CHÂN THIỆN MỸ MẾN CHÀO CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Tin Công giáo thế giới, ngày 07.08 và 08.08..2013


01781-120x80VRNs (07.08.2013) – Sài Gòn – Một ít đấu ấn của Đức Thánh Cha Phaolô VI
Tờ quan sát viên Rôma đã liệt kê tất cả các hồ sơ của Giovanni Battista Montini đã được ghi chép trong suốt triều đại giáo hoàng của mình. Danh sách này được lấy cảm hứng từ cuốn sách “Tôi gesti profetici di Paolo VI” (“Những cử chỉ tiên tri của Đức Phaolô VI”) của Đức Cha Ettore Malnati.. Tờ báo viết “Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên hành hương đến thăm Đất Thánh, là người đầu tiên phát biểu tại Liên Hiệp Quốc và là người đầu tiên rời khỏi Vatican để đi thăm các nước nghèo,”,
Báo Vatican đã viết: “Ngài đã đem bán vương miện của mình để bố thí cho người nghèo trên thế giới, Ngài và Đức Thượng Phụ Athenagoras đã hủy bỏ vạ tuyệt thông giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Constantinople sau hơn 1000 năm – sự tái hợp đã được công bố hai năm trước cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Jerusalem vào tháng 1 năm 1964 – Ngài đã cử hành lễ Giáng sinh tại Italsider thuộc thành phố Taranto (miền Nam nước Ý), cũng như Ngài đã làm đối với các nạn nhân lũ lụt tại Florence trước đó.”
Vào chiều ngày hôm qua,  Đức Giám mục Francesco Beschi của Berdamo đã chủ trì thánh lễ tưởng niệm 35 năm ngày mất của cố Đức cố Giáo hoàng  Phaolô VI tại Vương cung Thánh đường thánh Phêrô. Cùng ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô đã xuống khu hầm mộ của các Giáo Hoàng bên dưới đền thánh Phêrô và cầu nguyện tại ngôi mộ của vị người tiền nhiệm.
NT
Đức Giáo Hoàng: Loan báo Tin Mừng không phải là một hành vi công kích sự tự do
Đức Giáo Hoàng Phanxicô một lần nữa kêu gọi các tín hữu phải dũng cảm loan báo Tin Mừng, và chống lại những tuyên bố cho rằng, việc làm chứng công khai cho Chúa Kitô là một hành vi tấn công vào quyền tự do của người khác.
Ngài đã đề cập đến vấn đề này trong sứ điệp của Ngày Thế Giới Truyền Giáo 2013, được phát hành hôm qua bởi Tòa Thánh. Ngày Thế Giới Truyền Giáo năm nay rơi vào ngày 20 tháng 10.
Trong sứ điệp, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rằng, Đức tin “là món quà quý giá của Thiên Chúa” và cho biết Đức tin “không được dành riêng cho một số nhưng được ban bố một cách hào phóng.”
“Mọi người đều có thể kinh nghiệm được niềm vui của việc được Thiên Chúa yêu thương, niềm vui của sự cứu độ” Ngài nói.
Món quà này [chúng ta] không thể giữ cho chính mình, Đức Thánh Cha nói tiếp “thước đo của sức mạnh đức tin, – trong mức độ cá nhân và cộng đoàn- , là khả năng thông truyền đức tin cho người khác, để truyền bá và sống đức tin trong đức bác ái, để làm chứng cho đức tin trước mặt những người mà chúng ta gặp gỡ và với những người mà chúng ta cùng đi trên một chặng đường đời “.
“Vì thế, mỗi cộng đoàn bị thách thức, và được mời gọi đón nhận làm gia sản riêng – chỉ thị mà Chúa Giêsu đã ủy thác cho các Tông đồ, để trở nên “chứng nhân cho Thầy tại Giêrusalem, trong tất cả xứ Giuđêa và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1:8). Đây không phải là khía cạnh phụ thêm, nhưng là khía cạnh thiết yếu của của đời sống Kitô hữu. Tất cả chúng ta đều được mời gọi để bước đi trên mọi nẻo đường của thế giới cùng với anh chị em của mình, để rao giảng và làm chứng cho đức tin vào Chúa Kitô và trở nên sứ giả của Tin Mừng”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đưa ra nhận xét về ý kiến cho rằng  ”việc công bố sự thật của Tin Mừng là một hành vi tấn công vào sự tự do.”
Trích dẫn lời của Đức Phaolô VI trong Tông huấn Loan báo Tin mừng , Ngài nói: “Đó sẽ là … một lỗi nếu [chúng ta] áp đặt thứ gì đó lên lương tâm của anh em mình. Nhưng việc đề nghị với lương tâm của họ, sự thật Tin Mừng và ơn cứu độ trong Đức Giêsu Kitô, với [lối diễn đạt] sáng sủa và hoàn toàn tôn trọng sự tự do lựa chọn … là hành vi trân trọng sự tự do.
Đức Giáo Hoàng còn cho biết, chúng ta phải luôn luôn có “sự can đảm và niềm vui trong việc đề nghị một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, với sự tôn trọng.”
Vị Giám Mục thành Rôma cũng đề cập trong sứ điệp của mình, những người đang trải qua những “kinh nghiệm khó khăn trong việc công khai tuyên xưng đức tin cũng như chưa được hưởng quyền hợp pháp để thực hành đức tin một cách xứng đáng.”
Ngài nói : “Họ là anh chị em của chúng ta, những chứng nhân can đảm – thậm chí ho còn đông hơn nhiều so với những vị tử đạo của các thế kỷ đầu tiên – những người đang chịu đựng hiều hình thức bách hại tân thời với lòng kiên nhẫn tông đồ. Cũng có rất nhiều người chịu sự rủi ro trong cuộc sống của để trung thành với Tin Mừng của Chúa Kitô. Tôi muốn tái khẳng định sự gần gũi trong lời cầu nguyện cho các cá nhân, gia đình và cộng đoàn đang phải chịu đau khổn vì bạo lực và sự bất khoan dung, và tôi cũng muốn lặp lại cho họ những lời an ủi của Chúa Giêsu : “Hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian.”
Pv.VRNs

Tin Công giáo thế giới 08.08.2013

Untitled8-120x80VRNs (08.08.2013) – Sài Gòn-
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi thông điệp video: “Ra đi và giúp đỡ những người cần giúp đỡ nhất
Romereports đưa tin, dù ngài không hiện diện ở Buenos Aires như trước đây nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn hiệp thông chúc mừng lễ Thánh Cajêtan, vị thánh “sống đạm bạc và say mê làm việc”.
Ngài đã gửi một thông điệp bằng video lặp lại chủ đề năm nay, một chủ đề rất gần với tâm hồn ngài cả trước khi là giáo hoàng: Ra đi và gặp gỡ với những người cần sự giúp đỡ.
Ngài chia sẻ: “Chủ đề nói về những người đang cần trợ giúp, những người đang cần sự giúp đỡ của chúng ta nhất. Những người cần chúng ta nhìn họ với cái nhìn thiện cảm, những người cần chúng ta nhận ra đau khổ và lo lắng nơi họ, cũng như vấn đề họ đang đối diện. Nhưng điều quan trọng nhất là không nhìn họ từ xa hoặc giúp họ từ xa, chúng ta cần phải gặp họ. Đó là con đường Kitô Giáo!”
Trong bài phát biểu năm phút, Đức Thánh Cha Phanxicô còn đi xa hơn nữa, ngài giải thích rằng toàn bộ cộng đồng phải làm việc để tạo nên một nền văn hóa của những cuộc gặp gỡ với những người nghèo. Ngài yêu cầu các khách hành hương [dịp lễ thánh Cajêtan lần này] theo gương của Chúa Giêsu và Thánh Cajêtan - một linh mục Ý, người dành cả cuộc đời mình cho người nghèo, bệnh tật và trẻ mồ côi.
 ”Khi bạn gặp gỡ những người cần được giúp đỡ nhất, trái tim của bạn lại càng nên vĩ đại hơn! Bởi vì những cuộc gặp gỡ như vậy càng gia tăng thêm tình yêu.
Đức Giáo Hoàng kết thúc thông điệp của ngài với một đề nghị đơn giản nhưng đã trở thành dấu hiệu trong triều đại giáo hoàng của ngài: mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho ngài.
Xây dựng, sáng tạo và kiến tạo một nền văn hóa của sự hòa hợp
Tiếp tục với thông điệp của mình nhân dịp mừng lễ thánh Cajêtan, vị Giáo Hoàng 76 tuổi kêu gọi các tín hữu hãy thực hành giáo huấn của Chúa Giêsu nhằm giúp đỡ nhau cũng như học cách đến với nhau. Ngài bảo: “Xây dựng, sáng tạo và kiến tạo một nền văn hóa của sự hòa hợp. Trong bất cứ gia đình nào cũng luôn có nhiều bất đồng và rắc rối.”
“Vấn đề xảy ra trong xóm giềng, nơi công sở, và bất cứ nơi đâu. Sự bất đồng chẳng giúp ích gì cho chúng ta cả. Điều mà chúng ta cần chính là văn hóa của sự hòa hợp, của việc tìm đến với nhau để gặp gỡ nhau. Và để gặp gỡ những ai đang cần đến ta nhất. Để gặp những người đang phải trải qua thời kỳ khủng hoảng, tệ hại hơn điều mà ta đang đương đầu. Trong cuộc sống hằng ngày, vẫn luôn có một ai đó đang đối mặt với thời kỳ khủng hoảng. Than ôi! Vẫn luôn có một người như thế!”
 Để kết thúc lời chào của Ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại lời mời gọi liên kết với nhau trong lúc kêu mời những người tín hữu hãy ra đi và tìm kiếm những ai đang cần sự giúp đỡ nhất, không phải là để thuyết phục họ trở thành người Công giáo, nhưng là để gặp gỡ họ như những người anh em.
 “Và chính anh em sẽ giúp họ, phần còn lại mà Chúa Giêsu làm, Chúa Thánh Thần sẽ thực hiện điều đó. Hãy nhớ kỹ rằng: với thánh Cajêtan, chúng ta, những người cần được sự trợ giúp, sẽ ra đi để gặp gỡ những ai đang cần được sự giúp đỡ nhiều hơn. Và hy vọng rằng, Chúa Giêsu sẽ dẫn lối cho anh em để anh em gặp được những người đang rất cần sự trợ giúp của anh em.”
Đức Thánh Cha cầu nguyện trước mộ của Đức Phaolô VI và gặp gỡ một nhóm hành hương
Romereport đưa tin, sau khi cầu nguyện trước mộ của Đức Phaolô VI, Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón một nhóm khách hành hương, từ Brescia thuộc Ý nơi Đức Phaolô VI đã ra đời. Tháng này đánh dấu 35 năm kể từ khi Đức Phaolô VI qua đời.
Đức Thánh Cha đã tiếp đón nhóm hành hương này bên ngoài nhà nguyện Casa Santa Marta. Tất cả họ đều rất vui mừng khi được gặp gỡ ngài. Một bà cụ đi cùng nhóm đã hài hước nói rằng: “Bây giờ con có thể ra đi trong bình an.”
Nhóm người này đang tham gia vào cuộc hành hương định hướng ơn gọi và dựa trên yêu cầu của họ.  Đức Thánh Cha đã làm phép bức ảnh Đức Mẹ Loreto – Đấng đã cùng đồng hành với nhóm trong suốt cuộc hành trình.
Trong ánh sáng của chuyến viếng thăm gần đây tới Brazil, nhiều người rất muốn cảm ơn Đức Thánh Cha về Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Một nữ tu trong đoàn hành hương bày tỏ : “Đức Thánh Cha thân mến. Brazil chúc mừng ngài. Cảm ơn ngài về Ngày Giới trẻ Thế giới và về tất cả mọi điều ngài đã làm cho chúng con.”
 Ngài đã đáp lại nữ tu một cách dí dỏm : “Người Brazil không đi, thay vào đó họ nhảy, ngay cả trên đường phố.”
 Sau đó, Đức Thánh Cha chào đón từng người trong số họ, khuyến khích họ tìm thấy con đường chân chính đúng đắn trong ơn gọi của họ.
Lần đầu tiên, một phụ nữ Công giáo nắm giữ chức vụ phó chủ tịch Ủy ban Dân tộc thiểu số bang Maharashtra
Trao đổi với Asianews, bà Janet Lawrence D’Souza cho biết “Tôi thực sự rất cảm kích vì cơ hội được phục vụ các nhóm thiểu số tại bang Maharashtra (Ấn Độ) và xác định những vấn đề và thách thức mà họ đang phải đối mặt.” Bà Janet vừa được bổ nhiệm làm phó chủ tịch  Ủy ban Dân tộc thiểu số của bang Maharashtra. Bà cũng là người Công giáo đầu tiên nắm giữ chức vụ này.
Là một thành viên của Giáo xứ Thánh Piô X tại Mulund (Mumbai), Janet đã kết hôn và có hai con. Bà đã từng nắm giữ nhiều vị trí khác nhau và là một thành viên tích cực của Đảng Quốc Đại.
Bà cho biết “Thách thức lớn nhất phải giải quyết là việc các cộng đồng Kitô hữu phải gánh chịu sự bách hại và đe dọa vì lý do tôn giáo, đặc biệt ở nông thôn”
 Ngoài ra, “các trường hợp ép buộc cải đạo cũng gây nguy hiểm cho việc cùng chung sống hòa bình giữa các cộng đồng [tông giáo]. Hành động tấn công vào các nhà thờ và những nơi thờ tự khác không chỉ hủy hoại sự hòa hợp và hòa bình, nhưng còn đe dọa sự phát triển và tiến bộ của cả đất nước và tiểu bang chúng ta.”
Bà Janet cũng cho biết, một vấn đề khác cần phải được giải quyết là việc “các cộng đồng Kitô hữu ở Mumbai và nhiều quận khác ở Maharashtra không có đủ đất để chôn cất người chết.”
PV.VRNs

Không có nhận xét nào: