CHÂN THIỆN MỸ MẾN CHÀO CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Tin Công giáo thế giới, ngày 13.03.2014



6.png1.pngcVRNs ( 13.03.2014) – Sài Gòn-  1. Ngày thứ 3 trong kỳ tĩnh tâm của Đức Giáo hoàng
Zenit- Ngày thứ ba trong kỳ tĩnh tâm Mùa Chay của Đức Thánh Cha Phanxicô với các thành viên của Giáo Triều Rôma, Đức Cha Angelo De Donatis là người giúp giảng tĩnh tâm hôm nay. Ngài mở đầu ngày thứ 3 của cuộc tĩnh tâm này với hình ảnh về sự tạo thành con người.
Để minh họa cho quan điểm của mình, Đức Cha De Donatis đã cầm quả lựu chín trên tay và giơ lên ​​cho mọi người thấy. Ngài giải thích rằng khi điều này xảy ra, mỗi hạt giống nhỏ này, bị xâm chiếm bởi mong muốn tự khẳng định, tìm cách phát triển lớn hơn trong cuộc cạnh tranh quyền lực với những hạt khác cho đến khi chúng phát nổ và phá hủy trái lựu này.
Ngài nhấn mạnh vẻ đẹp của tạo vật là con người sẽ bị hủy hoại nếu con người ngăn cản hơi thở của Thiên Chúa, tức là tình yêu thương nhân từ của Thiên Chúa, không cho Chúa thấm nhập vào tận đáy lòng mình.
6.png1.pngc
Để giải thích rõ hơn về tác động của ma quỉ lên con người, Đức Cha đã dựa trên bài Tin Mừng về cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người bị quỷ ám, được thuật trong Tin Mừng theo Thánh Máccô ( 5:1-20 ).
Đức Cha De Donatis nói, phản ứng của những người chăn nuôi heo trước sự kiện này nhắc nhở chúng ta về những gì đang xảy ra trong thế giới ngày nay. Thật vậy, không ai nhớ về người thanh niên đã được giải thoát khỏi quỷ ám, họ quan tâm nhiều hơn tới thảm họa kinh tế đã gây ra cái chết của 2.000 con heo. Thậm chí họ cầu xin Chúa Giêsu phải rời khỏi vùng đất của họ;  và Chúa đã bỏ đi trong im lặng. Do đó, Ngài kết luận, ý thức hệ kinh tế đã ngăn cản họ gặp gỡ Chúa Giêsu.
Đức Cha đã dành trọn buổi tĩnh tâm chiều thứ hai vừa qua để nói về mối quan hệ giữa công trình của con người và ân sủng của Thiên Chúa. Dựa vào Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Êphêsô (2:1-10), Đức Cha De Donatis nhắc lại rằng nhiệm vụ của chúng ta không phải là để cho thấy những gì Giáo Hội đạt được, những gì các linh mục thực hiện, những gì các Kitô hữu hoàn thành. Thay vào đó, nhiệm vụ của chúng ta là để cho thấy những gì Thiên Chúa hoàn thành thông qua chúng ta. Ngài nói thêm, thực tế chúng ta có nguy cơ trở nên trần tục khi đặt những nỗ lực và công việc của chúng ta làm trung tâm.6.png1.pngc.pngc
Vì vậy, chúng ta cần phải ký thác chính mình để nhận ra rằng chúng ta chỉ là “tội nhân được ân xá”.  Như Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta nhiều lần, chúng ta được cứu “bởi ân sủng” chứ không phải do “công trình của lề luật”. Do đó chúng ta cần giải phóng chính mình khỏi những cám dỗ của cảm giác rằng chúng ta luôn luôn phải làm điều gì đó, mà quên rằng chúng ta đã được cứu nhờ sáng kiến ​​tự do và yêu thương của Thiên Chúa.
Đức Cha kết thúc bài giảng bằng cách mời tất cả những người hiện diện thay đổi thái độ và để thấy rằng, trong sứ vụ mục tử ngày nay “tất cả mọi thứ sẽ chảy ra như hoa trái của Chúa Thánh Thần”.
2.Người Tây Tạng bị bắt giữ và bị tấn công ở Nepal
(AsiaNews) – Ngày 10 tháng 3, để làm hài lòng chính phủ Trung Quốc chính quyền Nepal đã bắt giữ một nhóm người Tây Tạng đang biểu tình chống Bắc Kinh nhân ngày kỷ niệm cuộc nổi dậy chống cộng sản nhưng bị thất bại 1959.

Nguồn tin cảnh sát xác nhận: những người bị bắt đã được xác định là Jumpa , Sonam Tashi, Sonam Chodung, Kansang Poldon, Mingma, Apa , Jigned Lạt Ma, Suzil Lạt Ma, Tanzim Padma và Padma Dolma. Cảnh sát đã không tiết lộ nơi giam giữ hay các cáo buộc chống lại họ.

Ngoài Đạt Lai Lạt Ma có một số lượng lớn người Tây Tạng rời khỏi đất nước của họ để định cư ở Ấn Độ và Nepal khi cuộc nổi dậy chống Trung Quốc thất bại. Có khoảng 20 ngàn người Tây Tạng ở Nepal bị chính phủ kiểm soát chặt chẽ để tránh các rắc rối với Bắc Kinh: gần như tất cả đều được tập trung trong 18 trại, chủ yếu là ở thung lũng Kathmandu.

Một thập kỷ trước, Nepal và Trung Quốc bắt đầu tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị và ngoại giao. Kathmandu lo sợ mất các công ty giàu có của Trung Quốc và do đó làm tất cả trong quyền lực của mình để tránh căng thẳng.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ – đứng đầu là Quốc hội – cấm người Tây Tạng cử hành lễ kỷ niệm này. Cảnh sát tuần tra các trại khoảng một tháng, tiến hành các cuộc tấn công bất ngờ vào ban đêm. Bất chấp tình trạng này, một số người tị nạn ở Hattisar đã treo những lá cờ Tây Tạng và hô khẩu hiệu chống Trung Quốc .

Nhà hoạt động nhân quyền cho người Tây Tạng ở Nepal, Tsering Lạt Ma nói: “Nhiều người Tây Tạng không thể ngủ được trong nhiều ngày vì cảnh sát đã tấn công các trại và thậm chí cả phòng ngủ của họ. Điều này thực sự làm chúng tôi sợ hãi.

Ngày 10 tháng 3, chúng tôi đã bị cấm rời khỏi trại và cảnh sát buộc chúng tôi phải ở lại trong nhà. Chúng tôi không được phép đi cầu nguyện. Điều này vi phạm tôn giáo của chúng tôi.
3. Bất ổn dân sự ở Venezuela, các nhà thờ bị tấn công
“Một số nhà thờ nằm trong vùng là nơi xảy ra cuộc xung đột tấn công bởi những nhóm bạo lực” một thành viên của Hội đồng giám mục đã cho biết.
Theo báo cáo của cơ quan thông trấn Fides, một nhà thờ ở Mérida, với 200.000 người bị tấn công đang khi tham dự thánh lễ. Maracaibo, thành phố lớn thứ hai quốc gia của quốc gia này, nơi mà lực lượng an ninh đánh đập một linh mục.
Tại bang Aragua, những kẻ đập phá đã đột nhập vào giáo xứ, phá hủy nhà tạm và ném các đĩa thánh chén thánh xuống đất. EI Periodiquito, một tờ báo Venezuela, tường thuật rằng: bàn thờ đã bị phá hủy. Tờ báo cũng cho biết những tội phạm thường tấn công vào ban đêm.
Các nhà lãnh đạo Hội thánh tại Venezuela căng thẳng với chính phủ kể từ thời lãnh đạo cuối cùng của Hugo Chavez
4. Kỉ niệm một năm làm giáo hoàng của Đức Phanxicô
Đã trong một năm, kể từ khi Đức HY Jorge Mario Bergolio bước lên ban công Tòa thánh Vatican, ngày 13-3. Người đứng đầu văn phòng báo chí Vatican, Linh mục Federico Lombardi cho biết, Vatican sẽ tổ chức mừng kỉ niệm ngày này của ĐGH. Nhân dịp này VRNs cũng điểm lại những hình ảnh kỉ niệm của Ngài trong năm qua.
Pv.VRNs

Không có nhận xét nào: