Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh
Tiên, OP
Thứ Bảy Tuần III MC
Bài đọc: Hos 5:15c-6:6; Lk
18:9-14.
1/ Bài đọc I: Chúng sẽ mau
mắn tìm Ta trong cơn khốn quẫn.
1 "Nào chúng ta hãy trở
về cùng ĐỨC CHÚA.
Người đã xé nát thân chúng ta, nhưng rồi lại chữa lành.
Người đã đánh đập chúng ta, nhưng rồi lại băng bó vết thương.
Người đã xé nát thân chúng ta, nhưng rồi lại chữa lành.
Người đã đánh đập chúng ta, nhưng rồi lại băng bó vết thương.
2 Sau hai ngày, Người sẽ
hoàn lại cho chúng ta sự sống; ngày thứ ba, sẽ cho chúng ta trỗi dậy,
và chúng ta sẽ được sống trước nhan Người.
và chúng ta sẽ được sống trước nhan Người.
3 Chúng ta phải biết ĐỨC
CHÚA, phải ra sức nhận biết Người; như hừng đông mỗi ngày xuất hiện,
chắc chắn thế nào Người cũng đến.
Người sẽ đến với chúng ta như mưa rào,
như mưa xuân tưới gội đất đai."
chắc chắn thế nào Người cũng đến.
Người sẽ đến với chúng ta như mưa rào,
như mưa xuân tưới gội đất đai."
4 Ta phải làm gì cho ngươi
đây, Ép-ra-im hỡi?
Ta phải làm gì cho ngươi, hỡi Giu-đa?
Tình yêu của các ngươi khác nào mây buổi sáng,
mau tan tựa sương mai.
Ta phải làm gì cho ngươi, hỡi Giu-đa?
Tình yêu của các ngươi khác nào mây buổi sáng,
mau tan tựa sương mai.
5 Vì vậy, Ta dùng ngôn sứ
mà đánh phạt chúng,
lấy lời miệng Ta mà diệt trừ.
Phán quyết của Ta sẽ bừng lên như ánh sáng.
lấy lời miệng Ta mà diệt trừ.
Phán quyết của Ta sẽ bừng lên như ánh sáng.
6 Vì Ta muốn tình yêu chứ
không cần hy lễ,
thích được các ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu.
thích được các ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu.
2/ Phúc Âm: 9 Đức
Giê-su còn kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà
khinh chê người khác:
10 "Có hai người lên đền
thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pha-ri-sêu, còn người kia làm nghề thu thuế.
11 Người Pha-ri-sêu đứng thẳng,
nguyện thầm rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ
khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia.
12 Con ăn chay mỗi tuần hai
lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con.
13 Còn người thu thuế thì đứng
đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng:
"Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.”
14 Tôi nói cho các ông biết:
người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người
kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ
được tôn lên."
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải biết
Thiên Chúa và biết mình
Để dễ sống hòa hợp với người
khác, chúng ta cần biết họ là ai và mình là ai, tương quan của chúng ta với họ,
những điểm tương đồng và dị biệt giữa chúng ta với họ, những gì họ thích, không
thích… Tương tự như vậy khi chúng ta đến với Thiên Chúa, chúng ta cần phải biết
Thiên Chúa là ai và mình là ai, điều khác biệt giữa Thiên Chúa và mình; những
gì Ngài thích hay không thích. Có như vậy, mối liên hệ hai bên mới tốt đẹp,
tránh những gì làm phiền lòng nhau, và gặt hái được những kết quả mong muốn.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung
trong việc con người sống mối liên hệ với Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, con người
tưởng có thể qua mặt Thiên Chúa bằng lối sống hời hợt bên ngòai như dâng các lễ
vật hy sinh để đền bù tội lỗi, rồi sau đó cứ tha hồ phạm tội. Con người có biết
đâu Thiên Chúa thấu suốt tâm can, Ngài đâu cần những lễ vật vì mọi sự trong trời
đất thuộc quyền của Ngài. Điều Thiên Chúa muốn, Ngài tỏ cho con người biết rõ
ràng: “Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ, thích được các ngươi nhận biết hơn
là được của lễ toàn thiêu.” Trong Phúc Âm, hai người lên Đền Thờ cầu nguyện, một
người Biệt-phái và một người thu thuế. Người Biệt-phái tưởng Thiên Chúa không
có trí nhớ, nên ông nhắc lại cho Ngài nhớ những việc ông đã làm; tưởng Thiên
Chúa không đủ khôn ngoan nên ông giúp Chúa bằng cách so sánh giữa cuộc sống của
ông với của người thu thuế. Còn người thu thuế biết Thiên Chúa là Đấng thấu suốt
mọi sự nên chỉ biết đấm ngực ăn năn: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ
tội lỗi.” Hậu quả được Chúa Giêsu tuyên bố: “người thu thuế, khi trở xuống mà về
nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người Biệt-phái thì không.”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Thiên Chúa muốn
tình yêu và được con người nhận biết.
1.1/ Lợi ích của hình phạt: Hình
phạt không cần thiết cho những người con luôn biết nghe lời cha mẹ; nhưng kinh
nghiệm thực tế cho thấy, con cái không luôn biết vâng lời cha mẹ vì ham chơi,
nên phải có hình phạt để sửa dạy. Hình phạt được ví như thuốc thang cho người bệnh,
tuy đắng khi vào miệng, nhưng sẽ mang lại sức khỏe cho họ. Trường hợp của dân tộc
Israel cũng thế, Thiên Chúa dạy dỗ họ nhiều điều; nhưng họ không chịu nghe và
tuân giữ; nên như một người Cha, Thiên Chúa phải sửa phạt bằng cách cho họ chịu
đau khổ, để giúp họ trở nên tốt hơn.
(1) Sửa phạt rồi lại xót thương:
Sửa phạt con cái là vì thương, chứ không phải vì ghét bỏ, như lời tục ngữ Việt-nam:
“thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.” Làm cha mẹ mà không chịu giáo
dục con cái là đẩy chúng tới cõi chết. Con cái buồn sầu và tức giận khi bị sửa
phạt, nhưng sau khi hồi tâm suy nghĩ, chúng sẽ nhận ra lỗi lầm của chúng và nhận
ra tình thương của cha mẹ. Israel cũng thế, họ nhận ra tội của họ và tình
thương Thiên Chúa trong Thời Lưu Đày và khuyến khích nhau: “Nào chúng ta hãy trở
về cùng Đức Chúa. Người đã xé nát thân chúng ta, nhưng rồi lại chữa lành. Người
đã đánh đập chúng ta, nhưng rồi lại băng bó vết thương.”
(2) Làm cho chết rồi lại làm cho
sống: “Sau hai ngày, Người sẽ hoàn lại cho chúng ta sự sống; ngày thứ ba, sẽ
cho chúng ta trỗi dậy, và chúng ta sẽ được sống trước nhan Người.” Chủ đề được
lãnh nhận ơn cứu độ trong ngày thứ ba xảy ra thường xuyên trong Cựu Ước (x/c
Gen 42:18, Exo 19:10-11, Jos 3:2, Hos 6:2, Jon 2:1, Ezr 8:15, Est 5:1, Luk 13:32).
Chúa Jesus xác tín niềm tin này bằng cách sống lại vinh hiển từ cõi chết trong
ngày thứ ba.
1.2/ Hai điều căn bản Thiên Chúa
muốn nơi con người:
(1) Phải ra sức học biết Thiên
Chúa: Con người thường biếu quà cáp quí giá cho cha mẹ, vì họ nghĩ cha mẹ sẽ
hài lòng vì những quà tặng này. Nhưng điều cha mẹ hài lòng hơn là con cái phải
biết giữ đạo, yêu thương cha mẹ, và ăn ở hòa thuận với mọi người. Tiên tri
Hosea dạy: “Chúng ta phải biết Đức Chúa, phải ra sức nhận biết Người; như hừng
đông mỗi ngày xuất hiện,
chắc chắn thế nào Người cũng đến. Người sẽ đến với chúng ta như mưa rào, như mưa xuân tưới gội đất đai." Phải học biết Thiên Chúa thì con người mới biết Thiên Chúa muốn gì, trước khi con người có thể làm đẹp lòng Ngài. Không học biết về Thiên Chúa, con người không thể làm đẹp lòng Ngài. Chính Thiên Chúa xác nhận: “Ta thích được các ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu.”
chắc chắn thế nào Người cũng đến. Người sẽ đến với chúng ta như mưa rào, như mưa xuân tưới gội đất đai." Phải học biết Thiên Chúa thì con người mới biết Thiên Chúa muốn gì, trước khi con người có thể làm đẹp lòng Ngài. Không học biết về Thiên Chúa, con người không thể làm đẹp lòng Ngài. Chính Thiên Chúa xác nhận: “Ta thích được các ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu.”
(2) Phải hết sức yêu mến Người:
Thiên Chúa yêu mến con người, đó là lý do duy nhất Ngài dựng nên, dạy dỗ, và
chuẩn bị mọi sự cho con người. Một điều duy nhất con người có thể trả ơn Thiên
Chúa là yêu mến và vâng nghe những gì Ngài dạy. Không một thứ quà cáp nào thay
thế được tình yêu mà Thiên Chúa mong muốn nơi con người: “Vì Ta muốn tình yêu
chứ không cần hy lễ.”
2/ Phúc Âm: Hai thái độ khi cầu
nguyện
Cầu nguyện là nói chuyện với
Thiên Chúa. Con người cần biết Thiên Chúa là ai và những gì Thiên Chúa thích; đồng
thời con người cũng cần biết mình là ai và những gì mình ao ước. Vì thế, cần
chuẩn bị tâm hồn và có thái độ xứng đáng trước khi cầu nguyện. Để dẫn chứng
thái độ thích đáng khi cầu nguyện, Đức Giêsu kể dụ ngôn sau đây với một số người
tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác:
(1) Thái độ của người Pharisee:
Người Pharisee đứng thẳng, nguyện thầm rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn
Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như
tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười
thu nhập của con.” Có nhiều điều sai trong cách cầu nguyện này: Hành vi bên
ngòai biểu lộ tâm hồn bên trong. Cách đứng thẳng biểu lộ ông cho mình là công
chính; và nếu ông đã công chính, ông đâu cần đến Thiên Chúa. Lời nói của ông
cũng xác tín điều này, ông so sánh mình với những lọai người tội lỗi, và nhận
thấy ông quá tốt lành.
(2) Thái độ của người thu thuế:
Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời,
nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ
tội lỗi.” Ông nhận ra Thiên Chúa là ai và ông là ai. Hành động và lời nói của
ông chứng tỏ ông là người tội lỗi và đang cần tới lòng thương xót của Thiên
Chúa. Ông biết ông không cần phải nói nhiều vì Thiên Chúa đã thông suốt cả.
(3) Hậu quả của cuộc cầu nguyện
là mục đích mà cả hai người cùng nhắm tới: Chúa Giêsu tuyên bố: “Tôi nói cho
các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi;
còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình
xuống sẽ được tôn lên." Người thu thuế đạt được mục đích, người Biệt-phái
đã không đạt được đích, lại còn lãnh thêm tội vào mình.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta cần cố gắng học biết
về Thiên Chúa để có thể sống đúng đắn mối liên hệ với Ngài; đồng thời sự hiểu
biết sẽ giúp chúng ta nhận ra những gì Ngài đã làm cho chúng ta, và sẽ giúp
chúng ta yêu Ngài hơn.
- Thiên Chúa sửa phạt vì yêu
thương. Chúng ta cần vượt qua tính tự ái và kiêu ngạo để nhận ra tội lỗi đã xúc
phạm, và ăn năn trở lại cùng Ngài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét