Thoái hóa đốt sống cổ (nhiều người còn gọi thoái hóa cột sống cổ, vôi hóa, gai cột sống cổ) thì cũng đều là những tên gọi chỉ tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống cổ do nhiều nguyên nhân gây ra.
Những nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Ngoài yếu tố tuổi tác thì thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, ngồi nhiều (người làm việc văn phòng, lái xe, những người thợ hay phải ngửa nhiều khi làm việc…) hoặc ở người thường xuyên mang vác nặng trên đầu (đội cát, đá, vật liệu), hay ngồi trước màn hình vi tính hoặc xem ti vi quá lâu (vị trí để quá cao hoặc thấp quá) kéo dài lâu ngày, nhiều năm. Những tư thế đó lặp đi lặp lại lâu ngày sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, gân cơ, dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống, vôi hóa hoặc hình thành các gai xương đốt sống cổ.
Những người do ít vận động làm cho vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế làm cho máu ít lưu thông, hoặc do ăn uống thiếu chất, nhất là thiếu canxi cũng làm cho các tổ chức của đốt sống cổ bị nuôi dưỡng kém, dần dần cũng gây thoái hóa sớm.
Thoái hóa đốt sống cổ còn bị ảnh hưởng bởi tư thế nằm ngủ, chỉ nằm một hoặc hai tư thế, không có thói quen chuyển mình hoặc do dùng gối không phù hợp (rắn quá, mềm quá, cao quá…) làm ảnh hưởng đến việc lưu thông máu đến nuôi dưỡng cột sống cổ, vùng vai gáy.
Những người do ít vận động làm cho vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế làm cho máu ít lưu thông, hoặc do ăn uống thiếu chất, nhất là thiếu canxi cũng làm cho các tổ chức của đốt sống cổ bị nuôi dưỡng kém, dần dần cũng gây thoái hóa sớm.
Thoái hóa đốt sống cổ còn bị ảnh hưởng bởi tư thế nằm ngủ, chỉ nằm một hoặc hai tư thế, không có thói quen chuyển mình hoặc do dùng gối không phù hợp (rắn quá, mềm quá, cao quá…) làm ảnh hưởng đến việc lưu thông máu đến nuôi dưỡng cột sống cổ, vùng vai gáy.
Những biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ.
Thoái hóa đốt sống cổ khi đang ở giai đoạn đầu thì cảm thấy mỏi cổ, cứng cổ, hơi đau khi cúi xuống, bắt đầu xoay chuyển thấy khó chịu. Nếu không được điều trị thì sau một thời gian thấy đau nhức vùng cổ, đau nhức lan dần xuống vai, gáy, tai, đầu. Giai đoạn tiếp theo, người bệnh xuất hiện đau đầu, xoay cổ thấy đau, vướng, thỉnh thoảng còn bị cứng cổ, vẹo cổ. Sau đó các triệu chứng đau nhức tăng lên, có khi đau âm ỉ, có khi dữ dội, tê, mỏi ở vùng chẩm, đau lan ra bả vai, thường có những điểm đau khi ấn vào làm đau nhói tăng lên, có nhiều bệnh nhân còn đau xuống cánh tay, khuỷu tay, giơ tay cử động khó khăn (một bên hay cả hai tùy theo sự chèn ép vào dây thần kinh) có khi tê dọc cánh tay, bàn tay, ngón tay, đó là những biến chứng do thoái hóa bắt đầu xuất hiện.
Những biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra.
Ở một vài bệnh nhân biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra rối loạn tiền đình, làm cho người bệnh thấy chóng mặt, xây xẩm, đi đứng loang choạng, buồn nôn, nhất là khi đứng lên, ngồi xuống, thay đổi tư thế lúc nằm.
Biến chứng đáng ngại nhất của thoái hóa đốt sống cổ là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Khi gặp phải biến chứng này thì việc điều trị thường khó khăn hơn, nhất là có chèn ép tủy sống, ở một số bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm không được chữa trị kịp thời có thể gây yếu liệt, teo cơ cánh tay, rối loạn cảm giác tứ chi, chèn ép rễ thần kinh, tủy hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật (đại tiểu tiện không tự chủ). Do vậy, để xác định thoái hóa đốt sống cổ cần khám lâm sàng bởi những bác sĩ, lương y chuyên sâu có nhiều kinh nghiệm kết hợp với chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ (chụp MRI) cột sống cổ để chữa trị kịp thời. Khi chụp X- quang sẽ thấy hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, vôi hóa, mọc các gai xương, ở một số bệnh nhân thấy mất đường cong sinh lý cột sống cổ. Nếu chụp MRI không những biết chi tiết thoái hóa cột sống, thoái hóa đĩa đệm mất nước mà còn phát hiện xem có bị thoát vị đĩa đệm, lồi đĩa đệm... hay không, đo đếm chính xác vị trí và mức độ nặng nhẹ của đĩa đệm bị thoát vị.
Những biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra.
Ở một vài bệnh nhân biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra rối loạn tiền đình, làm cho người bệnh thấy chóng mặt, xây xẩm, đi đứng loang choạng, buồn nôn, nhất là khi đứng lên, ngồi xuống, thay đổi tư thế lúc nằm.
Biến chứng đáng ngại nhất của thoái hóa đốt sống cổ là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Khi gặp phải biến chứng này thì việc điều trị thường khó khăn hơn, nhất là có chèn ép tủy sống, ở một số bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm không được chữa trị kịp thời có thể gây yếu liệt, teo cơ cánh tay, rối loạn cảm giác tứ chi, chèn ép rễ thần kinh, tủy hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật (đại tiểu tiện không tự chủ). Do vậy, để xác định thoái hóa đốt sống cổ cần khám lâm sàng bởi những bác sĩ, lương y chuyên sâu có nhiều kinh nghiệm kết hợp với chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ (chụp MRI) cột sống cổ để chữa trị kịp thời. Khi chụp X- quang sẽ thấy hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, vôi hóa, mọc các gai xương, ở một số bệnh nhân thấy mất đường cong sinh lý cột sống cổ. Nếu chụp MRI không những biết chi tiết thoái hóa cột sống, thoái hóa đĩa đệm mất nước mà còn phát hiện xem có bị thoát vị đĩa đệm, lồi đĩa đệm... hay không, đo đếm chính xác vị trí và mức độ nặng nhẹ của đĩa đệm bị thoát vị.
Điều trị và phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ.
Nguyên tắc điều trị thoái hóa đốt sống cổ, khi còn ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp dùng thuốc rượu xoa bóp, vật lý trị liệu an toàn (tránh vật lý trị liệu thô bạo làm cho bệnh thêm nặng), kết hợp châm cứu giảm đau. Không nên vặn, lắc, xoay cổ khi đốt sống cổ đã bị thoái hóa, nhất là khi đã bị thoát vị đĩa đệm. Cần gối đầu với gối có độ cao vừa phải, thật thoải mái (không cao, không thấp quá, độ cứng vừa phải). Khi ngủ nên có thay đổi tư thế và thỉnh thoảng chuyển mình để cho máu được lưu thông.
Trong cuộc sống hàng ngày tránh lao động nặng quá mức cần thiết, hạn chế đứng, ngồi quá lâu (giữa giờ nên có giải lao để vận động cơ thể).
Nên có chế độ ăn giàu canxi (tôm, cua, ốc, uống sữa có can xi…) để tránh loãng xương, tránh thoái hóa khớp và nên ăn nhiều rau, trái cây để bồi phụ các loại vi chất cần thiết. Nên thường xuyên vận động cơ thể nhẹ nhàng, đều đặn, đúng phương pháp để lưu thông khí huyết.
Khi mức độ các cơn đau nhức mỏi ngày càng tăng, cần phải đến khám bởi các bác sĩ, lương y chuyên khoa xương khớp có nhiều kinh nghiệm nhằm điều trị đúng bệnh, đúng phương pháp để mau khỏi bệnh.
Nguyên tắc điều trị thoái hóa đốt sống cổ, khi còn ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp dùng thuốc rượu xoa bóp, vật lý trị liệu an toàn (tránh vật lý trị liệu thô bạo làm cho bệnh thêm nặng), kết hợp châm cứu giảm đau. Không nên vặn, lắc, xoay cổ khi đốt sống cổ đã bị thoái hóa, nhất là khi đã bị thoát vị đĩa đệm. Cần gối đầu với gối có độ cao vừa phải, thật thoải mái (không cao, không thấp quá, độ cứng vừa phải). Khi ngủ nên có thay đổi tư thế và thỉnh thoảng chuyển mình để cho máu được lưu thông.
Trong cuộc sống hàng ngày tránh lao động nặng quá mức cần thiết, hạn chế đứng, ngồi quá lâu (giữa giờ nên có giải lao để vận động cơ thể).
Nên có chế độ ăn giàu canxi (tôm, cua, ốc, uống sữa có can xi…) để tránh loãng xương, tránh thoái hóa khớp và nên ăn nhiều rau, trái cây để bồi phụ các loại vi chất cần thiết. Nên thường xuyên vận động cơ thể nhẹ nhàng, đều đặn, đúng phương pháp để lưu thông khí huyết.
Khi mức độ các cơn đau nhức mỏi ngày càng tăng, cần phải đến khám bởi các bác sĩ, lương y chuyên khoa xương khớp có nhiều kinh nghiệm nhằm điều trị đúng bệnh, đúng phương pháp để mau khỏi bệnh.
Đông y điều trị thoái hóa đốt sống cổ.
Theo lý luận của y học cổ truyền thì bệnh thoái hóa đốt sống cổ là do chính khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí như phong, hàn, thấp, nhiệt xâm phạm cơ thể, ẩn nấp vào gân cơ, khớp xương, kinh lạc làm sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn gây nên các chứng đau nhức mỏi. Gốc bệnh là tại hai tạng can và thận hư yếu hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút dẫn đến can, thận bị hư tổn. Thận yếu không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được gân làm xương khớp bị thoái hóa biến dạng, vôi hóa, mọc gai.
Vì vậy khi chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ, các phương pháp chữa đều nhằm lưu thông khí huyết, đưa tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài cơ thể. Bồi bổ can thận để chống tái phát bệnh, và chống lại các hiện tượng thoái hóa cột sống. Phục hồi các chức năng bình thường của cột sống.
Lương y Nguyễn Văn Minh đã điều trị cho rất nhiều bệnh nhân khỏi những cơn đau nhức, tê mỏi do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây nên. Thường kết hợp trong uống ngoài đắp thuốc bằng rượu xoa bóp Bảo Minh do phòng khám bào chế nhằm tăng thêm công hiệu khi chữa bệnh.
Thành phần chủ yếu của bài thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ là sự kết hợp giữa các vị thuốc đông y có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, khu phong trừ thấp, hoạt huyết thông kinh lạc, nâng cao chính khí của cơ thể. Trong bài thuốc còn có những vị dẫn thuốc lên phần trên cơ thể (thượng tiêu) nhằm tăng công hiệu mau khỏi bệnh.
Vì vậy khi chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ, các phương pháp chữa đều nhằm lưu thông khí huyết, đưa tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài cơ thể. Bồi bổ can thận để chống tái phát bệnh, và chống lại các hiện tượng thoái hóa cột sống. Phục hồi các chức năng bình thường của cột sống.
Lương y Nguyễn Văn Minh đã điều trị cho rất nhiều bệnh nhân khỏi những cơn đau nhức, tê mỏi do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây nên. Thường kết hợp trong uống ngoài đắp thuốc bằng rượu xoa bóp Bảo Minh do phòng khám bào chế nhằm tăng thêm công hiệu khi chữa bệnh.
Thành phần chủ yếu của bài thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ là sự kết hợp giữa các vị thuốc đông y có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, khu phong trừ thấp, hoạt huyết thông kinh lạc, nâng cao chính khí của cơ thể. Trong bài thuốc còn có những vị dẫn thuốc lên phần trên cơ thể (thượng tiêu) nhằm tăng công hiệu mau khỏi bệnh.
Bài thuốc đông y chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thành phần chính như sau:
1- Phòng phong 10 gam.
2- Quy bản (tẩm giấm ăn, nướng chín giã vụn) 12 gam .
3- Đan sâm (rửa sạch, thái mỏng, sấy khô, sao) 12 gam .
4- Xích thược (bào mỏng sao) 12 gam.
5- Tần giao 16 gam .
6- Khương hoạt 12 gam.
7- Xuyên khung 12 gam.
8-Tế tân 4 gam.
9- Khương hoàng 12 gam.
10- Hoàng kỳ (chích mật ong) 16 gam.
11- Thương truật (tẩm nước vo gạo, sao) 12 gam.
12 - Thiên niên kiện 12 gam.
13- Kê huyết đằng 16 gam.
14- Tục đoạn (tẩy rượu) 15 gam.
15 - Mộc qua (tẩm giấm sao) 10 gam.
16 - Tang ký sinh 16 gam.
17- Hà thủ ô (chế đậu đen) 12 gam.
18- Thục địa (cửu chưng cửu sái) 16 gam.
19- Đỗ trọng (sao muối nhạt) 12 gam
20- Cam thảo (chích mật ong) 4 gam.
21- Đương quy (sao vàng hạ thổ) 16 gam.
2- Quy bản (tẩm giấm ăn, nướng chín giã vụn) 12 gam .
3- Đan sâm (rửa sạch, thái mỏng, sấy khô, sao) 12 gam .
4- Xích thược (bào mỏng sao) 12 gam.
5- Tần giao 16 gam .
6- Khương hoạt 12 gam.
7- Xuyên khung 12 gam.
8-Tế tân 4 gam.
9- Khương hoàng 12 gam.
10- Hoàng kỳ (chích mật ong) 16 gam.
11- Thương truật (tẩm nước vo gạo, sao) 12 gam.
12 - Thiên niên kiện 12 gam.
13- Kê huyết đằng 16 gam.
14- Tục đoạn (tẩy rượu) 15 gam.
15 - Mộc qua (tẩm giấm sao) 10 gam.
16 - Tang ký sinh 16 gam.
17- Hà thủ ô (chế đậu đen) 12 gam.
18- Thục địa (cửu chưng cửu sái) 16 gam.
19- Đỗ trọng (sao muối nhạt) 12 gam
20- Cam thảo (chích mật ong) 4 gam.
21- Đương quy (sao vàng hạ thổ) 16 gam.
Cách dùng:
Mỗi ngày sắc uống một thang. Nước đầu đổ 6 chén (bát), sắc cạn còn khoảng 1 chén, chắt ra. Nước hai đổ 5 chén sắc cạn còn khoảng 1/2 chén. Hai nước trộn chung chia làm hai lần uống trong ngày. Nên uống sau bữa ăn khoảng 30 - 40 phút. Nếu cần uống ngay sau khi sắc thì nước đầu sắc xong uống 2/3, còn 1/3 để lại sau khi sắc được nước hai thì hòa vào uống lần hai.
Sau khi uống thuốc được khoảng 3- 4 tuần, bệnh đã đỡ 70- 80% thì có thể đặt làm thuốc viên tễ cho tiện sử dụng.
Ngoài ra còn phải căn cứ vào tình trạng bệnh của từng người mà gia thêm hoặc giảm bớt vị thuốc sao cho phù hợp có như vậy mới mong trị bệnh đạt hiệu quả cao.
Nghe bệnh nhân đã chữa khỏi bệnh thoái hóa đốt sống cổ trao đổi, cảm ơn: >> Tại đây
Có thể bạn muốn coi thêm: Kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm.
Bản đồ chỉ dẫn đường tới phòng khám: >>
Bệnh nhân cần tư vấn thêm để chữa khỏi bệnh thoái hóa đốt sống cổ hãy liên hệ : Lương y Nguyễn Văn Minh - Phòng Khám Đông Y Bảo Minh
Địa chỉ: 373/5 Thống Nhất, Phường 11, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh