1. Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự
buổi hát kinh chiều tạ ơn ngày cuối năm
Vào lúc 5h chiều thứ Tư 31 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi hát kinh chiều tạ ơn Te Deum bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô cùng với tất cả các vị trong giáo triều Rôma trong đó có hơn 20 Hồng Y, đặc biệt là Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám Quản Rôma, các Giám Mục phụ tá, đông đảo các cha sở và tín hữu cùng với Ông Đô Trưởng và chính quyền miền Lazio và thành phố Roma. Hiện diện trong buổi lễ cũng có đông đảo các vị trong Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh.
Đây là một truyền thống đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 giải thích như sau: “Giáo Hội gợi ý rằng chúng ta không nên kết thúc năm cũ mà không bày tỏ lời cám tạ Chúa, vì những ơn lành Ngài ban cho chúng ta”.
Cuối kinh chiều, có nghi thức đặt Mình Thánh Chúa và hát kinh Te Deum tạ ơn Thiên Chúa. Thánh thi Te Deum, nghĩa là Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi hát mừng, tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa, là một bài thánh thi Latinh cổ xưa bằng văn xuôi có nhịp điệu tương tự như nhịp điệu của bài Gloria in Excelsis Deo, tức là Kinh Vinh Danh: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời.
Nội dung thánh thi Te Deum có thể dịch như sau:
Sau đó, Đức Thánh Cha đã ra quảng trường thánh Phêrô viếng thăm và cầu nguyện trước hang đá khổng lồ tại đây.
2. Thánh lễ đầu Năm Mới tại Vatican
Lúc 10h sáng thứ Năm 1 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón năm mới với thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và Ngày Hoà Bình thế giới lần thứ 48 tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Chủ đề của ngày Hòa Bình Thế Giới năm nay là “Không còn là nô lệ, nhưng là anh chị em”,
Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có đông đảo các vị trong giáo triều Rôma. Đặc biệt, Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình, và Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã đứng hai bên Đức Thánh Cha trên bàn thờ. Tham dự thánh lễ có các vị đại sứ trong ngoại giao đoàn và đông đảo các tín hữu ngồi chật bên trong đền thờ.
Tuyên bố của Hội đồng Toà Thánh về Công lý và Hoà bình nhấn mạnh rằng nhiều người nghĩ rằng chế độ nô lệ là chuyện của quá khứ. Nhưng trong thực tế, cơn dịch này của xã hội vẫn còn quá hiển nhiên trong thế giới ngày nay.
Chủ đề của ngày hòa bình thế giới năm nay là một câu trích từ thư thánh Phaolô gửi ông Philomeno (1,15-16). Sứ điệp gồm 2 phần: Phần đầu Đức Thánh Cha nói về những khía cạnh đa dạng của nạn nô lệ trong quá khứ và ngày nay, và nhắc đến những nguyên nhân sâu xa của chúng. Trong phần thứ II ngài khuyến khích tìm ra những giải pháp chung để bài trừ nạn nô lệ mà ngài gọi “một hiện tượng đáng kinh tởm”.
Ngày Hòa Bình Thế Giới do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI khởi xướng, được cử hành vào ngày đầu năm mỗi năm. Sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới của Đức Thánh Cha được gửi đến các Bộ trưởng Ngoại giao tất cả các quốc gia trên thế giới và cũng cho thấy đường lối ngoại giao của Toà Thánh trong năm sắp tới.
3. Đức Thánh Cha kêu gọi củng cố tự do tôn giáo
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin lễ thánh Stephano tử đạo trưa ngày 26 tháng 12, Đức Thánh Cha nhắc đến con số đông đảo các tín hữu Kitô và các vị chủ chăn đã chịu tử đạo trong năm 2014 và cầu nguyện để máu các vị gây nên ý thức về tình trạng bách hại tôn giáo trầm trọng trên thế giới ngày nay và các nhà cầm quyền dấn thân củng cố quyền tự do tôn giáo trên thế giới.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, với sự tham dự của 20 ngàn người, Đức Thánh Cha nhận xét rằng qua cuộc tử đạo của mình, thánh Stephano tôn vinh biến cố giáng thế của Vua các vua, dâng hiến cho Chúa chính mạng sống của mình, và chỉ cho chúng ta cách sống trọn vẹn mầu nhiệm Giáng Sinh.
Đức Thánh Cha nhắc đến sự kiện trong bài Phúc Âm ngày lễ cùng ngày có câu Chúa nói: “Các con sẽ bị mọi người ghét bỏ vì danh Thầy. Nhưng ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu thoát” (Mt 10,22). Những lời này của Chúa không làm xáo trộn việc cử hành lễ Giáng Sinh, nhưng thanh tẩy việc cử hành lễ này khỏi những lớp bọc đường giả tạo không thuộc về ngày lễ. Lời Chúa giúp chúng ta hiểu rằng trong những thử thách chấp nhận vì đức tin, bạo lực bị tình yêu đánh bại, sự sống chiến thắng sự chết.”
Đức Thánh Cha giải thích rằng:
“Để thực sự đón nhận Chúa Giêsu trong cuộc sống của mình và kéo dài niềm vui đêm Giáng Sinh, con đường phải theo chính là con đường mà Phúc Âm hôm nay chỉ dẫn, đó là làm chứng cho Chúa Giêsu trong sự khiêm tốn, trong việc phục vụ âm thần, không sợ đi ngược dòng và trả giá bằng chính mạng sống mình. Tuy không phải mọi người đều được kêu gọi đổ máu như thánh Stephano, nhưng mỗi Kitô hữu đều được kêu gọi sống phù hợp với đức tin mình tuyên xưng trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Theo Tin Mừng chắc chắn là con đường khó khăn, nhưng ai trung thành và can đảm bước theo con đường ấy, thì được hồng ân Chúa đã hứa cho những người nam nữ thiện chí”.
Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu đặc biệt cầu nguyện cho những người đang bị kỳ thị, bị bách hại và bị giết vì làm chứng cho Chúa Kitô: “Tôi muốn nói với mỗi người trong số họ: nếu anh chị em vác thập giá này với lòng yêu mến, thì anh chị em sẽ được bước vào mầu nhiệm Giáng Sinh, anh chị em ở trong con tim của Chúa Kitô và Giáo Hội.
Ngoài ra chúng ta cũng hãy cầu nguyện để nhờ sự hy sinh của đông đảo các vị tử đạo ngày nay, khắp nơi trên thế giới có sự gia tăng nỗ lực nhìn nhận và bảo đảm tự do tôn giáo một cách cụ thể, đây là một quyền bất khả nhượng của mỗi người”.
4. Đức Thánh Cha thành lập một giáo phận mới tại Ấn Độ
Hôm 22 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố sắc lệnh thành lập giáo phận Kuzhithurai, tách ra từ giáo phận Kottar và bổ nhiệm cha Jerome Dhas Varuvel, thuộc dòng Don Bosco làm Giám Mục tiên khởi.
Giáo phận tân lập rộng 915 km vuông với 855,500 dân trong đó 264,500 người Công Giáo, 101 linh mục triều, 30 linh mục dòng, 267 nữ tu và 73 chủng sinh.
Giáo phận Kottar sau khi chia lại địa giới rộng 750 km vuông với 855,800 dân trong đó 260,500 người Công Giáo, 193 linh mục triều, 37 linh mục dòng, 471 nữ tu và 93 chủng sinh.
Đức tân Giám Mục đã được thụ phong linh mục ngày 2 tháng 6 năm 1985 bởi chính tay Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi ngài sang thăm Ấn Độ.
5. Đức Thánh Cha gởi thông điệp cho người Hàn quốc và gọi điện cho người tị nạn Iraq
Hôm 24 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một video cho người Công Giáo ở Hàn Quốc. Đức Thánh Cha đã tới thăm Hàn Quốc trong tháng Tám vừa qua. Trong video, Đức Thánh Cha nói: "Tôi cầu xin cùng để ánh sáng, tỏa sáng thế giới từ Hài Nhi tại Bethlehem, luôn luôn hiện diện trong con tim anh chị em, trong gia đình và cộng đồng của anh chị em."
Sau đó, ngài đã gọi điện cho một trung tâm dành cho người tị nạn Iraq tại vùng tự trị của người Kurd ở phía Bắc Iraq. Trong cuộc đàm đạo, Đức Thánh Cha nói:
"Anh chị em giống như Chúa Giêsu vào đêm giáng sinh, và khi Chúa đã bị buộc phải tị nạn. Anh chị em giống như Chúa Giêsu trong những tình huống như thế này. Chúng tôi sẽ cầu nguyện nhiều hơn cho anh chị em."
6. 15 căn bệnh của giáo triều Roma cần chữa trị
Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 22 tháng 12 dành cho các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô liệt kê 15 thứ bệnh cần bài trừ khỏi những người phục vụ tại giáo triều Roma.
Khoảng 60 Hồng Y và 50 Giám Mục cùng với nhiều giám chức, linh mục và giáo dân lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh đến chúc mừng ngài nhân dịp lễ Giáng Sinh và năm mới.
Mở đầu, Đức Hồng Y Angelo Sodano, 87 tuổi, niên trưởng Hồng Y đoàn, đại diện mọi người chúc mừng Đức Thánh Cha và cho biết toàn thể các cộng tác viên thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh hứa hỗ trợ và cộng tác hoàn toàn với Đức Thánh Cha trong việc phục vụ tình hiệp nhất của Giáo Hội và hòa bình giữa các dân tộc. Đức Hồng Y cũng nói rằng tại Vatican mọi người, trong các nhiệm vụ khác nhau, hiệp nhất và dấn thân phục vụ Đức Thánh Cha và Giáo Hội.
Lên tiếng trong dịp này, sau khi gửi lời chúc mừng và cám ơn sự cộng tác của mọi người trong giáo triều Roma, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến sự kiện các cơ quan trung ương Tòa Thánh họp thành một cơ thể duy nhất, và cũng như mọi cơ thể, có thể có những bệnh tật cần được chữa lành. Trong ý hướng chuẩn bị tâm hồn, xưng tội, để đón mừng Chúa Giáng Sinh, Đức Thánh Cha đã liệt kê một loạt những căn bệnh mà những vị làm việc trong giáo triều Roma có thể mắc phải và cần phải thanh tẩy. Ngài nói:
”Giáo triều được kêu gọi cải tiến, luôn cải tiến và tăng trưởng trong tình hiệp thông, thánh thiện và khôn ngoan để chu toàn sứ mạng. Nhưng giáo triều, cũng như mỗi thân thể con người, cũng có thể bị bệnh, hoạt động không tốt, bị yếu liệt. Và ở đây tôi muốn liệt kê vài căn bệnh có thể, những bệnh của giáo triều. Đó là những bệnh thường xảy ra trong đời sống của giáo triều chúng ta. Đó là những bệnh tật và cám dỗ làm suy yếu việc phục vụ của chúng ta đối với Chúa. Tôi nghĩ rằng ”danh sách” các bệnh này sẽ giúp chúng ta, như các Đấng Tu Hành trong sa mạc vẫn thường làm danh sách mà chúng ta nói đến hôm nay: danh sách này giúp chúng ta chuẩn bị lãnh nhận bí tích Hòa giải, là một bước tiến tốt cho tất cả chúng ta để chuẩn bị lễ Giáng Sinh.
Đức Thánh Cha đã liệt kê 15 thứ bệnh, trước tiên là bệnh tưởng mình là bất tử, miễn nhiễm, hoặc thậm chí là không thể thiếu được, và lơ là những kiểm điểm cần thiết và thông thường. Một bệnh khác là bệnh Marta, đến từ tên Marta, làm việc thái quá: tức là những người chìm đắm trong công việc, và lơ là với phần tốt hơn, là ngồi bên chân Chúa Giêsu. Cũng có thứ bệnh “chai cứng” tâm trí và tinh thần: nghĩa là bệnh của những người có tâm hồn chai đá. Rồi đến bệnh kế hoạch hóa thái quá và duy hiệu năng. Các bệnh tiếp theo là phối hợp kém, “suy thoái não bộ tinh thần”, hay là quên đi “lịch sử cứu độ”, lịch sử quan hệ bản thân với Chúa, quên đi mối tình đầu; bệnh cạnh tranh và háo danh; bệnh tâm thần phân liệt trong cuộc sống. Đó là bệnh của những người sống hai mặt, hậu quả của sự giả hình về sự tầm thường và dần dần trở nên trống rỗng về tinh thần mà các văn bằng tiến sĩ hoặc các bằng cấp khác không thể lấp đầy được. Rồi đến các bệnh khác như bệnh 'ngồi lê đôi mách', lẫm bẩm và nói hành; bệnh thần thánh hóa giới lãnh đạo; bệnh dửng dưng đối với người khác; bệnh có bộ mặt đưa đám; bệnh tích trữ; bệnh của những nhóm khép kín, trong đó sự thuộc về một nhóm nhỏ trở nên mạnh hơn thuộc về cả thân mình và trong một số trường hợp, mạnh hơn thuộc về chính Chúa Kitô. Sau cùng là bệnh tìm kiếm lợi lộc trần tục và phô trương.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng những căn bệnh và cám dỗ ấy cũng là nguy cơ của mỗi Kitô hữu, mỗi giáo xứ, cộng đoàn, dòng tu, các phong trào Giáo Hội, trên bình diện cá nhân và cộng đoàn.
Ngài mời gọi tất cả mọi người hãy sống theo chân lý trong sự thật, nhất là trong mùa Giáng Sinh này, hãy chuẩn bị xưng tội và xin Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, chữa lành mọi vết thương tội lỗi mà mỗi người chúng ta mang trong tâm hồn, và xin Mẹ nâng đỡ Giáo Hội và giáo triều để tất cả được lành mạnh, thánh thiện và thánh hóa, hầu tôn vinh Con của Mẹ và để cứu độ chúng ta và toàn thế giới.
Sau bài diễn văn, Đức Thánh Cha đã đích thân đến bắt tay chúc mừng các Hồng Y đứng thành hình vòng cung ở sảnh đường Clemente trong dinh Tông Tòa, và tiếp đến, các GM cũng như các giám chức, các linh mục khác và các giáo dân ở vị trí lãnh đạo, đến trước Đức Thánh Cha để chúc mừng và bắt tay ngài.
7. Thư Đức Thánh Cha gửi các tín hữu Kitô Trung Đông
Trong thư công bố hôm 23 tháng 12, gửi các tín hữu Kitô Trung Đông, nhân dịp lễ Giáng Sinh, Đức Thánh Cha nhắc đến những đau khổ các tín hữu Kitô ở miền này phải chịu trong quá khứ gần đây, đặc biệt là những nạn nhân của tổ chức khủng bố ở mức độ không thể tưởng tượng được, với những lạm dụng đủ loại và những hành động không xứng đáng với con người. Đức Thánh Cha không quên nhiều nhóm tôn giáo và chủng tộc thiểu số khác cũng chịu bách hại và những hậu quả tương tự của các cuộc xung đột. Ngài viết:
“Đau khổ này kêu thấu tới Thiên Chúa và kêu gọi mọi người hãy dấn thân, trong kinh nguyện và mọi sáng kiến khác.. Anh chị em thân mến, tôi khuyến khích anh chị em hãy tiếp tục gắn bó với Chúa Giêsu, như ngành gắn liền với thân cây nho, với xác tín mạnh mẽ rằng dù sầu muộn, lo âu hay bách hại cũng không thể tách rời anh chị em ra khỏi Chúa” (Xc Rm 8,35). Ước gì thử thách anh chị em đang trải qua củng cố niềm tin và lòng trung thành của tất cả anh chị em!”.
Đức Thánh Cha cũng cầu xin Chúa cho các tín hữu Kitô Trung Đông có thể sống tình hiệp thông huynh đệ theo gương cộng động Kitô đầu tiên ở Jerusalem. “Sự hiệp nhất như Chúa chúng ta mong muốn là điều cần thiết hơn bao giờ hết trong những lúc khó khăn này; đó là một hồng ân của Thiên Chúa, đang gọi hỏi tự do và chờ đợi câu trả lời của chúng ta. Ước gì Lời Chúa, các bí tích, kinh nguyện, tình huynh đệ, nuôi dưỡng và liên tục đổi mới các cộng đoàn của anh chị em”.
Đức Thánh Cha cũng nhận định rằng “Tình trạng anh chị em đang sống là một lời kêu gọi mạnh mẽ hãy sống thánh thiện, như các thánh và các vị tử đạo thuộc mọi hệ phái Giáo Hội làm chứng”. Trong bối cảnh này, Đức Thánh Cha nhắc đến một số Giám Mục Chính Thống và linh mục thuộc các nghi lễ khác nhau đã bị bắt cóc và cầu mong các vị sớm được trở về nhà và cộng đoàn của mình bình an vô sự”.
Trong thư, Đức Thánh Cha tiếp tục kêu gọi cộng đồng quốc tế cứu giúp và đáp ứng nhu cầu của các tín hữu Kitô và các cộng đồng thiểu số khác đang chịu đau khổ. Ngài viết: “Trước tiên cần cổ võ hòa bình nhờ thương thuyết và hoạt động ngoại giao, tìm cách ngăn chặn bạo lực càng sớm càng tốt đang gây ra quá nhiều thiệt hại. Tôi tái lên án nạn buôn bán võ khí. Đúng hơn, chúng ta đang cần những dự án và sáng kiến hòa bình để thăng tiến một giải pháp toàn diện cho các vấn đề của vùng Trung Đông. Cho đến bao giờ Trung Đông còn phải chịu đau khổ vì thiếu hòa bình? Chúng ta không thể cam chịu những cuộc xung đột như thể đó là điều không thể thay đổi được!.. Ước gì việc cứu trợ nhân đạo được gia tăng, đặt thiện ích của con người và mỗi quốc gia ở vị thế trung tâm, trong niềm tôn trọng căn tính của họ, không đặt những lợi lộc khác lên trên. Ước gì toàn thể Giáo Hội và Cộng đồng quốc trể ngày càng ý thức về tầm quan trọng của anh chị em Kitô ở vùng Trung Đông!
8. Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhân viên Tòa Thánh và Vatican
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các nhân viên Tòa Thánh và Vatican chăm sóc đời sống thiêng liêng, gia đình, tương quan với tha nhân, công việc làm và các anh chị em yếu đuối.
Đây là những lời nhắn nhủ ngài đưa ra trong buổi tiếp kiến khoảng 2 ngàn nhân viên cấp thừa hành của Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican trưa ngày 22 tháng 12, sau buổi tiếp kiến các vị lãnh đạo của các cơ quan trung ương Tòa Thánh.
Hiện diện tại Đại thính đường Phaolô Đệ Lục trong buổi tiếp kiến cũng có con cái và gia đình của các nhân viên. Đức Thánh Cha nói:
“Trước tiên anh chị em cần chăm sóc đời sống thiêng liêng, quan hệ với Thiên Chúa, vì “đây là cột sống của tất cả những gì chúng ta làm, và toàn thể cuộc sống của chúng ta. Một Kitô hữu không nuôi dưỡng mình bằng kinh nguyện, các bí tích và Lời Chúa, thì chắc chắn sẽ suy nhược và khô cằn”.
Tiếp đến cần chăm sóc đời sống gia đình, không phải chỉ dành tiền bạc cho con cái và những người thân yêu, nhưng nhất là dành thời gian, sự quan tâm và tình yêu thương. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “gia đình là một kho tàng quí giá, con cái là kho tàng. Một câu hỏi mà các cha mẹ trẻ có thể đặt ra cho mình: ‘Tôi có thời giờ để chơi với con cái tôi hay không, hay là tôi luôn bận rộn, không có giờ cho con cái của tôi?”.
Thứ ba là chăm sóc quan hệ với người khác, “biến đức tin trong cuộc sống và lời nói thành những việc lành, nhất là đối với những người túng thiếu nhất”. Cần chăm sóc lời nói, “thanh tẩy miệng lưỡi mình khỏi những lời xúc phạm, những lời phàm tục, sa đọa”. “Chữa trị những vết thương tâm hồn bằng dầu tha thứ, tha thứ cho những người đã xúc phạm đến chúng ta và chữa lành những vết thương chúng ta đã gây ra cho người khác”.
Cũng trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhân viên Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican hãy chăm sóc công việc làm, chu toàn với tất cả sự hăng say, lòng khiêm và khả năng chuyên môn, với tâm hồn biết ơn Thiên Chúa. Tiếp đến cần chữa trị tính ghen tương, tham lam, ghen ghét, những tâm tình tiêu cực hủy hoại an bình nội tâm khiến chúng ta thành những người bị hủy hoại và tạo nên sự hủy hoại cho người khác”.
Đức Thánh Cha kêu gọi các nhân viên hãy chữa trị sự oán hận đưa chúng ta đến sự trả thù, sự lười biếng khiến chúng ta làm cho cuộc sống tàn lụi, thái độ chỉ tay chỉ trích đưa chúng ta đến sự kiêu hãnh, thái lộ luôn than phiền đưa chúng ta đến tuyệt vọng. Đức Thánh Cha nói:
“Tôi biết nhiều khi để bảo vệ công ăn việc làm, người ta nói xấu người khác, để tự vệ. Tôi hiểu những tình trạng ấy, nhưng con đường này không đưa tới điều tốt lành, rốt cuộc tất cả chúng ta đều bị tổn hại”.
Đức Thánh Cha nhắn nhủ mọi người hãy chăm sóc những anh chị em yếu đuối. Ngài nói: “Tôi đã thấy bao nhiêu gương tốt lành nơi anh chị em. Tôi khen ngợi và cám ơn anh chị em. Nghĩa là chăm sóc ngừơi già, người bệnh, người đói, những người vô gia cư và những người ngoại kiều, vì vào cuối đời chúng ta sẽ bị xét xử về đức bác ái”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhân viên Tòa Thánh chú ý đến lễ Giáng Sinh, để lễ này không bao giờ trở thành dịp để tiêu thụ thương mại, chỉ có vẻ bề ngoài, hoặc là dịp mua sắm những món quà vô ích, dịp để phung phí, nhưng là lễ an vui, đón nhận Chúa trong máng cỏ và trong tâm hồn”
9. Biến cố lớn nhất trong năm 2014 là tai ương khủng bố thánh chiến tại Iraq và Syria
Kết thúc một năm, các nhà báo trên thế giới đều bình chọn xem đâu là biến cố nổi bật nhất trong năm. Một con số áp đảo các ký giả đã cho rằng đó là tai ương khủng bố thánh chiến tại Iraq và Syria.
Với những lời lẽ mạnh nhất, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã kêu gọi “một nỗ lực chung để loại bỏ cái ‘ung thư’ khủng bố thánh chiến ở Iraq và Syria” trong thông điệp gởi quốc dân Hoa Kỳ lúc 12:45 trưa thứ Tư 20 tháng 8. Ông hứa hẹn Hoa Kỳ sẽ làm hết mọi khả năng để đưa những kẻ khủng bố ra trước công lý. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao, John Kerry, cũng nói bọn khủng bố Hồi Giáo IS "phải bị tiêu diệt". Đó là phản ứng của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ sau khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã chặt đầu ký giả Công Giáo người Mỹ James Foley.
Tuy nhiên, người ta cũng không thể quên rằng “Đầu năm nay, Tổng thống Obama so sánh quân khủng bố trong cái gọi là Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria với một đội bóng rổ mới tập tễnh, một nhóm chẳng thể gây ra đe dọa nào như Osama bin Laden và al-Qaeda đã từng gây ra trước đây. Mặc dù, các cố vấn an ninh quốc gia thường xuyên nhắc nhở tổng thống rằng IS là một ‘mối đe dọa sắp xảy ra cho tất cả lợi ích của chúng ta,’ và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel khẳng định rằng ‘Bọn này vượt xa bất cứ thứ khủng bố nào chúng ta đã từng thấy.”"
Ít nhất là trong 8 tháng đầu năm nay, bọn khủng bố đã được tự do tha hồ muốn làm gì thì làm dẫn đến sự thất thủ của hàng loạt các thành phố lớn của Iraq và Syria, quan trọng nhất là Mosul, vùng bình nguyên Ninivê và Raqah.
Hoa Kỳ chỉ đưa ra hành động sau khi thủ phủ Erbil sắp lọt vào tay quân khủng bố, đe doạ trực tiếp mạng sống của đại sứ Hoa Kỳ và các nhân viên ngoại giao tại Iraq và thảm họa nhân đạo ở núi Sinjar đã xảy ra.
Việc kết nạp hàng loạt các cựu quan chức của Saddam, trong đó không thiếu những sĩ quan thuộc lực lượng Vệ Binh Cộng Hoà, cộng với nhiều năm chiến đấu ở Syria, đã làm cho chiến thuật của bọn khủng bố Hồi Giáo sắc sảo hơn so với hầu hết các đối thủ trên chiến trường. Ngày nay ½ nước Iraq và 1/3 nước Syria lọt vào tay chúng.
Không chỉ hoành hành tại Iraq và Syria, khủng bố Hồi Giáo còn tấn công ở nhiều nơi trên thế giới. Tiêu biểu là lúc 10h sáng thứ Hai 15/12, cờ IS tung bay tại Sydney khi một người tự xưng là giáo sĩ Hồi Giáo Iran, tên là Man Haron Monis, bắt giữ 17 người làm con tin trong tiệm cà phê Lindt, ở khu Martin Place là khu trung tâm của Sydney. Sau 16 giờ giằng co, 3 người bị thiệt mạng.
Tờ La Civiltà Cattolica nhận định rằng: "Không nên nhầm lẫn hoặc giản lược cuộc chiến này với các cuộc chiến khác, chẳng hạn như những cuộc chiến đấu tranh và thanh trừng giai cấp do những người Bolshevik hoặc nhóm Khmer Đỏ gây ra. Những cuộc chiến đó nhằm tận diệt tôn giáo, trong khi cuộc chiến hiện nay lợi dụng sức mạnh của tôn giáo trong một cách thế nguy hiểm hơn gấp bội so với al-Qaeda. "
Giáo Hội có nghĩa vụ gióng lên trước cộng đồng thế giới tiếng kêu cứu của các nạn nhân của một thảm kịch nhân đạo mà nhân loại không thể phớt lờ được nữa. Cách riêng, cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới phải có nhiệm vụ tiêu diệt trong trái tim của tất cả những người Hồi giáo một quan niệm cực đoan về Kinh Qur'an và các truyền thống Hồi giáo quá khích là nguyên nhân và yếu tố nuôi dưỡng cho cuộc chiến hiện nay.
10. Đức Thánh Cha bày tỏ nỗi buồn trước tai nạn máy bay của Air Asia
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 28 tháng 12, Đức Thánh Cha đã bày tỏ nỗi buồn trước tai nạn máy bay xảy ra tại Indonesia và vụ hỏa hoạn trên chuyến phà của Ý trên biển Adriatico. Ngài nói:
Anh chị em thân mến, trong lúc này đây tôi nghĩ tới các hành khách chuyến bay của hãng hàng không Air Asia bị mất tích trong khi bay từ Indonesia sang Singapore, cũng như các hành khách bị tai nạn trên con tàu đang di chuyển trên biển Adriatico. Trong sự trìu mến và lời cầu nguyện tôi gần gũi với gia đình các nạn nhân và những ai đau khổ vì các trạng huống khó khăn này, cũng như những người dấn thân trong công tác cứu trợ.
Chiếc Airbus A320 trong chuyến bay QZ8501 của Air Asia từ Indonesia đi Singapore đã biến mất khỏi màn hình radar vào sáng sớm Chúa Nhật 28 Tháng 12 trên Biển Java, ở phía đông bắc của Jakarta. Trên máy bay có 162 người gồm 137 người lớn, 17 trẻ em và một trẻ sơ sinh cùng 7 thành viên phi hành đoàn.
Máy bay cất cánh từ Surabaya lúc 5:35 giờ địa phương và được dự trù đáp xuống Singapore lúc 8:30. Đài kiểm soát không lưu ở Jakarta đã mất liên lạc với chiếc máy bay lúc 06 giờ 18 phút giờ địa phương
Chiếc Airbus A320 đã được Air Asia sử dụng từ năm 2008, đã bay được 13,600 chuyến với tổng số 23,000 giờ bay và mới được tu bổ hồi tháng 11. Phi công chính trên chuyến bay này đã bay được 20,500 giờ bay.
11. Trong thông điệp Giáng Sinh, Toà Thượng phụ Giêrusalem chỉ trích mọi hình thức bạo lực
Kết thúc một năm với sự chứng kiến chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Thánh Địa, cuộc chiến ở Gaza và bạo lực lại tiếp diễn ở Giêrusalem, thông điệp Giáng Sinh của Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latin Fouad Twal lên án tất cả các hình thức bạo lực. Đức Thượng Phụ phải đến Amman đột xuất hôm 18 tháng 12, cho nên thông điệp của ngài đã được Đức Giám Mục phụ tá William Shomali công bố.
Thông điệp viết: "Chúng tôi lên án cuộc chiến Gaza và lấy làm tiếc về hậu quả nghiêm trọng của nó, giết chóc và phá hoại, đồng thời chúng tôi lên án mọi hình thức bạo lực và trả đũa người vô tội như việc giết hại những người cầu nguyện trong một giáo đường Do Thái và các cuộc tấn công vào các thánh đường Hồi giáo. Thật không may, Thành thánh Giêrusalem yêu dấu của chúng ta đã chảy máu và nước mắt. Chúng tôi không muốn bất kỳ loại đối kháng tôn giáo nào xảy ra tại Thành thánh vốn được gọi là thành phố của hòa bình và chung sống liên tôn". Đức Thượng Phụ yêu cầu các vị lãnh đạo Israel và Palestine phải "tìm kiếm và tạo điều kiện cho một giải pháp" và cộng đồng quốc tế cũng phải có trách nhiệm giúp hai bên giải quyết vấn đề.
12. Giới trẻ Taizé gặp nhau tại Prague
Cuộc họp mặt quốc tế thường niên của Cộng Đoàn Đại Kết Taizé được tổ chức vào những ngày cuối năm tại một thành phố Âu Châu được chọn. Năm nay Giới Trẻ Âu Châu tiến về thủ đô Prague của Tiệp từ ngày 29 tháng 12 đến ngày 05 tháng Giêng, đây là cuộc họp mặt lần thứ 36 của phong trào này. Trong những năm vừa qua các bạn trẻ quốc tế đã họp mặt tại Berlin, Paris, Budapest, Barcelona, Hamburg, Rotterdam, Lisabon..
Cộng Đoàn Đại Kết Taizé tổ chức các cuộc gặp gỡ này từ năm 1978.
Taizé là một thị trấn nhỏ của miền Nam Pháp gần thành phố Cluny ở vùng Bourgogne và là Trung Tâm Cầu Nguyện Đại Kết của các Sư Huynh Taizé. Hiện nay có khoảng 100 Sư Huynh thuộc Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Tin Lành từ hơn 25 quốc gia khác nhau chung sống tại đây.
Mỗi năm có khoảng 200,000 Bạn Trẻ hành hương đến với cộng đồng đại kết của Taizé tại Pháp. Năm 1949 Sư Huynh Roger Schutz (1915-2005), một thần học gia Tin Lành, sinh trưởng tại Thụy Sĩ đã thành lập Cộng Đồng Đức Tin của Taizé và là Tu viện Trưởng cho đến năm 2005 khi bị sát hại trong giờ cầu nguyện tối ngày 16/8/2005 trong nhà nguyện của Taizé, cùng thời gian khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2005 tại Köln, hưởng thọ 90 tuổi.
Sư Huynh Alois, là một tu sĩ Công Giáo, năm nay 54 tuổi, người Đức, được bầu vào chức vụ kế vị Tu viện Trưởng cho đến nay.
13. Giáng Sinh là dịp để liên đới với các nạn nhân của vụ thảm sát ở Peshawar
Đối với các Kitô hữu ở Pakistan, Giáng Sinh năm 2014 được ghi dấu bằng những lời cầu nguyện và những khoảnh khắc của tình liên đới với các nạn nhân của vụ thảm sát ở Peshawar, nơi Taliban đã sát hại 149 người trong đó có 132 trẻ em trong một ngôi trường do quân đội quản lý. Nhiều nhà thờ đã đặt lên bàn thờ hình ảnh của các nạn nhân và thắp sáng những ngọn nến.
Đức Tổng Giám Mục Joseph Coutts, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pakistan, đã đưa ra lời mời gọi các cộng đoàn Kitô giáo suy tư về thông điệp của niềm hy vọng và bình an mà Lễ Giáng Sinh mang lại.
Trong một bức thư gửi đến hãng thông tấn xã Công Giáo Fides, Peter Jacob, một nhà hoạt động Công Giáo về nhân quyền, cho biết 11 giáo xứ và một số nhà thờ ở thành phố Lahore đã quyết định hủy bỏ hoặc hoãn lại một số chương trình và hoạt động đã được lên kế hoạch để mừng Giáng Sinh cho đến sau ngày 01 tháng Giêng.
Theo thầy phó tế Shahid Mehraj của Nhà thờ chính tòa Lahore, "người ta đau đớn và âu lo" về những gì được xem là "một cuộc tấn công vào tương lai của Pakistan". Thầy nói thêm Lễ Giáng Sinh, "chúng tôi sẽ dành một buổi thắp nến đặc biệt cầu nguyện cho những người thiệt mạng trong cuộc tấn công vừa qua". Thầy chỉ ra những điểm tương đồng của biến cố Giáng Sinh với bối cảnh Pakistan ngày nay: "Giáng Sinh mang đến một thông điệp hy vọng cho thế giới. Sự ra đời của Chúa Kitô cũng được đánh dấu bằng một vụ thảm sát trẻ em vô tội của vua Hêrôđê. Trong bối cảnh đổ máu này, Chúa Kitô được sinh ra như là một biểu tượng của niềm hy vọng". Thầy đi đến kết luận: "Giờ là thời điểm để loan báo thông điệp của tình yêu và tình huynh đệ ở Pakistan".
14. Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Cha Coyne làm Giám mục Giáo phận Burlington, Hoa Kỳ
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Giám Mục phụ tá Christopher James Coyne của Indianapolis trở thành Tân Giám mục của Burlington, bang Vermont, Hoa Kỳ.
Đức Giám Mục Coyne, sinh ngày ngày 17/06/1958 tại Woburn, Massachusetts. Ngài tốt nghiệp bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh của Đại học Lowell (nay là Đại học UMass-Lowell) vào năm 1980. Ngài gia nhập Chủng viện Thánh Gioan Brighton Massachusetts vào mùa thu năm 1981 và được phong chức linh mục của Tổng Giáo Phận Boston vào ngày 07/06/1986.
Ngài được phân công về nhà thờ St. Mary thuộc giáo xứ Hills ở Milton Massachusetts cho đến khi được gửi đi tu học vào tháng 5 năm 1989. Sau khi tu học ở Học viện Phụng vụ Giáo Hoàng Thánh Anselmo ở Rôma, Ý, ngài đạt được bằng Phụng vụ Thánh vào năm 1992 và đạt bằng tiến sĩ vào năm 1994. Quay trở lại Hoa Kỳ vào năm 1994, cha Coyne được bổ nhiệm làm giáo sư về phụng vụ và thuyết giảng của Chủng viện Thánh Gioan ở Brighton.
Năm 2001, ngài được bổ nhiệm làm Giám đốc Văn phòng Phụng tự của Tổng Giáo phận Boston, trong khi vẫn giảng dạy ở Chủng viện Thánh Gioan. Khi cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tính dục nổ ra vào tháng Giêng năm 2002, Cha Coyne đảm nhận vai trò phát ngôn viên truyền thông của Tổng giáo phận và sau đó được bổ nhiệm làm Tổng thư ký về Truyền thông vào tháng 5 năm 2002.Ngài phục vụ trên cương vị thư ký và phát ngôn viên truyền thông cho đến tháng 5 năm 2005.
Ngài được bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá của Indianapolis vào ngày 14/01/2011 và được tấn phong giám mục vào ngày 02/03/ 2011. Vào ngày 21/09/2011, ngài được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám quản Tông tòa của Tổng Giáo phận Indianapolis, ngài phục vụ trên cương vị này cho đến khi Đức Tổng Giám Mục Joseph W. Tobin được bổ nhiệm vào ngày 03/12/ 2014. Ngài hiện đang phục vụ cho Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ trong Ủy ban Truyền giáo và Giáo lý, và đại diện cho Tiểu ban Chứng nhận đủ tiêu chuẩn hoạt động Mục vụ và các sứ vụ trong Giáo Hội.
15. Các Giáo Hội Kitô giáo Ấn Độ lên tiếng về cấm cải đạo
Các Giáo Hội Kitô giáo của Ấn Độ đã bày tỏ "lo ngại sâu sắc" về hoàn cảnh hiện nay của các nhóm thiểu số trong nước, nhất là các Kitô hữu.
Diễn đàn Liên minh Kitô giáo Quốc gia (NUCF) bao gồm ba tổ chức Giáo Hội hàng đầu của Ấn Độ là Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ (CBCI), Hội đồng quốc gia các Giáo Hội Ấn Độ (NCCI) và Hội thánh Tin lành Ấn Độ (EFI) đã đưa ra một tuyên bố chung hôm Chúa Nhật 21/12. Họ dẫn ra các vụ việc và các hành động khiêu khích như buộc một trường học Công Giáo ở Bastar phải đặt tượng nữ thần Hindu, Saraswati, vụ đốt một nhà thờ ở Delhi; việc công bố 'Ngày Quản trị tốt' vào 25 tháng 12 để làm suy yếu tầm quan trọng của Lễ Giáng Sinh; và một số phần tử quá khích kêu gọi cải đạo 4,000 Kitô hữu sang Ấn giáo vào dịp Giáng Sinh.
Các Giáo Hội phản đối mạnh mẽ lời kêu gọi cấm cải đạo trên toàn quốc của Bộ trưởng Rajya Sabha vì điều đó sẽ dẫn đến cuộc tấn công trực tiếp vào tự do lương tâm cá nhân được lựa chọn đức tin của mình và sự tự do tuyên xưng, thực hành và lan truyền đức tin của con người đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Các đại diện Giáo Hội nhắc lại rằng Kitô Giáo cấm cải đạo bằng vũ lực hoặc bằng các phương tiện lừa dối và hoàn toàn ủng hộ chính phủ có hành động thích hợp đối với bất kỳ ai vi phạm các quy định của pháp luật nghiêm ngặt hiện hành. Các Giáo Hội kêu gọi Thủ tướng Narendra Modi nhắc nhở tất cả người dân rằng sự phát triển không thể diễn ra bằng cách phá vỡ sự hài hòa mang tính hòa bình. Các Giáo Hội Kitô giáo Ấn Độ tuyên bố rằng họ không thể đóng góp vào sự phát triển của quốc gia nếu bị quấy rối và bị dán nhãn là chống quốc gia.
16. Tổng Giáo phận Dakar, Senegal có Tân Tổng Giám mục kế vị Đức Hồng Y Sarr
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn xin về hưu vì lý do tuổi tác của Đức Hồng Y Théodore-Adrien Sarr của Tổng Giáo Phận Dakar, Senegal theo Giáo luật 401 triệt 1. Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Giám Mục Benjamin Ndiaye, hiện là Giám mục của Kaolack, trở thành Tân Tổng Giám mục của Dakar.
Đức Hồng Y Théodore-Adrien Sarr được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của Dakar vào ngày 02/06/ 2000, trước đó ngài là giám mục của Kaolack. Vào thời điểm đó, ngài kế vị Đức Hồng Y Hyacinthe Thiandoum, vị Giám mục người Senegal đầu tiên và là vị Hồng Y đầu tiên của đất nước này.
Đức Hồng Y Sarr được vinh thăng Hồng Y trong công nghị Hồng Y ngày 24/11/2007 do Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI triệu tập. Năm 2008, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm Đức Hồng Y Sarr trở thành thành viên của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích. Sau đó, vào năm 2009 Đức Hồng Y Sarr được bổ nhiệm làm thành viên Chủ tịch đoàn Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa Đặc biệt về Phi Châu. Đây là Thượng Hội đồng Giám mục thứ hai về Phi Châu do Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI triệu tập vào tháng 10 năm 2009.
Đức Tân Tổng Giám mục Benjamin Ndiaye của Dakar là đại diện cho miền Tây Nam Phi Châu tham dự Thượng Hội đồng Giám mục khóa Ngoại thường về Gia đình đã được tổ chức tại Rôma vào tháng Mười vừa qua. Ngài đã tham dự Thượng Hội đồng Giám mục với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Giám mục của miền Tây Nam Phi Châu bao gồm các nước Senegal, Mauritania, Cape Verde và Guinea-Bissau.
Đức Tổng Giám mục Benjamin Ndiaye sinh năm 1948 tại Senegal và được thụ phong linh mục năm 1977. Ngài trở thành Giám mục của Kaolack vào ngày 30 tháng 6 năm 2001. Vào thời điểm được tấn phong Giám mục, ngài là Tổng Đại Diện của Giáo Phận Dakar.
17. Đức Giám Mục Sri Lanka nhắc nhớ về cơn sóng thần 10 năm trước
Đức Giám Mục Joseph Ponniah là Giám mục của Batticaloa, miền đông Sri Lanka, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi cơn sóng thần chết người tiếp ngay sau một trận động đất cách đây 10 năm, vào ngày 26 tháng 12 năm 2004. Hơn 250,000 người thiệt mạng khắp vùng Nam Á sau trận động đất và sóng thần được xem là một trong những thảm họa thiên nhiên lớn nhất thế giới. Sri Lanka là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của thảm họa này chỉ sau Indonesia.
Đức Giám Mục Ponniah nhắc lại những kỷ niệm của riêng ngài về ngày định mệnh 10 năm trước đây và cho biết hơn 3,000 người trong giáo phận của ngài thiệt mạng do bị những đợt cường triều cuốn đi vào ngày sau lễ Giáng Sinh. Ngài cho biết về những nỗ lực vươn lên sau thảm họa: nhiều người trước đây sống ở các khu vực ven biển và nhà cửa bị phá hủy, nay đang sống trong những ngôi nhà mới được xây nằm sâu trong đất liền. Đức Giám Mục Ponniah lưu ý rằng mặc dù các nỗ lực tái thiết vẫn đang diễn ra, nhưng những chấn thương vẫn còn đó sau 10 năm, nhất là đối với những người mồ côi hoặc các cha mẹ mất con trong thảm họa này.
18. Mễ Tây Cơ là quốc gia nguy hiểm nhất cho các linh mục
Vào dịp lễ thánh Stephano tử đạo ngày 26 tháng 12, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc thường đưa ra con số các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân bị thiệt mạng trên những bước đường truyền giáo trong năm.
Trong những báo cáo, Mễ Tây Cơ nổi lên là quốc gia nguy hiểm nhất cho các linh mục. Trong 24 năm qua, tức là từ năm 1990 đến năm 2014, 47 cuộc tấn công nhắm vào hàng giáo sĩ đã diễn ra gây tử vong cho 1 Hồng Y, 34 linh mục, 1 phó tế, 3 nữ tu, 5 giáo dân và 1 nhà báo Công Giáo. Tình trạng tồi tệ nhất đã xảy ra dưới thời tổng thống Enrique Peña Nieto.
Chỉ tính riêng trong năm 2014, ba linh mục đã bị sát hại. Trong một cuộc tấn công, một giáo dân đi cùng với một linh mục đã bị giết. Vị linh mục sống sót mặc dù những kẻ tấn công đã bắn nhiều phát về phía ngài. Trước đó, ngài đã thoát nạn trong một âm mưu bắt cóc không thành. Trong 12 tháng qua, hai linh mục thuộc Tổng Giáo Phận Acapulco, ở Guerrero đã bị giết. Một linh mục của giáo phận Atlacomulco, bang Mexico, cũng bị giết chết trong một vụ cướp gây ra ở nhà thờ nơi ngài thi hành mục vụ.
19. Giáng Sinh bắt đầu là ngày lễ nghỉ tại khu tự trị của người Kurd ở Iraq
Chính quyền khu tự trị của người Kurd Iraq đã tuyên bố ngày 25 tháng 12 là một ngày nghỉ chính thức để thể hiện sự đoàn kết đối với các Kitô hữu, vào ngày lễ Chúa Giáng Sinh. Trên trang Web của chính phủ cũng công bố một thông điệp chúc mừng Giáng Sinh "tất cả các Kitô hữu đang sinh sống trong vùng Kurdistan, Iraq và trên khắp thế giới" và cầu chúc một năm mới hòa bình, an ninh và ổn định.
Hôm 22 tháng 12, các linh mục Công Giáo nghi lễ Chanđê tại Erbil và vùng phụ cận - bao gồm cả các linh mục chạy loạn từ Mosul và vùng bình nguyên Ninivê - đã quây quần với Giám mục của họ trong một ngày tĩnh tâm, để chuẩn bị cho Giáng Sinh.
Đa số người Kurd theo Hồi Giáo Sunni nhưng có một lập trường ôn hòa và khoan dung tôn giáo.
Vào lúc 5h chiều thứ Tư 31 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi hát kinh chiều tạ ơn Te Deum bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô cùng với tất cả các vị trong giáo triều Rôma trong đó có hơn 20 Hồng Y, đặc biệt là Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám Quản Rôma, các Giám Mục phụ tá, đông đảo các cha sở và tín hữu cùng với Ông Đô Trưởng và chính quyền miền Lazio và thành phố Roma. Hiện diện trong buổi lễ cũng có đông đảo các vị trong Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh.
Đây là một truyền thống đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 giải thích như sau: “Giáo Hội gợi ý rằng chúng ta không nên kết thúc năm cũ mà không bày tỏ lời cám tạ Chúa, vì những ơn lành Ngài ban cho chúng ta”.
Cuối kinh chiều, có nghi thức đặt Mình Thánh Chúa và hát kinh Te Deum tạ ơn Thiên Chúa. Thánh thi Te Deum, nghĩa là Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi hát mừng, tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa, là một bài thánh thi Latinh cổ xưa bằng văn xuôi có nhịp điệu tương tự như nhịp điệu của bài Gloria in Excelsis Deo, tức là Kinh Vinh Danh: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời.
Nội dung thánh thi Te Deum có thể dịch như sau:
Sau đó, Đức Thánh Cha đã ra quảng trường thánh Phêrô viếng thăm và cầu nguyện trước hang đá khổng lồ tại đây.
2. Thánh lễ đầu Năm Mới tại Vatican
Lúc 10h sáng thứ Năm 1 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón năm mới với thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và Ngày Hoà Bình thế giới lần thứ 48 tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Chủ đề của ngày Hòa Bình Thế Giới năm nay là “Không còn là nô lệ, nhưng là anh chị em”,
Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có đông đảo các vị trong giáo triều Rôma. Đặc biệt, Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình, và Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã đứng hai bên Đức Thánh Cha trên bàn thờ. Tham dự thánh lễ có các vị đại sứ trong ngoại giao đoàn và đông đảo các tín hữu ngồi chật bên trong đền thờ.
Tuyên bố của Hội đồng Toà Thánh về Công lý và Hoà bình nhấn mạnh rằng nhiều người nghĩ rằng chế độ nô lệ là chuyện của quá khứ. Nhưng trong thực tế, cơn dịch này của xã hội vẫn còn quá hiển nhiên trong thế giới ngày nay.
Chủ đề của ngày hòa bình thế giới năm nay là một câu trích từ thư thánh Phaolô gửi ông Philomeno (1,15-16). Sứ điệp gồm 2 phần: Phần đầu Đức Thánh Cha nói về những khía cạnh đa dạng của nạn nô lệ trong quá khứ và ngày nay, và nhắc đến những nguyên nhân sâu xa của chúng. Trong phần thứ II ngài khuyến khích tìm ra những giải pháp chung để bài trừ nạn nô lệ mà ngài gọi “một hiện tượng đáng kinh tởm”.
Ngày Hòa Bình Thế Giới do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI khởi xướng, được cử hành vào ngày đầu năm mỗi năm. Sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới của Đức Thánh Cha được gửi đến các Bộ trưởng Ngoại giao tất cả các quốc gia trên thế giới và cũng cho thấy đường lối ngoại giao của Toà Thánh trong năm sắp tới.
3. Đức Thánh Cha kêu gọi củng cố tự do tôn giáo
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin lễ thánh Stephano tử đạo trưa ngày 26 tháng 12, Đức Thánh Cha nhắc đến con số đông đảo các tín hữu Kitô và các vị chủ chăn đã chịu tử đạo trong năm 2014 và cầu nguyện để máu các vị gây nên ý thức về tình trạng bách hại tôn giáo trầm trọng trên thế giới ngày nay và các nhà cầm quyền dấn thân củng cố quyền tự do tôn giáo trên thế giới.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, với sự tham dự của 20 ngàn người, Đức Thánh Cha nhận xét rằng qua cuộc tử đạo của mình, thánh Stephano tôn vinh biến cố giáng thế của Vua các vua, dâng hiến cho Chúa chính mạng sống của mình, và chỉ cho chúng ta cách sống trọn vẹn mầu nhiệm Giáng Sinh.
Đức Thánh Cha nhắc đến sự kiện trong bài Phúc Âm ngày lễ cùng ngày có câu Chúa nói: “Các con sẽ bị mọi người ghét bỏ vì danh Thầy. Nhưng ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu thoát” (Mt 10,22). Những lời này của Chúa không làm xáo trộn việc cử hành lễ Giáng Sinh, nhưng thanh tẩy việc cử hành lễ này khỏi những lớp bọc đường giả tạo không thuộc về ngày lễ. Lời Chúa giúp chúng ta hiểu rằng trong những thử thách chấp nhận vì đức tin, bạo lực bị tình yêu đánh bại, sự sống chiến thắng sự chết.”
Đức Thánh Cha giải thích rằng:
“Để thực sự đón nhận Chúa Giêsu trong cuộc sống của mình và kéo dài niềm vui đêm Giáng Sinh, con đường phải theo chính là con đường mà Phúc Âm hôm nay chỉ dẫn, đó là làm chứng cho Chúa Giêsu trong sự khiêm tốn, trong việc phục vụ âm thần, không sợ đi ngược dòng và trả giá bằng chính mạng sống mình. Tuy không phải mọi người đều được kêu gọi đổ máu như thánh Stephano, nhưng mỗi Kitô hữu đều được kêu gọi sống phù hợp với đức tin mình tuyên xưng trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Theo Tin Mừng chắc chắn là con đường khó khăn, nhưng ai trung thành và can đảm bước theo con đường ấy, thì được hồng ân Chúa đã hứa cho những người nam nữ thiện chí”.
Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu đặc biệt cầu nguyện cho những người đang bị kỳ thị, bị bách hại và bị giết vì làm chứng cho Chúa Kitô: “Tôi muốn nói với mỗi người trong số họ: nếu anh chị em vác thập giá này với lòng yêu mến, thì anh chị em sẽ được bước vào mầu nhiệm Giáng Sinh, anh chị em ở trong con tim của Chúa Kitô và Giáo Hội.
Ngoài ra chúng ta cũng hãy cầu nguyện để nhờ sự hy sinh của đông đảo các vị tử đạo ngày nay, khắp nơi trên thế giới có sự gia tăng nỗ lực nhìn nhận và bảo đảm tự do tôn giáo một cách cụ thể, đây là một quyền bất khả nhượng của mỗi người”.
4. Đức Thánh Cha thành lập một giáo phận mới tại Ấn Độ
Hôm 22 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố sắc lệnh thành lập giáo phận Kuzhithurai, tách ra từ giáo phận Kottar và bổ nhiệm cha Jerome Dhas Varuvel, thuộc dòng Don Bosco làm Giám Mục tiên khởi.
Giáo phận tân lập rộng 915 km vuông với 855,500 dân trong đó 264,500 người Công Giáo, 101 linh mục triều, 30 linh mục dòng, 267 nữ tu và 73 chủng sinh.
Giáo phận Kottar sau khi chia lại địa giới rộng 750 km vuông với 855,800 dân trong đó 260,500 người Công Giáo, 193 linh mục triều, 37 linh mục dòng, 471 nữ tu và 93 chủng sinh.
Đức tân Giám Mục đã được thụ phong linh mục ngày 2 tháng 6 năm 1985 bởi chính tay Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi ngài sang thăm Ấn Độ.
5. Đức Thánh Cha gởi thông điệp cho người Hàn quốc và gọi điện cho người tị nạn Iraq
Hôm 24 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một video cho người Công Giáo ở Hàn Quốc. Đức Thánh Cha đã tới thăm Hàn Quốc trong tháng Tám vừa qua. Trong video, Đức Thánh Cha nói: "Tôi cầu xin cùng để ánh sáng, tỏa sáng thế giới từ Hài Nhi tại Bethlehem, luôn luôn hiện diện trong con tim anh chị em, trong gia đình và cộng đồng của anh chị em."
Sau đó, ngài đã gọi điện cho một trung tâm dành cho người tị nạn Iraq tại vùng tự trị của người Kurd ở phía Bắc Iraq. Trong cuộc đàm đạo, Đức Thánh Cha nói:
"Anh chị em giống như Chúa Giêsu vào đêm giáng sinh, và khi Chúa đã bị buộc phải tị nạn. Anh chị em giống như Chúa Giêsu trong những tình huống như thế này. Chúng tôi sẽ cầu nguyện nhiều hơn cho anh chị em."
6. 15 căn bệnh của giáo triều Roma cần chữa trị
Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 22 tháng 12 dành cho các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô liệt kê 15 thứ bệnh cần bài trừ khỏi những người phục vụ tại giáo triều Roma.
Khoảng 60 Hồng Y và 50 Giám Mục cùng với nhiều giám chức, linh mục và giáo dân lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh đến chúc mừng ngài nhân dịp lễ Giáng Sinh và năm mới.
Mở đầu, Đức Hồng Y Angelo Sodano, 87 tuổi, niên trưởng Hồng Y đoàn, đại diện mọi người chúc mừng Đức Thánh Cha và cho biết toàn thể các cộng tác viên thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh hứa hỗ trợ và cộng tác hoàn toàn với Đức Thánh Cha trong việc phục vụ tình hiệp nhất của Giáo Hội và hòa bình giữa các dân tộc. Đức Hồng Y cũng nói rằng tại Vatican mọi người, trong các nhiệm vụ khác nhau, hiệp nhất và dấn thân phục vụ Đức Thánh Cha và Giáo Hội.
Lên tiếng trong dịp này, sau khi gửi lời chúc mừng và cám ơn sự cộng tác của mọi người trong giáo triều Roma, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến sự kiện các cơ quan trung ương Tòa Thánh họp thành một cơ thể duy nhất, và cũng như mọi cơ thể, có thể có những bệnh tật cần được chữa lành. Trong ý hướng chuẩn bị tâm hồn, xưng tội, để đón mừng Chúa Giáng Sinh, Đức Thánh Cha đã liệt kê một loạt những căn bệnh mà những vị làm việc trong giáo triều Roma có thể mắc phải và cần phải thanh tẩy. Ngài nói:
”Giáo triều được kêu gọi cải tiến, luôn cải tiến và tăng trưởng trong tình hiệp thông, thánh thiện và khôn ngoan để chu toàn sứ mạng. Nhưng giáo triều, cũng như mỗi thân thể con người, cũng có thể bị bệnh, hoạt động không tốt, bị yếu liệt. Và ở đây tôi muốn liệt kê vài căn bệnh có thể, những bệnh của giáo triều. Đó là những bệnh thường xảy ra trong đời sống của giáo triều chúng ta. Đó là những bệnh tật và cám dỗ làm suy yếu việc phục vụ của chúng ta đối với Chúa. Tôi nghĩ rằng ”danh sách” các bệnh này sẽ giúp chúng ta, như các Đấng Tu Hành trong sa mạc vẫn thường làm danh sách mà chúng ta nói đến hôm nay: danh sách này giúp chúng ta chuẩn bị lãnh nhận bí tích Hòa giải, là một bước tiến tốt cho tất cả chúng ta để chuẩn bị lễ Giáng Sinh.
Đức Thánh Cha đã liệt kê 15 thứ bệnh, trước tiên là bệnh tưởng mình là bất tử, miễn nhiễm, hoặc thậm chí là không thể thiếu được, và lơ là những kiểm điểm cần thiết và thông thường. Một bệnh khác là bệnh Marta, đến từ tên Marta, làm việc thái quá: tức là những người chìm đắm trong công việc, và lơ là với phần tốt hơn, là ngồi bên chân Chúa Giêsu. Cũng có thứ bệnh “chai cứng” tâm trí và tinh thần: nghĩa là bệnh của những người có tâm hồn chai đá. Rồi đến bệnh kế hoạch hóa thái quá và duy hiệu năng. Các bệnh tiếp theo là phối hợp kém, “suy thoái não bộ tinh thần”, hay là quên đi “lịch sử cứu độ”, lịch sử quan hệ bản thân với Chúa, quên đi mối tình đầu; bệnh cạnh tranh và háo danh; bệnh tâm thần phân liệt trong cuộc sống. Đó là bệnh của những người sống hai mặt, hậu quả của sự giả hình về sự tầm thường và dần dần trở nên trống rỗng về tinh thần mà các văn bằng tiến sĩ hoặc các bằng cấp khác không thể lấp đầy được. Rồi đến các bệnh khác như bệnh 'ngồi lê đôi mách', lẫm bẩm và nói hành; bệnh thần thánh hóa giới lãnh đạo; bệnh dửng dưng đối với người khác; bệnh có bộ mặt đưa đám; bệnh tích trữ; bệnh của những nhóm khép kín, trong đó sự thuộc về một nhóm nhỏ trở nên mạnh hơn thuộc về cả thân mình và trong một số trường hợp, mạnh hơn thuộc về chính Chúa Kitô. Sau cùng là bệnh tìm kiếm lợi lộc trần tục và phô trương.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng những căn bệnh và cám dỗ ấy cũng là nguy cơ của mỗi Kitô hữu, mỗi giáo xứ, cộng đoàn, dòng tu, các phong trào Giáo Hội, trên bình diện cá nhân và cộng đoàn.
Ngài mời gọi tất cả mọi người hãy sống theo chân lý trong sự thật, nhất là trong mùa Giáng Sinh này, hãy chuẩn bị xưng tội và xin Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, chữa lành mọi vết thương tội lỗi mà mỗi người chúng ta mang trong tâm hồn, và xin Mẹ nâng đỡ Giáo Hội và giáo triều để tất cả được lành mạnh, thánh thiện và thánh hóa, hầu tôn vinh Con của Mẹ và để cứu độ chúng ta và toàn thế giới.
Sau bài diễn văn, Đức Thánh Cha đã đích thân đến bắt tay chúc mừng các Hồng Y đứng thành hình vòng cung ở sảnh đường Clemente trong dinh Tông Tòa, và tiếp đến, các GM cũng như các giám chức, các linh mục khác và các giáo dân ở vị trí lãnh đạo, đến trước Đức Thánh Cha để chúc mừng và bắt tay ngài.
7. Thư Đức Thánh Cha gửi các tín hữu Kitô Trung Đông
Trong thư công bố hôm 23 tháng 12, gửi các tín hữu Kitô Trung Đông, nhân dịp lễ Giáng Sinh, Đức Thánh Cha nhắc đến những đau khổ các tín hữu Kitô ở miền này phải chịu trong quá khứ gần đây, đặc biệt là những nạn nhân của tổ chức khủng bố ở mức độ không thể tưởng tượng được, với những lạm dụng đủ loại và những hành động không xứng đáng với con người. Đức Thánh Cha không quên nhiều nhóm tôn giáo và chủng tộc thiểu số khác cũng chịu bách hại và những hậu quả tương tự của các cuộc xung đột. Ngài viết:
“Đau khổ này kêu thấu tới Thiên Chúa và kêu gọi mọi người hãy dấn thân, trong kinh nguyện và mọi sáng kiến khác.. Anh chị em thân mến, tôi khuyến khích anh chị em hãy tiếp tục gắn bó với Chúa Giêsu, như ngành gắn liền với thân cây nho, với xác tín mạnh mẽ rằng dù sầu muộn, lo âu hay bách hại cũng không thể tách rời anh chị em ra khỏi Chúa” (Xc Rm 8,35). Ước gì thử thách anh chị em đang trải qua củng cố niềm tin và lòng trung thành của tất cả anh chị em!”.
Đức Thánh Cha cũng cầu xin Chúa cho các tín hữu Kitô Trung Đông có thể sống tình hiệp thông huynh đệ theo gương cộng động Kitô đầu tiên ở Jerusalem. “Sự hiệp nhất như Chúa chúng ta mong muốn là điều cần thiết hơn bao giờ hết trong những lúc khó khăn này; đó là một hồng ân của Thiên Chúa, đang gọi hỏi tự do và chờ đợi câu trả lời của chúng ta. Ước gì Lời Chúa, các bí tích, kinh nguyện, tình huynh đệ, nuôi dưỡng và liên tục đổi mới các cộng đoàn của anh chị em”.
Đức Thánh Cha cũng nhận định rằng “Tình trạng anh chị em đang sống là một lời kêu gọi mạnh mẽ hãy sống thánh thiện, như các thánh và các vị tử đạo thuộc mọi hệ phái Giáo Hội làm chứng”. Trong bối cảnh này, Đức Thánh Cha nhắc đến một số Giám Mục Chính Thống và linh mục thuộc các nghi lễ khác nhau đã bị bắt cóc và cầu mong các vị sớm được trở về nhà và cộng đoàn của mình bình an vô sự”.
Trong thư, Đức Thánh Cha tiếp tục kêu gọi cộng đồng quốc tế cứu giúp và đáp ứng nhu cầu của các tín hữu Kitô và các cộng đồng thiểu số khác đang chịu đau khổ. Ngài viết: “Trước tiên cần cổ võ hòa bình nhờ thương thuyết và hoạt động ngoại giao, tìm cách ngăn chặn bạo lực càng sớm càng tốt đang gây ra quá nhiều thiệt hại. Tôi tái lên án nạn buôn bán võ khí. Đúng hơn, chúng ta đang cần những dự án và sáng kiến hòa bình để thăng tiến một giải pháp toàn diện cho các vấn đề của vùng Trung Đông. Cho đến bao giờ Trung Đông còn phải chịu đau khổ vì thiếu hòa bình? Chúng ta không thể cam chịu những cuộc xung đột như thể đó là điều không thể thay đổi được!.. Ước gì việc cứu trợ nhân đạo được gia tăng, đặt thiện ích của con người và mỗi quốc gia ở vị thế trung tâm, trong niềm tôn trọng căn tính của họ, không đặt những lợi lộc khác lên trên. Ước gì toàn thể Giáo Hội và Cộng đồng quốc trể ngày càng ý thức về tầm quan trọng của anh chị em Kitô ở vùng Trung Đông!
8. Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhân viên Tòa Thánh và Vatican
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các nhân viên Tòa Thánh và Vatican chăm sóc đời sống thiêng liêng, gia đình, tương quan với tha nhân, công việc làm và các anh chị em yếu đuối.
Đây là những lời nhắn nhủ ngài đưa ra trong buổi tiếp kiến khoảng 2 ngàn nhân viên cấp thừa hành của Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican trưa ngày 22 tháng 12, sau buổi tiếp kiến các vị lãnh đạo của các cơ quan trung ương Tòa Thánh.
Hiện diện tại Đại thính đường Phaolô Đệ Lục trong buổi tiếp kiến cũng có con cái và gia đình của các nhân viên. Đức Thánh Cha nói:
“Trước tiên anh chị em cần chăm sóc đời sống thiêng liêng, quan hệ với Thiên Chúa, vì “đây là cột sống của tất cả những gì chúng ta làm, và toàn thể cuộc sống của chúng ta. Một Kitô hữu không nuôi dưỡng mình bằng kinh nguyện, các bí tích và Lời Chúa, thì chắc chắn sẽ suy nhược và khô cằn”.
Tiếp đến cần chăm sóc đời sống gia đình, không phải chỉ dành tiền bạc cho con cái và những người thân yêu, nhưng nhất là dành thời gian, sự quan tâm và tình yêu thương. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “gia đình là một kho tàng quí giá, con cái là kho tàng. Một câu hỏi mà các cha mẹ trẻ có thể đặt ra cho mình: ‘Tôi có thời giờ để chơi với con cái tôi hay không, hay là tôi luôn bận rộn, không có giờ cho con cái của tôi?”.
Thứ ba là chăm sóc quan hệ với người khác, “biến đức tin trong cuộc sống và lời nói thành những việc lành, nhất là đối với những người túng thiếu nhất”. Cần chăm sóc lời nói, “thanh tẩy miệng lưỡi mình khỏi những lời xúc phạm, những lời phàm tục, sa đọa”. “Chữa trị những vết thương tâm hồn bằng dầu tha thứ, tha thứ cho những người đã xúc phạm đến chúng ta và chữa lành những vết thương chúng ta đã gây ra cho người khác”.
Cũng trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhân viên Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican hãy chăm sóc công việc làm, chu toàn với tất cả sự hăng say, lòng khiêm và khả năng chuyên môn, với tâm hồn biết ơn Thiên Chúa. Tiếp đến cần chữa trị tính ghen tương, tham lam, ghen ghét, những tâm tình tiêu cực hủy hoại an bình nội tâm khiến chúng ta thành những người bị hủy hoại và tạo nên sự hủy hoại cho người khác”.
Đức Thánh Cha kêu gọi các nhân viên hãy chữa trị sự oán hận đưa chúng ta đến sự trả thù, sự lười biếng khiến chúng ta làm cho cuộc sống tàn lụi, thái độ chỉ tay chỉ trích đưa chúng ta đến sự kiêu hãnh, thái lộ luôn than phiền đưa chúng ta đến tuyệt vọng. Đức Thánh Cha nói:
“Tôi biết nhiều khi để bảo vệ công ăn việc làm, người ta nói xấu người khác, để tự vệ. Tôi hiểu những tình trạng ấy, nhưng con đường này không đưa tới điều tốt lành, rốt cuộc tất cả chúng ta đều bị tổn hại”.
Đức Thánh Cha nhắn nhủ mọi người hãy chăm sóc những anh chị em yếu đuối. Ngài nói: “Tôi đã thấy bao nhiêu gương tốt lành nơi anh chị em. Tôi khen ngợi và cám ơn anh chị em. Nghĩa là chăm sóc ngừơi già, người bệnh, người đói, những người vô gia cư và những người ngoại kiều, vì vào cuối đời chúng ta sẽ bị xét xử về đức bác ái”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhân viên Tòa Thánh chú ý đến lễ Giáng Sinh, để lễ này không bao giờ trở thành dịp để tiêu thụ thương mại, chỉ có vẻ bề ngoài, hoặc là dịp mua sắm những món quà vô ích, dịp để phung phí, nhưng là lễ an vui, đón nhận Chúa trong máng cỏ và trong tâm hồn”
9. Biến cố lớn nhất trong năm 2014 là tai ương khủng bố thánh chiến tại Iraq và Syria
Kết thúc một năm, các nhà báo trên thế giới đều bình chọn xem đâu là biến cố nổi bật nhất trong năm. Một con số áp đảo các ký giả đã cho rằng đó là tai ương khủng bố thánh chiến tại Iraq và Syria.
Với những lời lẽ mạnh nhất, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã kêu gọi “một nỗ lực chung để loại bỏ cái ‘ung thư’ khủng bố thánh chiến ở Iraq và Syria” trong thông điệp gởi quốc dân Hoa Kỳ lúc 12:45 trưa thứ Tư 20 tháng 8. Ông hứa hẹn Hoa Kỳ sẽ làm hết mọi khả năng để đưa những kẻ khủng bố ra trước công lý. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao, John Kerry, cũng nói bọn khủng bố Hồi Giáo IS "phải bị tiêu diệt". Đó là phản ứng của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ sau khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã chặt đầu ký giả Công Giáo người Mỹ James Foley.
Tuy nhiên, người ta cũng không thể quên rằng “Đầu năm nay, Tổng thống Obama so sánh quân khủng bố trong cái gọi là Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria với một đội bóng rổ mới tập tễnh, một nhóm chẳng thể gây ra đe dọa nào như Osama bin Laden và al-Qaeda đã từng gây ra trước đây. Mặc dù, các cố vấn an ninh quốc gia thường xuyên nhắc nhở tổng thống rằng IS là một ‘mối đe dọa sắp xảy ra cho tất cả lợi ích của chúng ta,’ và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel khẳng định rằng ‘Bọn này vượt xa bất cứ thứ khủng bố nào chúng ta đã từng thấy.”"
Ít nhất là trong 8 tháng đầu năm nay, bọn khủng bố đã được tự do tha hồ muốn làm gì thì làm dẫn đến sự thất thủ của hàng loạt các thành phố lớn của Iraq và Syria, quan trọng nhất là Mosul, vùng bình nguyên Ninivê và Raqah.
Hoa Kỳ chỉ đưa ra hành động sau khi thủ phủ Erbil sắp lọt vào tay quân khủng bố, đe doạ trực tiếp mạng sống của đại sứ Hoa Kỳ và các nhân viên ngoại giao tại Iraq và thảm họa nhân đạo ở núi Sinjar đã xảy ra.
Việc kết nạp hàng loạt các cựu quan chức của Saddam, trong đó không thiếu những sĩ quan thuộc lực lượng Vệ Binh Cộng Hoà, cộng với nhiều năm chiến đấu ở Syria, đã làm cho chiến thuật của bọn khủng bố Hồi Giáo sắc sảo hơn so với hầu hết các đối thủ trên chiến trường. Ngày nay ½ nước Iraq và 1/3 nước Syria lọt vào tay chúng.
Không chỉ hoành hành tại Iraq và Syria, khủng bố Hồi Giáo còn tấn công ở nhiều nơi trên thế giới. Tiêu biểu là lúc 10h sáng thứ Hai 15/12, cờ IS tung bay tại Sydney khi một người tự xưng là giáo sĩ Hồi Giáo Iran, tên là Man Haron Monis, bắt giữ 17 người làm con tin trong tiệm cà phê Lindt, ở khu Martin Place là khu trung tâm của Sydney. Sau 16 giờ giằng co, 3 người bị thiệt mạng.
Tờ La Civiltà Cattolica nhận định rằng: "Không nên nhầm lẫn hoặc giản lược cuộc chiến này với các cuộc chiến khác, chẳng hạn như những cuộc chiến đấu tranh và thanh trừng giai cấp do những người Bolshevik hoặc nhóm Khmer Đỏ gây ra. Những cuộc chiến đó nhằm tận diệt tôn giáo, trong khi cuộc chiến hiện nay lợi dụng sức mạnh của tôn giáo trong một cách thế nguy hiểm hơn gấp bội so với al-Qaeda. "
Giáo Hội có nghĩa vụ gióng lên trước cộng đồng thế giới tiếng kêu cứu của các nạn nhân của một thảm kịch nhân đạo mà nhân loại không thể phớt lờ được nữa. Cách riêng, cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới phải có nhiệm vụ tiêu diệt trong trái tim của tất cả những người Hồi giáo một quan niệm cực đoan về Kinh Qur'an và các truyền thống Hồi giáo quá khích là nguyên nhân và yếu tố nuôi dưỡng cho cuộc chiến hiện nay.
10. Đức Thánh Cha bày tỏ nỗi buồn trước tai nạn máy bay của Air Asia
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 28 tháng 12, Đức Thánh Cha đã bày tỏ nỗi buồn trước tai nạn máy bay xảy ra tại Indonesia và vụ hỏa hoạn trên chuyến phà của Ý trên biển Adriatico. Ngài nói:
Anh chị em thân mến, trong lúc này đây tôi nghĩ tới các hành khách chuyến bay của hãng hàng không Air Asia bị mất tích trong khi bay từ Indonesia sang Singapore, cũng như các hành khách bị tai nạn trên con tàu đang di chuyển trên biển Adriatico. Trong sự trìu mến và lời cầu nguyện tôi gần gũi với gia đình các nạn nhân và những ai đau khổ vì các trạng huống khó khăn này, cũng như những người dấn thân trong công tác cứu trợ.
Chiếc Airbus A320 trong chuyến bay QZ8501 của Air Asia từ Indonesia đi Singapore đã biến mất khỏi màn hình radar vào sáng sớm Chúa Nhật 28 Tháng 12 trên Biển Java, ở phía đông bắc của Jakarta. Trên máy bay có 162 người gồm 137 người lớn, 17 trẻ em và một trẻ sơ sinh cùng 7 thành viên phi hành đoàn.
Máy bay cất cánh từ Surabaya lúc 5:35 giờ địa phương và được dự trù đáp xuống Singapore lúc 8:30. Đài kiểm soát không lưu ở Jakarta đã mất liên lạc với chiếc máy bay lúc 06 giờ 18 phút giờ địa phương
Chiếc Airbus A320 đã được Air Asia sử dụng từ năm 2008, đã bay được 13,600 chuyến với tổng số 23,000 giờ bay và mới được tu bổ hồi tháng 11. Phi công chính trên chuyến bay này đã bay được 20,500 giờ bay.
11. Trong thông điệp Giáng Sinh, Toà Thượng phụ Giêrusalem chỉ trích mọi hình thức bạo lực
Kết thúc một năm với sự chứng kiến chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Thánh Địa, cuộc chiến ở Gaza và bạo lực lại tiếp diễn ở Giêrusalem, thông điệp Giáng Sinh của Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latin Fouad Twal lên án tất cả các hình thức bạo lực. Đức Thượng Phụ phải đến Amman đột xuất hôm 18 tháng 12, cho nên thông điệp của ngài đã được Đức Giám Mục phụ tá William Shomali công bố.
Thông điệp viết: "Chúng tôi lên án cuộc chiến Gaza và lấy làm tiếc về hậu quả nghiêm trọng của nó, giết chóc và phá hoại, đồng thời chúng tôi lên án mọi hình thức bạo lực và trả đũa người vô tội như việc giết hại những người cầu nguyện trong một giáo đường Do Thái và các cuộc tấn công vào các thánh đường Hồi giáo. Thật không may, Thành thánh Giêrusalem yêu dấu của chúng ta đã chảy máu và nước mắt. Chúng tôi không muốn bất kỳ loại đối kháng tôn giáo nào xảy ra tại Thành thánh vốn được gọi là thành phố của hòa bình và chung sống liên tôn". Đức Thượng Phụ yêu cầu các vị lãnh đạo Israel và Palestine phải "tìm kiếm và tạo điều kiện cho một giải pháp" và cộng đồng quốc tế cũng phải có trách nhiệm giúp hai bên giải quyết vấn đề.
12. Giới trẻ Taizé gặp nhau tại Prague
Cuộc họp mặt quốc tế thường niên của Cộng Đoàn Đại Kết Taizé được tổ chức vào những ngày cuối năm tại một thành phố Âu Châu được chọn. Năm nay Giới Trẻ Âu Châu tiến về thủ đô Prague của Tiệp từ ngày 29 tháng 12 đến ngày 05 tháng Giêng, đây là cuộc họp mặt lần thứ 36 của phong trào này. Trong những năm vừa qua các bạn trẻ quốc tế đã họp mặt tại Berlin, Paris, Budapest, Barcelona, Hamburg, Rotterdam, Lisabon..
Cộng Đoàn Đại Kết Taizé tổ chức các cuộc gặp gỡ này từ năm 1978.
Taizé là một thị trấn nhỏ của miền Nam Pháp gần thành phố Cluny ở vùng Bourgogne và là Trung Tâm Cầu Nguyện Đại Kết của các Sư Huynh Taizé. Hiện nay có khoảng 100 Sư Huynh thuộc Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Tin Lành từ hơn 25 quốc gia khác nhau chung sống tại đây.
Mỗi năm có khoảng 200,000 Bạn Trẻ hành hương đến với cộng đồng đại kết của Taizé tại Pháp. Năm 1949 Sư Huynh Roger Schutz (1915-2005), một thần học gia Tin Lành, sinh trưởng tại Thụy Sĩ đã thành lập Cộng Đồng Đức Tin của Taizé và là Tu viện Trưởng cho đến năm 2005 khi bị sát hại trong giờ cầu nguyện tối ngày 16/8/2005 trong nhà nguyện của Taizé, cùng thời gian khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2005 tại Köln, hưởng thọ 90 tuổi.
Sư Huynh Alois, là một tu sĩ Công Giáo, năm nay 54 tuổi, người Đức, được bầu vào chức vụ kế vị Tu viện Trưởng cho đến nay.
13. Giáng Sinh là dịp để liên đới với các nạn nhân của vụ thảm sát ở Peshawar
Đối với các Kitô hữu ở Pakistan, Giáng Sinh năm 2014 được ghi dấu bằng những lời cầu nguyện và những khoảnh khắc của tình liên đới với các nạn nhân của vụ thảm sát ở Peshawar, nơi Taliban đã sát hại 149 người trong đó có 132 trẻ em trong một ngôi trường do quân đội quản lý. Nhiều nhà thờ đã đặt lên bàn thờ hình ảnh của các nạn nhân và thắp sáng những ngọn nến.
Đức Tổng Giám Mục Joseph Coutts, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pakistan, đã đưa ra lời mời gọi các cộng đoàn Kitô giáo suy tư về thông điệp của niềm hy vọng và bình an mà Lễ Giáng Sinh mang lại.
Trong một bức thư gửi đến hãng thông tấn xã Công Giáo Fides, Peter Jacob, một nhà hoạt động Công Giáo về nhân quyền, cho biết 11 giáo xứ và một số nhà thờ ở thành phố Lahore đã quyết định hủy bỏ hoặc hoãn lại một số chương trình và hoạt động đã được lên kế hoạch để mừng Giáng Sinh cho đến sau ngày 01 tháng Giêng.
Theo thầy phó tế Shahid Mehraj của Nhà thờ chính tòa Lahore, "người ta đau đớn và âu lo" về những gì được xem là "một cuộc tấn công vào tương lai của Pakistan". Thầy nói thêm Lễ Giáng Sinh, "chúng tôi sẽ dành một buổi thắp nến đặc biệt cầu nguyện cho những người thiệt mạng trong cuộc tấn công vừa qua". Thầy chỉ ra những điểm tương đồng của biến cố Giáng Sinh với bối cảnh Pakistan ngày nay: "Giáng Sinh mang đến một thông điệp hy vọng cho thế giới. Sự ra đời của Chúa Kitô cũng được đánh dấu bằng một vụ thảm sát trẻ em vô tội của vua Hêrôđê. Trong bối cảnh đổ máu này, Chúa Kitô được sinh ra như là một biểu tượng của niềm hy vọng". Thầy đi đến kết luận: "Giờ là thời điểm để loan báo thông điệp của tình yêu và tình huynh đệ ở Pakistan".
14. Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Cha Coyne làm Giám mục Giáo phận Burlington, Hoa Kỳ
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Giám Mục phụ tá Christopher James Coyne của Indianapolis trở thành Tân Giám mục của Burlington, bang Vermont, Hoa Kỳ.
Đức Giám Mục Coyne, sinh ngày ngày 17/06/1958 tại Woburn, Massachusetts. Ngài tốt nghiệp bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh của Đại học Lowell (nay là Đại học UMass-Lowell) vào năm 1980. Ngài gia nhập Chủng viện Thánh Gioan Brighton Massachusetts vào mùa thu năm 1981 và được phong chức linh mục của Tổng Giáo Phận Boston vào ngày 07/06/1986.
Ngài được phân công về nhà thờ St. Mary thuộc giáo xứ Hills ở Milton Massachusetts cho đến khi được gửi đi tu học vào tháng 5 năm 1989. Sau khi tu học ở Học viện Phụng vụ Giáo Hoàng Thánh Anselmo ở Rôma, Ý, ngài đạt được bằng Phụng vụ Thánh vào năm 1992 và đạt bằng tiến sĩ vào năm 1994. Quay trở lại Hoa Kỳ vào năm 1994, cha Coyne được bổ nhiệm làm giáo sư về phụng vụ và thuyết giảng của Chủng viện Thánh Gioan ở Brighton.
Năm 2001, ngài được bổ nhiệm làm Giám đốc Văn phòng Phụng tự của Tổng Giáo phận Boston, trong khi vẫn giảng dạy ở Chủng viện Thánh Gioan. Khi cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tính dục nổ ra vào tháng Giêng năm 2002, Cha Coyne đảm nhận vai trò phát ngôn viên truyền thông của Tổng giáo phận và sau đó được bổ nhiệm làm Tổng thư ký về Truyền thông vào tháng 5 năm 2002.Ngài phục vụ trên cương vị thư ký và phát ngôn viên truyền thông cho đến tháng 5 năm 2005.
Ngài được bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá của Indianapolis vào ngày 14/01/2011 và được tấn phong giám mục vào ngày 02/03/ 2011. Vào ngày 21/09/2011, ngài được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám quản Tông tòa của Tổng Giáo phận Indianapolis, ngài phục vụ trên cương vị này cho đến khi Đức Tổng Giám Mục Joseph W. Tobin được bổ nhiệm vào ngày 03/12/ 2014. Ngài hiện đang phục vụ cho Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ trong Ủy ban Truyền giáo và Giáo lý, và đại diện cho Tiểu ban Chứng nhận đủ tiêu chuẩn hoạt động Mục vụ và các sứ vụ trong Giáo Hội.
15. Các Giáo Hội Kitô giáo Ấn Độ lên tiếng về cấm cải đạo
Các Giáo Hội Kitô giáo của Ấn Độ đã bày tỏ "lo ngại sâu sắc" về hoàn cảnh hiện nay của các nhóm thiểu số trong nước, nhất là các Kitô hữu.
Diễn đàn Liên minh Kitô giáo Quốc gia (NUCF) bao gồm ba tổ chức Giáo Hội hàng đầu của Ấn Độ là Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ (CBCI), Hội đồng quốc gia các Giáo Hội Ấn Độ (NCCI) và Hội thánh Tin lành Ấn Độ (EFI) đã đưa ra một tuyên bố chung hôm Chúa Nhật 21/12. Họ dẫn ra các vụ việc và các hành động khiêu khích như buộc một trường học Công Giáo ở Bastar phải đặt tượng nữ thần Hindu, Saraswati, vụ đốt một nhà thờ ở Delhi; việc công bố 'Ngày Quản trị tốt' vào 25 tháng 12 để làm suy yếu tầm quan trọng của Lễ Giáng Sinh; và một số phần tử quá khích kêu gọi cải đạo 4,000 Kitô hữu sang Ấn giáo vào dịp Giáng Sinh.
Các Giáo Hội phản đối mạnh mẽ lời kêu gọi cấm cải đạo trên toàn quốc của Bộ trưởng Rajya Sabha vì điều đó sẽ dẫn đến cuộc tấn công trực tiếp vào tự do lương tâm cá nhân được lựa chọn đức tin của mình và sự tự do tuyên xưng, thực hành và lan truyền đức tin của con người đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Các đại diện Giáo Hội nhắc lại rằng Kitô Giáo cấm cải đạo bằng vũ lực hoặc bằng các phương tiện lừa dối và hoàn toàn ủng hộ chính phủ có hành động thích hợp đối với bất kỳ ai vi phạm các quy định của pháp luật nghiêm ngặt hiện hành. Các Giáo Hội kêu gọi Thủ tướng Narendra Modi nhắc nhở tất cả người dân rằng sự phát triển không thể diễn ra bằng cách phá vỡ sự hài hòa mang tính hòa bình. Các Giáo Hội Kitô giáo Ấn Độ tuyên bố rằng họ không thể đóng góp vào sự phát triển của quốc gia nếu bị quấy rối và bị dán nhãn là chống quốc gia.
16. Tổng Giáo phận Dakar, Senegal có Tân Tổng Giám mục kế vị Đức Hồng Y Sarr
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn xin về hưu vì lý do tuổi tác của Đức Hồng Y Théodore-Adrien Sarr của Tổng Giáo Phận Dakar, Senegal theo Giáo luật 401 triệt 1. Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Giám Mục Benjamin Ndiaye, hiện là Giám mục của Kaolack, trở thành Tân Tổng Giám mục của Dakar.
Đức Hồng Y Théodore-Adrien Sarr được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của Dakar vào ngày 02/06/ 2000, trước đó ngài là giám mục của Kaolack. Vào thời điểm đó, ngài kế vị Đức Hồng Y Hyacinthe Thiandoum, vị Giám mục người Senegal đầu tiên và là vị Hồng Y đầu tiên của đất nước này.
Đức Hồng Y Sarr được vinh thăng Hồng Y trong công nghị Hồng Y ngày 24/11/2007 do Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI triệu tập. Năm 2008, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm Đức Hồng Y Sarr trở thành thành viên của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích. Sau đó, vào năm 2009 Đức Hồng Y Sarr được bổ nhiệm làm thành viên Chủ tịch đoàn Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa Đặc biệt về Phi Châu. Đây là Thượng Hội đồng Giám mục thứ hai về Phi Châu do Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI triệu tập vào tháng 10 năm 2009.
Đức Tân Tổng Giám mục Benjamin Ndiaye của Dakar là đại diện cho miền Tây Nam Phi Châu tham dự Thượng Hội đồng Giám mục khóa Ngoại thường về Gia đình đã được tổ chức tại Rôma vào tháng Mười vừa qua. Ngài đã tham dự Thượng Hội đồng Giám mục với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Giám mục của miền Tây Nam Phi Châu bao gồm các nước Senegal, Mauritania, Cape Verde và Guinea-Bissau.
Đức Tổng Giám mục Benjamin Ndiaye sinh năm 1948 tại Senegal và được thụ phong linh mục năm 1977. Ngài trở thành Giám mục của Kaolack vào ngày 30 tháng 6 năm 2001. Vào thời điểm được tấn phong Giám mục, ngài là Tổng Đại Diện của Giáo Phận Dakar.
17. Đức Giám Mục Sri Lanka nhắc nhớ về cơn sóng thần 10 năm trước
Đức Giám Mục Joseph Ponniah là Giám mục của Batticaloa, miền đông Sri Lanka, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi cơn sóng thần chết người tiếp ngay sau một trận động đất cách đây 10 năm, vào ngày 26 tháng 12 năm 2004. Hơn 250,000 người thiệt mạng khắp vùng Nam Á sau trận động đất và sóng thần được xem là một trong những thảm họa thiên nhiên lớn nhất thế giới. Sri Lanka là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của thảm họa này chỉ sau Indonesia.
Đức Giám Mục Ponniah nhắc lại những kỷ niệm của riêng ngài về ngày định mệnh 10 năm trước đây và cho biết hơn 3,000 người trong giáo phận của ngài thiệt mạng do bị những đợt cường triều cuốn đi vào ngày sau lễ Giáng Sinh. Ngài cho biết về những nỗ lực vươn lên sau thảm họa: nhiều người trước đây sống ở các khu vực ven biển và nhà cửa bị phá hủy, nay đang sống trong những ngôi nhà mới được xây nằm sâu trong đất liền. Đức Giám Mục Ponniah lưu ý rằng mặc dù các nỗ lực tái thiết vẫn đang diễn ra, nhưng những chấn thương vẫn còn đó sau 10 năm, nhất là đối với những người mồ côi hoặc các cha mẹ mất con trong thảm họa này.
18. Mễ Tây Cơ là quốc gia nguy hiểm nhất cho các linh mục
Vào dịp lễ thánh Stephano tử đạo ngày 26 tháng 12, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc thường đưa ra con số các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân bị thiệt mạng trên những bước đường truyền giáo trong năm.
Trong những báo cáo, Mễ Tây Cơ nổi lên là quốc gia nguy hiểm nhất cho các linh mục. Trong 24 năm qua, tức là từ năm 1990 đến năm 2014, 47 cuộc tấn công nhắm vào hàng giáo sĩ đã diễn ra gây tử vong cho 1 Hồng Y, 34 linh mục, 1 phó tế, 3 nữ tu, 5 giáo dân và 1 nhà báo Công Giáo. Tình trạng tồi tệ nhất đã xảy ra dưới thời tổng thống Enrique Peña Nieto.
Chỉ tính riêng trong năm 2014, ba linh mục đã bị sát hại. Trong một cuộc tấn công, một giáo dân đi cùng với một linh mục đã bị giết. Vị linh mục sống sót mặc dù những kẻ tấn công đã bắn nhiều phát về phía ngài. Trước đó, ngài đã thoát nạn trong một âm mưu bắt cóc không thành. Trong 12 tháng qua, hai linh mục thuộc Tổng Giáo Phận Acapulco, ở Guerrero đã bị giết. Một linh mục của giáo phận Atlacomulco, bang Mexico, cũng bị giết chết trong một vụ cướp gây ra ở nhà thờ nơi ngài thi hành mục vụ.
19. Giáng Sinh bắt đầu là ngày lễ nghỉ tại khu tự trị của người Kurd ở Iraq
Chính quyền khu tự trị của người Kurd Iraq đã tuyên bố ngày 25 tháng 12 là một ngày nghỉ chính thức để thể hiện sự đoàn kết đối với các Kitô hữu, vào ngày lễ Chúa Giáng Sinh. Trên trang Web của chính phủ cũng công bố một thông điệp chúc mừng Giáng Sinh "tất cả các Kitô hữu đang sinh sống trong vùng Kurdistan, Iraq và trên khắp thế giới" và cầu chúc một năm mới hòa bình, an ninh và ổn định.
Hôm 22 tháng 12, các linh mục Công Giáo nghi lễ Chanđê tại Erbil và vùng phụ cận - bao gồm cả các linh mục chạy loạn từ Mosul và vùng bình nguyên Ninivê - đã quây quần với Giám mục của họ trong một ngày tĩnh tâm, để chuẩn bị cho Giáng Sinh.
Đa số người Kurd theo Hồi Giáo Sunni nhưng có một lập trường ôn hòa và khoan dung tôn giáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét