CHÂN THIỆN MỸ MẾN CHÀO CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

thoái hóa đốt sống cổ



Thoái hóa đốt sống cổ (nhiều người còn gọi thoái hóa cột sống cổ, vôi hóa, gai cột sống cổ) thì cũng đều là những tên gọi chỉ tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống cổ do nhiều nguyên nhân gây ra.

Những nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Ngoài yếu tố tuổi tác thì thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, ngồi nhiều (người làm việc văn phòng, lái xe, những người thợ hay phải ngửa nhiều khi làm việc…) hoặc ở người thường xuyên mang vác nặng trên đầu (đội cát, đá, vật liệu), hay ngồi trước màn hình vi tính hoặc xem ti vi quá lâu (vị trí để quá cao hoặc thấp quá) kéo dài lâu ngày, nhiều năm. Những tư thế đó lặp đi lặp lại lâu ngày sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, gân cơ, dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống, vôi hóa hoặc hình thành các gai xương đốt sống cổ.
 Những người do ít vận động làm cho vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế làm cho máu ít lưu thông, hoặc do ăn uống thiếu chất, nhất là thiếu canxi cũng làm cho các tổ chức của đốt sống cổ bị nuôi dưỡng kém, dần dần cũng gây thoái hóa sớm.
Thoái hóa đốt sống cổ còn bị ảnh hưởng bởi tư thế nằm ngủ, chỉ nằm một hoặc hai tư thế, không có thói quen chuyển mình hoặc do dùng gối không phù hợp (rắn quá, mềm quá, cao quá…) làm ảnh hưởng đến việc lưu thông máu đến nuôi dưỡng cột sống cổ, vùng vai gáy.

Những biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ khi đang ở giai đoạn đầu thì cảm thấy mỏi cổ, cứng cổ, hơi đau khi cúi xuống, bắt đầu xoay chuyển thấy khó chịu. Nếu không được điều trị thì sau một thời gian thấy đau nhức vùng cổ, đau nhức lan dần xuống vai, gáy, tai, đầu. Giai đoạn tiếp theo, người bệnh xuất hiện đau đầu, xoay cổ thấy đau, vướng, thỉnh thoảng còn bị cứng cổ, vẹo cổ. Sau đó các triệu chứng đau nhức tăng lên, có khi đau âm ỉ, có khi dữ dội, tê, mỏi ở vùng chẩm, đau lan ra bả vai, thường có những điểm đau khi ấn vào làm đau nhói tăng lên, có nhiều bệnh nhân còn đau xuống cánh tay, khuỷu tay, giơ tay cử động khó khăn (một bên hay cả hai tùy theo sự chèn ép vào dây thần kinh) có khi tê dọc cánh tay, bàn tay, ngón tay, đó là những biến chứng do thoái hóa bắt đầu xuất hiện.
Những biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra. 
Ở một vài bệnh nhân biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra rối loạn tiền đình, làm cho người bệnh thấy chóng mặt, xây xẩm, đi đứng loang choạng, buồn nôn, nhất là khi đứng lên, ngồi xuống, thay đổi tư thế lúc nằm.
Biến chứng đáng ngại nhất của thoái hóa đốt sống cổ là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Khi gặp phải biến chứng này thì việc điều trị thường khó khăn hơn, nhất là có chèn ép tủy sống, ở một số bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm không được chữa trị kịp thời có thể gây yếu liệt, teo cơ cánh tay, rối loạn cảm giác tứ chi, chèn ép rễ thần kinh, tủy hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật (đại tiểu tiện không tự chủ). Do vậy, để xác định thoái hóa đốt sống cổ cần khám lâm sàng bởi những bác sĩ, lương y chuyên sâu có nhiều kinh nghiệm kết hợp với chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ
 (chụp MRI) cột sống cổ để chữa trị kịp thời. Khi chụp X- quang sẽ thấy hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, vôi hóa, mọc các gai xương, ở một số bệnh nhân thấy mất đường cong sinh lý cột sống cổ. Nếu chụp MRI không những biết chi tiết thoái hóa cột sống, thoái hóa đĩa đệm mất nước mà còn phát hiện xem có bị thoát vị đĩa đệm, lồi đĩa đệm... hay không, đo đếm chính xác vị trí và mức độ nặng nhẹ của đĩa đệm bị thoát vị.

hình ảnh thoái hóa đốt sống cổ

Điều trị và phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ.
Nguyên tắc điều trị thoái hóa đốt sống cổ, khi còn ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp dùng thuốc rượu xoa bóp, vật lý trị liệu an toàn (tránh vật lý trị liệu thô bạo làm cho bệnh thêm nặng), kết hợp châm cứu giảm đau. Không nên vặn, lắc, xoay cổ khi đốt sống cổ đã bị thoái hóa, nhất là khi đã bị thoát vị đĩa đệm. Cần gối đầu với gối có độ cao vừa phải, thật thoải mái (không cao, không thấp quá, độ cứng vừa phải). Khi ngủ nên có thay đổi tư thế và thỉnh thoảng chuyển mình để cho máu được lưu thông.
Trong cuộc sống hàng ngày tránh lao động nặng quá mức cần thiết, hạn chế đứng, ngồi quá lâu (giữa giờ nên có giải lao để vận động cơ thể).
Nên có chế độ ăn giàu canxi (tôm, cua, ốc, uống sữa có can xi…) để tránh loãng xương, tránh thoái hóa khớp và nên ăn nhiều rau, trái cây để bồi phụ các loại vi chất cần thiết. Nên thường xuyên vận động cơ thể nhẹ nhàng, đều đặn, đúng phương pháp để lưu thông khí huyết.
Khi mức độ các cơn đau nhức mỏi ngày càng tăng, cần phải đến khám bởi các bác sĩ, lương y chuyên khoa xương khớp có nhiều kinh nghiệm nhằm điều trị đúng bệnh, đúng phương pháp để mau khỏi bệnh
.

Đông y điều trị thoái hóa đốt sống cổ.

Theo lý luận của y học cổ truyền thì bệnh thoái hóa đốt sống cổ là do chính khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí như phong, hàn, thấp, nhiệt xâm phạm cơ thể, ẩn nấp vào gân cơ, khớp xương, kinh lạc làm sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn gây nên các chứng đau nhức mỏi. Gốc bệnh là tại hai tạng can và thận hư yếu hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút dẫn đến can, thận bị hư tổn. Thận yếu không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được gân làm xương khớp bị thoái hóa biến dạng, vôi hóa, mọc gai.
Vì vậy khi chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ, các phương pháp chữa đều nhằm lưu thông khí huyết, đưa tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài cơ thể. Bồi bổ can thận để chống tái phát bệnh, và chống lại các hiện tượng thoái hóa cột sống. Phục hồi các chức năng bình thường của cột sống.
Lương y Nguyễn Văn Minh đã điều trị cho rất nhiều bệnh nhân khỏi những cơn đau nhức, tê mỏi do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây nên. Thường kết hợp trong uống ngoài đắp thuốc bằng rượu xoa bóp Bảo Minh do phòng khám bào chế nhằm tăng thêm công hiệu khi chữa bệnh.
Thành phần chủ yếu của bài thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ là sự kết hợp giữa các vị thuốc đông y có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, khu phong trừ thấp, hoạt huyết thông kinh lạc, nâng cao chính khí của cơ thể. Trong bài thuốc còn có những vị dẫn thuốc lên phần trên cơ thể (thượng tiêu) nhằm tăng công hiệu mau khỏi bệnh.

Bài thuốc đông y chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thành phần chính  như sau:

1- Phòng phong 10 gam.
2- Quy bản (tẩm giấm ăn, nướng chín giã vụn) 12 gam .
3- Đan sâm 
(rửa sạch, thái mỏng, sấy khô, sao) 12 gam .
4- Xích thược 
(bào mỏng sao) 12 gam.
5- Tần giao 16 gam .
6- Khương hoạt 12 gam.
7- Xuyên khung 12 gam.
8-Tế tân  4 gam.
9- Khương hoàng 12 gam.
10- Hoàng kỳ (chích mật ong) 16 gam.
11- Thương truật (tẩm nước vo gạo, sao) 12 gam.
12 - Thiên niên kiện 12 gam.
13- Kê huyết đằng 16 gam.
14- Tục đoạn (tẩy rượu) 15 gam.
15 - Mộc qua (tẩm giấm sao) 10 gam.
16 - Tang ký sinh 16 gam.
17- Hà thủ ô (chế đậu đen) 12 gam.
18- Thục địa (cửu chưng cửu sái) 16 gam.
19- Đỗ trọng (sao muối nhạt) 12 gam
20- Cam thảo (chích mật ong) 4 gam.
21- Đương quy (sao vàng hạ thổ)  16 gam.
Cách dùng:
Mỗi ngày sắc uống một thang. Nước đầu đổ 6 chén (bát), sắc cạn còn khoảng 1 chén, chắt ra. Nước hai đổ 5 chén sắc cạn còn khoảng 1/2 chén. Hai nước trộn chung chia làm hai lần uống trong ngày. Nên uống sau bữa ăn khoảng 30 - 40 phút. Nếu cần uống ngay sau khi sắc thì nước đầu sắc xong uống 2/3, còn 1/3 để lại sau khi sắc được nước hai thì hòa vào uống lần hai.
Sau khi uống thuốc được khoảng 3- 4 tuần, bệnh đã đỡ 70- 80%  thì có thể đặt làm thuốc viên tễ cho tiện sử dụng.
Ngoài ra còn phải căn cứ vào tình trạng bệnh của từng người mà gia thêm hoặc giảm bớt vị thuốc sao cho phù hợp có như vậy mới mong trị bệnh đạt hiệu quả cao.
Nghe bệnh nhân đã chữa khỏi bệnh thoái hóa đốt sống cổ trao đổi, cảm ơn: >> Tại đây
Có thể bạn muốn coi thêm: Kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm.
 Bản đồ chỉ dẫn đường tới phòng khám: >>

Hướng dẫn chỉ đường

Bệnh nhân cần tư vấn thêm để chữa khỏi bệnh thoái hóa đốt sống cổ hãy liên hệ Lương y Nguyễn Văn Minh - Phòng Khám Đông Y Bảo Minh
Địa chỉ: 373/5 Thống Nhất, Phường 11, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh 

LỜI NGUYỆN TÍN HỮU CHÚA NHẬT PHỤC SINH “C” (27/03/2016)






        Chủ Tế: (Tùy nghi)
Anh chị em thân mến!                                                  
Đức Giê-su Ki-tô đã Phục Sinh vinh quang, đã chiến thắng tội lỗi và tử thần. Trong niềm hân hoan mừng Chúa Phục Sinh, chúng ta dâng lời tha thiết nguyện xin: 

1/ Chúa Phục Sinh đã báo Tin Mừng cho mấy phụ nữ và các Tông đồ. Chúng ta hiệp lời  cầu xin Cha cho các tín hữu trở nên những chứng nhân trung kiên của Đấng Phục Sinh.

Xướng: Chúng con nguyện xin Cha!       Đáp: Xin Cha nhậm lời chúng con.

2/ Chúa Giê-su đã ra khỏi mồ để đi vào vinh quang Thiên Chúa. Chúng ta hiệp lời cầu xin Cha cho thế giới được giải thoát khỏi nạn khủng bố, khổi nấm mồ ích kỷ, để muôn dân được sống trong yêu thương, vui mừng và bình an.

 Xướng: Chúng con nguyện xin Cha!       Đáp: Xin Cha nhậm lời chúng con.

3/ Chúa Giê-su đã trải qua bao đau khổ rồi mới tiến vào vinh quang Phục Sinh. Chúng ta hiệp lời cầu xin Cha cho những ai lầm than khốn khó, đang gặp thử thách khổ đau, biết  nhìn lên Chúa, để được nâng đỡ, ủi an và đạt hy vọng dạt dào vào vinh quang đời sau.

Xướng: Chúng con nguyện xin Cha!       Đáp: Xin Cha nhậm lời chúng con.

4/ Tông đồ Gioan đã thấy và đã tin. Chúng ta hiệp lời cầu xin Cha cho cộng đoàn Giáo Xứ chúng ta cố gắng sống tinh thần Phúc Âm để những người sống chung quanh ta thấy mà tin vào Chúa Phục Sinh, đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót này.

Xướng: Chúng con nguyện xin Chúa!       Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Chủ Tế: (Tùy nghi)

Lạy Cha là Thiên Chúa toàn năng, Cha đã ban cho chúng con niềm vui và hồng ân    phục sinh. Cha cũng đã lắng nghe và ban cho chúng con những ơn cần thiết khác. Vì thế, chúng con kính cẩn và khiêm tốn dâng lên Cha những ý nguyện trên và cả những ước vọng riêng tư của mỗi người. Cúi xin Cha thương đoái nhậm nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa    chúng con… Amen.

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Nghi lễ Thứ Sáu Tuần Thánh 25.3.2016 tại GX.ĐMHCG.SG



25/03/2016 Trực tiếp Nghi lễ Thứ Sáu Tuần Thánh - Tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn

CHÚA NHẬT PHỤC SINH- 27/03/2016



THÔNG BÁO
CHÚA NHẬT PHỤC SINH
CHÚA SỐNG LẠI
     NGÀY 27/03/2016   
VPGX trân trọng thông báo:
1/ Hôm nay Chúa Nhật Phục Sinh ngày 27/3/2016, nhân Năm Thánh kính Linh Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cuối mỗi Thánh lễ hôm nay, Quý Cha có ban phép lành toàn xá cho cộng đoàn. Điều kiện để được hưởng ơn toàn xá: xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
2/ Từ ngày 28/3/2016 đến 02/4/2016 (tức Thứ Hai đến Thứ Bảy) Quí Cha không giải tội, đồng thời tại các Nhà Nguyện không có  Thánh lễ.
3/ Thứ Ba 29/3/2016  không có giờ học hỏi Lòng Chúa Thương Xót  trước Thánh lễ 18 giờ.
4/ Thứ Sáu đầu tháng 1/4/2016
a)  15 giờ Thánh lễ mừng bổn mạng Hội Lòng Chúa Thương Xót.
b)  Đáp lời kêu gọi của Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Sài-gòn, hiệp thông với toàn Giáo Phận “Giờ Lòng Thương Xót”, tại Nhà Thờ   Giáo Xứ có “Giờ Lòng Thương Xót”  lú 19 giờ đến 20 giờ.
Xin Quí Cộng đoàn tham dự.
Nguyện Chúa Ki-tô Phục Sinh chúc phúc lành, ban bình an cho hết thảy mọi người.

   VPGX

LỜI NGUYỆN TÍN HỮU THỨ BẢY VỌNG PHỤC SINH “C” (26/03/2016) (Lc 24,1-12)





        Chủ Tế: (Tùy nghi)
Anh chị em thân mến! Đức Ki-tô đã chết trên thập giá và được mai táng trong lòng đất, nhưng đã sống lại hiển vinh. Trong niềm hân hoan mừng Chúa Phục Sinh, chúng ta cùng dâng lời cầu xin: 

1/ Hội Thánh được Đức Ki-tô thiết lập để tiếp tục công cuộc cứu chuộc của Người ở trần gian. Chúng ta hiệp lời cầu xin Cha củng cố lòng tin của Hội Thánh trên con đường lữ thứ trần gian, để Hội Thánh làm chứng cho nhân loại biết rằng Ngài đã phục sinh vinh hiển.

Xướng: Chúng con nguyện xin Cha!       Đáp: Xin Cha nhậm lời chúng con.

2/ Chỉ một mình Đức Ki-tô Phục Sinh mới có quyền năng đổi mới và hòa giải mọi tâm hồn. Chúng ta hiệp lời cầu xin Cha thương xót nhân loại đang đau khổ vì hận thù và chia rẽ.

 Xướng: Chúng con nguyện xin Cha!       Đáp: Xin Cha nhậm lời chúng con.

3/ Đức Ki-tô Phục Sinh đã mở lối cho nhân loại vào cõi vĩnh hằng. Chúng ta hiệp lời       cầu xin Cha cho hết thảy mọi Ki-tô hữu ngày hôm nay khi xây dựng trần thế vẫn một lòng tin tưởng hưởng phúc trường sinh.

Xướng: Chúng con nguyện xin Cha!       Đáp: Xin Cha nhậm lời chúng con.

4/ Nhờ Đức Ki-tô Phục Sinh, Chúa Cha đã sai Thánh Thần đến với nhân loại. Chúng ta hiệp lời cầu xin Cha cho cộng đoàn Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp luôn biết sống theo sự soi sáng của Thánh  Thần Tình Yêu, để có thể làm tròn sứ mạng rao giảng sứ điệp yêu thương của Tin Mừng.

Xướng: Chúng con nguyện xin Chúa!       Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.


Chủ Tế: (Tùy nghi) Lạy Cha, Chúa Giê-su đã hứa ở cùng môn đệ cho đến ngày tận thế. Xin Ngài ở lại cùng chúng con hôm nay và trợ giúp chúng con mãi mãi. Chúng con nguyện xin nhờ Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng con… Amen.

ĐẢNG ỦY -UBND-UBMTTQ.VN PHƯỜNG 9 QUẬN 3 CHÚC MỪNG LỄ PHỤC SINH 2016






26.3.2016
Lúc 15 giờ 10 tại Văn Phòng Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài-gòn. Tiếp đoàn có Cha Phó xứ Phê-rô Đỗ Minh Trí và đại diện Ban Thường Vụ.









Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Suy niệm Thứ Sáu Tuần Thánh (Ga 18,1-19,42)




Khi đề cập đến vấn đề tội nguyên tổ và sự chết, nhiều người đã người đặt ra vấn nạn: phải chăng tội nguyên tổ và sự chết là định mệnh mà con người phải gánh chịu? Trong khi đó, có nhiều giải thích được trưng ra để giải đáp cho vấn nạn trên. Trong số đó, có người ta dựa vào thuyết nhân quả để giải thích căn do của sự dữ và sự chết, nhưng xem ra thuyết nhân quả không thuyết phục trước khái niệm về một Thiên Chúa công bằng: thưởng kẻ lành, phạt kẻ dữ. Và rồi, không ít người cảm thấy bối rối trước khái niệm về Thiên Chúa vừa công bằng, lại vừa nhân từ vô cùng. Vì lẽ đó, vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng cho vấn nạn trên, nếu như người ta chỉ dựa trên những suy luận duy lý.
CuocKhoNanNoiTamCuaChuaGiesuCách riêng, có thể đoạn Tin Mừng theo Thánh Gioan 18,1 – 19,42 làm cho nhiều người có cảm tưởng đau khổ, sự dữ và sự chết như thể một màn tối bao phủ trên Đức Giêsu. Điều đó khiến họ tự hỏi, phải chăng Đức Giêsu cũng là một trong số những nạn nhân đáng thương hơn hết giữa một nhân loại đáng thương?  Bên cạnh đó, có không ít người tỏ ra thương cảm trước những đau khổ về thể lý lẫn về tinh thần quá lớn mà Đức Giêsu đã gánh chịu; rồi vội vàng đi đến việc qui trách nhiệm cho những người đương thời là những người đã trực tiếp gây ra đau khổ và cái chết của Đức Giêsu. Chẳng hạn như các thượng tế, các kinh sư và những người thuộc nhóm Pharisiêu là những kẻ chủ mưu; quan Philatô  hèn nhát, nhu nhược; Giuđa hám tiền, phản bội bán đứng Thầy của mình cho các những kẻ thù ghét Đức Giêsu; đám đông dân chúng bị giật dây, cuồng tín, nên đã trở mặt đòi đóng đinh Đức Giêsu; binh lính hành xử mù quáng, dã man qua việc lấy đội mão gai lên đầu; rút thăm áo choàng của Đức Giêsu như một trò chơi cá cược. Khi Đức Giêsu trút hơi trên thập giá, họ vẫn lấy giáo đâm thấu tim của Người. Thậm chí, người ta cũng không ngần ngại phê bình Phêrô và các môn đệ khác vì sợ liên lụy, nên người thì chối Thầy của mình, kẻ thì lẩn tránh xa xa; ngoại trừ Gioan…
Nếu tự vấn lương tâm mình, và nhìn vào xã hội chúng ta đang sống, chúng ta nhận thấy không phải chỉ có một Caipha lạm quyền, ưu mô, thủ đoạn; cũng không phải chỉ có mình Philatô hèn nhát, hám quyền, hám lợi, hay đâu chỉ có mình Giuđa mới hám tiền; hoặc không chỉ Phêrô khi xưa mới chối Thầy; và cũng không chỉ có những binh lính khi xưa mới bị sai khiến hành xử dã man, mù quáng.
Hẳn là không ai có thể phủ nhận những đau khổ và cái chết của Chúa Giêsu là do sự độc ác của con người gây ra. Tuy nhiên, đau khổ và cái chết mà Chúa Giêsu gánh chịu không phải là một tai ương tình cờ ấp xuống trên Người, mà là một chọn lựa vâng theo thánh ý Chúa Cha cách trọn vẹn. Vì lẽ đó, trước lúc trút hơi thở cuối cùng, Chúa Giêsu đã nói: “Thế là đã hoàn tất” (Ga 19,30). Khi đề cập đến sự vâng phục của Chúa Giêsu, tác giả của thư gởi tín hữu Hipri cũng dạy rằng: “Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục, và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người đã trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người” (Hr 5,8-9).
Ngoài ra, qua việc hiến mình chịu chết trên thập giá, chúng ta nhận ra khuôn mặt Người Tôi Trung công chính mà ngôn sứ Isaia đã loan báo, đó chính là Chúa Giêsu. Người được sai đến để gánh lấy tội lỗi của loài người chúng ta và có thể làm cho chúng ta nên công chính: “…Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính tôi trung của Ta, sẽ làm cho muôn người nên công chính và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ” (Is 53,11).
thapgia chieuNhư vậy, Chúa Giêsu đến thế gian không nhằm dạy người ta một khái niệm về giải thoát, nhưng đã chịu chết trên thập giá và đã phục sinh, để giải thoát nhân loại khỏi tội và sự chết.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa vì Chúa đã chịu chết để giải thoát chúng con khỏi tội lỗi và sự chết. Xin giúp chúng con thật lòng ăn năn, chừa bỏ tội lỗi và luôn cố gắng noi gương Chúa, luôn vâng phục thánh ý Chúa Cha trong mọi sự để chúng con cũng được vinh quang phục sinh với Người.
Giacôbê Võ Minh Quang, C.Ss.R.

Hình ảnh xúc động tại Thánh Lễ Tiệc Ly - GX. Công Lý 2016



Nguồn: http://chuacuuthe.com/

Thứ Sáu, 25-03-2016 | 06:39:44
Những năm gần đây, giáo dân trên toàn thế giới ngỡ ngàng với hình ảnh Đức Giáo Hoàng Phanxicô rửa chân cho tù nhân, cho phụ nữ và cả người ngoại đạo. Việc rửa chân trong Thánh Lễ Tiệc Ly ngày nay tại các giáo xứ, không không còn cứng nhắc dành cho 12 vị đại diện cho các thánh tông đồ ngày xưa nữa. Năm nay, Đức Giáo Hoàng của chúng ta đã rửa chân cho 11 di dân và 1 tình nguyện viên. Cụ thể, trong số các di dân, 4 là thanh niên Công giáo từ Nigeria, 3 là phụ nữ tín hữu Copt từ Eritrea, 3 là người Hồi giáo, và một là người Hindu từ Ấn Độ.
Và tại Giáo xứ Công Lý cũng vậy, “đối tượng được rửa chân” không phân biệt nam nữ, già trẻ. Đó là à những cụ ông, cụ bà đau yếu ngồi trên xe lăn. Đó là các em giáo lý viên, huynh trưởng. Đó là một người may mắn được chọn ngẫu nhiên. “Cha muốn hết tất cả mọi người có mặt nơi đây sẽ rửa chân cho nhau, nhưng không có đủ thời gian, chúng ta hãy cùng hiệp thông trong mầu nhiệm yêu thương của Chúa.” – Cha J.B Trần Văn Nhũ chia sẻ trong Thánh Lễ.
Một nét rất đặc biệt là, “người rửa chân”cho anh chị em mình năm nay tại giáo xứ là 2 vị giáo dân- đại diện cho Hộiđồng Giáo xứ (HĐGX).
IMG_2687
Đây là những hình ảnh quen thuộc, giản dị và ý nghĩa của GX. Công Lý suốt  những năm qua trong Thánh Lễ Tiệc Ly
IMG_2684
Một vị trong HĐGX rửa chân cho Giáo Lý viên và huynh trưởng
IMG_2688
“Thực sự là xúc động! Và cảm thấy Chúa yêu mình quá, yêu nhiều lắm. Chính vì thế, mà mình phải sống khiêm nhu hơn, khiêm nhường hơn nữa, phục vụ hơn nữa, nhất là đối với những bệnh nhân.” – Bà Maria Thái Thị Đông, chi sẻ khi sau khi rửa chân cho anh chị em mình.
IMG_2692
Những người được rửa chân không còn cứng nhắc là đại diện cho các thánh tông đồ ngày xưa
IMG_2693
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”
IMG_2696
Trước đây, bà Maria Thái Thị Đông đã từng được rửa chân tại ngôi giáo đường đơn sơ này.
12910111_1150474618297478_2145075037_n
“Thật vậy, mỗi lần anh em ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết, cho tới ngày Chúa đến” (1 Cr 11, 26).
Bài và ảnh: Terasa Nguyễn

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

LỜI NGUYỆN TÍN HỮU THỨ NĂM TUẦN THÁNH (24/03/2016) (Ga 13,1-15)




Lời mở: Chủ tế: (Tùy nghi)
Anh chị em thân mến!
Hôm nay chúng ta kỷ niệm hai sự kiện lớn, lập chức Linh mục, truyền dầu và lập Bí tích Thánh Thể, đây là dấu ấn tình yêu mà Chúa Giê-su Ki-tô vì yêu thương chúng ta / Ngài đã lưu ký, Chúng ta cùng dâng lên Cha những lời nguyện xin:
1/ “Đây là mình Thầy, hiến dâng vì anh em”. Xin cho các Linh mục, Giám mục được đầy sự khôn ngoan, thánh thiện, sức khỏe để phục vụ đàn chiên Cha giao phó.
Xướng: Chúng con nguyện xin Cha!  - Đáp: Xin Cha nhậm lời chúng con.    
2/ “Thầy đến để yêu thương và phục vụ”. Xin cho các vị Mục tử và toàn thể cộng đoàn dân Cha luôn trung thành với ơn gọi dấn thân, yêu thương và phục vụ mọi người.
Xướng: Chúng con nguyện xin Cha!  - Đáp: Xin Cha nhậm lời chúng con.    
3/ “Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi thì được sống đời đời”. Xin Cha giúp chúng con giữ tâm hồn trong sạch để đón rước Con Cha / và cho chúng con ý thức sống thế nào để chứng tỏ sự sống của Chúa Giê-su Ki-tô đang hoạt động nơi chúng con.
Xướng: Chúng con nguyện xin Cha!  - Đáp: Xin Cha nhậm lời chúng con.  
4/ “Anh em cũng phải rửa chân cho nhau”. Xin cho cộng đoàn Giáo Xứ chúng ta luôn thể hiện tình yêu thương đoàn kết với nhau, cùng nhau chia sẻ vui buồn và biết trở nên người phục vụ Tin Mừng như lòng Cha mong muốn.
Lời kết: Chủ tế: (Tùy nghi)

Lạy Cha giàu lòng thương xót, lời của Con Cha còn vang vọng mãi: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng con là môn đệ Thầy là các con yêu thương nhau”. Xin cho cộng đoàn chúng con đang cử hành mầu nhiệm thánh này, biết cụ thể hóa bằng hành động, giúp chúng con trên đường sống đạo.  Chúng con cầu xin nhờ Đức Ki-tô Chúa chúng con… Amen.

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Tiệc cưới TOÀN PHƯƠNG - NHI TRANG 19.03.2016



20.03.2016
Nhân tiệc cưới hai cháu Toàn Phương - Nhi Trang tối 19.03.2016, gặp lại những người bạn "CHUNG MỘT MÁI TRƯỜNG SAU HƠN 40 NĂM"