Đong đưa nhịp khèn, vang xa điệu sáo
Gọi tình yêu ngô lúa sắn khoai (Nỗi nhớ của người H'mông)
Dương Toàn Thắng
Gọi tình yêu ngô lúa sắn khoai (Nỗi nhớ của người H'mông)
Dương Toàn Thắng
Bản Hồ
Đi
dự những dạ hội ở Paris, tôi thuờng được ngắm trang phục sặc sỡ các sơn
nữ nước ta, nhưng ở trên sân khấu chắc các cô không có sắc đẹp hồn
nhiên của phụ nữ trên các sườn đồi với những cánh đồng bậc thang thấp
thoáng ánh nắng ban chiều. Vì vậy về Hà Nội rảnh đựơc mấy hôm, tôi không
do dự ghi tên đi Sapa vài ngày. Tôi tiếc là ba ngày thì quá ngắn dù chỉ
muốn có một ý niệm nhưng thà ít còn hơn không, tôi hớn hở đáp tàu lửa
lên Lào Cai và sáng hôm sau đón xe hàng đưa
đi Sapa.
Bước ra khỏi thị trấn, nải chuối
bên hiên nhà, trái mít dọc thân
cây, đứa trẻ nghêu ngao trên lưng
trâu,...khêu gợi biết bao kỷ
niệm quê nhà tuy Sapa xa miền Trung quê tôi cả ngàn cây số....
|
Bản Hồ |
Giang Tả Chải |
Trên đường đi Lai Châu
Theo
các nhà dân tộc học, người H'mông từ miền nam Trung Quốc di cư qua Việt
Nam theo ba đợt chính. Đợt thứ nhất cuối đời Minh, đầu đời Thanh, vào
lúc có phong trào người Miêu chống lại chính sách "cài tổ quy lưu" và bị
thất bại. 100 hộ thuộc
các tộc Lú, Giàng, từ
Quý Châu trước qua các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc tỉnh Hà Giang rồi
dần dần tiến sâu vào miền đông bắc Việt Nam. Trong đợt thứ hai,
một thế kỷ sau, cũng khoảng trên 100 hộ thuộc các tộc Vàng, Lý theo
cùng đường qua Đồng Văn. Đồng thời, một số ít hơn thuộc
các tộc Vàng, Lú, Châu, Sùng, Hoàng, Vừ qua Si Ma Cai, Bắc Hà tỉnh Lào
Cai. Như đợt trước, những di dân nầy dần dần rải rác khắp các tỉnh tây
bắc. Qua đợt thứ ba, vào thời "Thái Bình Thiên Quốc" 1840-1868, chồng
lại triều Mãn Thanh, người Miêu tham gia đông đảo, không thành công,
khoảng trên một vạn người từ Quý Châu, Quảng Tây, Vân Nam chạy qua trốn ở
các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái rồi lan rộng ra các miền đông bắc
và tây bắc Việt Nam. Sau các đợt chính nầy, hằng năm vẫn có người người
Miêu lẻ tẻ di cư qua, theo con đường Đồng Văn rồi xuống Tuyên Quang,
cũng có một số từ Lào đến. Số dân người H'mông tăng lên đáng kể sau
1986. Ngày nay ở Việt Nam có hơn một triệu người H'mông trong số 9 triệu
khắp thế giới, cư trú ở các tỉnh Hà
Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng.
|
Lao Chải - Tả Vạn
Người
H'mông sống thành bản vài chục nóc nhà khép kín, có khi tường đá ngang
đầu bao quanh. Nhà trệt, ba gian , hai chái, bưng ván, vách nứa, mái
tranh, có hai hay ba cửa. Nhà giàu có cột gỗ thông kê trên đá, gác lát
ván, mái lợp ngói âm dương. Người H'mông coi trọng dòng họ, sống quây
quàn thành cụm, có trưởng họ là người có uy tín được tôn trọng. Tình cảm
sâm đậm gắn bó ngưòi cùng họ nhưng không được cưới nhau. Thanh niên nam
nữ được lựa chọn bạn đời, còn có tục
"cướp vợ", cô
dâu bị chú rể bắt cóc đem về
nhà sau mới báo cho gia đình nhà gái.
Thường con trai có vợ thì tách ra
ở riêng. Vợ chồng thường hòa
thuận sống với nhau, cùng làm ăn, lên nương, xuống rẫy, ít khi bỏ nhau.
Người H'mông có câu "Lửa cháy đến đâu người Mông theo đến đó". Sản phẩm
nông nghiệp là ngô, khoai, vừng, đậu, mạch, rau,...lúa trong các thửa
ruộng bậc thang, các cây ăn trái như táo, đào, mận, lê,...những cây
thuốc như tam thất, xuyên khung, đảm câm,... Các nghể thủ công như đan
lát, thợ rèn, đồ gỗ, đồ đựng, giấy bản, lưỡi cày, dao cuốc, đồ trang sức
bằng bạc, ngay cả nòng súng được phát triển đa dạng, đạt trình độ cao.
Người H'mông cũng như nhiều dân tộc ít người khác theo tín ngưỡng đa
nguyên, nhưng cốt yếu là thờ cúng tổ tiên. Cũng có một số người H'mông
ngày càng lớn theo đạo Thiên chúa và đạo Tin lành, nhưng có đoàn thể tôn
giáo và phi chính phủ ở ngoại
quốc loan báo nhiều tín đồ ở các tỉnh lai Châu, Lào Cay bị chính quyền
đàn áp. Vừa rồi, có chuyện tập trung đông người H'mông tại huyện Mường
Nhé tỉnh Điện Biên nói lên thực tế khó khăn của một dân tộc thiểu số.
|
Lao Chải - Tả Vạn
Đàn
ông H'mông mặc áo cánh ngắn dưới thắt lưng, thân rộng, ống tay dài, đầu
chít khăn hay đội mũ đính những hình tròn bạc chạm khắc hoa văn, quần
dài rộng, áo quần đều màu chàm. Phụ nữ ăn mặc nếu không một màu xanh đậm
thì rất là sặc sỡ, áo xẻ ngực có yếm, mở chếch ngực phía bên trái, tấm
xiêm trước ngực, khăn quấn đầu, xà cạp quấn hai chân, đeo khuyên tai,
vòng cổ, vòng tai, vòng chân. Văn nghệ người H'mông khá phong phú, đặc
biệt văn học truyền miệng :
truyện thần
thoại về anh hùng văn hóa, truyện dạy
cách trồng ngô lúa, may áo quần,
truyện cổ tích về thú vật, nhất
là con hổ. Họ rất thích dân ca
dân tộc, như gầu plềnh (tiếng hát tình yêu), gầu xuồng
(tiếng hát cưới xin), hát khi làm việc nơi nương rẫy, xe sợi dệt vải hay
trên đường đi chợ, lễ hội. Họ dùng ngựa thổ hàng, ngựa rất gần gũi và
thân thiết với từng gia đình. Chợ phiên vừa là nơi trao đổi hàng hóa,
vừa là nơi giao lưu tình cảm.. Chợ tình ở Sapa tổ chức mỗi năm một lần
tuy sinh hoạt không còn sâu đậm như xưa. Họ có nhiều nhạc cụ dân tộc như
sáo, khèn, kèn lá, đàn môi,...sử dụng cùng với tiếng hát trong những lễ
hội như lễ hầu táo (đón năm mới). Thanh niên thưòng vửa thổi
khèn vừa múa. Trai gái trao đổi tâm tình qua kèn lá, đàn môi. Sau một
ngày lao động, người H'mông thích ca hát và dùng nhạc cụ nói lên cơn
vui, nổi buồn hay ca ngợi quê hương đất
nước.
|
Sapa
Từng
sống ở đồng quê hồi nhỏ, tôi rất thông cảm tình cảm người H'mông trông
cảnh những cánh đồng bậc thang thấp thoáng nổi bật trước những dãy núi
xanh lục đủ màu. Lấp ló sau những lùm cây là xóm làng yên tĩnh, sáng
nghe tiếng gà gáy, chiều có mây mù
bao phủ. Chảy quanh xóm
có con sông nhỏ, có chỗ phình rộng thành hồ, mùa nóng tắm mát thật
dễ chịu. Đối với ngưòi như tôi sống ở chốn thành thị náo nhiệt,
ồn ào như Paris, về đây thấy như chốn thiên đàng. Mà không xa Sapa bao
lăm. Bản Hồ, Lao Chải, Tả Vận, Giang Tả Chải,...chỉ cách
Sapa vài tiếng đồng hộ đi bộ. Khi đi dạo trên các đường đê giữa các
ruộng lúa vàng cũng như khi vượt con suối nhỏ dọc những khóm hoa nuôi
sực tím một màu, tôi tiếc mình không phải là nhà thơ để thả vài câu trữ
tình. Nhưng đã có người H'mông hát giùm:
Suối hát sau nhà, mây bay đầu núi |
Sapa
Về
với rừng, ưóc mong của người H'mông dần dần bị giới hạn vì như ở miền
Điện Biên, ngay cả ở khu bảo toàn thiên nhiên Mường Nhé, "cả trãm nghìn hecta rừng đã bị phá, nói đúng hơn khu bảo tồn hơn ba trãm nghìn hecta kia bị rỗng ruột từ rất lâu, nay
đang tiếp tục bị xẻ
thịt trên diện rộng." Theo nhà báo Đỗ Doãn Hoàng thì người phá
rừng và xẻ đất là những người di dân tự do, những người H'Mông đi
tìm nơi đất lành chim đậu. "Các xã mênh mông từ Mường Nhé, Sìn
Thầu, Chung Chải, xưa vốn chỉ có duy nhất bản Nậm Là là nơi
sinh sống của đồng bào H'mông thì nay, dân số Mường Nhé đã đến mức nửa
già là người H'mông. Hầu hết họ đến bằng con đường di dân tự do". Số
phận của người H'mông không khác gì số phận những người dân tộc thiểu
số khác, kể cả những dân tộc trên Cao nguyên Trung Việt, nơi rừng dần bị
phá hủy để người Kinh trồng cà phê ! Những nhà dân tộc học thường bảo
rừng là môi trường sinh sống của người dân tộc thiểu số, phá rừng là
cách dễ dàng nhất để triệt tiêu một dân tộc. Mấy ngày ở Sapa vui bao
nhiêu với phong cảnh quê hương hữu tình thì tôi lại buồn bấy nhiêu vì
thấy tương lai mờ mịt của một số đồng bào. Trái với dân tộc Dao, dường
như trẻ em H'mông ít được đi học. Ở Sapa, chúng đi bán hàng ; khách du
lịch Tây phương
đã có phàn nàn chúng hay chạy theo xin tiền...Vừa qua, đài truyền hình
A2 của Pháp có cho chiếu một chương trình "Rendez-vous en terre
inconnue" trong ấy anh chàng đá bóng bầu dục Frédéric Michalak đươc mời
về ãn ở hai tuần với một xóm người dân tộc Lôlô đen, liệu tiếp xúc với
nền vãn minh có giúp ích được gì cho tình thế hiện nay ?
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét