VRNs(03.3.2014) – Sài Gòn – Chúa Giêsu gọi chúng ta là “bạn hữu” (x. Ga 15:15). Điều đó cho thấy tầm quan trọng của tình bạn trong cuộc sống.
Chúng ta biết rằng bạn của Ngài rất đa
dạng, đó là chính chúng ta, và Ngài động viên mỗi chúng ta bằng một cách
khác nhau, nhưng dạy chúng ta cùng hành động như nhau. Một tình bạn
trong sáng rất quan trọng, đó là đóa hồng tươi đẹp tạo dấu ấn phúc lành.
Có 5 loại tình bạn mà bất kỳ ai cũng cần có trong cuộc sống.
1. NGƯỜI BIẾT CHIA SẺ. Đó là
người bạn mà chúng ta có thể “cầu xin” điều gì đó khi bị bế tắc trong
cuộc sống. Không phải là nói chuyện về ăn uống mà đó là người của Thần
Khí mà chúng ta có thể chia sẻ mọi điều sâu thẳm từ đất thấp tới trời
cao.
2. NGƯỜI KHÔI HÀI. Đó là người
bạn mà chúng ta có thể cùng hàn huyên tâm sự và cùng vui cười – nhất là
sau những lúc làm việc căng thẳng. Nụ cười là mười thang thuốc bổ. Tiếng
cười có thể hóa giải nhiều thứ, từ tinh thần tới thể lý.
3. NGƯỜI CẢM THÔNG. Đó là người
bạn mà chúng ta được cảm thông. Người biết cảm thông là người biết lắng
nghe. Với người bạn này, bạn có thể khóc trước mặt họ cho “trôi” bớt nỗi
buồn khi có chuyện đau lòng.
4. NGƯỜI THỰC TẾ. Đó là người bạn
sống thực tế, cụ thể, để chúng ta có thể bày tỏ sự yếu kém, những sai
lầm, thậm chí là tội lỗi của mình, để được họ động viên và tư vấn. Nhân
vô thập toàn. Đó là một thực tế, nhưng lại là một thực tế bị lãng quên.
Người bạn thực tế này có thể giúp bạn trút bỏ bớt gánh nặng cuộc đời.
5. NGƯỜI KHÔNG CHỈ TRÍCH. Đó là
người bạn biết yêu thương, không phê bình hoặc chỉ trích. Ai cũng thích
được khen, nhất là phụ nữ, vì họ rất “nhạy bén” về thính giác. Không
phải là nịnh, nhưng thay vì bị chỉ trích, chúng ta cần cách nói tích
cực, chỉ muốn “nói nhẹ” thôi, chứ không ai muốn bị “quê độ”.
Đó là những người bạn tốt, nhưng chắc
chắn rằng chỉ có Chúa Giêsu mới là Người-Bạn-Đích-Thực, vì Ngài luôn
lắng nghe, luôn muốn nâng đỡ, chở che và tha thứ. Thật vậy, Ngài động
viên tất cả chúng ta: “Hỡi những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Tôi, Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11:28).
Trầm Thiên Thu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét