ĐẤNG BẢO TRỢ (Lễ Hiện Xuống, năm C)
Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa Ngôi Ba. Ngài được mệnh danh bằng nhiều tước hiệu: Thánh Linh, Thần Khí, Đấng Sáng Tạo, Đấng Canh Tân, Đấng Bảo Trợ, Đấng An Ủi, Thần Chân Lý, Thần Hòa Bình, Thần Công Lý, là Đấng tác động những điều được đề cập trong Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo.
Cuộc đời rất cần có người bảo bọc, che chở, nâng đỡ, hướng dẫn,... Ngày nay, muốn bảo đảm phần nào cho cuộc sống, người ta mua nhiều loại bảo hiểm: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm xe cộ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tài chính,… Cuộc sống tâm linh của các Kitô hữu có một loại bảo hiểm đặc biệt: Bảo hiểm linh hồn qua Đấng Bảo Trợ – tức là nhờ Thần Khí Thiên Chúa.
Tuy nhiên, bảo hiểm thế gian là dạng “khoán”, người ta thường nói là “khoán trắng”, còn bảo hiểm tâm linh không thể “khoán” theo kiểu thế gian!
Vậy Thần Khí Thiên Chúa là ai? Đó là “Thần Khí khôn ngoan và minh mẫn (thông minh), Thần Khí mưu lược (lo liệu) và dũng mãnh (sức mạnh), Thần Khí hiểu biết và kính sợ Đức Chúa” (Is 11:2-3).
Ngôn sứ Isaia chỉ liệt kê 6 ơn Chúa Thánh Thần. Nhưng người Công giáo vẫn thường nghe nói có 7 ơn Chúa Thánh Thần. Vậy là sao? Chúng ta biết rằng số 7 là con số hoàn hảo theo Kinh Thánh, Giáo hội thêm một ơn nữa để cho đủ con số 7, bản dịch Hy Lạp cũng như bản dịch Latin đều thêm một Thần Khí nữa là Thần Khí hiếu nghĩa (đạo đức). Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần không chỉ tác động “hạn chế” trong 7 ơn đó. Ngài là Thiên Chúa, mà Thiên Chúa chỉ có điều lành thánh, thế nên Ngài tác động và là hiện thân trong mọi điều tốt lành.
Sách Công vụ cho biết: “Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một” (Cv 2:1-3). Gió và Lửa đó là Chúa Thánh Thần. Sau khi được tràn đầy ơn Thánh Thần, mọi người bắt đầu nói các thứ tiếng lạ, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho. Hoạt động của Chúa Thánh Thần thật kỳ diệu!
Ai cũng cần Ơn Thông Minh để có thể xoay xở những lúc gặp khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là những người sáng tác văn, thơ, nhạc, họa,… rất cần Đấng Sáng Tạo soi sáng và hướng dẫn chi tiết để có những ý tưởng mới lạ và độc đáo.
Sau đó, tại Giêrusalem có những người Do-thái sùng đạo kéo đến vì thấy “sự lạ”. Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình. Họ sửng sốt và thán phục. “Mỗi người nói tiếng bản xứ của mình, nhưng mọi người nghe đều hiểu. Mọi người bảo nhau: “Vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa!” (Cv 2:11). Nhưng cũng có những người không hiểu ất giáp gì thì lại chế nhạo: “Mấy ông này xỉn quá rồi!” (Cv 2:13).
Chúa Giêsu về trời nhưng chúng ta không mồ côi, vì Ngài lại ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta. Từ đó cũng là thời đại của Chúa Thánh Thần. Ngài không ngừng hoạt động trong mọi người từ ngày được lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy và bảo trợ chúng ta suốt đời này. Chúng ta thường quên Ngài, nhưng Ngài không quên chúng ta và vẫn tác động trong chúng ta suốt đêm ngày. Vì thế, chúng ta hãy tự nhủ: “Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi!” (Tv 104:1a). Và hãy thân thưa: “Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ, Chúa muôn trùng cao cả!” (Tv 104:1).
Không có Chúa, phàm nhân chỉ có nước “bó tay” và cuộc sống bị “trục trặc” ngay, đơn giản nhất nhưng lại quan trọng nhất đó là KHÔNG KHÍ. Một ơn tuyệt vời như vậy mà hầu như chúng ta không hề biết tạ ơn. Thật vậy: “Chúa ẩn mặt đi, chúng rụng rời kinh hãi; lấy sinh khí lại, là chúng tắt thở ngay, mà trở về cát bụi. Sinh khí của Ngài, Ngài gửi tới, là chúng được dựng nên, và Ngài đổi mới mặt đất này” (Tv 104:29-30). Sinh khí là sinh lực, là sự sống, tức là Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong chúng ta.
Vì thế, hãy biết ơn và xưng tụng Thiên Chúa: “Vinh hiển Chúa, nguyện muôn năm tồn tại, công trình Chúa làm Chúa được hân hoan” (Tv 104:31). Đồng thời hãy đoan hứa: “Nguyện tiếng lòng tôi làm cho Người vui thoả, đối với tôi, niềm vui là chính Chúa” (Tv 104:34).
Thánh Phaolô chỉ rõ những gì thuận hoặc nghịch với Chúa Thánh Thần: “Những ai bị tính xác thịt chi phối thì không thể vừa lòng Thiên Chúa. Nhưng anh em không bị tính xác thịt chi phối, mà được Thần Khí chi phối, bởi vì Thần Khí của Thiên Chúa ngự trong anh em. Ai không có Thần Khí của Đức Kitô, thì không thuộc về Đức Kitô” (Rm 8:8-9). Phân định rất rạch ròi, rất chính xác. Và rồi Thánh Phaolô đưa ra phản đề: “Nhưng nếu Đức Kitô ở trong anh em, thì dầu thân xác anh em có phải chết vì tội đã phạm, Thần Khí cũng ban cho anh em được sống, vì anh em đã được trở nên công chính” (Rm 8:10). Thật tuyệt vời vì dù thân xác chúng ta có phải chết vì trót lỡ phạm tội thì Chúa Thánh Thần lại làm cho sống. Ơn Tái Sinh cao cả vô cùng!
Thánh Phaolô cho biết thêm: “Nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới” (Rm 8:11).
Ai cũng là “con nợ” của Thiên Chúa, đặc biệt là với Chúa Thánh Thần. Nhưng món nợ đó không phải mang nợ đối với tính xác thịt, để rồi sống theo tính xác thịt: “Nếu sống theo tính xác thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em, thì anh em sẽ được sống” (Rm 8:13).
Được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, chúng ta trở nên con cái của Thiên Chúa. Đó là “món nợ lớn” của mỗi chúng ta. Cũng chính nhờ Thần Khí mà chúng ta được trở nên nghĩa tử, nhờ đó mà chúng ta được vinh dự kêu lên: “Áp-ba! Cha ơi!” (Rm 8:15). Không chỉ vậy, Chúa Thánh Thần còn “chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa, được thừa tự và đồng thừa kế với Đức Kitô” (Rm 8:16-17a). Thánh Phaolô đưa ra lý do chính đáng: “Một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người” (Rm 8:17b). Nghe chừng đơn giản, nhưng đó cũng chính là điều-kiện-ắt-có-và-đủ để chúng ta có thể dám nhận mình là Kitô hữu, đặc biệt là người Công giáo.
Trước khi Chúa Giêsu về trời, nơi Ngài xuất phát, Ngài đã căn dặn các đệ tử: “Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó. Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi” (Ga 14:14-16). Cùng với Thánh Thể, đó cũng là một bảo chứng cho lời Ngài đã hứa: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:20).
Đức Giêsu xác quyết: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy” (Ga 14:23-24). Ngài đưa ra một hệ lụy với mức nối kết chặt chẽ quá. Chúng ta nghe nhiều, biết nhiều, và kinh nghiệm cũng nhiều về “chữ” YÊU, điều mà Chúa Giêsu nhắc nhở quá nhiều lần, hầu như chúng ta nghe và biết đến nỗi hóa NHÀM. Thế nhưng mấy ai sống đúng nghĩa chữ YÊU của Chúa Giêsu? Liệu có phải chúng ta đang KHÔNG CẦN Chúa Thánh Thần tác động? Hay là Chúa Thánh Thần ĐÃ tác động mà chúng ta KHÔNG MUỐN “xin vâng”? Chắc hẳn không oan đâu – dù bạn là ai và ở cương vị nào!
Quả thật, Chúa Giêsu đã xác minh: “Các điều đó, Thầy ĐÃ nói với anh em, đang khi còn ở với anh em” (Ga 14:25a). Thầy Giêsu nói nhiều lắm rồi, nói mãi mà chúng ta vẫn chưa thấy “ngứa” tai. Đại Sư Giêsu biết, biết lắm, biết rõ, Ngài cũng rất thấu hiểu và rất cảm thông, thế nên Ngài lại phải tiếp tục hứa: “Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14:25b-26).
Thật may mắn và thật hạnh phúc cho phàm nhân khốn nạn chúng ta. Vấn đề còn lại là chúng ta có CAN ĐẢM vâng lời mà làm theo Ý Ngài hay không, tức là chúng ta có chấp nhận cách tác động của Chúa Thánh Thần hay không. Rất đơn giản nhưng cũng rất phức tạp. Đừng theo ý mình hoặc vinh danh mình, mà hãy noi gương Đức Mẹ “xin vâng” và nhất quyết vì vinh danh Thiên Chúa mà thôi!
Thật thế, chúng ta PHỤC VỤ cũng chưa đúng mức mà!
TRẦM THIÊN THU
Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa Ngôi Ba. Ngài được mệnh danh bằng nhiều tước hiệu: Thánh Linh, Thần Khí, Đấng Sáng Tạo, Đấng Canh Tân, Đấng Bảo Trợ, Đấng An Ủi, Thần Chân Lý, Thần Hòa Bình, Thần Công Lý, là Đấng tác động những điều được đề cập trong Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo.
Cuộc đời rất cần có người bảo bọc, che chở, nâng đỡ, hướng dẫn,... Ngày nay, muốn bảo đảm phần nào cho cuộc sống, người ta mua nhiều loại bảo hiểm: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm xe cộ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tài chính,… Cuộc sống tâm linh của các Kitô hữu có một loại bảo hiểm đặc biệt: Bảo hiểm linh hồn qua Đấng Bảo Trợ – tức là nhờ Thần Khí Thiên Chúa.
Tuy nhiên, bảo hiểm thế gian là dạng “khoán”, người ta thường nói là “khoán trắng”, còn bảo hiểm tâm linh không thể “khoán” theo kiểu thế gian!
Vậy Thần Khí Thiên Chúa là ai? Đó là “Thần Khí khôn ngoan và minh mẫn (thông minh), Thần Khí mưu lược (lo liệu) và dũng mãnh (sức mạnh), Thần Khí hiểu biết và kính sợ Đức Chúa” (Is 11:2-3).
Ngôn sứ Isaia chỉ liệt kê 6 ơn Chúa Thánh Thần. Nhưng người Công giáo vẫn thường nghe nói có 7 ơn Chúa Thánh Thần. Vậy là sao? Chúng ta biết rằng số 7 là con số hoàn hảo theo Kinh Thánh, Giáo hội thêm một ơn nữa để cho đủ con số 7, bản dịch Hy Lạp cũng như bản dịch Latin đều thêm một Thần Khí nữa là Thần Khí hiếu nghĩa (đạo đức). Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần không chỉ tác động “hạn chế” trong 7 ơn đó. Ngài là Thiên Chúa, mà Thiên Chúa chỉ có điều lành thánh, thế nên Ngài tác động và là hiện thân trong mọi điều tốt lành.
Sách Công vụ cho biết: “Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một” (Cv 2:1-3). Gió và Lửa đó là Chúa Thánh Thần. Sau khi được tràn đầy ơn Thánh Thần, mọi người bắt đầu nói các thứ tiếng lạ, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho. Hoạt động của Chúa Thánh Thần thật kỳ diệu!
Ai cũng cần Ơn Thông Minh để có thể xoay xở những lúc gặp khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là những người sáng tác văn, thơ, nhạc, họa,… rất cần Đấng Sáng Tạo soi sáng và hướng dẫn chi tiết để có những ý tưởng mới lạ và độc đáo.
Sau đó, tại Giêrusalem có những người Do-thái sùng đạo kéo đến vì thấy “sự lạ”. Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình. Họ sửng sốt và thán phục. “Mỗi người nói tiếng bản xứ của mình, nhưng mọi người nghe đều hiểu. Mọi người bảo nhau: “Vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa!” (Cv 2:11). Nhưng cũng có những người không hiểu ất giáp gì thì lại chế nhạo: “Mấy ông này xỉn quá rồi!” (Cv 2:13).
Chúa Giêsu về trời nhưng chúng ta không mồ côi, vì Ngài lại ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta. Từ đó cũng là thời đại của Chúa Thánh Thần. Ngài không ngừng hoạt động trong mọi người từ ngày được lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy và bảo trợ chúng ta suốt đời này. Chúng ta thường quên Ngài, nhưng Ngài không quên chúng ta và vẫn tác động trong chúng ta suốt đêm ngày. Vì thế, chúng ta hãy tự nhủ: “Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi!” (Tv 104:1a). Và hãy thân thưa: “Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ, Chúa muôn trùng cao cả!” (Tv 104:1).
Không có Chúa, phàm nhân chỉ có nước “bó tay” và cuộc sống bị “trục trặc” ngay, đơn giản nhất nhưng lại quan trọng nhất đó là KHÔNG KHÍ. Một ơn tuyệt vời như vậy mà hầu như chúng ta không hề biết tạ ơn. Thật vậy: “Chúa ẩn mặt đi, chúng rụng rời kinh hãi; lấy sinh khí lại, là chúng tắt thở ngay, mà trở về cát bụi. Sinh khí của Ngài, Ngài gửi tới, là chúng được dựng nên, và Ngài đổi mới mặt đất này” (Tv 104:29-30). Sinh khí là sinh lực, là sự sống, tức là Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong chúng ta.
Vì thế, hãy biết ơn và xưng tụng Thiên Chúa: “Vinh hiển Chúa, nguyện muôn năm tồn tại, công trình Chúa làm Chúa được hân hoan” (Tv 104:31). Đồng thời hãy đoan hứa: “Nguyện tiếng lòng tôi làm cho Người vui thoả, đối với tôi, niềm vui là chính Chúa” (Tv 104:34).
Thánh Phaolô chỉ rõ những gì thuận hoặc nghịch với Chúa Thánh Thần: “Những ai bị tính xác thịt chi phối thì không thể vừa lòng Thiên Chúa. Nhưng anh em không bị tính xác thịt chi phối, mà được Thần Khí chi phối, bởi vì Thần Khí của Thiên Chúa ngự trong anh em. Ai không có Thần Khí của Đức Kitô, thì không thuộc về Đức Kitô” (Rm 8:8-9). Phân định rất rạch ròi, rất chính xác. Và rồi Thánh Phaolô đưa ra phản đề: “Nhưng nếu Đức Kitô ở trong anh em, thì dầu thân xác anh em có phải chết vì tội đã phạm, Thần Khí cũng ban cho anh em được sống, vì anh em đã được trở nên công chính” (Rm 8:10). Thật tuyệt vời vì dù thân xác chúng ta có phải chết vì trót lỡ phạm tội thì Chúa Thánh Thần lại làm cho sống. Ơn Tái Sinh cao cả vô cùng!
Thánh Phaolô cho biết thêm: “Nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới” (Rm 8:11).
Ai cũng là “con nợ” của Thiên Chúa, đặc biệt là với Chúa Thánh Thần. Nhưng món nợ đó không phải mang nợ đối với tính xác thịt, để rồi sống theo tính xác thịt: “Nếu sống theo tính xác thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em, thì anh em sẽ được sống” (Rm 8:13).
Được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, chúng ta trở nên con cái của Thiên Chúa. Đó là “món nợ lớn” của mỗi chúng ta. Cũng chính nhờ Thần Khí mà chúng ta được trở nên nghĩa tử, nhờ đó mà chúng ta được vinh dự kêu lên: “Áp-ba! Cha ơi!” (Rm 8:15). Không chỉ vậy, Chúa Thánh Thần còn “chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa, được thừa tự và đồng thừa kế với Đức Kitô” (Rm 8:16-17a). Thánh Phaolô đưa ra lý do chính đáng: “Một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người” (Rm 8:17b). Nghe chừng đơn giản, nhưng đó cũng chính là điều-kiện-ắt-có-và-đủ để chúng ta có thể dám nhận mình là Kitô hữu, đặc biệt là người Công giáo.
Trước khi Chúa Giêsu về trời, nơi Ngài xuất phát, Ngài đã căn dặn các đệ tử: “Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó. Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi” (Ga 14:14-16). Cùng với Thánh Thể, đó cũng là một bảo chứng cho lời Ngài đã hứa: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:20).
Đức Giêsu xác quyết: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy” (Ga 14:23-24). Ngài đưa ra một hệ lụy với mức nối kết chặt chẽ quá. Chúng ta nghe nhiều, biết nhiều, và kinh nghiệm cũng nhiều về “chữ” YÊU, điều mà Chúa Giêsu nhắc nhở quá nhiều lần, hầu như chúng ta nghe và biết đến nỗi hóa NHÀM. Thế nhưng mấy ai sống đúng nghĩa chữ YÊU của Chúa Giêsu? Liệu có phải chúng ta đang KHÔNG CẦN Chúa Thánh Thần tác động? Hay là Chúa Thánh Thần ĐÃ tác động mà chúng ta KHÔNG MUỐN “xin vâng”? Chắc hẳn không oan đâu – dù bạn là ai và ở cương vị nào!
Quả thật, Chúa Giêsu đã xác minh: “Các điều đó, Thầy ĐÃ nói với anh em, đang khi còn ở với anh em” (Ga 14:25a). Thầy Giêsu nói nhiều lắm rồi, nói mãi mà chúng ta vẫn chưa thấy “ngứa” tai. Đại Sư Giêsu biết, biết lắm, biết rõ, Ngài cũng rất thấu hiểu và rất cảm thông, thế nên Ngài lại phải tiếp tục hứa: “Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14:25b-26).
Thật may mắn và thật hạnh phúc cho phàm nhân khốn nạn chúng ta. Vấn đề còn lại là chúng ta có CAN ĐẢM vâng lời mà làm theo Ý Ngài hay không, tức là chúng ta có chấp nhận cách tác động của Chúa Thánh Thần hay không. Rất đơn giản nhưng cũng rất phức tạp. Đừng theo ý mình hoặc vinh danh mình, mà hãy noi gương Đức Mẹ “xin vâng” và nhất quyết vì vinh danh Thiên Chúa mà thôi!
Thật thế, chúng ta PHỤC VỤ cũng chưa đúng mức mà!
TRẦM THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét