Nguồn: http://www.unblock4all.info/browse.php?u=bpqxTHfHkg40lJ3mqGZ%2BhpB22o5FzBaOrdw7w249r92kB2OUKTb%2FAM1eFXLEg9c%3D&b=29
VRNs (14.12.2013) – Sài Gòn – Một trong những bất đồng sâu xa giữa Công Giáo ( Catholic ) và các hệ phái Cải Cách Giáo ( Reform ) đó là việc cầu nguyện cùng Đức Maria. Theo họ thì Đức Maria không bao giờ có thể là đối tượng của cầu nguyện. “Về phần mình các nhà Cải Cách bác bỏ mọi lời xin cầu bầu ngỏ cùng Đức Maria vì điều này giả thiết rằng Ngài đóng vai trò làm dụng cụ hữu hiệu cho nhiệm cục cứu chuộc hay Ngài “ cộng tác” vào nhiệm cục ấy.
Zwingli cho rằng ta chỉ có một Đấng Cầu Bầu, còn Bullinger thì viết
thêm: một Đấng cầu bầu duy nhất. Calvin thì bác bỏ ý niệm cho rằng Đức
Maria là người gìn giữ các ơn” ( Nguồn Vietcatholic News – Lm. Vũ Văn
An, 17.6.2012. Một tầm nhìn đại kết về vai trò của Đức Maria trong
kế hoặch Thiên Chúa và trong hiệp thông các Thánh ).
Lý do khiến các nhà Cải Cách bác bỏ việc cầu nguyện với Đức Mẹ là vì cho rằng đó là việc thái quá: “Các thái quá này không kết thúc với các lạm dụng lớn lao của thế kỷ 16 nhưng luôn song hành với phong trào Thánh Mẫu cách này hay cách khác. Những thái quá này khiến người ta có ý nghĩ rằng trong Đức Tin Công Giáo vì các mục tiêu thực tiễn, Đức Maria được coi như một nữ thần thực sự. Dù chưa bao giờ tuyên xưng cách thái quá như thế nhưng huấn quyền Công Giáo cũng chưa bao giờ minh bạch chống lại chúng” ( Nguồn Vietcatholic – Lm. Vũ Văn An, tài liệu đã dẫn ).
Việc cầu nguyện của con người nói chung đều được thúc đẩy bởi những nhu cầu thực tiễn. Cầu nguyện có thể mang tính cá nhân như cầu cho hết bệnh, cầu được bình an, cầu cho ông bà cha mẹ tổ tiên v.v… Hoặc mang tính tập thể như cầu cho quốc thái dân an, cầu cho hòa bình thế giới v.v… Tóm lại, cầu nguyện dù mang tính cá nhân hay tập thể, tất cả cũng không ngoài mục đích để cho hết khổ. Bệnh là khổ, cầu cho hết bệnh là hết khổ. Giặc giã chiến tranh là khổ, cầu cho hòa bình là cầu cho hết khổ vì nạn binh đao v.v…
Cầu cho hết khổ đó là nhu cầu tự nhiên của con người; có khổ thì mới cầu cho hết khổ. Ngược lại, nếu không có khổ thì cũng chẳng cần chi phải cầu ? Mặc dầu vậy có ai sống trên đời mà lại không khổ, họa chăng chỉ có hai hạng; một là hạng trẻ con ăn chưa no lo chưa tới, và hai là loại khùng điên vô trí. Bản chất của cầu nguyện là cầu để thoát khổ. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ là người ta có nhận thức được nỗi khổ của mình hay không ?
Phân tích hai chữ “Đau” và “Khổ” ta thấy nó thuộc hai lãnh vực khác nhau. Đau thuộc thể xác còn khổ thuộc tinh thần. Đau về thể xác nhưng không khổ về tinh thần thì đó không phải đau khổ. Ngược lại, khổ về tinh thần còn thân xác không đau nhưng vẫn là khổ. Có biết bao người giàu có khỏe mạnh, vật chất đủ đầy nhưng vẫn cứ khổ: khổ vì tình phụ, khổ vì con cái bạc đãi, khổ vì lo giữ của, không biết mình chết đi ai sẽ hưởng gia tài này đây v.v… và v.v… ?
Về những nỗi khổ đau của con người, truy nguyên ra ta thấy tất cả đều do tinh thần. Thân xác dù có đói ăn rách mặc nhưng tinh thần luôn bình an thư thái thì nào đâu có khổ ? Chính do bởi tinh thần là cái quyết định, thế nên có câu chuyện kể về một thanh niên được Đức Mẹ chữa lành.
Vào khoảng năm 1100, bên Đức có một gia đình sang trọng đạo đức sinh được con trai đặt tên là Herman. Herman lọt lòng với một hình thù vừa xấu lại vừa tàn tật: thấp lùn, mồm méo, lưng còng, ăn nói ngập ngọng, lại thọt một chân. Thân xác đã vậy còn tâm trí thì u mê tối tăm ngờ nghệch. Mãi đến năm 12 tuổi, cha mẹ thương hại đón một thầy Dòng về dạy ròng rã trong hai năm trời mà cũng chỉ biết được vài lẽ Đạo cần thiết: Một Thiên Chúa Ba Ngôi dựng nên trời đất, tội tổ tông truyền, Ngôi Hai xuống thế làm người trong lòng Trinh Nữ Maria chịu chết trên Thánh Giá chuộc tội thiên hạ….
Herman lên 16 tuổi mới đủ trí khôn nhận thấy mình tàn tật và kém chúng bạn nên sinh buồn bã, than thân tủi phận. Thầy Dòng thấy học trò mình buồn bã đêm ngày như thế bèn khuyên bảo cậu hãy chạy đến van nài cùng Mẹ Maria. Herman vâng lời thầy, cầu xin Đức Mẹ trong ba năm trời mà chẳng thấy kết quả gì. Mặc dầu vậy, cậu vẫn không ngã lòng và tiếp tục cầu nguyện.
Một ngày kia Herman cảm thấy mình sầu khổ hơn mọi khi liền đến trước bàn thờ Đức Mẹ van xin rằng: “Lạy Mẹ là Nữ Vương trời đất, là Mẹ nhân ái, là sức sống, là nguồn vui, là hy vọng của con. Con là cháu con khốn nạn của Evà ở chốn khách đày đau khổ, kêu van xin Mẹ ghé mặt thương xót. Đến giờ sau hết xin cho con được về Trời xem thấy Chúa Giêsu, Con Mẹ…” Sau mấy lời kêu van thống thiết, Herman thấy Đức Mẹ hiện ra sáng láng tốt đẹp và bảo: “Herman con yêu của Mẹ, Mẹ đã nghe lời con cầu xin. Mẹ cho con chọn một trong hai điều này: một là khỏi bệnh tật phần xác, hai là được trở nên thông thái, con muốn điều nào tùy ý”.
Herman bấy lâu khổ cực vì bệnh tật cũng như đau lòng vì trí khôn thấp kém. Cậu nghĩ ngợi một lúc rồi quả quyết trả lời: “Con xin Mẹ trí thông minh.” Điều Herman xin rất đẹp lòng Mẹ, bởi vậy Mẹ cho Herman được trí thông minh, lại cho khỏi các bệnh tật phần xác nữa. Từ đó Herman chăm chỉ học hành, nổi tiếng thông minh vượt hẳn chúng bạn. Về sau, Herman trở nên một nhà tu hành thông thái, chép nhiều sách đạo đức có giá trị. Để tạ ơn Đức Mẹ, thầy Herman đặt lại Kinh Lạy Nữ Vương mà tín hữu chúng ta vẫn còn tụng đọc cho mãi tới ngày nay” ( Theo sách Tháng Đức Bà – Nxb. Hiện Tại, 1969 ).
Chàng thanh niên không xin cho khỏi tật bệnh phần xác nhưng xin trí thông minh. Điều đó rất đẹp lòng Mẹ Maria bởi lẽ trí thông minh ấy không phải là loại thông minh thế gian, nhưng là thông minh siêu xuất thế gian: Đến giờ sau hết được về Trời xem thấy Chúa Giêsu, Con Mẹ. Giả dụ như Herman chỉ xin cho được khỏi tật nguyền thân xác thì chắc Đức Mẹ cũng nhận lời như đã hứa. Thế nhưng điều đó hoàn toàn chẳng những chẳng ích lợi gì cho anh, trái lại, chỉ đem đến thêm nhiều khổ đau khác nữa, và khổ đau này sẽ là vô tận một khi chấm dứt cuộc sống thế trần này trong Hỏa Ngục đời đời.
Kinh Lạy Nữ Vương ( Salve Regina ) tín hữu chúng ta vẫn còn đọc cho tới tận ngày nay chính là lời cầu khẩn thống thiết của chàng thanh niên tật nguyền xưa kia. Điều kiện tiên quyết của bất cứ lời nguyện xin nào là phải có sự kết hợp giữa lòng tin và sự kiên trì. Có tin thì mới cầu, đồng thời lòng tin ấy phải được thể hiện bằng sự kiên trì. Ngược lại nếu không có sự kiên trì thì lòng tin ấy không đủ mạnh. Lý do lòng tin và sự kiên trì phải đi đôi với nhau bởi vì lời cầu thoát khổ ở đây là thoát khỏi nỗi khổ bất tận ở đời sau vô cùng.
Người ta viện cớ rằng chỉ có một Đấng Trung Gian duy nhất là Đức Kitô thế nên việc cầu khẩn với Mẹ Maria là hoàn toàn vô ích. “Năm trước khi qua đời, Luther nói rằng: Cung cách trắng trợn đang tràn đầy mọi sự liên quan tới việc thờ lạy các Thánh theo kiểu ngẫu thần… và Đức Maria cũng đang được mọi người thờ lạy như đấng trung gian và cứu giúp trong mọi tình huống khó khăn” ( Nguồn Vietcatholic – Lm. Vũ Văn An, 16.3.2010 – Thánh Mẫu Học của Martin Luther và các hệ luận của nó đối với một Thánh Mẫu Học đại kết ).
Người Công Giáo không bao giờ thờ lạy các Thánh hoặc Mẹ Maria, nhưng cũng đúng như Luther xác nhận: Chúng ta xin các Thánh và Mẹ cứu giúp trong mọi tình huống khó khăn. Khẩn cầu xin Mẹ cứu giúp trong mọi tình huống khó khăn là việc rất nên làm chứ sao lại không ? Tuy nhiên việc khẩn cầu ấy hoàn toàn không phải là cầu với một thứ ngẫu thần nào đó, nhưng là cầu với Đấng là Mẹ Thiên Chúa. Cầu nguyện với Mẹ Thiên Chúa là lời cầu cổ xưa nhất do tín hữu thành Côrintô khởi xướng.
Vào khoảng thế kỷ thứ tư, bè rối do Giám Mục Nestorio ( 380 – 440 ) khởi xướng, cho rằng chỉ nên gọi Đức Nữ Trinh Maria là Mẹ Chúa Kitô chứ không phải là Mẹ Thiên Chúa. Chủ trương này đã bị Công Đồng Êphêsô ( 431 ) kết án và Thánh Cyrillo đưa ra 12 đề tài tuyên vạ tuyệt thông, đồng thời nêu rõ mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể theo truyền thống của Học viện Alexandria.
Chính vào đêm 22 tháng 6 năm đó, toàn thể Giáo Dân thành Ephêsô đã chào mừng Công Đồng bằng một cuộc rước đèn vĩ đại tung hô Mẹ Thiên Chúa: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng tôi là kẻ có tội” ( Lm. Bùi Đức Sinh, O.P – Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo ). Lời cầu của tín hữu thành Êphêsô này về sau đã được sử dụng trong Kinh Mân Côi là Kinh được Đức Mẹ truyền dạy cho Thánh Đa Minh với mục đích là để cứu khổ cứu nạn cho con người và nhất là để chống lại các lạc thuyết, lạc giáo.
Suy cho đến tận cùng về những nỗi khổ đau bất tận của nhân loại thì không có chi khổ bằng ngu si không biết đường. Khổ vì bệnh hoạn ốm đau, khổ vì đói nghèo, khổ vì áp bức bất công… chưa thật sự là khổ mà duy chỉ có sự ngu si mới là khổ. Tại sao vậy ? Bởi vì bệnh hoạn mà biết tìm phương chữa trị sẽ khỏi. Đói nghèo mà biết cố gắng làm việc sẽ hết nghèo… Trái lại, với người ngu thì dù cho có bệnh đó nhưng lại cho là khỏe. Nghèo đói đó lại cứ tưởng mình giàu. Bị lạc đường đó nhưng lại cứ tưởng mình đang về tới đích. Một khi đã lạc đường thì càng đi càng lạc, càng cố gắng bao nhiêu thì càng xa lạc bấy nhiêu, và một khi đã lạc thì cái việc sa hầm sụp hố, chìm đắm giữa biển khơi mịt mùng là điều không sao tránh khỏi !
Kinh Mân Côi ra đời trong hoàn cảnh hết sức nhiễu nhương thời đó ( Thế kỷ 12 ). Các bè rối lạc giáo nổi lên chống phá Giáo Hội cách dữ dằn. Tuy nhiên đó chỉ là cái mặt nổi của tảng băng chìm là Thuyết Duy Lý đã đột nhập vào Âu Châu qua con đường của các triết gia Hồi Giáo là Averroes ( 1126 – 1198 ). Gs. Siger Brabant ( 1235 – 1285 ) và Boecio xứ Dacia đã chủ trương nhiều vấn đề trái nghịch với Giáo Lý Công Giáo về nguồn gốc thế giới, linh hồn và sự tự do” ( Lm. Bùi Đức Sinh, tài liệu đã dẫn ).
Thuyết Duy Lý hoàn toàn trái ngược với Đức Tin và đỉnh điểm của nó là cuộc Cách Mạng Pháp 1789 với việc tôn thờ Lý Trí như một vị thần. Vương Cung Thánh Đường Notre Dame de Paris biến thành đền thờ thần Lý Trí… Cũng bởi vì tính chất nguy hại của Thuyết Duy Lý mà Giáo Hội đã lâm phải những cơn khủng hoảng vô cùng ghê gớm. Trong Thông Điệp Supremi Apostolatus ban hành ngày 1.9.1883, Đức Thánh Cha Lêô XIII viết: “Những thử thách mà Giáo Hội hàng ngày phải đương đầu: Lòng đạo đức Kitô Hữu, nền luân lý chung sa sút. Không những thế ngay cả chính Đức Tin, sự Thiện tối cao và đầu mối của mọi nhân đức hàng ngày bị đe dọa tàn lụi đi một cách thảm khốc nhất” ( Cao Tấn Tĩnh – Bí Mật Kinh Mân Côi ).
Trong hoàn cảnh Giáo Hội bị thử thách như thế, Đức Mẹ rất nhiều lần đã hiện ra để củng cố Đức Tin cho con cái. Năm 1858 với Bernadette, năm 1917 với ba em Luxia, Giaxinta và Phanxicô. Trước sau tất cả những lần hiện ra ấy Đức Mẹ chỉ gặp gỡ và trao truyền Sứ Điệp cho những trẻ em và phụ nữ, những con người chưa tiêm nhiễm thứ duy lý độc hại.
Chẳng những Mẹ hiện ra để khuyên nhủ bảo ban chỉ dạy con đường lành cần theo để được cứu rỗi mà còn khóc, thở than với chính con cái của mình: “Với chị Julia Kim ( Naju – Nam Hàn ), Thánh tượng Mẹ khóc tổng cộng 700 ngày. Chị kể lại: Đức Mẹ khóc và nói với giọng thật buồn như than thở: “Con ơi, thật chua xót khi nhìn vào tình trạng bi thảm gây nên bởi nhiều con cái yêu dấu của Mẹ, những con người vì mù quáng giả điếc để đồng lõa với Con Rồng Đỏ, kẻ thù của chúng ta. Thế giới đã nên như bãi sa mạc, những tai họa lớn lao đang xảy ra đó đây chính là những lời cảnh cáo. Mẹ buồn phiền lo lắng khi phải nhìn cảnh nhân loại chịu đau khổ gây nên bởi những cảnh cáo này. Do đó hỡi con, khi Mẹ phải năn nỉ van xin các con mục đích là giữ cho các con khỏi rơi vào cạm bẫy của ma quỷ” ( Nguồn Linh Hồn – Xin cứu các linh hồn ).
Ôi ! Có lòng mẹ nào yêu thương con cái đến nỗi đã phải khóc chảy cả máu mắt để ngăn cho chúng khỏi phải sa vào chốn khốn nạn Hỏa Ngục đời đời như Mẹ Maria Mẹ Hằng Cứu Giúp ?
Lý do khiến các nhà Cải Cách bác bỏ việc cầu nguyện với Đức Mẹ là vì cho rằng đó là việc thái quá: “Các thái quá này không kết thúc với các lạm dụng lớn lao của thế kỷ 16 nhưng luôn song hành với phong trào Thánh Mẫu cách này hay cách khác. Những thái quá này khiến người ta có ý nghĩ rằng trong Đức Tin Công Giáo vì các mục tiêu thực tiễn, Đức Maria được coi như một nữ thần thực sự. Dù chưa bao giờ tuyên xưng cách thái quá như thế nhưng huấn quyền Công Giáo cũng chưa bao giờ minh bạch chống lại chúng” ( Nguồn Vietcatholic – Lm. Vũ Văn An, tài liệu đã dẫn ).
Việc cầu nguyện của con người nói chung đều được thúc đẩy bởi những nhu cầu thực tiễn. Cầu nguyện có thể mang tính cá nhân như cầu cho hết bệnh, cầu được bình an, cầu cho ông bà cha mẹ tổ tiên v.v… Hoặc mang tính tập thể như cầu cho quốc thái dân an, cầu cho hòa bình thế giới v.v… Tóm lại, cầu nguyện dù mang tính cá nhân hay tập thể, tất cả cũng không ngoài mục đích để cho hết khổ. Bệnh là khổ, cầu cho hết bệnh là hết khổ. Giặc giã chiến tranh là khổ, cầu cho hòa bình là cầu cho hết khổ vì nạn binh đao v.v…
Cầu cho hết khổ đó là nhu cầu tự nhiên của con người; có khổ thì mới cầu cho hết khổ. Ngược lại, nếu không có khổ thì cũng chẳng cần chi phải cầu ? Mặc dầu vậy có ai sống trên đời mà lại không khổ, họa chăng chỉ có hai hạng; một là hạng trẻ con ăn chưa no lo chưa tới, và hai là loại khùng điên vô trí. Bản chất của cầu nguyện là cầu để thoát khổ. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ là người ta có nhận thức được nỗi khổ của mình hay không ?
Phân tích hai chữ “Đau” và “Khổ” ta thấy nó thuộc hai lãnh vực khác nhau. Đau thuộc thể xác còn khổ thuộc tinh thần. Đau về thể xác nhưng không khổ về tinh thần thì đó không phải đau khổ. Ngược lại, khổ về tinh thần còn thân xác không đau nhưng vẫn là khổ. Có biết bao người giàu có khỏe mạnh, vật chất đủ đầy nhưng vẫn cứ khổ: khổ vì tình phụ, khổ vì con cái bạc đãi, khổ vì lo giữ của, không biết mình chết đi ai sẽ hưởng gia tài này đây v.v… và v.v… ?
Về những nỗi khổ đau của con người, truy nguyên ra ta thấy tất cả đều do tinh thần. Thân xác dù có đói ăn rách mặc nhưng tinh thần luôn bình an thư thái thì nào đâu có khổ ? Chính do bởi tinh thần là cái quyết định, thế nên có câu chuyện kể về một thanh niên được Đức Mẹ chữa lành.
Vào khoảng năm 1100, bên Đức có một gia đình sang trọng đạo đức sinh được con trai đặt tên là Herman. Herman lọt lòng với một hình thù vừa xấu lại vừa tàn tật: thấp lùn, mồm méo, lưng còng, ăn nói ngập ngọng, lại thọt một chân. Thân xác đã vậy còn tâm trí thì u mê tối tăm ngờ nghệch. Mãi đến năm 12 tuổi, cha mẹ thương hại đón một thầy Dòng về dạy ròng rã trong hai năm trời mà cũng chỉ biết được vài lẽ Đạo cần thiết: Một Thiên Chúa Ba Ngôi dựng nên trời đất, tội tổ tông truyền, Ngôi Hai xuống thế làm người trong lòng Trinh Nữ Maria chịu chết trên Thánh Giá chuộc tội thiên hạ….
Herman lên 16 tuổi mới đủ trí khôn nhận thấy mình tàn tật và kém chúng bạn nên sinh buồn bã, than thân tủi phận. Thầy Dòng thấy học trò mình buồn bã đêm ngày như thế bèn khuyên bảo cậu hãy chạy đến van nài cùng Mẹ Maria. Herman vâng lời thầy, cầu xin Đức Mẹ trong ba năm trời mà chẳng thấy kết quả gì. Mặc dầu vậy, cậu vẫn không ngã lòng và tiếp tục cầu nguyện.
Một ngày kia Herman cảm thấy mình sầu khổ hơn mọi khi liền đến trước bàn thờ Đức Mẹ van xin rằng: “Lạy Mẹ là Nữ Vương trời đất, là Mẹ nhân ái, là sức sống, là nguồn vui, là hy vọng của con. Con là cháu con khốn nạn của Evà ở chốn khách đày đau khổ, kêu van xin Mẹ ghé mặt thương xót. Đến giờ sau hết xin cho con được về Trời xem thấy Chúa Giêsu, Con Mẹ…” Sau mấy lời kêu van thống thiết, Herman thấy Đức Mẹ hiện ra sáng láng tốt đẹp và bảo: “Herman con yêu của Mẹ, Mẹ đã nghe lời con cầu xin. Mẹ cho con chọn một trong hai điều này: một là khỏi bệnh tật phần xác, hai là được trở nên thông thái, con muốn điều nào tùy ý”.
Herman bấy lâu khổ cực vì bệnh tật cũng như đau lòng vì trí khôn thấp kém. Cậu nghĩ ngợi một lúc rồi quả quyết trả lời: “Con xin Mẹ trí thông minh.” Điều Herman xin rất đẹp lòng Mẹ, bởi vậy Mẹ cho Herman được trí thông minh, lại cho khỏi các bệnh tật phần xác nữa. Từ đó Herman chăm chỉ học hành, nổi tiếng thông minh vượt hẳn chúng bạn. Về sau, Herman trở nên một nhà tu hành thông thái, chép nhiều sách đạo đức có giá trị. Để tạ ơn Đức Mẹ, thầy Herman đặt lại Kinh Lạy Nữ Vương mà tín hữu chúng ta vẫn còn tụng đọc cho mãi tới ngày nay” ( Theo sách Tháng Đức Bà – Nxb. Hiện Tại, 1969 ).
Chàng thanh niên không xin cho khỏi tật bệnh phần xác nhưng xin trí thông minh. Điều đó rất đẹp lòng Mẹ Maria bởi lẽ trí thông minh ấy không phải là loại thông minh thế gian, nhưng là thông minh siêu xuất thế gian: Đến giờ sau hết được về Trời xem thấy Chúa Giêsu, Con Mẹ. Giả dụ như Herman chỉ xin cho được khỏi tật nguyền thân xác thì chắc Đức Mẹ cũng nhận lời như đã hứa. Thế nhưng điều đó hoàn toàn chẳng những chẳng ích lợi gì cho anh, trái lại, chỉ đem đến thêm nhiều khổ đau khác nữa, và khổ đau này sẽ là vô tận một khi chấm dứt cuộc sống thế trần này trong Hỏa Ngục đời đời.
Kinh Lạy Nữ Vương ( Salve Regina ) tín hữu chúng ta vẫn còn đọc cho tới tận ngày nay chính là lời cầu khẩn thống thiết của chàng thanh niên tật nguyền xưa kia. Điều kiện tiên quyết của bất cứ lời nguyện xin nào là phải có sự kết hợp giữa lòng tin và sự kiên trì. Có tin thì mới cầu, đồng thời lòng tin ấy phải được thể hiện bằng sự kiên trì. Ngược lại nếu không có sự kiên trì thì lòng tin ấy không đủ mạnh. Lý do lòng tin và sự kiên trì phải đi đôi với nhau bởi vì lời cầu thoát khổ ở đây là thoát khỏi nỗi khổ bất tận ở đời sau vô cùng.
Người ta viện cớ rằng chỉ có một Đấng Trung Gian duy nhất là Đức Kitô thế nên việc cầu khẩn với Mẹ Maria là hoàn toàn vô ích. “Năm trước khi qua đời, Luther nói rằng: Cung cách trắng trợn đang tràn đầy mọi sự liên quan tới việc thờ lạy các Thánh theo kiểu ngẫu thần… và Đức Maria cũng đang được mọi người thờ lạy như đấng trung gian và cứu giúp trong mọi tình huống khó khăn” ( Nguồn Vietcatholic – Lm. Vũ Văn An, 16.3.2010 – Thánh Mẫu Học của Martin Luther và các hệ luận của nó đối với một Thánh Mẫu Học đại kết ).
Người Công Giáo không bao giờ thờ lạy các Thánh hoặc Mẹ Maria, nhưng cũng đúng như Luther xác nhận: Chúng ta xin các Thánh và Mẹ cứu giúp trong mọi tình huống khó khăn. Khẩn cầu xin Mẹ cứu giúp trong mọi tình huống khó khăn là việc rất nên làm chứ sao lại không ? Tuy nhiên việc khẩn cầu ấy hoàn toàn không phải là cầu với một thứ ngẫu thần nào đó, nhưng là cầu với Đấng là Mẹ Thiên Chúa. Cầu nguyện với Mẹ Thiên Chúa là lời cầu cổ xưa nhất do tín hữu thành Côrintô khởi xướng.
Vào khoảng thế kỷ thứ tư, bè rối do Giám Mục Nestorio ( 380 – 440 ) khởi xướng, cho rằng chỉ nên gọi Đức Nữ Trinh Maria là Mẹ Chúa Kitô chứ không phải là Mẹ Thiên Chúa. Chủ trương này đã bị Công Đồng Êphêsô ( 431 ) kết án và Thánh Cyrillo đưa ra 12 đề tài tuyên vạ tuyệt thông, đồng thời nêu rõ mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể theo truyền thống của Học viện Alexandria.
Chính vào đêm 22 tháng 6 năm đó, toàn thể Giáo Dân thành Ephêsô đã chào mừng Công Đồng bằng một cuộc rước đèn vĩ đại tung hô Mẹ Thiên Chúa: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng tôi là kẻ có tội” ( Lm. Bùi Đức Sinh, O.P – Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo ). Lời cầu của tín hữu thành Êphêsô này về sau đã được sử dụng trong Kinh Mân Côi là Kinh được Đức Mẹ truyền dạy cho Thánh Đa Minh với mục đích là để cứu khổ cứu nạn cho con người và nhất là để chống lại các lạc thuyết, lạc giáo.
Suy cho đến tận cùng về những nỗi khổ đau bất tận của nhân loại thì không có chi khổ bằng ngu si không biết đường. Khổ vì bệnh hoạn ốm đau, khổ vì đói nghèo, khổ vì áp bức bất công… chưa thật sự là khổ mà duy chỉ có sự ngu si mới là khổ. Tại sao vậy ? Bởi vì bệnh hoạn mà biết tìm phương chữa trị sẽ khỏi. Đói nghèo mà biết cố gắng làm việc sẽ hết nghèo… Trái lại, với người ngu thì dù cho có bệnh đó nhưng lại cho là khỏe. Nghèo đói đó lại cứ tưởng mình giàu. Bị lạc đường đó nhưng lại cứ tưởng mình đang về tới đích. Một khi đã lạc đường thì càng đi càng lạc, càng cố gắng bao nhiêu thì càng xa lạc bấy nhiêu, và một khi đã lạc thì cái việc sa hầm sụp hố, chìm đắm giữa biển khơi mịt mùng là điều không sao tránh khỏi !
Kinh Mân Côi ra đời trong hoàn cảnh hết sức nhiễu nhương thời đó ( Thế kỷ 12 ). Các bè rối lạc giáo nổi lên chống phá Giáo Hội cách dữ dằn. Tuy nhiên đó chỉ là cái mặt nổi của tảng băng chìm là Thuyết Duy Lý đã đột nhập vào Âu Châu qua con đường của các triết gia Hồi Giáo là Averroes ( 1126 – 1198 ). Gs. Siger Brabant ( 1235 – 1285 ) và Boecio xứ Dacia đã chủ trương nhiều vấn đề trái nghịch với Giáo Lý Công Giáo về nguồn gốc thế giới, linh hồn và sự tự do” ( Lm. Bùi Đức Sinh, tài liệu đã dẫn ).
Thuyết Duy Lý hoàn toàn trái ngược với Đức Tin và đỉnh điểm của nó là cuộc Cách Mạng Pháp 1789 với việc tôn thờ Lý Trí như một vị thần. Vương Cung Thánh Đường Notre Dame de Paris biến thành đền thờ thần Lý Trí… Cũng bởi vì tính chất nguy hại của Thuyết Duy Lý mà Giáo Hội đã lâm phải những cơn khủng hoảng vô cùng ghê gớm. Trong Thông Điệp Supremi Apostolatus ban hành ngày 1.9.1883, Đức Thánh Cha Lêô XIII viết: “Những thử thách mà Giáo Hội hàng ngày phải đương đầu: Lòng đạo đức Kitô Hữu, nền luân lý chung sa sút. Không những thế ngay cả chính Đức Tin, sự Thiện tối cao và đầu mối của mọi nhân đức hàng ngày bị đe dọa tàn lụi đi một cách thảm khốc nhất” ( Cao Tấn Tĩnh – Bí Mật Kinh Mân Côi ).
Trong hoàn cảnh Giáo Hội bị thử thách như thế, Đức Mẹ rất nhiều lần đã hiện ra để củng cố Đức Tin cho con cái. Năm 1858 với Bernadette, năm 1917 với ba em Luxia, Giaxinta và Phanxicô. Trước sau tất cả những lần hiện ra ấy Đức Mẹ chỉ gặp gỡ và trao truyền Sứ Điệp cho những trẻ em và phụ nữ, những con người chưa tiêm nhiễm thứ duy lý độc hại.
Chẳng những Mẹ hiện ra để khuyên nhủ bảo ban chỉ dạy con đường lành cần theo để được cứu rỗi mà còn khóc, thở than với chính con cái của mình: “Với chị Julia Kim ( Naju – Nam Hàn ), Thánh tượng Mẹ khóc tổng cộng 700 ngày. Chị kể lại: Đức Mẹ khóc và nói với giọng thật buồn như than thở: “Con ơi, thật chua xót khi nhìn vào tình trạng bi thảm gây nên bởi nhiều con cái yêu dấu của Mẹ, những con người vì mù quáng giả điếc để đồng lõa với Con Rồng Đỏ, kẻ thù của chúng ta. Thế giới đã nên như bãi sa mạc, những tai họa lớn lao đang xảy ra đó đây chính là những lời cảnh cáo. Mẹ buồn phiền lo lắng khi phải nhìn cảnh nhân loại chịu đau khổ gây nên bởi những cảnh cáo này. Do đó hỡi con, khi Mẹ phải năn nỉ van xin các con mục đích là giữ cho các con khỏi rơi vào cạm bẫy của ma quỷ” ( Nguồn Linh Hồn – Xin cứu các linh hồn ).
Ôi ! Có lòng mẹ nào yêu thương con cái đến nỗi đã phải khóc chảy cả máu mắt để ngăn cho chúng khỏi phải sa vào chốn khốn nạn Hỏa Ngục đời đời như Mẹ Maria Mẹ Hằng Cứu Giúp ?
PHÙNG VĂN HÓA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét