CHÂN THIỆN MỸ MẾN CHÀO CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Tin Công giáo thế giới, ngày 26.09.2013


Nguồn: http://www.chuacuuthe.com/2013/09/26/tin-cong-giao-the-gioi-ngay-26-09-2013/

VRNs ( 26.09.2013) – Sài Gòn- 
1. Đức Thánh Cha Phanxicô: Chúng ta phải tìm cách xây dựng sự hiệp thông
Tiếp tục bài giáo lý về Giáo Hội , Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về sự hiệp nhất của Giáo Hội trong buổi triều yết chung hàng tuần tại Quảng trường Thánh Phêrô: ” hàng ngàn cộng đồng Công giáo tạo thành một sự hiệp nhất.”
Như mọi khi, hơn 50.000 khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới tụ họp để nghe Đức Thánh Cha.
ĐTC đã nêu câu hỏi gợi ý :” Làm thế nào điều này xảy ra?
 Nhắc lại Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo,  Đức Thánh Cha nói : Giáo Hội Công Giáo lan truyền trên toàn thế giới “có cùng một đức tin, một đời sống bí tích, một người kế vị các Tông Đồ, một niềm hy vọng chung, một lòng nhân ái,”
Ngài tiếp tục, sự hiệp nhất trong đức tin, hy vọng và tình yêu này, là những gì giữ chúng ta lại với nhau trong “dinh thự lớn của Giáo Hội”. Giáo Hội có thể hiện diện ở nhiều nơi như châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Á hay Châu Đại Dương nhưng chỉ là một Giáo Hội.
“Nó giống như một gia đình: họ có thể xa cách khắp nơi trên thế giới, nhưng mối quan hệ sâu sắc giúp tất các thành viên trong gia đình được hợp nhất, vẫn vững vàng mặc dù xa cách”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục bài nói chuyện: “Tôi nghĩ về kinh nghiệm của Ngày giới trẻ thế giới tại Rio de Janeiro, trong đám đông thanh niên trên bãi biển Copacabana, bạn có thể nghe thấy họ nói chuyện bằng rất nhiều ngôn ngữ, bạn có thể thấy nhiều đặc điểm trên khuôn mặt khác nhau. Trong số đó, nhiều nền văn hóa khác nhau đã gặp gỡ, nhưng có một sự thống nhất sâu sắc, một Giáo Hội được hình thành, họ đã hợp nhất và điều đó có thể cảm nhận được.”
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói rằng, sự hiệp nhất này trong Giáo Hội cũng có thể bị tổn thương. Chính những lúc xung đột, căng thẳng và chia rẽ, làm cho Giáo Hội không thể hiện tình yêu và sự hợp nhất.
“Nếu chúng ta thấy sự chia rẽ tồn tại giữa Kitô giáo, Công giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành, thì chúng ta cũng phải thấy được những nỗ lực để làm cho sự hiệp nhất này hoàn toàn có thể nhìn thấy được” 
“Chúng ta phải tìm cách xây dựng sự hiệp thông [ ... ] để vượt qua những hiểu lầm và chia rẽ , bắt đầu từ gia đình, từ thực tế của Giáo Hội , trong cuộc đối thoại đại kết. Thế giới của chúng ta cần sự hiệp nhất.”
Đức Thánh Cha Phanxicô còn kêu gọi các tín hữu hãy tự hỏi mình, liệu chúng ta giúp gì cho sự hiệp nhất được phát triển trong gia đình, giáo xứ và cộng đồng của họ không.
Chúa Thánh Thần là động cơ của sự hiệp nhất trong Giáo Hội chứ không do nỗ lực hay sức mạnh của chúng ta. Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của lời cầu nguyện mà ngài gọi là “linh hồn của sự cam kết của chúng ta với nhân loại về sự hiệp thông, hợp nhất. “
Kết thúc bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô mời các tín hữu hãy cầu xin Chúa ban hồng ân để luôn luôn hiệp nhất và không còn những công cụ của sự chia rẽ. Diễn giải lời cầu nguyện của Thánh Phanxicô, Đức Thánh Cha cầu nguyện rằng chúng ta có thể “mang tình yêu vào nơi có hận thù, mang tha thứ vào nơi có tổn thương, mang lại sự hợp nhất vào nơi có bất hòa .”
 2.Đức Thánh Cha đề cập đến tình hình của người di cư và người tị nạn
Ngày 25.09.2013, Romereports đưa tin : Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành thông điệp đầu tiên cho “Ngày Thế Giới Di Dân và Tị Nạn với chủ đề “Hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn”. Ngài gửi một thông điệp rất rõ ràng về phương thế mà các Kitô hữu phải đối phó với vấn đề di dân và hội nhập.
ĐHY. Antonio Maria Veglio, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Chăm Sóc Mục Vụ Di Dân nói:
“Thông điệp này khuyến khích tất cả chúng ta đi tìm giải pháp cho vấn đề di dân. Sống tôn trọng sự  khác biệt. Việc cho và nhận chỗ cư trú cũng như lòng hiếu khách, tất cả đều phải đặt dưới sự bảo trợ phẩm giá con người.
Trong thông điệp, Đức Giáo Hoàng nói rằng, “nô lệ lao động” ngày nay đang được chấp nhận trong các lĩnh vực như nông nghiệp, trong những xưởng làm việc nguy hiểm và khu mại dâm bất hợp thức. ĐGH khuyến khích mọi người hãy hy vọng cho việc tìm kiếm các giải pháp. Tòa Thánh cũng cố gắng để xem xét vấn đề ở cả cấp địa phương và quốc tế.
Cha Gabriele BENTOGLIO, phó thư ký Hội đồng Giáo Hoàng về Chăm Sóc Mục Vụ Di Dân thì cho biết : “Chúng tôi đã nói chuyện với các giáo xứ địa phương, các ủy ban và các Hội đồng giám mục để thảo luận về những gì cần phải làm và làm thế nào chúng ta có thể can thiệp và giúp đỡ. “
Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nhấn mạnh đến thông điệp năm 2009 , “Caritas in Veritate” của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Trong đó có nhắc đến việc hợp tác chính trị giữa nước quê hương của người nhập cư và nước chủ nhà nơi người đó được hỗ trợ.
Cha Gabriele BENTOGLIO, phó thư ký Hội đồng Giáo Hoàng về Chăm Sóc Mục Vụ Di Dân cho biết thêm: “Có một cuộc khủng hoảng ở Syria, nhưng chúng ta không thể quên Châu Phi, hoặc các nước châu Á. Chúng ta cũng không thể quên các nước có số lượng nhập cư lớn từ Nam và Trung Mỹ tới Hoa Kỳ và Bắc Mỹ . “
Thông điệp của Đức Giáo Hoàng đã được phát hành trong tháng 9, mặc dù vài tháng nữa mới tới Ngày Thế Giới Di Dân. Ngày này sẽ được tổ chức vào ngày 19 tháng 1 năm 2014 tới đây. Hội đồng Giáo hoàng về Di dân đã quyết định phát hành thông điệp trước đó, để các giáo phận khác và các hội đồng giám mục trên toàn thế giới có thể lên kế hoạch phù hợp.
4. Lời rao giảng không sử dụng bạo lực đối với người ngoài Hồi giáo
CWN – 25 tháng 9 năm 2013, Trong một cuộc phỏng vấn với Oasis, một tạp chí của Tòa Thượng phụ của Venice, Thượng Phụ Latinh Giêrusalem than thở về cuộc đàn áp các Kitô hữu ở Trung Đông.                
Thượng phụ Fouad Twal nói: “Sự cấp bách lớn nhất bây giờ là thiết lập ngay các cuộc thảo luận về  tôn giáo cho nhiều lãnh tụ Hồi giáo, từ bên trong nhà thờ Hồi giáo của họ, rao giảng không sử dụng bạo lực đối với người ngoài Hồi giáo,”
“Kitô hữu chúng ta đã chủ quan. Lẽ ra ngay từ những dấu hiệu nguy hiểm ban đầu, mọi việc còn đang trong tầm kiểm soát, thì chúng ta biết rằng chúng ta được các nước Phương tây chào đón. Một số yếu tố khuyến khích chúng ta làm điều đó, cụ thể là, các Kitô hữu khác đã thành công trong cộng đồng ở lĩnh vực kinh tế. Nhưng hãy để tôi nhắc lại rằng nếu vùng đất Trung Đông thực sự được gọi là thân thương với chúng ta, thì chúng ta phải hiểu là nó thân thương  dù hoàn cảnh tốt hay xấu.
Thượng phụ Fouad Twal cũng bày tỏ mối quan tâm lo ngịa về mối đe dọa Hoa Kỳ sẽ tấn công Syria. Các Giám Mục Syria nhấn mạnh rằng việc bách hại Kitô giáo của quân nổi dậy là một thực tế khách quan.
4. Kitô Hữu Lào bị dọa sẽ trục xuất khỏi làng nếu không từ bỏ đức tin
Hãng Fides đưa tin, các nhà chức trách dân sự của huyện At-sap-hang-thong, thuộc tỉnh Sa-van-na-khet, Vương quốc Lào, đã xác định rằng, các công dân Kitô giáo Lào trong các làng khác nhau trên địa bàn huyện, phải từ bỏ đức tin của họ, nếu không họ có nguy cơ bị trục xuất khỏi địa bàn huyện.
Cũng theo Fides cho biết, đây là hành động để ngăn lại việc gia tăng số dân Kitô giáo trong các làng. Quyết định trên được công bố hôm 21 Tháng Chín, trong một cuộc họp chính thức của các thành viên thuộc chính quyền dân sự với người dân của làng Huay. Cuộc họp còn có sự tham dự của những người thuộc mọi tôn giáo khác nhau.
Khi nghe thông báo trên, các Kitô hữu đã bác bỏ quyết định và tuyên bố rằng, quyền tự do tôn giáo được bảo đảm bởi Hiến pháp Lào. Các Kitô hữu cũng cho biết, họ sẵn sàng chịu trục xuất chứ không từ bỏ đức tin Kitô giáo.
Trong một bức thư gửi đến Fides, tổ chức Phi chính phủ Human right Watch, chuyên quan sát về quyền tự do tôn giáo tại Lào ( HRWLRF ) đã lên án việc không tuân thủ các quy định của hiến pháp. Tổ chức còn tố cáo, các cán bộ cầm quyền tại tỉnh và huyện thường bỏ qua qui định về quyền tự do tôn giáo.
Tổ chức cũng kêu gọi chính phủ Lào thực thi Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị , được Lào phê duyệt vào năm 2009. Bản Công ước này lên án bất kỳ hình thức ép buộc tự do cá nhân nào, bao gồm cả tự do tôn giáo.
Cuối cùng, HRWLRF kêu gọi chính phủ Lào tôn trọng quyền tự do tôn giáo của người dân Lào một cách đầy đủ, kiểm soát việc lạm dụng của các quan chức địa phương và bảo vệ các công dân Lào mang niềm tin Kitô giáo .

Không có nhận xét nào: