Thưa cha, con tên là Phê rô Hoàng Thiên Tân hoc
lớp 8, hiện nay con đang ở GX Công Chính thuộc GP Ban Mê Thuột. Theo như
con được biết thì các thánh được chọn làm bổn mạng cho một cá nhân hoặc
cho một tập thể nào đó, là người trung gian giữa Thiên Chúa và chúng
ta. Thế mà trong Giáo xứ của con lại có một "Nhóm Họ" (Liên Gia), lại
chọn lễ Chúa Thánh Thần và lễ Chúa Ba Ngôi làm bổn mạng. Theo Cha thì
như vậy có đúng với ý nghĩa của từ "bổn mạng" nữa hay không? Con xin cám
ơn Cha.
- Pr. Hoàng Thiên Tân
Bạn Phêrô Thiên Tân thân mến,
Chúng ta cần phân biệt khi chọn thánh bổn mạng (Tiếng Latin: patronus; Tiếng Anh: patron) và tước hiệu (Nomine; name).
Thánh bổn mạng là những vị thánh trong Hội Thánh Công Giáo, được chọn để nhờ ngài chuyển cầu chúng ta trước tòa Chúa, để xin ngài hộ phù, và để chúng ta noi gương ngài. Còn "tước hiệu", hay được gọi là "danh hiệu" là tên gọi. Ví dụ như Mẹ Maria có nhiều tước hiệu: Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội, Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội..., tước hiệu (với Đức giáo hoàng, chúng ta gọi là tông hiệu) Giáo Hoàng của Đức Hồng Y Joseph Aloisius Ratzinger là Bênêđíctô XVI, và của Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio là Phanxicô (Bênêđíctô hay Phanxicô đối với các ngài là một kế hoạch sống, môt cung cách hoạt động, chứ không phải là bổn mạng của các ngài). Còn thánh bổn mạng của hai ngài là thánh Giuse và thánh Giorgiô.
Các vị giáo hoàng không bao giờ lấy tông hiệu Phêrô vì tên ấy chỉ dùng riêng cho thánh tông đồ Phêrô, là vị giáo hoàng tiên khởi (cấm kỵ, phạm húy).
Chúng ta không được chọn bổn mạng cho từng người chúng ta, cho hội nhóm, Dòng tu... là Chúa Ba Ngôi, hay từng Ngôi (Cha, Con, Thánh Linh). Ta chỉ được chọn các vị thánh mà thôi, vì các vị là đấng sẽ chuyển lời cầu chúng ta lên Thiên Chúa (là Chúa Ba Ngôi, trong đó có Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Linh), vì Thiên Chúa là mục đích tối hậu, là Căn Nguyên Đệ Nhất, không còn chuyển cầu cho ai khác nữa.
Như Dòng Tên, không phải tu sĩ Dòng chọn Chúa Giêsu (Ngôi Hai) làm bổn mạng, nhưng là những đoàn quân theo chân Chúa Giêsu. Dòng không lấy tên là Dòng Chúa Giêsu, chính xác tên tiếng Pháp là La Compagnie des Jésuites, tiếng Việt là Dòng Tên (tránh gọi tên Giêsu vì phạm húy). Nghĩa của từ Compagnie là hội, đoàn (tiếng Anh: The Society of Jesus), hay là “Đội quân” (Thánh Inhaxiô Loyola dùng những từ ngữ quân sự để muốn nói Dòng mình là một đội quân của Chúa Giêsu, trong đó mỗi tu sĩ là một người lính của Người). Vậy, Dòng Tên (S.J = Đội quân của Chúa Giêsu) lấy Chúa Giêsu làm tước hiệu, chứ không phải làm bổn mạng (vì không được lấy Ngôi vị làm bổn mạng).
Từ đó, chúng ta hiểu được tước hiệu sẽ khác với bổn mạng: Tu viện Thánh Linh, nhà thờ Chúa Ba Ngôi... tu viện này, nhà thờ này lấy tên ấy như là tước hiệu, danh hiệu.
Vì thế, khi chọn làm bổn mạng (chỉ có quyền chọn một thánh bổn mạng mà thôi), thì phải chọn trong sự hợp pháp mà Hội Thánh đã đề ra, có nghĩa là chọn lựa và quyết định của cả ban (để bỏ phiếu, thỉnh cầu, tham khảo ý kiến...) như:
- Phải được thẩm quyền Giáo Hội chấp thuận;
- Và phải được Bộ Phụng tự phê chuẩn.
Ngoài ra, chúng ta có thể được chọn thánh bổn mạng cho nhóm với tên các vị thánh, thiên thần, hay Mẹ Maria. Chỉ khi được phép đặc biệt của Tòa Thánh Công Giáo thì chúng ta mới có thể lấy các vị á thánh như Gioan Phaolô II, Mẹ Têrêsa Calcutta... làm thánh bổn mạng cho mình.
Theo qui định trên, các thánh Bổn mạng tại các giáo xứ, các nhóm họ, các hiệp hội... nếu chưa được Bộ Phụng tự phê chuẩn, thì không thực sự là thánh Bổn mạng một cách đúng nghĩa và hợp pháp, và như vậy sẽ không được mừng kính thánh bổn mạng ấy trong Phụng Vụ. Hơn nữa, theo ý nghĩa của tên cực thánh Ba Ngôi và từng Ngôi vị, thì nhóm họ (Liên Gia) trong giáo xứ bạn hay bất kỳ tổ chức nào lấy những tên ấy làm bổn mạng là không được.
Lm. Khất Tuệ
Mời bạn đọc thêm:
Chúng ta cần phân biệt khi chọn thánh bổn mạng (Tiếng Latin: patronus; Tiếng Anh: patron) và tước hiệu (Nomine; name).
Thánh bổn mạng là những vị thánh trong Hội Thánh Công Giáo, được chọn để nhờ ngài chuyển cầu chúng ta trước tòa Chúa, để xin ngài hộ phù, và để chúng ta noi gương ngài. Còn "tước hiệu", hay được gọi là "danh hiệu" là tên gọi. Ví dụ như Mẹ Maria có nhiều tước hiệu: Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội, Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội..., tước hiệu (với Đức giáo hoàng, chúng ta gọi là tông hiệu) Giáo Hoàng của Đức Hồng Y Joseph Aloisius Ratzinger là Bênêđíctô XVI, và của Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio là Phanxicô (Bênêđíctô hay Phanxicô đối với các ngài là một kế hoạch sống, môt cung cách hoạt động, chứ không phải là bổn mạng của các ngài). Còn thánh bổn mạng của hai ngài là thánh Giuse và thánh Giorgiô.
Các vị giáo hoàng không bao giờ lấy tông hiệu Phêrô vì tên ấy chỉ dùng riêng cho thánh tông đồ Phêrô, là vị giáo hoàng tiên khởi (cấm kỵ, phạm húy).
Chúng ta không được chọn bổn mạng cho từng người chúng ta, cho hội nhóm, Dòng tu... là Chúa Ba Ngôi, hay từng Ngôi (Cha, Con, Thánh Linh). Ta chỉ được chọn các vị thánh mà thôi, vì các vị là đấng sẽ chuyển lời cầu chúng ta lên Thiên Chúa (là Chúa Ba Ngôi, trong đó có Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Linh), vì Thiên Chúa là mục đích tối hậu, là Căn Nguyên Đệ Nhất, không còn chuyển cầu cho ai khác nữa.
Như Dòng Tên, không phải tu sĩ Dòng chọn Chúa Giêsu (Ngôi Hai) làm bổn mạng, nhưng là những đoàn quân theo chân Chúa Giêsu. Dòng không lấy tên là Dòng Chúa Giêsu, chính xác tên tiếng Pháp là La Compagnie des Jésuites, tiếng Việt là Dòng Tên (tránh gọi tên Giêsu vì phạm húy). Nghĩa của từ Compagnie là hội, đoàn (tiếng Anh: The Society of Jesus), hay là “Đội quân” (Thánh Inhaxiô Loyola dùng những từ ngữ quân sự để muốn nói Dòng mình là một đội quân của Chúa Giêsu, trong đó mỗi tu sĩ là một người lính của Người). Vậy, Dòng Tên (S.J = Đội quân của Chúa Giêsu) lấy Chúa Giêsu làm tước hiệu, chứ không phải làm bổn mạng (vì không được lấy Ngôi vị làm bổn mạng).
Từ đó, chúng ta hiểu được tước hiệu sẽ khác với bổn mạng: Tu viện Thánh Linh, nhà thờ Chúa Ba Ngôi... tu viện này, nhà thờ này lấy tên ấy như là tước hiệu, danh hiệu.
Vì thế, khi chọn làm bổn mạng (chỉ có quyền chọn một thánh bổn mạng mà thôi), thì phải chọn trong sự hợp pháp mà Hội Thánh đã đề ra, có nghĩa là chọn lựa và quyết định của cả ban (để bỏ phiếu, thỉnh cầu, tham khảo ý kiến...) như:
- Phải được thẩm quyền Giáo Hội chấp thuận;
- Và phải được Bộ Phụng tự phê chuẩn.
Ngoài ra, chúng ta có thể được chọn thánh bổn mạng cho nhóm với tên các vị thánh, thiên thần, hay Mẹ Maria. Chỉ khi được phép đặc biệt của Tòa Thánh Công Giáo thì chúng ta mới có thể lấy các vị á thánh như Gioan Phaolô II, Mẹ Têrêsa Calcutta... làm thánh bổn mạng cho mình.
Theo qui định trên, các thánh Bổn mạng tại các giáo xứ, các nhóm họ, các hiệp hội... nếu chưa được Bộ Phụng tự phê chuẩn, thì không thực sự là thánh Bổn mạng một cách đúng nghĩa và hợp pháp, và như vậy sẽ không được mừng kính thánh bổn mạng ấy trong Phụng Vụ. Hơn nữa, theo ý nghĩa của tên cực thánh Ba Ngôi và từng Ngôi vị, thì nhóm họ (Liên Gia) trong giáo xứ bạn hay bất kỳ tổ chức nào lấy những tên ấy làm bổn mạng là không được.
Lm. Khất Tuệ
Mời bạn đọc thêm:
Thánh Bổn Mạng
Thánh bổn
mạng được chọn để làm
người bảo hộ đặc biệt cho
nhiều khía cạnh của cuộc sống.
Những khía cạnh này có thể là
công việc, bệnh tậv, nhà thờ,
quốc gia, chính nghĩa - tất cả những
điều quan trọng đối với chúng
ta. Sử sách xa xưa nhất cho biết con
người và nhà thờ được
đặt tên theo tên các thánh tông
đồ và các thánh tử đạo
bắt đầu từ thế kỷ thứ 4.
Gần đây,
các đức giáo hoàng thường
chọn lựa các thánh bổn mạng,
nhưng thánh bổn mạng cũng có thể
do các cá nhân hoặc đoàn thể
lựa chọn. Thánh bổn mạng thường
được chọn vì sở thích đặc
biệt, tài năng, hoặc các sự kiện
trong đời sống của họ trùng hợp
với các khía cạnh trong cuộc sống.
Ví dụ,
Thánh Francis thành Assisi yêu thích thiên
nhiên vì vậy được chọn là
thánh bổn mạng của các nhà
sinh thái học. Thánh Francis de Sales là
nhà văn nên được chọn là
thánh bổn mạng của các nhà báo
và nhà văn. Thánh Clare thành Assisi
được chọn là thánh bổn mạng
của ngành truyền hình vì vào
một dịp Giáng Sinh khi đang trên giường
bịnh, nhưng bà vẫn nhìn và nghe
thấy được thánh lễ Giáng
Sinh mặc dù thánh lễ đó đang
diễn ra ở xa hàng dặm.
Các thiên
thần cũng có thể được chọn
là thánh bổn mạng. Thánh bổn
mạng có thể giúp chúng ta khi chúng
ta muốn noi gương cuộc sống của các
thánh cũng như khi ta cầu xin các ngài
chuyển lời cầu bàu tới Thiên
Chúa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét