VRNs (18.05.2013)
– California, USA - Thật sự, nếu lý thuyết về sự “Tự tiến hóa” (Self
evolution) của Darwin mà được giới thiệu vào thế kỷ 20, với những khám
phá mới về DNA, về sự cấy ghép và lai tạo giống, và đặc biệt là sự
“Clonning”, tạo ra một sinh vật mới từ tế bào gốc của một sinh vật chủ,
thì nhất định, lý thuyết của Darkwin sẽ bị ngâm trong hồ sơ của muôn
ngàn phát minh chưa hoàn chỉnh. Darwin chỉ
quan sát những điểm “tương cận, tương đồng” (similarity) bề ngoài của
các sinh vật rồi xếp loại sinh vật mà không đủ khả năng để nghiên cứu về
sự “Khác biệt” (differentiation) của các phân tử hoặc DNA của chúng và
nhất là không thể giải thích nguyên nhân những biến đổi kỳ lạ của các
giống trong một môi trường bình thường, không có một nhu cầu phải thay
đổi để tồn tại (Survival for the fitness). Thí dụ như khi quan sát thấy
hai con chim Galapagos có bề ngoài và cách sinh hoạt giống nhau nhưng
khác về cái mỏ (finch), con chim Galapagos có mỏ ngắn (A) ở những vùng
có nhiều sâu ở ngoài thân cây, chim Galapagos có mỏ dài (B) sinh sống ở
chỗ mà sâu ẩn núp trong khe kẽ của cây, thì Darwin cho rằng con chim (B)
là hậu duệ của chim (A) và vì “nhu cầu sống còn” nên phải “tự phát
triển” (self development) mọc dài mỏ ra để có thể gắp được con sâu trong
tổ!
Thoạt nghe lý thuyết này, những người có
suy nghĩ đơn giản liền vỗ tay hoan hô, mà không để ý đến “mắt xích” giữa
hai con chim (A) và (B) bị đứt ở chỗ “Tự” (self) đó. Yếu tố nào, sức
mạnh nào, khả năng nào mà một con chim “tự“suy nghĩ” để tìm ra một
phương pháp kéo dài các tế bào mỏ ra để thích ứng với môi trường mới?
Việc kéo dài tế bào da và xương ở mỏ thêm vài “inch” nữa, nếu có, cần
phải qua một quá trình thật dài đến cả ngàn năm, trong khi những con
chim (A) và (B) vẫn tồn tại cùng một lúc, với cùng chiều dài của mỏ cho
Darwin có cơ hội mà chụp hình chúng, mà không thấy có triệu chứng nào là
con chim (B) sẽ tiếp tục kéo dài mỏ thêm cho việc gắp sâu tiện nghi
hơn! Darwin đã “chào thua” yếu tố này và cố dẫn giải trong cuốn “The
Origin” như sau: “Nếu có thể chứng minh được rằng tất cả mọi bộ phận
phức tạp đang hiện diện mà không có thể được tạo thành bởi vô số những
biến cải nhẹ và liên tiếp thì lý thuyết của tôi sẽ hoàn toàn đổ vỡ (If
it could be demonstrated that any complex organ existed, which could not
possibly have been formed by numerous, successive, slight
modifications, my theory would absolutely break down)!
Theo Định luật bảo toàn năng lượng, năng
lượng không thể tự nhiên sinh ra hay mất đi mà chỉ có sự đổi chỗ. Nếu
gọi lực là F, chúng ta có: F (vào) = F (ra). Theo nguyên tắc vật lý, một
vật sẽ giữ nguyên trạng mãi mãi nếu không có một lực tác động lên nó.
Vậy, lực tác động nào đã áp đặt lên cái mỏ chim để các tế bào ở đó dài
ra? Lực tác động nào đã tạo ra cái “đơn bào đầu tiên, thủy tổ mọi sinh
vật” hiện diện trên trái đất? Lực nào đã biến đơn bào đó thành con cá?
Rồi lực nào đẩy con cá bò lên cạn, tự bỏ vẩy, chặt đuôi, tự mọc da, mọc
tay chân biến thành khỉ? Lực nào bảo giống khỉ đó bò xuống đất biến
thành những mỹ nhân vừa đẹp vừa hấp dẫn như Marilyn Monroe, Brigitte
Bardot, Jayne Mansfield…với những đường cong của bộ ngực tuyệt diệu như
thế, mà không phải là cặp vú nhẽo nhẹt, lông lá của các con hắc tinh
tinh? Lực nào chỉ giới hạn cho người phụ nữ có hai vú thay vì hàng chục
cái vú như của chó và heo? (Tưởng tượng Jayne Mansfield, M.M. hay B.B.
mà có hai hàng vú, mỗi bên 5 cái, thì không biết đàn ông có còn coi các
nàng là thần tượng của họ không????)
Vì thế lý thuyết Tiến Hóa (Evolution
theory) của Darwin chỉ có thể được công nhận như một giả thiết
(hypothesis) có sự nghiên cứu công phu bằng cách sưu tập các mẫu vật
trên nhiều lục địa trong một khoảng thời gian dài, mà không thể trở
thành Định Luật (Law) bắt buộc mọi con người phải chấp nhận những gì mà
Darwin giới thiệu. Việc bộ Giáo dục Hoa Kỳ cho phép giảng dậy Thuyết
Tiến Hóa (Lưu ý: vẫn là “Thuyết” mà chưa phải là “Định Luật”) trong các
trường học không phải là chính phủ Mỹ công nhận Thuyết Tiến Hóa là đúng,
vì thật ra, với nguyên tắc Tự Do, Dân Chủ, có hàng trăm Thuyết vẫn được
giảng dậy cho học sinh có một sự so sánh, tìm hiểu, và sau đó, tự tìm
lấy cho mình một đường hướng đi riêng, như Theory of knowledge
management, theory of global climate change, theory of Big Bang, theory
of human behavior… Trong khi các “theory” đó được giảng dậy, các nhà
khoa học vẫn tiếp tục tìm kiếm thêm các dữ kiện hoàn tất các “theory”
của mình, cho đến khi nào “theory” trở thành “định luật” (law) thì mới
thôi.
Nhìn lại Thuyết Tiến Hóa của Darwin, thật
sự, người ta có thể đặt ra cả ngàn câu hỏi làm cho Darwinists lúng túng
y như một con ếch vẫn quen bơi nhẩy tại ao nhà, bỗng dưng đứng trước
đại dương mênh mông thì chới với, hoảng hốt, nhẩy bừa vào một khe đá nào
đó, rồi hé mắt nhìn quanh. Trong phạm vi một bài viết chật hẹp, người
viết bài này chỉ xin đặt một số câu hỏi quan trọng như sau:
1-Về sự Chết: Nếu không có một lực nào
tác động trên mọi sinh vật, trong khi các sinh vật cứ “tự” tiến hóa để
sinh tồn, thì sự tiến hóa đó sẽ tiếp tục đến muôn triệu năm, và không
bao giờ có sự Chết! Nhưng thực tế cho thấy là thời gian tồn tại trên mặt
đất của các sinh vật khác nhau. Con rùa sống dai nhất được khoảng 100
năm, còn các giống vật khác thì có sinh mệnh ngắn hơn, tùy loại. Thuyết
Tiến Hóa cũng không giải thích được sự có mặt của “Bệnh Tật”. Tại sao
lại mắc bệnh, khi “nhu cầu thay đổi để tồn tại” lúc nào cũng có? Nhất là
với con người thì nhu cầu được sống rất cao, hầu như không có ai muốn
chết cả, và vào bất cứ thời điểm nào, con người cũng chiến đấu để được
tồn tại, nhưng cuộc chiến này hoàn toàn vô vọng! Nhân loại vẫn chết,
chết trẻ, chết bệnh, chết vì già… Darwin cũng đã chết mà chưa giải thích
được việc này!
2-Về sự tiêu hóa: Ăn vào thì phải thải
ra, nếu không thì nhất định con người chết liền ngay sau khi sanh. Tại
sao vậy? Lực nào bắt buộc bao tử phải co bóp, và các mô ở thành bao tử
phải hấp thụ các chất bổ, rồi lực nào buộc các chất bổ phải chuyển đi
các bắp thịt, các mô khác, còn lại chất bã thì tống ra ngoài? Luật Tiến
hóa hiện diện dưới hình thức nào khiến các thức ăn ngon miệng, nhìn thấy
thì thèm thuồng kia bỗng biến thành chất dơ, thối tha, khi thải ra, ai
cũng sợ? Thức uống ngon ngọt như thế bỗng thành nước tiểu khai lòm,
không thể chịu đựng được?
3-Về sự sinh dục: Luật tiến hóa nào buộc
các hình thức sinh dục của cây cỏ, thực vật khác với sinh hoạt tình dục
của động vật, của con người? Tại sao lại có hoa lưỡng tính, có cả nhị
đực, nhị cái để chúng va chạm vào nhau, biến thành quả? Tại sao lại có
hoa đơn tính, cần các lực khác mới kết quả? Tại sao hoa dưa tây cần bàn
tay người chạm nhị đực vào nhị cái thì mới thành trái? Các loại bông
khác cần chân của con ong, cần sự mò mẫm của côn trùng? Cây thông lại
thải phấn bay khắp không trung, để phấn đậu xuống hoa cái? Tại sao các
bộ phận sinh dục của động vật đều thích ứng với nhau, giống đực bốn chân
phải cần bộ phận sinh dục vừa dài vừa to mới có thể khắng khít với bộ
phận cái? Tại sao giống hai chân như chim, gà lại có bộ phận sinh dục
ngay phía dưới đuôi mà không bên trên? Sao con vịt xiêm đực lại có cơ
phận vừa dài vừa xoắn khoảng gần hai gang tay, kéo lê trên đất mà không
bị đứt, bị xơ? Sao con thỏ đực lại chỉ cần nhẩy lên có một hai giây rồi
lăn đùng ra mà cũng có thỏ con? Sao con người lại linh hoạt hơn con vật
khác trong vấn đề sinh hoạt tình dục? Tại sao hình dáng bộ phận sinh dục
của con người cũng toàn vẹn, khít khao, chỗ này bảo vệ chỗ kia, tạo ra
cảm giác sảng khoái lạ lùng mà thuyết Tiến Hóa chưa bao giờ dám đụng
tới?Tại sao và tại sao?
Cả ngàn vạn câu hỏi cho Darwin mà chắc
chắn rằng, những người không tin vào một sự sắp đặt của một Đấng Toàn
Năng (omnipotence), bên ngoài loài người, thông suốt mọi sự, vẫn hàng
điều hành vũ trụ với muôn triệu sinh vật, thực vật một cách toàn hảo thì
vĩnh viễn không thể nào trả lời nổi! Đấng Toàn Năng này, có thể là Ông
Trời, là Thượng Đế, là Thần, hay là Chúa, tùy theo con người tin tưởng
và đặt tên. Đấng Toàn Năng này đã đặt ra Sự Chết để giới hạn sự phung
phí của con người, cũng như để bảo toàn trái đất. Nếu không có sự chết,
không có bệnh tật, con người cứ thế mà sản sinh, nẩy nở, thì chỉ trong
vài thế kỷ là trái đất đã tràn ngập, lúc nhúc con người và tất cả đều tự
diệt vì thiếu thực phẩm, thiếu nước uống, và không có chỗ để thở! Tất
cả mọi sinh hoạt của vi sinh vật, vi khuẩn, côn trùng, thú dữ, gió
chướng, bão giông, sóng thần, núi lửa… cũng đều có mục đích “phục vụ”
cho con người, vì nếu không có những yếu tố giết người ấy, nạn nhân mãn
sẽ xẩy ra và kết quả còn tai hại hơn gấp ngàn lần sự sống! Vì thế, mà
những nhà khoa học chân chính mới khâm phục sự tính toán tinh vi của
Thượng Đế hay Thiên Chúa. Chỉ những kẻ vô thần, đầu óc sơ cứng mới không
chấp nhận sự hiện diện của Thiên Chúa mà thôi. Pascal, nhà khoa học lỗi
lạc của nhân loại đã từng nói: “Khoa học nông cạn làm cho người ta xa
Thiên Chúa. Khoa học tinh vi làm cho người ta gần Thiên Chúa.”
Bởi thế, hàng ngày, con người có tín
ngưỡng vẫn thắp nhang cầu Trời, khấn Phật hay đọc kinh thầm thĩ, xin
Đấng Tối Cao chuyện này, chuyện nọ. Họ tin tưởng vững chắc rằng lời cầu
xin đó, ý tưởng thầm thĩ đó, chỉ là hư vô, nếu không có một Đấng biết
lắng nghe, biết nhìn tư tưởng trong óc não của con người như là nhìn vào
một màn hình Computer tinh vi, vĩ đại, để thấu hiểu hết sự tốt, sự xấu
của con người đối với Trời, với Thượng Đế, hay với Thiên Chúa và với
nhau, từ đó mới có thể thi ơn hay giáng họa cho họ. Còn những kẻ vô thần
mà lại mang tính kiêu ngạo mới chế diễu ông Trời, mạ lị Thiên Chúa. Họ
sống một đời vô định, không tin tưởng vào ai ngoài chính mình, nên lúc
nào cũng cô đơn khủng khiếp, mỗi ngày mỗi tăng. Nỗi cô đơn của họ thì
không ai, không yếu tố nào có thể lấp đầy ngoài việc suy nghĩ và tin
tưởng ở một Đấng Toàn Năng thấu hiểu họ hơn họ hiểu chính họ, vì Đấng ấy
đã tác tạo ra họ.
Chu Tất Tiến, M.S.P.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét