VRNs (11.3.2014) – Sài Gòn -
1. Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm 8 Hồng y và 7 giáo dân vào Hội đồng kinh tế mới
Vaticaninsider cho biết: Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm 8 Hồng y và 7 giáo dân làm thành viên của Hội đồng Kinh tế của Vatican với sự phối hợp của Đức Hồng y Tổng Giám mục của Monaco, Đức cha Reinhard Marx. Nhiệm vụ của họ sẽ kéo dài 5 năm. Bộ kinh tế, bản chất là “bộ tài chính” Vatican, mới được thành lập cách đây vài ngày và Đức Hồng Y George Pell người Úc được chọn làm Trưởng ban.
Ngoài Đức Hồng y Marx, còn có các vị Hồng y khác, những người trong Hội đồng Kinh tế đó là:
- Đức Hồng y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục Munich và Freising, Cộng hòa Liên bang Đức (điều phối)
- Đức Hồng Y Juan Luis Cipriani Thorne, Tổng Giám Mục Lima, Peru
- Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Tổng Giám Mục Galveston-Houston, Hoa Kỳ
- Đức Hồng y Wilfrid Fox Napier, OFM, Tổng Giám Mục Durban, Nam Phi
- Đức Hồng Y Jean-Pierre Ricard, Tổng Giám Mục Bordeaux, Pháp
- Đức Hồng Y Norberto Rivera Carrera, Tổng Giám Mục Mexico, Mexico
- Đức Hồng Y John Tong Hon, Giám Mục Hồng Kông, Trung Quốc
- Đức Hồng Y Agostino Vallini, Cha Tổng đại diện của Đức cho Giáo Phận Rôma, Ý
Trong số 8 vị Hồng y này, có 2 người tham gia lần đầu là Đức Hồng y Marx và Đức cha DiNardo. Điều phối viên, Đức Hồng y Marx, cũng là một thành viên của C8, nghĩa là nhóm tám Hồng y cố vấn của Đức Giáo Hoàng, những người giúp ngài cải cách Giáo triều Rôma.
Bảy thành viên giáo dân của Hội đồng mới là:
- Ông Joseph F.X. Zahra, Malta (Phó điều phối)
- Ông Jean-Baptiste de Franssu, Pháp
- Ông John Kyle, Canada
- Ông Enrique Cueto Llano, Tây Ban Nha
- Ông Jochen Messemer, Cộng hòa Liên bang Đức
- Ông Francesco Vermiglio, Ý
- Ông George Yeo, Singapore
Phát ngôn viên của Vatican, cha Federico Lombardi nói “Mối quan hệ giữa Hội đồng Kinh tế và Bộ kinh tế sẽ được xác định bởi các quy chế , và trong mọi trường hợp, Hội đồng Kinh tế được hiểu là một cơ quan có thẩm quyền về hành động, chứ không chỉ là một cơ quan tư vấn của Bộ kinh tế”. “Việc thành lập Hội đồng Kinh tế là một bước then chốt hướng tới việc củng cố cơ cấu quản lý hiện tại của Tòa Thánh, điều này có nghĩa là để cải thiện sự phối hợp và giám sát các vấn đề kinh tế và hành chính”
Cha thêm rằng ” Giờ đây, Hội đồng Kinh tế đã sẵn sàng hành động, và cuộc họp đầu tiên đã được lên kế hoạch vào tháng Năm”.
Lai lịch khác nhau của các thành viên trong Hội đồng Kinh tế đã phản ánh tính phổ quát của Giáo hội”, như trong Tự Sắc Fidelis Dispensator Et Prudens (Về Việc Thiết Lập Một Cơ Quan Phối Hợp Mới Về Các Hoạt Động Kinh Tế Và Hành Chánh Của Tòa Thánh Và Quốc Gia Thành Vatican) yêu cầu.
2. Phụ nữ Pakistan: Các cô gái Kitô giáo bị người Hồi giáo hãm hiếp
Lahore ( Agenzia Fides ) – Sự việc cưỡng hiếp các cô gái thuộc các dân tộc tôn giáo thiểu số là hiện tượng rất phổ biến tại Pakistan. Phụ nữ Kitô giáo là mục tiêu hàng đầu, bởi vì họ là những người yếu đuối và không có khả năng tự vệ . Đa số trường hợp thậm chí không được báo cáo với cơ quan cảnh sát, và khi sự việc này xảy ra, thì các thủ phạm cũng không bị trừng phạt.
Cộng đồng Kitô hữu vẫn còn bị sốc bởi trường hợp gần đây của Sumbal, một bé gái người Kitô giáo 5 tuổi, bị một nhóm người Hồi giáo hãm hiếp trên đường phố ở Lahore. Việc huy động các nhà hoạt động và các tổ chức Kitô giáo để tìm kiếm công lý vẫn còn rất mạnh mẽ.
Một trường hợp gần đây tổ chức phi chính phủ CLAAS ( “Trung tâm trợ giúp và giải quyết pháp lý ” ) đã cho hãng tin Fides biết liên quan đến một người đàn ông Hồi giáo tên là Allah Baksh tại Lahore đã hãm hiếp hai bé gái Kitô giáo, là 2 chị em, 1 tuổi và 3 tuổi. Được biết người mẹ làm việc tại nhà của một người Hồi giáo giàu có, cũng là nơi Allah Baksh làm việc, tên này đã quấy rối tình dục cô . Và sau khi bị người phụ nữ từ chối, người đàn ông đã bị bắt quả tang khi đang cố gắng hãm hiếp hai bé gái . Baksh đã bị bắt sau khi bị tố cáo, nhưng cảnh sát đang gây áp lực đối với cha mẹ của các em để buộc họ rút đơn khiếu nại.
Một vài tháng trước, một trường hợp khác đã dấy lên sự phẫn nộ: đó là một bé gái 9 tuổi Kitô giáo bị hãm hiếp bởi ba thanh niên Hồi giáo. Bạo lực đối với trẻ em bị xử lý một cách dễ dàng, đặc biệt các thủ phạm vẫn không bị trừng phạt: sự bất công châm dầu thêm cho vòng tròn luẩn quẩn tội ác.
Năm 2004, một trường hợp gây náo động trên toàn thế giới là hành động hiếp dâm tàn bạo một bé gái 2 tuổi Neha Munir bởi vì cha của em, Munir Masih, một Kitô hữu, từ chối chuyển sang đạo Hồi. Sau một thời gian dài chịu thử thách, gia đình Neha đã phải trốn sang Canada. Neha đã trở thành một biểu tượng của tất cả các trẻ em bị lạm dụng ở Pakistan.
Tổ chức phi chính phủ LEAD (“Hiệp hội phát triển phúc âm hợp pháp”), với mục đích thúc đẩy sự hòa nhập xã hội của các Kitô hữu tại Pakistan, cho biết phụ nữ Kitô giáo bị từ chối tất cả các quyền làm người và phẩm giá con người.
Đặc biệt, các bé gái người Kitô giáo thường bị đối xử như 1 món hàng. Theo dữ liệu được Fides thu thập, mỗi năm có khoảng 700 trường hợp các bé gái thuộc các nhóm tôn giáo thiểu số (Kitô giáo hoặc Ấn giáo) bị hãm hiếp hoặc bắt cóc, ngay cả vì mục đích không đổi tôn giáo. Liên minh các dân tộc thiểu số Pakistan đã thành lập 1 một nhóm pháp lý đặc biệt nhằm cung cấp hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí cho các nhóm tôn giáo thiểu số, điển hình như các gia đình liên quan đến các trường hợp bị bạo hành.
3. Thông tin gây thất vọng về lượng người Công giáo Mỹ tham dự thánh lễ
Mặc dù những câu chuyện về việc người Công giáo tham dự thánh lễ gia tăng và quan tâm tới Giáo hội trong năm đầu triều đại Đức Phanxicô đang được phổ biến rộng rãi, nhưng một báo cáo mới đây cho thấy “Hiệu ứng Đức Giáo Hoàng Phanxicô” có thể không tồn tại được lâu.
Trung tâm nghiên cứu Pew đã làm một cuộc khảo sát liên quan đến Quan điểm của người Mỹ sau gần một năm Đức Phanxicô lãnh đạo Giáo hội. Bản báo cáo liên quan đến cuộc khảo sát của Trung tâm này công bố hôn thứ Năm vừa qua cho thấy: Không có sự thay đổi tỷ lệ người Công giáo Mỹ trưởng thành hay việc họ đi tham dự thánh lễ so với thời gian trước Đức Phanxicô làm Giáo Hoàng. Trung tâm nghiên cứu Pew cũng cho biết, không có sự gia tăng tỷ lệ người Công giáo làm tình nguyện viên tại các nhà thờ hay việc người Công giáo đến với tòa giải tội.
Pew cho thấy trong khi người Công giáo và không Công giáo đều đánh giá cao Đức Phanxicô và coi ngài là người mang lại sự thay đổi. Dù được gọi là “hiệu ứng Phanxicô” nhưng những điều thay đổi không rõ ràng nơi đức tin người Công giáo Mỹ .
Hiện nay người Công giáo tại Mỹ chiếm tỷ lệ 22%, tỷ lệ này bằng với phần trăm trước khi Đức Phanxicô đắc cử làm Giáo Hoàng. Trong đó, 40% người Công giáo mỹ cho biết họ tham dự thánh lễ trong trong tuần, tỷ lệ này cũng không thay đổi so với thời gian trước thời Đức Phanxicô.
Khoảng 13 % người Công giáo Mỹ nói rằng họ đã làm tình nguyện ở nhà thờ trong năm vừa qua, nhưng có 23 % nói họ làm việc tình nguyện ít hơn và 59 % nói công việc tình nguyện của họ ở nhà thờ là không thay đổi. Trong năm qua, chỉ 5% người Công giáo Mỹ đi xưng tội thường xuyên hơn, trong khi 22 % ít đi xưng tội hơn và 65 % người nói rằng họ đã không thay đổi về mức độ đi xưng tội.
trong năm qua, một phần tư người Công giáo Mỹ cho biết, họ đã được nâng đỡ nhiều hơn về đức tin và 40% nói rằng, họ cầu nguyện nhiều hơn.
Trung tâm Pew cho biết việc người Mỹ được nâng đỡ đức tin hay họ đã cầu nguyện nhiều hơn liên quan đến Đức Tân Giáo Hoàng vì nó không được nhắc đến trong cuộc khảo sát.
PV.VRNs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét