Hôm qua, thứ sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô
đã gặp các giám đốc Quốc gia của Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng. Trong bài
nói chuyện với các giám đốc, người đã ca ngợi thành quả của hội từ khắp
nơi trên thế giới. Đức Thánh Cha nhấn mạnh vào tính cấp bách và sự cần
thiết phải thực hiện công việc rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội, và vai
trò cụ thể mà Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng đảm nhiệm. “Có”, Đức Giáo Hoàng
Phanxicô nói: “rất nhiều người chưa được
biết và gặp gỡ Chúa Kitô, và đó là điều khẩn cấp. Chúng ta thấy hình
thức mới và cách thức mới để ân sủng của Thiên Chúa chạm vào trái tim
của mỗi người”. Hãng tin Vatican (VIS) cho biết như vậy.
Rao giảng Tin Mừng là công việc đầy cả
thách thức và thú vị, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các giám đốc
quốc gia để họ tiếp tục cam kết, để các Giáo Hội địa phương trong các
quốc gia nơi họ hoạt động hào phóng hơn với trách nhiệm của mình trong
sự tiến bộ của sứ vụ phổ quát của Giáo Hội.
Gọi Đức Maria, ngôi sao của truyền giáo,
Đức Thánh Cha Phanxicô lập lại những lời của Đức Giáo Hàng Phaolô VI,
người đã nói, “chớ gì thế giới của thời đại chúng ta đây, một thời đại
đang tìm kiếm, đôi khi với lo âu, đôi khi với hy vọng, có thể lãnh nhận
Tin Mừng từ các nhà truyền bá phúc âm hoá, không phải là thành phần buồn
thảm, thất đảm, bất nhẫn hay lo âu, mà là từ các thừa tác viên Phúc Âm
có một đời sống tỏa ra lòng sốt mến, thành phần đã lãnh nhận niềm vui
của Chúa Kitô trước, và là thành phần sẵn sàng liều mạng mình để vương
quốc của Người được loan truyền và Giáo Hội được thiết lập giữa lòng thế
giới” (Evangelii Nuntiandi, 80) [E-văng-giê-li-I Nun-ti-an-di số 80].
Lịch trình của Đức Phanxicô trong tháng Năm, Sáu và Bảy
Vatican đã công bố tất cả các sự kiện Đức
Thánh Cha Phanxicô sẽ tham gia, từ nay cho đến ngày ngài chủ sự Ngày
Giới Trẻ Thế giới vào cuối tháng Bảy, tại Brazil
Trng tư cách Đức Giám Mục Roma, Đức Giáo Hoàng đã quyết định đến thăm một vài giáo xứ trong địa phận của mình.
Vào ngày 26 tháng 5, ngài sẽ đến thăm các giáo xứ thánh Elizabeth và tiên tri Zechariah.
Các sự kiện khác đã được dự kiến là, vào
ngày 30 tháng 5, Đức Phanxicô sẽ chủ sự cuộc rước kiệu Thánh Thể. Và
khoảng một tháng sau đó, vào ngày 29 tháng 6, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ
và trao dây Palium cho các tổng giám mục mới.
Ngoài cuộc kiệu Mình Thánh Chúa nói trên
diễn ra dọc theo các đường phố của Roma, sẽ có một buổi lễ lớn vào ngày
16 tháng 6 tại Quảng trường Thánh Phêrô. Vào ngày hôm đó một Thánh Lễ sẽ
được cử hành để đánh dấu Ngày sống Tin Mừng.
Thứ bảy, ngày 02 tháng 6 sẽ là ngày chầu Thánh Thể trên toàn thế giới, sẽ diễn ra từ Vương Cung Thánh Đường của Vatican.
Các nghi lễ Đức Giáo Hoàng cử hành trong các tháng năm, sáu và bảy.
Theo Romereports. Tháng năm:
Thứ năm, ngày 23: Tuyên Xưng Đức Tin với các Giám Mục của Hội Đồng Giám Mục Ý.
Chủ nhật, ngày 26: Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi,
viếng thăm mục vụ các giáo xứ thánh Elizabeth và tiên tri Zechariah.
Thánh Lễ với giáo dân lúc 09:30
Thứ năm, ngày 30: Lễ Mình Máu Thánh Chúa,
thánh Lễ lúc 7:00 chiều tại vương cung thánh đường thánh Gioan
Laterano. Tôn nghinh Đức Bà Cả và phép lành Thánh Thể.
Tháng Sáu
Chủ nhật, ngày 2: Tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Trên toàn thế giới Chầu Thánh Thể, bắt đầu lúc 18:00
Chủ nhật, ngày 16: Lễ đại trào Ngày sống Tin Mừng, lúc 10:30 tại quảng trường Thánh Phêrô.
Thứ bảy, 29: Lễ trọng kính hai thánh
Phêrô và Phaolô trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Thánh Lễ lúc
9:30 và trao dây Palium cho các Đức tổng giám mục mới.
Tháng Bảy
Chủ nhật, ngày 7: Vương Cung Thánh Đường Thánh Lễ Thánh Phêrô lúc 9:30 với chủng sinh và những người tìm hiểu ơn gọi.
Từ thứ hai, ngày 22 – 29: Chuyến tông du tới Brazil chủ sự Ngày Giới Trẻ Thế Giới
Lễ Ngũ Tuần: Phong trào Canh tân đặc sủng
Từ hôm 16 – 19, ngày mai, tại Vatican
đang diễn ra cuộc họp mặt các phong trào trong Công giáo với chủ đề:
“Con tin ! Xin them niềm tin cho chúng con”. Phong trào Canh tân đặc
sủng Charismaticnlà một thành phần tham dự cuộc họp mặt này.
Phong trào này khởi đầu từ cuộc tĩnh tâm
ngày 17 đến 19.01.1967, có 30 người tham dự tại nhà các nữ tu người Hà
Lan ở Pittsburg (Hoa Kỳ). Họ tĩnh tâm dựa trên 4 chương đầu của sách
Công vụ tông đồ.
David Mangan khát khao được làm mới lại
Bí tích thêm sức. Trong kỳ tĩnh tâm đó, nhà tĩnh tâm đột ngột bị cúp
nước, David Mangan được mời cầu nguyện cho chuyện cúp nước. Nước đã có
lại đang lúc anh cầu nguyện. Anh đã té nhiều lần trong nhà nguyện có
Thánh Thể Chúa. Anh đã nói tiếng Thần Khí. Nhóm tĩnh tâm này đã chứng
kiến nhiều sự lạ lùng. Có thể nói đó là sự kiện ra đời Phong Trào Canh
Tân Ðặc Sủng của người Công giáo và đã được lan rộng đến những miền khác
trong cả Hoa Kỳ, Âu Châu, Á Châu, Úc Châu và Phi Châu.
Hội đồng Giáo hoàng đặc trách giáo dân
công nhận: Mục vụ canh tân đặc sủng Công giáo thế giới (International
Catholic Charismatic Renewal Services – ICCRS) – được thành lập năm
1978.
Bản chất Canh tân đặc sủng là không có
một cá nhân hay nhóm sáng lập viên, không có danh sách hội viên, mà chỉ
cùng nhau liên kết và chia sẻ những cảm nghiệm cũng như mục tiêu chung.
Các mục tiêu đó là:
Cổ võ mọi cá nhân hoán cải, quay về với
Chúa Yêsu, đón nhận Người là Đức Chúa, Cổ võ mọi cá nhân đón nhận quyền
năng của Chúa Thánh Thần, Cổ võ mọi cá nhân đón nhận và sử dụng các đặc
sủng trong Giáo hội (kể cả người ngoài Phong trào), Cổ võ việc truyền
giáo trong quyền năng Thánh Thần, Cổ võ các kitô hữu tham dự các bí tích
cách sung mãn.
Theo ban tổ chức ở Roma cho biết, kỳ họp
mặt các phong trào Công giáo nhân Năm Đức Tin và kỷ niệm 50 năm khai mạc
Công đồng Vatican II, có hơn 120.000 người tham dự của 150 phong trào
giáo hội khác nhau đến từ khắp thế giới.
Cuộc họp mặt sẽ bắt đầu với một cuộc hành
hương của các nhóm khác nhau đến viếng ngôi mộ của Thánh Phêrô trong
buổi sáng ngày 18 tháng 5, bắt đầu từ 7:00 giờ sáng. Sau đó, vào lúc
3:00 chiều, một buổi lễ chào đón với phần ca ngợi, và lời chứng thực đức
tin diễn ra tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Một dàn hợp xướng với hơn 150 ca sĩ thuộc
các phong trào khác nhau sẽ ca ngợi Thiên Chúa cho đến 6:00 chiều. Khi
ấy ĐTC Phanxicô sẽ tham gia lễ kỷ niệm bằng giờ cầu nguyện trước ảnh Đức
Trinh Nữ Maria Salus Populi Romani.
Sự kiện này sẽ tiếp tục với hai lời chứng
thực rất có ý nghĩa của nhà văn Ireland và biên tập viên John Waters và
bác sĩ phẫu thuật Paul Batthi người Pakistan. Sau đó, đại diện của các
phong trào sẽ xin Đức Thánh Cha giải đáp một số câu hỏi, Đức Thánh Cha
sẽ trả lời ứng khẩu.
Trong số hiện diện cũng sẽ có một số
lượng lớn của những người khuyết tật các loại, cha mẹ của một đứa trẻ bị
thiệt mạng trong trận động đất ở L’Aquila, Ý, và các chính trị gia Ý
thuộc phong trào giải phóng và hiệp thông.
Sự kiện này sẽ kết thúc với việc cử hành
Thánh Lễ, do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự lúc 10:00 sáng chủ nhật, 19
tháng 5, tại Quảng trường Thánh Phêrô. Chiều Chúa nhật, tại Vương cung
thánh đường Phaolô ngoại thành, Phong trào canh tân đặc sủng sẽ có một
buổi ca ngợi tôn vinh Chúa và suy niệm với hai đề tài: Họ đã được tràn
đầy Thánh Thần – Lễ ngũ tuần hôm qua và hôm nay do Đức ông Joseph
Malagreca, người Mỹ, và đề tài Lễ ngũ tuần và Canh tân đặc sủng trong
thiên niên kỷ thứ ba, do cha Raniero Catalamessa, người Ý thuộc dòng
Phanxicô trình bày.
Tại Việt Nam, hiện nay Phong trào này được gọi là Thánh Kinh Cầu Nguyện.
Thông điệp của Đức Giáo Hoàng nhân kỷ niệm sắc lệnh Milan
Theo VIS, ngày 16.05, Thượng Phụ Đại kết
Constantinople, Thượng phụ Bartholomew I, đến thăm Milan, nhân dịp các
kỷ niệm 1700 năm Sắc lệnh của Milan, có chữ ký của Constantine và
Licinius, là các hoàng đế của phía tây và phía đông đế chế La Mã, vào
năm 313. Hiệp ước cho Kitô giáo được tự do thờ phượng khắp đế chế La Mã,
chấm dứt tình trạng đàn áp tôn giáo.
Đức Thánh Cha Phanxicô, qua ĐHY Tarcisio
Bertone, SDB, quốc vụ khanh, đã gửi một thông điệp đến Đức Hồng Y Angelo
Scola, tổng giám mục của Milan, với lời chúc cho Đức Thượng Phụ cùng
những người tham gia lễ tưởng niệm, cũng như toàn bộ thành phố, “một
quyết định quan trọng trong lịch sử tự do tôn giáo cho các Kitô hữu, mở
ra con đường mới cho Tin Mừng và dứt khoát đóng góp cho sự ra đời của
nền văn minh châu Âu”.
Trong bản văn, Đức Thánh Cha bày tỏ mong
muốn, “hôm nay cũng như sau đó, các nhân chứng chung của các Kitô hữu
phương Đông và phương Tây, duy trì bởi Thần Khí của Đấng Phục Sinh, sẽ
đồng ý sự lan truyền sứ điệp cứu độ ở châu Âu và toàn bộ thế giới, nhờ
có tầm nhìn xa của chính quyền dân sự, quyền công khai bày tỏ đức tin
của một người sẽ được tôn trọng ở khắp mọi nơi, và sự đóng góp của Kitô
giáo tiếp tục cung cấp cho văn hóa và xã hội những giá trị trong thời
đại của chúng ta sẽ được chấp nhận mà không có thành kiến”.
PV. VRNs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét