Lời Chúa: Thiên Chúa dạy:
Ngươi hãy thờ cha kính mẹ ( Mt 15,4)
Lời Chúa: Hc 44, 1.10-15; Ep 6, 1-4.18-23; Mt 15, 1-6
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
“Ngươi hãy thảo kính cha mẹ.”
Bạn thân mến,
1. Theo truyền
thống tốt lành của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, ngày mồng hai tết là ngày con
cháu kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ. Đặt ngày truyền thống này vào mồng hai
tết là có ý nghĩa đặc biệt đối với những người con cháu như bạn và tôi, bởi vì
ngày hôm qua –ngày đầu năm mới- mọi người cùng nhau vui vẻ chúc tết nhau, thì
cũng có những gia đình mà năm ngoái cha mẹ cùng với con cái cháu chắt vui tết,
nhưng năm nay đã không còn nữa, niềm vui tết được bộc lộ bên ngoài cùng với nổi
niềm thổn thức trong lòng vi cha mẹ, người thân đã không còn vui tết với con
cháu, với anh chị em của mình...
Ngày hôm nay – mồng hai tết- nhà thờ
vẫn rộn ràng vui tươi, người người vẫn đến nhà thờ với tâm trạng bồi hồi xúc
động, họ dâng thánh lễ thật sốt sắng với hồi tưởng về tổ tiên, ông bà cha mẹ và
những người thân đã qua đời của mình. Với niềm tin sâu xa vào Chúa Giê-su Ki-tô
phục sinh, họ tin tưởng rằng, niềm vui tết của họ chỉ là tạm bợ, là hình bóng
của niềm vui vĩnh cữu trên thiên đàng mà tổ tiên, ông ba cha mẹ và những người
than đang hưởng thật là niềm vui vẻ đích thực, bất tận và hạnh phúc viên mãn.
2. Ngày hôm nay, có những người con
tuy vui tết, nhưng vẫn cứ ân hận vì mình đã không lo chu toàn bổn phận chữ hiếu
với cha mẹ mình, bây giờ cha mẹ không còn nữa; ngày hôm nay, có những người con
dìu dắt cha mẹ già lọm khọm bước lên bực cấp nhà thờ để dâng lễ, hình ảnh này
làm cho những người làm con cái cảm động và thấy mình cần có trách nhiệm hơn
nữa đối với song thân sinh thành dưỡng dục mình.
Chúa Giê-su dựa vào điều răn của Thiên
Chúa để bác bỏ luận điệu thảo kính cha mẹ cách hời hợt của người Pha-ri-sêu,
bởi vì họ cho rằng dâng cúng cho đền thờ là đã làm tròn bổn phận thào kính cha
mẹ, họ trích dẫn truyền thống để vi phạm hủy bỏ lời của Thiên Chúa. Ngày hôm
nay cũng còn có những người con như thế: cứ cung phụng cho cha mẹ tiền bạc rồi
cho đó là thảo hiếu cha mẹ, nhưng không hề về thăm hay hỏi han cha mẹ mạnh khỏe
ra sao ? Đó không phải là thảo hiếu mà là bố thí cho cha mẹ mình.
3. Mồng Hai Tết là ngày linh thiêng
của người Ki-tô hữu, ngày mà bất kỳ người con nào cũng không được phép quên cha
mẹ đã qua đời của mình, ngày mà mỗi đứa con –dù tóc đã bạc, răng đã long- phải
để cao bổn phận làm con của mình cho thế hệ mai sau được biết, để thế hệ này
qua đi, thì còn thế hệ kế tiếp sẽ làm công việc đền ơn báo nghĩa này trong ngày
thứ hai của năm mới.
Mồng Hai tết cũng là ngày các anh chị
em cháu chắt trong gia đình (dù ở nơi xa) quây quần lại cùng nhau tham dự thánh
lễ cầu nguyện cho tổ tiên ông bà và cha mẹ đã qua đời, cũng là để anh chị em
nhớ lại những lời nói và hành động của cha mẹ mình khi còn sống, để noi theo,
bắt chước và cầu nguyện cho các ngài.
Bạn thân mến,
Bạn và tôi hãy dâng một lời cầu nguyện
lên Thiên Chúa để cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên ông bà cha mẹ đã qua đời, để
ngày Xuân của chúng ta không vắng bóng những người thân thương, đó cùng là cách
báo hiếu của chúng ta vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Kính chúc tất cả mọi
người, sang Năm Mới Đinh Dậu được: AN
VUI, không có xui
MẠNH KHỎE, luôn vui vẻ
HẠNH PHÚC, trong mọi lúc
YÊU THƯƠNG, khắp muôn phương
YÊU THƯƠNG, khắp muôn phương
MẾN CHÚA, không giới hạn
YÊU NGƯỜI, không biên giới
YÊU NGƯỜI, không biên giới
BÁC ÁI, cách quảng đại
THA THỨ, mãi không thôi
THA THỨ, mãi không thôi
HY SINH, không tính toán
PHỤC VỤ, đầy hăng hái
ÂN LỘC, khắp muôn nhà & NHÀ NHÀ
VUI BÊN NHAU.
Nguyện ước & Nguyện chúc!
Nguyện ước & Nguyện chúc!
TỤC LỆ NGÀY TẾT VỚI NHÀ ĐẠO
Minh Đỗ
Tết đối với người Việt Nam chúng ta là
một ngày trọng đại. Từ ngàn xưa đã có những nét đẹp văn hoá ngày Tết mà cho đến
nay vẫn tồn tại và cần được phát huy. Người Công giáo Việt Nam cũng tiếp nhận
những phong tục tốt đẹp này theo tinh thần Thư Chung năm 1980 của Hội đồng Giám
mục Việt Nam là “Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn ta đức
tin phù hợp với truyền thống dân tộc”. Sau đây là ghi nhận một số những tục lệ
tốt đẹp ngày Tết mà nhiều nơi đang áp dụng.
TẢO MỘ
Người Việt Nam có tục lệ đi tảo mộ
ngày cuối năm, cứ từ khoảng 23 tháng Chạp trở đi, người ta đến các nghĩa trang
để sửa sang lại phần mộ ông bà tổ tiên, cha mẹ đã quá cố. Tục lệ này nói lên
lòng tri ân, tưởng nhớ người đã khuất nhân dịp đón xuân mới. Người Công giáo
cũng tiếp nhận điều tốt đẹp này, nên dịp cuối năm, các nghĩa trang giáo xứ luôn
luôn có đông đảo giáo dân đến viếng, quét vôi, dọn cỏ, trồng hoa, thắp hương và
hơn hết là dâng lời cầu nguyện cho ông bà tổ tiên.
LỄ TẤT NIÊN TẠ ƠN
Tại nhiều xứ, ngoài lễ tạ ơn chung của
giáo xứ, các khu họ đều xin lễ tất niên vào tuần lễ giáp Tết. Tuỳ theo số khu
họ trong một giáo xứ mà cha xứ sắp xếp để mỗi khu họ có được một thánh lễ
riêng. Toàn thể giáo dân trong khu họ được mời tham dự với hương hoa, của lễ và
những ý nguyện riêng mà tựu trung là tạ ơn, cầu nguyện cho những người mới qua
đời trong năm, cầu xin cho một năm mới bình an. Sau thánh lễ, tuỳ theo điều
kiện, bà con quây quần liên hoan để có dịp chia sẻ tâm tư, tình cảm vui buồn.
Tạo tình đoàn kết yêu thương nhau trong tinh thần “Góp gạo nấu cơm chung” nhẹ
nhàng nhưng đậm đà tình nghĩa.
ĐÓN ÔNG BÀ Chiều 30 Tết, theo phong tục Việt Nam, mỗi gia đình
thường dọn một mâm cỗ, thắp hương trên bàn thờ tổ tiên theo ý nghĩa đón ông bà
về ăn Tết với con cháu.
Tục lệ này cũng được đón nhận nơi đồng
bào Công giáo. Nhiều giáo xứ, ngay từ sáng 30 đã mở cửa nhà hài cốt, nhà tưởng
niệm... để giáo dân đến kính viếng, mời ông bà tổ tiên cùng chứng kiến những
ngày Tết xum họp của con cháu. Ai ai cũng xin ông bà cầu bầu cùng Thiên Chúa
chúc lành cho con cháu trong năm mới và còn hiệp ý xin lễ cầu nguyện cho các
ngài (qua các thùng xin lễ).
ĐÓN GIAO THỪA Đón giao thừa là một nét đẹp không thể thiếu
của các gia đình Việt Nam dù ở thôn quê hay thành thị. Trước giờ giao thừa, mọi
người dù ở đâu, làm gì cũng cố gắng trở về quây quần bên nhau để chờ đón giây
phút linh thiêng. Với người Công giáo Việt Nam, từ sau Công đồng Vatican II,
Giáo hội Việt Nam đã đề nghị các giáo xứ tổ chức thánh lễ tạ ơn cuối năm trước
giờ giao thừa.
Trong thánh lễ này cũng có dành thời
gian để mục tử và đoàn chiên nhìn lại sinh hoạt mục vụ năm cũ, đề ra những
chương trình cho năm mới. Phần cuối lễ thường là dành để cộng đoàn, cha xứ cùng
chúc mừng năm mới với những tràng vỗ tay hoan hỉ. Thánh lễ thường kết thúc
khoảng 23 giờ để mọi người trở về gia đình đón giao thừa.
HÁI LỘC Khoảng
hơn chục năm trở lại đây, theo tinh thần hội nhập văn hoá, hầu như tại các xứ
đạo đều có tổ chức “hái lộc đầu xuân”. “Lộc” ở đây là các phong bao lì xì,
trong có kèm một câu trích trong sách Tin Mừng, được treo trên các chậu cảnh
hay những cành đào, cành mai đặt trên cung thánh.
Sau lễ giao thừa, mọi người lần lượt
lên “hái lộc Lời Chúa”. Mỗi câu Lời Chúa nhận được như là ý Chúa gửi đến mỗi
người, mỗi gia đình.
Hiện nay, với công nghệ in ấn hiện
đại, mỗi gia đình thường được cha xứ và hội đồng giáo xứ gửi biếu một tờ lộc in
lớn, còn hái lộc tại nhà thờ là Lời Chúa gửi đến từng cá nhân người đón nhận.
GIỜ KINH GIAO THỪA
Sau thánh lễ tại nhà thờ, gần tới giờ
giao thừa, cha mẹ con cái họp nhau đầy đủ trước bàn thờ nơi gian nhà chính;
quần áo chỉnh tề, trang nghiêm, tâm hồn thanh thản, vui tươi sẵn sàng chào đón
năm mới. Đúng giờ giao thừa, mỗi người cầm một thẻ nhang đã đốt sẵn, cùng nhau
cử hành nghi lễ.
Chương trình cơ bản là: lời nguyện mở
đầu của cha hay mẹ; tuyên xưng đức tin; suy tôn Lời Chúa; các thành viên dâng
lời nguyện tự phát; tôn kính tổ tiên qua nghi thức dâng hương bái tạ. Hát một
bài tạ ơn.
Sau đó, con cái lần lượt đến chúc thọ
ông bà, chúc tuổi cha mẹ. Các bậc bề trên nhắn nhủ, chúc lành cho các con cháu.
Kết thúc là phần liên hoan đón mừng năm mới của gia đình.
Trên đây là một số ghi nhận của người
viết qua các gia đình Công giáo ở nhiều nơi, thành phố, nông thôn đã thực hiện.
Rất mong những phong tục tốt đẹp đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam được
duy trì và phát huy vì “những gì tốt đẹp trong tâm hồn và tư tưởng của loài
người hoặc trong nghi lễ và văn hóa riêng của các dân tộc, hoạt động của Hội
Thánh không nhằm tiêu diệt nhưng làm cho lành mạnh, nâng cao và kiện toàn, hầu
làm vinh danh Thiên Chúa và mưu cầu hạnh phúc cho con người” (Hiến chế Tín lý
về Giáo Hội, 17,1)
CHÚ GÀ TRÊN THÁP
NHÀ THỜ
Lm. Nguyễn ngọc Long
Ðó đây ở Âu châu trên cao ngọn tháp
nhà thờ ngoài Thánh gía, còn có tượng chú gà trống tạc đúc bằng đồng hay sắt
thép.Tại sao tượng hình chú gà trống lại được dựng trên nơi đó?
Có người nói nhà thờ nào có con gà
trên mái nóc là nhờ Công giáo. Với những nhà thờ xây cất từ xa xưa thường có
tượng chú gà. Những nhà thờ mới xây gần đây không có tượng chú gà đỗ trên đó.
Và hầu như những nhà thờ của Tin Lành, bên Ðức, thường không có tượng chú gà.
Tượng Chú gà trống trên nóc tháp nhà
thờ mang ba ý nghĩa:
1. Chú gà trống thường cất tiếng
gáy vào khoảng từ hai giờ đến sáu giờ sáng. Ngày xưa khi chưa có đồng hồ báo
chỉ giờ, nhất là ở miền thôn quê, người dân nghe tiếng gà gáy biết tới giờ canh
thức.
Tượng chú gà trống trên mái tháp nhà
thờ là biểu tượng „người báo tin“ đêm đã qua, ngày sáng mới đang tới. Ðây cũng
là hình ảnh báo tin Chúa Giêsu Kitô trở lại, nên mọi người hãy tỉnh thức đón
chờ Người.
2. Tượng chú gà đó báo thời tiết.
Chú là người đầu tiên tiếp cận ánh sáng mặt trời khi đêm đen tối đã qua và mặt
trời ló dạng xuất hiện.
Vì thế chú mang biểu tượng „người báo
tin“ sự chiến thắng sống lại của Chúa Giêsu Kitô từ trong bóng tối tội lỗi đi
vào ánh sáng.
3. Chú gà trống đó còn là hình
ảnh „ người nhắc bảo“. Ngày xưa trong sân xử án Chúa Giêsu, chú gà trống đã gáy
lúc canh ba, tiếng gà gáy đã thức tỉnh lương tâm, vâng, lòng tin của Ông Thánh
Phero (Mt 26, 34.75.).
Nghe tiếng gà gáy Ông nhớ lại Lời Chúa
đã nói với Ông: „ trước khi gà gáy, con đã chối Thầy ba lần lần!“. Tiêng gà gáy
thức tỉnh Ông ăn năn hối lỗi, trở về cùng Chúa, về cùng niềm tin.
Ngày nay, tiếng gáy của chú gà trống
không còn được căn cứ để biết giờ giấc đánh thức như xưa nữa. Hình tượng chú
vẫn là hình ảnh đẹp không chỉ về nghệ thuật, vẻ oai nghi dũng mãnh của chú, mà
tiếng gà gáy của„ người báo tin - người đánh thức nhắc nhở “ trong đời sống đức
tin và tình người vẫn luôn cần thiết.
GÀ GÁY NGÀY XUÂN Lm. Hồng Phúc
Năm canh sáu khắc êm trôi,
Người xưa đã biết phân hồi thời gian.
Canh Ba gà gáy mơ màng,
Canh Năm gà gáy rộn ràng hừng đông.
Tiếng gà đánh thức nhà nông
Tiếng gà giục bước Tây Đông lên đường.
Tiếng gà gieo bước mờ sương,
Tiếng gà gợi nhớ quê hương yên bình.
“Thuở xưa gà gáy trong dinh
Phêrô chối Chúa giật mình ăn năn”(Kinh
PV)
Tiếng gà đánh thức tận căn
Lắng nghe Lời Chúa, thực hành yêu
thương.
Nghe gà gáy sớm lên đường
Ngày dài thêm sức khang cường vui
tươi.
Tiếng gà gáy sáng khung trời.
Tiếng gà thổn thức cuộc đời Phêrô.
Tiếng gà ngày mới đã dư,
Tiếng gà năm mới từ từ cất lên.
Bạn nghe Chúa cõi lòng riêng
Bạn nhìn Chúa qua thiên nhiên đất
trời.
* * *
Năm canh sáu khắc êm trôi,
Người xưa đã biết phân hồi thời gian.
Canh Năm gà gáy rộn ràng,
Dậy đi, Đinh Dậu xuân sang sáng
ngời./.
Học cùng ĐTC Phanxico : MƯỜI QUYẾT TÂM
CHO NĂM MỚI
Không nói xấu người khác
Không bỏ phần ăn dư thừa của mình
Dành thời gian cho người khác
Chọn những món rẻ tiền hơn
Đích thân thăm viếng người nghèo
Không lên án người
khác
Làm bạn với những ai bất đồng với
chúng ta
Thực hiện cam kết : như đời sống Hôn
Nhân
Cần có thói quen kêu cầu Thiên Chúa
Là người Kitô hữu vui tươi.
L.m Giuse Hoàng Kim
Toan
Bánh Chưng là đặc sản của người miền
Bắc và bánh Tét là đặc sản miền Nam.
Bánh chưng có nguồn gốc từ thời Lang
Liêu mang hình vuông và đi chung với bánh dầy mang hình tròn, nói lên sự vuông
tròn của một ước nguyện.
Có lẽ bánh Tét là loại bánh kết hợp
giữa vuông và tròn nên vừa tròn lại vừa vuông được gói theo đòn, không xếp theo
tầng mà treo thành dây. Bánh tét có trong lịch sử thời vua Quang Trung Nguyễn
Huệ mang quân ra Bắc dẹp tan quân Nhà Thanh xâm lược năm Kỷ Dậu (1789).
Một loại bánh mang đậm nét của lòng
hiếu kính vuông tròn. Một loại bánh mang dấu ấn của việc giữ gìn tròn vuông.
Hai loại bánh bổ sung cho nhau về ý nghĩa, nên ngày tết thường thấy cả hai bánh
Chưng và bánh Tét xuất hiện.
Bánh Chưng và bánh Tét đều được làm
nguyên liệu giống nhau, chỉ khác hình dáng và lá gói bên ngoài. Bánh Chưng thơm
mùi lá dong, bánh Tét thơm mùi lá chuối, bổ sung cho nhau về hương vị, bồi đắp
cho nhau về sự khác biệt. “Người trong một nước phải thương nhau cùng”, ý nghĩa
là vậy.
Bánh Chưng và bánh Tét có hai loại,
dùng mặn và dùng chay: Chay thì nhân đậu, nhân chuối, nhân khoai, bỏ đường .
Mặn thì nhân thịt, hành, trứng, muối, đậu.
Bánh Chưng được dâng cho cha, bánh Tét
cũng được quảy về dâng mẹ, mang cùng ý nghĩa của nền “văn hoá gia đình”. Về quê
những ngày giáp tết không thể không nhớ những ngày gói bánh ngồi canh nồi nấu
bánh.
Quê hương là vậy, giản đơn như ông
ngồi dạy cháu gói từng chiếc bánh. Quê hương yêu mến, là khói lam chiều, là
những giây ràng gói bánh, là những chiếc bánh, là mùi vị của chiếc bánh được
bóc ra, là ly trà trong đêm, hoặc cút rượu ấm chuyện trò trong khi trông chừng
nồi bánh đang nấu. Dù người ta có gói bánh để bán nhiều ngoài chợ, nhưng nhiều
gia đình vẫn thích ngồi tự gói bánh và nấu hơn, do chính tay mình làm ra.
Ý nghĩa và tình cảm lưu luyến của
chiếc bánh nhiều hơn là chiếc bánh được ăn trong ngày tết. Đó là tình tự của
quê hương trong tâm hồn ngừơi Việt, khó có thể thay thế.
Đức Thánh Cha Phanxicô chúc mừng Tân
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Kính gửi Ngài
Donald Trump
Nhân dịp ông nhậm chức Tổng Thống thứ
45 của Hoa Kỳ, tôi xin gửi tới ông lời cầu chúc tốt đẹp và thân ái, và
chắc chắn rằng tôi cầu nguyện cùng Thiên Chúa Toàn Năng để Ngài ban cho ông sức
mạnh và khôn ngoan để ông thi hành chức vụ cao cả này.
Trong thời điểm gia đình nhân loại
chúng ta đang bị vây hãm bởi các cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng, khẩn
thiết cần có những phản ứng chính trị vừa nhìn xa trông rộng vừa thống nhất,
tôi cầu nguyện để các quyết định của ông sẽ được hướng dẫn bởi những giá trị
đạo đức sâu xa và các giá trị tinh thần phong phú, những giá trị ấy vốn định
hình lịch sử của người Mỹ và những cam kết của dân tộc ông cho sự tiến bộ của
nhân phẩm và tự do trên thế giới.
Dưới sự lãnh đạo của ông, cầu mong
rằng tầm vóc của nước Mỹ tiếp tục được cân đo trên hết là dựa vào sự quan tâm
mà nước Mỹ dành cho người nghèo, người bị loại bỏ và những ai đang cần được
giúp đỡ, giống như anh Lazaro đang ở trước cửa nhà chúng ta.
Với những tâm tình ấy, tôi cầu xin
Chúa ban cho ông và gia đình ông cũng như tất cả người dân Mỹ thân yêu, phúc
lành bình an, phúc lành hòa hợp và thịnh vượng về vật chất cũng như tinh thần.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Chuyển ngữ: Tứ Quyết SJ
Các ngày lễ trong tuần:
*31/01: THỨ BA Thánh Gioan Bosco, linh
mục
*02/02:THỨ NĂM ĐẦU THÁNG Dâng Chúa
Giê-su trong Đền Thánh
*03/02:THỨ SÁU ĐẦU THÁNG Th. Bla-xi-ô, giám mục, tử đạo
Thông tin : CHƯƠNG TRÌNH CHO TOÀN THỂ
GIÁO XỨ ĐỌC VÀ HỌC LỜI CHÚA TOÀN BỘ KINH THÁNH TÂN ƯỚC Dài Hạn Mỗi Thứ Ba từ
19g 30 – 20g 20 (50 phút).
Bắt đầu vào thứ Ba 07/02/2017. Mời mọi người tham dự.