CHÂN THIỆN MỸ MẾN CHÀO CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

25 Hội Dòng Mến Thánh Giá

 
HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ CẦN THƠ

~~~~~~~~

Hội Dòng Mến Thánh Giá Cần Thơ là :
 Một Hội Dòng hoạt động tông đồ trực thuộc Đấng Bản Quyền Giáo Phận Cần Thơ.
 Một trong số 24 Hội Dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam, theo đặc sủng, linh đạo và sứ mạng của Dòng Mến Thánh Giá do Đức Cha Phêrô Maria Lambert de la Motte thiết lập tại Việt nam năm 1670.
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN :
a- Qua sắc chỉ Quod Christus của Đức Thánh Cha Piô XII ban hành ngày 20-9-1955, Giáo Phận Cần Thơ được thành lập, với vị Giám mục tiên khởi là Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình.
Trong cương vị người mục tử nhân hiền đầy nhiệt huyết, khi nhìn thấy cánh đồng truyền giáo bao la của Giáo phận khan hiếm thợ gặt, nên đầu năm 1957, Đức Cha Phaolô đã quy tụ một nhóm thanh thiếu nữ có chí hướng tận hiến để thành lập một Hội Dòng mới, hầu đáp ứng nhu cầu truyền giáo khẩn thiết trong Giáo phận miền cuối Việt.

“Vạn sự khởi đầu nan”, tất cả bắt đầu từ con số không. Về cơ sở, Họ Đạo Sóc Trăng đã nhường cho một ngôi trường cũ, tọa lạc trên mảnh đất rộng 1 mẫu 4 dọc theo đường Nguyễn Trường Tộ (nay là đường Tôn Đức Thắng, TP. Sóc Trăng), làm trụ sở chính của Hội Dòng.

Hình ảnh
NHÀ CHÍNH HD. MẾN THÁNH GIÁ CẦN THƠ

Về nhân sự, Đức Cha Phaolô đã ủy nhiệm cho cha Nicôla Tri Bửu Nhơn làm Bề Trên tu viện, và nhờ các bà Dòng Con Đức Mẹ Rousseykeo (Nam Vang) đảm trách việc huấn luyện Đệ tử, đồng thời gởi một số Đệ tử đi thụ huấn tại Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán- Sài Gòn
b- Công việc đang xúc tiến tốt đẹp thì cuối năm 1960, Đức Cha Phaolô được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Giáo Phận Sài Gòn. Tưởng chừng Hội dòng mà Ngài mới gầy dựng gặp nhiều chao đảo, nhưng nhờ sự quan phòng yêu thương của Chúa, qua sự dẫn dắt của vị chủ chăn kế nhiệm là Đức Cha Philipphê Nguyễn Kim Điền, Hội Dòng có một hướng đi rõ rệt. Từ đó chị em khởi sự bước đi trong linh đạo Mến Thánh Giá. Ngày 8-12-1961, Hội Dòng chính thức mang danh Mến Thánh Giá thuộc Giáo Phận Cần Thơ, đây chính là ngày khai sinh của Hội Dòng.
Kể từ năm 1961, các tu sinh của Hội Dòng được Mẹ Marie Zoila, dòng Đức Bà (Couvent des Oiseaux Đalat) và các chị Mến Thánh Giá Hà Nội (Khiết Tâm) huấn luyện tại Tập viện Mến Thánh Giá Hà Nội (Đalat).
Tháng 3 năm 1970, Hội Dòng bầu Ban Điều Hành đầu tiên và chị em tự đảm trách việc huấn luyện tại Sóc Trăng.
c- Thế rồi, lại một lần nữa thay đổi chủ chăn trong Giáo phận. Đức Cha Philipphê Nguyễn Kim Điền được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Giáo Phận Huế, Đức Cha Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang lên kế vị, Ngài rất quan tâm đến Hội Dòng còn non trẻ, ngày 11.5.1971 Ngài ban sắc chỉ thành lập Hội Dòng Mến Thánh Giá Giáo Phận Cần Thơ theo giáo luật, đây là ngày đáng ghi nhớ trong lịch sử Hội Dòng.
Nhờ hồng ân Thiên Chúa và sự trợ giúp tận tình của các vị hữu trách, Hội dòng ngày càng phát triển, nhưng biến cố 30.4.1975 đã làm xáo trộn tất cả, chị em bước sang một khúc quanh lịch sử, nhà Đệ tử phải giải tán, các cơ sở giáo dục từ thiện không còn, chị em phải phân tán mỏng đi các họ đạo vùng sâu vùng xa để lao động và âm thầm phục vụ, sống đời chứng tá Tin mừng giữa lòng dân tộc.
Để củng cố đời sống tu trì của chị em ngày thêm vững mạnh trước những hoàn cảnh khó khăn, Đức Cha Giacôbê đã cho duyệt lại Quyển Luật Dòng đầu tiên còn trong vòng thử nghiệm, và ngày 6-7-1975 Ngài đã phê chuẩn Quyển Luật Dòng này làm chỉ nam hướng dẫn chị em sống đời Thánh hiến theo linh đạo Mến Thánh Giá.
Tuy nhiên chị em vẫn khấn tạm cho đến khi Đức Cha Emmanuel Lê Phong Thuận duyệt lại khoản luật dòng số 14 về việc khấn hứa và quyết định cho khấn trọn theo giáo luật.
d- Ngày 14.9.1986, dịp mừng Ngân Khánh Lập Dòng (1961-1986), Đức Cha Emmanuel Lê Phong Thuận chấp nhận cho 7 chị tuyên khấn trọn đời. Thánh lễ tạ ơn tuy đơn sơ nhưng thấm đượm niềm vui vì chị em cảm nghiệm được tình thương Thiên Chúa luôn chan hòa trong từng nhịp sống của đời Thánh hiến.
Một sự kiện đáng ghi nhớ là ngày 6-9-2000, Đức Cha Emmanuel đã phê chuẩn Hiến chương Hội dòng Mến Thánh Giá Cần Thơ làm luật sống, giúp chị em vững tiến trong linh đạo Mến Thánh Giá với ba chiều kích : chiêm niệm, khổ chế, tông đồ mà Đức Cha Lambert đã đề ra cho các nữ tu Mến Thánh Giá, những người con tinh thần của Ngài.
e- Trải qua những bước thăng trầm trong quá trình hình thành và phát triển, ngày 6-12-2001, Hội Dòng mừng kỷ niệm 40 năm thành lập và đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà nguyện.
Nhờ hồng ân Thiên Chúa và sự hỗ trợ của quý Đức Cha, quý cha, quý thân nhân và ân nhân xa gần, Hội Dòng đã hoàn thành ngôi nhà nguyện. Ngày 10-12-2003 Thánh lễ cung hiến nhà nguyện được tổ chức trang trọng trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và tri ân mọi người, vì biết bao kỳ công Chúa đã thực hiện trên Hội dòng bé nhỏ miền cuối Việt.
Hình ảnh
NHÀ NGUYỆN HD. MẾN THÁNH GIÁ CẦN THƠ

Nhìn lại gần nửa thế kỷ qua được hiện diện trên vùng đất miền đồng bằng sông Cửu Long, chị em Mến Thánh Giá Cần Thơ đã cảm nhận được tình Chúa luôn nâng đỡ, tình người vẫn chở che, giúp chị em trung kiên bước đi trong linh đạo Thập giá để loan truyền sứ điệp tình thương của Chúa cho mọi người, qua những công tác tông đồ từ thiện, hầu góp phần xây dựng nền văn minh tình thương như lòng Chúa ước mong.
2.CÁC HOẠT ĐỘNG TÔNG ĐỒ.
 Trước năm 1975, tuy còn là một Hội Dòng non trẻ, nhân sự giới hạn, nhưng chị em đã dấn thân phục vụ 7 họ đạo trong Giáo phận Cần Thơ và dạy học tại trường Rạng Đông, Đồng Tiến, La San ở Sóc Trăng.
 Sau biến cố 30-4-1975, hoàn cảnh xã hội đổi thay, những hoạt động tông đồ bị giới hạn, chị em đã âm thầm phục vụ trong 17 họ đạo miền quê xa xôi hẻo lánh, lao động trên ruộng đồng, rẫy mía, nương khoai để tự lực cánh sinh và chia sẻ nếp sống với dân nghèo vùng sông nước miệt vườn.
 Từ năm 1990 đến nay, chị em đã nhiệt tâm phục vụ trong nhiều lãnh vực:
+ Mục vụ họ đạo : Dạy giáo lý, phụ trách phòng thánh, ca đoàn, giới trẻ, hiền mẫu, thiếu nhi.

Hình ảnh
LỚP GIÁO LÝ TẠI HỌ ĐẠO SÓC TRĂNG


+ Giáo dục :
 Dạy trẻ Trường Mầm Non Mai Anh tại nhà chính của Hội Dòng
 Dạy 16 nhóm trẻ tại các cộng đoàn trong các họ đạo, đa số ở nông thôn.
 Dạy 2 lớp tình thương, đa số là con em người Khmer tại Sóc Trăng

Hình ảnh
LỚP LÁ TRƯỜNG MẦM NON MAI ANH

tại Tp. Sóc Trăng

+ Y tế :
 Phục vụ tại Bệnh Viện Đa Khoa Sóc Trăng.
 Mở 2 phòng thuốc từ thiện giúp bệnh nhân nghèo tại Sóc Trăng
+ Xã hội từ thiện :
 Huấn nghệ : mở lớp may gia dụng và nhà may tình nghĩa giúp các thiếu nữ nghèo, đa số là người Khmer .

Hình ảnh
KỲ THI CUỐI KHÓA LỚP MAY GIA DỤNG


 Hàng tháng phát gạo cho bệnh nhân phong Trạm xá phong Sóc Trăng, nhờ sự hỗ trợ của quý ân nhân .

Hình ảnh
BỆNH NHÂN TẠI TRẠM XÁ PHONG SÓC TRĂNG


 Xây 1 số căn nhà cho các gia đình bệnh nhân phong hòa nhập cộng đồng
 Thăm viếng, ủy lạo những người già cả, bệnh tật, neo đơn, nghèo khổ.
 Cộng tác với Hội Bác Ái Phanxicô trong các chương trình giúp người nghèo, trẻ mồ côi, khuyết tật trên toàn quốc.

Hình ảnh
CÔNG TÁC HỘI BÁC ÁI PHANXICÔ


3. CÁC CỘNG ĐÒAN
Hội Dòng hiện có 22 cộng đoàn phục vụ 22 họ đạo trong các tỉnh :
+ Tỉnh Sóc Trăng : Cộng đoàn Nhà Mẹ (Sóc Trăng)
Cộng đoàn Thánh Thể (Tân Thạnh)
Cộng đoàn Thánh Linh (Mỹ Xuyên)
Cộng đoàn Thánh Tâm (Đại Ngãi)
Cộng đoàn Thánh Mẫu (Ba Rinh)
Cộng đoàn Thánh Gia (Long Phú)
Cộng đoàn Minh Hòa (Xuân Hòa)
Cộng đoàn Minh Tâm (Đại Hải)
Cộng đoàn Minh Phúc (Cồn Mỹ Phước)
Cộng đoàn Sao Mai (Đồng Lào)
Cộng đoàn Fatima (Fatima)
Cộng đoàn Mai Khôi (Mỹ Phước)
Cộng đoàn Trinh Vương (Bona)
+ Tỉnh Cần Thơ : Cộng đoàn Bêtania (Thới Hòa)
Cộng đoàn Nazareth (An Bình)
Cộng đoàn Belem (Tham Tướng)
+ Tỉnh Bạc Liêu : Cộng đoàn Thiên Phúc (Vĩnh Hiệp)
Cộng đoàn Thiên Hòa (Vĩnh Mỹ)
Cộng đoàn Thiên Bình (Ninh Sơn)
Cộng đoàn Thiên An (Khúc Tréo)
+ Tỉnh Hậu Giang : Cộng đoàn Cát Minh (Đức Bà)
+ TP. Hồ Chí Minh : Cộng đoàn Emmanuel (2A Lương Hữu Khánh- Quận I)
4. NHÂN SỰ :

a. Năm 1975
Tổng số (Tính từ Tập Sinh) : 51
• Khấn trọn : 0
• Khấn tạm : 40
• Tập sinh : 11
• Tiền tập sinh : 15 (Không tính vào tổng số)

b. Hiện nay (2008)
Tổng số (Tính từ Tập Sinh) : 118
• Khấn trọn : 79
• Khấn tạm : 29
• Tập sinh : 10
• Tiền tập sinh : 12 (Không tính vào tổng số)

c. Số Tu Sĩ qua đời trong Dòng :
Từ năm 1990 đến nay (9-2008) : 3 chị

Hình ảnh
CỘNG ĐOÀN KHẤN SINH MTG CẦN THƠ

Hình ảnh
CỘNG ĐOÀN TẬP VIỆN MTG CẦN THƠ


5. ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP :
* Hằng năm, Hội Dòng mở khóa “Tìm hiểu ơn Thiên triệu” giúp thanh thiếu nữ học hỏi và làm quen với sinh hoạt của Hội Dòng. Ứng sinh sẽ được nhận vào Đệ tử viện, nếu hội đủ những điều kiện :
 Có chí hướng tận hiến theo ơn gọi Mến Thánh Giá.
 Sức khỏe tốt, quân bình tâm linh.
 Trình độ văn hóa từ lớp 10 trở lên với độ tuổi tương ứng. Những trường hợp khác cần có phép đặc biệt.
* Địa chỉ liên hệ :
Chị phụ trách Đệ tử viện Mến Thánh Giá Cần Thơ.
Địa chỉ như Trụ sở chính của Hội Dòng.

6. ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ CHÍNH :
Hội Dòng Mến Thánh Giá Cần Thơ
99 Tôn Đức Thắng - Thành Phố Sóc Trăng - Tỉnh Sóc Trăng
Điện Thoại : 079.820.484
Email : mariast@vnn.vn

7. BỀ TRÊN ĐƯƠNG NHIỆM
Chị Marie Dorothée Lê Ngọc Anh
Sinh năm 1944
Khấn Dòng 1967

Hình ảnh
CHỊ MARIE DOROTHÉE LÊ NGỌC ANH
TỔNG PHỤ TRÁCH

_________________
Mơ chi ảo mộng xa vời
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời cao siêu
Lo chi cuộc sống sớm chiều
Đời con theo Chúa, mọi điều xin vâng


Yêu Thương + Dấn Thân = Phục Vụ




Bài viết này của tác giả phamtuan đã nhận được cảm ơn bởi: 6 _†_C0ngTuK3oMut_†_ (Chủ nhật 09 12, 2012 9:20 am), lil.sky9 (Thứ 3 01 01, 2013 8:48 pm), LONG_XUYEN (Thứ 2 10 12, 2012 9:19 pm), nguyenmthanh (Thứ 5 10 10, 2013 8:27 pm), nguyenthanhcong_98 (Thứ 5 06 12, 2012 11:52 am), Tùng-Sen (Thứ 6 30 08, 2013 7:37 pm)
  Bình chọn: 26.09%
Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Thứ 3 04 12, 2012 8:16 pm 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật 22 02, 2009 10:46 am
Bài viết: 839
Đến từ: Giáo Xứ Thạnh An
Has thanked: 5376 lần
Have thanks: 2120 lần
HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ TÂN VIỆT


2/2 Lê Lai, Phường 12, Quận Tân Bình, Tổng Giáo Phận Sài Gòn
Đt. 8426307- E.mail : mtgtanviet2@hcm.vnn.vn


1. Nguồn gốc Hội Dòng : cùng chung với các Hội Dòng MTG khác
2. Tiểu sử vị sáng lập Hội Dòng : cùng chung với các Hội Dòng MTG khác

3. Lịch sử Hội Dòng: - Tại Việt Nam
Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân Việt là một trong 23 Hội Dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam, và là một trong 7 Hội Dòng Mến Thánh Giá trực thuộc Giáo phận Sàigòn.
a. Nhà Phước Cổ Việt – Thái Bình 1943-1954
Năm 1943, tại giáo phận Thái Bình, giáo xứ Cổ Việt, Cha chánh xứ Gioan Baotixita Phạm Hưng Thi thấy giáo xứ cần có những nữ tu cộng tác trong công tác tông đồ nên xin phép Đức Giám Mục Sanctus Ubertnard Ninh mời nhà phước Trung Lễ cho hai Chị (Maria Phạm Thị Thanh và Maria Nguyễn Thị Tin) về cộng tác với Ngài và từ đó Nhà Phước Cổ Việt được hình thành. Năm 1948, cha Đaminh Vũ Đức Triêm làm chánh xứ giáo xứ Cổ Việt thay cha Gioan, chị em nhà phước vẫn tiếp tục những sinh hoạt mục vụ tông đồ trong giáo xứ.
b. Biến cố lịch sử của đất nước.
Ngày 20 tháng 07 năm 1954, Hiệp định Genève chia đôi đất nước Việt Nam ở vĩ tuyến 17. Ba mươi chị em nhà phước Cổ Việt di cư vào Nam và định cư tại giáo xứ Tân Mai Biên Hòa. Sau đó, cha Chánh xứ Đaminh Vũ Đức Triêm đến thăm và mời các chị em về Sài Gòn, sinh hoạt tại giáo xứ Tân Việt. Ra đi với hai bàn tay trắng, nên thời gian đầu chị em phải sinh sống bằng viện trợ của chính phủ. Việc tông đồ của chị em là đi phục vụ, chung sống với bà con tại các trại tị nạn. Năm 1956, dần dần khắc phục được khó khăn, cuộc sống tương đối ổn định, chị em đã vượt đất làm nhà. Năm 1966, chị em mua được nhà trường cũ của cha Sở Giuse Nguyễn Văn Thiên Giáo họ Chí Hòa, hiện là cơ sở Tân Việt ngày nay.
c. Đời sống tinh thần và huấn luyện ơn gọi từ năm 1960-1975
Năm 1960 chị em bắt đầu tiếp nhận những ơn gọi mới. Năm 1963, Đức Cha Tađêô Lê Hữu Từ và Cha Giuse Vũ Văn Hải giới thiệu Bà Maria Phạm Thị Thanh đến Dòng Mếán Thánh Giá Phát Diệm (Gò Vấp) gặp mẹ bề trên đương kim Êlizebeth Trần Thị Nhẫn, sau khi trao đổi hai bên đã đi đến thoả thuận:
- Hội Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm đón nhận chị em nhà phước Thái Bình Tân Việt và giúp huấn luyện theo một tinh thần chung. Những chị em có lời hứa của nhà phước thì làm nhà tập 1 năm, còn các lớp nhỏ sau này sẽ huấn luyện như các chị em Mến Thánh Giá Phát Diệm: sáu tháng thử, hai năm tập.
- Chung một Tinh thần và chung một Ban Điều Hành, Nhân sự và tài sản thì riêng.
Từ năm 1963-1975, các chị em lần lượt được gửi đến huấn luyện tại Tập viện Hội Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm 11 lớp gồm 36 chị em.
d. Chính Thức là một Hội Dòng Độc Lập Ngày 16-06-1976
Dịp tĩnh tâm năm 1976, mẹ Elizabeth Trần Thị Nhẫn thấy hoàn cảnh đất nước thay đổi, không thuận tiện giúp đỡ nhau trong việc huấn luyện, nên đã trao đổi với bà Maria Phạm Thị Thanh xin Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình tách ngành Thái Bình-Tân Việt thành một Hội Dòng độc lập.
Ngày 16-06-1976 Đức Tổng Giám Mục Phaolô đã chủ tọa cuộc bầu cử bề trên của Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân Việt, và ký nghị định phê chuẩn Hội Dòng Mến Thánh Giá Thái Bình Tân Việt là Hội Dòng độc lập trực thuộc giáo phận Sài Gòn. Ngày 29.06.1995 Bộ Đặc Trách các Tu Hội Đời Sống Thánh Hiến tuyên bố Hội Dòng Mến Thánh Giá Thái Bình Tân Việt là HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ TÂN VIỆT
4. Đặc sủng Hội Dòng: (chung với các Hội Dòng MTG khác):
5. Linh đạo Hội Dòng: (chung với các Hội Dòng MTG khác)

6. Sứ mạng của Hội Dòng: (chung với các Hội Dòng MTG khác)
7. Bổn Mạng Hội Dòng: chung với các Hội Dòng MTG khác.
8. Địa chỉ: Trụ sở trung ương: 2/2 Lê lai, Phường 12, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
9. Bề Trên đương nhiệm: Maria Bùi Thị Mát

10. Các hoạt động tại Việt Nam:
- Mục vụ giáo xứ
- Giáo dục
- Y tế
- Công tác xã hội
- Sứ vụ cho anh em dân tộc

11. Số cộng đoàn :
Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân Việt đã cùng đồng hành với Giáo hội trên quê hương Việt Nam gồm 15 cộng đoàn thuộc 8 Giáo Phận tại Việt Nam:
* Giáo phận Sài Gòn: 3 cộng đoàn: Tân Việt, Lạc Quang, Tân Thái Sơn
* Giáo phận Xuân Lộc: 3 cộng đoàn và 1 tu xá: Trà Cổ, Nam Hà, Trung Ngãi, Tu xá Tân Xuân
* Giáo phận Buôn Mê Thuột 1 cộng đoàn: Thí điểm truyền giáo Bù Đăng
* Giáo phận Phú Cường 1 cộng đoàn: Dầu Tiếng
* Giáo phận Kontum 3 cộng đoàn: Phú Nhơn, Hiếu Nghĩa, Phú Quang.
* Giáo phận Long Xuyên 2 cộng đoàn: Núi Sập, Mỹ Hiệp Sơn
* Giáo phận Đà Lạt 1 cộng đoàn: Đà Lạt
* Giáo phận Thái Bình 1 cộng đoàn: Cổ Việt

12. Nhân sự: Tổng số: 112
Khấn trọn : 71
Khấn tạm : 30
Tập sinh : 11
Thỉnh sinh: 19
Thanh Tuyển: 60

13. Điều kiện gia nhập:
- Sức khỏe thể lý và tâm lý bình thường.
- Có giấy giới thiệu của Cha xứ hoặc người hữ trách trong giáo xứ giới thiệu.
- Các em học hết chương trình cấp II và III phổ thông với số tuổi tương đương từ 15- tới 18.
- Trường hợp khác, chị Đặc trách Thanh tuyển và Chị Tổng Phụ trách sẽ quyết định.

14. Địa chỉ liên lạc về ơn gọi
- 2/2 Lê Lai, phường 12, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Đt (08) 8426307 - (08) 9491346
E. mail: tthanhtuyentv@yahoo.com

15. Hình ảnh kèm theo:

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

_________________
Mơ chi ảo mộng xa vời
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời cao siêu
Lo chi cuộc sống sớm chiều
Đời con theo Chúa, mọi điều xin vâng


Yêu Thương + Dấn Thân = Phục Vụ




Bài viết này của tác giả phamtuan đã nhận được cảm ơn bởi: 5 _†_C0ngTuK3oMut_†_ (Chủ nhật 09 12, 2012 9:20 am), lil.sky9 (Thứ 3 01 01, 2013 8:48 pm), LONG_XUYEN (Thứ 2 10 12, 2012 9:19 pm), nguyenthanhcong_98 (Thứ 6 04 01, 2013 9:48 am), Tùng-Sen (Thứ 7 16 03, 2013 12:37 am)
  Bình chọn: 21.74%
Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Thứ 5 06 12, 2012 7:56 am 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật 22 02, 2009 10:46 am
Bài viết: 839
Đến từ: Giáo Xứ Thạnh An
Has thanked: 5376 lần
Have thanks: 2120 lần
Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum


Nguồn gốc Hội Dòng:
- Thời tông Tòa 1800-1960:
Hội Dòng MTG Cái Nhum được thành lập vào năm 1800, là Dòng tu địa phương thuộc thẩm quyền Giám Mục địa phận. Hội Dòng được thành lập đúng với Hiến Chương, tinh thần và mục đích theo Dòng Mến Thánh Giá đầu tiên do Đức Cha Lambert de la Motte lập năm 1670 tại Việt Nam.
Trong thời gian đầu của Hội Dòng, có lẽ cơ cấu tu trì không được chặt chẽ, và bởi vì do những cơn bắt bớ trốn lánh, nên không có sổ sách lưu trữ. Chị Em bị phân tán đến năm 1843 qui tụ lại lần thứ nhất. Từ khoảng năm 1847 đến 1849, Nhà Thờ Cái Nhum bị triệt hạ, nữ Tu Viện Cái Nhum cũng bị phá hủy. Tuy nhiên Chị Em vẫn tiếp tục cuộc sống tu trì thầm lặng. Năm 1872 các cơn bắt bớ tạm yên, cũng trong thời kỳ này các nữ tu Cái Nhum được mặc áo đen, đeo Thánh Giá. Trước kia, nữ tu mặc y phục như mọi người, trừ khi vào Nhà Thờ mới mặc áo dài đen.
Những công việc Hội Dòng đã làm và những thành quả trong giai đoạn đầu:
Hoạt động Tông Đồ của Chị Em chưa có được hình thức tổ chức hẳn hoi. Chị Em chỉ dùng cuộc sống âm thầm, cầu nguyện, hy sinh trong phận vụ. Chuyên chăm lao động, vất vả trong việc làm vườn, làm rẫy, trồng lúa, bắt ốc hái rau làm thức ăn, sống hòa hợp với mọi người chung quanh. Lấy cớ bán thuốc tiêu, thuốc tán, để thăm viếng bệnh nhân, nâng đỡ người sầu khổ, khuyên nhủ kẻ rối rắm và các cô gái lầm lỡ, rửa tội cho trẻ em nguy tử … Nếp sống đơn sơ đạm bạc này là cơ hội cho Chị Em hướng nhìn về Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Giữ ba chiều kích lớn của linh đạo Mến Thánh Giá: chiêm niệm, khổ chế, tông đồ; hiến trọn cuộc đời cho Chúa để đáp lại tình yêu Thiên Chúa đặc biệt dành cho mình.
Khó khăn trắc trở trong thời kỳ nầy: đó là tình hình chiến sự tại địa phương, Chị Em đã phải di tản vì bị cấm cách, bắt bớ. Một thử thách nặng nề khác là lệnh giải thể nữ Tu viện của Cha Bề Trên Ernest Hay vào năm 1906. Vào khoảng năm 1914 Cha Domonico Cơ linh mục bản xứ đến thay thế Chị Em mới tề tựu lại lần thứ hai, với một số ít ỏi. Những Chị Em nầy trải qua nhiều thăng trầm, gian lao của cuộc sống, nhưng còn giữ được lòng trung thành với ơn Chúa, quả là một ơn huệ đặc biệt.
- Thời kỳ Chính Tòa (1960 – 2010)
Các việc làm và thành quả: Trong thời kỳ nầy Chị Em Nữ Tu có trình độ học thức khá hơn. Hội Dòng dành để và bà con giúp đỡ nên xây được một trụ sở tại Sàigòn tại 37 bis Bùi Chu (Hiện giờ là Tôn Thất Tùng). Từ đây Chị Em có nơi tạm trú để chữa bệnh, để học văn hóa và các khoá nâng cao về tu đức, đồng thời mở trường Tiểu Học và Mẫu Giáo để giáo dục giới trẻ.
Khoảng năm 1965 Nhà Dòng có xây được Đệ tử viện, thu nhận các em tuổi từ 12 đến 16, để vun trồng ơn gọi phục vụ cho Giáo Hội.
Khoảng năm 1970 có một Cơ sở Đệ tử viện chung cho hai Tu viện Cái Mơn và Cái Nhum tại Khưu Văn Ba – Vĩnh Long. Nhờ cơ sở nầy các em có điều kiện học hỏi mở mang kiến thức đạo – đời để có đủ khả năng đáp ứng với nhu cầu của thời đại. Năm nầy cũng là năm có cuộc lễ kỷ niệm Tam Bách Chu Niên thành lập Dòng Mến Thánh Giá ở Việt Nam. Toàn thể Chị Em Mến Thánh Giá hân hoan phấn khởi và vững tâm tiến bước dưới hiệu kỳ Thánh Giá.
Năm 1973, theo tinh thần canh tân của Công Đồng Vaticanô II, lần đầu tiên 40 Chị Em được Khấn Trọn đời. Từ trước đến giờ, Chị Em chỉ có lời Khấn đơn.
Trong giai đoạn này, hoạt động Tông Đồ của Chị Em trong các Họ Đạo sơ lược như sau:
1. Giúp các Linh Mục nơi Thánh Đường.
2. Điều khiển các Hội Đoàn trong xứ Đạo.
3. Dọn trẻ em Rước Lễ lần đầu và Thêm Sức.
4. Truyền Giáo nơi hẻo lánh không có Linh Mục.
5. Dạy Giáo Lý cho trẻ em và tân tòng.
6. Dạy chữ trong các trường Tiểu Học của Họ Đạo.
7. Chăm sóc Ký Nhi Viện và Cô Nhi Viện.
8. Giúp đỡ, ít nhất viếng thăm những người già nua, tật nguyền, yếu đau.
Những khó khăn: Với biến cố chính trị 1975, mọi sự đều thay đổi: Xã hội mới, Chánh Quyền mới, cơ cấu mới, nên rất nhiều hoàn cảnh đổi thay trong cuộc sống cũng như trong hoạt động của các Chị Em Nữ Tu. Để thích nghi với tình thế, Chị Em được mặc thường phục như người phụ nữ bình dân ngoài đời, đồng phục chỉ còn dùng trong các giờ thiêng liêng đạo đức.
- Từ khi nhóm nghiên cứu Linh Đạo Dòng Mến Thánh Giá ra đời, một bước ngoặc quan trọng cho các Hội Dòng Mến Thánh Giá, việc tìm hiểu về Đấng sáng lập của các khóa học Liên Dòng Mến Thánh Giá giúp Chị Em học hỏi khám phá, tìm hiểu để trở về nguồn và đào sâu căn tính đời tu theo Linh Đạo Mến Thánh Giá, và tinh thần Đấng sáng lập. Do đó Chị Em cũng ý thức hơn về Linh Đạo của Dòng, và đã thực hiện cụ thể hơn nơi môi trường Chị Em đang dấn thân phục vụ.
Khoảng 1985 trở đi, hoàn cảnh dần dần cũng cởi mở hơn, Chị Em trẻ có điều kiện để học thêm những ngành nghề liên hệ với các hoạt động của Hội Dòng như :
- Thần Học
- Sư Phạm Mẫu giáo
- Nhà Trẻ
- Quản Trị
- Y tế
- Tin Học
- Ngoại Ngữ : Anh Văn, Pháp Văn ....
- Phụ Nữ Học, Chuyên Ngành Xã Hội Học.
- Du Học: một số Chị Em được gởi đi học ở nước ngoài để về phục vụ cho Hội Dòng và cho Giáo phận.
Những khó khăn trong giai đoạn nầy: cùng với sự tiến bộ và toàn cầu hóa của thời đại, tâm thức của con người cũng thay đổi, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng và hưởng thụ đã lan tràn đến các người trẻ. Các Ơn gọi cũng gặp khủng hoảng. Các hoạt động mục vụ tông đồ cũng như việc huấn luyện chạm trán với những thách đố và đòi hỏi mới, vì thế Chị Em phải cố gắng trở về nguồn, đồng thời canh tân để thích nghi với hoàn cảnh và đáp ứng nhu cầu của thời đại.

Địa chỉ Nhà Mẹ tại Việt Nam: Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum
Long Huê - Long Thới – Chợ Lách – Bến Tre – Việt Nam.
ĐT: 075 873 139
Email: mtgcainhum@gmail.com

Bề Trên đương nhiệm: Nữ tu Marthe Nguyễn Đại Hiệp, sinh 1944, khấn dòng năm 1967
10) Các hoạt động tại Việt Nam:
1. Dạy giáo lý: Khai tâm, Rước Lễ, Thêm Sức, Bao Đồng, Hôn nhân, Tân Tòng ...
2. Trách nhiệm ca đoàn : Đàn, tập hát, dạy đàn.
3. Sinh hoạt : Thanh thiếu niên, thiếu nhi, ấu nhi.
4. Đem Mình Thánh Chúa: những người già yếu, bệnh tật.
5. Trách nhiệm chưng dọn trong nhà thờ.
6. Dạy văn hóa: Dạy nhà trẻ, mẫu giáo, lớp học Tình Thương ...
7. Vãng gia: Thăm viếng, an ủi và giúp đỡ những người nghèo khổ về vật chất và tinh thần, hoàn lương thiếu nữ trụy lạc.
8. Hội Dòng đã thực hiện những công tác bác ái xã hội:
a. Huấn nghệ Thêu May cho thanh thiếu nữ vùng quê và vùng sâu.
b. Khám bệnh và phát thuốc từ thiện.
c. Chương trình giúp vốn cho người nghèo và học bổng cho học sinh nghèo, hiếu học Thành phố và các Tỉnh.
d. Nuôi dưỡng người già neo đơn làm cánh tay nối dài cho chương trình trợ giúp Người Già neo đơn của Thầy Phó Tế Vũ Thành An, năm 2002 đã xây một nhà hưu dưỡng để nuôi những người già neo đơn.
e. Ngoài các cơ sở tại Nhà Mẹ, Hội Dòng cũng đã mở thêm một số điểm tại cộng đồng địa phương để giúp người nghèo và người Dân tộc:
i. Tại rừng Ba Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh, nơi đây có nuôi Tôm, cua biển và dê để giúp cho những người nghèo những việc như: đào giếng nước, giúp ghe chài lưới, vốn nuôi dê, thuốc men, quần áo tập sách và học bổng cho học sinh nghèo.
ii. Tại Hà Lâm tỉnh Lâm Đồng, giúp vốn cho dân tộc Châu Mạ nuôi bò, trồng trọt, giúp học bổng, đào giếng nước và thuốc men, quần áo cho người dân tộc.
iii. Tại Tỉnh Long An Hội Dòng vừa hoàn thành một ngôi nhà để giúp chăm sóc các thiếu nữ cơ nhỡ, lỡ lầm.
f. Ngoài các việc làm thường xuyên Hội Dòng cũng có cổ động giúp đỡ các đồng bào nạn nhân trong các biến cố thiên tai bão lụt.
g. Cùng với các việc làm tại các cơ sở Chị Em trong Hội Dòng cũng có tham gia vào các ban ngành đoàn thể như: Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Hội bảo trợ người tàn tật…

Số cộng đoàn tại Việt Nam: 41 cộng đoàn
1. Giáo Phận Vĩnh long
a) Tỉnh Vĩnh Long : 18 điểm
b) Tỉnh Bến Tre : 11 điểm
c) Tỉnh Trà Vinh : 4 điểm
d) Tỉnh Tiền Giang : 1 điểm
2. Giáo phận Mỹ Tho: 2 điểm
3. Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh: 2 điểm
4. Giáo Phận Đà Lạt: 3 điểm
Đa số Chị Em phục vụ nơi các vùng quê hẻo lánh và vùng sâu vùng xa ...

Nhân sự: tổng số: 208
Khấn trọn: 127
Khấn tạm: 55
Tập Sinh: 26
Thỉnh Sinh: 37

Điều kiện gia nhập
 Thiếu nữ từ 15 đến 25 tuổi.
 Tốt nghiệp trung học cơ sở cấp II có nghề nghiệp chuyên môn, hoặc phổ thông trung học cấp I
 Có sức khỏe, thể lý và tâm lý bình thường.
 Giấy giới thiệu của Cha xứ hay của chị phụ trách cộng đoàn.
 Chứng thư Rửa Tội, Thêm Sức của đương sự và chứng thư Hôn Phối của Cha mẹ.

CÁC GIAI ĐOẠN
 Thời gian tìm hiểu và đệ tử: 1 - 3 năm
 Thỉnh viện (sau khi tốt nghiệp cấp III): 1-3 năm
 Tiền Tập Viện: 6 tháng – 1 năm
 Nhà Tập năm I: 12 tháng
 Nhà Tập năm II: 1 năm
 Khấn tạm: 6 năm
 Khấn trọn.

Địa chỉ liên lạc về ơn gọi:
Chị Tổng phụ trách
Hội Dòng Mến thánh Giá cái Nhum
Ấp Long Huê - Xã Long Thới – Huyện Chợ Lách – Tỉnh Bến Tre
Việt Nam
ĐT: 075 873 139
Email: mtgcainhum@gmail.com

Một Số Hình Ảnh Về Nhà Dòng

Hình ảnh
Đức Cha Lambert

Hình ảnh
Sơ Tổng Phụ Trách

Hình ảnh
Quý Sơ Trong Hội Dòng

Hình ảnh
Nhà Nguyện Của Hội Dòng

Hình ảnh
Nhà Chính Của Hội Dòng

Hình ảnh
Quý Sơ Đi Thăm Giáo Dân

Hình ảnh
Quý Sơ Dạy Thêu và May

_________________
Mơ chi ảo mộng xa vời
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời cao siêu
Lo chi cuộc sống sớm chiều
Đời con theo Chúa, mọi điều xin vâng


Yêu Thương + Dấn Thân = Phục Vụ




Bài viết này của tác giả phamtuan đã nhận được cảm ơn bởi: 4 lil.sky9 (Thứ 3 01 01, 2013 8:50 pm), LONG_XUYEN (Thứ 2 10 12, 2012 9:19 pm), nguyenthanhcong_98 (Thứ 5 06 12, 2012 11:53 am), Tùng-Sen (Thứ 7 16 03, 2013 12:37 am)
  Bình chọn: 17.39%
Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Thứ 5 06 12, 2012 11:55 am 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật 03 04, 2011 1:38 pm
Bài viết: 2832
Đến từ: Nước trời (Thiên Chúa sai đến trần gian)
Has thanked: 4884 lần
Have thanks: 3399 lần
Giúp đỡ lẫn nhau giữa Lương & Giáo --> một hình thức truyền giáo vô cùng hay và ý nghĩa. :d

Cám ơn Thầy Tuân đã chia sẻ :d.

_________________
Hãy tin tưởng phó thác vào Chúa, Ngài sẽ giúp đỡ ta khi ta trông cậy nơi Ngài, không có gì mà Chúa không giúp ta khi ta tín thác nơi Ngài, miễn điều đó hợp ý Ngài. Hãy nói với Ngài: " Lạy Chúa Giê-su con tín thác vào Chúa".




Bài viết này của tác giả nguyenthanhcong_98 đã nhận được cảm ơn bởi: 4 lil.sky9 (Thứ 3 01 01, 2013 8:50 pm), LONG_XUYEN (Thứ 2 10 12, 2012 9:19 pm), nguyenmthanh (Thứ 2 16 12, 2013 8:36 pm), phamtuan (Thứ 5 06 12, 2012 10:25 pm)
  Bình chọn: 17.39%
Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Thứ 7 08 12, 2012 8:43 pm 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật 22 02, 2009 10:46 am
Bài viết: 839
Đến từ: Giáo Xứ Thạnh An
Has thanked: 5376 lần
Have thanks: 2120 lần
HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ GÒ VẤP


578 Lê Đức Thọ, Phường 16, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Tel : 08 – 894 1492

8. Địa chỉ Nhà Mẹ của Hội Dòng:
578 Lê Đức Thọ, Phường 16, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Tel : 08 – 894 1492
Email : viti@viettel.vn or viti_thu@yahoo.com

9. Bề trên Tổng Quyền:
Nt. Anne Nguyễn Thị Thanh

10. Các hoạt động ở Việt Nam:
 Phục vụ Giáo xứ : Giáo lý, Phòng Thánh, Ca đoàn, các đoàn thể...
 Giáo dục : Dạy học, dạy nghề
 Y tế : Phát thuốc...
 Bác ái : Thăm người già, neo đơn, HIV giai đoạn cuối...

11. Số Cộng đoàn tại Việt Nam: 33

12. Nhân sự:
 Tổng số : 558 (Tính từ tập sinh)
 Khấn trọn : 392
 Khấn tạm : 100
 Tập sinh : 66
 Thỉnh sinh : 44

13. Điều kiện gia nhập:

 Có đủ sức khoẻ thể lý do sự thẩm định của các Bác sĩ do Nhà dòng uỷ thác và tâm lý bình thường;
 Học lực hết lớp 12 (Trường hợp đặc biệt có thể cứu xét);
 Gia đình có tiếng tốt và đạo đức;
 Có đời sống đức tin vững chắc;
 Được cha xứ hoặc người hữu trách trong giáo xứ giới thiệu;
 Chỉ nhận ơn gọi ngoài Bắc khi cha mẹ đã di chuyển vào Nam. Trường hợp đặc biệt sẽ được cứu xét;
 Không nhận các em bị bệnh siêu vi gan B.

14. Địa chỉ liên lạc về ơn gọi:
578 Lê Đức Thọ, Phường 16, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Tel : 08 – 894 1492
Email : viti@viettel.vn Or viti_thu@yahoo.com

15. Một Số Hình Ảnh Về Hội Dòng.

Hình ảnh
Đấng Sáng Lập

Hình ảnh
Bề Trên Tổng Quyền

Hình ảnh
Quý Sơ Trong Dòng

Hình ảnh
Nhà Chính Của Hội Dòng

Hình ảnh
Nhà nguyện

Các Hoạt Động Của Hội Dòng

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

_________________
Mơ chi ảo mộng xa vời
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời cao siêu
Lo chi cuộc sống sớm chiều
Đời con theo Chúa, mọi điều xin vâng


Yêu Thương + Dấn Thân = Phục Vụ




Bài viết này của tác giả phamtuan đã nhận được cảm ơn bởi: 5 _†_C0ngTuK3oMut_†_ (Chủ nhật 09 12, 2012 9:20 am), lil.sky9 (Thứ 3 01 01, 2013 8:50 pm), LONG_XUYEN (Thứ 2 10 12, 2012 9:19 pm), nguyenthanhcong_98 (Thứ 6 04 01, 2013 9:48 am), Sweet Angel (Thứ 4 12 12, 2012 2:18 pm)
  Bình chọn: 21.74%
Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Thứ 2 10 12, 2012 8:20 pm 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật 22 02, 2009 10:46 am
Bài viết: 839
Đến từ: Giáo Xứ Thạnh An
Has thanked: 5376 lần
Have thanks: 2120 lần
HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ NHA TRANG


1. Cội nguồn:
• Hội dòng Mến Thánh Giá Nha Trang phát xuất từ cộng đoàn Hướng Phương (Quảng Bình) thuộc Dòng Mến Thánh Giá Vinh. Do hoàn cảnh chiến tranh năm 1952, 42 chị em gồm Bề trên được ủy nhiệm phải rời bỏ Hướng Phương vào miền Nam. Năm 1955 định cư tại Giáo xứ Tân Bình - Cam Ranh. Tại đây, 33 chị em hăng say hình thành nên cơ sở Dòng Mến Thánh Giá Tân Bình, tiền thân của Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang bây giờ.
• Năm 1962, theo quyết định của Tòa Thánh về việc địa phương hóa các Dòng tu di cư, Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân Bình đã thuộc Giáo phận Nha Trang.
• Năm 1995, theo tuyên ngôn của Tòa Thánh, ký ngày 29.6.1995, Dòng Mến Thánh Giá Tân Bình được chính thức trở thành Dòng Giáo phận Nha Trang, với tên gọi là “Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang”.

2. Trưởng thành và phát triển:
• Ngày 03/08/1962: Tập viện được khai mở với 06 Tập sinh đầu tiên, được sự giúp đỡ về huấn luyện của hai Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt.
• Ngày 06/08/1963: Đức Cha Marcel Piquet Lợi, Giám Mục tiên khởi Giáo phận Nha Trang đã chủ tế lễ khấn đầu tiên cho 05 Nữ tu.
• Ngày 20/11/1965: Sau 04 năm thấy Hội dòng Mến Thánh Giá Nha Trang đã khá trưởng thành, có thể tự lập, hơn nữa Hội dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt thiếu nhân sự, nên sau khi được sự đồng ý của Đức cha Nha Trang, hai Bà đã được Mẹ Bề Trên mời về lại Đà Lạt.
• Từ 1963 –1975: Sau những năm cải tổ, trong thời gian này Hội dòng đã bắt đầu với những bước phát triển về cơ cấu, nhân sự, hoạt động và tu đức; tuy chậm, nhưng mạnh và chắc.
• Từ 1975 – 1988: Thay đổi hoạt động, chị em tham gia các công việc canh tác ruộng rãy, các ngành nghề tiểu thủ công nghệ mây tre lá. Ngoài cuộc sống chứng nhân âm thâm chị em dấn thân hơn trong việc Mục vụ Tông đồ Giáo xứ, với những sáng kiến và thích nghi.
• Từ 1988 – 2008: Với chính sách và chiều hướng mới của Nhà Nước Việt Nam đối với Tôn Giáo, Nhiều cơ sở của Hội Dòng đã được tu sửa hoặc xây mới. Mở các trường, các Nhóm Mầm Non. Chị em được nâng cao trình độ bằng cách tham gia các lớp Thần học liên dòng, và theo học các ban ngành khác cấp Đại học, Cao đẳng tại các thành phố, một số du học nước ngoài; tuyển nhận Tu sinh. Đồng thời chị em Mến Thánh Giá Nha Trang hiệp thông với toàn thể các HộI dòng Mến Thánh Giá Việt Nam, cùng thử nghiệm, chỉnh sửa Hiến Pháp, cùng học hỏi Tiểu sử, Bút tích Đức Cha Phêrô Maria Lambert de la Motte, Đấng Sáng Lập, cùng đào sâu và sống Linh Đạo Mến Thánh Giá cách sâu sát hơn.

3. Hoạt động: Ý thức mình là men nồng, nuối mặn, là ánh sáng giữa trần gian, người Nữ tu Mến Thánh Giá Nha Trang đã tích cực đảm nhận với nhiều sáng kiến và thích nghi cho từng hoàn cảnh trong các lãnh vực Truyền giáo như:
• Đức Tin:
- Phụ trách Giáo lý trẻ em các cấp, Tân Tòng, Hôn Nhân, Giáo Lý viên; và tham gia trong Ban Biên Sọan Giáo trình Giáo Lý của Giáo phận Nha Trang.
- Phụ trách phòng thánh, tập hoạt cảnh, dâng hoa, văn nghệ trong Giáo xứ
- Phụ trách Ca đoàn, và một số đòan thể khác trong Giáo xứ
- Thăm viếng gia đình rối…
• Giáo dục:
- Phụ trách các trường, Nhóm trẻ Mầm Non, Mẫu giáo, kèm cấp I
- Phụ trách các nhà Nội trú: chăm sóc, dạy kèm các học sinh cấp I, II, III
- Phụ trách các lớp học tình thương cấp I.
• Y tế: Xây dựng và phụ trách các trạm xá (kết hợp Đông và Tây y), và phòng Vật lý trị liệu cho bà con nghèo.
• Bác ái Xã hội:
- Chăm sóc nuôi dạy các cháu mồ côi trong các Mái Ấm Tình Thương.
- Phụ trách các trường Khiếm thị, Khuyết tật, Thiểu năng
- Tìm kiếm và hổ trợ quỹ học bổng cho các hoc sinh nghèo.
- Phụ trách các làng phong, dân tộc ít người.
- thăm viếng, giúp đỡ vật chất, ủy lạo tinh thần những bà con già yếu, neo đơn, nghèo khổ, một số cụ già được cấp phần gạo hằng tháng.
- Hội dòng liên hệ với các ân nhân, xin hổ trợ xây dựng nhà Tình thương cho các gia đình nghèo.
- Ngoài ra, tìm kiếm và chôn cất các thai nhi bị giết chết; các ngôi mộ bị xói mòn sạt lở không có ai săn sóc, được chị em di dời và xây mới tại nghĩa trang Đồng Tiến, Hàm Tân.

4. Nhân Sự:
Năm Khấn Trọn Khấn Tạm Tập Sinh Tổng Cộng
1955 33
1975 40 21 10 71
2000 111 64 25 200
2008 176 119 54 349

Qua Đời: Từ 1955 đến 2008 Hội dòng có 28 Nữ tu qua đời.

5. Cộng đoàn: Hội dòng có 53 Cộng đoàn:
- Tại Việt Nam: 50 Cộng đòan trong 6 Giáo phận: Nha Trang, Phan Thiết, Ban Mê Thuột, Xuân Lộc, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh.
- Tại hải ngoại: 03 (1 Los Angeles, Mỹ + 1 Oslo,Nauy + 1 Oita, Nhật )

6. Các Giai đọan Huấn luyện:
• Đệ Tử viện: (từ 3 năm trở lên)
• Tiền Tập viện: (1 năm)
• Tập viện: (2 năm)
• Học viện: (6 năm)

7. Điều Kiện Gia Nhập:
• Có đủ sức khoẻ thể lý do sự thẩm định của các Bác sĩ và tâm lý bình thường;
• Học lực tốt nghiệp THPT trở lên (trường hợp đặc biệt có thể cứu xét);
• Gia đình có tiếng tốt và đạo đức;
• Có đời sống đức tin vững chắc;
• Không mắc bệnh truyền nhiễm
• Được cha xứ hoặc người hữu trách trong Giáo xứ giới thiệu.

8. Địa Chỉ Hội Dòng: Hội Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang
Ht. 25 Cam Hòa, Cam Lâm, Khánh Hòa
Đt. 058 863020; E-mail: hdmtgnt@dng.vnn.vn hoặc hdmtgnt@gmail.com

9. Tổng Phụ Trách: Nữ tu Maria Cao Thị Bình

10. Địa Chỉ Liên Lạc Về Ơn Gọi :
• Nhà Mẹ:
Ht 25 Cam Hoà, Cam Lâm, Khánh Hoà
Đt 058.863604 or 058.863020
E-mail: hdmtgnt@dng.vnn.vn or hdmtgnt@gmail.com
• Cộng đòan Thánh Gia:
Ht: 52, 10 Võ Thị Sáu, Tp Nha Trang, Khánh Hòa
Đt: 058 881736
• Cộng đòan Hàn Thuyên:
09 Hàn Thuyên, Tp Phan Thiết, Bình Thuận
Đt: 062 819374
• Cộng đòan Thánh Mẫu:
47/24/32 Bùi Đình Túy, P. 24, Bình Thạnh, Tp HCM
Đt: 083 8998865

11. Một số hình ảnh về Hội Dòng.

Hình ảnh
Sơ Bề Trên

Hình ảnh
Hình Chung Hội Dòng

Hình ảnh
Thường Huấn

Hình ảnh
Nhà Mẹ MTG Nha Trang

Hình ảnh
Học Đàn

Hình ảnh
Giúp Người Nghèo

Hình ảnh
Giúp Bệnh Nhân Phong

Hình ảnh
Hình ảnh
Nhà Trẻ

_________________
Mơ chi ảo mộng xa vời
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời cao siêu
Lo chi cuộc sống sớm chiều
Đời con theo Chúa, mọi điều xin vâng


Yêu Thương + Dấn Thân = Phục Vụ




Bài viết này của tác giả phamtuan đã nhận được cảm ơn bởi: 3 lil.sky9 (Thứ 3 01 01, 2013 8:49 pm), LONG_XUYEN (Thứ 2 10 12, 2012 9:19 pm), nguyenthanhcong_98 (Thứ 6 04 01, 2013 9:49 am)
  Bình chọn: 13.04%
Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Thứ 4 12 12, 2012 12:56 pm 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật 22 02, 2009 10:46 am
Bài viết: 839
Đến từ: Giáo Xứ Thạnh An
Has thanked: 5376 lần
Have thanks: 2120 lần
HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ PHAN THIẾT

Từ số 1, 2, 4, 5, 6, 7 như các Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam


3. Lược sử

Được khai sinh từ lòng Mẹ Giáo Phận Huế, Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết xuất thân từ Tu Viện Mỹ Hương ( 1789 ). Chưa tròn 75 tuổi, tu viện Mỹ Hương bị Văn Thân đốt cháy 2 lần ( 1885 và 1886 ) tại Sáo Bùn. Sau đó tái lập tại Đồng Hới với tên gọi là Mến Thánh Giá Tam Tòa.
Năm 1954, cùng với làn sóng di cư, MTG/ Tam Toà chạy vào Huế và nương thân dưới chân núi Thanh Tân. Chưa được bao lâu, lại chạy về Xuân Long, ngoại ô Thành phố Huế ( 1964 ). Tại Xuân Long các chị đã ở trong chương trình cải tổ và hiệp nhất của các tu viện Mến Thánh Giá Thừa Sai Huế. Cơ sở Tu Viện Xuân Long bị hư hại nặng nề trong biến cố 1975 nên một lần nữa, chị em lại khăn gói theo giòng người di tản lên đường vào Nam và cuối cùng dừng chân tại cô nhi viện Trinh nữ Bình Tuy ở Xứ Tân Tạo ( nơi đây các chị Tam Toà đã gây dựng và phục vụ từ năm 1958) .
Những ngày dừng chân tại đây, chị em được Đức Giám mục giáo phận Phan Thiết quan tâm giúp đỡ, mặc dầu chị em đang trực thuộc nhà Mẹ Huế.
1975 – 1983
Tại Tân Tạo – Bình Tuy, mặc dầu xa cách , nhưng chị em vẫn hiệp nhất trong tinh thần với Nhà Mẹ Huế bằng mọi phương thế có thể. Nhất là chị em cố gắng trung thành với ơn gọi Thánh Hiến trong vai trò chứng nhân giữa môi trường và cuộc sống mới của dân tộc. Các chị nỗ lực khắc phục mọi khó khăn đểõ linh động gieo rắc Lời Chúa ngay trên Nông trường : “ Gốc mít gốc xoài là điểm hẹn lý tưởng cho những tâm hồn khát khao Lời Hằng Sống ; nhát cuốc nhát cào là nhịp điệu cho ca khúc giáo lý ; đất rẫy là bãi nghỉ ngơi cho đàn chiên non … “ Cố gắng tuy nhỏ bé và thiếu quy mô nhưng thoả đáp phần nào nỗi khắc khoải của con cái Chúa trong hoàn cảnh không thuận lợi.
Ngoài công tác mục vụ, chị em đã nhanh chóng hội nhập với cuộc sống qua công việc tay chân vất vả. Nhờ chia sẻ với anh em lao động, chị em khám phá thêm ý nghĩa của đời Dâng Hiến và Chứng Nhânï Tin Mừng là dấn thân vô điều kiện trong khiêm tốn và yêu thương phục vụ với ước mong góp phần xây dựng Nước Trời trong mọi hoàn cảnh.
Sức sống , tuy âm thầm nhưng không kém mãnh liệt , âm ỉ vươn lên giữa cuộc sống lao động và cầu nguyện của chị em đã lan toả hương thơm đến nhiều tâm hồn thiếu nữ ngoan đạo. Ngay từ tháng ngày đầu của cuộc sống mới, đã có nhiều ơn gọi đến với Hội Dòng nhưng vì hoàn cảnh đành phải tiếp nhận trong hạn chế tối đa.
Ngày 29 tháng 10 năm 1983
Nhận thấy việc liên lạc với nhà Mẹ Huế quá khó khăn nên Đức Cố Tổng Giám Mục Philiphê Nguyễn Kim Điền đã viết thư cho Đức Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết Nicôlas Huỳnh văn Nghi để xin cho số chị em MTG/ Huế tại Bình Tuy được làm con cái Giáo phận Phan Thiết.
Năm 1983, nhân dịp đi Roma, Đức Cha Nicolas đến thăm Bộ Truyền giáo để trình bày về nhóm nữ tu nói trên và nguyện vọng của Đức Cha Philipphê.
Sau khi được Đức Thánh Cha Gioan Phao lô II cứu xét và chấp thuận, Đức Cha Nicolas đã nhận Quyết định số 5105/ 83 ngày 29. 10. 1983 của Thánh Bộ Phúc Aâm Hoá Các Dân Tộc để nhập tịch số nữ tu này trở thành Hội dòng Mến Thánh Giá của Giáo Phận.
Ngày 17 tháng 4 năm 1984
Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi , Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết, ban hành Quyết Định số 17 thiết lập theo Giáo Luật Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết, đây là Hội Dòng thứ 23 của Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam.

Từ ngày đó ,
Nhờ Hồng Aân Chúa bao bọc chở che qua nhiều ân nhân, Hội Dòng đã từng bước ổn định , lớn lên và phát triển, hoạt động và nỗ lực vươn kịp thởi đại để phục vụ Thiên Chúa, Giáo Hội và con người.

8. Địa chỉ Nhà Mẹ :
HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ PHAN THIẾT
107 Lý Thường Kiệt – Phường Tân an
Thị xã Lagi – Bình Thuận – Việt Nam
ĐT : 062 870660
Email : mtgpt25@gmail.com

9. Bề Trên đương nhiệm:

Hình ảnh
Nữ tu ANNA NGUYỄN THỊ TỨ
Tổng Phụ Trách

10. Các hoạt động:
Mục vụ giáo xứ : cộng tác với các linh mục quản xứ trong các việc như dạy giáo lý các cấp; Phụ trách các đoàn thể như Thiếu nhi, Thanh nữ, Lễ sinh, Ca đoàn, Legio, giới trẻ, Hiền mẫu; Trông coi phòng Thánh, cắm hoa; Trao mình thánh Chúa; Thăm viếng các gia đình.
Giáo dục học đường, mở trường Mầm non, lớp học tình thương, lớp huấn nghệ, lưu xá nữ sinh; giáo dục thanh thiếu nữ.
Xã hội : mở trạm xá từ thiện, cô nhi viện, trường khuyết tật, khiếm thính; phục vụ bệnh nhân phong, công tác bảo vệ sự sống, thăng tiến nữ giới.
Y tế : khám bệnh, phát thuốc định kỳ, chuyền dịch , châm cứu các bệnh nhân nghèo, neo đơn, mồ côi, khuyết tật.

11. SỐ CỘNG ĐOÀN : 58
( 46 cộng đoàn trong giáo phận PT, 12 cộng đoàn ngoài giáo phận )
- Giáo phận Phan Thiết
+ Hạt Đức Tánh : 11 cộng đoàn
+ Hạt Hàm Tân : 21 cộng đoàn
+ Hạt Hàm Thuận Nam : 3 cộng đoàn
+ Hạt Phan Thiết : 10 cộng đoàn
+ Hạt Bắc Tuy : 1 cộng đoàn
- Giáo phận Đà Lạt : 2 cộng đoàn
- Giáo phận Kontum : 2 cộng đoàn
- Giáo Phận Bà Rịa : 1 cộng đoàn
- Giáo Phận Phú Cường : 2 cộng đoàn
- Giáo phận Thành Phố Hồ Chí Minh : 3 cộng đoàn
- Giáo phận Verona –Italia : 2 cộng đoàn

12. NHÂN SỰ :
a) Năm 1983 Tổng số 47 ( 38 Khấn trọn, 5 khấn tạm, 4 Tập sinh ).
b) Năm 2008 Tổng số 320 ( 137 Khấn trọn, 116 Khấn tạm, 67 Tập sinh )
c) Số tu sĩ đã qua đời từ năm 1983 - 9/ 2008 : 29 chị

13. ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP:
- Học lực : đã tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học
- Tuổi từ 18 -24
- Sức khoẻ thể lý và tâm lý bình thường, không dị tật.
- Đời sống đạo đức tốt, trí phán đoán lành mạnh.
- Có tự do và ý thức lựa chọn đời tu.
- Gia đình đạo đức, không có mầm bệnh di truyền.
- Giấy giới thiệu của Cha xứ, giấy chứng nhận Bí tích Rửa tội và Thêm sức.

14. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC VỀ ƠN GỌI :
Chị Đặc Trách Thanh Tuyển
Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết
Hộp thư 05 – Thị xã Lagi – Bình Thuận.
ĐT : 062 870660
DĐ : 01686446392

Hình ảnh
Nhà Nguyện của Hội Dòng

_________________
Mơ chi ảo mộng xa vời
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời cao siêu
Lo chi cuộc sống sớm chiều
Đời con theo Chúa, mọi điều xin vâng


Yêu Thương + Dấn Thân = Phục Vụ




Bài viết này của tác giả phamtuan đã nhận được cảm ơn bởi: 3 lil.sky9 (Thứ 3 01 01, 2013 8:49 pm), LONG_XUYEN (Thứ 6 28 12, 2012 12:59 am), nguyenthanhcong_98 (Thứ 6 04 01, 2013 9:49 am)
  Bình chọn: 13.04%
Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Thứ 4 12 12, 2012 2:17 pm 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 5 17 03, 2011 7:02 pm
Bài viết: 997
Đến từ: Gx Thạnh An
Has thanked: 1401 lần
Have thanks: 2618 lần
phamtuan đã viết:
HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ GÒ VẤP


578 Lê Đức Thọ, Phường 16, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Tel : 08 – 894 1492

8. Địa chỉ Nhà Mẹ của Hội Dòng:
578 Lê Đức Thọ, Phường 16, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Tel : 08 – 894 1492
Email : viti@viettel.vn or viti_thu@yahoo.com

9. Bề trên Tổng Quyền:
Nt. Anne Nguyễn Thị Thanh

10. Các hoạt động ở Việt Nam:
 Phục vụ Giáo xứ : Giáo lý, Phòng Thánh, Ca đoàn, các đoàn thể...
 Giáo dục : Dạy học, dạy nghề
 Y tế : Phát thuốc...
 Bác ái : Thăm người già, neo đơn, HIV giai đoạn cuối...

11. Số Cộng đoàn tại Việt Nam: 33

12. Nhân sự:
 Tổng số : 558 (Tính từ tập sinh)
 Khấn trọn : 392
 Khấn tạm : 100
 Tập sinh : 66
 Thỉnh sinh : 44

13. Điều kiện gia nhập:

 Có đủ sức khoẻ thể lý do sự thẩm định của các Bác sĩ do Nhà dòng uỷ thác và tâm lý bình thường;
 Học lực hết lớp 12 (Trường hợp đặc biệt có thể cứu xét);
 Gia đình có tiếng tốt và đạo đức;
 Có đời sống đức tin vững chắc;
 Được cha xứ hoặc người hữu trách trong giáo xứ giới thiệu;
 Chỉ nhận ơn gọi ngoài Bắc khi cha mẹ đã di chuyển vào Nam. Trường hợp đặc biệt sẽ được cứu xét;
 Không nhận các em bị bệnh siêu vi gan B.

14. Địa chỉ liên lạc về ơn gọi:
578 Lê Đức Thọ, Phường 16, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Tel : 08 – 894 1492
Email : viti@viettel.vn Or viti_thu@yahoo.com

15. Một Số Hình Ảnh Về Hội Dòng.

Hình ảnh
Đấng Sáng Lập

Hình ảnh
Bề Trên Tổng Quyền

Hình ảnh
Quý Sơ Trong Dòng

Hình ảnh
Nhà Chính Của Hội Dòng

Hình ảnh
Nhà nguyện

Các Hoạt Động Của Hội Dòng

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Cô úc và dì úc của em đều đi tu trong dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp này nè :) :) sơ tổng phụ trách ở ngoài đẹp hơn trong hình nhiều, lại giỏi nữa :)

_________________
Cám ơn Ngài, mỗi sớm mai thức dậy
Con có thêm ngày nữa để yêu thương...
ϯ ϯ ϯ
Giêsu - Maria - Giuse, Con Mến Yêu,
Xin Cứu Rỗi Các Linh Hồn!




Bài viết này của tác giả Sweet Angel đã nhận được cảm ơn bởi: 4 lil.sky9 (Thứ 3 01 01, 2013 8:49 pm), LONG_XUYEN (Thứ 6 28 12, 2012 12:59 am), nguyenthanhcong_98 (Thứ 6 04 01, 2013 9:50 am), phamtuan (Thứ 4 12 12, 2012 2:31 pm)
  Bình chọn: 17.39%
Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Thứ 6 14 12, 2012 7:13 pm 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật 22 02, 2009 10:46 am
Bài viết: 839
Đến từ: Giáo Xứ Thạnh An
Has thanked: 5376 lần
Have thanks: 2120 lần
HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ ĐÀ LẠT
115 Lê Lợi – Xã Lộc Thanh – Thị Xã Bảo Lộc – Tỉnh Lâm Đồng
☎ 063. 864730

E-mail : mtgdl@hcm.vnn.vn

1. Nguồn gốc Hội dòng: chung với các dòng MTG
2. Tiểu sử Đấng Sáng Lập: chung với các dòng MTG
3. Lịch sử Hội Dòng :

Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt được khai sinh từ Hội Dòng MTG Thanh Hóa, là một trong các Hội Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam do Đức Cha Phêrô Lambert de la Motte chính thức thành lập ngày 19 tháng 02 năm 1670.
Sau khi hiệp định Genève được ký kết ngày 20 tháng 07 năm 1954, phần lớn chị em Mến Thánh Giá Thanh Hóa đã đi vào miền Nam, mỗi người theo phương tiện thích ứng cho mình.
Nhóm đầu tiên tới miền Nam vào chính ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá 14 tháng 9 năm 1954 Được các Cha Thanh Hoá giới thiệu, chị em tạm trú tại nhà một kiều dân Pháp, ông Guette. Sau đó ít lâu Hội Dòng mua một căn nhà bên cạnh nhà thờ Thị Nghè, để làm trung tâm tiếp đón chị em đang tiếp tục vào Nam.
Vì nhà cửa quá chật chội, nhất là vì những vấn đề xã hội cấp bách, ban lãnh đạo và một số chị em lên Đà Lạt, cũng trọ tại nhà một người Pháp ở Cam Ly. Nhận ra đây là một vùng đất tu lý tưởng, Hội Dòng quyết định lập Đệ Tử Viện, và lúc đó đã có 18 em theo gia đình vào Nam. Đệ Tử Viện lại được chuyển từ Cam Ly về lãnh địa Đức Bà, Domaine de Marie, thuộc Tu Hội Nữ Tử Bác Ái, sau lại chuyển đến số 13 Nguyễn Tri Phương, và sau cùng cố định tại 253 Phan Đình Phùng (biến cố 1975 khiến Đệ Tử Viện bị gián đoạn ; cơ sở tại 253 Phan Đình Phùng trở thành Cộng đoàn Trinh Vương. Năm 1991 Đệ Tử Viện được tái thiết tại Lộc Thanh - Bảo Lộc).
Nhóm nữ tu thứ hai bỏ Saigon hướng về Lạc Lâm mở trường dạy học. Nhưng Lạc Lâm, đất di cư của giáo dân Bùi Chu thuộc Hội Dòng Đa Minh, nên chị em nhường chỗ cho sinh hoạt của các Nữ Tu Đa Minh, đi tới Đơn Dương và lập cộng đoàn ở đó.
Sau khi rời Cam Ly, ban lãnh đạo và một số chị em cùng với một số các Cha Thanh Hoá quyết định về Bảo Lộc khai phá rừng Tân Thanh. Sau những tháng ngày cần cù khai hoang, đốn gỗ làm nhà, ngày mồng một tết Ất Mùi năm 1955, Hội dòng khánh thành cơ sở mới trong bầu khí đơn sơ, sốt sắng. Từ nay, ngôi nhà này đã trở thành Nhà Mẹ của Hội dòng.
Ngày 08 tháng 12 năm 1960, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII ban sắc lệnh thành lập phẩm trật Giáo Hội trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong sắc lệnh đáng ghi nhớ ấy, có 3 giáo phận mới được thiết lập, đó là Đà Lạt, Mỹ Tho và Long Xuyên. Đức Cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền được cử làm Giám Mục Tiên Khởi Giáo Phận Đà Lạt (1962), sau đó là Đức Cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm (1975), và Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn năm 1994 cho tới nay. Có thể nói rằng, từ thời điểm này Hội Dòng đã được mang danh là Hội Dòng MTG Giáo Phận Đà Lạt. Tuy nhiên mãi đến ngày 02 tháng 02 năm 2002, ngày Quốc Tế Đời Sống Thánh Hiến, Đức Cha Phêrô mới ký sắc lệnh thành lập Hội Dòng MTG Đà Lạt. Hội Dòng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và cử hành ngày khai sinh với tên gọi chính thức : Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt.
4. Đặc sủng : chung Hiến Chương với các dòng MTG
5. Linh Đạo : chung với các dòng MTG
6. Sứ Mạng : chung với các dòng MTG
7. Bổn mạng : chung với các dòng MTG
8. Địc Chỉ : 115 Lê Lợi - Lộc Thanh - Bảo Lộc - Lâm đồng
9. Bề Trên Đương Nhiệm : THÉRÈSE NGUYỄN THỊ BẢO
10. Các hoạt động tại Việt Nam :
• Mục vụ giáo xứ
• Giáo dục
• Y Tế
• Công tác xã hội
• Mục vụ cho người dân tộc thiểu số
11. Số cộng đòan :
a) Tại Việt Nam : 37
b) Tại hải ngoại : 5
12. Nhân sự :
Năm 1954: (từ miền Bắc vào)
* Nữ tu : 112
• Khấn Trọn : 77
• Khấn tạm: 35
* Đệ Tử : 18

Năm 1975:
* Nữ tu: 242
• Khấn Trọn: 201
• Khấn Tạm: 41
* Cộng Đoàn : 15

Năm 2008 :
* Nữ Tu: 411
• Khấn Trọn: 310
• Khấn tạm: 101
* Tập Sinh: 54
* Tiền Tập : 25
* Thanh Tuyển Sinh: 210
* Cộng Đoàn: 42


VỀ NHÀ CHA : 74 nữ tu

13. Điều kiện gia nhập :
a) Thuộc gia đình đạo đức, được các Cha xứ giới thiệu hoặc công nhận.
b) Thanh Tuyển Viện (115 Lê Lợi – Lộc Thanh – Bảo Lộc): cho các em cấp 2 và cấp 3 (với số tuổi tương đương từ 12 – 18).
c) Các em trên 20 tuổi muốn gia nhập phải có các bằng cấp tương đương.
14. Địa chỉ liên lạc về ơn gọi :
a) 115 Lê Lợi – Lộc Thanh – Bảo Lộc – Lâm Đồng
• Tel. 063. 865854 – 063. 757578 (Nt. Marie Thu Cúc)
• Email : thanhtuyenvien@gmail.com
b) 448/ 6 Lê văn Sỹ – P. 14 – Q. 3 – Tp. HCM
• Tel. 08.9316236 (Nt. Marie Thùy Hương)
• Email : trusomtgdalat@gamail.com

14. Một Số Hình Ảnh Về Hội Dòng.

Hình ảnh
Đấng Sáng Lập

Hình ảnh
Bề Trên Đương Nhiệm: Thérèse Nguyễn Thị Bảo

Hình ảnh
Quý Sơ Hội Dòng

Hình ảnh
Nhà Nguyện Hội Dòng

Hình ảnh
Nhà Mẹ Hội Dòng

_________________
Mơ chi ảo mộng xa vời
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời cao siêu
Lo chi cuộc sống sớm chiều
Đời con theo Chúa, mọi điều xin vâng


Yêu Thương + Dấn Thân = Phục Vụ




Bài viết này của tác giả phamtuan đã nhận được cảm ơn bởi: 4 lil.sky9 (Thứ 3 01 01, 2013 8:49 pm), LONG_XUYEN (Thứ 6 28 12, 2012 12:59 am), nguyenthanhcong_98 (Thứ 6 04 01, 2013 9:50 am), Sweet Angel (Thứ 7 15 12, 2012 3:17 pm)
  Bình chọn: 17.39%
Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Chủ nhật 16 12, 2012 9:27 pm 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật 22 02, 2009 10:46 am
Bài viết: 839
Đến từ: Giáo Xứ Thạnh An
Has thanked: 5376 lần
Have thanks: 2120 lần
DÒNG MẾN THÁNH GIA KIÊN LAO- BÙI CHU- VIỆT NAM


a. Giai đoạn: 1670- 1714
Hội dòng Mến Thánh Giá (MTG) Kiên Lao Bùi Chu là cái nôi đầu tiên của các Dòng Mến Thánh Giá Đàng Ngoài. Sử ghi lại, năm 1640 có những nhóm thanh nữ - phụ nữ Việt Nam tình nguyện sống chung và đã được các Cha Dòng Tên hướng dẫn. Năm 1666, Cha Francois Deydier đến Đàng Ngoài, gặp thấy hai nhóm trinh nữ khoảng 30 người đang sống chung với nhau. Ngài đã giới thiệu với Đức Cha Lambert de la Motte trong dịp kinh lý Đàng Ngoài tháng 8/1669. Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng, Đức Cha Lambert đã mạnh dạn quyết định thành lập Dòng Nữ Mến Thánh Giá tại Kiên Lao và Bái Vàng, trao cho các nữ tu bản luật do Ngài soạn thảo và đích thân nhận lời khấn cho 2 nữ tu Tiên khởi là Anê và Paula ngày 19/ 02/1670. Đó là ngày chính thức khai sinh Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam.
Năm 1670 cho tới 1714, nhờ sự hướng dẫn của Đức Cha F. Deydier và Đức Cha J. De Bourges thuộc Hội Thừa Sai, Dòng MTG Kiên Lao mỗi ngày lớn lên và tăng trưởng trong gian nan. Trong thời gian đó chị em MTG là những nữ tu duy nhất của Giáo Hội Tonkin (Bắc -Việt Nam), nhờ cuộc sống đơn sơ, dản dị chất phác mà chị em dễ dàng len lỏi đến mọi nơi. Ơn gọi Dòng mỗi ngày gia tăng và các cơ sở được xây cất trên khắp mọi nơi cần đến chị em phục vụ. Dòng mỗi ngày một tiến triển để đáp ứng nhu cầu của Giáo Hội trong thời phát triển dưới sự bắt bớ tàn bạo. Rất đáng tiếc, là những dữ kiện lịch sử không được, hoặc không thể ghi chép kỹ, và cũng không thể lưu trữ nổi, vì lý do bị bắt bớ liên miên.

b. Những thử thách:
Từ năm 1714 Chị em Mến Thánh Giá Kiên Lao của Địa phận Tonkin không còn được sự hướng dẫn của các Cha Thừa Sai nữa. Lý do là khi 2 Đức Cha: F. Deydier và J. De Bourges qua đời, Giáo phận Đông Tonkin được chính thức trao cho các Cha Dòng Đaminh (từ 1702-1936). Kể từ đó chị em trong Dòng không còn may mắn có các Cha Thừa Sai Paris hướng dẫn, vì vậy Dòng mỗi ngày gặp khó khăn hơn.
Biến cố lịch sử Địa Phận Đông Tonkin được chính thức trao cho các Cha Dòng Đaminh đảm trách ảnh hưởng rất nhiều đến sự sống còn của Hội Dòng Mến Thánh Giá tại địa phận này. Từ ngày đó, Hội Dòng không được bình an đi theo một đường lối riêng của Dòng mà luôn được mời gọi, chinh phục để trở nên Dòng Ba Đaminh. Mặc dầu khó khăn, một số chị em vẫn sống với biệt hiệu riêng của mình là nữ tu Mến Thánh Giá trong một thời gian khá dài. Sau năm 1796, là năm Toà Thánh quyết định cho chị em được tự do theo luật dòng họ muốn, và cho phép chị em được trở về với luật, danh hiệu và tu viện riêng của mình theo lý tưởng ban đầu… Kể từ ngày Toà Thánh phán quyết phân minh, các chị đã âm thầm phát triển dòng một cách bền chí, trung thành với tinh thần và đường lối truyền thống riêng. Chị em luôn âm thầm phục vụ Giáo Hội trong thời bình cũng như gặp chiến tranh loạn lạc, khi bị bách hại cũng như lúc được tín nhiệm kính phục.
Từ năm 1796 cho tới 1936, hơn 2 thế kỷ, chị em không bị chinh phục đổi Dòng do cá nhân hay tập thể, như trong gần nửa thế kỷ trước kia.
Nhưng rồi một sự đe doạ mất gốc Dòng MTG Kiên Lao, lại một lần nữa xảy ra. Vào những năm 1941-1950, đó là thời gian các chị Dòng khiêm tốn bình dân lại được mời gọi nhập vào Dòng mới là Mân Côi Bùi Chu, do Đức Cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn lập. Vì theo lệnh Đức Cha một số đông chị em đã sang Dòng mới. Vì thế Dòng Mến Thánh Giá đã đóng góp nhiều tu sĩ và tu viện để làm nền tảng cho Dòng mới này. Tuy nhiên, một số chị em vẫn trung thành với lý tưởng Mến Thánh Giá nên tiếp tục sống trong một số nhà của chị em tại Giáo Phận Bùi Chu. Chính từ những tu sĩ trong các tu viện còn lại mà năm 1950, Đức Cha Phêrô Phạm Ngọc Chi, khi về làm Giám Mục Bùi Chu, Ngài đã cải tổ lại Dòng lịch sử theo Giáo Luật. Sắc cải tổ Dòng được ban hành ngày 14/09/1953.

c. Di cư vào Nam - Việt Nam
- Tháng 7 năm 1954, sau hiệp định Genève, Đức Cha Phạm Ngọc Chi, các Cha và một số chị em trong Dòng cùng đoàn người dân di cư vào Miền Nam, những chị em còn ở lại vẫn tiếp tục sống trong Hội Dòng như trước, chị em thật vất vả và chịu nhiều khổ cực… Sau khi vào Nam, Đức Cha Cassaigne Sanh uỷ nhiệm cho Đức Cha P-M. Phạm Ngọc Chi nhiệm vụ coi sóc các giáo hữu Miền Bắc di cư. Vì thế cuối năm 1954, Đức Cha P-M. Phạm Ngọc Chi nhắc với Cha Bề Trên Trần Đình Thủ tiếp tục cho Linh Mục làm Tuyên Uý cho Dòng MTG Kiên Lao Bùi Chu. Do vậy, Cha Bề Trên đã cử Cha Bernard Bùi Khải Hoàn tới làm tuyên uý cho Dòng MTG Bùi Chu di cư.
- Năm 1959, Đức Cha Phạm Ngọc Chi nhờ Cha Bùi Khải Hoàn, tu chỉnh lại Hiến pháp Dòng MTG Bùi Chu cho hợp thời hơn. Cuối năm 1959, Cha Bùi Khải Hoàn ra tu viện đồng Công ở Bá Đình 1 tháng , để sửa lại Hiến Pháp Dòng. Ngài đã dùng Hiến Pháp cũ của Dòng làm nền tảng chính yếu, thêm vào đó một ít điểm của Hiến Pháp Dòng Đồng Công… Hiến pháp đã hoàn thành bằng la ngữ . Sau khi tu chỉnh lại Hiến Pháp, theo đề nghị của Cha Bùi Khải Hoàn trình Đức Cha Phạm Ngọc Chi xin Toà Thánh đổi tên Dòng Mến Thánh Giá Bùi Chu di cư là “NỮ TU THỪA SAI ĐỨC MẸ TRINH VƯƠNG”. Năm 1960 Đức Cha Phạm Ngọc Chi đã gửi sang Toà Thánh bản hiến pháp xin phê chuẩn cùng với việc đổi tên Dòng.
Ngày 26/02/1962 một lý do bất ngờ Đức Cha Giuse Phạm Năng Tĩnh nhận được bản Hiến Pháp đã được phê chuẩn cùng việc đổi tên Dòng do Toà Thánh gửi về Giáo Phận Bùi Chu, mà Ngài không biết lý do ra sao, vì Ngài không xin đổi tên Dòng cho chị em MTG Kiên Lao Bùi Chu Miền Bắc (về sau Ngài mới biết lá thư do chị em MTG Kiên Lao- BC di cư xin đổi tên Dòng). Mặc dù đã nhận được thư Toà Thánh gửi, nhưng Đức Cha còn cầu nguyện và chờ đợi 7 năm sau, ngày 19/3/1969, như là chẵn 300 năm từ ngày thành lập Dòng Mến Thánh Giá trong địa phận, Đức Cha mới công bố sắc châu phê đổi tên Dòng, nhưng Ngài cho phép chị em dùng cả hai tước hiệu gọi tắt là: Mến Thánh Giá Trinh Vương. Việc đổi tên dòng chỉ trong nội bộ biết, ngoài cổng vẫn ghi Dòng Mến Thánh Giá và mọi người trong Giáo Phận chỉ biết là Dòng Mến Thánh Giá thôi. Trong 28 năm Hội Dòng vẫn mang 2 tước hiệu gọi tắt là Mến Thánh Giá Trinh Vương. Tuy nhiên một vài năm cuối (1997-1998), tên MTG Kiên Lao Bùi Chu lại một lần nữa bị đe dọa xoá đi, để rồi bước sang một giai đoạn mới.

d. Phục hồi và phát triển (1998-2008)
+ Phục hồi: Đứng trước nỗi thao thức của nhiều đấng bậc trong và ngoài Giáo Phận, và nhờ ơn Chúa với sự khôn ngoan của Đức Cha Giuse Vũ Duy Nhất, Giám Mục Giáo Phận, Đức Ông Gioan Maria Trần Văn Hiến Minh, cùng với nỗ lực âm thầm của Cha Chính Phạm Hoan Đạo và Cha Quản Lý Phạm Xuân Thi, nên ngày 24/7/1997 Ngài đã cho chị em phục hồi lại tinh thần và tên gọi Mến Thánh Giá như lịch sử ban đầu bằng cuộc bỏ phiếu kín lên Toà Đức Mẹ. Kết quả là 2/3 chị em khấn trọn đã tự nguyện trở về nguồn cội Dòng Mến Thánh Giá.
Ngày 2/3/1998, Đức Cha tuyên bố, những chị em trở về gốc Dòng Mến Thánh Giá ra đi tay không, chỉ đem theo những đồ dùng cần thiết của mình, còn tất cả nhà cửa và tài sản để lại cho chị em Dòng Trinh Vương, rồi Ngài sẽ lo Nhà Mẹ cho chị em MTG sau (nhưng năm 1999 Đức Cha đã qua đời).
Ngày 6/3/1998 các chị em tự nguyện trở về nguồn cội Dòng MTG, chính thức rời khỏi trụ sở của mình theo khẩu lệnh của Đức Cha, để lại cơ sở và mọi tài sản cho chị em Dòng Trinh Vương. Như vậy, từ một Hội Dòng có bề dày lịch sử, đời sống chị em ổn định, nay trở nên tay trắng, không có gì là của chung (ngay cả sổ khấn, các sách thiêng liêng và tài liệu Hội Dòng cũng không được đem đi) ngoài tinh thần Mến Thánh Giá đã đâm rễ sâu nơi mỗi chị em. Tinh thần ấy đã giúp chị em can đảm vượt qua bao gian khó, chấp nhận ra đi bơ vơ giữa dòng đời, gặp nhiều khó khăn thử thách về vật chất- tinh thần.
+ Phát triển:
Năm 1998 Hội Dòng phục hồi lại, không có nhà Mẹ, ngoài ra chỉ có nhà Ông Bà Trùm Ngọc thuộc Đền Thánh Ninh Cường dâng cúng cho Hội Dòng, cùng với các địa điểm chị em ở nhà của các xứ họ để làm việc tông đồ.
Đầu tháng 9/2000, Cha Giám Quản Phanxicô Phạm Hoan Đạo cho chị em ở nhờ nhà Hưu Dưỡng trong khuôn viên Toà Giám Mục Bùi Chu. Chị em về đó tĩnh tâm năm chuẩn bị ngày phê chuẩn Hiến Chương, kỷ niệm 330 năm thành lập Hội Dòng và lễ khấn lần đầu của 14 Tập Sinh (ngôi nhà gồm 3 gian đã bỏ hoang nhiều năm).
Ngày 8/8/2001, Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm về làm Giám Mục Giáo phận, từ đó trở đi Hội dòng được nâng đỡ nhiều hơn. Năm 2002- 2003 Đức Cha đã cho khởi công xây dựng lại khu vực nhà Hưu Dưỡng được khang trang sạch đẹp cho chị em ở nhờ, đồng thời là lớp thần học cho chị em Học Viện của 5 dòng trong Giáo Phận và một số dòng tu Giáo Phận bạn.
Từ khi Hội Dòng được phục hồi (1998-2008), ơn gọi Dòng mỗi ngày một gia tăng, nhưng vì chưa có nhà Mẹ để huấn luyện, nên trong 10 năm qua Hội Dòng đã và đang nhờ 7 Hội Dòng MTG trong Sài Gòn huấn luyện giúp. Nay Hội Dòng đã có 12 cộng đoàn chị em ở và đi phục vụ 17 địa điểm thuộc các xứ, họ trong và ngoài Giáo phận; trong đó có 2 cộng đoàn dành để nuôi các cháu mồ côi khuyết tật, các cháu sơ sinh bỏ rơi tại bệnh viện, các cô gái lỡ lầm và các cụ già neo đơn không nơi nương tựa.
Như vậy, qua dòng lịch sử Hội Dòng đã phải đối diện với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng dù được vinh quang hay lúc bị thất bại, chị em luôn âm thầm gắn bó với Giáo Hội, cộng tác với hàng giáo sĩ địa phương để phục vụ Giáo Hội và các linh hồn. Tuy nhiên, qua những hoàn cảnh trên, cũng làm cản trở cho công cuộc phát triển của Dòng về mọi phương diện như: bị mất các tài liệu Dòng, cơ sở vật chất, ngăn trở việc huấn luyện ơn gọi, khả năng chuyên môn và công việc tông đồ của Dòng.
Ngày 23/6/2008, nhờ tình thương của Đức Cha Chính Giuse Hoàng Văn Tiệm, Đức Cha Phụ Tá Phêrô Nguyễn Văn Đệ và Quý Cha trong Giáo Phận, đã cho Hội Dòng một khu đất gồm ao và ruộng. Nay chúng con đang khởi công san mặt bằng để xây ngôi nhà Mẹ của Hội Dòng. Chúng con đang gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn mọi mặt…!

Địa chỉ nhà Mẹ tạm thời: Dòng Mến Thánh Giá Kiên Lao- Bùi Chu
Nhà hưu Dưỡng Toà Giám Mục Bùi Chu, Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định Việt Nam.
Điện thoại: (0350).3751542; Dđ: 0912559184
Email: dongmtgkl03@yahoo.com

Bề Trên đương nhiệm
Nt. Hyacinta Phạm Thúy Cậy, sinh ngày: 25/12/1960, khấn dòng 1987

Các hoạt động tại Việt Nam:
+ Trong 3 thế kỷ đầu, công việc hoạt động của chị em Mến Thánh Giá thường làm là: thăm viếng những người ốm đau bệnh tật, già cả và các trẻ em trong các làng mạc. Trong những dịp đi thăm viếng, chị em rửa tội cho những trẻ em lâm cơn nguy tử. Với những thúng thuốc đông y cắp bên hông hay đội trên đầu, chị em rảo trên khắp các làng, từ thôn nọ đến xóm kia, đóng vai trò một y sĩ bình dân. Nhờ đường lối này, chị em có thể len lỏi mọi nơi. Dù trong thời cấm cách, chị em vẫn có thể đi đây đó. Và chị em đưa Mình Thánh Chúa cho các Giám Mục, Linh Mục, Tu sĩ và giáo dân đủ cấp bậc trong tù…
+ Hoạt động từ năm 1998- 2008
Qua 10 năm Hội Dòng được phục hồi lại nguồn cội, hiện nay Dòng chưa có nhà Mẹ chính thức để quy tụ chị em, nên các chị em sống rải rác tại 12 cộng đoàn trong và ngoài Giáo Phận để làm những công việc tông đồ nhỏ bé như : mục vụ, y tế, văn hoá và bác ái xã hội…
a. Mục vụ : Chị em đến phục vụ các xứ họ thường đảm trách trong việc dạy giáo lý các cấp cho thiếu nhi, giáo lý tân tòng, giáo lý hôn nhân (nếu cần), phụ trách ca đoàn trao Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân, thăm viếng giúp đỡ những người già cả neo đơn, các cháu mồ côi khuyết tật…
b. Y tế: 1 điểm khám bệnh và bán thuốc …
- Nhờ sự giúp đỡ của một số ân nhân, chị em phát thuốc cho những người nghèo nơi chị em phục vụ.
c. Văn hoá: 2 nhóm trẻ gia đình
d. Bác ái xã hội: Nhờ sự giúp đỡ của một số ân nhân, Hội dòng thực hiện được một số công việc bác ái, từ thiện như:
- Hội Dòng dành 2 cộng đoàn làm nhà tình thương để đón rước và nuôi dưỡng hằng ngày cho: 25 cháu mồ côi khuyết tật, 8 cháu sơ sinh bị bỏ rơi tại bệnh viện, 3 cô gái lầm lỡ, 1 cháu bệnh động kinh, và 3 cụ già liệt không nơi nương tựa.
- Trợ cấp gạo hàng tháng 10 kg cho 70 gia đình nghèo, khuyết tật và neo đơn. Trong năm, nhiều lần chị em đi thăm viếng và phát quà cho hơn 100 người khuyết tật, mồ côi và các cụ già không nơi nương tựa. Không phân biệt tôn giáo. Ngoài ra các nhóm bác ái của Dòng đã nhiều dịp đi thăm, an ủi, chia sẻ: đường, mì, tiền và dọn dẹp nhà cửa cho khoảng 335 gia đình, nghèo, bệnh tật, thất nghiệp tại 14 xã. Chị em phát tiền và tập viết cho 312 học sinh nghèo tại 20 điểm khác nhau.
- 1 lớp dạy may miễn phí.

Số cộng đoàn: Dòng có 12 cộng đoàn

Nhân sự Hội Dòng:
a. Năm 1998: khấn trọn: 19; Thỉnh sinh: 25
b. Tháng 9 -2008: Khấn trọn 30; Khấn tạm 19; Tập Sinh 21; Thỉnh sinh 48. Tổng số: 118 chị em
c. Số nữ tu qua đời từ năm 1998 đến nay (9/2008) là: 2 nữ tu

Điều kiện gia nhập:
- Các em học văn hoá từ lớp 8 - lớp 12 có thể đến tìm hiểu và gửi đơn xin gia nhập Dòng.
- Cần có sức khoẻ thể lý và tâm lý bình thường.
- Có khả năng lĩnh hội nội dung các chương trình học
- Có trí phán đoán lành mạnh và lương tâm ngay thẳng
- Xác tín mình được Chúa kêu gọi va muốn đáp lại với ý hướng ngay lành
- Tuổi từ 15-25, trên 25 tuổi cần có phép chuẩn của Bề Trên.
- Trước khi vào Tiền Tập Viện, tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp cấp III

Địa chỉ liên lạc về ơn gọi:
Hội Dòng Mến Thánh Giá Kiên Lao- Bùi Chu
Nhà hưu Dưỡng Toà Giám Mục Bùi Chu, Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định, Việt Nam.
Điện thoại: (0350).3751542; Dđ: 0912559184
Email: dongmtgkl03@yahoo.com

Hình ảnh kèm theo

Hình ảnh
Đấng Sáng Lập

Hình ảnh

Hình ảnh
Hình ảnh
Quý Sơ Trong Hội Dòng

Hình ảnh
Quý Sơ Khấn Trọn năm 1988

Hình ảnh
Hình ảnh
Nhà Cô Nhi

_________________
Mơ chi ảo mộng xa vời
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời cao siêu
Lo chi cuộc sống sớm chiều
Đời con theo Chúa, mọi điều xin vâng


Yêu Thương + Dấn Thân = Phục Vụ




Bài viết này của tác giả phamtuan đã nhận được cảm ơn bởi: 3 lil.sky9 (Thứ 3 01 01, 2013 8:49 pm), LONG_XUYEN (Thứ 6 28 12, 2012 12:59 am), nguyenthanhcong_98 (Thứ 6 04 01, 2013 9:50 am)
  Bình chọn: 13.04%
Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Thứ 5 27 12, 2012 9:09 pm 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật 22 02, 2009 10:46 am
Bài viết: 839
Đến từ: Giáo Xứ Thạnh An
Has thanked: 5376 lần
Have thanks: 2120 lần
HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ HÀ NỘI


I. NHÌN LẠI
A. LỊCH SỬ KHAI SINH


1. Thành lập:
Tháng 8.1669, khi Đức Cha Lambert de la Motte tới kinh lý Đàng Ngoài, Ngài thấy có một nhóm các trinh nữ sống chung với nhau cho được tập đi đàng nhân đức. Sau khi Đức Cha tìm hiểu kỹ lưỡng nhóm các trinh nữ này, Đức Cha mạnh dạn quyết định chính thức thành lập Dòng Nữ Mến Thánh Giá tại Kiên Lao (Nam Định, ngày nay thuộc giáo phận Bùi Chu) và Bái Vàng (Hà Tây, ngày nay thuộc giáo phận Hà Nội); Đức Cha đích thân nhận lời khấn của hai nữ tu tiên khởi là Anê và Paula tại Phố Hiến, ngày 19.2.1670, và trao cho các nữ tu này bản luật do Ngài soạn thảo. Nữ tu Anê là Bề Trên Tu Viện Bái Vàng; Nữ tu Paula là Bề Trên Tu Viện Kiên Lao. Ngày khấn của họ nhằm ngày Lễ Tro mở đầu Mùa Chay Thánh, đó là ngày chính thức khai sinh Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam, "một ngày trong tiết xuân Canh Tuất, đời Vua Lê Huyền Tông, niên hiệu Cảnh Trị thứ VIII, chúa là Minh Đô Vương Trịnh Tạc". Đây là dòng nữ đầu tiên mang bản sắc Á Đông, vừa chiêm niệm vừa hoạt động, có lời khấn, sống thành cộng đoàn theo một bản luật, trực thuộc Đấng Bản quyền sở tại và hướng về việc truyền giáo cho lương dân. Ý định này của Đấng Sáng Lập đã được Công Đồng Đông Dương năm 1934 xác nhận. (CĐĐD 105-106).

2- Đặc sủng Dòng Mến Thánh Giá
Ơn gọi sống đời thánh hiến trong Dòng Mến Thánh Giá là quà tặng cao quý của Thiên Chúa, làm cho người nữ tu thông dự vào linh đạo và đặc sủng của Đấng Sáng Lập bằng cách:
- hướng trọn lòng trí và cuộc sống về "Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh là đối tượng duy nhất".
- sống sứ vụ tông đồ thừa sai để loan báo Phúc Aâm cho các dân tộc và góp phần xây dựng Giáo Hội địa phương.
Đặc sủng của Dòng thể hiện trong mục đích và sứ mạng, được mỗi chị em đón nhận và thi hành, sẽ giúp chị em sống hạnh phúc trong khi dấn thân phục vụ tha nhân để làm vinh danh Thiên Chúa.

3. Mục đích Dòng Mến Thánh Giá
Mục đích Dòng Mến Thánh Giá là đạt tới sự hiểu biết, yêu mến và hiến thân trọn vẹn cho Đức Giêsu Kitô, bằng việc chuyên chú suy niệm, tưởng nhớ và noi theo cuộc đời lữ thứ hy sinh của Người.
Chị em Mến Thánh Giá được mời gọi thông dự vào tinh thần trung gian của Đức Giêsu Kitô, và tiếp nối sứ mạng cứu độ của Người, bằng việc chuyển cầu nơi nguyện đường và trong cuộc sống:
- chị em tha thiết cầu xin ơn hoán cải cho lương dân và những tín hữu sống xa lìa Thiên Chúa…
- chị em dấn thân phục vụ ưu tiên giới nữ, giới trẻ trong lãnh vực văn hóa, xã hội, y tế, luân lý và đức tin.

4. Tinh thần Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần Dòng Mến Thánh Giá được hàm chứa trong chính tên gọi do Đấng Sáng Lập chọn. Đó là tinh thần khổ chế, hy sinh vì tình yêu:
- Yêu Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh trên Thánh Giá, Đấng đã thí mạng sống vì tình yêu lớn nhất dành cho Chúa Cha và nhân loại;
- Yêu Thánh Giá của Người và sẵn sàng đón nhận thập giá của bản thân với xác tín: chúng ta hoàn tất nơi thân xác những gì còn thiếu trong các nỗi gian truân Đức Kitô phải chịu cho Thân Mình Người là Hội Thánh. Lòng yêu mến ấy:
+ liên kết chị em cách đặc biệt với công trình cứu độ của Đức Kitô;
+ phát huy tinh thần liên đới với những nỗi khổ đau của đồng loại;
+ lấp đầy tâm hồn chị em bằng niềm vui và hy vọng, xuất phát từ lòng tin vào mầu nhiệm Phục sinh.

5. Đặc tính Dòng Mến Thánh Giá
Phát sinh từ lòng dân tộc và gắn bó với Giáo Hội địa phương, nhằm bổ túc cho sứ vụ của hàng giáo sĩ trong những công việc phù hợp với đức tính của người nữ tu, chị em Mến Thánh Giá được mời gọi:
- Sống tinh thần Nadarét trong thái độ kiên trì cầu nguyện, yêu thích trầm lặng, lao động chuyên chăm, bái ái cụ thể;
- Đồng thời phát huy những nét riêng của người phụ nữ Việt Nam: đảm đang, trung hậu, quả cảm…, quên mình trong cuộc đời hiến dâng, để sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc và phục vụ hạnh phúc của mọi người.

6. Huấn luyện trong Dòng Mến Thánh Giá
- Đối với nữ tu Mến Thánh Giá, huấn luyện là hành trình liên tục bước theo Đức Kitô dưới tác động của Chúa Thánh Thần: từng bước chết đi đối với tinh thần thế gian là xu hướng sống theo giác quan, bản năng và lý trí tự nhiên, để chỉ sống bằng giáo huấn, gương sáng và sự sống của Đấng Cứu Thế.
Đức Cha Lambert đặc biệt quan tâm đến huấn luyện và mong muốn các chị hữu trách cũng như mỗi chị em:
+ nhận thức đầy đủ về sự cao quý và lợi ích lớn lao của ơn gọi tu trì đối với bản thân và Giáo Hội;
+ quý trọng từng người chị em được Thiên Chúa kêu gọi như một kho tàng thánh thiêng Người ký thác cho Hội Dòng;
+ khắc ghi vào tâm trí mỗi người đặc sủng và linh đạo của Đấng Sáng Lập Dòng.
- Việc huấn luyện trong Dòng Mến Thánh Giá bao gồm bốn khía cạnh: nhân bản, Kitô hữu, tu sĩ và nữ tu Mến Thánh Giá.
- Huấn luyện là một hình trình duy nhất, qua nhiều giai đoạn khác nhau nhưng vẫn giữ tính chất liên tục và tiệm tiến:
+ Huấn luyện khởi đầu: Đệ tử viện, Tiền tập viện, Tập viện, Học viện mang những đặc tính riêng biệt, nhằm giúp các ứng sinh xác định ơn gọi, học tập đời tu và quyết định dứt khoát hướng đi cho đời mình.
+ Huấn luyện thường xuyên nhằm giúp tất cả chị em tiếp tục đào sâu đời sống tu trì, đặc biệt về mặt thiêng liêng và tông đồ, để chị em có thêm khả năng phục vụ Giáo Hội và xã hội, sống hạnh phúc trong đời thánh hiến, chuẩn bị 'bước vào ngày trọng đại của đời sống vĩnh cửu'.

B. NHỮNG BƯỚC THĂNG TIẾN CỦA DÒNG TỪ NĂM 1950
Trải qua hơn 300 năm nay, Nhà Dòng Bái Vàng thuộc Địa phận Hà Nội vẫn được coi là Nhà Tổ của Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam nói chung và của Địa phận Hà Nội nói riêng.
Đầu thế kỷ XX, năm 1901, khi phân chia địa phận Phát Diệm ra khỏi địa phận Hà Nội, dòng Mến Thánh Giá Hà Nội có 16 cộng đoàn:
- Tỉnh Hà Tây: Bái Vàng, Kẻ Sải, Kẻ Nghệ, Kẻ Vồi.
- Tỉnh Hà Nam: Kẻ Sở, Bích Trì, Kiện Khê, Kẻ Tâng, Kẻ Non, Đạo Truyền, Phú Đa, Công Xá, Bút Đông.
- Tỉnh Nam Định: Kẻ Vĩnh, Kẻ Báng, Trình Xuyên.
a. Nhân sự:
Năm 1983: Tổng số: 118 Khấn trọn: 67 Khấn tạm: 18 Tập sinh: 33 Thỉnh sinh:
Năm 2008: Tổng số: 273 Khấn trọn: 166 Khấn tạm: 73 Tập sinh: 34 Thỉnh sinh: 153
b. Các cơ sở và các hoạt động chuyên ngành
- Giáo dục : 23 cơ sở - Y tế: 26 cơ sở - Dạy nghề may, đan: 2 cơ sở
c. Mục vụ người nghèo:
- Hàng năm Hội dòng vẫn lo trợ giúp những người túng thiếu (hay làm vào các dịp Lễ, Tết); - Ủng hộ cho các nạn nhân xã hội và thiên tai;
- Nhận giúp đỡ một số trẻ em hoàn cảnh khó khăn được ăn học;
d. Mục vụ y tế:
- Chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS, truyền thông: 9 chị (trong đó có 7 chị y tá)
- Phòng khám bệnh : 26 phòng khám; 38 y tá.
- Nuôi khuyết tật, người già yếu… 4 cơ sở; 5 y tá
e. Mục vụ giáo dục:
- Cơ sở giáo dục Công giáo: 23 cơ sở mở các lớp mẫu giáo.
- Trợ giúp học bổng cho sinh viên, học sinh: 7 trường hợp hoàn cảnh khó khăn.

II. NHẬN ĐỊNH

1. NHÌN CHUNG
Dòng Mến Thánh Giá từ khi được thành lập đến nay được 338, mặc dù trải qua nhiều khó khăn nhưng nay vẫn tồn tại, mỗi ngày một thăng tiến cả về số lượng, chất lượng và cơ sở vật chất, được nảy sinh từ cánh đồng thấm nhuần máu các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam.

2. VỀ NHÂN SỰ, TỔ CHỨC VÀ SINH HOẠT
Đã thu xếp cho chị em học thêm các chuyên ngành như: Sư phạm mẫu giáo; Y học; Ngoại ngữ; Tin học…
Các cơ sở mở các lớp giáo lý trẻ em, hôn nhân, tân tòng, ca đoàn, nuôi người già cô đơn, khuyết tật, đưa Mình Thánh Chúa cho những người già, người bệnh; thăm viếng an ủi người già cô đơn bị bỏ rơi.
Tham gia chăm sóc bệnh nhân, truyền thông HIV/AIDS.

3. NHỮNG ĐIỂM NGHI NGẠI
Những điểm hoạt động nơi các giáo xứ, lượng công việc nhiều, nhân sự ít.
Đang cố gắng tìm phương án để chị em làm mục vụ mà không sao nhãng đời sống tâm linh, đời sống thánh hiến.

III. HƯỚNG TỚI

1. VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NHÂN SỰ, ƠN GỌI
Mở các lớp bồi dưỡng đào tạo nhân sự huấn luyện, quản trị.
Xây dựng nhà Hưu dưỡng, Tập viện, Bệnh xá, Trường tiểu học…
Mở rộng tiếp nhận ơn gọi từ bất cứ giáo phận nào có nhu cầu.

2. LÃNH VỰC SINH HOẠT MỤC VỤ TRONG TƯƠNG LAI
Đang đào tạo người chuyên môn về truyền giáo.
Lập cơ sở dành riêng cho việc truyền giáo ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số.
Các cơ sở của Dòng đều sẵn sàng tiếp nhận các thành phần ngoài Công giáo đến xin tìm hiểu đạo, ngoài các lớp chính thức được mở ở các xứ, chị em còn giúp riêng cho một số thành phần không tham gia ở các lớp được.
IV. ĐỊA CHỈ: 31 Nhà Chung-Hoàn Kiến-Hà Nội -ĐT : 04.8248643

Một Số Hình Ảnh Về Nhà Dòng

Hình ảnh
CHÂN DUNG ĐỨC CHA PHÊRÔ MARIA LAMBERT DE LA MOTTE
ĐẤNG SÁNG LẬP DÒNG MTG 1624 -1679

Hình ảnh
Nữ Tu Têrêsa Đỗ Thị Hoạt
Tổng Phụ Trách

Hình ảnh
Nhà Nguyện

Hình ảnh
NHÀ MẸ HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
31 NHÀ CHUNG - HÀ NỘI - VIỆT NAM

Hình ảnh
CHỊ EM CHỤP HÌNH VỚI ĐỨC TỔNG GIUSE NGÔ QUANG KIỆT,
ĐỨC CHA PHÊ RÔ NGUYỄN VĂN ĐỆ VÀ QUÝ CHA
NHÂN DỊP LỄ DANH HIỆU DÒNG 14 - 09 - 2007

Hình ảnh
Nhà Trẻ

Hình ảnh
Chăm Sóc Bệnh Nhân

_________________
Mơ chi ảo mộng xa vời
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời cao siêu
Lo chi cuộc sống sớm chiều
Đời con theo Chúa, mọi điều xin vâng


Yêu Thương + Dấn Thân = Phục Vụ




Bài viết này của tác giả phamtuan đã nhận được cảm ơn bởi: 3 lil.sky9 (Thứ 3 01 01, 2013 8:49 pm), LONG_XUYEN (Thứ 6 28 12, 2012 12:59 am), nguyenthanhcong_98 (Thứ 6 04 01, 2013 9:51 am)
  Bình chọn: 13.04%
Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Thứ 3 01 01, 2013 3:20 pm 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật 22 02, 2009 10:46 am
Bài viết: 839
Đến từ: Giáo Xứ Thạnh An
Has thanked: 5376 lần
Have thanks: 2120 lần
HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ HƯNG HÓA

=============================


8. Địa chỉ Nhà Mẹ: 15/2 Lê Lợi, Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam.
ĐT. (04) 3383 4793
Email: menthanhgiahunghoa@yahoo.com hoặc menthanhgiahunghoa@gmail.com

9. Bề trên đương nhiệm:
Chị Tổng Phụ trách: Têrêsa Đỗ Thị Hải

10. Các hoạt động tại Việt Nam:
- Dạy giáo lý cho các độ tuổi (giáo lý cấp I, cấp II, cấp III, giáo lý dự tòng, giáo lý hôn nhân)
- Giúp các Hội đoàn (chia sẻ Lời Chúa , tĩnh tâm)
- Giúp ca đoàn: Tập hát
- Công tác giáo dục: Mở trường dạy các cháu Mẫu giáo -Mầm non.
- Công tác từ thiện xã hội : Dạy nghề, mở trạm xá, phát thuốc cho người nghèo.

11. Số cộng đoàn: 15 cộng đoàn (Tại Việt Nam)
1. Cộng đoàn Nhân Nghĩa 9. Cộng đoàn Bách Lộc
2. Cộng Đoàn Yên Bái 10. Cộng đoàn Dị Nậu
3. Cộng đoàn Chiêu Ứng 11. Cộng đoàn Vĩnh Lộc
4. Cộng đoàn Nỗ Lực 12. Cộng đoàn Tình Lam
5. Cộng đoàn Hà Thạch 13. Cộng đoàn Sơn Lộc
6. Cộng đoàn Tiên Kiên 14. Cộng đoàn Nhà Chung
7. Cộng đoàn Hiền Quan 15. Cộng đoàn Camelo
8. Cộng đoàn Ngô Xá

12. Nhân sự:
Hình ảnh

c) Số tu sĩ qua đời trong dòng từ năm 1975 đến nay (9/2008) : 16 nữ tu

13. Điều kiện gia nhập đệ tử:
Văn hoá: Tốt nghiệp phổ thông trung học (hết cấp 3)
Tuổi đời: không quá 23 tuổi
Có sức khoẻ thể lý và tâm lý bình thường

14. Địa chỉ liên lạc về ơn gọi: 15/2 Lê Lợi, Sơn Tây, HÀ Nội
ĐT: (04) 3383 4793
Email: menthanhgiahunghoa@yahoo.com

15. Một Số Hình Ảnh Về Nhà Dòng.

Hình ảnh
Nt. Teresa Đỗ Thị Hải - Tổng Phụ trách đương nhiệm

Hình ảnh
Các Sơ cộng đoàn học viện

Hình ảnh
Các Sơ khấn trọn - kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Dòng. 1943 - 2003

Hình ảnh
Gia Nhập Tập Viện

Hình ảnh
Tuyên Khấn Lần Đầu

Hình ảnh
Mẹ Têrêsa Thăm Hội Dòng

Hình ảnh
Tập Hát Ở Giáo Xứ

Hình ảnh
Nhà Nguyện Hội Dòng

Hình ảnh
Công việc từ thiện - day nghề trẻ nghèo

Hình ảnh
Công tác giáo duc- chăm sóc trẻ thơ

_________________
Mơ chi ảo mộng xa vời
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời cao siêu
Lo chi cuộc sống sớm chiều
Đời con theo Chúa, mọi điều xin vâng


Yêu Thương + Dấn Thân = Phục Vụ




Bài viết này của tác giả phamtuan đã nhận được cảm ơn bởi: 3 lil.sky9 (Thứ 3 01 01, 2013 8:46 pm), LONG_XUYEN (Thứ 3 15 01, 2013 10:30 pm), nguyenthanhcong_98 (Thứ 6 04 01, 2013 9:51 am)
  Bình chọn: 13.04%
Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Thứ 5 03 01, 2013 1:03 pm 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật 22 02, 2009 10:46 am
Bài viết: 839
Đến từ: Giáo Xứ Thạnh An
Has thanked: 5376 lần
Have thanks: 2120 lần
DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VINH


Hội Dòng MTG Vinh có nguồn gốc chung với 24 Hội Dòng MTG Việt Nam. Vì vậy, không thể biết đầy đủ về Hội Dòng MTG Vinh nếu không đọc qua lịch sử Hội Dòng MTG Việt Nam.

1. Dòng MTG Việt Nam
Dòng MTG do Đức Cha Lambert de la Motte sáng lập tại Đàng Ngoài năm 1970 và Đàng Trong năm 1971, đây là dòng nữ đầu tiên mang bản sắc Á Đông, vừa chiêm niệm vừa họat động, có lời khấn, sống thành cộng đoàn theo một bản luật, Có lẽ do thấy được sự quảng đại tiềm ẩn lớn lao nơi các tín hữu vùng Đông Dương nói chung và các tín hữu nữ Việt Nam nói riêng, và do thấy nhu cầu cần thiết phải có những cộng sự viên, những chiến sĩ trên cánh đồng truyền giáo mênh mông và màu mỡ này, nên năm 1670, khi từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài trong tư cách là Giám mục Đại diện Tông tòa, thay quyền cho Đức giám mục Pallu , để kinh lý. Ngoài việc truyền chức cho 7 tân linh mục, triệu tập Công đồng đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam tại Phố Hiến, Đức cha Pierre Lambert de la Motte còn đã ban Sắc lệnh thành lập Dòng Mến Thánh Giá và chủ sự lễ khấn cho hai nữ tu đầu tiên là chị Anê và Paula tại Kiên Lao, cùng trao cho hai chị cuốn Hiến pháp đã dọn sẵn . Và năm 1671, tại Đàng Trong, Đức cha lambert cũng thiết lập cộng đoàn nữ sống theo tinh thần Hiến pháp của Dòng Mến Thánh Giá.
Do tình thế xã hội bắt buộc, nên ngay sau khi nhận lời khấn cho hai nữ tu MTG Việt Nam đầu tiên ở Đàng Ngoài, Đức cha Lambert đã phải xuống Hải Phố để về Thái Lan. Không biết trước đó và trong thời gian Đức cha Lambert kinh lý tại giáo phận Đàng Ngoài, hai nữ tu này đã được huấn luyện như thế nào, nhưng ngay sau đó, Vị Sáng Lập Hội Dòng mang bản chất Á Đông đầu tiên này đã viết cho hai nữ tu một lá thư có đoạn nói như sau: "…Cha đã có ý viết mấy lời này, để bảo cho các con biết rằng các con không còn thuộc về mình nữa, nhưng hoàn toàn thuộc về Chúa Kitô, vì các con đã hiến thân trọn vẹn cho Người, để từ nay chỉ chuyên chú tìm hiểu và yêu mến Người bằng cách suy niệm và noi theo cuộc đời đau khổ của Người, cùng thực thi các nhiệm vụ của Tu hội" .
Như thế, qua đoạn thư trên đây, chúng ta có thể thấy hai nữ tu tiên khởi chưa được đào luyện, học tập bao nhiêu. Dù thế, và không biết sau đó Đức cha Lambert có viết thư từ hay nhờ ai hướng dẫn, huấn luyện thêm cho các nữ tu Đàng Ngoài nói riêng và cả Đàng Trong nói chung hay không, nhưng Hội Dòng đã có một sự phát triển đáng kể. Thật thế, trong cuốn Kỷ Yếu Phong Thánh Việt Nam, xuất bản tại Roma năm 1989, người ta thấy có những mốc lớn sau đây về Hội Dòng:
Năm 1701, giáo phận Đàng Ngoài có 23 nhà Dòng, nhưng không rõ con số nữ tu bao nhiêu, và nghe đâu, lúc này ở Đàng Trong cũng đã có nhiều nhà Dòng.
Năm 1800, bắt đầu thời gian này, mặc dù Giáo Hội Việt Nam bị bách hại ác liệt, nhưng Dòng MTG vẫn phát triển. Cụ thể, giáo phận Đàng Trong có 7 nhà Dòng với 200 nữ tu, giáo phận Đàng Ngoài tuy không rõ có bao nhiêu nữ tu, nhưng năm 1846, khi giáo phận Vinh được thành lập, được biết cả nước có 647 nữ tu.
Đến 1884, thời Tự Đức, giáo phận Đàng Ngoài có 2.000 chị em; giáo phận Đàng Trong có 1.200 chị em trong 26 nhà Dòng. Như vậy, sau 210 năm, cả nước có 3.200 nữ tu Mến Thánh Giá trong gần 70 cơ sở.
Qua những điểm trên đây, chúng ta thấy ngay từ lúc phôi thai, dẫu gặp rất nhiều khó khăn, Dòng MTG Việt Nam ở những buổi đầu đã không ngừng phát triển. Từ đó, cho chúng ta sự tin tưởng rằng Dòng MTG ra đời là do thánh ý Thiên Chúa, và vì vậy Người luôn an bài cho công việc được tốt đẹp.

2. Sơ lược tiểu sử Đấng Sáng Lập:
Đức Cha Phêrô- Maria Lambert de la Motte. Ngài sinh 28-01-1624 tại Lisieux, vùng Normandie, Pháp. Đặc sủng và linh đạo của Ngài để lại cho nữ tu mến Thánh giá nằm trong chính tên gọi của Dòng «Mến Thánh Giá». Ba từ nầy ngài được soi sáng từ lúc lên 9 tuổi, do lòng say mê đọc và suy niệm hằng ngày sách Gương Phước, đặc biệt chương 11 quyển II. Chính lòng say mê nầy là chiều sâu của câu châm ngôn của chính ngài và của Dòng Mến Thánh Giá: "Đức Giêsu – Kitô Chịu-Đóng-Đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng ta". Ngài đã sống trọn niềm xác tín vào tình yêu Đấng Chịu Đóng-Đinh và say mê đem ơn cứu độ cho các dân tộc vượt gian nan và đau khổ. Ngày 15.06.1679, lúc 4 giờ sáng, Đức Cha Phêrô - Maria Lambert de la Motte - Đại Diện Tông Toà tiên Khởi Miền Truyền Giáo Đàng Trong - Giám Quản Tông Toà Miền Truyền Giáo Đàng Ngoài - Đấng Sáng Lập Dòng Mến Thánh Giá - an nghỉ lành thánh trong Chúa tại Juthia.
Đức Cha Laneau ghi nhận : " . . .Ngài phó thác linh hồn như một người tôi tớ đau khổ đích thực của Thiên Chúa, đúng như Ngài đã sống trong suốt cuộc đời giữa muôn vàn thập giá và gian truân. . . Chính Thiên Chúa dẫn đưa Ngài đi qua con đường ấy , để Ngài được hiệp thông trọn vẹn với Mầu Nhiệm "Tự Hủy" của Đức Kitô. . .Chính Chúa Kitô để cho ngài cảm nếm tột độ sức nặng của Thánh Giá mà Ngài đã say mến suốt đời". (Tsử, số 23 ; H. Chappoulie, sdd, tr.143).
Công cuộc truyền giáo ở Thái Lan, Đàng Trong và Đàng Ngoài được củng cố và tăng trưởng để có thể đứng vững đến hôm nay là nhờ Đức Cha Lambert. Ngài luôn hiền hoà, nhẫn nại, sống thánh thiện và trung thành tuyệt đối với Đức Giáo Hoàng. Nhất là bằng lời cầu nguyện khẩn thiết dâng lên Thiên Chúa, ngài đã tạo được sự đoàn kết và chủ động trong các hoạt động tông đồ thừa sai theo đúng chỉ thị củaToà Thánh. (x. Ts 23; A. Launay, Histoire générale de la Société dé MEP, Tome I, tr 253-254).

3. Lịch Sử Dòng MTG Vinh.
Ở giáo phận Vinh, cách đây vài ba thập kỷ về trước, người ta chỉ nghe nói đến một Hội Dòng nữ duy nhất, đó là Dòng Mến Thánh Giá (MTG) Vinh. Có thể nói, Dòng MTG Vinh đã xuất hiện trên vùng đất Nghệ - Tĩnh – Bình vào buổi bình minh của thời kỳ hạt giống Tin Mừng được gieo vào đây. Với bề dày lịch sử, Hội Dòng đã phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp to lớn cho giáo hội địa phương và cánh đồng truyền giáo của giáo Hội Việt Nam. Các điều này sẽ được thấy rõ trong những trang sử dưới đây. Từ khi có các bóng dáng các nữ tu MTG trên mảnh đất Nghệ - Tĩnh – Bình đến nay, Hội Dòng MTG Vinh có thể được chia làm ba giai đoạn.
• Giai đoạn I – Thời kỳ trước khi thành lập giáo phận Vinh
Ngay từ khi chưa thành lập giáo phận Vinh thì các nữ tu MTG đã hiện diện trong vùng đất Nghệ - Tĩnh – Bình, nhưng lúc bấy giờ vùng đất này thuộc địa phận Đàng Ngoài, Tây Đàng Ngoài và sau đó là Nam Đàng Ngoài.
Giai đoạn hoạt động như thế nào thì cho đến lúc này chưa có tài liệu nào nói rõ, nhưng có một sự kiện xẩy đến với các nữ tu MTG mà qua đó người ta có thể thấy được sự phát triển đáng kể của Hội Dòng theo tinh thần của Chúa Giêsu chịu khổ nạn trên vùng đất 3 tỉnh cực Bắc Trung bộ theo địa lý ngày nay. Đó là khoảng năm 1800 đến 1840, trong thời kỳ Giáo hội Việt Nam bị bách hại, có 3 nữ tu MTG tại Trù Sơn (cộng đoàn Lưu Mỹ ngày nay), là chị Maria Hồi, chị Anna Nhiên và chị Mátta Mến (độ tuổi khoảng từ 30 đến 40), do giữ vững lập trường tuyên xưng đức tin nên đã bị điệu vào nhà Thánh của nhà thờ giáo xứ Lưu Mỹ cùng với 17 giáo dân khác và đã bị chết thiêu với toàn bộ nhà thờ. Các nữ tu đã lấy thi thể của 20 vị tử đạo này và an táng trong khuôn viên của mình cho đến ngày nay.
Qua những cuộc bách đạo của Văn Thân, các nữ tu đã phải tản mác khắp nơi. Nhưng sau cơn sóng gió, các chị lại trở về cộng đoàn. Nhờ đó mà Hội Dòng tiếp tục tồn tại và phát triển.
• Giai đoạn II –Từ năm thành lập giáo phận Vinh (1846) đến năm 1951: thời kỳ phát triển riêng lẽ
Tòa Thánh tách phần đất Nghệ - Tĩnh – Bình ra khỏi giáo phận Tây Đàng Ngoài và thành lập giáo phận Nam Đàng Ngoài (1846) và đến năm 1929 được đổi tên là giáo phận Vinh cho đến giữa thế kỷ XX, nhờ sự giúp đỡ của các giám mục giáo phận, Hội Dòng MTG nơi đây có một sự phát triển mạnh mẽ và có sử liệu ghi chép khá rõ về con số thành viên cùng công việc tông đồ của các nữ tu. Cụ thể có 3 thời điểm thống kê như sau:
Năm 1846, có 220 chị em nhà Phước MTG, cư ngụ trong 9 cơ sở: Hướng Phương, Kẻ Trầu (Lưu Mỹ), Cầu Đòn (Quy Chính), Kẻ Gai (sau này không nghe nhắc đến), Giáp Hạ (Chân Thành), Làng Đoài (Xã Đoài), Vạn Lộc, Trang Nứa và Nghĩa Yên. Mỗi cơ sở đều độc lập cả về quản trị lẫn tài chính. Cho đến lúc này, các chị đã rửa tội được 2.646 trẻ em.
Năm 1892 (năm Đức cha Louis Pineau Trị nhận Đức Mẹ hồn xác về trời làm Quan thầy của giáo phận), vùng đất Nam Đàng Ngoài có 175 nữ tu MTG. Các chị đã tích cực làm việc tông đồ tại nhiều giáo xứ trong giáo phận và đã thu được kết quả đáng kể. Chỉ riêng chuyện rửa tội cho trẻ em, các chị cũng đã làm phép rửa được 4.070 em.
Bên cạnh đó, các chị cũng đã rảo khắp các làng quê với gánh thuốc viên trên vai (loại thuốc chế biến từ những dược thảo) để vừa mưu sinh, vừa cứu giúp dân chúng.
Năm 1938, sau 2 năm được Đức cha Anrê Joshep Eloy (Bắc) chính thức công nhận Dòng MTG trực thuộc giáo phận, nhưng các cơ sở vẫn còn độc lập. Do đời sống các nữ tu còn quá khiêm tốn, không được bồi dưỡng nhiều về kiến thức đạo đời, mà chỉ quanh quẩn với đàn trẻ sơ sinh, mồ côi và gánh thuốc viên, nên số thành viên và cơ sở đều giảm hơn trước: 164 nữ tu trong 7 cơ sở.
"Quả thật, những con người với những sinh hoạt tầm thường hèn mọn và âm thầm ấy, chẳng dám sánh với ai, nó chỉ là những que diêm trong vô vị, nhưng một que diêm nhỏ được lóe sáng trong đêm tối, vẫn soi tỏ mặt người. Rồi những que diêm liên tiếp bật lên, sẽ soi sáng lẫn nhau vượt qua đêm tối tiến đến ngày maid của tương lai"
• Giai đoạn III – Từ 1952 tới nay: Thời kỳ cải tổ và hội nhập
Kể từ tháng Tám năm 1945, khắp giáo phận Vinh trở thành "vùng tự do". Các thừa sai ngoại quốc không còn được phép hoạt động nữa. Vì thế, Đức cha Eloy (Bắc) đã đặt cha G.B Trần Hữu Đức làm Tổng quản thay mặt ngài.
Ngoài chương trình đầu tiên là nâng cấp hàng linh mục, xúc tiến sinh hoạt ba chủng viện, cha Tổng quản còn muốn cải tổ Dòng MTG theo đúng như tinh thần của Đức cha Lamber de la Motte. Tuy nhiên, công việc này ngài chỉ thực hiện được khi ngài được trọn quyền trong giáo phận, tức là khi được thụ phong giám mục vào năm 1951.
Chủ trương của Đức cha G.B Đức là quy tụ tất cả các sở Dòng trong giáo phận vào một tổ chức thống nhất, có ban lãnh đạo chung, một kỷ luật thống nhất, được huấn luyện, để chính thức có lời khấn công khai của đời Tận Hiến.
Nhưng như đã nói, do một thời gian dài các nữ tu không được bồi dưỡng về kiến thức văn hóa và giáo lý, nên tự mình không thể làm được điều Đức cha hoạch định. Vì vậy, chính Đức cha G.B Trần Hữu Đức đã phải liên hệ với Đức cha Louis de Cooman (Hành) để xin các nữ tu Dòng MTG Thanh Hóa vào giúp đỡ. Đức cha Cooman đã tiến cử 3 nữ tu là Anê Trần Thị Hóa, Anna Nguyễn Thị Duyên và Anê Trần Thị Diệm vào hỗ trợ thực hiện chương trình của Đức cha G.B Đức.
Năm 1952 các nữ tu từ xứ Thanh theo đường thủy vào vùng đất trung tâm của giáo phận Vinh tại Xã Đoài. Nữ tu Anê Đóa được đặt làm Mẹ Bề trên, nữ tu Anna Duyên đảm nhận công việc huấn luyện có chị Anê Diệm phụ tá. Nhưng do điều kiện chiến tranh nên 3 nữ tu đến từ xứ Thanh này không khởi sự thực hiện chương trình theo như ý muốn của Đức cha G.B Đức tại Xã Đoài, vùng đất trung tâm của giáo phận, mà ở cộng đoàn Vạn Lộc.
Với sự hăng say tông đồ của Mẹ Bề trên, hai nữ tu đặc trách huấn luyện và sự trợ giúp của cha Phaolô Trần Đình Khanh, quản xứ và là quản hạt Vạn Lộc, Hội Dòng đã dần đi vào quy củ, và ngay ngày lễ Đức Mẹ Dâng Mình, 21 tháng 11 năm 1953, 17 chị nhà Phước, với nhiều đặc chuẩn do đã đi tu từ lâu và được sự tín nhiệm của cộng đoàn, công khai tuyên khấn 3 Lời Khuyên Phúc Âm. Đó là 17 bông hoa đầu tiên của Hội Dòng MTG Vinh.
Kể từ đó, hằng năm cứ vào ngày 21 tháng 11, Hội Dòng MTG Vinh đều đặn tổ chức Lễ Khấn cho các lớp kế tiếp.
Tháng 9.1954, được lệnh của Bề trên, nơi đào tạo của Hội Dòng được chuyển về cộng đoàn Xã Đoài. Trở về với vùng đất trung tâm của giáo phận, nhưng do là thời điểm người dân cả nước có quyền chọn nơi sinh sống theo hiệp định Genève, nên công việc bước đầu gặp khá nhiều khó khăn.
Do kho lẫm hết lúa thóc, ruộng đất Nhà Chung không còn, nên những nơi cất giữ lương thực đó đã được cải tạo thành cơ sở Nhà Mẹ của Hội Dòng MTG Vinh, trong đó có Tập viện.
Tuy có phần nào khó khăn về kinh tế và việc thể hiện đời sống đạo, nhưng bù vào đó, công việc xây dựng Hội Dòng và đào tạo lại có được một số nữ tu, lớp khấn đầu tiên, trợ giúp; thêm vào đó, Đức cha, cha quản lý Phêrô Nguyễn Năng, cha Bề trên Phêrô Nguyễn Đình Trọng, cha G.B Nguyễn Hồng Ân hết sức giúp đỡ, nên Hội Dòng dần ổn định và phát triển nhanh chóng.
Năm 1957 – 1960, đây là thời kỳ hưng thịnh của Dòng. Quả vậy, theo thống kê giai đoạn này, Hội Dòng có 245 nữ tu.
Từ năm 1961 đến 1971, số Đệ tử vào Tập viện ít dần, do số Đệ tử tại trường Thánh Thất không thêm và ở các Cộng đoàn cũng không còn. Những năm sau đó không còn lớp đệ tử kế tiếp.
Từ năm 1964 về sau, Bề trên đặt các linh mục chuyên lo việc huấn luyện trong giáo phận tiếp tục đào tạo cho các nữ tu. Cho đến năm 1966 -1968, những năm kinh hoàng của chiến tranh, nhiều cơ sở trong giáo phận bị bom đạn đánh sập đổ, trong đó có một số cơ sở quan trọng cửa của tòa giám mục Xã Đoài và Hội Dòng MTG, nên mọi người đều phải tuyệt đối di tản, ngoại trừ các nữ tu MTG xin được ở lại quyết thực hiện đầy đủ phòng không, đào hào giao thông, đắp hầm trú ẩn. Và do ở lại trong vùng nhắm của bom đạn, nên 14 nữ tu đã bị trúng thương, nhưng rất may là không ai bị thiệt mạng.
Năm 1969, sau những ngày bom đạn kinh hoàng, chị em ổn định lại đời sống và chuẩn bị mừng kỷ niệm 300 năm ngày thành lập Dòng Mến Thánh Giá Vinh. Dẫu khó khăn về kinh tế, nhưng 3 ngày đại lễ liên tục trước ngày lễ Suy tôn Thánh Giá - 14.09.1970 để mừng Bách Chu Niên ngày Hội Dòng được khai sinh diễn ra hết sức long trọng.
Mặc dù đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, Hội Dòng MTG Vinh và toàn thể giáo phận trên vùng đất Nghệ -Tĩnh – Bình đã chịu đau buồn hết sức lớn lao về sự qua đời của Đức cha GB. Trần Hữu Đức, nhưng bù vào đó, trong thập niên này, dưới ảnh hưởng của Công đồng Vatican II, có sự trợ giúp của các cấp chính quyền, có sự giao lưu giữa các Hội Dòng Bắc Nam, và nhất là có sự săn sóc tận tình của Đức cha Phêrô Nguyễn Năng, được tấn phong vào ngày 12.03.1971, sau hơn hai tháng ngày Đức cha già G.B Đức qua đời, Hội Dòng đã thăng tiến rất nhiều về tinh thần tu trì và tổ chức cộng đoàn.
Hội Dòng tiếp tục phát triển với thời gian, nhất là khi Đức cha Phêrô Trần Xuân Hạp làm chủ chăn giáo phận, ngài đã giúp Hội Dòng ổn định hơn về kinh tế và cơ sở. Thêm vào đó, ngài cũng cho phép Hội Dòng canh tân tu phục cho phù hợp hơn so với các nữ tu trên thế giới và để thuận tiện trong việc phục vụ, rao giảng Tin Mừng cho con người thời đại.
Thập niên 90 của thế kỷ XX là giai đoạn Hội Dòng có thêm nhiều biến chuyển tích cực: như nhờ Đức cha Phêrô Trần Xuân Hạp xin phép Tòa Thánh, mỗi cộng đoàn được lập Tập viện ngay tại cộng đoàn để đào tạo những chị em đã kiên trì chờ đợi 20 năm qua; nữ tu Maria Nguyễn Thị Thịnh, lớp khấn đầu tiên sau ngày cải tổ được bầu lên làm Tổng phụ trách do Mẹ Tổ phụ Anê Trần Thị Đóa xin nghỉ hưu; được sự trợ giúp của các nữ tu MTG Huế, các nữ tu MTG Vinh được học hỏi Hiến chương chung của toàn Dòng MTG Việt Nam, cũng như nhờ sự trợ giúp của Nhóm Nghiên cứu Liên Dòng MTG Việt Nam và linh mục Phi Khanh Vương Đình Khởi mà Hội Dòng MTG Vinh đã biên soạn được cuốn Hiến chương riêng và đã được Đức cha Phêrô Hạp phê chuẩn vào ngày 13.09.1991. Bên cạnh đó, Hội Dòng còn được nhiều linh mục tuyên úy và ân nhân giúp đỡ nên các thành viên đã thực sự đưa tinh thần Hiến chương vào đời sống.
Cũng trong năm Hiến chương được phê chuẩn, nữ tu Anê Nguyễn Thị Tâm được bầu làm Tổng phụ trách thay cho nữ tu Maria Nguyễn Thị Thịnh nghỉ hưu.
Thống kê giai đoạn này, Hội Dòng có 158 thành viên có lời khấn.
Năm 1992, nhờ sự can thiệp của Đức cha Phêrô, Hội Dòng được phép của Ban tôn giáo Trung ương về 3 điểm sau:
- Cho Tu viện được tiếp nhận ơn gọi.
- Số chị em hiện đang xa rời nhiệm sở được trở về cộng đoàn của mình.
- Chị em được thuyên chuyển giữa các cộng đoàn theo Hiến chương và Nội quy của Hội Dòng
Ngày 25 tháng 3 năm 1993, sau 23 năm Tập viện bị đóng cửa nay hoạt động trở lại. Tuy nhiên mãi đầu năm 1996 Tập viện mới chính thức được chính quyền công khai chấp nhận. Và ngày 21.11.1996, Hội Dòng có 13 chị dâng lời khấn đầu tiên sau hơn 2 thập niên gián đoạn. Kể từ đó đến nay, năm nào vào ngày lễ Đức Mẹ Dâng Mình- 21.11, Hội Dòng đều có những thành viên mới trong lời khấn Dòng.
Cũng trong năm Hội Dòng có lại thành viên khấn dòng này, Hội Dòng cũng đã quyết định cho những chị em đã có thời gian tu tập trong Dòng trên 6 năm, nhưng do giới hạn về học lực, được khấn Tư Mật (với cha linh hồn).
Năm 1999, nữ tu Anna Đậu Thị Nhung được bầu làm Tổng phụ trách thay cho nữ tu Anê Nguyễn Thị Tâm mãn nhiệm sau hai khóa điều khiển Hội Dòng một cách tốt đẹp. Thời gian năm cuối thiên kỷ thứ II và mở ra ngàn năm mới thứ III cho Hội Dòng nhiều hứa hẹn nhưng cũng đặt ra nhiều nỗ lực.
Ngoài việc tiếp tục công việc của các vị tiền nhiệm: củng cố tình hiệp nhất trong cộng đoàn, nâng cao đời sống tinh thần đời tu cho các thành viên… chị Tân Tổng Phụ trách đã cùng với các chị em của mình tổ chức mừng năm thánh 50 Cải tổ Hội Dòng (1952-2002) một cách thành công và ý nghĩa.
Gặp được gian đoạn nhiều thuận lợi, Hội Dòng đã sửa chữa nhiều cơ sở vật chất, đặc biệt là gửi nhiều chị em đi học tại các Đại học ngoài xã hội và các học viện Thần học tại Tp. HCM, cũng như ở nước ngoài.

4. Đặc sủng Dòng Mến Thánh Giá. Ơn gọi sống đời sống thánh hiến trong Dòng Mến Thánh Giá là quà tặng cao quý của Thiên Chúa, làm cho người nữ tu thông dự vào linh đạo và đặc sủng của Đấng Sáng Lập bằng cách:
- Hướng trọn lòng trí và cuộc sống về “Đức Giêsu-Kitô Chịu-Đóng-Đinh là đối tượng duy nhất”
- Sống sứ vụ tông đồ thừa sai để loan báo Phúc-Âm cho các dân tộc và góp phần xây dựng Giáo hội địa phương.
Đặc sủng của Dòng thể hiện trong mục đích và sứ mạng, được mỗi chị em sống hạnh phúc trong khi dấn thân phcụ vụ tha nhân để làm vinh danh Thiên Chúa.

5. Linh đạo Dòng Mến Thánh Giá : Tập trung vào khuôn mặt Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh và Mầu nhiệm Thánh Giá cứu độ của Người, thể hiện qua ba chiều kích: chiêm niệm, khổ chế và tông đồ. Hằng ngày chị em Mến Thánh Giá hướng về Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh bằng ba lời kinh: “Lạy Chúa Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng con, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian” (HC 64).

6. Sứ mạng Dòng Mến Thánh Giá.
Chị em Mến Thánh Giá được mời gọi thông dự vào tinh thần trung gian của Đức Giêsu Kitô và tiếp nối sứ mạng của Người bằng việc chuyển cầu:
- Trong nguyện đường, chị em tha thiết cầu xin ơn hoán cải cho bà con lương dân và những tín hữu sống xa lìa Thiên Chúa, cùng xin Người tuôn đổ phúc lành trên xã hội, Giáo hội địa phương cũng như toàn cầu.
- Trong cuộc sống, chị em dấn thân phục vụ ưu tiên giới nữ, giới trẻ trong lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế, luân lý và đức tin.

7. Bổn Mạng Hội Dòng: Lễ Thánh Giuse 19/03.

8. Địa Chỉ nhà Mẹ
HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VINH
Nghi Diên-Nghi Lộc-Nghệ An
Tel : 038.3861.238
Email : tuvienxadoai@yahoo.com

9. Bề Trên Đương Nhiệm: Anna Đậu Thị Nhung

Hình ảnh


10 Các hoạt động tại Việt Nam của Hội Dòng:
• Mục vụ các giáo xứ
• Giáo dục
• Công tác bác ái xã hội, chăm sóc trẻ mồ côi tàn tật
• phục vụ y tế

11. Số cộng đoàn tại việt Nam
Cộng Đoàn Trang Nứa
Cộng Đoàn Lưu Mỹ
Cộng Đoàn Chân Thành
Cộng Đoàn Hướng Phương
Cộng Đoàn Nghĩa Yên
Cộng Đoàn Vạn Lộc
Cộng Đoàn Quy Chính
Cộng Đoàn Gia Hòa

12. Nhân Sự:
a) Năm 25/03/1993
Khấn trọn : 181 người
Khấn tạm 4 người
Tập sinh 13 người

b) Năm 2008
Khấn trọn 313 người
Khấn tạm 148 người
Tập sinh 29 người
Tiền tập : 72 người (2 lớp B+C)

Hình ảnh


Số tu sĩ đã qua đời từ năm (1974 dến năm 2008) là 103 người

13. Điều kiện gia nhập:
• Thực sự có chí hướng trong đời sống tu trì
• Có sức khỏe thể lý, tâm lý bình thường
• Có hạnh kiểm tốt, con gia đình đạo đức
• Tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông
• Giấy chứng nhận Bí tích Rửa tội, Thêm Sức
• Giấy giới thiệu của Cha Sở
• Giấy chứng nhận sức khoẻ
• Tuổi : dưới 25 tuổi
Địa chỉ liên lạc
Tu viện Mến Thánh Giá Vinh
Nghi Diên-Nghi Lộc-Nghệ An
Tel : 038.3861.238

_________________
Mơ chi ảo mộng xa vời
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời cao siêu
Lo chi cuộc sống sớm chiều
Đời con theo Chúa, mọi điều xin vâng


Yêu Thương + Dấn Thân = Phục Vụ




Bài viết này của tác giả phamtuan đã nhận được cảm ơn bởi: 2 LONG_XUYEN (Thứ 3 15 01, 2013 10:30 pm), nguyenthanhcong_98 (Thứ 6 04 01, 2013 9:52 am)
  Bình chọn: 8.7%
Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Thứ 3 15 01, 2013 9:42 pm 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật 22 02, 2009 10:46 am
Bài viết: 839
Đến từ: Giáo Xứ Thạnh An
Has thanked: 5376 lần
Have thanks: 2120 lần
DÒNG MẾN THÁNH GIÁ KIÊN LAO - BÙI CHU - VIỆT NAM


a. Giai đoạn: 1670- 1714
Hội dòng Mến Thánh Giá (MTG) Kiên Lao Bùi Chu là cái nôi đầu tiên của các Dòng Mến Thánh Giá Đàng Ngoài. Sử ghi lại, năm 1640 có những nhóm thanh nữ - phụ nữ Việt Nam tình nguyện sống chung và đã được các Cha Dòng Tên hướng dẫn. Năm 1666, Cha Francois Deydier đến Đàng Ngoài, gặp thấy hai nhóm trinh nữ khoảng 30 người đang sống chung với nhau. Ngài đã giới thiệu với Đức Cha Lambert de la Motte trong dịp kinh lý Đàng Ngoài tháng 8/1669. Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng, Đức Cha Lambert đã mạnh dạn quyết định thành lập Dòng Nữ Mến Thánh Giá tại Kiên Lao và Bái Vàng, trao cho các nữ tu bản luật do Ngài soạn thảo và đích thân nhận lời khấn cho 2 nữ tu Tiên khởi là Anê và Paula ngày 19/ 02/1670. Đó là ngày chính thức khai sinh Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam.
Năm 1670 cho tới 1714, nhờ sự hướng dẫn của Đức Cha F. Deydier và Đức Cha J. De Bourges thuộc Hội Thừa Sai, Dòng MTG Kiên Lao mỗi ngày lớn lên và tăng trưởng trong gian nan. Trong thời gian đó chị em MTG là những nữ tu duy nhất của Giáo Hội Tonkin (Bắc -Việt Nam), nhờ cuộc sống đơn sơ, dản dị chất phác mà chị em dễ dàng len lỏi đến mọi nơi. Ơn gọi Dòng mỗi ngày gia tăng và các cơ sở được xây cất trên khắp mọi nơi cần đến chị em phục vụ. Dòng mỗi ngày một tiến triển để đáp ứng nhu cầu của Giáo Hội trong thời phát triển dưới sự bắt bớ tàn bạo. Rất đáng tiếc, là những dữ kiện lịch sử không được, hoặc không thể ghi chép kỹ, và cũng không thể lưu trữ nổi, vì lý do bị bắt bớ liên miên.

b. Những thử thách:
Từ năm 1714 Chị em Mến Thánh Giá Kiên Lao của Địa phận Tonkin không còn được sự hướng dẫn của các Cha Thừa Sai nữa. Lý do là khi 2 Đức Cha: F. Deydier và J. De Bourges qua đời, Giáo phận Đông Tonkin được chính thức trao cho các Cha Dòng Đaminh (từ 1702-1936). Kể từ đó chị em trong Dòng không còn may mắn có các Cha Thừa Sai Paris hướng dẫn, vì vậy Dòng mỗi ngày gặp khó khăn hơn.
Biến cố lịch sử Địa Phận Đông Tonkin được chính thức trao cho các Cha Dòng Đaminh đảm trách ảnh hưởng rất nhiều đến sự sống còn của Hội Dòng Mến Thánh Giá tại địa phận này. Từ ngày đó, Hội Dòng không được bình an đi theo một đường lối riêng của Dòng mà luôn được mời gọi, chinh phục để trở nên Dòng Ba Đaminh. Mặc dầu khó khăn, một số chị em vẫn sống với biệt hiệu riêng của mình là nữ tu Mến Thánh Giá trong một thời gian khá dài. Sau năm 1796, là năm Toà Thánh quyết định cho chị em được tự do theo luật dòng họ muốn, và cho phép chị em được trở về với luật, danh hiệu và tu viện riêng của mình theo lý tưởng ban đầu… Kể từ ngày Toà Thánh phán quyết phân minh, các chị đã âm thầm phát triển dòng một cách bền chí, trung thành với tinh thần và đường lối truyền thống riêng. Chị em luôn âm thầm phục vụ Giáo Hội trong thời bình cũng như gặp chiến tranh loạn lạc, khi bị bách hại cũng như lúc được tín nhiệm kính phục.
Từ năm 1796 cho tới 1936, hơn 2 thế kỷ, chị em không bị chinh phục đổi Dòng do cá nhân hay tập thể, như trong gần nửa thế kỷ trước kia.
Nhưng rồi một sự đe doạ mất gốc Dòng MTG Kiên Lao, lại một lần nữa xảy ra. Vào những năm 1941-1950, đó là thời gian các chị Dòng khiêm tốn bình dân lại được mời gọi nhập vào Dòng mới là Mân Côi Bùi Chu, do Đức Cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn lập. Vì theo lệnh Đức Cha một số đông chị em đã sang Dòng mới. Vì thế Dòng Mến Thánh Giá đã đóng góp nhiều tu sĩ và tu viện để làm nền tảng cho Dòng mới này. Tuy nhiên, một số chị em vẫn trung thành với lý tưởng Mến Thánh Giá nên tiếp tục sống trong một số nhà của chị em tại Giáo Phận Bùi Chu. Chính từ những tu sĩ trong các tu viện còn lại mà năm 1950, Đức Cha Phêrô Phạm Ngọc Chi, khi về làm Giám Mục Bùi Chu, Ngài đã cải tổ lại Dòng lịch sử theo Giáo Luật. Sắc cải tổ Dòng được ban hành ngày 14/09/1953.

c. Di cư vào Nam - Việt Nam
- Tháng 7 năm 1954, sau hiệp định Genève, Đức Cha Phạm Ngọc Chi, các Cha và một số chị em trong Dòng cùng đoàn người dân di cư vào Miền Nam, những chị em còn ở lại vẫn tiếp tục sống trong Hội Dòng như trước, chị em thật vất vả và chịu nhiều khổ cực… Sau khi vào Nam, Đức Cha Cassaigne Sanh uỷ nhiệm cho Đức Cha P-M. Phạm Ngọc Chi nhiệm vụ coi sóc các giáo hữu Miền Bắc di cư. Vì thế cuối năm 1954, Đức Cha P-M. Phạm Ngọc Chi nhắc với Cha Bề Trên Trần Đình Thủ tiếp tục cho Linh Mục làm Tuyên Uý cho Dòng MTG Kiên Lao Bùi Chu. Do vậy, Cha Bề Trên đã cử Cha Bernard Bùi Khải Hoàn tới làm tuyên uý cho Dòng MTG Bùi Chu di cư.
- Năm 1959, Đức Cha Phạm Ngọc Chi nhờ Cha Bùi Khải Hoàn, tu chỉnh lại Hiến pháp Dòng MTG Bùi Chu cho hợp thời hơn. Cuối năm 1959, Cha Bùi Khải Hoàn ra tu viện đồng Công ở Bá Đình 1 tháng , để sửa lại Hiến Pháp Dòng. Ngài đã dùng Hiến Pháp cũ của Dòng làm nền tảng chính yếu, thêm vào đó một ít điểm của Hiến Pháp Dòng Đồng Công… Hiến pháp đã hoàn thành bằng la ngữ . Sau khi tu chỉnh lại Hiến Pháp, theo đề nghị của Cha Bùi Khải Hoàn trình Đức Cha Phạm Ngọc Chi xin Toà Thánh đổi tên Dòng Mến Thánh Giá Bùi Chu di cư là “NỮ TU THỪA SAI ĐỨC MẸ TRINH VƯƠNG”. Năm 1960 Đức Cha Phạm Ngọc Chi đã gửi sang Toà Thánh bản hiến pháp xin phê chuẩn cùng với việc đổi tên Dòng.
Ngày 26/02/1962 một lý do bất ngờ Đức Cha Giuse Phạm Năng Tĩnh nhận được bản Hiến Pháp đã được phê chuẩn cùng việc đổi tên Dòng do Toà Thánh gửi về Giáo Phận Bùi Chu, mà Ngài không biết lý do ra sao, vì Ngài không xin đổi tên Dòng cho chị em MTG Kiên Lao Bùi Chu Miền Bắc (về sau Ngài mới biết lá thư do chị em MTG Kiên Lao- BC di cư xin đổi tên Dòng). Mặc dù đã nhận được thư Toà Thánh gửi, nhưng Đức Cha còn cầu nguyện và chờ đợi 7 năm sau, ngày 19/3/1969, như là chẵn 300 năm từ ngày thành lập Dòng Mến Thánh Giá trong địa phận, Đức Cha mới công bố sắc châu phê đổi tên Dòng, nhưng Ngài cho phép chị em dùng cả hai tước hiệu gọi tắt là: Mến Thánh Giá Trinh Vương. Việc đổi tên dòng chỉ trong nội bộ biết, ngoài cổng vẫn ghi Dòng Mến Thánh Giá và mọi người trong Giáo Phận chỉ biết là Dòng Mến Thánh Giá thôi. Trong 28 năm Hội Dòng vẫn mang 2 tước hiệu gọi tắt là Mến Thánh Giá Trinh Vương. Tuy nhiên một vài năm cuối (1997-1998), tên MTG Kiên Lao Bùi Chu lại một lần nữa bị đe dọa xoá đi, để rồi bước sang một giai đoạn mới.

d. Phục hồi và phát triển (1998-2008)
+ Phục hồi: Đứng trước nỗi thao thức của nhiều đấng bậc trong và ngoài Giáo Phận, và nhờ ơn Chúa với sự khôn ngoan của Đức Cha Giuse Vũ Duy Nhất, Giám Mục Giáo Phận, Đức Ông Gioan Maria Trần Văn Hiến Minh, cùng với nỗ lực âm thầm của Cha Chính Phạm Hoan Đạo và Cha Quản Lý Phạm Xuân Thi, nên ngày 24/7/1997 Ngài đã cho chị em phục hồi lại tinh thần và tên gọi Mến Thánh Giá như lịch sử ban đầu bằng cuộc bỏ phiếu kín lên Toà Đức Mẹ. Kết quả là 2/3 chị em khấn trọn đã tự nguyện trở về nguồn cội Dòng Mến Thánh Giá.
Ngày 2/3/1998, Đức Cha tuyên bố, những chị em trở về gốc Dòng Mến Thánh Giá ra đi tay không, chỉ đem theo những đồ dùng cần thiết của mình, còn tất cả nhà cửa và tài sản để lại cho chị em Dòng Trinh Vương, rồi Ngài sẽ lo Nhà Mẹ cho chị em MTG sau (nhưng năm 1999 Đức Cha đã qua đời).
Ngày 6/3/1998 các chị em tự nguyện trở về nguồn cội Dòng MTG, chính thức rời khỏi trụ sở của mình theo khẩu lệnh của Đức Cha, để lại cơ sở và mọi tài sản cho chị em Dòng Trinh Vương. Như vậy, từ một Hội Dòng có bề dày lịch sử, đời sống chị em ổn định, nay trở nên tay trắng, không có gì là của chung (ngay cả sổ khấn, các sách thiêng liêng và tài liệu Hội Dòng cũng không được đem đi) ngoài tinh thần Mến Thánh Giá đã đâm rễ sâu nơi mỗi chị em. Tinh thần ấy đã giúp chị em can đảm vượt qua bao gian khó, chấp nhận ra đi bơ vơ giữa dòng đời, gặp nhiều khó khăn thử thách về vật chất- tinh thần.
+ Phát triển:
Năm 1998 Hội Dòng phục hồi lại, không có nhà Mẹ, ngoài ra chỉ có nhà Ông Bà Trùm Ngọc thuộc Đền Thánh Ninh Cường dâng cúng cho Hội Dòng, cùng với các địa điểm chị em ở nhà của các xứ họ để làm việc tông đồ.
Đầu tháng 9/2000, Cha Giám Quản Phanxicô Phạm Hoan Đạo cho chị em ở nhờ nhà Hưu Dưỡng trong khuôn viên Toà Giám Mục Bùi Chu. Chị em về đó tĩnh tâm năm chuẩn bị ngày phê chuẩn Hiến Chương, kỷ niệm 330 năm thành lập Hội Dòng và lễ khấn lần đầu của 14 Tập Sinh (ngôi nhà gồm 3 gian đã bỏ hoang nhiều năm).
Ngày 8/8/2001, Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm về làm Giám Mục Giáo phận, từ đó trở đi Hội dòng được nâng đỡ nhiều hơn. Năm 2002- 2003 Đức Cha đã cho khởi công xây dựng lại khu vực nhà Hưu Dưỡng được khang trang sạch đẹp cho chị em ở nhờ, đồng thời là lớp thần học cho chị em Học Viện của 5 dòng trong Giáo Phận và một số dòng tu Giáo Phận bạn.
Từ khi Hội Dòng được phục hồi (1998-2008), ơn gọi Dòng mỗi ngày một gia tăng, nhưng vì chưa có nhà Mẹ để huấn luyện, nên trong 10 năm qua Hội Dòng đã và đang nhờ 7 Hội Dòng MTG trong Sài Gòn huấn luyện giúp. Nay Hội Dòng đã có 12 cộng đoàn chị em ở và đi phục vụ 17 địa điểm thuộc các xứ, họ trong và ngoài Giáo phận; trong đó có 2 cộng đoàn dành để nuôi các cháu mồ côi khuyết tật, các cháu sơ sinh bỏ rơi tại bệnh viện, các cô gái lỡ lầm và các cụ già neo đơn không nơi nương tựa.
Như vậy, qua dòng lịch sử Hội Dòng đã phải đối diện với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng dù được vinh quang hay lúc bị thất bại, chị em luôn âm thầm gắn bó với Giáo Hội, cộng tác với hàng giáo sĩ địa phương để phục vụ Giáo Hội và các linh hồn. Tuy nhiên, qua những hoàn cảnh trên, cũng làm cản trở cho công cuộc phát triển của Dòng về mọi phương diện như: bị mất các tài liệu Dòng, cơ sở vật chất, ngăn trở việc huấn luyện ơn gọi, khả năng chuyên môn và công việc tông đồ của Dòng.
Ngày 23/6/2008, nhờ tình thương của Đức Cha Chính Giuse Hoàng Văn Tiệm, Đức Cha Phụ Tá Phêrô Nguyễn Văn Đệ và Quý Cha trong Giáo Phận, đã cho Hội Dòng một khu đất gồm ao và ruộng. Nay chúng con đang khởi công san mặt bằng để xây ngôi nhà Mẹ của Hội Dòng. Chúng con đang gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn mọi mặt…!

8. Địa chỉ nhà Mẹ tạm thời: Dòng Mến Thánh Giá Kiên Lao- Bùi Chu
Nhà hưu Dưỡng Toà Giám Mục Bùi Chu, Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định Việt Nam.
Điện thoại: (0350).3751542; Dđ: 0912559184
Email: dongmtgkl03@yahoo.com

9. Bề Trên đương nhiệm

Hình ảnh

Nt. Hyacinta Phạm Thúy Cậy, sinh ngày: 25/12/1960, khấn dòng 1987

10. Các hoạt động tại Việt Nam:
+ Trong 3 thế kỷ đầu, công việc hoạt động của chị em Mến Thánh Giá thường làm là: thăm viếng những người ốm đau bệnh tật, già cả và các trẻ em trong các làng mạc. Trong những dịp đi thăm viếng, chị em rửa tội cho những trẻ em lâm cơn nguy tử. Với những thúng thuốc đông y cắp bên hông hay đội trên đầu, chị em rảo trên khắp các làng, từ thôn nọ đến xóm kia, đóng vai trò một y sĩ bình dân. Nhờ đường lối này, chị em có thể len lỏi mọi nơi. Dù trong thời cấm cách, chị em vẫn có thể đi đây đó. Và chị em đưa Mình Thánh Chúa cho các Giám Mục, Linh Mục, Tu sĩ và giáo dân đủ cấp bậc trong tù…
+ Hoạt động từ năm 1998- 2008
Qua 10 năm Hội Dòng được phục hồi lại nguồn cội, hiện nay Dòng chưa có nhà Mẹ chính thức để quy tụ chị em, nên các chị em sống rải rác tại 12 cộng đoàn trong và ngoài Giáo Phận để làm những công việc tông đồ nhỏ bé như : mục vụ, y tế, văn hoá và bác ái xã hội…
a. Mục vụ : Chị em đến phục vụ các xứ họ thường đảm trách trong việc dạy giáo lý các cấp cho thiếu nhi, giáo lý tân tòng, giáo lý hôn nhân (nếu cần), phụ trách ca đoàn trao Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân, thăm viếng giúp đỡ những người già cả neo đơn, các cháu mồ côi khuyết tật…
b. Y tế: 1 điểm khám bệnh và bán thuốc …
- Nhờ sự giúp đỡ của một số ân nhân, chị em phát thuốc cho những người nghèo nơi chị em phục vụ.
c. Văn hoá: 2 nhóm trẻ gia đình
d. Bác ái xã hội: Nhờ sự giúp đỡ của một số ân nhân, Hội dòng thực hiện được một số công việc bác ái, từ thiện như:
- Hội Dòng dành 2 cộng đoàn làm nhà tình thương để đón rước và nuôi dưỡng hằng ngày cho: 25 cháu mồ côi khuyết tật, 8 cháu sơ sinh bị bỏ rơi tại bệnh viện, 3 cô gái lầm lỡ, 1 cháu bệnh động kinh, và 3 cụ già liệt không nơi nương tựa.
- Trợ cấp gạo hàng tháng 10 kg cho 70 gia đình nghèo, khuyết tật và neo đơn. Trong năm, nhiều lần chị em đi thăm viếng và phát quà cho hơn 100 người khuyết tật, mồ côi và các cụ già không nơi nương tựa. Không phân biệt tôn giáo. Ngoài ra các nhóm bác ái của Dòng đã nhiều dịp đi thăm, an ủi, chia sẻ: đường, mì, tiền và dọn dẹp nhà cửa cho khoảng 335 gia đình, nghèo, bệnh tật, thất nghiệp tại 14 xã. Chị em phát tiền và tập viết cho 312 học sinh nghèo tại 20 điểm khác nhau.
- 1 lớp dạy may miễn phí.

11. Số cộng đoàn: Dòng có 12 cộng đoàn

12. Nhân sự Hội Dòng:
a. Năm 1998: khấn trọn: 19; Thỉnh sinh: 25
b. Tháng 9 -2008: Khấn trọn 30; Khấn tạm 19; Tập Sinh 21; Thỉnh sinh 48. Tổng số: 118 chị em
c. Số nữ tu qua đời từ năm 1998 đến nay (9/2008) là: 2 nữ tu

13. Điều kiện gia nhập:
- Các em học văn hoá từ lớp 8 - lớp 12 có thể đến tìm hiểu và gửi đơn xin gia nhập Dòng.
- Cần có sức khoẻ thể lý và tâm lý bình thường.
- Có khả năng lĩnh hội nội dung các chương trình học
- Có trí phán đoán lành mạnh và lương tâm ngay thẳng
- Xác tín mình được Chúa kêu gọi va muốn đáp lại với ý hướng ngay lành
- Tuổi từ 15-25, trên 25 tuổi cần có phép chuẩn của Bề Trên.
- Trước khi vào Tiền Tập Viện, tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp cấp III

14. Địa chỉ liên lạc về ơn gọi:
Hội Dòng Mến Thánh Giá Kiên Lao- Bùi Chu
Nhà hưu Dưỡng Toà Giám Mục Bùi Chu, Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định, Việt Nam.
Điện thoại: (0350).3751542; Dđ: 0912559184
Email: dongmtgkl03@yahoo.com

15. Hình ảnh kèm theo

Hình ảnh

Hình ảnh
Hình ảnh
Quý Sơ Dòng Mến Thánh Giá Kiên Lao Bùi Chu (2008)

Hình ảnh
Quý Sơ Khấn Trọn

Hình ảnh
Mái Ấm Tình Thương

Hình ảnh
Nhà Cô Nhi

_________________
Mơ chi ảo mộng xa vời
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời cao siêu
Lo chi cuộc sống sớm chiều
Đời con theo Chúa, mọi điều xin vâng


Yêu Thương + Dấn Thân = Phục Vụ




Bài viết này của tác giả phamtuan đã nhận được cảm ơn bởi: 2 LONG_XUYEN (Thứ 3 15 01, 2013 10:30 pm), nguyenthanhcong_98 (Thứ 4 16 01, 2013 10:38 am)
  Bình chọn: 8.7%
Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Thứ 4 20 02, 2013 12:45 pm 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật 22 02, 2009 10:46 am
Bài viết: 839
Đến từ: Giáo Xứ Thạnh An
Has thanked: 5376 lần
Have thanks: 2120 lần
HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ HÀ NỘI


I. NHÌN LẠI
A. LỊCH SỬ KHAI SINH
1. Thành lập:

Tháng 8.1669, khi Đức Cha Lambert de la Motte tới kinh lý Đàng Ngoài, Ngài thấy có một nhóm các trinh nữ sống chung với nhau cho được tập đi đàng nhân đức. Sau khi Đức Cha tìm hiểu kỹ lưỡng nhóm các trinh nữ này, Đức Cha mạnh dạn quyết định chính thức thành lập Dòng Nữ Mến Thánh Giá tại Kiên Lao (Nam Định, ngày nay thuộc giáo phận Bùi Chu) và Bái Vàng (Hà Tây, ngày nay thuộc giáo phận Hà Nội); Đức Cha đích thân nhận lời khấn của hai nữ tu tiên khởi là Anê và Paula tại Phố Hiến, ngày 19.2.1670, và trao cho các nữ tu này bản luật do Ngài soạn thảo. Nữ tu Anê là Bề Trên Tu Viện Bái Vàng; Nữ tu Paula là Bề Trên Tu Viện Kiên Lao. Ngày khấn của họ nhằm ngày Lễ Tro mở đầu Mùa Chay Thánh, đó là ngày chính thức khai sinh Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam, "một ngày trong tiết xuân Canh Tuất, đời Vua Lê Huyền Tông, niên hiệu Cảnh Trị thứ VIII, chúa là Minh Đô Vương Trịnh Tạc". Đây là dòng nữ đầu tiên mang bản sắc Á Đông, vừa chiêm niệm vừa hoạt động, có lời khấn, sống thành cộng đoàn theo một bản luật, trực thuộc Đấng Bản quyền sở tại và hướng về việc truyền giáo cho lương dân. Ý định này của Đấng Sáng Lập đã được Công Đồng Đông Dương năm 1934 xác nhận. (CĐĐD 105-106).
2- Đặc sủng Dòng Mến Thánh Giá
Ơn gọi sống đời thánh hiến trong Dòng Mến Thánh Giá là quà tặng cao quý của Thiên Chúa, làm cho người nữ tu thông dự vào linh đạo và đặc sủng của Đấng Sáng Lập bằng cách:
- hướng trọn lòng trí và cuộc sống về "Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh là đối tượng duy nhất".
- sống sứ vụ tông đồ thừa sai để loan báo Phúc Aâm cho các dân tộc và góp phần xây dựng Giáo Hội địa phương.
Đặc sủng của Dòng thể hiện trong mục đích và sứ mạng, được mỗi chị em đón nhận và thi hành, sẽ giúp chị em sống hạnh phúc trong khi dấn thân phục vụ tha nhân để làm vinh danh Thiên Chúa.
3. Mục đích Dòng Mến Thánh Giá
Mục đích Dòng Mến Thánh Giá là đạt tới sự hiểu biết, yêu mến và hiến thân trọn vẹn cho Đức Giêsu Kitô, bằng việc chuyên chú suy niệm, tưởng nhớ và noi theo cuộc đời lữ thứ hy sinh của Người.
Chị em Mến Thánh Giá được mời gọi thông dự vào tinh thần trung gian của Đức Giêsu Kitô, và tiếp nối sứ mạng cứu độ của Người, bằng việc chuyển cầu nơi nguyện đường và trong cuộc sống:
- Chị em tha thiết cầu xin ơn hoán cải cho lương dân và những tín hữu sống xa lìa Thiên Chúa…
- Chị em dấn thân phục vụ ưu tiên giới nữ, giới trẻ trong lãnh vực văn hóa, xã hội, y tế, luân lý và đức tin.
4. Tinh thần Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần Dòng Mến Thánh Giá được hàm chứa trong chính tên gọi do Đấng Sáng Lập chọn. Đó là tinh thần khổ chế, hy sinh vì tình yêu:
- Yêu Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh trên Thánh Giá, Đấng đã thí mạng sống vì tình yêu lớn nhất dành cho Chúa Cha và nhân loại;
- Yêu Thánh Giá của Người và sẵn sàng đón nhận thập giá của bản thân với xác tín: chúng ta hoàn tất nơi thân xác những gì còn thiếu trong các nỗi gian truân Đức Kitô phải chịu cho Thân Mình Người là Hội Thánh. Lòng yêu mến ấy:
+ liên kết chị em cách đặc biệt với công trình cứu độ của Đức Kitô;
+ phát huy tinh thần liên đới với những nỗi khổ đau của đồng loại;
+ lấp đầy tâm hồn chị em bằng niềm vui và hy vọng, xuất phát từ lòng tin vào mầu nhiệm Phục sinh.
5. Đặc tính Dòng Mến Thánh Giá
Phát sinh từ lòng dân tộc và gắn bó với Giáo Hội địa phương, nhằm bổ túc cho sứ vụ của hàng giáo sĩ trong những công việc phù hợp với đức tính của người nữ tu, chị em Mến Thánh Giá được mời gọi:
- Sống tinh thần Nadarét trong thái độ kiên trì cầu nguyện, yêu thích trầm lặng, lao động chuyên chăm, bái ái cụ thể;
- Đồng thời phát huy những nét riêng của người phụ nữ Việt Nam: đảm đang, trung hậu, quả cảm…, quên mình trong cuộc đời hiến dâng, để sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc và phục vụ hạnh phúc của mọi người.
6. Huấn luyện trong Dòng Mến Thánh Giá
- Đối với nữ tu Mến Thánh Giá, huấn luyện là hành trình liên tục bước theo Đức Kitô dưới tác động của Chúa Thánh Thần: từng bước chết đi đối với tinh thần thế gian là xu hướng sống theo giác quan, bản năng và lý trí tự nhiên, để chỉ sống bằng giáo huấn, gương sáng và sự sống của Đấng Cứu Thế.
Đức Cha Lambert đặc biệt quan tâm đến huấn luyện và mong muốn các chị hữu trách cũng như mỗi chị em:
+ nhận thức đầy đủ về sự cao quý và lợi ích lớn lao của ơn gọi tu trì đối với bản thân và Giáo Hội;
+ quý trọng từng người chị em được Thiên Chúa kêu gọi như một kho tàng thánh thiêng Người ký thác cho Hội Dòng;
+ khắc ghi vào tâm trí mỗi người đặc sủng và linh đạo của Đấng Sáng Lập Dòng.
- Việc huấn luyện trong Dòng Mến Thánh Giá bao gồm bốn khía cạnh: nhân bản, Kitô hữu, tu sĩ và nữ tu Mến Thánh Giá.
- Huấn luyện là một hình trình duy nhất, qua nhiều giai đoạn khác nhau nhưng vẫn giữ tính chất liên tục và tiệm tiến:
+ Huấn luyện khởi đầu: Đệ tử viện, Tiền tập viện, Tập viện, Học viện mang những đặc tính riêng biệt, nhằm giúp các ứng sinh xác định ơn gọi, học tập đời tu và quyết định dứt khoát hướng đi cho đời mình.
+ Huấn luyện thường xuyên nhằm giúp tất cả chị em tiếp tục đào sâu đời sống tu trì, đặc biệt về mặt thiêng liêng và tông đồ, để chị em có thêm khả năng phục vụ Giáo Hội và xã hội, sống hạnh phúc trong đời thánh hiến, chuẩn bị 'bước vào ngày trọng đại của đời sống vĩnh cửu'.

B. NHỮNG BƯỚC THĂNG TIẾN CỦA DÒNG TỪ NĂM 1950
Trải qua hơn 300 năm nay, Nhà Dòng Bái Vàng thuộc Địa phận Hà Nội vẫn được coi là Nhà Tổ của Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam nói chung và của Địa phận Hà Nội nói riêng.
Đầu thế kỷ XX, năm 1901, khi phân chia địa phận Phát Diệm ra khỏi địa phận Hà Nội, dòng Mến Thánh Giá Hà Nội có 16 cộng đoàn:
- Tỉnh Hà Tây: Bái Vàng, Kẻ Sải, Kẻ Nghệ, Kẻ Vồi.
- Tỉnh Hà Nam: Kẻ Sở, Bích Trì, Kiện Khê, Kẻ Tâng, Kẻ Non, Đạo Truyền, Phú Đa, Công Xá, Bút Đông.
- Tỉnh Nam Định: Kẻ Vĩnh, Kẻ Báng, Trình Xuyên.
a. Nhân sự:
Năm 1983: Tổng số: 118 Khấn trọn: 67 Khấn tạm: 18 Tập sinh: 33 Thỉnh sinh:
Năm 2008: Tổng số: 273 Khấn trọn: 166 Khấn tạm: 73 Tập sinh: 34 Thỉnh sinh: 153
b. Các cơ sở và các hoạt động chuyên ngành
- Giáo dục : 23 cơ sở - Y tế: 26 cơ sở - Dạy nghề may, đan: 2 cơ sở
c. Mục vụ người nghèo:
- Hàng năm Hội dòng vẫn lo trợ giúp những người túng thiếu (hay làm vào các dịp Lễ, Tết); - Ủng hộ cho các nạn nhân xã hội và thiên tai;
- Nhận giúp đỡ một số trẻ em hoàn cảnh khó khăn được ăn học;
d. Mục vụ y tế:
- Chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS, truyền thông: 9 chị (trong đó có 7 chị y tá)
- Phòng khám bệnh : 26 phòng khám; 38 y tá.
- Nuôi khuyết tật, người già yếu… 4 cơ sở; 5 y tá
e. Mục vụ giáo dục:
- Cơ sở giáo dục Công giáo: 23 cơ sở mở các lớp mẫu giáo.
- Trợ giúp học bổng cho sinh viên, học sinh: 7 trường hợp hoàn cảnh khó khăn.

II. NHẬN ĐỊNH
1. NHÌN CHUNG

Dòng Mến Thánh Giá từ khi được thành lập đến nay được 338, mặc dù trải qua nhiều khó khăn nhưng nay vẫn tồn tại, mỗi ngày một thăng tiến cả về số lượng, chất lượng và cơ sở vật chất, được nảy sinh từ cánh đồng thấm nhuần máu các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam.
2. VỀ NHÂN SỰ, TỔ CHỨC VÀ SINH HOẠT
Đã thu xếp cho chị em học thêm các chuyên ngành như: Sư phạm mẫu giáo; Y học; Ngoại ngữ; Tin học…
Các cơ sở mở các lớp giáo lý trẻ em, hôn nhân, tân tòng, ca đoàn, nuôi người già cô đơn, khuyết tật, đưa Mình Thánh Chúa cho những người già, người bệnh; thăm viếng an ủi người già cô đơn bị bỏ rơi.
Tham gia chăm sóc bệnh nhân, truyền thông HIV/AIDS.
3. NHỮNG ĐIỂM NGHI NGẠI
Những điểm hoạt động nơi các giáo xứ, lượng công việc nhiều, nhân sự ít.
Đang cố gắng tìm phương án để chị em làm mục vụ mà không sao nhãng đời sống tâm linh, đời sống thánh hiến.

III. HƯỚNG TỚI
1. VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NHÂN SỰ, ƠN GỌI

Mở các lớp bồi dưỡng đào tạo nhân sự huấn luyện, quản trị.
Xây dựng nhà Hưu dưỡng, Tập viện, Bệnh xá, Trường tiểu học…
Mở rộng tiếp nhận ơn gọi từ bất cứ giáo phận nào có nhu cầu.
2. LÃNH VỰC SINH HOẠT MỤC VỤ TRONG TƯƠNG LAI
Đang đào tạo người chuyên môn về truyền giáo.
Lập cơ sở dành riêng cho việc truyền giáo ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số.
Các cơ sở của Dòng đều sẵn sàng tiếp nhận các thành phần ngoài Công giáo đến xin tìm hiểu đạo, ngoài các lớp chính thức được mở ở các xứ, chị em còn giúp riêng cho một số thành phần không tham gia ở các lớp được.
IV. ĐỊA CHỈ: 31 Nhà Chung - Hoàn Kiến - Hà Nội -ĐT: 04.824864

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHÀ DÒNG

Hình ảnh
Nhà Nguyện

Hình ảnh
Nhà Mẹ Hội Dòng

Hình ảnh
Sơ Bề Trên: Têrêsa Đỗ Thị Hoạt

Hình ảnh
QUÝ SƠ CHỤP HÌNH VỚI ĐỨC TỔNG GIUSE NGÔ QUANG KIỆT, ĐỨC CHA PHÊ RÔ NGUYỄN VĂN ĐỆ VÀ QUÝ CHA NHÂN DỊP LỄ DANH HIỆU DÒNG 14 - 09 - 2007

Hình ảnh
Lớp Mẫu Giáo

Hình ảnh
Chăm Sóc Bệnh Nhân

_________________
Mơ chi ảo mộng xa vời
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời cao siêu
Lo chi cuộc sống sớm chiều
Đời con theo Chúa, mọi điều xin vâng


Yêu Thương + Dấn Thân = Phục Vụ



Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Thứ 6 01 03, 2013 7:54 am 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật 22 02, 2009 10:46 am
Bài viết: 839
Đến từ: Giáo Xứ Thạnh An
Has thanked: 5376 lần
Have thanks: 2120 lần
HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VINH


1. Dòng MTG Việt Nam
Dòng MTG do Đức Cha Lambert de la Motte sáng lập tại Đàng Ngoài năm 1970 và Đàng Trong năm 1971, đây là dòng nữ đầu tiên mang bản sắc Á Đông, vừa chiêm niệm vừa họat động, có lời khấn, sống thành cộng đoàn theo một bản luật, Có lẽ do thấy được sự quảng đại tiềm ẩn lớn lao nơi các tín hữu vùng Đông Dương nói chung và các tín hữu nữ Việt Nam nói riêng, và do thấy nhu cầu cần thiết phải có những cộng sự viên, những chiến sĩ trên cánh đồng truyền giáo mênh mông và màu mỡ này, nên năm 1670, khi từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài trong tư cách là Giám mục Đại diện Tông tòa, thay quyền cho Đức giám mục Pallu , để kinh lý. Ngoài việc truyền chức cho 7 tân linh mục, triệu tập Công đồng đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam tại Phố Hiến, Đức cha Pierre Lambert de la Motte còn đã ban Sắc lệnh thành lập Dòng Mến Thánh Giá và chủ sự lễ khấn cho hai nữ tu đầu tiên là chị Anê và Paula tại Kiên Lao, cùng trao cho hai chị cuốn Hiến pháp đã dọn sẵn . Và năm 1671, tại Đàng Trong, Đức cha lambert cũng thiết lập cộng đoàn nữ sống theo tinh thần Hiến pháp của Dòng Mến Thánh Giá.
Do tình thế xã hội bắt buộc, nên ngay sau khi nhận lời khấn cho hai nữ tu MTG Việt Nam đầu tiên ở Đàng Ngoài, Đức cha Lambert đã phải xuống Hải Phố để về Thái Lan. Không biết trước đó và trong thời gian Đức cha Lambert kinh lý tại giáo phận Đàng Ngoài, hai nữ tu này đã được huấn luyện như thế nào, nhưng ngay sau đó, Vị Sáng Lập Hội Dòng mang bản chất Á Đông đầu tiên này đã viết cho hai nữ tu một lá thư có đoạn nói như sau: "…Cha đã có ý viết mấy lời này, để bảo cho các con biết rằng các con không còn thuộc về mình nữa, nhưng hoàn toàn thuộc về Chúa Kitô, vì các con đã hiến thân trọn vẹn cho Người, để từ nay chỉ chuyên chú tìm hiểu và yêu mến Người bằng cách suy niệm và noi theo cuộc đời đau khổ của Người, cùng thực thi các nhiệm vụ của Tu hội" .
Như thế, qua đoạn thư trên đây, chúng ta có thể thấy hai nữ tu tiên khởi chưa được đào luyện, học tập bao nhiêu. Dù thế, và không biết sau đó Đức cha Lambert có viết thư từ hay nhờ ai hướng dẫn, huấn luyện thêm cho các nữ tu Đàng Ngoài nói riêng và cả Đàng Trong nói chung hay không, nhưng Hội Dòng đã có một sự phát triển đáng kể. Thật thế, trong cuốn Kỷ Yếu Phong Thánh Việt Nam, xuất bản tại Roma năm 1989, người ta thấy có những mốc lớn sau đây về Hội Dòng:
Năm 1701, giáo phận Đàng Ngoài có 23 nhà Dòng, nhưng không rõ con số nữ tu bao nhiêu, và nghe đâu, lúc này ở Đàng Trong cũng đã có nhiều nhà Dòng.
Năm 1800, bắt đầu thời gian này, mặc dù Giáo Hội Việt Nam bị bách hại ác liệt, nhưng Dòng MTG vẫn phát triển. Cụ thể, giáo phận Đàng Trong có 7 nhà Dòng với 200 nữ tu, giáo phận Đàng Ngoài tuy không rõ có bao nhiêu nữ tu, nhưng năm 1846, khi giáo phận Vinh được thành lập, được biết cả nước có 647 nữ tu.
Đến 1884, thời Tự Đức, giáo phận Đàng Ngoài có 2.000 chị em; giáo phận Đàng Trong có 1.200 chị em trong 26 nhà Dòng. Như vậy, sau 210 năm, cả nước có 3.200 nữ tu Mến Thánh Giá trong gần 70 cơ sở.
Qua những điểm trên đây, chúng ta thấy ngay từ lúc phôi thai, dẫu gặp rất nhiều khó khăn, Dòng MTG Việt Nam ở những buổi đầu đã không ngừng phát triển. Từ đó, cho chúng ta sự tin tưởng rằng Dòng MTG ra đời là do thánh ý Thiên Chúa, và vì vậy Người luôn an bài cho công việc được tốt đẹp.
2. Sơ lược tiểu sử Đấng Sáng Lập :
Đức Cha Phêrô- Maria Lambert de la Motte. Ngài sinh 28-01-1624 tại Lisieux, vùng Normandie, Pháp. Đặc sủng và linh đạo của Ngài để lại cho nữ tu mến Thánh giá nằm trong chính tên gọi của Dòng «Mến Thánh Giá». Ba từ nầy ngài được soi sáng từ lúc lên 9 tuổi, do lòng say mê đọc và suy niệm hằng ngày sách Gương Phước, đặc biệt chương 11 quyển II. Chính lòng say mê nầy là chiều sâu của câu châm ngôn của chính ngài và của Dòng Mến Thánh Giá: "Đức Giêsu – Kitô Chịu-Đóng-Đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng ta". Ngài đã sống trọn niềm xác tín vào tình yêu Đấng Chịu Đóng-Đinh và say mê đem ơn cứu độ cho các dân tộc vượt gian nan và đau khổ. Ngày 15.06.1679, lúc 4 giờ sáng, Đức Cha Phêrô - Maria Lambert de la Motte - Đại Diện Tông Toà tiên Khởi Miền Truyền Giáo Đàng Trong - Giám Quản Tông Toà Miền Truyền Giáo Đàng Ngoài - Đấng Sáng Lập Dòng Mến Thánh Giá - an nghỉ lành thánh trong Chúa tại Juthia.
Đức Cha Laneau ghi nhận : " . . .Ngài phó thác linh hồn như một người tôi tớ đau khổ đích thực của Thiên Chúa, đúng như Ngài đã sống trong suốt cuộc đời giữa muôn vàn thập giá và gian truân. . . Chính Thiên Chúa dẫn đưa Ngài đi qua con đường ấy , để Ngài được hiệp thông trọn vẹn với Mầu Nhiệm "Tự Hủy" của Đức Kitô. . .Chính Chúa Kitô để cho ngài cảm nếm tột độ sức nặng của Thánh Giá mà Ngài đã say mến suốt đời". (Tsử, số 23 ; H. Chappoulie, sdd, tr.143).
Công cuộc truyền giáo ở Thái Lan, Đàng Trong và Đàng Ngoài được củng cố và tăng trưởng để có thể đứng vững đến hôm nay là nhờ Đức Cha Lambert. Ngài luôn hiền hoà, nhẫn nại, sống thánh thiện và trung thành tuyệt đối với Đức Giáo Hoàng. Nhất là bằng lời cầu nguyện khẩn thiết dâng lên Thiên Chúa, ngài đã tạo được sự đoàn kết và chủ động trong các hoạt động tông đồ thừa sai theo đúng chỉ thị củaToà Thánh. (x. Ts 23; A. Launay, Histoire générale de la Société dé MEP, Tome I, tr 253-254).
3. Lịch Sử Dòng MTG Vinh.
Ở giáo phận Vinh, cách đây vài ba thập kỷ về trước, người ta chỉ nghe nói đến một Hội Dòng nữ duy nhất, đó là Dòng Mến Thánh Giá (MTG) Vinh. Có thể nói, Dòng MTG Vinh đã xuất hiện trên vùng đất Nghệ - Tĩnh – Bình vào buổi bình minh của thời kỳ hạt giống Tin Mừng được gieo vào đây. Với bề dày lịch sử, Hội Dòng đã phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp to lớn cho giáo hội địa phương và cánh đồng truyền giáo của giáo Hội Việt Nam. Các điều này sẽ được thấy rõ trong những trang sử dưới đây. Từ khi có các bóng dáng các nữ tu MTG trên mảnh đất Nghệ - Tĩnh – Bình đến nay, Hội Dòng MTG Vinh có thể được chia làm ba giai đoạn.
Giai đoạn I – Thời kỳ trước khi thành lập giáo phận Vinh
Ngay từ khi chưa thành lập giáo phận Vinh thì các nữ tu MTG đã hiện diện trong vùng đất Nghệ - Tĩnh – Bình, nhưng lúc bấy giờ vùng đất này thuộc địa phận Đàng Ngoài, Tây Đàng Ngoài và sau đó là Nam Đàng Ngoài.
Giai đoạn hoạt động như thế nào thì cho đến lúc này chưa có tài liệu nào nói rõ, nhưng có một sự kiện xẩy đến với các nữ tu MTG mà qua đó người ta có thể thấy được sự phát triển đáng kể của Hội Dòng theo tinh thần của Chúa Giêsu chịu khổ nạn trên vùng đất 3 tỉnh cực Bắc Trung bộ theo địa lý ngày nay. Đó là khoảng năm 1800 đến 1840, trong thời kỳ Giáo hội Việt Nam bị bách hại, có 3 nữ tu MTG tại Trù Sơn (cộng đoàn Lưu Mỹ ngày nay), là chị Maria Hồi, chị Anna Nhiên và chị Mátta Mến (độ tuổi khoảng từ 30 đến 40), do giữ vững lập trường tuyên xưng đức tin nên đã bị điệu vào nhà Thánh của nhà thờ giáo xứ Lưu Mỹ cùng với 17 giáo dân khác và đã bị chết thiêu với toàn bộ nhà thờ. Các nữ tu đã lấy thi thể của 20 vị tử đạo này và an táng trong khuôn viên của mình cho đến ngày nay.
Qua những cuộc bách đạo của Văn Thân, các nữ tu đã phải tản mác khắp nơi. Nhưng sau cơn sóng gió, các chị lại trở về cộng đoàn. Nhờ đó mà Hội Dòng tiếp tục tồn tại và phát triển.
Giai đoạn II –Từ năm thành lập giáo phận Vinh (1846) đến năm 1951: thời kỳ phát triển riêng lẽ
Tòa Thánh tách phần đất Nghệ - Tĩnh – Bình ra khỏi giáo phận Tây Đàng Ngoài và thành lập giáo phận Nam Đàng Ngoài (1846) và đến năm 1929 được đổi tên là giáo phận Vinh cho đến giữa thế kỷ XX, nhờ sự giúp đỡ của các giám mục giáo phận, Hội Dòng MTG nơi đây có một sự phát triển mạnh mẽ và có sử liệu ghi chép khá rõ về con số thành viên cùng công việc tông đồ của các nữ tu. Cụ thể có 3 thời điểm thống kê như sau:
Năm 1846, có 220 chị em nhà Phước MTG, cư ngụ trong 9 cơ sở: Hướng Phương, Kẻ Trầu (Lưu Mỹ), Cầu Đòn (Quy Chính), Kẻ Gai (sau này không nghe nhắc đến), Giáp Hạ (Chân Thành), Làng Đoài (Xã Đoài), Vạn Lộc, Trang Nứa và Nghĩa Yên. Mỗi cơ sở đều độc lập cả về quản trị lẫn tài chính. Cho đến lúc này, các chị đã rửa tội được 2.646 trẻ em.
Năm 1892 (năm Đức cha Louis Pineau Trị nhận Đức Mẹ hồn xác về trời làm Quan thầy của giáo phận), vùng đất Nam Đàng Ngoài có 175 nữ tu MTG. Các chị đã tích cực làm việc tông đồ tại nhiều giáo xứ trong giáo phận và đã thu được kết quả đáng kể. Chỉ riêng chuyện rửa tội cho trẻ em, các chị cũng đã làm phép rửa được 4.070 em.
Bên cạnh đó, các chị cũng đã rảo khắp các làng quê với gánh thuốc viên trên vai (loại thuốc chế biến từ những dược thảo) để vừa mưu sinh, vừa cứu giúp dân chúng.
Năm 1938, sau 2 năm được Đức cha Anrê Joshep Eloy (Bắc) chính thức công nhận Dòng MTG trực thuộc giáo phận, nhưng các cơ sở vẫn còn độc lập. Do đời sống các nữ tu còn quá khiêm tốn, không được bồi dưỡng nhiều về kiến thức đạo đời, mà chỉ quanh quẩn với đàn trẻ sơ sinh, mồ côi và gánh thuốc viên, nên số thành viên và cơ sở đều giảm hơn trước: 164 nữ tu trong 7 cơ sở.
"Quả thật, những con người với những sinh hoạt tầm thường hèn mọn và âm thầm ấy, chẳng dám sánh với ai, nó chỉ là những que diêm trong vô vị, nhưng một que diêm nhỏ được lóe sáng trong đêm tối, vẫn soi tỏ mặt người. Rồi những que diêm liên tiếp bật lên, sẽ soi sáng lẫn nhau vượt qua đêm tối tiến đến ngày maid của tương lai"
Giai đoạn III – Từ 1952 tới nay: Thời kỳ cải tổ và hội nhập
Kể từ tháng Tám năm 1945, khắp giáo phận Vinh trở thành "vùng tự do". Các thừa sai ngoại quốc không còn được phép hoạt động nữa. Vì thế, Đức cha Eloy (Bắc) đã đặt cha G.B Trần Hữu Đức làm Tổng quản thay mặt ngài.
Ngoài chương trình đầu tiên là nâng cấp hàng linh mục, xúc tiến sinh hoạt ba chủng viện, cha Tổng quản còn muốn cải tổ Dòng MTG theo đúng như tinh thần của Đức cha Lamber de la Motte. Tuy nhiên, công việc này ngài chỉ thực hiện được khi ngài được trọn quyền trong giáo phận, tức là khi được thụ phong giám mục vào năm 1951.
Chủ trương của Đức cha G.B Đức là quy tụ tất cả các sở Dòng trong giáo phận vào một tổ chức thống nhất, có ban lãnh đạo chung, một kỷ luật thống nhất, được huấn luyện, để chính thức có lời khấn công khai của đời Tận Hiến.
Nhưng như đã nói, do một thời gian dài các nữ tu không được bồi dưỡng về kiến thức văn hóa và giáo lý, nên tự mình không thể làm được điều Đức cha hoạch định. Vì vậy, chính Đức cha G.B Trần Hữu Đức đã phải liên hệ với Đức cha Louis de Cooman (Hành) để xin các nữ tu Dòng MTG Thanh Hóa vào giúp đỡ. Đức cha Cooman đã tiến cử 3 nữ tu là Anê Trần Thị Hóa, Anna Nguyễn Thị Duyên và Anê Trần Thị Diệm vào hỗ trợ thực hiện chương trình của Đức cha G.B Đức.
Năm 1952 các nữ tu từ xứ Thanh theo đường thủy vào vùng đất trung tâm của giáo phận Vinh tại Xã Đoài. Nữ tu Anê Đóa được đặt làm Mẹ Bề trên, nữ tu Anna Duyên đảm nhận công việc huấn luyện có chị Anê Diệm phụ tá. Nhưng do điều kiện chiến tranh nên 3 nữ tu đến từ xứ Thanh này không khởi sự thực hiện chương trình theo như ý muốn của Đức cha G.B Đức tại Xã Đoài, vùng đất trung tâm của giáo phận, mà ở cộng đoàn Vạn Lộc.
Với sự hăng say tông đồ của Mẹ Bề trên, hai nữ tu đặc trách huấn luyện và sự trợ giúp của cha Phaolô Trần Đình Khanh, quản xứ và là quản hạt Vạn Lộc, Hội Dòng đã dần đi vào quy củ, và ngay ngày lễ Đức Mẹ Dâng Mình, 21 tháng 11 năm 1953, 17 chị nhà Phước, với nhiều đặc chuẩn do đã đi tu từ lâu và được sự tín nhiệm của cộng đoàn, công khai tuyên khấn 3 Lời Khuyên Phúc Âm. Đó là 17 bông hoa đầu tiên của Hội Dòng MTG Vinh.
Kể từ đó, hằng năm cứ vào ngày 21 tháng 11, Hội Dòng MTG Vinh đều đặn tổ chức Lễ Khấn cho các lớp kế tiếp.
Tháng 9.1954, được lệnh của Bề trên, nơi đào tạo của Hội Dòng được chuyển về cộng đoàn Xã Đoài. Trở về với vùng đất trung tâm của giáo phận, nhưng do là thời điểm người dân cả nước có quyền chọn nơi sinh sống theo hiệp định Genève, nên công việc bước đầu gặp khá nhiều khó khăn.
Do kho lẫm hết lúa thóc, ruộng đất Nhà Chung không còn, nên những nơi cất giữ lương thực đó đã được cải tạo thành cơ sở Nhà Mẹ của Hội Dòng MTG Vinh, trong đó có Tập viện.
Tuy có phần nào khó khăn về kinh tế và việc thể hiện đời sống đạo, nhưng bù vào đó, công việc xây dựng Hội Dòng và đào tạo lại có được một số nữ tu, lớp khấn đầu tiên, trợ giúp; thêm vào đó, Đức cha, cha quản lý Phêrô Nguyễn Năng, cha Bề trên Phêrô Nguyễn Đình Trọng, cha G.B Nguyễn Hồng Ân hết sức giúp đỡ, nên Hội Dòng dần ổn định và phát triển nhanh chóng.
Năm 1957 – 1960, đây là thời kỳ hưng thịnh của Dòng. Quả vậy, theo thống kê giai đoạn này, Hội Dòng có 245 nữ tu.
Từ năm 1961 đến 1971, số Đệ tử vào Tập viện ít dần, do số Đệ tử tại trường Thánh Thất không thêm và ở các Cộng đoàn cũng không còn. Những năm sau đó không còn lớp đệ tử kế tiếp.
Từ năm 1964 về sau, Bề trên đặt các linh mục chuyên lo việc huấn luyện trong giáo phận tiếp tục đào tạo cho các nữ tu. Cho đến năm 1966 -1968, những năm kinh hoàng của chiến tranh, nhiều cơ sở trong giáo phận bị bom đạn đánh sập đổ, trong đó có một số cơ sở quan trọng cửa của tòa giám mục Xã Đoài và Hội Dòng MTG, nên mọi người đều phải tuyệt đối di tản, ngoại trừ các nữ tu MTG xin được ở lại quyết thực hiện đầy đủ phòng không, đào hào giao thông, đắp hầm trú ẩn. Và do ở lại trong vùng nhắm của bom đạn, nên 14 nữ tu đã bị trúng thương, nhưng rất may là không ai bị thiệt mạng.
Năm 1969, sau những ngày bom đạn kinh hoàng, chị em ổn định lại đời sống và chuẩn bị mừng kỷ niệm 300 năm ngày thành lập Dòng Mến Thánh Giá Vinh. Dẫu khó khăn về kinh tế, nhưng 3 ngày đại lễ liên tục trước ngày lễ Suy tôn Thánh Giá - 14.09.1970 để mừng Bách Chu Niên ngày Hội Dòng được khai sinh diễn ra hết sức long trọng.
Mặc dù đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, Hội Dòng MTG Vinh và toàn thể giáo phận trên vùng đất Nghệ -Tĩnh – Bình đã chịu đau buồn hết sức lớn lao về sự qua đời của Đức cha GB. Trần Hữu Đức, nhưng bù vào đó, trong thập niên này, dưới ảnh hưởng của Công đồng Vatican II, có sự trợ giúp của các cấp chính quyền, có sự giao lưu giữa các Hội Dòng Bắc Nam, và nhất là có sự săn sóc tận tình của Đức cha Phêrô Nguyễn Năng, được tấn phong vào ngày 12.03.1971, sau hơn hai tháng ngày Đức cha già G.B Đức qua đời, Hội Dòng đã thăng tiến rất nhiều về tinh thần tu trì và tổ chức cộng đoàn.
Hội Dòng tiếp tục phát triển với thời gian, nhất là khi Đức cha Phêrô Trần Xuân Hạp làm chủ chăn giáo phận, ngài đã giúp Hội Dòng ổn định hơn về kinh tế và cơ sở. Thêm vào đó, ngài cũng cho phép Hội Dòng canh tân tu phục cho phù hợp hơn so với các nữ tu trên thế giới và để thuận tiện trong việc phục vụ, rao giảng Tin Mừng cho con người thời đại.
Thập niên 90 của thế kỷ XX là giai đoạn Hội Dòng có thêm nhiều biến chuyển tích cực: như nhờ Đức cha Phêrô Trần Xuân Hạp xin phép Tòa Thánh, mỗi cộng đoàn được lập Tập viện ngay tại cộng đoàn để đào tạo những chị em đã kiên trì chờ đợi 20 năm qua; nữ tu Maria Nguyễn Thị Thịnh, lớp khấn đầu tiên sau ngày cải tổ được bầu lên làm Tổng phụ trách do Mẹ Tổ phụ Anê Trần Thị Đóa xin nghỉ hưu; được sự trợ giúp của các nữ tu MTG Huế, các nữ tu MTG Vinh được học hỏi Hiến chương chung của toàn Dòng MTG Việt Nam, cũng như nhờ sự trợ giúp của Nhóm Nghiên cứu Liên Dòng MTG Việt Nam và linh mục Phi Khanh Vương Đình Khởi mà Hội Dòng MTG Vinh đã biên soạn được cuốn Hiến chương riêng và đã được Đức cha Phêrô Hạp phê chuẩn vào ngày 13.09.1991. Bên cạnh đó, Hội Dòng còn được nhiều linh mục tuyên úy và ân nhân giúp đỡ nên các thành viên đã thực sự đưa tinh thần Hiến chương vào đời sống.
Cũng trong năm Hiến chương được phê chuẩn, nữ tu Anê Nguyễn Thị Tâm được bầu làm Tổng phụ trách thay cho nữ tu Maria Nguyễn Thị Thịnh nghỉ hưu.
Thống kê giai đoạn này, Hội Dòng có 158 thành viên có lời khấn.
Năm 1992, nhờ sự can thiệp của Đức cha Phêrô, Hội Dòng được phép của Ban tôn giáo Trung ương về 3 điểm sau:
- Cho Tu viện được tiếp nhận ơn gọi.
- Số chị em hiện đang xa rời nhiệm sở được trở về cộng đoàn của mình.
- Chị em được thuyên chuyển giữa các cộng đoàn theo Hiến chương và Nội quy của Hội Dòng
Ngày 25 tháng 3 năm 1993, sau 23 năm Tập viện bị đóng cửa nay hoạt động trở lại. Tuy nhiên mãi đầu năm 1996 Tập viện mới chính thức được chính quyền công khai chấp nhận. Và ngày 21.11.1996, Hội Dòng có 13 chị dâng lời khấn đầu tiên sau hơn 2 thập niên gián đoạn. Kể từ đó đến nay, năm nào vào ngày lễ Đức Mẹ Dâng Mình- 21.11, Hội Dòng đều có những thành viên mới trong lời khấn Dòng.
Cũng trong năm Hội Dòng có lại thành viên khấn dòng này, Hội Dòng cũng đã quyết định cho những chị em đã có thời gian tu tập trong Dòng trên 6 năm, nhưng do giới hạn về học lực, được khấn Tư Mật (với cha linh hồn).
Năm 1999, nữ tu Anna Đậu Thị Nhung được bầu làm Tổng phụ trách thay cho nữ tu Anê Nguyễn Thị Tâm mãn nhiệm sau hai khóa điều khiển Hội Dòng một cách tốt đẹp. Thời gian năm cuối thiên kỷ thứ II và mở ra ngàn năm mới thứ III cho Hội Dòng nhiều hứa hẹn nhưng cũng đặt ra nhiều nỗ lực.
Ngoài việc tiếp tục công việc của các vị tiền nhiệm: củng cố tình hiệp nhất trong cộng đoàn, nâng cao đời sống tinh thần đời tu cho các thành viên… chị Tân Tổng Phụ trách đã cùng với các chị em của mình tổ chức mừng năm thánh 50 Cải tổ Hội Dòng (1952-2002) một cách thành công và ý nghĩa.
Gặp được gian đoạn nhiều thuận lợi, Hội Dòng đã sửa chữa nhiều cơ sở vật chất, đặc biệt là gửi nhiều chị em đi học tại các Đại học ngoài xã hội và các học viện Thần học tại Tp. HCM, cũng như ở nước ngoài.
4. Đặc sủng Dòng Mến Thánh Giá. Ơn gọi sống đời sống thánh hiến trong Dòng Mến Thánh Giá là quà tặng cao quý của Thiên Chúa, làm cho người nữ tu thông dự vào linh đạo và đặc sủng của Đấng Sáng Lập bằng cách:
- Hướng trọn lòng trí và cuộc sống về “Đức Giêsu-Kitô Chịu-Đóng-Đinh là đối tượng duy nhất”
- Sống sứ vụ tông đồ thừa sai để loan báo Phúc-Âm cho các dân tộc và góp phần xây dựng Giáo hội địa phương.
Đặc sủng của Dòng thể hiện trong mục đích và sứ mạng, được mỗi chị em sống hạnh phúc trong khi dấn thân phcụ vụ tha nhân để làm vinh danh Thiên Chúa.
5. Linh đạo Dòng Mến Thánh Giá : Tập trung vào khuôn mặt Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh và Mầu nhiệm Thánh Giá cứu độ của Người, thể hiện qua ba chiều kích: chiêm niệm, khổ chế và tông đồ. Hằng ngày chị em Mến Thánh Giá hướng về Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh bằng ba lời kinh: “Lạy Chúa Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng con, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian” (HC 64).
6. Sứ mạng Dòng Mến Thánh Giá.
Chị em Mến Thánh Giá được mời gọi thông dự vào tinh thần trung gian của Đức Giêsu Kitô và tiếp nối sứ mạng của Người bằng việc chuyển cầu:
- Trong nguyện đường, chị em tha thiết cầu xin ơn hoán cải cho bà con lương dân và những tín hữu sống xa lìa Thiên Chúa, cùng xin Người tuôn đổ phúc lành trên xã hội, Giáo hội địa phương cũng như toàn cầu.
- Trong cuộc sống, chị em dấn thân phục vụ ưu tiên giới nữ, giới trẻ trong lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế, luân lý và đức tin.
7. Bổn Mạng Hội Dòng : Lễ Thánh Giuse 19/03.
8. Địa Chỉ nhà Mẹ
HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VINH
Nghi Diên-Nghi Lộc-Nghệ An
Tel : 038.3861.238
Email : tuvienxadoai@yahoo.com
9. Bề Trên Đương Nhiệm: Anna Đậu Thị Nhung

10 Các hoạt động tại Việt Nam của Hội Dòng:
• Mục vụ các giáo xứ
• Giáo dục
• Công tác bác ái xã hội, chăm sóc trẻ mồ côi tàn tật
• phục vụ y tế
11. Số cộng đoàn tại việt Nam
Cộng Đoàn Trang Nứa
Cộng Đoàn Lưu Mỹ
Cộng Đoàn Chân Thành
Cộng Đoàn Hướng Phương
Cộng Đoàn Nghĩa Yên
Cộng Đoàn Vạn Lộc
Cộng Đoàn Quy Chính
Cộng Đoàn Gia Hòa

12. Nhân Sự :
a) Năm 25/03/1993

Khấn trọn: 181 người
Khấn tạm 4 người
Tập sinh 13 người

Hiện nay năm 2008
Khấn trọn 313 người
Khấn tạm 148 người
Tập sinh 29 người
Tiền tập: 72 người (2 lớp B+C)

Số tu sĩ đã qua đời từ năm (1974 dến năm 2008) là 103 người
13. Điều kiện gia nhập:
• Thực sự có chí hướng trong đời sống tu trì
• Có sức khỏe thể lý, tâm lý bình thường
• Có hạnh kiểm tốt, con gia đình đạo đức
• Tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông
• Giấy chứng nhận Bí tích Rửa tội, Thêm Sức
• Giấy giới thiệu của Cha Sở
• Giấy chứng nhận sức khoẻ
• Tuổi : dưới 25 tuổi
14. Địa chỉ liên lạc
Tu viện Mến Thánh Giá Vinh
Nghi Diên-Nghi Lộc-Nghệ An
Tel : 038.3861.238

_________________
Mơ chi ảo mộng xa vời
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời cao siêu
Lo chi cuộc sống sớm chiều
Đời con theo Chúa, mọi điều xin vâng


Yêu Thương + Dấn Thân = Phục Vụ



Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Chủ nhật 10 03, 2013 11:07 pm 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật 22 02, 2009 10:46 am
Bài viết: 839
Đến từ: Giáo Xứ Thạnh An
Has thanked: 5376 lần
Have thanks: 2120 lần
HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ PHÁT DIỆM
THUỘC GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM


Hội Dòng MTG Phát Diệm cùng chung một nguồn gốc với 25 Hội Dòng MTG Việt Nam và cùng chung một Đấng Sáng Lập là Đức Cha Phêrô Maria Lambert de la Motte. Riêng Hội Dòng MTG Phát Diệm được thành lập năm 1902.
Năm 1901, khi Giáo phận Phát Diệm được thành lập thì đã có 3 “Nhà mụ” MTG. Các nhà đều đứng biệt lập và sống như những Tu Hội chỉ có lời khấn tư thôi.
- Nhà Phúc Nhạc, thành lập năm 1788 (x. Lễ Bạc Dòng MTG PD.)
- Nhà Bạch Cát (Bạch Liên) thành lập năm 1749 (x. Lễ Bạc).
- Nhà Thành Đức thuộc xứ Cách Tâm được thành lập năm 1823 (x. Lễ bạc).
Năm 1902, một năm sau khi Giáo phận được thành lập, Đức Cha Alexandre Marcou Thành đã cho 9 chị em nhà Phúc Nhạc xuống lập nhà Phát Diệm Lưu Phương.
Năm 1925 nhà Phát Diệm trở thành Nhà Mẹ của Hội Dòng. Công việc của chị em là: in các sách đạo bằng chữ Nôm, quen gọi là nhà “mụ in”, may đồ lễ và làm thuốc viên. ( x. Lễ Bạc)
Năm 1912: thiết lập Nhà Tập, Bà Na làm Giám đốc.

I. CUỘC CANH TÂN CẢI TỔ (1916-1925)
Năm 1916, Đức Cha Marcou Thành trao cho Cha Louis de Cooman Hành, Cha Chính (Cha Tổng Đại Diện) Địa phận Phát Diệm, quyền coi sóc - canh tân Hội Dòng. Năm 1917 Toà Thánh bổ nhiệm Cha Louis de Cooman Hành làm Giám mục Phó Địa phận Phát Diệm.
Với đường hướng cải tổ, Đức Cha Louis thống nhất các Nhà Mụ trong Giáo phận, soạn Hiến Pháp mới và quy định việc khấn dòng theo Giáo Luật. Suốt 9 năm trời, Đức Cha đến từng nhà khuyên nhủ, giải thích cho các chị về Ba Lời Khuyên Phúc Âm. Đây không phải là việc dễ dàng đối với những người quen sống tự do. Đức Cha đã phải hy sinh nhẫn nại không ít để đương đầu với nhiều khó khăn trở ngại.
Đức Cha cũng sửa đổi tu phục và tên gọi các chức vụ cho thích hợp với dòng tu :
- Bà Mẹ → Bề Trên chung cho cả Hội Dòng trong Giáo phận.
- Bà Nhì → phụ tá của Bà Mẹ.
- Chị giữ việc → Tổng quản lý.
- Các cộng đoàn nhỏ : Bà đứng đầu gọi là Bà Nhất, chị Cai gọi là : Quản lý.
Chị em mặc áo dài đen, đầu đội lúp đen, ngực đeo tượng Thánh Giá. Mới đầu, khi nghe nói phải tuyên khấn, nhiều chị phân vân, không muốn từ bỏ nếp sống cũ, nhưng sau khi được Đức Cha tận tình hướng dẫn, hầu hết các chị em sẵn sàng hội nhập vào nếp sống tu trì đúng nghĩa theo các đòi hỏi của Giáo Luật (1917).

II. 3 BIẾN CỐ QUAN TRỌNG (1924-1968)
Biến cố I: Hoả ngục quấy phá (1924-1941)
Cuộc cải tổ toàn diện trên đã làm cho hoả ngục tức tối và phản ứng dữ dội, tấn công vào những Tập Sinh non trẻ của Hội Dòng. Thời kỳ này, Mẹ Anna Trần Thị Bạch Hương giữ chức vụ Chị Giáo Nhà Tập. Mẹ đã chứng kiến và từng đối thoại với quỷ hoả ngục, và chính Mẹ đã kể lại những sự việc cụ thể trong 17 năm bị quấy phá. Mục đích quấy phá là làm các chị khiếp sợ, chán nản mà bỏ về gia đình, nhưng Chúa gìn giữ không mất một ai. Và sau cùng, đến đầu năm 1941, thì quỷ tướng gặp Mẹ Hương, chúng đã nói cho Mẹ về mục đích và làm tờ cam kết này quỷ đã nhập vào một chị để viết kín 4 trang giấy A5. Mẹ Bề Trên Trần Thị Bạch Hương đã trao cho ĐC Phan Đình Phùng Giám Mục Giáo phận Phát Diệm lúc bấy giờ. Xong tờ cam kết Mẹ Bề Trên ra lệnh cho quỷ phải đi ngay, nó liền vật chị đó thật mạnh xuống đất rồi đi.
- Ngày 02-02-1925, sau 9 năm (1916 – 1925) chuẩn bị tinh thần cho các chị em thực sự đi vào đời sống thánh hiến, hai Đức Cha Giáo phận quyết định tổ chức lễ khấn. Những ngày đầu tuần tĩnh tâm, quỷ vẫn quấy động nhưng đến ngày thứ 5 thì được yên tĩnh hoàn toàn. Ngày 02- 02-1925 là ngày vui mừng trọng đại. Lễ Khấn lần đầu cho 61 chị đã được cử hành long trọng sốt sắng. Đây cũng là lễ khấn thứ II trên đất nước VN, sau 255 năm kể từ khi Đức Cha Phêrô Maria Lambert de La Motte nhận lời khấn cho 2 chị Anê và Paola (14.02.1670 – 1925).
- Năm 1931, sau 6 năm khấn tạm theo Giáo Luật, 61 chị đã khấn trọn đời.
- Năm 1932, Địa phận Thanh Hoá được tách rời từ Địa phận Mẹ Phát Diệm. Hội Dòng MTG cũng được tách đôi, để lập thành Hội Dòng MTG Thanh Hoá.
- Trong tinh thần chia sẻ ơn Chúa, năm 1942: Chị em giúp cải tổ Hội Dòng MTG Hưng Hoá.
- Năm 1946: Chị em giúp thành lập Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi (Bùi Chu).
- Năm 1951: Chị em giúp cải tổ Dòng MTG Bùi Chu, sau đổi thành Dòng Thừa Sai Đức Mẹ Trinh Vương.
 Các Bề Trên lãnh đạo Hội Dòng từ ngày 02-02-1925 đến năm 1954:
1/ Mẹ Bề Trên tiên khởi : Anna Nguyễn Thị Na (1925-1939), qua đời ngày 16-08-1954.
2/ Mẹ BT : Anna Trần Thị Bạch Hương (1939-1951;1954-1960), qua đời ngày 10-03-1995.
3/ Mẹ BT : Têrêsa Phạm Thị Ngọc Nhị (1951-1954), qua đời ngày 17-09-1954.

Biến cố II: phân chia lãnh thổ - cuộc di cư vào Nam (1954-1957)
Từ năm 1902-1954. Hội Dòng được 191 chị Khấn, 18 Tập sinh, 14 Đệ tử và 14 Cộng đoàn hoạt động trong 14 giáo xứ của Giáo Phận Phát Diệm :

1. Nhà Bạch Liên thiết lập 1749
2. Nhà Phúc Nhạc - 1788
3. Nhà Cách Tâm (Thành Đức) - 1823
4. Nhà Phát Diệm Lưu Phương - 1902
5. Nhà Ninh Bình - 1919
6. Nhà Văn Hải - 1927
7. Nhà Khiết Kỷ - 1937
8. Nhà Hướng Đạo - 1938
9. Nhà Tôn Đạo - 1940
10. Nhà Vô Hốt - 1940
11. Nhà Dưỡng Điềm - 1940
12. Nhà Quyết Bình - 1950
13. Nhà Như Tân - 1952
14. Nhà Tân Khẩn - 1953
Ngày 02-07-1954, Hiệp định Genêve chia đôi lãnh thổ Việt Nam ở vĩ tuyến 17. Cuộc di cư vĩ đại từ miền Bắc vào miền Nam và Hội Dòng MTG Phát Diệm cũng không thoát khỏi tình trạng chung lúc bấy giờ. Ngày 11- 07-1954 cùng với các Cha Phát Diệm, khoảng 183 chị em, gồm cả Khấn sinh, Tập sinh và Đệ tử di cư vào Nam, một cuộc ra đi không hẹn ngày về. Số các chị em còn ở lại miền Bắc là 30 chị có tuổi. Các chị chia nhau trông coi 9 nhà, còn 4 nhà phải đóng cửa vì không có người ở.
Đến năm 1956, nhà nước thu các cơ sở của Hội Dòng dùng làm trường học hoặc các cơ sở nhà nước, chỉ còn lại 3 cộng đoàn : Lưu Phương, Thành Đức và Hướng Đạo.
Năm 1957, Bà Anê Nguyễn Thị Toàn mãn khoá học tập cải tạo 3 năm trở về. ĐC Cố Phaolô Bùi Chu Tạo cho phép nhận ơn gọi và huấn luyện. Với sự hỗ trợ của Đức Cha và quý Cha, Hội Dòng đã nhận được 30 em Thỉnh sinh và đã được chia làm 3 lớp nhà tập và được đào tạo trong những năm 1958, 1959 và1960.
Ngày 01-01-1963 ĐC Phaolô Bùi Chu Tạo nhận lời khấn tạm của 30 em Tập sinh. Trong số này hiện nay chỉ còn 19 chị.
Sơ tán về gia đình lần I: Năm 1966-1967, vì chiến sự, chính quyền đã bắt 12 chị về gia đình. Nhưng ý Chúa nhiệm mầu, trong thời gian này Giáo phận đang thiếu các cha nên cần người phục vụ các xứ đạo.

Biến cố III: Chiến tranh tàn phá.
Sơ tán về gia đình lần II: Trận bom ngày 11- 03-1968, 6 quả bom đã rơi xuống khu vực nhà Mẹ Lưu Phương làm tan nát 24 nóc nhà, kể cả 3 ngôi nhà cần thiết là : Nhà Nguyện, Nhà Tập và Nhà Đệ Tử, chỉ còn sót lại Nhà Hội Chung và một tháp chuông, chôn vùi luôn Mẹ Bề Trên Anê Nguyễn Thị Toàn và 4 chị em khác (3 chị mới khấn tạm). Nhà tan, người chết, không còn nơi cư trú cho nên ngày 20- 03-1968 Chính quyền ra lệnh cho các chị em trẻ (10 chị) đi sơ tán về gia đình, chỉ còn lại 3 chị lớn tuổi và 3 cô hộ tu mù què, nhà Mẹ lúc này chỉ là một nơi hoang tàn thanh vắng. Đức Cha Cố Phaolô Bùi Chu Tạo thương các chị em lắm, và cứ 3 tháng một lần, Ngài tập trung chị em lại tại Nhà Chung để tĩnh tâm và hun đúc tinh thần con cái. Rồi mỗi năm Ngài cho khấn tạm lại, lúc dễ thì khấn chung, lúc khó thì khấn tư.

III. PHỤC HƯNG HỘI DÒNG (1973 – nay)
Năm 1973. Đức Cha Cố Phaolô Bùi Chu Tạo làm đơn xin chính quyền cho các chị đã đi sơ tán được lần 1 (12 người) trở lại nhà Dòng. Lúc đó còn lại 10 chị, vì một chị đã chết và một chị trở lại sống đời gia đình, các chị tiếp tục nhận ơn gọi và xây dựng lại Hội Dòng.
1. Phục hưng nhân sự
Kể từ ngày phục hưng lần thứ nhất ngày 01- 01-1962. Để theo đúng Hiến Pháp của Hội Dòng trước sự hiện diện của Đức Cha Chính Phaolô Bùi Chu Tạo, Đức Cha Phụ tá Giuse Lê Quý Thanh, Cha Bề Trên Giuse Hoàng Đình Kim và toàn thể Hội Dòng, đề cử Ban Cố Vấn tối đa để phát huy theo đúng Hiến Pháp và Bà Anê Toàn làm Bề Trên.
Ngày 01- 01-1963. Đức Cha Cố Phaolô Bùi Chu Tạo chủ tọa Lễ Khấn công khai theo Giáo Luật cho 30 chị em Khấn lần đầu. Thời gian này vì chiến tranh rất căng thẳng và khó khăn nên lớp khấn này không khấn trọn đời theo đúng như Hiến Pháp là 6 năm, mà phải khấn tạm từng năm một cho đến năm 1991 và năm 1993; tức là 30 năm mới khấn trọn đời hết.
- Ngày 12- 06-1991: Chị Anna Đinh Thị Hiền khấn trọn đời tại Hội Dòng MTG Gò Vấp, sau đó về làm Đại diện Ngày 14- 09-1991 nhận lời khấn cho 7 chị em tại nhà nguyện TGM Phát Diệm, vì Hội Dòng chưa có nhà nguyện.
- Ngày 14- 09-1992: 8 chị Khấn trọn tại nhà nguyện Hội Dòng tại Lưu Phương.
- Ngày 14 -09-1993: 6 chị Khấn trọn tại nhà nguyện Hội Dòng tại Lưu Phương.
Và ngày nay, mặc dầu trải qua những giai đoạn khó khăn, Hội Dòng MTG Phát Diệm tiếp tục phát triển, hằng năm vẫn có những lớp tiến lên nhà Tập, nhà Thử, Khấn Tạm, Khấn Trọn.

Nhân sự của Hội Dòng trong năm 2008:
- Khấn trọn 66 chị em
- Khấn tạm 97chị em
- Tập viện 33 em
- Tiền tập viện 48 em.
- Thanh tuyển 45 em.
- Hợp tác viên 10 cô.
Tổng cộng : 299 người (và 170 em dự tu)

Bề Trên đương nhiệm là : Chị Tổng Phụ Trách Maria Phan Thị Mai
2. Phục hưng cơ sở.
 Ngày 01- 01-1992. Đức Cha Bùi Chu Tạo chủ tế tái thiết khánh thành Nhà nguyện.
 Năm 1993: Tái thiết lại khu nhà trường Đệ Tử cho Nhà Tập ở.
 Năm 2005: kiến thiết lại nhà cơm và nhà trẻ từ thiện.
3. Phát triển các Cộng đoàn.
 Cộng đoàn Lưu Phương – Nhà Mẹ: 67 chị Khấn- các em Tập Sinh và Tiền Tập Sinh (một số quý Chi và các em vắng mặt
 Cộng đoàn Cách Tâm: 12 chị Khấn và các em Tìm hiểu (một số các Chị em vắng mặt)
 Cộng đoàn Hướng Đạo: 8 chị Khấn và các em Đệ tử (một số các Chị em vắng mặt)

1. Ngày 22 - 02 - 1996: Thiết lập C.Đ. xứ Như Sơn: 3 chị
2. Ngày 17 – 04 - 1996: Thiết lập lại C.Đ. Quyết Bình: 3 chị
3. Ngày 06 - 05 - 1996: Thiết lập C.Đ. Trung Đồng: 3 chị
4. Ngày 09 – 03 -1999: Thiết lập C.Đ. Dưỡng Điềm: 3 chị
5. Ngày 07- 12- 2001: Thiết lập C.Đ. Phương Thượng: 2 chị
6. Ngày 12 - 04 – 2003: Thiết lập C.Đ. Kim Mỹ: 3 chị
7. Ngày 10 - 06 – 2003: Làm nhà sinh viên Hà Nội: 21 chị
8. Ngày 07 - 07 – 2003: Thiết lập C.Đ. Hoá Lộc: 3 chị
9. Ngày 09 - 07 – 2003: Thiết lập C.Đ. Văn Hải: 4 chị
10. Các C.Đ. xứ ở và phục vụ cho xứ đạo: Tôn Đạo: 2 chị & Vô Hốt: 3 chị
11. Năm 2007: Thiết lập C.Đ. Quỹ Nhất: 3 chị
12. Năm 2007: Thiết lập C.Đ. Sào Lâm: 3 chị

Du Học:
 TP. Hồ Chí Minh:
 Rôma:
 Mỹ:

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HIỆN NAY CỦA HỘI DÒNG.

1. Dòng phục vụ theo nhu cầu Giáo hội địa phương như :
- Dạy giáo lý trẻ em: các lớp xưng tội rước lễ lần đầu, thêm sức, bao đồng trong các xứ - họ.
- Thăm viếng các bệnh nhân ở bệnh viện và ở gia đình nghèo khó, cô đơn...
- Tập hát, đệm đàn, phục vụ phòng thánh trong các xứ họ.
- Khuyên bảo giúp đỡ những gia đình mắc rối … và những người sống xa lìa Thiên Chúa…
2. Về giáo dục: Từ năm 1990, hoàn cảnh cởi mở hơn, chị em quan tâm ưu tiên đến việc giáo dục, các chị em coi dạy các cháu mẫu giáo hoặc phụ đạo.
3. Về Y tế:
Từ năm 1990, mở phòng thuốc tình thương, cách chữa bệnh bằng luân xa nhân điện, bấm huyệt trị bệnh, và sản xuất thuốc gia truyền.
Ngày 14-11-1998: phải đóng cửa nhà thuốc vì hòan cảnh xã hội.
Năm 2004, hoàn cảnh cởi mở hơn, chị em được mở trung tâm Y học cổ truyền dân tộc: bắt mạch, bốc thuốc và châm cứu phục vụ bệnh nhân tại Hội Dòng.
4. Ngoài ra đa số chị em đi canh tác, làm tiểu thủ công: thêu, may, dệt len, dệt chiếu v.v. và phát huy chăn nuôi heo, gà, vịt...

V. CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN:

• Điều kiện để được nhận vào Dòng :
- Đã tốt nghiệp lớp 12.
- Tuổi tối thiểu là 17, tối đa là 21.
- Có giấy giới thiệu của Cha xứ.
- Có sức khoẻ thể lý và tâm lý bình thường.
- Có đơn thỉnh nguyện của đương sự và giấy cam đoan của gia đình.
Các giai đoạn khởi đầu trong Dòng MTG Phát Diệm gồm có: Đệ tử viện, TTV, TV, Học viện.
1. Thời gian tìm hiểu : 6 tháng đến 1 năm
2. Giai đoạn I - Đệ tử (2 năm)
3. Giai đoạn II - Tiền tập viện (2 năm)
4. Giai đoạn IV - Tập viện (2 năm)
5. Giai đoạn IV - Học viện (5-9 năm)

VI. ĐỊNH HƯỚNG CỦA HỘI DÒNG:
1. Học hỏi về Văn kiện “Đời sống huynh đệ cộng đoàn” của Thánh Bộ các Hội Dòng sống đòi thánh hiến.
2. Học hỏi kỹ hơn về “Tông huấn Giáo Hội Á Châu”.
3. Chọn một số chị em đi học để nâng cao trình độ về mọi mặt.

_________________
Mơ chi ảo mộng xa vời
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời cao siêu
Lo chi cuộc sống sớm chiều
Đời con theo Chúa, mọi điều xin vâng


Yêu Thương + Dấn Thân = Phục Vụ



Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Thứ 2 11 03, 2013 3:06 pm 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật 22 02, 2009 10:46 am
Bài viết: 839
Đến từ: Giáo Xứ Thạnh An
Has thanked: 5376 lần
Have thanks: 2120 lần
HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VINH


Hội Dòng MTG Vinh có nguồn gốc chung với 24 Hội Dòng MTG Việt Nam. Vì vậy, không thể biết đầy đủ về Hội Dòng MTG Vinh nếu không đọc qua lịch sử Hội Dòng MTG Việt Nam.
1. Dòng MTG Việt Nam
Dòng MTG do Đức Cha Lambert de la Motte sáng lập tại Đàng Ngoài năm 1970 và Đàng Trong năm 1971, đây là dòng nữ đầu tiên mang bản sắc Á Đông, vừa chiêm niệm vừa họat động, có lời khấn, sống thành cộng đoàn theo một bản luật, Có lẽ do thấy được sự quảng đại tiềm ẩn lớn lao nơi các tín hữu vùng Đông Dương nói chung và các tín hữu nữ Việt Nam nói riêng, và do thấy nhu cầu cần thiết phải có những cộng sự viên, những chiến sĩ trên cánh đồng truyền giáo mênh mông và màu mỡ này, nên năm 1670, khi từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài trong tư cách là Giám mục Đại diện Tông tòa, thay quyền cho Đức giám mục Pallu , để kinh lý. Ngoài việc truyền chức cho 7 tân linh mục, triệu tập Công đồng đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam tại Phố Hiến, Đức cha Pierre Lambert de la Motte còn đã ban Sắc lệnh thành lập Dòng Mến Thánh Giá và chủ sự lễ khấn cho hai nữ tu đầu tiên là chị Anê và Paula tại Kiên Lao, cùng trao cho hai chị cuốn Hiến pháp đã dọn sẵn . Và năm 1671, tại Đàng Trong, Đức cha lambert cũng thiết lập cộng đoàn nữ sống theo tinh thần Hiến pháp của Dòng Mến Thánh Giá.
Do tình thế xã hội bắt buộc, nên ngay sau khi nhận lời khấn cho hai nữ tu MTG Việt Nam đầu tiên ở Đàng Ngoài, Đức cha Lambert đã phải xuống Hải Phố để về Thái Lan. Không biết trước đó và trong thời gian Đức cha Lambert kinh lý tại giáo phận Đàng Ngoài, hai nữ tu này đã được huấn luyện như thế nào, nhưng ngay sau đó, Vị Sáng Lập Hội Dòng mang bản chất Á Đông đầu tiên này đã viết cho hai nữ tu một lá thư có đoạn nói như sau: "…Cha đã có ý viết mấy lời này, để bảo cho các con biết rằng các con không còn thuộc về mình nữa, nhưng hoàn toàn thuộc về Chúa Kitô, vì các con đã hiến thân trọn vẹn cho Người, để từ nay chỉ chuyên chú tìm hiểu và yêu mến Người bằng cách suy niệm và noi theo cuộc đời đau khổ của Người, cùng thực thi các nhiệm vụ của Tu hội" .
Như thế, qua đoạn thư trên đây, chúng ta có thể thấy hai nữ tu tiên khởi chưa được đào luyện, học tập bao nhiêu. Dù thế, và không biết sau đó Đức cha Lambert có viết thư từ hay nhờ ai hướng dẫn, huấn luyện thêm cho các nữ tu Đàng Ngoài nói riêng và cả Đàng Trong nói chung hay không, nhưng Hội Dòng đã có một sự phát triển đáng kể. Thật thế, trong cuốn Kỷ Yếu Phong Thánh Việt Nam, xuất bản tại Roma năm 1989, người ta thấy có những mốc lớn sau đây về Hội Dòng:
Năm 1701, giáo phận Đàng Ngoài có 23 nhà Dòng, nhưng không rõ con số nữ tu bao nhiêu, và nghe đâu, lúc này ở Đàng Trong cũng đã có nhiều nhà Dòng.
Năm 1800, bắt đầu thời gian này, mặc dù Giáo Hội Việt Nam bị bách hại ác liệt, nhưng Dòng MTG vẫn phát triển. Cụ thể, giáo phận Đàng Trong có 7 nhà Dòng với 200 nữ tu, giáo phận Đàng Ngoài tuy không rõ có bao nhiêu nữ tu, nhưng năm 1846, khi giáo phận Vinh được thành lập, được biết cả nước có 647 nữ tu.
Đến 1884, thời Tự Đức, giáo phận Đàng Ngoài có 2.000 chị em; giáo phận Đàng Trong có 1.200 chị em trong 26 nhà Dòng. Như vậy, sau 210 năm, cả nước có 3.200 nữ tu Mến Thánh Giá trong gần 70 cơ sở.
Qua những điểm trên đây, chúng ta thấy ngay từ lúc phôi thai, dẫu gặp rất nhiều khó khăn, Dòng MTG Việt Nam ở những buổi đầu đã không ngừng phát triển. Từ đó, cho chúng ta sự tin tưởng rằng Dòng MTG ra đời là do thánh ý Thiên Chúa, và vì vậy Người luôn an bài cho công việc được tốt đẹp.

2. Sơ lược tiểu sử Đấng Sáng Lập:
Đức Cha Phêrô- Maria Lambert de la Motte. Ngài sinh 28-01-1624 tại Lisieux, vùng Normandie, Pháp. Đặc sủng và linh đạo của Ngài để lại cho nữ tu mến Thánh giá nằm trong chính tên gọi của Dòng «Mến Thánh Giá». Ba từ nầy ngài được soi sáng từ lúc lên 9 tuổi, do lòng say mê đọc và suy niệm hằng ngày sách Gương Phước, đặc biệt chương 11 quyển II. Chính lòng say mê nầy là chiều sâu của câu châm ngôn của chính ngài và của Dòng Mến Thánh Giá: "Đức Giêsu – Kitô Chịu-Đóng-Đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng ta". Ngài đã sống trọn niềm xác tín vào tình yêu Đấng Chịu Đóng-Đinh và say mê đem ơn cứu độ cho các dân tộc vượt gian nan và đau khổ. Ngày 15.06.1679, lúc 4 giờ sáng, Đức Cha Phêrô - Maria Lambert de la Motte - Đại Diện Tông Toà tiên Khởi Miền Truyền Giáo Đàng Trong - Giám Quản Tông Toà Miền Truyền Giáo Đàng Ngoài - Đấng Sáng Lập Dòng Mến Thánh Giá - an nghỉ lành thánh trong Chúa tại Juthia.
Đức Cha Laneau ghi nhận : " . . .Ngài phó thác linh hồn như một người tôi tớ đau khổ đích thực của Thiên Chúa, đúng như Ngài đã sống trong suốt cuộc đời giữa muôn vàn thập giá và gian truân. . . Chính Thiên Chúa dẫn đưa Ngài đi qua con đường ấy , để Ngài được hiệp thông trọn vẹn với Mầu Nhiệm "Tự Hủy" của Đức Kitô. . .Chính Chúa Kitô để cho ngài cảm nếm tột độ sức nặng của Thánh Giá mà Ngài đã say mến suốt đời". (Tsử, số 23 ; H. Chappoulie, sdd, tr.143).
Công cuộc truyền giáo ở Thái Lan, Đàng Trong và Đàng Ngoài được củng cố và tăng trưởng để có thể đứng vững đến hôm nay là nhờ Đức Cha Lambert. Ngài luôn hiền hoà, nhẫn nại, sống thánh thiện và trung thành tuyệt đối với Đức Giáo Hoàng. Nhất là bằng lời cầu nguyện khẩn thiết dâng lên Thiên Chúa, ngài đã tạo được sự đoàn kết và chủ động trong các hoạt động tông đồ thừa sai theo đúng chỉ thị củaToà Thánh. (x. Ts 23; A. Launay, Histoire générale de la Société dé MEP, Tome I, tr 253-254).

3. Lịch Sử Dòng MTG Vinh.
Ở giáo phận Vinh, cách đây vài ba thập kỷ về trước, người ta chỉ nghe nói đến một Hội Dòng nữ duy nhất, đó là Dòng Mến Thánh Giá (MTG) Vinh. Có thể nói, Dòng MTG Vinh đã xuất hiện trên vùng đất Nghệ - Tĩnh – Bình vào buổi bình minh của thời kỳ hạt giống Tin Mừng được gieo vào đây. Với bề dày lịch sử, Hội Dòng đã phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp to lớn cho giáo hội địa phương và cánh đồng truyền giáo của giáo Hội Việt Nam. Các điều này sẽ được thấy rõ trong những trang sử dưới đây. Từ khi có các bóng dáng các nữ tu MTG trên mảnh đất Nghệ - Tĩnh – Bình đến nay, Hội Dòng MTG Vinh có thể được chia làm ba giai đoạn.
• Giai đoạn I – Thời kỳ trước khi thành lập giáo phận Vinh
Ngay từ khi chưa thành lập giáo phận Vinh thì các nữ tu MTG đã hiện diện trong vùng đất Nghệ - Tĩnh – Bình, nhưng lúc bấy giờ vùng đất này thuộc địa phận Đàng Ngoài, Tây Đàng Ngoài và sau đó là Nam Đàng Ngoài.
Giai đoạn hoạt động như thế nào thì cho đến lúc này chưa có tài liệu nào nói rõ, nhưng có một sự kiện xẩy đến với các nữ tu MTG mà qua đó người ta có thể thấy được sự phát triển đáng kể của Hội Dòng theo tinh thần của Chúa Giêsu chịu khổ nạn trên vùng đất 3 tỉnh cực Bắc Trung bộ theo địa lý ngày nay. Đó là khoảng năm 1800 đến 1840, trong thời kỳ Giáo hội Việt Nam bị bách hại, có 3 nữ tu MTG tại Trù Sơn (cộng đoàn Lưu Mỹ ngày nay), là chị Maria Hồi, chị Anna Nhiên và chị Mátta Mến (độ tuổi khoảng từ 30 đến 40), do giữ vững lập trường tuyên xưng đức tin nên đã bị điệu vào nhà Thánh của nhà thờ giáo xứ Lưu Mỹ cùng với 17 giáo dân khác và đã bị chết thiêu với toàn bộ nhà thờ. Các nữ tu đã lấy thi thể của 20 vị tử đạo này và an táng trong khuôn viên của mình cho đến ngày nay.
Qua những cuộc bách đạo của Văn Thân, các nữ tu đã phải tản mác khắp nơi. Nhưng sau cơn sóng gió, các chị lại trở về cộng đoàn. Nhờ đó mà Hội Dòng tiếp tục tồn tại và phát triển.
• Giai đoạn II –Từ năm thành lập giáo phận Vinh (1846) đến năm 1951: thời kỳ phát triển riêng lẽ
Tòa Thánh tách phần đất Nghệ - Tĩnh – Bình ra khỏi giáo phận Tây Đàng Ngoài và thành lập giáo phận Nam Đàng Ngoài (1846) và đến năm 1929 được đổi tên là giáo phận Vinh cho đến giữa thế kỷ XX, nhờ sự giúp đỡ của các giám mục giáo phận, Hội Dòng MTG nơi đây có một sự phát triển mạnh mẽ và có sử liệu ghi chép khá rõ về con số thành viên cùng công việc tông đồ của các nữ tu. Cụ thể có 3 thời điểm thống kê như sau:
Năm 1846, có 220 chị em nhà Phước MTG, cư ngụ trong 9 cơ sở: Hướng Phương, Kẻ Trầu (Lưu Mỹ), Cầu Đòn (Quy Chính), Kẻ Gai (sau này không nghe nhắc đến), Giáp Hạ (Chân Thành), Làng Đoài (Xã Đoài), Vạn Lộc, Trang Nứa và Nghĩa Yên. Mỗi cơ sở đều độc lập cả về quản trị lẫn tài chính. Cho đến lúc này, các chị đã rửa tội được 2.646 trẻ em.
Năm 1892 (năm Đức cha Louis Pineau Trị nhận Đức Mẹ hồn xác về trời làm Quan thầy của giáo phận), vùng đất Nam Đàng Ngoài có 175 nữ tu MTG. Các chị đã tích cực làm việc tông đồ tại nhiều giáo xứ trong giáo phận và đã thu được kết quả đáng kể. Chỉ riêng chuyện rửa tội cho trẻ em, các chị cũng đã làm phép rửa được 4.070 em.
Bên cạnh đó, các chị cũng đã rảo khắp các làng quê với gánh thuốc viên trên vai (loại thuốc chế biến từ những dược thảo) để vừa mưu sinh, vừa cứu giúp dân chúng.
Năm 1938, sau 2 năm được Đức cha Anrê Joshep Eloy (Bắc) chính thức công nhận Dòng MTG trực thuộc giáo phận, nhưng các cơ sở vẫn còn độc lập. Do đời sống các nữ tu còn quá khiêm tốn, không được bồi dưỡng nhiều về kiến thức đạo đời, mà chỉ quanh quẩn với đàn trẻ sơ sinh, mồ côi và gánh thuốc viên, nên số thành viên và cơ sở đều giảm hơn trước: 164 nữ tu trong 7 cơ sở.
"Quả thật, những con người với những sinh hoạt tầm thường hèn mọn và âm thầm ấy, chẳng dám sánh với ai, nó chỉ là những que diêm trong vô vị, nhưng một que diêm nhỏ được lóe sáng trong đêm tối, vẫn soi tỏ mặt người. Rồi những que diêm liên tiếp bật lên, sẽ soi sáng lẫn nhau vượt qua đêm tối tiến đến ngày maid của tương lai"
• Giai đoạn III – Từ 1952 tới nay: Thời kỳ cải tổ và hội nhập
Kể từ tháng Tám năm 1945, khắp giáo phận Vinh trở thành "vùng tự do". Các thừa sai ngoại quốc không còn được phép hoạt động nữa. Vì thế, Đức cha Eloy (Bắc) đã đặt cha G.B Trần Hữu Đức làm Tổng quản thay mặt ngài.
Ngoài chương trình đầu tiên là nâng cấp hàng linh mục, xúc tiến sinh hoạt ba chủng viện, cha Tổng quản còn muốn cải tổ Dòng MTG theo đúng như tinh thần của Đức cha Lamber de la Motte. Tuy nhiên, công việc này ngài chỉ thực hiện được khi ngài được trọn quyền trong giáo phận, tức là khi được thụ phong giám mục vào năm 1951.
Chủ trương của Đức cha G.B Đức là quy tụ tất cả các sở Dòng trong giáo phận vào một tổ chức thống nhất, có ban lãnh đạo chung, một kỷ luật thống nhất, được huấn luyện, để chính thức có lời khấn công khai của đời Tận Hiến.
Nhưng như đã nói, do một thời gian dài các nữ tu không được bồi dưỡng về kiến thức văn hóa và giáo lý, nên tự mình không thể làm được điều Đức cha hoạch định. Vì vậy, chính Đức cha G.B Trần Hữu Đức đã phải liên hệ với Đức cha Louis de Cooman (Hành) để xin các nữ tu Dòng MTG Thanh Hóa vào giúp đỡ. Đức cha Cooman đã tiến cử 3 nữ tu là Anê Trần Thị Hóa, Anna Nguyễn Thị Duyên và Anê Trần Thị Diệm vào hỗ trợ thực hiện chương trình của Đức cha G.B Đức.
Năm 1952 các nữ tu từ xứ Thanh theo đường thủy vào vùng đất trung tâm của giáo phận Vinh tại Xã Đoài. Nữ tu Anê Đóa được đặt làm Mẹ Bề trên, nữ tu Anna Duyên đảm nhận công việc huấn luyện có chị Anê Diệm phụ tá. Nhưng do điều kiện chiến tranh nên 3 nữ tu đến từ xứ Thanh này không khởi sự thực hiện chương trình theo như ý muốn của Đức cha G.B Đức tại Xã Đoài, vùng đất trung tâm của giáo phận, mà ở cộng đoàn Vạn Lộc.
Với sự hăng say tông đồ của Mẹ Bề trên, hai nữ tu đặc trách huấn luyện và sự trợ giúp của cha Phaolô Trần Đình Khanh, quản xứ và là quản hạt Vạn Lộc, Hội Dòng đã dần đi vào quy củ, và ngay ngày lễ Đức Mẹ Dâng Mình, 21 tháng 11 năm 1953, 17 chị nhà Phước, với nhiều đặc chuẩn do đã đi tu từ lâu và được sự tín nhiệm của cộng đoàn, công khai tuyên khấn 3 Lời Khuyên Phúc Âm. Đó là 17 bông hoa đầu tiên của Hội Dòng MTG Vinh.
Kể từ đó, hằng năm cứ vào ngày 21 tháng 11, Hội Dòng MTG Vinh đều đặn tổ chức Lễ Khấn cho các lớp kế tiếp.
Tháng 9.1954, được lệnh của Bề trên, nơi đào tạo của Hội Dòng được chuyển về cộng đoàn Xã Đoài. Trở về với vùng đất trung tâm của giáo phận, nhưng do là thời điểm người dân cả nước có quyền chọn nơi sinh sống theo hiệp định Genève, nên công việc bước đầu gặp khá nhiều khó khăn.
Do kho lẫm hết lúa thóc, ruộng đất Nhà Chung không còn, nên những nơi cất giữ lương thực đó đã được cải tạo thành cơ sở Nhà Mẹ của Hội Dòng MTG Vinh, trong đó có Tập viện.
Tuy có phần nào khó khăn về kinh tế và việc thể hiện đời sống đạo, nhưng bù vào đó, công việc xây dựng Hội Dòng và đào tạo lại có được một số nữ tu, lớp khấn đầu tiên, trợ giúp; thêm vào đó, Đức cha, cha quản lý Phêrô Nguyễn Năng, cha Bề trên Phêrô Nguyễn Đình Trọng, cha G.B Nguyễn Hồng Ân hết sức giúp đỡ, nên Hội Dòng dần ổn định và phát triển nhanh chóng.
Năm 1957 – 1960, đây là thời kỳ hưng thịnh của Dòng. Quả vậy, theo thống kê giai đoạn này, Hội Dòng có 245 nữ tu.
Từ năm 1961 đến 1971, số Đệ tử vào Tập viện ít dần, do số Đệ tử tại trường Thánh Thất không thêm và ở các Cộng đoàn cũng không còn. Những năm sau đó không còn lớp đệ tử kế tiếp.
Từ năm 1964 về sau, Bề trên đặt các linh mục chuyên lo việc huấn luyện trong giáo phận tiếp tục đào tạo cho các nữ tu. Cho đến năm 1966 -1968, những năm kinh hoàng của chiến tranh, nhiều cơ sở trong giáo phận bị bom đạn đánh sập đổ, trong đó có một số cơ sở quan trọng cửa của tòa giám mục Xã Đoài và Hội Dòng MTG, nên mọi người đều phải tuyệt đối di tản, ngoại trừ các nữ tu MTG xin được ở lại quyết thực hiện đầy đủ phòng không, đào hào giao thông, đắp hầm trú ẩn. Và do ở lại trong vùng nhắm của bom đạn, nên 14 nữ tu đã bị trúng thương, nhưng rất may là không ai bị thiệt mạng.
Năm 1969, sau những ngày bom đạn kinh hoàng, chị em ổn định lại đời sống và chuẩn bị mừng kỷ niệm 300 năm ngày thành lập Dòng Mến Thánh Giá Vinh. Dẫu khó khăn về kinh tế, nhưng 3 ngày đại lễ liên tục trước ngày lễ Suy tôn Thánh Giá - 14.09.1970 để mừng Bách Chu Niên ngày Hội Dòng được khai sinh diễn ra hết sức long trọng.
Mặc dù đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, Hội Dòng MTG Vinh và toàn thể giáo phận trên vùng đất Nghệ -Tĩnh – Bình đã chịu đau buồn hết sức lớn lao về sự qua đời của Đức cha GB. Trần Hữu Đức, nhưng bù vào đó, trong thập niên này, dưới ảnh hưởng của Công đồng Vatican II, có sự trợ giúp của các cấp chính quyền, có sự giao lưu giữa các Hội Dòng Bắc Nam, và nhất là có sự săn sóc tận tình của Đức cha Phêrô Nguyễn Năng, được tấn phong vào ngày 12.03.1971, sau hơn hai tháng ngày Đức cha già G.B Đức qua đời, Hội Dòng đã thăng tiến rất nhiều về tinh thần tu trì và tổ chức cộng đoàn.
Hội Dòng tiếp tục phát triển với thời gian, nhất là khi Đức cha Phêrô Trần Xuân Hạp làm chủ chăn giáo phận, ngài đã giúp Hội Dòng ổn định hơn về kinh tế và cơ sở. Thêm vào đó, ngài cũng cho phép Hội Dòng canh tân tu phục cho phù hợp hơn so với các nữ tu trên thế giới và để thuận tiện trong việc phục vụ, rao giảng Tin Mừng cho con người thời đại.
Thập niên 90 của thế kỷ XX là giai đoạn Hội Dòng có thêm nhiều biến chuyển tích cực: như nhờ Đức cha Phêrô Trần Xuân Hạp xin phép Tòa Thánh, mỗi cộng đoàn được lập Tập viện ngay tại cộng đoàn để đào tạo những chị em đã kiên trì chờ đợi 20 năm qua; nữ tu Maria Nguyễn Thị Thịnh, lớp khấn đầu tiên sau ngày cải tổ được bầu lên làm Tổng phụ trách do Mẹ Tổ phụ Anê Trần Thị Đóa xin nghỉ hưu; được sự trợ giúp của các nữ tu MTG Huế, các nữ tu MTG Vinh được học hỏi Hiến chương chung của toàn Dòng MTG Việt Nam, cũng như nhờ sự trợ giúp của Nhóm Nghiên cứu Liên Dòng MTG Việt Nam và linh mục Phi Khanh Vương Đình Khởi mà Hội Dòng MTG Vinh đã biên soạn được cuốn Hiến chương riêng và đã được Đức cha Phêrô Hạp phê chuẩn vào ngày 13.09.1991. Bên cạnh đó, Hội Dòng còn được nhiều linh mục tuyên úy và ân nhân giúp đỡ nên các thành viên đã thực sự đưa tinh thần Hiến chương vào đời sống.
Cũng trong năm Hiến chương được phê chuẩn, nữ tu Anê Nguyễn Thị Tâm được bầu làm Tổng phụ trách thay cho nữ tu Maria Nguyễn Thị Thịnh nghỉ hưu.
Thống kê giai đoạn này, Hội Dòng có 158 thành viên có lời khấn.
Năm 1992, nhờ sự can thiệp của Đức cha Phêrô, Hội Dòng được phép của Ban tôn giáo Trung ương về 3 điểm sau:
- Cho Tu viện được tiếp nhận ơn gọi.
- Số chị em hiện đang xa rời nhiệm sở được trở về cộng đoàn của mình.
- Chị em được thuyên chuyển giữa các cộng đoàn theo Hiến chương và Nội quy của Hội Dòng
Ngày 25 tháng 3 năm 1993, sau 23 năm Tập viện bị đóng cửa nay hoạt động trở lại. Tuy nhiên mãi đầu năm 1996 Tập viện mới chính thức được chính quyền công khai chấp nhận. Và ngày 21.11.1996, Hội Dòng có 13 chị dâng lời khấn đầu tiên sau hơn 2 thập niên gián đoạn. Kể từ đó đến nay, năm nào vào ngày lễ Đức Mẹ Dâng Mình- 21.11, Hội Dòng đều có những thành viên mới trong lời khấn Dòng.
Cũng trong năm Hội Dòng có lại thành viên khấn dòng này, Hội Dòng cũng đã quyết định cho những chị em đã có thời gian tu tập trong Dòng trên 6 năm, nhưng do giới hạn về học lực, được khấn Tư Mật (với cha linh hồn).
Năm 1999, nữ tu Anna Đậu Thị Nhung được bầu làm Tổng phụ trách thay cho nữ tu Anê Nguyễn Thị Tâm mãn nhiệm sau hai khóa điều khiển Hội Dòng một cách tốt đẹp. Thời gian năm cuối thiên kỷ thứ II và mở ra ngàn năm mới thứ III cho Hội Dòng nhiều hứa hẹn nhưng cũng đặt ra nhiều nỗ lực.
Ngoài việc tiếp tục công việc của các vị tiền nhiệm: củng cố tình hiệp nhất trong cộng đoàn, nâng cao đời sống tinh thần đời tu cho các thành viên… chị Tân Tổng Phụ trách đã cùng với các chị em của mình tổ chức mừng năm thánh 50 Cải tổ Hội Dòng (1952-2002) một cách thành công và ý nghĩa.
Gặp được gian đoạn nhiều thuận lợi, Hội Dòng đã sửa chữa nhiều cơ sở vật chất, đặc biệt là gửi nhiều chị em đi học tại các Đại học ngoài xã hội và các học viện Thần học tại Tp. HCM, cũng như ở nước ngoài.
4. Đặc sủng Dòng Mến Thánh Giá. Ơn gọi sống đời sống thánh hiến trong Dòng Mến Thánh Giá là quà tặng cao quý của Thiên Chúa, làm cho người nữ tu thông dự vào linh đạo và đặc sủng của Đấng Sáng Lập bằng cách:
- Hướng trọn lòng trí và cuộc sống về “Đức Giêsu-Kitô Chịu-Đóng-Đinh là đối tượng duy nhất”
- Sống sứ vụ tông đồ thừa sai để loan báo Phúc-Âm cho các dân tộc và góp phần xây dựng Giáo hội địa phương.
Đặc sủng của Dòng thể hiện trong mục đích và sứ mạng, được mỗi chị em sống hạnh phúc trong khi dấn thân phcụ vụ tha nhân để làm vinh danh Thiên Chúa.
5. Linh đạo Dòng Mến Thánh Giá : Tập trung vào khuôn mặt Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh và Mầu nhiệm Thánh Giá cứu độ của Người, thể hiện qua ba chiều kích: chiêm niệm, khổ chế và tông đồ. Hằng ngày chị em Mến Thánh Giá hướng về Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh bằng ba lời kinh: “Lạy Chúa Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng con, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian” (HC 64).
6. Sứ mạng Dòng Mến Thánh Giá.
Chị em Mến Thánh Giá được mời gọi thông dự vào tinh thần trung gian của Đức Giêsu Kitô và tiếp nối sứ mạng của Người bằng việc chuyển cầu:
- Trong nguyện đường, chị em tha thiết cầu xin ơn hoán cải cho bà con lương dân và những tín hữu sống xa lìa Thiên Chúa, cùng xin Người tuôn đổ phúc lành trên xã hội, Giáo hội địa phương cũng như toàn cầu.
- Trong cuộc sống, chị em dấn thân phục vụ ưu tiên giới nữ, giới trẻ trong lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế, luân lý và đức tin.
7. Bổn Mạng Hội Dòng: Lễ Thánh Giuse 19/03.
8. Địa Chỉ nhà Mẹ
HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VINH
Nghi Diên-Nghi Lộc-Nghệ An
Tel : 038.3861.238
Email: tuvienxadoai@yahoo.com
9. Bề Trên Đương Nhiệm: Anna Đậu Thị Nhung

10 Các hoạt động tại Việt Nam của Hội Dòng:
• Mục vụ các giáo xứ
• Giáo dục
• Công tác bác ái xã hội, chăm sóc trẻ mồ côi tàn tật
• phục vụ y tế
11. Số cộng đoàn tại việt Nam
Cộng Đoàn Trang Nứa
Cộng Đoàn Lưu Mỹ
Cộng Đoàn Chân Thành
Cộng Đoàn Hướng Phương
Cộng Đoàn Nghĩa Yên
Cộng Đoàn Vạn Lộc
Cộng Đoàn Quy Chính
Cộng Đoàn Gia Hòa

12. Nhân Sự:
a) Năm 25/03/1993
Khấn trọn : 181 người
Khấn tạm 4 người
Tập sinh 13 người

Năm 2008
Khấn trọn 313 người
Khấn tạm 148 người
Tập sinh 29 người
Tiền tập: 72 người (2 lớp B+C)

Số tu sĩ đã qua đời từ năm (1974 dến năm 2008) là 103 người
13. Điều kiện gia nhập:
• Thực sự có chí hướng trong đời sống tu trì
• Có sức khỏe thể lý, tâm lý bình thường
• Có hạnh kiểm tốt, con gia đình đạo đức
• Tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông
• Giấy chứng nhận Bí tích Rửa tội, Thêm Sức
• Giấy giới thiệu của Cha Sở
• Giấy chứng nhận sức khoẻ
• Tuổi : dưới 25 tuổi
14. Địa chỉ liên lạc
Tu viện Mến Thánh Giá Vinh
Nghi Diên-Nghi Lộc-Nghệ An
Tel : 038.3861.238

_________________
Mơ chi ảo mộng xa vời
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời cao siêu
Lo chi cuộc sống sớm chiều
Đời con theo Chúa, mọi điều xin vâng


Yêu Thương + Dấn Thân = Phục Vụ



Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Thứ 2 11 03, 2013 3:13 pm 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật 22 02, 2009 10:46 am
Bài viết: 839
Đến từ: Giáo Xứ Thạnh An
Has thanked: 5376 lần
Have thanks: 2120 lần
Do việc cập nhật tin tức không thường xuyên từ các Hội Dòng Mến Thánh Giá nên theo thời gian sẽ có một vài thay đổi trong Hội Dòng như:
- Bền Trên Đương Nhiệm.
- Số Cộng Đoàn.
- Số Nhân Sự Trong Hội Dòng.
- Và một số thay đổi khác.
Nên mong các bạn thông cảm, nếu bài viết chưa cập nhật được những thay đổi mới nhất, xin các bạn góp ý để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Thank you.

_________________
Mơ chi ảo mộng xa vời
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời cao siêu
Lo chi cuộc sống sớm chiều
Đời con theo Chúa, mọi điều xin vâng


Yêu Thương + Dấn Thân = Phục Vụ



Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Thứ 6 15 03, 2013 9:54 pm 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật 22 02, 2009 10:46 am
Bài viết: 839
Đến từ: Giáo Xứ Thạnh An
Has thanked: 5376 lần
Have thanks: 2120 lần
LƯỢC SỬ HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ THANH HÓA


BỐI CẢNH KHAI SINH HỘI DÒNG

Hội Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa là một trong 24 Hội Dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam, được Tòa Thánh chuẩn nhận và ban sắc lệnh thành lập ngày 23 tháng 11 năm 1932, tách ra từ Mến Thánh Giá Phát Diệm. Nhưng từ năm 1932-1935 Mến Thánh Giá Thanh Hóa và Mến Thánh Giá Phát Diệm vẫn chung một ban điều hành. Trong địa phận mới đã có sẵn 4 tu viện : Kẻ Bền, Hữu Lễ, Nhân Lộ và Ba Làng với 45 nữ tu.
Năm 1935 Đức Cha Louis de Cooman – Giám Mục Giáo Phận Thanh Hóa đã mua một khu đất rộng 4 hecta, gần Tòa Giám Mục và khởi công xây dựng sở Chính và Tập Viện của Hội Dòng.
Cuối năm 1935 Mến Thánh Giá Thanh Hóa mới hoàn toàn tự lập.
 Mẹ Bề Trên tiên khởi của Hội Dòng: Anna Trần Thị Hợp.
 Bà Nhì: Têrêxa d’Avila Nguyễn Thị Phúc.
 Bà Tập: Maria Catarina Nguyễn Thị diện.
Lớp khấn đầu tiên của Hội Dòng vào ngày 02/02/1937 cho 3 nữ tu, Hội dòng ghi dấu những chặng đường mới của mình dưới khẩu hiệu “Qua Thánh Giá tới Ánh Sáng”.
 Năm 1935 thành lập tu viện Phúc Địa.
 Năm 1937 thành lập tu viện Tân Hải.
 Năm 1942 thành lập tu viện Liên Quy, Quần Xá và Đệ Tử viện.
 Năm 1945(năm Ất Dậu) các tu viện trở thành những trạm cứu thương và những nhà cứu đói.
 Năm 1948 Thành lập Tu viện Kẻ Láng với cô nhi viện.
 Năm 1952 Đức Cha Louis de Cooman cử hai nữ tu vào giúp Mến Thánh Giá Vinh, trở thành Hội Dòng có lời khấn theo Giáo Luật.
 Năm 1953 số nữ tu đã lên tới 125; chị em sinh sống bằng nghề nông, bán thuốc rong vào các vùng sâu vùng xa để truyền giáo.
1. Biến Cố lịch sử:
Năm 1954, Hiệp định Genève, chia đôi lãnh thổ Việt Nam. Cuộc di cư làm xáo trộn tình trạng của Dòng, mỗi người theo phương tiện thích ứng của mình. Số nữ tu Thanh Hóa di cư vào Nam là 112, nay thành Mến Thánh Giá Đà Lạt. Còn lại 13 chị già yếu ở lại trông coi các cơ sở.
Cuối năm 1955, Đức Cha Phêrô Phạm Tần và Cha Gioan Baotixita Lưu Văn Khuất, hai Đấng lo việc phục hồi Hội Dòng, 4 Tập sinh cũ làm kỳ tập lại và ngày 01.01.1957 tuyên khấn lần đầu.
Năm 1954, từ 13 chị già yếu nhưng đến năm 1965 số chị em đã tăng lên 75.
2. Thời kỳ khó khăn:
Hội Dòng vừa hồi sinh, năm 1965 chiến tranh lại tiếp tục diễn ra. Ngày 16.03.1965 chị em nhận lệnh tản cư, Đệ Tử và Nhà Thử về gia đình, 7 Tập sinh và 18 chị khấn chuyển về các cộng đoàn Nhân Lộ, Quần Xá và Phúc Địa. Chị em trong các cộng đoàn cuộc sống vốn đã khó khăn nay lại khó khăn hơn.
Năm 1972 lại một lần biến động ơn gọi, 7 nữ tu phải về gia đình, đến năm 1975 các chị được trở lại Hội Dòng.
Thời gian này kéo dài từ năm 1965-1992. trong những năm này chị em không hoạt động gì ngoài việc dạy giáo lý và tập hát trong các giáo xứ có cộng đoàn cư trú.
3. Thời kỳ phát triển:
 Năm 1990 Đệ tử viện được Khôi phục với lớp dạy may đầu tiên cho các thiếu nữ nghèo.
 Năm 1992 Tập viện được khôi phục, một số thử sinh chưa tốt nghiệp phổ thông trung học được tiếp tục theo học.
 Tháng10/1992 Hội Dòng đã khai giảng lớp học văn hóa đầu tiên cho các em cấp II và cấp III tại Hội Dòng.
 Ngày 02.02.1996 tám nữ tu tiên khấn đã nối lại thời gian bị gián đoạn từ năm 1965 (tức: 31 năm).
4. Các lãnh vực hoạt động:
 Văn Hóa
Chị em dạy nhà trẻ, trường mẫu giáo.
 Xã hội
Phục vụ tại các phòng khám thiện nguyện, mở lớp huấn nghiệp may.
Thăm viếng giúp đỡ những người nghèo khổ, già yếu, neo đơn và khuyết tật.
 Đức tin và luân lý
Chị em cộng tác với các Linh mục trong việc mục vụ giáo xứ :
Thăm viếng và trao Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân.
Dạy giáo lý các cấp,
Huấn luyện giáo lý viên và tổ chức các sinh hoạt đoàn thể : Thiếu nhi, giới trẻ, hiền mẫu.
 Sinh hoạt cộng đoàn
Các cộng đoàn chủ yếu là làm nông nghiệp.
5. Những thách đố trong hiện tại:
 Khả năng chuyên môn hạn chế.
 Thiếu phương tiện khi thi hành sứ vụ.
 Về ơn gọi: có nhiều thiếu nữ xin gia nhập, nhưng các cơ sở và khả năng còn hạn chế do đó không đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại, đây cũng là điều Hội Dòng băn khoăn, thao thức.
 Việc đào tạo nhân sự, kiến thức, chuyên môn cho việc huấn luyện và tông đồ truyền giáo cũng là vấn nạn lớn cho Hội Dòng.
6 . Những dự kiến:
 Trong tương lai, Hội Dòng sẽ mở rộng thêm các cộng đoàn để được đồng hành và gần gũi với dân nghèo.
 Quan tâm việc đào tạo tu đức, nhân bản, tinh thần hy sinh cho các nữ tu trẻ.
 Mở rộng chương trình y tế và lớp học tình thương tại các vùng nghèo.
7. Nhân sự:
 Năm 1935 : 45 nữ tu.
 Năm 1954 :125 nữ tu, di cư vào nam còn lại 13 nữ tu.
 Năm 1965 :75 nữ tu.
 Năm 2008 : 196 nữ tu.
 Khấn Trọn : 108
 Khấn Tạm : 88
 Tập sinh : 16
 Tiền tập : 31
 Đệ tử : 107
 Cộng đoàn : 16
 Qua đời : Từ năm 1959 đến năm 2008 có 24 nữ tu qua đời.
8. Điều kiện gia nhập:
- Có sức khoẻ thể lý và có sự quân bình tâm lý.
- Học lực tốt nghiệp THPT trở lên.
- Có đức tin vững chắc.
- Không mắc bệnh truyền nhiễm.
- Được cha mẹ ưng thuận và cha xứ giới thiệu.
9. Địa chỉ Hội Dòng và liên lạc ơn gọi:
Hội Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa
10/626 Bà Triệu – Trường Thi – Tp. Thanh Hóa.
Đt. 037 3855 610 – E-mail: hdmtgth@hn.vnn.vn
10. Tổng Phụ Trách: Maria Nguyễn Thị Tuyết
11. Nhận định
Qua dòng thời gian, Hội Dòng mỗi ngày phát triển hơn, qua những bước thăng trầm nối tiếp nhau . . . nhưng tất cả đều do sự quan phòng kỳ diệu của Tình Yêu Thiên Chúa. Nhân sự Hội Dòng có lúc phát triển mạnh mẽ nhưng cũng có thời kỳ thử thách, khó khăn. Dầu vậy, Hội Dòng luôn vững tin có bàn tay Thiên Chúa dẫn dắt, cùng với sự phù trợ yêu thương của Mẹ Maria và Thánh Giuse quan Thầy.

MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ HỘI DÒNG

Hình ảnh
Nhà Nguyện

Hình ảnh

Hình ảnh
Lớp Hướng Nghiệp

Hình ảnh
Dạy Trẻ

Hình ảnh

Hình ảnh

_________________
Mơ chi ảo mộng xa vời
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời cao siêu
Lo chi cuộc sống sớm chiều
Đời con theo Chúa, mọi điều xin vâng


Yêu Thương + Dấn Thân = Phục Vụ



Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Chủ nhật 17 03, 2013 10:26 am 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật 22 02, 2009 10:46 am
Bài viết: 839
Đến từ: Giáo Xứ Thạnh An
Has thanked: 5376 lần
Have thanks: 2120 lần
HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ QUI NHƠN


Hội Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn là Hội Dòng Giáo phận có Nhà Mẹ đặt tại Thành phố Qui Nhơn. Tên gọi Mến Thánh Giá Qui Nhơn nói lên Thánh giá là Đường, là đích điểm để qui hướng lòng trí và cuộc sống về Đức Kitô Chịu Đóng Đinh.
I. NGUỒN GỐC HỘI DÒNG
Hội Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn có nguồn gốc từ Dòng Mến Thánh Giá do Đức Giám Mục Lambert de la Motte sáng lập (1624-1679). Đức Cha có ý định lập một nhà dòng nữ gồm những người bản xứ nhằm giúp công cuộc truyền giáo cho lương dân được hiệu quả hơn.
Với ý định đó, vào năm 1670, Đức Cha Lambert de la Motte đã lập dòng nữ Mến Thánh Giá tại Đàng Ngoài và năm 1671 tại Đàng Trong (An Chỉ, Quảng Ngãi), một vùng đất thuộc Giáo phận Qui Nhơn ngày nay. Lúc đầu chỉ có một nhóm nhỏ gồm 10 thiếu nữ đạo đức người bản xứ. Ngài đã ban Bản Luật Tiên Khởi, trong đó qui định các chị em sống thành cộng đoàn và trực thuộc Đấng Bản Quyền sở tại. Đây là dòng nữ mang bản sắc Á Đông vừa chiêm niệm vừa họat động, tiền thân của Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn ngày nay.

II. TIỂU SỬ ĐẤNG SÁNG LẬP
( Xem chung các dòng MTG Việt Nam )
III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỘI DÒNG
Dòng Mến Thánh Giá Đàng Trong qua nhiều giai đoạn bách hại khốc liệt từ năm 1677-1889 hàng ngàn nữ tu bị bách hại, phân tán nhưng vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển. Dưới thời Tự Đức, năm 1862, hai Nữ tu Anê Soạn và Anna Trị chịu xử giảo tại Phan Rí – Bình Thuận và được Đức Cha Damien Grangeon Mẫn – Giám Mục Giáo phận Qui Nhơn lập hồ sơ xin phong chân phước vào 10/5/1909.
Giai đoạn phục hồi và cải tổ Dòng:
Năm 1919, toàn Giáo phận Qui Nhơn có 11 tu viện với 246 Nữ tu hoạt động từ Quảng Nam, Kon Tum đến Phan Rang. Năm 1922, Linh mục Jean Baptiste Solvignon Lành - Cha sở Giáo xứ Gò Thị, đã được Đức Cha Damien Grangeon Mẫn - Giám mục Qui Nhơn, ủy nhiệm việc cải tổ Dòng Mến Thánh Giá thành Dòng có lời khấn đơn.
Từ năm 1924, bắt đầu thu nhận ứng sinh.
Năm 1928, Đức Cha Damien Grangeon Mẫn đệ trình những khẩn nguyện để xin Tòa Thánh chuẩn y.
Ngày 02/3/1929, Thánh Bộ Tu Sĩ ban sắc lệnh chuẩn y lập Dòng Mến Thánh Giá Gò Thị Qui Nhơn.
Ngày 14/9/1932, Đức Cha Auguste Tardieu Phú chiếu theo sắc lệnh Tòa thánh ban hành chỉ thị lập dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn có trụ sở chính tại Gò Thị, Xuân Phương, Tuy Phước, Bình Định.
Năm 1965, vì thời cuộc, Nhà Mẹ dời về trụ sở 132 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn.
Từ năm 1929 - 2009, 80 năm qua dù có nhiều khó khăn nhưng Hội Dòng nhờ ơn Chúa đã không ngừng trưởng thành và phát triển. Hiện nay Dòng đang có mặt và hoạt động tại 8 Giáo phận tại Việt Nam và 4 Giáo phận Hải ngoại, với 62 Cộng đoàn và 405 Nữ tu.
IV. ĐẶC SỦNG
( Xem chung các dòng MTG Việt Nam )
V. LINH ĐẠO
Xem chung các dòng MTG Việt Nam
VI. SỨ MẠNG
Xem chung các dòng MTG Việt Nam
VII. BỔN MẠNG
Xem chung các dòng MTG Việt Nam

VIII. BỀ TRÊN ĐƯƠNG NHIỆM Anne Marilyne Phạm Thị Bích Hường
Tổng Phụ Trách
IX. ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ NHÀ MẸ
Hội Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn
132 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn, Bình Định.
Điện thoại : 056-2241120 (Văn phòng)
Fax : 056-3821046.
Email : mtgqn@dng.vnn.vn ; mtgquynhon@gmail.com

Nhà Mẹ Hội Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn hiện nay
X. CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
1. Mục vụ giáo xứ
o Dạy giáo lý
o Phòng Thánh, bàn thờ, lễ sinh, ca đoàn
o Trao Mình Thánh Chúa, phụ trách các hội đoàn, các chương trình sinh hoạt của Giáo xứ
o Thăm viếng, nâng đỡ đời sống tinh thần cho các giáo dân, cũng như lương dân vùng sâu vùng xa.
2. Văn hóa giáo dục
o Dạy trẻ mầm non, lớp học tình thương, giúp các học sinh nghèo.
o Nuôi dạy các em cô nhi, khuyết tật...
o Lưu học xá nữ sinh viên, giúp các sinh viên nghèo thôn quê có nơi lưu học.
3. Từ thiện xã hội
o Hướng nghiệp cho các thiếu nữ, tạo công việc để thêm thu nhập, ổn định nếp sống gia đình.
o Thăm, khám, cấp thuốc, chữa bệnh giúp dân nghèo…
XI. SỐ CỘNG ĐOÀN
- 55 Cộng đoàn trong 8 Giáo phận tại Việt Nam
- 05 Cộng đoàn trong 3 Giáo phận tại Hoa Kỳ
- 02 Cộng đoàn trong 1 Giáo phận tại Nauy
XII. NHÂN SỰ
- Khấn trọn : 2582582222222222223- 258a 258
- Khấn tạm : 11011 a 110
- Tập sinh : 37 a 37
- Thỉnh sinh : 22 a 22
XIII. ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP
- Tuổi : từ 18 - 24, sức khỏe tốt, hạnh kiểm tốt.
- Học lực : tốt nghiệp phổ thông trung học; Trên 24 tuổi, có ngành nghề, học xong cao đẳng hoặc đại học…
- Và một số điều kiện khác theo Giáo Luật 1983 và Hiến Chương, Nội Qui Hội Dòng.
XIV. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC VỀ ƠN GỌI
1. Đặc trách tổng quát ơn gọi:
2. Qui Nhơn: Nữ tu đặc trách Rosa Bạch Thị Tuyết.
Địa chỉ : 132 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn.
Điện thoại : (056)2241120; 056-3821046
Email : mtgqn@dng.vnn.vn
: mtgqn2007@yahoo.com
XV. KHẢ NĂNG CỘNG TÁC VỀ CHUYÊN MÔN CỦA HỘI DÒNG TRONG CÔNG VIỆC PHỤC VỤ CHUNG:
a. Lĩnh vực giáo dục
- Trường học, Cô nhi viện, Hướng nghiệp.
b. Mục vụ
- Truyền giáo, Đào tạo giáo lý viên cho Giáo phận, Bác ái xã hội.
- Một số lĩnhh vực khác: dạy nhạc, dạy các cấp giáo lý, phụ trách ca đoàn, linh hoạt viên,…
Hình ảnh về Hội Dòng: http://gpquinhon.org/qn/news/dong-men-thanh-gia/

_________________
Mơ chi ảo mộng xa vời
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời cao siêu
Lo chi cuộc sống sớm chiều
Đời con theo Chúa, mọi điều xin vâng


Yêu Thương + Dấn Thân = Phục Vụ



Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Chủ nhật 17 03, 2013 10:20 pm 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật 22 02, 2009 10:46 am
Bài viết: 839
Đến từ: Giáo Xứ Thạnh An
Has thanked: 5376 lần
Have thanks: 2120 lần
LỊCH SỬ HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ TÂN VIỆT


2/2 Lê Lai, Phường 12, Quận Tân Bình, Tổng Giáo Phận Sài Gòn
Đt. 8426307- E.mail : mtgtanviet2@hcm.vnn.vn

1. Nguồn gốc Hội Dòng: cùng chung với các Hội Dòng MTG khác
2. Tiểu sử vị sáng lập Hội Dòng: cùng chung với các Hội Dòng MTG khác
3. Lịch sử Hội Dòng: - Tại Việt Nam
Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân Việt là một trong 23 Hội Dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam, và là một trong 7 Hội Dòng Mến Thánh Giá trực thuộc Giáo phận Sàigòn.
a. Nhà Phước Cổ Việt – Thái Bình 1943-1954
Năm 1943, tại giáo phận Thái Bình, giáo xứ Cổ Việt, Cha chánh xứ Gioan Baotixita Phạm Hưng Thi thấy giáo xứ cần có những nữ tu cộng tác trong công tác tông đồ nên xin phép Đức Giám Mục Sanctus Ubertnard Ninh mời nhà phước Trung Lễ cho hai Chị (Maria Phạm Thị Thanh và Maria Nguyễn Thị Tin) về cộng tác với Ngài và từ đó Nhà Phước Cổ Việt được hình thành. Năm 1948, cha Đaminh Vũ Đức Triêm làm chánh xứ giáo xứ Cổ Việt thay cha Gioan, chị em nhà phước vẫn tiếp tục những sinh hoạt mục vụ tông đồ trong giáo xứ.
b. Biến cố lịch sử của đất nước.
Ngày 20 tháng 07 năm 1954, Hiệp định Genève chia đôi đất nước Việt Nam ở vĩ tuyến 17. Ba mươi chị em nhà phước Cổ Việt di cư vào Nam và định cư tại giáo xứ Tân Mai Biên Hòa. Sau đó, cha Chánh xứ Đaminh Vũ Đức Triêm đến thăm và mời các chị em về Sài Gòn, sinh hoạt tại giáo xứ Tân Việt. Ra đi với hai bàn tay trắng, nên thời gian đầu chị em phải sinh sống bằng viện trợ của chính phủ. Việc tông đồ của chị em là đi phục vụ, chung sống với bà con tại các trại tị nạn. Năm 1956, dần dần khắc phục được khó khăn, cuộc sống tương đối ổn định, chị em đã vượt đất làm nhà. Năm 1966, chị em mua được nhà trường cũ của cha Sở Giuse Nguyễn Văn Thiên Giáo họ Chí Hòa, hiện là cơ sở Tân Việt ngày nay.
c. Đời sống tinh thần và huấn luyện ơn gọi từ năm 1960-1975
Năm 1960 chị em bắt đầu tiếp nhận những ơn gọi mới. Năm 1963, Đức Cha Tađêô Lê Hữu Từ và Cha Giuse Vũ Văn Hải giới thiệu Bà Maria Phạm Thị Thanh đến Dòng Mếán Thánh Giá Phát Diệm (Gò Vấp) gặp mẹ bề trên đương kim Êlizebeth Trần Thị Nhẫn, sau khi trao đổi hai bên đã đi đến thoả thuận:
- Hội Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm đón nhận chị em nhà phước Thái Bình Tân Việt và giúp huấn luyện theo một tinh thần chung. Những chị em có lời hứa của nhà phước thì làm nhà tập 1 năm, còn các lớp nhỏ sau này sẽ huấn luyện như các chị em Mến Thánh Giá Phát Diệm: sáu tháng thử, hai năm tập.
- Chung một Tinh thần và chung một Ban Điều Hành, Nhân sự và tài sản thì riêng.
Từ năm 1963-1975, các chị em lần lượt được gửi đến huấn luyện tại Tập viện Hội Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm 11 lớp gồm 36 chị em.
d. Chính Thức là một Hội Dòng Độc Lập Ngày 16-06-1976
Dịp tĩnh tâm năm 1976, mẹ Elizabeth Trần Thị Nhẫn thấy hoàn cảnh đất nước thay đổi, không thuận tiện giúp đỡ nhau trong việc huấn luyện, nên đã trao đổi với bà Maria Phạm Thị Thanh xin Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình tách ngành Thái Bình-Tân Việt thành một Hội Dòng độc lập.
Ngày 16-06-1976 Đức Tổng Giám Mục Phaolô đã chủ tọa cuộc bầu cử bề trên của Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân Việt, và ký nghị định phê chuẩn Hội Dòng Mến Thánh Giá Thái Bình Tân Việt là Hội Dòng độc lập trực thuộc giáo phận Sài Gòn. Ngày 29.06.1995 Bộ Đặc Trách các Tu Hội Đời Sống Thánh Hiến tuyên bố Hội Dòng Mến Thánh Giá Thái Bình Tân Việt là HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ TÂN VIỆT
4. Đặc sủng Hội Dòng:(chung với các Hội Dòng MTG khác):
5. Linh đạo Hội Dòng: (chung với các Hội Dòng MTG khác)

6. Sứ mạng của Hội Dòng: (chung với các Hội Dòng MTG khác)
7. Bổn Mạng Hội Dòng: chung với các Hội Dòng MTG khác.
8. Địa chỉ:
Trụ sở trung ương: 2/2 Lê lai, Phường 12, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
9. Bề Trên đương nhiệm: Maria Bùi Thị Mát
10. Các hoạt động tại Việt Nam:
- Mục vụ giáo xứ
- Giáo dục
- Y tế
- Công tác xã hội
- Sứ vụ cho anh em dân tộc
11. Số cộng đoàn:
Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân Việt đã cùng đồng hành với Giáo hội trên quê hương Việt Nam gồm 15 cộng đoàn thuộc 8 Giáo Phận tại Việt Nam:
* Giáo phận Sài Gòn: 3 cộng đoàn: Tân Việt, Lạc Quang, Tân Thái Sơn
* Giáo phận Xuân Lộc: 3 cộng đoàn và 1 tu xá: Trà Cổ, Nam Hà, Trung Ngãi, Tu xá Tân Xuân
* Giáo phận Buôn Mê Thuột 1 cộng đoàn: Thí điểm truyền giáo Bù Đăng
* Giáo phận Phú Cường 1 cộng đoàn: Dầu Tiếng
* Giáo phận Kontum 3 cộng đoàn: Phú Nhơn, Hiếu Nghĩa, Phú Quang.
* Giáo phận Long Xuyên 2 cộng đoàn: Núi Sập, Mỹ Hiệp Sơn
* Giáo phận Đà Lạt 1 cộng đoàn: Đà Lạt
* Giáo phận Thái Bình 1 cộng đoàn: Cổ Việt
12. Nhân sự: Tổng số: 112
Khấn trọn: 71
Khấn tạm: 30
Tập sinh: 11
Thỉnh sinh: 19
Thanh Tuyển: 60
13. Điều kiện gia nhập:
- Sức khỏe thể lý và tâm lý bình thường.
- Có giấy giới thiệu của Cha xứ hoặc người hữ trách trong giáo xứ giới thiệu.
- Các em học hết chương trình cấp II và III phổ thông với số tuổi tương đương từ 15- tới 18.
- Trường hợp khác, chị Đặc trách Thanh tuyển và Chị Tổng Phụ trách sẽ quyết định.
14. Địa chỉ liên lạc về ơn gọi
- 2/2 Lê Lai, phường 12, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Đt (08) 8426307 - (08) 9491346
E. mail: tthanhtuyentv@yahoo.com
15. Hình ảnh kèm theo:

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

_________________
Mơ chi ảo mộng xa vời
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời cao siêu
Lo chi cuộc sống sớm chiều
Đời con theo Chúa, mọi điều xin vâng


Yêu Thương + Dấn Thân = Phục Vụ



Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Thứ 6 12 04, 2013 9:58 am 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật 22 02, 2009 10:46 am
Bài viết: 839
Đến từ: Giáo Xứ Thạnh An
Has thanked: 5376 lần
Have thanks: 2120 lần
HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ PHÁT DIỆM
THUỘC GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM


Hội Dòng MTG Phát Diệm cùng chung một nguồn gốc với 25 Hội Dòng MTG Việt Nam và cùng chung một Đấng Sáng Lập là Đức Cha Phêrô Maria Lambert de la Motte. Riêng Hội Dòng MTG Phát Diệm được thành lập năm 1902.
Năm 1901, khi Giáo phận Phát Diệm được thành lập thì đã có 3 “Nhà mụ” MTG. Các nhà đều đứng biệt lập và sống như những Tu Hội chỉ có lời khấn tư thôi.
- Nhà Phúc Nhạc, thành lập năm 1788 (x. Lễ Bạc Dòng MTG PD.)
- Nhà Bạch Cát (Bạch Liên) thành lập năm 1749 (x. Lễ Bạc).
- Nhà Thành Đức thuộc xứ Cách Tâm được thành lập năm 1823 (x. Lễ bạc).
Năm 1902, một năm sau khi Giáo phận được thành lập, Đức Cha Alexandre Marcou Thành đã cho 9 chị em nhà Phúc Nhạc xuống lập nhà Phát Diệm Lưu Phương.
Năm 1925 nhà Phát Diệm trở thành Nhà Mẹ của Hội Dòng. Công việc của chị em là: in các sách đạo bằng chữ Nôm, quen gọi là nhà “mụ in”, may đồ lễ và làm thuốc viên. ( x. Lễ Bạc)
Năm 1912: thiết lập Nhà Tập, Bà Na làm Giám đốc.

I. CUỘC CANH TÂN CẢI TỔ (1916-1925)
Năm 1916, Đức Cha Marcou Thành trao cho Cha Louis de Cooman Hành, Cha Chính (Cha Tổng Đại Diện) Địa phận Phát Diệm, quyền coi sóc - canh tân Hội Dòng. Năm 1917 Toà Thánh bổ nhiệm Cha Louis de Cooman Hành làm Giám mục Phó Địa phận Phát Diệm.
Với đường hướng cải tổ, Đức Cha Louis thống nhất các Nhà Mụ trong Giáo phận, soạn Hiến Pháp mới và quy định việc khấn dòng theo Giáo Luật. Suốt 9 năm trời, Đức Cha đến từng nhà khuyên nhủ, giải thích cho các chị về Ba Lời Khuyên Phúc Âm. Đây không phải là việc dễ dàng đối với những người quen sống tự do. Đức Cha đã phải hy sinh nhẫn nại không ít để đương đầu với nhiều khó khăn trở ngại.
Đức Cha cũng sửa đổi tu phục và tên gọi các chức vụ cho thích hợp với dòng tu :
- Bà Mẹ → Bề Trên chung cho cả Hội Dòng trong Giáo phận.
- Bà Nhì → phụ tá của Bà Mẹ.
- Chị giữ việc → Tổng quản lý.
- Các cộng đoàn nhỏ : Bà đứng đầu gọi là Bà Nhất, chị Cai gọi là : Quản lý.
Chị em mặc áo dài đen, đầu đội lúp đen, ngực đeo tượng Thánh Giá. Mới đầu, khi nghe nói phải tuyên khấn, nhiều chị phân vân, không muốn từ bỏ nếp sống cũ, nhưng sau khi được Đức Cha tận tình hướng dẫn, hầu hết các chị em sẵn sàng hội nhập vào nếp sống tu trì đúng nghĩa theo các đòi hỏi của Giáo Luật (1917).

II. 3 BIẾN CỐ QUAN TRỌNG (1924-1968)
Biến cố I: Hoả ngục quấy phá (1924-1941)
Cuộc cải tổ toàn diện trên đã làm cho hoả ngục tức tối và phản ứng dữ dội, tấn công vào những Tập Sinh non trẻ của Hội Dòng. Thời kỳ này, Mẹ Anna Trần Thị Bạch Hương giữ chức vụ Chị Giáo Nhà Tập. Mẹ đã chứng kiến và từng đối thoại với quỷ hoả ngục, và chính Mẹ đã kể lại những sự việc cụ thể trong 17 năm bị quấy phá. Mục đích quấy phá là làm các chị khiếp sợ, chán nản mà bỏ về gia đình, nhưng Chúa gìn giữ không mất một ai. Và sau cùng, đến đầu năm 1941, thì quỷ tướng gặp Mẹ Hương, chúng đã nói cho Mẹ về mục đích và làm tờ cam kết này quỷ đã nhập vào một chị để viết kín 4 trang giấy A5. Mẹ Bề Trên Trần Thị Bạch Hương đã trao cho ĐC Phan Đình Phùng Giám Mục Giáo phận Phát Diệm lúc bấy giờ. Xong tờ cam kết Mẹ Bề Trên ra lệnh cho quỷ phải đi ngay, nó liền vật chị đó thật mạnh xuống đất rồi đi.
- Ngày 02-02-1925, sau 9 năm (1916 – 1925) chuẩn bị tinh thần cho các chị em thực sự đi vào đời sống thánh hiến, hai Đức Cha Giáo phận quyết định tổ chức lễ khấn. Những ngày đầu tuần tĩnh tâm, quỷ vẫn quấy động nhưng đến ngày thứ 5 thì được yên tĩnh hoàn toàn. Ngày 02- 02-1925 là ngày vui mừng trọng đại. Lễ Khấn lần đầu cho 61 chị đã được cử hành long trọng sốt sắng. Đây cũng là lễ khấn thứ II trên đất nước VN, sau 255 năm kể từ khi Đức Cha Phêrô Maria Lambert de La Motte nhận lời khấn cho 2 chị Anê và Paola (14.02.1670 – 1925).
- Năm 1931, sau 6 năm khấn tạm theo Giáo Luật, 61 chị đã khấn trọn đời.
- Năm 1932, Địa phận Thanh Hoá được tách rời từ Địa phận Mẹ Phát Diệm. Hội Dòng MTG cũng được tách đôi, để lập thành Hội Dòng MTG Thanh Hoá.
- Trong tinh thần chia sẻ ơn Chúa, năm 1942: Chị em giúp cải tổ Hội Dòng MTG Hưng Hoá.
- Năm 1946: Chị em giúp thành lập Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi (Bùi Chu).
- Năm 1951: Chị em giúp cải tổ Dòng MTG Bùi Chu, sau đổi thành Dòng Thừa Sai Đức Mẹ Trinh Vương.
 Các Bề Trên lãnh đạo Hội Dòng từ ngày 02-02-1925 đến năm 1954:
1/ Mẹ Bề Trên tiên khởi : Anna Nguyễn Thị Na (1925-1939), qua đời ngày 16-08-1954.
2/ Mẹ BT : Anna Trần Thị Bạch Hương (1939-1951;1954-1960), qua đời ngày 10-03-1995.
3/ Mẹ BT : Têrêsa Phạm Thị Ngọc Nhị (1951-1954), qua đời ngày 17-09-1954.

Biến cố II: phân chia lãnh thổ - cuộc di cư vào Nam (1954-1957)
Từ năm 1902-1954. Hội Dòng được 191 chị Khấn, 18 Tập sinh, 14 Đệ tử và 14 Cộng đoàn hoạt động trong 14 giáo xứ của Giáo Phận Phát Diệm :

1. Nhà Bạch Liên thiết lập 1749
2. Nhà Phúc Nhạc - 1788
3. Nhà Cách Tâm (Thành Đức) - 1823
4. Nhà Phát Diệm Lưu Phương - 1902
5. Nhà Ninh Bình - 1919
6. Nhà Văn Hải - 1927
7. Nhà Khiết Kỷ - 1937
8. Nhà Hướng Đạo - 1938
9. Nhà Tôn Đạo - 1940
10. Nhà Vô Hốt - 1940
11. Nhà Dưỡng Điềm - 1940
12. Nhà Quyết Bình - 1950
13. Nhà Như Tân - 1952
14. Nhà Tân Khẩn - 1953
Ngày 02-07-1954, Hiệp định Genêve chia đôi lãnh thổ Việt Nam ở vĩ tuyến 17. Cuộc di cư vĩ đại từ miền Bắc vào miền Nam và Hội Dòng MTG Phát Diệm cũng không thoát khỏi tình trạng chung lúc bấy giờ. Ngày 11- 07-1954 cùng với các Cha Phát Diệm, khoảng 183 chị em, gồm cả Khấn sinh, Tập sinh và Đệ tử di cư vào Nam, một cuộc ra đi không hẹn ngày về. Số các chị em còn ở lại miền Bắc là 30 chị có tuổi. Các chị chia nhau trông coi 9 nhà, còn 4 nhà phải đóng cửa vì không có người ở.
Đến năm 1956, nhà nước thu các cơ sở của Hội Dòng dùng làm trường học hoặc các cơ sở nhà nước, chỉ còn lại 3 cộng đoàn : Lưu Phương, Thành Đức và Hướng Đạo.
Năm 1957, Bà Anê Nguyễn Thị Toàn mãn khoá học tập cải tạo 3 năm trở về. ĐC Cố Phaolô Bùi Chu Tạo cho phép nhận ơn gọi và huấn luyện. Với sự hỗ trợ của Đức Cha và quý Cha, Hội Dòng đã nhận được 30 em Thỉnh sinh và đã được chia làm 3 lớp nhà tập và được đào tạo trong những năm 1958, 1959 và1960.
Ngày 01-01-1963 ĐC Phaolô Bùi Chu Tạo nhận lời khấn tạm của 30 em Tập sinh. Trong số này hiện nay chỉ còn 19 chị.
Sơ tán về gia đình lần I: Năm 1966-1967, vì chiến sự, chính quyền đã bắt 12 chị về gia đình. Nhưng ý Chúa nhiệm mầu, trong thời gian này Giáo phận đang thiếu các cha nên cần người phục vụ các xứ đạo.

Biến cố III: Chiến tranh tàn phá.
Sơ tán về gia đình lần II: Trận bom ngày 11- 03-1968, 6 quả bom đã rơi xuống khu vực nhà Mẹ Lưu Phương làm tan nát 24 nóc nhà, kể cả 3 ngôi nhà cần thiết là : Nhà Nguyện, Nhà Tập và Nhà Đệ Tử, chỉ còn sót lại Nhà Hội Chung và một tháp chuông, chôn vùi luôn Mẹ Bề Trên Anê Nguyễn Thị Toàn và 4 chị em khác (3 chị mới khấn tạm). Nhà tan, người chết, không còn nơi cư trú cho nên ngày 20- 03-1968 Chính quyền ra lệnh cho các chị em trẻ (10 chị) đi sơ tán về gia đình, chỉ còn lại 3 chị lớn tuổi và 3 cô hộ tu mù què, nhà Mẹ lúc này chỉ là một nơi hoang tàn thanh vắng. Đức Cha Cố Phaolô Bùi Chu Tạo thương các chị em lắm, và cứ 3 tháng một lần, Ngài tập trung chị em lại tại Nhà Chung để tĩnh tâm và hun đúc tinh thần con cái. Rồi mỗi năm Ngài cho khấn tạm lại, lúc dễ thì khấn chung, lúc khó thì khấn tư.

III. PHỤC HƯNG HỘI DÒNG (1973 – nay)
Năm 1973. Đức Cha Cố Phaolô Bùi Chu Tạo làm đơn xin chính quyền cho các chị đã đi sơ tán được lần 1 (12 người) trở lại nhà Dòng. Lúc đó còn lại 10 chị, vì một chị đã chết và một chị trở lại sống đời gia đình, các chị tiếp tục nhận ơn gọi và xây dựng lại Hội Dòng.
1. Phục hưng nhân sự
Kể từ ngày phục hưng lần thứ nhất ngày 01- 01-1962. Để theo đúng Hiến Pháp của Hội Dòng trước sự hiện diện của Đức Cha Chính Phaolô Bùi Chu Tạo, Đức Cha Phụ tá Giuse Lê Quý Thanh, Cha Bề Trên Giuse Hoàng Đình Kim và toàn thể Hội Dòng, đề cử Ban Cố Vấn tối đa để phát huy theo đúng Hiến Pháp và Bà Anê Toàn làm Bề Trên.
Ngày 01- 01-1963. Đức Cha Cố Phaolô Bùi Chu Tạo chủ tọa Lễ Khấn công khai theo Giáo Luật cho 30 chị em Khấn lần đầu. Thời gian này vì chiến tranh rất căng thẳng và khó khăn nên lớp khấn này không khấn trọn đời theo đúng như Hiến Pháp là 6 năm, mà phải khấn tạm từng năm một cho đến năm 1991 và năm 1993; tức là 30 năm mới khấn trọn đời hết.
- Ngày 12- 06-1991: Chị Anna Đinh Thị Hiền khấn trọn đời tại Hội Dòng MTG Gò Vấp, sau đó về làm Đại diện Ngày 14- 09-1991 nhận lời khấn cho 7 chị em tại nhà nguyện TGM Phát Diệm, vì Hội Dòng chưa có nhà nguyện.
- Ngày 14- 09-1992: 8 chị Khấn trọn tại nhà nguyện Hội Dòng tại Lưu Phương.
- Ngày 14 -09-1993: 6 chị Khấn trọn tại nhà nguyện Hội Dòng tại Lưu Phương.
Và ngày nay, mặc dầu trải qua những giai đoạn khó khăn, Hội Dòng MTG Phát Diệm tiếp tục phát triển, hằng năm vẫn có những lớp tiến lên nhà Tập, nhà Thử, Khấn Tạm, Khấn Trọn.

Nhân sự của Hội Dòng trong năm 2008:
- Khấn trọn 66 chị em
- Khấn tạm 97chị em
- Tập viện 33 em
- Tiền tập viện 48 em.
- Thanh tuyển 45 em.
- Hợp tác viên 10 cô.
Tổng cộng : 299 người (và 170 em dự tu)

Bề Trên đương nhiệm là : Chị Tổng Phụ Trách Maria Phan Thị Mai

2. Phục hưng cơ sở.
 Ngày 01- 01-1992. Đức Cha Bùi Chu Tạo chủ tế tái thiết khánh thành Nhà nguyện.
 Năm 1993: Tái thiết lại khu nhà trường Đệ Tử cho Nhà Tập ở.
 Năm 2005: kiến thiết lại nhà cơm và nhà trẻ từ thiện.

3. Phát triển các Cộng đoàn.
 Cộng đoàn Lưu Phương – Nhà Mẹ: 67 chị Khấn- các em Tập Sinh và Tiền Tập Sinh (một số quý Chi và các em vắng mặt
 Cộng đoàn Cách Tâm: 12 chị Khấn và các em Tìm hiểu (một số các Chị em vắng mặt)
 Cộng đoàn Hướng Đạo: 8 chị Khấn và các em Đệ tử (một số các Chị em vắng mặt)
1. Ngày 22 - 02 - 1996: Thiết lập C.Đ. xứ Như Sơn: 3 chị
2. Ngày 17 – 04 - 1996: Thiết lập lại C.Đ. Quyết Bình: 3 chị
3. Ngày 06 - 05 - 1996: Thiết lập C.Đ. Trung Đồng: 3 chị
4. Ngày 09 – 03 -1999: Thiết lập C.Đ. Dưỡng Điềm: 3 chị
5. Ngày 07- 12- 2001: Thiết lập C.Đ. Phương Thượng: 2 chị
6. Ngày 12 - 04 – 2003: Thiết lập C.Đ. Kim Mỹ: 3 chị
7. Ngày 10 - 06 – 2003: Làm nhà sinh viên Hà Nội: 21 chị
8. Ngày 07 - 07 – 2003: Thiết lập C.Đ. Hoá Lộc: 3 chị
9. Ngày 09 - 07 – 2003: Thiết lập C.Đ. Văn Hải: 4 chị
10. Các C.Đ. xứ ở và phục vụ cho xứ đạo: Tôn Đạo: 2 chị & Vô Hốt: 3 chị
11. Năm 2007: Thiết lập C.Đ. Quỹ Nhất: 3 chị
12. Năm 2007: Thiết lập C.Đ. Sào Lâm: 3 chị

Du Học:
 TP. Hồ Chí Minh : 6 chị đi học
 Rôma : 3 chị đi học + 3 chị (phục vụ)
 Mỹ: 2 chị đi học

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HIỆN NAY CỦA HỘI DÒNG.

1. Dòng phục vụ theo nhu cầu Giáo hội địa phương như :
- Dạy giáo lý trẻ em: các lớp xưng tội rước lễ lần đầu, thêm sức, bao đồng trong các xứ - họ.
- Thăm viếng các bệnh nhân ở bệnh viện và ở gia đình nghèo khó, cô đơn...
- Tập hát, đệm đàn, phục vụ phòng thánh trong các xứ họ.
- Khuyên bảo giúp đỡ những gia đình mắc rối … và những người sống xa lìa Thiên Chúa…
2. Về giáo dục: Từ năm 1990, hoàn cảnh cởi mở hơn, chị em quan tâm ưu tiên đến việc giáo dục, các chị em coi dạy các cháu mẫu giáo hoặc phụ đạo.
3. Về Y tế:
Từ năm 1990, mở phòng thuốc tình thương, cách chữa bệnh bằng luân xa nhân điện, bấm huyệt trị bệnh, và sản xuất thuốc gia truyền.
Ngày 14-11-1998: phải đóng cửa nhà thuốc vì hòan cảnh xã hội.
Năm 2004, hoàn cảnh cởi mở hơn, chị em được mở trung tâm Y học cổ truyền dân tộc: bắt mạch, bốc thuốc và châm cứu phục vụ bệnh nhân tại Hội Dòng.
4. Ngoài ra đa số chị em đi canh tác, làm tiểu thủ công: thêu, may, dệt len, dệt chiếu v.v. và phát huy chăn nuôi heo, gà, vịt...

V. CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN:

• Điều kiện để được nhận vào Dòng :
- Đã tốt nghiệp lớp 12.
- Tuổi tối thiểu là 17, tối đa là 21.
- Có giấy giới thiệu của Cha xứ.
- Có sức khoẻ thể lý và tâm lý bình thường.
- Có đơn thỉnh nguyện của đương sự và giấy cam đoan của gia đình.
Các giai đoạn khởi đầu trong Dòng MTG Phát Diệm gồm có: Đệ tử viện, TTV, TV, Học viện.
1. Thời gian tìm hiểu : 6 tháng đến 1 năm
2. Giai đoạn I - Đệ tử (2 năm)
3. Giai đoạn II - Tiền tập viện (2 năm)
4. Giai đoạn IV - Tập viện (2 năm)
5. Giai đoạn IV - Học viện (5-9 năm)

VI. ĐỊNH HƯỚNG CỦA HỘI DÒNG:
1. Học hỏi về Văn kiện “Đời sống huynh đệ cộng đoàn” của Thánh Bộ các Hội Dòng sống đòi thánh hiến.
2. Học hỏi kỹ hơn về “Tông huấn Giáo Hội Á Châu”.
3. Chọn một số chị em đi học để nâng cao trình độ về mọi mặt.

_________________
Mơ chi ảo mộng xa vời
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời cao siêu
Lo chi cuộc sống sớm chiều
Đời con theo Chúa, mọi điều xin vâng


Yêu Thương + Dấn Thân = Phục Vụ



Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Thứ 5 18 04, 2013 9:52 am 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật 22 02, 2009 10:46 am
Bài viết: 839
Đến từ: Giáo Xứ Thạnh An
Has thanked: 5376 lần
Have thanks: 2120 lần
LƯỢC SỬ HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ HUẾ


Dưới triều đại Giáo Hoàng Alexandre VII (1655-1667), qua đoản sắc Super Cathedram được ấn ký ngày 09 -9-1659, đã quyết định thiết lập hai giáo phận tại miền đất truyền giáo Việt nam và đặt hai vị Thừa sai thuộc Hội Truyền giáo Paris (Mission Etrangere de Paris - MEP) làm Đại diên Tông toà. Hai giáo phận đầu tiên của giáo hội Việt nam có tên là Đàng Trong và Đàng Ngoài, lần lượt từ Sông Gianh trở lên là Bắc và từ sông Gianh trở xuống là miền Nam. Hai vị Đại diện Tông Toà là Đưc ùCha Lambert de la Motte (1624 -1679) coi sóc địa phận Đàng Trong và Đức Cha Francois Pallu coi sóc địa phận Đàng Ngoài. Nhưng Đức Cha Francois Pallu không hề đến được với Giáo phận của mình, nên Đúc Cha Lambert được coi là Vị Giám Mục tiên khởi của Giáo Hội Việt Nam.
Hai Đức Giám Mục là hai vị Đại diện Tông toà đến miền truyền giáo của các Ngài, trong thời điểm đạo Chúa đang bị bách hại, nên Ngài đã lưu lại Thái Lan nhiều ngày tháng, vì đó là trạm dừng chân của các Thừa sai ngoại quốc. Đức Cha đến Ajuthia - thủ đô Thái Lan thời bấy giờ, vào ngày 22 - 8 -1662. Nhưng mãi tới 7 năm sau, Ngài mới thực hiện chuyến viếng thăm mục vụ đầu tiên của Ngài tạiViệt Nam. Trong chuyến kinh lý đầu tiên tại Đáng Ngoài, Ngài đã thực hiện ba công trình quan trọng: Phong chức Linh mục cho 07 Thầy giảng, Triệu tập Công đồng Phố Hiến và chính thức thành lập Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam (ngày Lễ Tro 19-02-1670. (x.Ts ĐC Lambert de la Motte, do nhóm nghiên cứu các HD/MTG, TP. Sài gòn,1985)
Dòng Mến Thánh Giá Việt nam đã sinh ra và lớn lên với Giáo hội VN vào thế kỷ XVII, ĐC lập Dòng MTG tại Đàng Ngoài năm 1670,ø MTG Đàng Trong năm 1671, tại MTG Thái lan năm 1672; và Dòng, nhờ ơn Chúa, đã mau chóng phát triển trên nhiều miền của đất nước Việt nam và vùng Đông Á. ĐC qua đời tại Thái Lan ngày 15.6.1679.
Linh đạo và Đặc sủng Dòng MTG do ĐC để lại cho con cái của Ngài có thể tóm lại như sau:
Hướng trọn trí, lòng và cuộc sống vào Đức Kitô Chịu Đóng Đinh là đối tưọng duy nhất bằng việc chăm chú suy niệm, tưởng nhớ và noi theo cuộc đời Đức Kitô để Hiểu biết-Yêu mến- Hiến thân trọn vẹn cho Người để cùng với Người phục vụ Nước Chúa và anh chị em đồng loại - qua nguyệân cầu, hy sinh và các hoạt động tông đồ hầu Phúc âm hoá qua sứ mệnh hầu mang lại hạnh phúc cho tha nhân.

I. PHƯỚC VIỆN MẾN THÁNH GIÁ THỢ ĐÚC (1719) - CHIẾC NÔI HD/MTG Giáo phận Huế
Tại giáo phận Bắc Đàng Trong (Bình Trị Thiên), năm 1719, Thừa sai Pierre de Sennemand (1646 -1730) đã lập ở Thợ Đúc một phước viẹân MTG. Dòng MTG Huế ở Thợ Đúc được coi như là Dòng nữ tiên khởi ở giáo phận Huế, do chính Ngài lập, lúc Ngài ở Thợ Đúc, nghĩa là trước năm 1719. Cha qua đời năm 1730 và được mai táng tại nhà thờ Pv MTG Thợ đúc.
Đức Cha Alessander người Ý, không ưa các Ts Pháp, kịch liệt phản đối tất cả các công việc truyền giáo của Ts Pháp... Pv MTG Thợ đúc là cơ sở của các Cha Ts Pháp nên cũng bị Đức Cha bỏ rơi... rồi bị vạ tuyệt thông. Khi ĐC De la Baume, Khâm sai Toà Thánh đến Huế, thì ngày 15-9-1739, Ngài đến thăm Pv/MTG Thợ đúc...Tu viện chỉ còn 04 chị, ĐC giải vạ cho các chị và truyền kiến thiết Pv lại như xưa.
Năm 1750, Võ Vương hạ sắc dụ cấm đạo, lịch sử Dòng MTG có ghi : Toàn VN chỉ còn một nhà phước MTG, theo chúng tôi hiểu thì có lẽ đây là nhà duy nhất còn lại chăng ?
Năm 1750 ĐC Phụ tá Bennetat ở tại Thợ Đúc, bên cạnh Phước viện. Chẳûêng may qua năm 1753, Võ Vương lại đuổi ĐC ra khỏi nước, từ đây, Pv/Thợ Đúc sống mồ côi, nhưng vẫn tồn tại.
Ngày 08.8.1798, quân Tây Sơn vào PvMTG Thợ Đúc, lục soát, phá nhà cửa vườn tược. Lúc ấy có 34 chị, một số ít đã di tản về với gia đình, số ở lại bị hành hạ... Chín (9) nữ tu trẻ tuổi bị trói lại để dẫn về đền Phú Xuân, nhưng bà Bề trên Thục 72 tuổi, nhất định phản đối. Cuối cùng, họ phải trả tự do cho các chị. Lúc đó ChaÙ Thánh Emmanuel Nguyễn văn Triệu(1756 -1798) đang trốn trong nhà ông Quyền cạnh Pv, Cha thấy quân Tây Sơn khủng bố các nữ tu cách tàn nhẫn để tìm bắt ĐGM, nên Cha ra mặt và xưng mình là Linh muc.. Cha bị bắt, và đã được phúc Tử đạo, ngày 17-9-1798, dưới thời Cảnh Thịnh,Tây Sơn .Ngày 19-6-1988, Đứùc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II , đã tôn lên hàng Hiển Thánh.
"Năm 1833, khi sắc dụ cấm đạo được ban bố, thì Vua Minh Mạng đã truyền triệt hạ và sung công nhà thờ họ Thợ Đúc được giao cho làng Dương Xuân Hạ làm đình.Thợ Đúc cũng là pháp trường xử các Thánh Tử đạo Marchand Du, Pl.Tống Viết Bường... Trong thông cáo ĐC Sohier Bình ra ngày 08.8.1867, sau năm năm cơn Phân sáp (1862) dưới thời Tự Đức, ĐC nói tại Thừa Thiên có hai Pv, là Pv/ Phủ cam và Pv/Dương sơn. Như thế, Pv/Thợ Đúc có thể đã được bải bỏ trước năm1867 ? "
"Linh mục L. Cadière "Cố Cả" (1869 -1955) viết: Ở phía sau đình làng Dương Xuân Hạ và ở dưới chân Thành Lồi, mà ngày xưa tại đó có nhà thờ họ Thợ Đúc... do các Thừa sai Pháp làm có Pv MTG do Cha De Sennemand xây cất và có toà Giám Mục ĐC Lefebre.
"Linh mục Tống văn Hộ (1884-1968), người Thợ Đúc, nói :" Tạiï đạo Trường An. Trong một bức vườn ở xóm Vĩnh an có một cái giếng rất cổ, gọi là giếâng Bà Ngọ. Nếu giếng Bà Ngọ ở đây chỉ là "Bề trên Ngọ", thì cái giếng trên là giếng của Pv/Thợ Đúc ngày xưa." ( Lm NVNgọc, sdd, tr.17)
Lm Giuse Trần Anh Dũng (MEP) đã sưu tầm, có một danh sách 15 chị, năm 1840 ,thời Vua Minh Mạng, Bà Ngọ là bề trên của các chị em đó, Bà 65 tuổi, sinh năm 1785, và chị nhỏ nhất là chị Madalena Phúc 27 tuổi, sinh năm 1813. Cha viết : " Tại Thợ Đúc còn có giếng Bà Ngọ, giếng nhà phước".( x. phòng Truyền thống HD/MTGHUẾ).

II. CÁC PHƯỚC VIỆN MTG HUẾ QUA CÁC BIẾN CỐ:

1. Phước viện MTG Di Loan: Năm 1780, Đức Cha Jean Labartette lập Pv Di loan. Trong thư đề ngày 14-7-1784 ĐC viết: " Tôi đã lập Pv/ Di loan cách đây 04 năm,. Các nữ tu sống thinh lặng tịnh mịch, không giao thiệp với người đời... " ( Lm NVN, sdd, trang 19)
Năm 1786, quân Tây Sơn ra chiếm kinh đô Huế, đuổi Nhà Trịnh về Bắc, nhưng năm nầy Pv/ Thợ Đúc vãân sinh hoạt. Đức Cha Jean Labartette, trong thư đề ngày 22-3-1787 : ".Chúng tôi còn hai phước viện, Pv cũ ở Thợ Đúc vẫn được toàn vẹn, còn Pv mới ở Di Loan, bị Tây Sơn đánh tan tành ".

2. Phước viện Mến Thánh Giá Nhu Lýù( ? - 1885)

Nhu lý là một giáo xứ có rất lâu đời trong lịch sử giáo phận Đàng Trong từ thế kỷ XVII thời các cha Dòng Tên ở giai đoạn đầu (1) (1617 - 1672). Đây là một xứ đạo toàn tòng công giáo, đã từng được các ĐGM khen ngợi như ĐC Longer Gia, ĐC Labartette, ĐC Cuenot Thể. Tại đây, cọâng đoàn nữ tu MTG được ĐC Labartette thành lập, có lẽ từ những năm cuối thế kỷ XVIII.
Năm 1831, Lm Thừa sai Gilles sang Việt nam, ở Pv MTG. Ngài là một trong các Thừa sai hằng lưu tâm củng cố và xây dựng các cộng đoàn nữ tu. Trong thời gian bắt đạo :" Tất cả những nhà các nữ tu (trong vùng đó) đều đã phân tán. Các nữ tu quay trở lại nhà cha mẹ mình. Chiû còn một vài chị cứng rắn nhất và là người dân làng thì ở lại trong dòng để trông coi nhà cửa. Duy có các nữ tu Nhu lý là nơi tôi đã ở từ khá lâu nay thì còn đứng vững, bởi vì có tôi đây; chẳng vậy, chắc các chị cũng sẽ sớm như những chị em khác thôi ... nên sự hiẹân diện của Ngài ở đây thực là một may mắn lớn cho các nữ tu cộng đoàn Nhu lý." (Lm Đào Quang Toản , Nữ tu Nguyễn thị Hậu, trang 3-4). Năm1839-1840, Minh Mạng cấm đạo, tại Pv/ MTG Nhu lý, có cuộc lùng bắt Cha Thừa sai De la Motte Y, và những người khác, trong đó có chị Mad. Nguyễn thị Hậu. Bà Bề trên Pv /Nhu Lý Phan thị Khiêm 93 tuổiõ, cũng bị đòi lên tỉnh Quảng trị để bị hỏi cung, vì tội chưá chấp Tây dương đạo trưởng, nhưng bà không bị hành xử vì tuổi bà đã quá lớn ( Lm ĐQT,sđd tr.18) .

*** BIẾN CỐ VĂN THÂN 1883-1886
CÁC CHỊ MTG BỊ TÀN SÁT TẠI QUẢNG TRỊ, QUẢNG BÌNH
Sau cơn phân sáp 1862, Đức Cha Sohier Bình còn sống thêm 14 năm nữa. Ngài ở Húê, Ngài cố gắng tổ chức lại công việc trong địa phận mặc dầu gặp nhiều trở ngại. Ngài tận tâm tái lập các Phước viện MTG về tinh thần cũng như vật chất... Vì sau những cấm cách bắt bớ, phân tán mỗi người mỗi nơiõ, các chị cũng lại trở về Phước viện. Tình hình chính trị của đất nước trong thời gian từ 1883-1886 xãy ra thảm cảnh Văn Thân "Bình Tây Sát Tả" gây tang tóc cho giáo phận.
Cuối năm 1883, Văn Thân bắt đầu giết hại người công giáo ở Thừa Thiên...
Năm1885, Tôn Thất Thuyết ra lệnh tấn công đồn Mang cá và đồn Toà Khâm của Pháp. nhưng thất bại. Tôn Thất Thuyết hộ giá Vua Hàm Nghi(1884-1885) chạy ra Tân sở Quảng Trị. TTThuyết mở chiến dịch " Cần Vương ". Từ ngày đó Văn Thân lại ra sức giết hại người công giáo ở Dinh cát, Quảng Trị (1885-1886), Quảng Bình(1886). Cả địa phận có 12 linh mục, khoảng hơn 70 chị MTG, gần 1 vạn giáo hữu, nhà thờ, tu viện, nhà ở, của cải ruộng vườn... bị Văn Thân sát hại, đốt phá... bầu khíø nghi kỵ hận thù . Thật đáng tiếc !!!
Năm 1883, sau khi Vua Tự Đức băng hà, người pháp lấy cửa Thuận an, Nguyễn văn Tường và Tôn Thất Thuyết cho quân đoàn Kiệt đi giết hại các giáo hữu ở Cầu hai, Nước Ngọt, Truồi, Châu mới và Buồng Tằm (tỉnh Thừa Thiên), lần nầy, các Pv/MTG tại Thừa Thiên được tai qua nạn khỏi.
Năm 1885, kinh đô thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa Vua Hàm Nghi ra Quăng Trị và Quảng bình tị nạn. Đồng thời Thuyết ra một dụ cho Văn Thân giết đạo đuổi Tây "Bình Tây sát Tả". Tháng 9-1885 giáo dân Quảng trị bị thiêu sát. Đến tháng 01-1886 giáo dân Quảng bình cũng lâm vào số phận đó. Lần nầy, bốn (4) Pv MTG Bố Liêu, Nhu Lý, Di loan và Mỹ Hương bị tổn thất nặng nề... Sự việc đó được kể lại trong " Trang huyết lệ Tỉnh Quảng trị" của một tác giả người Pháp là Ông Jabourt.
4. Phước viện MTG Bố Liêu Quảng trị bị huỷ hoại 1885:
Ngày 06-9-1885, Văn Thân chiếm tỉnh thành Quảng trị, và hạ lệnh thiêu sát giáo đân trong tỉnh... Cha Huấn I, người Dương lệ Văn, đang làm cha xứ Bố liêu, và là Cha Bề trên Pv/Bố liêu... Cha con tản cư tỵ nạn. Lúc 6 giờ chiều ngày 06-9, Cha Huấn, 40 nữ tu với 400 giáo dân chạy qua làng An lộng, rồi đem nhau ra bãi biển chạy bộ vào Huế. Đến tối 08-9, tới cửa Thuận an, sau đó Cha con lên gặp ĐGM Huế. Còn khoảng 100 giáo dân và vài nữ tu ở lại, nghe tin Văn Thân tàn sát thì chạy vào nhà thờ đóng cửa lại. Ngày 07-9, theo lệnh Văn Thân, các làng chung quanh đến bổ vây giáo họ Bố liêu, chúng đốt nhà thờ, phước viện, và nhà cửa giáo dân; số giaó hữu và các nữ tu đều bị thiệt mạng... Thế là tu viện Bố liêu sau hơn 100 năm sinh hoạt, bây giờ không còn nữa... Sau này các chị còn lại, đã được lập lại tu viện khác, là Pv/MTG Cổ vưu (Trí Bưu).

4. Phước Viện Mến Thánh Giá Nhu Lý -ù 1885 :

Năm 1884, Cha Gioan Nguyễn Hữu Khoan, người Kim Long, làm cha sở họ Nhu lý. Cha J. Baotixita Lê văn Huấn II (An Vân), làm Cha phó. Pv Nhu Lý có trên 60 nữ tu và có gần 450 bổn đạo. Năm 1885, giữa lúc ly loạn Văn Thân, họ đã di tản lên giáo xứ Dương Lộc mong trốn được sự chém giết của người ghét đạo.
Ngày 07-9-1885, trống giục liên thanh trong các làng lân cận, những toán Văn Thân có khí giới tiến về Nhu Lý. Họ giết sạch các giáo dân còn ở lại không sót một người nào...
Khi đã đến Dương Lộc... có 4 linh mục, 58 nữ tu MTG Nhu lý, trên 2500 các giáo dân lân cận tập trung lại... Văn Thân(VT) đã kéo đến rất đông, những lần đầu thì giáo dân chống cự mạnh mẽ và toàn thắng. Ngày 08-9, VT tập trung lại với đầy đủ khí giới, giáo dân vẫn chống cự không nao núng... Cuối cùng, VT phóng hoả vào làng, nhà cửa, ruộng vườn, luỹ tre bốc cháy dữ dội, các nữ tu, giáo dân chạy vào Nhà thờ, và chịụ chết thiêu... VT còn xông vào chém giết, càn quét trong mấy ngày sau. Khi đã tàn trận, còn sống sót một ít người, kẻ bị thương, người đói lã...Đức Cha Caspar Lộc đã thuật cái can đảm của Bà Hớn, Bề trên PV/Nhu Lý và người cháu khỏi bị chết thiêu. Một tên VT bảo bà theo nó...nó sẽ để cho bà sống. Bà khả kính ấy đã mắng lại nó và không nhận lời nó yêu cầu. Tên Văn Thân đã bắt bà và nữ tu đó nằm xuống trên những xác chết dưới cái hầm lớn, rồi chôn sống cả hai.(NVN sđd,tr 46).
5. Phước viện MTG Di loan bị đốt năm 1885
Ngày 08-9-1885, Văn Thân đến đánh Di loan, ở đây giáo dân chống cự khá mãnh liệt, Ngày 09-9, ngày 13-9 chúng trở lại...VT thua, nhưng Cha Chính Đăng hạ lệnh rút lui, vàø đi vào chủng việân An ninh... Cuộc di tản gấp rút, bỏ lại tất cả những gì họ có..: Nhà thờ, Phước viện,nhà cửa giáo dân đều bị đốùt pha sạchù. Các chị Pv/MTG Di loan an toàn tính mạng...(sđd, trang 47-48)
6. Phước viện MTG Mỹ Hương - Kẻ Bàng, Quảng Bình bị đôùt 1886
Tháng 01-1886 quân Văn Thân bất ngờ đến tàn sát giáo dân Q.Bình. Các nữ tu phải chạy thoát thân và nhà cửa bị đốt phá. (x. sđd, trang 49). Các giáo dân và nữ tu được Cha Y (Hery) đưa về tạm trú gần Đồng Hới. Rồi đến tháng 8 -1886, Văn Thân cũng lại đến, họ tàn sát giáo dân Sáo bùn... lại khiếp sợ mà chạy như những lần trứoc... Tại Đồng Hới, có 1 trại di cư, Ts Bonin tổ chức một họ đạo mới vào năm 1886, gọi là họ Tam Toà.- Các chị MTG Mỹ Hương sau được gọi tên la øPv MTG Tam Toà.
Đầu tháng 7 -1886, Văn Thân cũng đến tấn công Họ Sen Bàng và Phước viện MTG Kẻ bàng, nhưng nhờ có sự giúp đỡ của quân đội Pháp đóng ở gần đó, nên Pv không thiệt hại gì.. Sau biến cố Văn Thân, giáo phận Huế còn lại 6 Pv MTG: Tỉnh Quảng Bình: Pv MTG Kẻ Bàng, Tam Toa ø- Quảng trị : Pv Di loan, Cổ vưu (Trí Bưu) và Thừa Thiên : Pv Dương Sơn và Phủ cam.
Hiện nay, tại Dương Lộc, Trí Bưu (Cổ vưu) Bố liêu đều có lăng Tử đạo của tiền nhân cũng như chị em MTG, như là chứng tích hùng hồn của Đức tin và niềm Hy vọng vào Thiên Chúa, Đấng đã ban ơn trọng đại đó cho bậc tiền bối chúng ta trong niềm tin và tình yêu dành cho Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh.

III. Cuộc Di Cư năm 1954
Đến giữa thế kỷ XX, năm 1954, Hiệp định Geneve chia đôi đất nước, các Pv MTG Kẻ Bàng, Tam Toà(Quảng Bình) và Di Loan(Quảng trị) theo dòng người di cư vào Nam, bỏ lại những gì đã xây dựng trong hơn nửa thế kỷ qua bên kia dòng sông Bến Hải. Giờ thì cả 6 Pv chỉ ở trong đất Thừa Thiên và Quảng Trị. Pv Di Loan ở tại Linh địa Đức Mẹ La vang. Pv Tam Toà ở vùng quê Thanh Tân. Pv Kẻ Bàng ở Truồi... băùt đầu một hành trình mới, nơi vùng đất mới!

IV. Thống Nhất các Phước viện MTG Huế - Canh Tân và Hiệp Nhất
Năm 1956 -1960, các chị thi hành sứ vụ: từ trường học, bệnh xá, mục vụ, giáo lý, truyền giáo và lao động; cũng như phát triển việc học hành, lấy văn bằng để phục vụ trong các trường Trung Tiểu học, bệnh viện v.v...Các Pv độc lập từ tinh thần lẫn vật chất, và có các cha Bề trên riêng...
Hội dòng MTG Huế như là con sông lớn được kết hợp từ các con suối các Pv MTG nói trên chảy về... Năm 1961, Đức Giám Mục Pierre Martinô Ngô Đình Thục được chọn làm TGM giáo phận Huế, Ngài đã thực hiện việc Hiệp Nhất và Canh Tân các Pv MTG trong giáo phận thành một Dòng duy nhất, mang tên là: Dòng Mến Thánh Giá Thừa sai-Huế, Hiến Chương đã được ĐTC XXIII phê chuẩn ngày 05 - 6 -1962.
Tiếp nối công việc của Đức Tổng Phêrô Martinô, Đức TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền cùng với Lm Giuse Trần văn Tường, Cha TĐD Simon Nguyễn văn Lập và các nữ Kinh sĩ dòng Tháh Augustinô tại Đà lạt hướng dẫn và hướng dẫn chị em đường tu đức để được Canh Tân và Hiệp Nhất.
Ngày 03.6.1965, 08 nữ tu MTG Thừa Sai Huế tuyên khấn lần đầu theo giáo luật. Ngày 06.6.1967 Tổng Tu nghị đầu tiên bầu chị Tổng Phụ Trách Hiệp Nhất và ban Hội đồng Dòng.
Tập viện theo giáo luật đầu tiên tại Huế vào tháng 7 năm 1967. Từ đó, toàn thể chị em trong các Pv đến làm nhà tập và tuyên khấn theo giáo luật cho đến khi tất cả chị em đều được chuyển từ lới hứa sang lời khấn. Các nhà huấn luyện: Đệ tử viện, Kinh viên cũng được xây dựng để đáp ứng nhu cầu huấn luyện cho đơì sống tu đức, việc tông đồ, mục vụ, văn hóa, xã hội...ù

V. Phát triển: Giải đất miền Trung Việt Nam và nhất là tại cố đô Huế là nơi xãy ra nhiều chính biến. Nhưng Chúa đã dùng các biến cố ấy để đưa chị em đến những vùng đất xa lạ hơn theo Thánh ý Ngài. Mùa hè năm 1972, rồi năm 1975, chị em phần đông di tản vào Miền Nam sinh sống và làm việc tông đồ, trở thành những cộng đoàn chị em MTG Miền Xuân Lộc. Số khác ở tại Cam Ranh, thành lập nhóm chị em Vùng Cam ranh, (Khánh Hoà)ø. Phần lớn chị em gốc Pv MTG Tam Toà vào Bình Tuy. Chị em đang ở Vạn tượng- Lào từ năm 1962-1975 cùng với dân chúng di tản ra nước ngoài, lập thành 2 cộng đoàn ở Rôma và ở Strasbourg (Pháp). Từ Hội dòng MTG Huế cũng đã sinh ra hai Hội dòng con: Đó là Hội Dòng MTG Phan Thiết, năm 1983. Và Hội Dòng MTG Bà Rịa, năm 2008.

VI. Đổi tên Dòng Mến Thánh Giá Thừa sai thành Hội dòng Mến Thánh Giá Huế
Đầu năm 1990, Hội dòng MTG Huế đã được cùng 7 hội dòng MTG Miền Nam đón nhận quyển Hiến chưiơng mới, có chung một Đấng Sáng Lập, một Linh Đạo và một lihj sử găn liền với đời sống GH/VN từ hơn 300 năm nay. Linh đạo Lâm Bích thấm nhuần tinh thần tông đồø Thừa sai, và tinh thần đó là sợi chỉ xuyên suốt các hành vi tận hiến theo H iến chương của Dòng. Bởi vậy, sau khi suy nghĩ và học hỏi, thảo luận, toàn thể chị em đã đồng ý nên hoà đồng với các Hội dòng MTG có chung một Hiến chương. Và lấy tên gọi là: Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế
* Địa chỉ Hội dòng: 113 Trần Phú, Thành phố Huế Đt (054. 824594) Email: huemtg@gmail.com
* Bề trên đương nhiệm: Chị Tổng Phụ Trách: Anna Trần thị Hồâng Tuý

VII. Các Hoạt động của Hội Dòng: Hiện tại, chị em dấn thân trong các hoạt động:
Mục vụ tông đồ giáo lý, ca đoàn, lớp tình thương, Nhà trẻ và trường Mẫu giáo, chăm sóc nuôi dạy các em khuyết tật, mồ côi, đồng bào thiểu số, chăm socù sức khoẻ, phát thuốc, bảo trợ và giúp vốn cho Hội người mù, làm dự án giúp đỡ các học sinh nghèo vùng quê, nuôi nấng bảo trợ các thiếu nữ lỡ lầm,ï nồi cháo tình thương cho các bệnh nhân bệnh viện Đông hà, giúp các toà giám mục, phục vụ khách hành hương ở TTTM Lavang và vài nghề thủ công nhỏ... Chị em chu toàn sứ mạng với lòng yêu mến Chúa Giêsu và muốn phục vụ hạnh phúc cho các chi thể của Chúa Giêsu, cầu cho lương dân được ơn ăn năn trở lại, bằng cầu nguyẹân, yêu mến, hy sinh... Các hoạt động bên ngoài là cánh tay nối dài của lờiø cầu xin tha thiết trong nguyện đường, trong việc phục vụ âm thầm khiêm tốn...
Hiện nay có 3 trung tâm nuôi dạy các em khuyết tật và mồ côi: 1. Nguyệt Biều- Huế 2. Đông Hà-Quảng trị 3. Hoà Yên(Cam ranh-K.Hoà) 4. 1 nhà giúp đỡ các thiếu nữ lỡ lầm tại Nguyệt Biều, Huế.
Hội dòng có 59 cộng đoàn đang hoạt động: 54 ở Việt nam và 05 ở hải ngoại.

VIII. Nhân sự: Tổng số nhân sự Hội Dòng : 394
* Khấn Trọn 252 ; Khấn Tạm 101 ; Tập Sinh 41 ; Thỉnh sinh 19

IX. Điều kiện gia nhập Hội dòng:
Gia đình đạo đức, có giấy giới thiệu và chứng nhận của Cha quản xứ. Tuổi từ 15 đến 25.
Trình đôï văn hoá: lớp 10 đến đại học hay có một văn bàêng khác.
Địa chỉ liên lạc về ơn gọi: Nữ tu Têrêxa Trần thị Tuỳ
Đt: (054) 824594 - (054) 845901 - Email: tuytherese@yahoo.com.vn

_________________
Mơ chi ảo mộng xa vời
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời cao siêu
Lo chi cuộc sống sớm chiều
Đời con theo Chúa, mọi điều xin vâng


Yêu Thương + Dấn Thân = Phục Vụ



Đầu trang 
 Xem thông tin cá nhân  
 
 Tiêu đề bài viết: Re: 25 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
 Bài viết chưa xem Đã gửi: Thứ 4 01 05, 2013 12:54 pm 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật 22 02, 2009 10:46 am
Bài viết: 839
Đến từ: Giáo Xứ Thạnh An
Has thanked: 5376 lần
Have thanks: 2120 lần
LƯỢC SỬ HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ HUẾ


Dưới triều đại Giáo Hoàng Alexandre VII (1655-1667), qua đoản sắc Super Cathedram được ấn ký ngày 09 -9-1659, đã quyết định thiết lập hai giáo phận tại miền đất truyền giáo Việt nam và đặt hai vị Thừa sai thuộc Hội Truyền giáo Paris (Mission Etrangere de Paris - MEP) làm Đại diên Tông toà. Hai giáo phận đầu tiên của giáo hội Việt nam có tên là Đàng Trong và Đàng Ngoài, lần lượt từ Sông Gianh trở lên là Bắc và từ sông Gianh trở xuống là miền Nam. Hai vị Đại diện Tông Toà là Đưc ùCha Lambert de la Motte (1624 -1679) coi sóc địa phận Đàng Trong và Đức Cha Francois Pallu coi sóc địa phận Đàng Ngoài. Nhưng Đức Cha Francois Pallu không hề đến được với Giáo phận của mình, nên Đúc Cha Lambert được coi là Vị Giám Mục tiên khởi của Giáo Hội Việt Nam.
Hai Đức Giám Mục là hai vị Đại diện Tông toà đến miền truyền giáo của các Ngài, trong thời điểm đạo Chúa đang bị bách hại, nên Ngài đã lưu lại Thái Lan nhiều ngày tháng, vì đó là trạm dừng chân của các Thừa sai ngoại quốc. Đức Cha đến Ajuthia - thủ đô Thái Lan thời bấy giờ, vào ngày 22 - 8 -1662. Nhưng mãi tới 7 năm sau, Ngài mới thực hiện chuyến viếng thăm mục vụ đầu tiên của Ngài tạiViệt Nam. Trong chuyến kinh lý đầu tiên tại Đáng Ngoài, Ngài đã thực hiện ba công trình quan trọng: Phong chức Linh mục cho 07 Thầy giảng, Triệu tập Công đồng Phố Hiến và chính thức thành lập Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam (ngày Lễ Tro 19-02-1670. (x.Ts ĐC Lambert de la Motte, do nhóm nghiên cứu các HD/MTG, TP. Sài gòn,1985)
Dòng Mến Thánh Giá Việt nam đã sinh ra và lớn lên với Giáo hội VN vào thế kỷ XVII, ĐC lập Dòng MTG tại Đàng Ngoài năm 1670,ø MTG Đàng Trong năm 1671, tại MTG Thái lan năm 1672; và Dòng, nhờ ơn Chúa, đã mau chóng phát triển trên nhiều miền của đất nước Việt nam và vùng Đông Á. ĐC qua đời tại Thái Lan ngày 15.6.1679.
Linh đạo và Đặc sủng Dòng MTG do ĐC để lại cho con cái của Ngài có thể tóm lại như sau:
Hướng trọn trí, lòng và cuộc sống vào Đức Kitô Chịu Đóng Đinh là đối tưọng duy nhất bằng việc chăm chú suy niệm, tưởng nhớ và noi theo cuộc đời Đức Kitô để Hiểu biết-Yêu mến- Hiến thân trọn vẹn cho Người để cùng với Người phục vụ Nước Chúa và anh chị em đồng loại - qua nguyệân cầu, hy sinh và các hoạt động tông đồ hầu Phúc âm hoá qua sứ mệnh hầu mang lại hạnh phúc cho tha nhân.

HUẾ I. PHƯỚC VIỆN MẾN THÁNH GIÁ THỢ ĐÚC (1719) - CHIẾC NÔI HD/MTG Giáo phận Huế
Tại giáo phận Bắc Đàng Trong (Bình Trị Thiên), năm 1719, Thừa sai Pierre de Sennemand (1646 -1730) đã lập ở Thợ Đúc một phước viẹân MTG. Dòng MTG Huế ở Thợ Đúc được coi như là Dòng nữ tiên khởi ở giáo phận Huế, do chính Ngài lập, lúc Ngài ở Thợ Đúc, nghĩa là trước năm 1719. Cha qua đời năm 1730 và được mai táng tại nhà thờ Pv MTG Thợ đúc.
Đức Cha Alessander người Ý, không ưa các Ts Pháp, kịch liệt phản đối tất cả các công việc truyền giáo của Ts Pháp... Pv MTG Thợ đúc là cơ sở của các Cha Ts Pháp nên cũng bị Đức Cha bỏ rơi... rồi bị vạ tuyệt thông. Khi ĐC De la Baume, Khâm sai Toà Thánh đến Huế, thì ngày 15-9-1739, Ngài đến thăm Pv/MTG Thợ đúc...Tu viện chỉ còn 04 chị, ĐC giải vạ cho các chị và truyền kiến thiết Pv lại như xưa.
Năm 1750, Võ Vương hạ sắc dụ cấm đạo, lịch sử Dòng MTG có ghi : Toàn VN chỉ còn một nhà phước MTG, theo chúng tôi hiểu thì có lẽ đây là nhà duy nhất còn lại chăng ?
Năm 1750 ĐC Phụ tá Bennetat ở tại Thợ Đúc, bên cạnh Phước viện. Chẳûêng may qua năm 1753, Võ Vương lại đuổi ĐC ra khỏi nước, từ đây, Pv/Thợ Đúc sống mồ côi, nhưng vẫn tồn tại.
Ngày 08.8.1798, quân Tây Sơn vào PvMTG Thợ Đúc, lục soát, phá nhà cửa vườn tược. Lúc ấy có 34 chị, một số ít đã di tản về với gia đình, số ở lại bị hành hạ... Chín (9) nữ tu trẻ tuổi bị trói lại để dẫn về đền Phú Xuân, nhưng bà Bề trên Thục 72 tuổi, nhất định phản đối. Cuối cùng, họ phải trả tự do cho các chị. Lúc đó ChaÙ Thánh Emmanuel Nguyễn văn Triệu(1756 -1798) đang trốn trong nhà ông Quyền cạnh Pv, Cha thấy quân Tây Sơn khủng bố các nữ tu cách tàn nhẫn để tìm bắt ĐGM, nên Cha ra mặt và xưng mình là Linh muc.. Cha bị bắt, và đã được phúc Tử đạo, ngày 17-9-1798, dưới thời Cảnh Thịnh,Tây Sơn .Ngày 19-6-1988, Đứùc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II , đã tôn lên hàng Hiển Thánh.
"Năm 1833, khi sắc dụ cấm đạo được ban bố, thì Vua Minh Mạng đã truyền triệt hạ và sung công nhà thờ họ Thợ Đúc được giao cho làng Dương Xuân Hạ làm đình.Thợ Đúc cũng là pháp trường xử các Thánh Tử đạo Marchand Du, Pl.Tống Viết Bường... Trong thông cáo ĐC Sohier Bình ra ngày 08.8.1867, sau năm năm cơn Phân sáp (1862) dưới thời Tự Đức, ĐC nói tại Thừa Thiên có hai Pv, là Pv/ Phủ cam và Pv/Dương sơn. Như thế, Pv/Thợ Đúc có thể đã được bải bỏ trước năm1867 ? "
"Linh mục Tống văn Hộ (1884-1968), người Thợ Đúc, nói :" Tạiï đạo Trường An. Trong một bức vườn ở xóm Vĩnh an có một cái giếng rất cổ, gọi là giếâng Bà Ngọ. Nếu giếng Bà Ngọ ở đây chỉ là "Bề trên Ngọ", thì cái giếng trên là giếng của Pv/Thợ Đúc ngày xưa." ( Lm NVNgọc, sdd, tr.17)
Lm Giuse Trần Anh Dũng (MEP) đã sưu tầm, có một danh sách 15 chị, năm 1840 ,thời Vua Minh Mạng, Bà Ngọ là bề trên của các chị em đó, Bà 65 tuổi, sinh năm 1785, và chị nhỏ nhất là chị Madalena Phúc 27 tuổi, sinh năm 1813. Cha viết : " Tại Thợ Đúc còn có giếng Bà Ngọ, giếng nhà phước".( x. phòng Truyền thống HD/MTGHUẾ).

II. CÁC PHƯỚC VIỆN MTG HUẾ QUA CÁC BIẾN CỐ:

1. Phước viện MTG Di Loan: Năm 1780, Đức Cha Jean Labartette lập Pv Di loan. Trong thư đề ngày 14-7-1784 ĐC viết: " Tôi đã lập Pv/ Di loan cách đây 04 năm,. Các nữ tu sống thinh lặng tịnh mịch, không giao thiệp với người đời... " ( Lm NVN, sdd, trang 19)
Năm 1786, quân Tây Sơn ra chiếm kinh đô Huế, đuổi Nhà Trịnh về Bắc, nhưng năm nầy Pv/ Thợ Đúc vãân sinh hoạt. Đức Cha Jean Labartette, trong thư đề ngày 22-3-1787 : ".Chúng tôi còn hai phước viện, Pv cũ ở Thợ Đúc vẫn được toàn vẹn, còn Pv mới ở Di Loan, bị Tây Sơn đánh tan tành ".

2. Phước viện Mến Thánh Giá Nhu Lýù( ? - 1885)
Nhu lý là một giáo xứ có rất lâu đời trong lịch sử giáo phận Đàng Trong từ thế kỷ XVII thời các cha Dòng Tên ở giai đoạn đầu (1) (1617 - 1672). Đây là một xứ đạo toàn tòng công giáo, đã từng được các ĐGM khen ngợi như ĐC Longer Gia, ĐC Labartette, ĐC Cuenot Thể. Tại đây, cọâng đoàn nữ tu MTG được ĐC Labartette thành lập, có lẽ từ những năm cuối thế kỷ XVIII.
Năm 1831, Lm Thừa sai Gilles sang Việt nam, ở Pv MTG. Ngài là một trong các Thừa sai hằng lưu tâm củng cố và xây dựng các cộng đoàn nữ tu. Trong thời gian bắt đạo :" Tất cả những nhà các nữ tu (trong vùng đó) đều đã phân tán. Các nữ tu quay trở lại nhà cha mẹ mình. Chiû còn một vài chị cứng rắn nhất và là người dân làng thì ở lại trong dòng để trông coi nhà cửa. Duy có các nữ tu Nhu lý là nơi tôi đã ở từ khá lâu nay thì còn đứng vững, bởi vì có tôi đây; chẳng vậy, chắc các chị cũng sẽ sớm như những chị em khác thôi ... nên sự hiẹân diện của Ngài ở đây thực là một may mắn lớn cho các nữ tu cộng đoàn Nhu lý." (Lm Đào Quang Toản , Nữ tu Nguyễn thị Hậu, trang 3-4). Năm1839-1840, Minh Mạng cấm đạo, tại Pv/ MTG Nhu lý, có cuộc lùng bắt Cha Thừa sai De la Motte Y, và những người khác, trong đó có chị Mad. Nguyễn thị Hậu. Bà Bề trên Pv /Nhu Lý Phan thị Khiêm 93 tuổiõ, cũng bị đòi lên tỉnh Quảng trị để bị hỏi cung, vì tội chưá chấp Tây dương đạo trưởng, nhưng bà không bị hành xử vì tuổi bà đã quá lớn ( Lm ĐQT,sđd tr.18) .

*** BIẾN CỐ VĂN THÂN 1883-1886
CÁC CHỊ MTG BỊ TÀN SÁT TẠI QUẢNG TRỊ, QUẢNG BÌNH

Sau cơn phân sáp 1862, Đức Cha Sohier Bình còn sống thêm 14 năm nữa. Ngài ở Húê, Ngài cố gắng tổ chức lại công việc trong địa phận mặc dầu gặp nhiều trở ngại. Ngài tận tâm tái lập các Phước viện MTG về tinh thần cũng như vật chất... Vì sau những cấm cách bắt bớ, phân tán mỗi người mỗi nơiõ, các chị cũng lại trở về Phước viện. Tình hình chính trị của đất nước trong thời gian từ 1883-1886 xãy ra thảm cảnh Văn Thân "Bình Tây Sát Tả" gây tang tóc cho giáo phận.
Cuối năm 1883, Văn Thân bắt đầu giết hại người công giáo ở Thừa Thiên...
Năm1885, Tôn Thất Thuyết ra lệnh tấn công đồn Mang cá và đồn Toà Khâm của Pháp. nhưng thất bại. Tôn Thất Thuyết hộ giá Vua Hàm Nghi(1884-1885) chạy ra Tân sở Quảng Trị. TTThuyết mở chiến dịch " Cần Vương ". Từ ngày đó Văn Thân lại ra sức giết hại người công giáo ở Dinh cát, Quảng Trị (1885-1886), Quảng Bình(1886). Cả địa phận có 12 linh mục, khoảng hơn 70 chị MTG, gần 1 vạn giáo hữu, nhà thờ, tu viện, nhà ở, của cải ruộng vườn... bị Văn Thân sát hại, đốt phá... bầu khíø nghi kỵ hận thù . Thật đáng tiếc !!!
Năm 1883, sau khi Vua Tự Đức băng hà, người pháp lấy cửa Thuận an, Nguyễn văn Tường và Tôn Thất Thuyết cho quân đoàn Kiệt đi giết hại các giáo hữu ở Cầu hai, Nước Ngọt, Truồi, Châu mới và Buồng Tằm (tỉnh Thừa Thiên), lần nầy, các Pv/MTG tại Thừa Thiên được tai qua nạn khỏi.
Năm 1885, kinh đô thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa Vua Hàm Nghi ra Quăng Trị và Quảng bình tị nạn. Đồng thời Thuyết ra một dụ cho Văn Thân giết đạo đuổi Tây "Bình Tây sát Tả". Tháng 9-1885 giáo dân Quảng trị bị thiêu sát. Đến tháng 01-1886 giáo dân Quảng bình cũng lâm vào số phận đó. Lần nầy, bốn (4) Pv MTG Bố Liêu, Nhu Lý, Di loan và Mỹ Hương bị tổn thất nặng nề... Sự việc đó được kể lại trong " Trang huyết lệ Tỉnh Quảng trị" của một tác giả người Pháp là Ông Jabourt.
3. Phước viện MTG Bố Liêu Quảng trị bị huỷ hoại 1885:
Ngày 06-9-1885, Văn Thân chiếm tỉnh thành Quảng trị, và hạ lệnh thiêu sát giáo đân trong tỉnh... Cha Huấn I, người Dương lệ Văn, đang làm cha xứ Bố liêu, và là Cha Bề trên Pv/Bố liêu... Cha con tản cư tỵ nạn. Lúc 6 giờ chiều ngày 06-9, Cha Huấn, 40 nữ tu với 400 giáo dân chạy qua làng An lộng, rồi đem nhau ra bãi biển chạy bộ vào Huế. Đến tối 08-9, tới cửa Thuận an, sau đó Cha con lên gặp ĐGM Huế. Còn khoảng 100 giáo dân và vài nữ tu ở lại, nghe tin Văn Thân tàn sát thì chạy vào nhà thờ đóng cửa lại. Ngày 07-9, theo lệnh Văn Thân, các làng chung quanh đến bổ vây giáo họ Bố liêu, chúng đốt nhà thờ, phước viện, và nhà cửa giáo dân; số giaó hữu và các nữ tu đều bị thiệt mạng... Thế là tu viện Bố liêu sau hơn 100 năm sinh hoạt, bây giờ không còn nữa... Sau này các chị còn lại, đã được lập lại tu viện khác, là Pv/MTG Cổ vưu (Trí Bưu).

4. Phước Viện Mến Thánh Giá Nhu Lý -ù 1885:
Năm 1884, Cha Gioan Nguyễn Hữu Khoan, người Kim Long, làm cha sở họ Nhu lý. Cha J. Baotixita Lê văn Huấn II (An Vân), làm Cha phó. Pv Nhu Lý có trên 60 nữ tu và có gần 450 bổn đạo. Năm 1885, giữa lúc ly loạn Văn Thân, họ đã di tản lên giáo xứ Dương Lộc mong trốn được sự chém giết của người ghét đạo.
Ngày 07-9-1885, trống giục liên thanh trong các làng lân cận, những toán Văn Thân có khí giới tiến về Nhu Lý. Họ giết sạch các giáo dân còn ở lại không sót một người nào...
Khi đã đến Dương Lộc... có 4 linh mục, 58 nữ tu MTG Nhu lý, trên 2500 các giáo dân lân cận tập trung lại... Văn Thân(VT) đã kéo đến rất đông, những lần đầu thì giáo dân chống cự mạnh mẽ và toàn thắng. Ngày 08-9, VT tập trung lại với đầy đủ khí giới, giáo dân vẫn chống cự không nao núng... Cuối cùng, VT phóng hoả vào làng, nhà cửa, ruộng vườn, luỹ tre bốc cháy dữ dội, các nữ tu, giáo dân chạy vào Nhà thờ, và chịụ chết thiêu... VT còn xông vào chém giết, càn quét trong mấy ngày sau. Khi đã tàn trận, còn sống sót một ít người, kẻ bị thương, người đói lã...Đức Cha Caspar Lộc đã thuật cái can đảm của Bà Hớn, Bề trên PV/Nhu Lý và người cháu khỏi bị chết thiêu. Một tên VT bảo bà theo nó...nó sẽ để cho bà sống. Bà khả kính ấy đã mắng lại nó và không nhận lời nó yêu cầu. Tên Văn Thân đã bắt bà và nữ tu đó nằm xuống trên những xác chết dưới cái hầm lớn, rồi chôn sống cả hai.(NVN sđd,tr 46).
5. Phước viện MTG Di loan bị đốt năm 1885
Ngày 08-9-1885, Văn Thân đến đánh Di loan, ở đây giáo dân chống cự khá mãnh liệt, Ngày 09-9, ngày 13-9 chúng trở lại...VT thua, nhưng Cha Chính Đăng hạ lệnh rút lui, vàø đi vào chủng việân An ninh... Cuộc di tản gấp rút, bỏ lại tất cả những gì họ có..: Nhà thờ, Phước viện,nhà cửa giáo dân đều bị đốùt pha sạchù. Các chị Pv/MTG Di loan an toàn tính mạng...(sđd, trang 47-48)
6. Phước viện MTG Mỹ Hương - Kẻ Bàng, Quảng Bình bị đôùt 1886
Tháng 01-1886 quân Văn Thân bất ngờ đến tàn sát giáo dân Q.Bình. Các nữ tu phải chạy thoát thân và nhà cửa bị đốt phá. (x. sđd, trang 49). Các giáo dân và nữ tu được Cha Y (Hery) đưa về tạm trú gần Đồng Hới. Rồi đến tháng 8 -1886, Văn Thân cũng lại đến, họ tàn sát giáo dân Sáo bùn... lại khiếp sợ mà chạy như những lần trứoc... Tại Đồng Hới, có 1 trại di cư, Ts Bonin tổ chức một họ đạo mới vào năm 1886, gọi là họ Tam Toà.- Các chị MTG Mỹ Hương sau được gọi tên la øPv MTG Tam Toà.
Đầu tháng 7 -1886, Văn Thân cũng đến tấn công Họ Sen Bàng và Phước viện MTG Kẻ bàng, nhưng nhờ có sự giúp đỡ của quân đội Pháp đóng ở gần đó, nên Pv không thiệt hại gì.. Sau biến cố Văn Thân, giáo phận Huế còn lại 6 Pv MTG: Tỉnh Quảng Bình: Pv MTG Kẻ Bàng, Tam Toa ø- Quảng trị : Pv Di loan, Cổ vưu (Trí Bưu) và Thừa Thiên : Pv Dương Sơn và Phủ cam.
Hiện nay, tại Dương Lộc, Trí Bưu (Cổ vưu) Bố liêu đều có lăng Tử đạo của tiền nhân cũng như chị em MTG, như là chứng tích hùng hồn của Đức tin và niềm Hy vọng vào Thiên Chúa, Đấng đã ban ơn trọng đại đó cho bậc tiền bối chúng ta trong niềm tin và tình yêu dành cho Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh.

III. Cuộc Di Cư năm 1954
Đến giữa thế kỷ XX, năm 1954, Hiệp định Geneve chia đôi đất nước, các Pv MTG Kẻ Bàng, Tam Toà(Quảng Bình) và Di Loan(Quảng trị) theo dòng người di cư vào Nam, bỏ lại những gì đã xây dựng trong hơn nửa thế kỷ qua bên kia dòng sông Bến Hải. Giờ thì cả 6 Pv chỉ ở trong đất Thừa Thiên và Quảng Trị. Pv Di Loan ở tại Linh địa Đức Mẹ La vang. Pv Tam Toà ở vùng quê Thanh Tân. Pv Kẻ Bàng ở Truồi... băùt đầu một hành trình mới, nơi vùng đất mới!

IV. Thống Nhất các Phước viện MTG Huế - Canh Tân và Hiệp Nhất
Năm 1956 -1960, các chị thi hành sứ vụ: từ trường học, bệnh xá, mục vụ, giáo lý, truyền giáo và lao động; cũng như phát triển việc học hành, lấy văn bằng để phục vụ trong các trường Trung Tiểu học, bệnh viện v.v...Các Pv độc lập từ tinh thần lẫn vật chất, và có các cha Bề trên riêng...
Hội dòng MTG Huế như là con sông lớn được kết hợp từ các con suối các Pv MTG nói trên chảy về... Năm 1961, Đức Giám Mục Pierre Martinô Ngô Đình Thục được chọn làm TGM giáo phận Huế, Ngài đã thực hiện việc Hiệp Nhất và Canh Tân các Pv MTG trong giáo phận thành một Dòng duy nhất, mang tên là: Dòng Mến Thánh Giá Thừa sai-Huế, Hiến Chương đã được ĐTC XXIII phê chuẩn ngày 05 - 6 -1962.
Tiếp nối công việc của Đức Tổng Phêrô Martinô, Đức TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền cùng với Lm Giuse Trần văn Tường, Cha TĐD Simon Nguyễn văn Lập và các nữ Kinh sĩ dòng Tháh Augustinô tại Đà lạt hướng dẫn và hướng dẫn chị em đường tu đức để được Canh Tân và Hiệp Nhất.
Ngày 03.6.1965, 08 nữ tu MTG Thừa Sai Huế tuyên khấn lần đầu theo giáo luật. Ngày 06.6.1967 Tổng Tu nghị đầu tiên bầu chị Tổng Phụ Trách Hiệp Nhất và ban Hội đồng Dòng.
Tập viện theo giáo luật đầu tiên tại Huế vào tháng 7 năm 1967. Từ đó, toàn thể chị em trong các Pv đến làm nhà tập và tuyên khấn theo giáo luật cho đến khi tất cả chị em đều được chuyển từ lới hứa sang lời khấn. Các nhà huấn luyện: Đệ tử viện, Kinh viên cũng được xây dựng để đáp ứng nhu cầu huấn luyện cho đơì sống tu đức, việc tông đồ, mục vụ, văn hóa, xã hội...ù

V. Phát triển: Giải đất miền Trung Việt Nam và nhất là tại cố đô Huế là nơi xãy ra nhiều chính biến. Nhưng Chúa đã dùng các biến cố ấy để đưa chị em đến những vùng đất xa lạ hơn theo Thánh ý Ngài. Mùa hè năm 1972, rồi năm 1975, chị em phần đông di tản vào Miền Nam sinh sống và làm việc tông đồ, trở thành những cộng đoàn chị em MTG Miền Xuân Lộc. Số khác ở tại Cam Ranh, thành lập nhóm chị em Vùng Cam ranh, (Khánh Hoà)ø. Phần lớn chị em gốc Pv MTG Tam Toà vào Bình Tuy. Chị em đang ở Vạn tượng- Lào từ năm 1962-1975 cùng với dân chúng di tản ra nước ngoài, lập thành 2 cộng đoàn ở Rôma và ở Strasbourg (Pháp). Từ Hội dòng MTG Huế cũng đã sinh ra hai Hội dòng con: Đó là Hội Dòng MTG Phan Thiết, năm 1983. Và Hội Dòng MTG Bà Rịa, năm 2008.

VI. Đổi tên Dòng Mến Thánh Giá Thừa sai thành Hội dòng Mến Thánh Giá Huế
Đầu năm 1990, Hội dòng MTG Huế đã được cùng 7 hội dòng MTG Miền Nam đón nhận quyển Hiến chưiơng mới, có chung một Đấng Sáng Lập, một Linh Đạo và một lihj sử găn liền với đời sống GH/VN từ hơn 300 năm nay. Linh đạo Lâm Bích thấm nhuần tinh thần tông đồø Thừa sai, và tinh thần đó là sợi chỉ xuyên suốt các hành vi tận hiến theo H iến chương của Dòng. Bởi vậy, sau khi suy nghĩ và học hỏi, thảo luận, toàn thể chị em đã đồng ý nên hoà đồng với các Hội dòng MTG có chung một Hiến chương. Và lấy tên gọi là: Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế
* Địa chỉ Hội dòng: 113 Trần Phú, Thành phố Huế Đt (054. 824594) Email: huemtg@gmail.com
* Bề trên đương nhiệm: Chị Tổâng Phụ Trách: Anna Trần thị Hồâng Tuý
VII. Các Hoạt độâng của Hội Dòng: Hiện tại, chị em dấn thân trong các hoạt động:
Mục vụ tông đồ giáo lý, ca đoàn, lớp tình thương, Nhà trẻ và trường Mẫu giáo, chăm sóc nuôi dạy các em khuyết tật, mồ côi, đồng bào thiểu số, chăm socù sức khoẻ, phát thuốc, bảo trợ và giúp vốn cho Hội người mù, làm dự án giúp đỡ các học sinh nghèo vùng quê, nuôi nấng bảo trợ các thiếu nữ lỡ lầm,ï nồi cháo tình thương cho các bệnh nhân bệnh viện Đông hà, giúp các toà giám mục, phục vụ khách hành hương ở TTTM Lavang và vài nghề thủ công nhỏ... Chị em chu toàn sứ mạng với lòng yêu mến Chúa Giêsu và muốn phục vụ hạnh phúc cho các chi thể của Chúa Giêsu, cầu cho lương dân được ơn ăn năn trở lại, bằng cầu nguyẹân, yêu mến, hy sinh... Các hoạt động bên ngoài là cánh tay nối dài của lờiø cầu xin tha thiết trong nguyện đường, trong việc phục vụ âm thầm khiêm tốn...
Hiện nay có 3 trung tâm nuôi dạy các em khuyết tật và mồ côi: 1. Nguyệt Biều- Huế 2. Đông Hà-Quảng trị 3. Hoà Yên(Cam ranh-K.Hoà) 4. 1 nhà giúp đỡ các thiếu nữ lỡ lầm tại Nguyệt Biều, Huế.
Hội dòng có 59 cộng đoàn đang hoạt động: 54 ở Việt nam và 05 ở hải ngoại.
VIII. Nhân sự: Tổng số nhân sự Hội Dòng : 394
* Khấn Trọn 252 ; Khấn Tạm 101 ; Tập Sinh 41 ; Thỉnh sinh 19
IX. Điều kiện gia nhập Hội dòng:
Gia đình đạo đức, có giấy giới thiệu và chứng nhận của Cha quản xứ. Tuổi từ 15 đến 25.
Trình đôï văn hoá: lớp 10 đến đại học hay có một văn bàêng khác.
Địa chỉ liên lạc về ơn gọi: Nữ tu Têrêxa Trần thị Tuỳ
Đt: (054) 824594 - (054) 845901 - Email: tuytherese@yahoo.com.vn

_________________
Mơ chi ảo mộng xa vời
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời cao siêu
Lo chi cuộc sống sớm chiều
Đời con theo Chúa, mọi điều xin vâng


Yêu Thương + Dấn Thân = Phục Vụ

Không có nhận xét nào: