ăn huynh đệ tại Phòng Hiệp Nhất – Khu A sau Nhà Thờ.


















Hãy biết quên mình để phục vụ tha nhân

Thứ Hai Tuần 26 TN1


Xin Nhấn vào đây để nghe Bài Giảng hoặc tải xuống

Thứ Hai Tuần 26 TN1

Bài đọc: Zec 8:1-8; Lk 9:46-50.

1/ Bài đọc I: 1 Có lời ĐỨC CHÚA các đạo binh phán như sau: 2 ĐỨC CHÚA các đạo binh phán thế này. Vì Xi-on, Ta phát ghen dữ dội, Ta nổi giận đến tột cùng vì nó.
3 ĐỨC CHÚA phán thế này: Ta đã trở lại Xi-on, Ta sẽ ngự lại ở Giê-ru-sa-lem. Giê-ru-sa-lem sẽ được gọi là Thành-trung-tín và núi của ĐỨC CHÚA các đạo binh là Núi Thánh.
4 ĐỨC CHÚA các đạo binh phán thế này: Trên những quảng trường Giê-ru-sa-lem
các cụ ông cụ bà ra ngồi nghỉ. Ai nấy tay chống gậy vì tuổi thọ đã cao.

5 Tại các quảng trường trong thành phố, đông đảo thiếu nhi nam nữ tới vui đùa.
6 ĐỨC CHÚA các đạo binh phán như sau: Nếu đó là điều không thể được
đối với số dân còn sót lại - trong những ngày ấy - thì cũng là điều không thể được với Ta chăng? Sấm ngôn của ĐỨC CHÚA các đạo binh.

7 ĐỨC CHÚA các đạo binh phán thế này:
Ta sẽ đưa dân Ta ra khỏi miền đất phía mặt trời mọc và miền đất phía mặt trời lặn.

8 Ta sẽ dẫn chúng về, cho cư ngụ ở giữa Giê-ru-sa-lem. Chúng sẽ là dân của Ta;
còn Ta, Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, sẽ cai trị chúng theo lẽ công minh chính trực.


2/ Phúc Âm: 46 Một câu hỏi chợt đến với các ông: trong các ông, ai là người lớn nhất?
47 Đức Giê-su biết điều các ông đang tự hỏi trong lòng, liền đem một em nhỏ đặt bên cạnh mình
48 và nói với các ông: "Ai tiếp đón em nhỏ này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, là tiếp đón Đấng đã sai Thầy. Thật vậy, ai là người nhỏ nhất trong tất cả anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất."
49 Ông Gio-an lên tiếng nói: "Thưa Thầy, chúng con thấy có người nhân danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không cùng với chúng con đi theo Thầy."
50 Đức Giê-su bảo ông: "Đừng ngăn cản người ta. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta!"



GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hãy biết quên mình để phục vụ tha nhân

Các Bài Đọc hôm nay chú trọng đến việc quên mình để phục vụ tha nhân. Trong Bài Đọc I, tiên-tri Zechariah khuyên con cái Israel tin tưởng nơi tình yêu Thiên Chúa, để vững tâm xây dựng một Jerusalem thái bình. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu chỉ cho các môn đệ biết con đường để trở thành người lớn nhất trong Nước Trời: Hãy trở nên nhỏ nhất và phục vụ các trẻ thơ.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Thị kiến về tương lai an bình của Jerusalem.

1.1/ Thành Trung Tín sẽ được thiết lập trên Núi Thánh của Thiên Chúa: Bản dịch của Nhóm PVCGK lẫn lộn hai thời quá khứ và tương lai trong câu hai và câu ba; nên không lột tả được ý nghĩa của lời sấm của tiên tri Zechariah. Hai câu này cần được dịch và phân tích như sau:
(1) Câu hai là những gì đã xảy ra trong quá khứ: "Vì Sion, Ta đã phát ghen dữ dội, Ta đã nổi giận đến tột cùng vì nó.'' Bản LXX dùng hai động từ ở thời quá khứ (aorist); bản MT dùng động từ ở thời quá khứ (piel). Câu này gợi lại cho dân chúng biết lý do của việc phải đi lưu đày, họ đã làm cho Đức Chúa tức giận tột độ vì lối sống không cần Thiên Chúa và bất công với tha nhân.
(2) Câu ba là những gì sẽ xảy đến trong tương lai: Đức Chúa phán thế này: ''Ta sẽ trở lại Sion, Ta sẽ ngự lại ở Jerusalem. Jerusalem sẽ được gọi là Thành Trung Tín, và núi của Đức Chúa các đạo binh là Núi Thánh.'' Cả hai, Bản LXX và MT đều dùng ba động từ ở thời tương lai. Câu này muốn nhắn nhủ dân chúng: một khi họ đã nhận ra lỗi lầm và ăn năn trở lại với Thiên Chúa, Ngài sẽ nối lại tình xưa nghĩa cũ với họ. Thành Jerusalem và Núi Sion là hai biểu tượng cho mối liên hệ tốt đẹp này: Jerusalem sẽ được gọi là Thành Trung Tín, và Núi Sion sẽ được gọi là Núi Thánh, nơi cư ngụ của Đức Chúa các đạo binh.

1.2/ Thành Jerusalem sẽ là nơi cư ngụ của Dân Chúa trong cảnh thái bình.
(1) Dấu chỉ của thời thanh bình: Đức Chúa các đạo binh phán thế này: "Trên những đường phố của Jerusalem, các cụ ông cụ bà ra ngồi nghỉ; ai nấy tay chống gậy vì tuổi thọ đã cao. Tại các đường phố trong thành, đông đảo thiếu nhi nam nữ tới vui đùa.''
Trong thời chiến tranh, ít có người đạt tới tuổi thọ, vì bị chết trong khi thi hành nghĩa vụ quân sự; nhưng sẽ có nhiều các cụ ông, cụ bà xuất hiện trong thời thái bình trên các đường phố của Jerusalem, hay ngồi chơi cờ và nói chuyện trong các công viên. Một dấu chỉ nữa của thời hòa bình là sự xuất hiện của nhi đồng chơi giỡn trên các đường phố. Trong thời chiến, cha mẹ không có con được, vì chồng phải lên đường bảo vệ giang sơn; nhưng khi chiến tranh chấm dứt, nhiều trẻ thơ sẽ xuất hiện và chơi giỡn trên các nẻo đường.
(2) Ước mơ hòa bình có thể thực hiện: Trong thời gian đầu khi mới hồi hương từ nơi lưu đày, ít người nghĩ đến cảnh thái bình thịnh trị của Jerusalem, vì chung quanh toàn là những hoang tàn, đổ nát, và đe dọa. Tiên-tri Zechariah phải trấn an dân bằng lời sấm của Đức Chúa các đạo binh: "Nếu đó là điều không thể đối với số dân còn sót lại trong những ngày này; thì cũng là điều không thể được với Ta chăng?'' Những gì được coi là không thể đối với sức con người; nhưng luôn là có thể đối với uy quyền của Thiên Chúa. Ngài sẽ thúc đẩy tâm hồn con cái Israel đang cư ngụ rải rác khắp nơi, để họ kéo về cư ngụ tại Jerusalem, để nối lại mối liên hệ với Thiên Chúa trong chân lý và công chính: ''Ta sẽ cứu dân Ta ra khỏi miền đất phía Đông và miền khỏi miền đất phía Tây. Ta sẽ dẫn chúng về và cho cư ngụ giữa Jerusalem. Chúng sẽ là dân của Ta; Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng trong sự thật và chính trực.''

2/ Phúc Âm: Ai nhỏ nhất trong tất cả anh em, kẻ ấy là người lớn nhất.

2.1/ Tính yêu chuộng danh vọng, quyền bính, và lợi lộc vật chất: Trình thuật hôm nay xảy ra ngay sau lời tiên báo thứ hai của Chúa Giêsu về Cuộc Thương Khó sắp đến, các tông-đồ tranh luận với nhau để tìm ra, ''trong các ông, ai là người lớn nhất?''
Vấn nạn này không chỉ xảy ra trong hàng ngũ các tông-đồ, nhưng xảy ra ở mọi nơi và mọi thời. Theo bản ngã, con người muốn được:
+ Danh vọng: được nổi tiếng hay được mọi người biết tới. Chúng ta không bàn tới những người "hữu xạ tự nhiên hương," họ xứng đáng được biết tới và khen ngợi vì việc làm của họ. Có những người đã bất tài còn vô đức, nhưng lại muốn được nổi tiếng bằng cách: chỉ làm những việc quan trọng, chỉ làm khi có sự hiện diện của người khác, hay khi làm thì đánh chống khua chiêng để mọi người chú ý. Đó là chưa kể đến việc tìm cách dìm người khác xuống để mình được nổi bật hơn, hay xuyên tạc những ý hướng ngay lành của tha nhân.
+ Quyền bính: thích được truyền lệnh, nhưng không muốn vâng lời hay làm theo ý của người khác. Chúng ta không bàn tới những người phải dùng quyền hành để cai trị dân chúng trong công bằng và yêu thương. Có những người muốn dùng quyền hành để bắt người khác phục vụ họ, để ức chế người khác, hay để mưu cầu lợi nhuận cho bản thân hay cho gia đình.
+ Lợi lộc: Ẩn giấu đàng sau hai bản ngã trên là lòng ham muốn lợi nhuận vật chất. Chúng ta không bàn tới những người cố gắng làm việc, phần thưởng vật chất đến với họ là điều tự nhiên. Có những người muốn ăn trên ngồi chốc hay vơ vét lợi nhuận vật chất cách bất công như: ăn hối lộ, đút lót để có cơ hội ăn hối lộ, lạm dụng quyền để tước đoạt tài sản của người khác...

2.2/ Cách chân thật và khôn ngoan để trở thành lớn nhất: Đức Giêsu biết điều các ông đang tự hỏi trong lòng, liền đem một em nhỏ đặt bên cạnh mình và nói với các ông: "Ai tiếp đón em nhỏ này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, là tiếp đón Đấng đã sai Thầy. Thật vậy, ai nhỏ nhất trong tất cả anh em, kẻ ấy là người lớn nhất."
Trẻ em không có gì để trả lại cho người lớn: Các em chưa có danh vọng, quyền bính, và của cải để ban cho người lớn; ngược lại, các em hầu như hoàn toàn trông cậy vào sự chăm sóc và dạy dỗ của cha mẹ, anh chị em, thầy cô, và những người có trách nhiệm. Một số lý do thúc đẩy chúng ta phục vụ các em:
(1) Thiên Chúa sẽ trả thay cho các em: Chúa Giêsu rất rõ ràng trong việc đồng nhất việc phục vụ trẻ nhỏ hay những người cô thân cô thế là phục vụ chính Ngài và Thiên Chúa; ngược lại, khi ai từ chối phục vụ những người này là từ chối phục vụ chính Ngài và Cha của Ngài. Nếu con người phục vụ để mong người khác trả công, khi người khác trả rồi, Thiên Chúa sẽ không cần trả lại nữa. Nhưng nếu con người phục vụ những người không có cơ hội trả lại, Thiên Chúa sẽ trả thay cho họ. Khi Thiên Chúa trả, phần thưởng chắc chắn sẽ xứng đáng và cao quí hơn những gì lòng người dám ước mong. Nếu muốn Thiên Chúa trả, hãy làm cho những người không có gì để trả.
(2) Đã nhận nhưng không, hãy cho cách nhưng không: Con người khi vào cuộc trần này chẳng mang theo được gì vào; nhưng hoàn toàn là do công ơn Thiên Chúa, cha mẹ, và những người đi trước. Vì không trả lại được gì cho Thiên Chúa (Ngài chẳng cần gì nơi con người), ít người có cơ hội trả lại cho cha mẹ và những người đi trước; điều con người có thể làm được là giúp cho thế hệ tương lai để các em lớn lên mạnh khỏe, biết yêu thương Thiên Chúa, và giúp ích mọi người.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta phải sống đúng mối liên hệ với Thiên Chúa và với tha nhân để có bình an và hạnh phúc thực sự; nếu không, chiến tranh, lưu đày, và đau khổ chắc chắn sẽ xảy ra.
- Vì đã lãnh nhận tình yêu và yêu thương chăm sóc từ Thiên Chúa, cha mẹ, và các thế hệ đi trước, chúng ta cũng phải biết hy sinh và phục vụ cho thế hệ tương lai.

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Hội Thảo Truyền Giáo DCCT.VN ngày 27/9/2013




PVL (29/9/2013) – “Căn tính truyền giáo của người Ki-tô hữu” là đề tài được Cha Giuse Trần Sỹ Tín triển khai đến các tham dự viên Khóa Hội Thảo Truyền Giáo sáng ngày 27/9, ngày cuối cùng.
Với lời dẫn mở đầu, Cha An-tôn Lê Ngọc Thanh lướt qua lịch sử Giáo Hội thời sơ khai với việc cấm cách, bắt đạo 300 năm khiến Giáo Hội phải bước vào thế “Giáo Hội hầm trú, hang toại đạo”. Chỉ khi Hoàng đế Constantin, vị Hoàng đế đầu tiên theo Ki-tô giáo của Đế quốc La Mã, là người ban Sắc lệnh Milano chấm dứt thảm sát các tín đồ Ki-tô giáo trong toàn Đế quốc. Qua đó, ông đã chuyển đổi dần nước La Mã từ một Đế quốc Đa Thần giáo dần dà trở thành một Đế quốc Kitô giáo hùng mạnh. Do vậy, Giáo Hội Công Giáo mới được tự do xây dựng đền thờ, tự do lo việc phụng tự, tự do truyền đạo. Người  giáo dân lúc này đã có cơ hội dấn thân phục vụ Hội Thánh. 




Trong ý hướng này, Cha Trần Sỹ Tín tiếp lời Cha An-tôn Lê Ngọc Thanh, triển khai “Căn tính truyền giáo của Hội Thánh, cũng là căn tính truyền giáo của người Ki-tô hữu, trong kinh nghiệm của sứ vụ JARAI.”
Một số ý tưởng được ghi nhận như sau:
Mục đích riêng của hoạt động truyền giáo là rao giảng Phúc Âm (evangelizatio) và trồng Giáo Hội vào các dân tộc hay những nhóm người mà Giáo Hội còn chưa bén rễ.
Phương tiện chính để gieo trồng các Giáo Đoàn là việc rao giảng Phúc Âm của Chúa Giê-su Ki-tô.
Chúa Thánh Thần thúc đẩy Giáo Hội cộng tác với Ngài để hoàn tất trọn vẹn kế hoạch của Thiên Chúa là Đấng đã đặt Chúa Ki-tô làm nguyên lý cứu độ cho cả thế giới.
Mỗi môn đệ Chúa Ki-tô đều có bổn phận góp phần truyền bá đức tin khi hội nhập văn hóa người bản địa.
Việc làm rõ vài từ cũng cần thiết: VIỆC TRUYỀN GIÁO, từ chính thức của Hội Thánh là MISSIO do bởi động từ MITTERE có nghĩa là gửi đi, sai đi. PHÚC ÂM HÓA dịch từ EVANGELIZATIO. Trước đây chúng ta quen gọi là PHÚC ÂM, nay chúng ta quen gọi là TIN MỪNG. Nhưng chúng ta buộc phải dùng từ PHÚC ÂM HÓA (Hán Việt), không dùng từ TIN MỪNG HÓA (vì lẫn cả Hán lẫn Việt). Do vậy, chúng ta khẳng định ngay với nhau: TIN MỪNG hay PHÚC ÂM là CHÍNH CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ.
Những yếu tố làm thành căn tính truyền giáo có thể gút lại như sau:
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA – KẾ HOẠCH CỦA THIÊN CHÚA – PHÚC ÂM VÀ PHÚC ÂM HÓA – CẦU NGUYỆN – CHÚA THÁNH THẦN – GIÁO ĐOÀN – GIÁO HỘI – TRỒNG GIÁO ĐOÀN – TRỒNG GIÁO HỘI – SỐNG BẰNG LỜI CHÚA VÀ THÁNH THỂ - TRƯỞNG THÀNH VÀ TIẾP TỤC PHÚC ÂM HÓA VỚI HỘI NHẬP VĂN HÓA.



Cuối cùng, Cha Giuse Trần Sỹ Tín đề cập đến Sứ  Vụ JRAI: Nào là học sống, học làm, học nói với JRAI. Nào là cùng với người JRAI cẩu nguyện với Lời Chúa. Kêrigma, Lời Rao Giảng Tiên Khởi cũng được mang đến cho người JRAI. Kêrigma không phải chỉ là tóm kết của đức tin hay là một phần của đức tin, nhưng là MẦM GIỐNG, từ đó xuất hiện mọi thứ còn lại. Thần Khí luôn luôn làm chứng và lôi kéo chúng ta làm chứng với Ngài. Ngài luôn xuất phát như trong ngày Hiện Xuống. Ngài là linh hồn của Hội Thánh Thừa Sai.
Cha Giuse Trần Sỹ Tín nhắc lại 3 từ liên quan đến câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô khi giúp người Ki-tô hữu sống đức tin giữa thời đại nhiều thách đố hiện nay. Đó là:
GIÊ-SU – CẦU NGUYỆN và LÀM CHỨNG.
Kết thúc chủ đề ban sáng, tham dự viên ghi nhận 3 câu hỏi để thảo luận tổ như sau:
Câu 1: Kêrigma, Lời rao giảng tiên khởi, cần như thế nào cho đời sống đức tin của tín hữu hôm nay? Tại sao?
Câu 2: Anh chị hãy phân biệt hai ý niệm HIỆP NHẤT  của Chúa Thánh Thần, và ĐỒNG NHẤT của ý muốn con người. Cái nào cần cho Sứ Vụ Truyền Giáo?
Câu 3: Khi nào anh chị sẽ thực hiện điều Chúa Giê-su muốn: “Anh em hãy đi tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo…”?
Sau khi các Tổ thảo luận xong, mọi người quay lại hội trường để đúc kết chung, lắng nghe tiếng nói của đại diện các Tổ.



Sau phần đúc kết chung, còn dư 15 phút, tham dự viên may mắn được lắng nghe Cha GB. Trương Thành Công, Giáo Xứ Thới Thạnh, Giáo Phận Cần Thơ,  chia sẻ về MỤC VỤ DẠY GIÁO LÝ CHO NGƯỜI DỰ TÒNG. Ngài trình bày một số ý sau.
Trước hết, ngài nhận định 3 điểm đối với người dự tòng:
Một là: Họ học đạo như là điều bị ép buộc để lấy vợ, lấy chồng Công Giáo.
Hai là: Họ muốn học lấy xong, học chiếu lệ để lấy vợ, lấy chồng Công Giáo.
Ba là: Họ cưới được rồi thì thôi Nhà Thờ.
Với nhận định như thế, ngài đề nghị người dạy Giáo Lý cần:
Một là: Thái độ tiếp đón niềm nở.
Hai là: Trấn an họ.
Ba là: Nói với họ, đạo Công Giáo có nhiều điều tốt, nhiều nét đẹp.
Sau cùng, ngài gợi ý thuyết phục họ học Giáo Lý với 6 điểm sau đây:
Một là: TÌNH YÊU dành cho người phối ngẫu.
Hai là: Tỏ thiện cảm, yêu thương đối với những người thân trong GIA ĐÌNH của người phối ngẫu.
Ba là: GIÁO DỤC CON CÁI cùng một niềm tin với cha mẹ sẽ thành công hơn, những nguy cơ, hậu quả đối với con cái sẽ giảm nhiều so với khi cha mẹ chúng khác niềm tin.
Bốn là: Hiểu biết đạo Chúa là điều cần thiết (Giáo Lý).
Năm là: HỌC 6 THÁNG một cách nghiêm túc (100 giờ học), không học lấy có, học làng nhàng dễ “Tẩu hỏa nhập ma”.
Sáu là: Việc học giáo lý là chuyện liên quan đến thần thánh. Có thể gạt linh mục, gạt cha mẹ người phối ngẫu, gạt người phối ngẫu, nhưng không được gạt thần thánh, gạt Chúa vì hậu quả sẽ khôn lường!



Cha GB. Nguyễn Minh Phương, Trưởng ban tổ chức, nêu lên hai ý thuyết phục:
Một là: Nhà truyền giáo cứ làm hết lòng, hết sức của mình, phần còn lại để Chúa Thánh Thần hoạt động.
Hai là: Hai vợ chồng giữ MỘT ĐẠO LÀ HẠNH PHÚC.
Vào buổi chiều, Cha An-tôn Lê Ngọc Thanh hướng  dẫn chính chủ đề MỤC VỤ CHO ANH CHỊ EM TÂN TÒNG. Ngài nhận định, từ KIẾN THỨC đến TRÃI NGHIỆM là một khoảng cách lớn. Giáo Hội Việt Nam tăng trưởng chậm. Trẻ em được rửa tội ở các gia đình Công Giáo thật đáng kể. Một số trẻ em khác, vì lý do nào đó, cha mẹ chúng không giữ đạo, đến lúc gặp khó khăn, bế tắc thì khi đứa bé lớn lên, chúng y như những tân tòng đi học đạo.
Người tân tòng như một chồi non trông đẹp nhưng dễ vỡ, dễ bị giập, chết.
Còn cây cổ thụ, bên ngoài coi xù xì, xấu xí nhưng bên trong là lõi, chắc chắn. Người có đức tin vững chắc y như cây cổ thụ vậy.
Ngoài ra, Cha An-tôn Lê Ngọc Thanh còn nhận định:
Người nữ theo đạo chồng, sống đạo tốt, tỷ lệ khá cao, thậm chí sống đạo tốt hơn chồng, đạo gốc.
Người nam theo đạo vợ, sống đạo nghiêm túc thì ít.
Sau khi nêu lên nhận định của mình, Cha An-tôn mời các chứng nhân đa số là người dân tộc, có cả người Kinh mới theo đạo, đang tham dự khóa hội thảo lên chia sẻ dựa trên các câu hỏi gợi ý của ngài để vấn đề đang trao đổi, chia sẻ có tính thuyết phục hơn.
Cuối cùng, một câu hỏi được nêu lên cho tham dự viên trở về thảo luận Tổ. Đó là:
“MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO NÊN ƯU TIÊN NHỮNG GÌ ĐỂ ĐƯA NHỮNG NGƯỜI TÂN TÒNG GẮN BÓ VỚI GIÁO HỘI VÀ SẴN SÀNG RA ĐI TRUYỀN GIÁO?”.
Tất cả tham dự viên trở về Tổ thảo luận dựa trên câu hỏi trên, sau đó, trở lại hội trường đúc kết chung.



Cha GB. Nguyễn Minh Phương đã có “Một bản đúc kết tóm tắt 4 ngày hội thảo” thật bổ ích. Có thể nói chung là: MÔN KI-TÔ HỌC đã được triển khai tường tận đến tham dự viên để mọi người hiểu, yêu mến, dấn thân cho công cuộc Loan Báo Tin Mừng, mà trọng tâm loan báo chính là giới thiệu một ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ CHỊU ĐÓNG ĐINH, CHỊU CHẾT VÀ SỐNG LẠI, HIỆN THỜI NGÀI VẪN ĐANG SỐNG ĐỂ CỨU ĐỘ TRẦN GIAN.



Tất cả 134 tham dự viên gồm đủ mọi thành phần trong Hội Thánh đã bước vào Nhà Thờ để cùng nhau hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn lúc 18 giờ 00 sau 4 ngày HỘI THẢO TRUYỀN GIÁO. Cha Giám Tỉnh DCCT.VN đã chủ sự Thánh lễ và giảng lễ. Các bài đọc và lời chia sẻ của Cha giảng xoáy vào việc Sai Đi Loan Báo Tin Mừng tại môi trường sống của mỗi người. Cuối Thánh lễ là một nghi thức sai đi trang trọng, sốt sắng với những ánh nến lung linh mà mỗi tham dự viên thắp lên từ nến Phục Sinh. Đại diện Khóa Hội Thảo ngỏ lời cảm ơn Tỉnh DCCT.VN và Quí Cha, Quí Thầy trong Ban tổ chức đã giúp tham dự viên có nơi ăn chốn ở, có điều kiện học hỏi truyền giáo trong 4 ngày qua. Những tiếng hát hướng về Mẹ Maria vang lên… Tất cả tham dự viên, sau đó chụp hình lưu niệm ghi lại những ngày tươi đẹp cùng sống với nhau, cùng học hỏi với nhau, cùng thắp cho nhau những ngọn lửa nhiệt thành để dấn thân phục vụ truyền giáo tại nơi mà Thần Khí Chúa sai đi.



Tạ ơn Chúa, cảm ơn Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp, biết ơn Thánh Tổ phụ Anphong đã giúp cho Khóa Hội Thảo Truyền Giáo thành công tốt đẹp.