1. Hàng chục nhà thờ bị cướp
phá, hàng trăm ngàn Kitô hữu bỏ chạy trước sức tấn công của quân khủng bố Hồi
Giáo Boko Haram
Cha Patrick Tor Alumuku, trưởng ban truyền thông xã hội của tổng giáo phận Abuja, Nigeria báo cáo với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc rằng:
"Nhiều nhà thờ bị thiêu rụi và hàng trăm ngàn người, chủ yếu là các Kitô hữu, đang cố chạy thoát quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram. Tôi đã nói chuyện với các linh mục còn bị kẹt trong thành phố Maiduguri (thủ phủ bang Borno ở phía đông bắc Nigeria). Các ngài cho biết về những diễn biến khủng khiếp đang diễn ra."
Theo cha Patrick, "Boko Haram rõ ràng đang muốn loại bỏ tất cả các dấu hiệu của sự hiện diện Kitô giáo và nhiều nhà thờ đã bị phá hủy hoặc cướp phá. Tuần trước, tại một ngôi làng ở khu vực Maiduguri, Boko Haram đã lấy một giáo xứ làm trụ sở địa phương của mình ".
Theo tin của Đức Cha Oliver Dashe Doeme, là Giám Mục Maiduguri,"ở những nơi Boko Haram vừa chiếm được Kitô hữu đang cố chạy trốn". Ngài nói rằng ít nhất 90,000 người Công Giáo trong số những người phải lánh nạn.
Cha Patrick nói thêm: "Tuy nhiên, chạy theo đám đông các Kitô hữu cũng có những người Hồi giáo, một số là trưởng thôn, làng và thị trấn, và cả các nhà lãnh đạo Hồi giáo, là những người không thể biết chắc Boko Haram sẽ đối xử với họ như thế nào".
Ngài nhận định: "Thật không may là với một số lượng đông đảo những người phải tị nạn, viện trợ nhân đạo đến với họ rất khó khăn. Một thành phố như Maiduguri với dân số hơn một triệu người bị tấn công bởi Boko Haram, hậu quả sẽ là một thảm họa nhân đạo đặc biệt nghiêm trọng".
2. Đức Thánh Cha nói: chiến tranh không bao giờ cần thiết, và có thể tránh được
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi điện văn cho Đại Hội Quốc Tế Cầu Nguyện cho Hòa Bình do Cộng Đồng Thánh Egidio tổ chức tại thành phố Antwerp, bên nước Bỉ. Ngài đặc biệt nhấn mạnh : “Chiến Tranh không bao giờ cần thiết, và có thể tránh được.”
Đại Hội Quốc Tế Cầu Nguyện cho Hòa Bình là một sáng kiến của phong trào đại kết đã được bắt đầu từ năm 1986 dưới triều đại của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Đại Hội năm nay với chủ đề “Hòa Bình là Tương Lai” có mục đích khẳng định tinh thần của lần gặp gỡ đầu tiên vì năm nay thế giới kỷ niệm 100 năm Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ.
Theo Radio Vatican, hồi tưởng thảm trạng này của lịch sử, Đức Thánh Cha Phanxicô viết trong điện văn gửi đại hội lần thứ 28: “ngày kỷ niệm này có thể dậy cho chúng ta biết rằng chiến tranh không bao giờ là một phương tiện thích nghi để cải tổ những bất công và đạt được những giải pháp cân bằng cho những bất hòa về chính trị và xã hội.”
Ngài mô tả cách thức đại hội Antwerp quy tụ được các truyền thống tôn giáo khác nhau có thể đóng góp chân thực cho hòa bình. Ngài viết tiếp: “Tôi hy vọng những ngày cầu nguyện và đối thoại này sẽ là một nhắc nhớ mạnh mẽ rằng việc tìm kiếm hòa bình và cảm thông qua sự cầu nguyện có thể hun đúc những nối kết lâu dài về tình hiệp nhất, và vượt thắng những mê say về chiến tranh.” Đức Thánh Cha Phanxicô sau đó đã khẳng định rằng: “Chiến Tranh không bao giờ cần thiết, và có thể tránh được.”
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng đối thoại và gặp gỡ là phương cách phải noi theo trong việc tìm kiếm hòa bình, và ngài nói đã đến lúc các nhà lãnh đạo các tôn giáo cần phải hợp tác hữu hiệu hơn trong công trình chữa lành các vết thương và giải quyết các tranh chấp.
Để kết luận, Đức Thánh Cha viết: “Chúng ta phải học hỏi để vượt thắng những căng thẳng, nuôi dưỡng những mối tương quan công chính và hòa bình giữa các dân nước và các nhóm xã hội, và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai.”
3. Đức Thánh Cha chia buồn về việc 3 nữ tu thừa sai Italia bị thảm sát tại Burundi
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia buồn với dòng thừa sai Savie và Tổng giáo phận Bujumbura bên Burundi, nơi 3 nữ tu của dòng bị sát hại dã man hôm Chúa Nhật 7 tháng 9.
3 nữ tu cao niên, cả đời phục vụ người nghèo ở Phi châu, là chị Lucia Pulici 75 tuổi, và Olga Raschietti 83 tuổi, bị cắt cổ cắt cổ chiều Chúa Nhật 7 tháng 9 vừa qua trong tu viện ở Kamenge, ngoại ô Bujumbura của Burundi. Sau đó, nữ tu Bernedetta Boggian, 79 tuổi, từ hơn 44 năm nay phục vụ tại Trung Phi, Congo và Burundi, cũng bị chém đầu trong đêm hôm ấy. Đại tá Helmegilde Harimenshi, phát ngôn viên của cảnh sát Burundi, cho biết cả 3 nữ tu đều bị kẻ sát nhân hãm hiếp. Một nữ tu không những bị cắt cổ nhưng còn bị thủ phạm dùng đá đánh vào mặt nhiều cú. Cảnh sát bác bỏ tin cho rằng 3 nữ tu là nạn nhân của vụ đánh cướp, vì kẻ sát nhân không lấy tiền bạc hoặc vật dụng gì trong tu viện.
Trong điện văn thứ nhất gửi đến Nữ tu Ines Frizza, Bề trên Tổng quyền dòng thừa sai Savie ở thành phố Parma, bắc Italia, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha xúc động sâu xa vì cái chết thê thảm của các nữ tu thừa sai Savie bị giết ở Burundi, ngài nồng nhiệt chia buồn với toàn dòng vì sự mất mát các nữ tu nhiệt thành như vậy. Đức Thánh Cha cầu mong máu của các chị đổ ra sẽ trở thành hạt giống để xây dựng tình huynh đệ đích thực giữa các dân tộc, đồng thời dâng lời khẩn nguyện sốt sắng để cầu cho các chứng nhân quảng đại của Tin Mừng.
Trong điện văn chia buồn thứ hai gửi đến Đức Cha Evariste Ngoyagoye, Tổng Giám Mục Bujumbura, Đức Hồng Y Parolin cho biết Đức Thánh Cha nhắc đến sự phục vụ của 3 nữ tu ở giáo xứ Thánh Guido Maria Conforti ở thủ đô Burundi, và ngài xin Chúa đón nhận 3 nữ tu trung thành và tận tụy này vào nơi an bình và ánh sáng của Chúa. ĐTC bày tỏ sự gần gũi và chia buồn với toàn thể cộng đoàn giáo phận, nhất là những người bị thương tổn vì cái chết đau thương của ba nữ tu.
4. Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho Ukraine
Lệnh ngừng bắn tại Ukraine đã có hiệu lực từ 4 giờ chiều giờ quốc tế hôm thứ Sáu 5 tháng 9. Tuy nhiên, chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau nhiều cuộc tấn công mới nhắm vào các căn cứ quân sự của Ukraine đã diễn ra tại Donetsk. Vào sáng hôm Chúa Nhật, người ta có thể nghe những tiếng nổ lớn và những cụm khói bốc lên tại phi trường quốc tế Donetsk.
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 7 tháng 9, Đức Thánh Cha đã xin mọi người cầu nguyện cho cuộc ngưng chiến và đối thoại liên quan tới Ukraine, trong cái luận lý của sự gặp gỡ, có thể tiếp tục và đem lại nhiều hoa trái, mặc dù có các tin tức đau buồn. Ngài cầu mong cuộc ngưng chiến có thể thoa dịu nỗi khổ đau của dân chúng và góp phần mang lại hòa bình lâu bền.
Ngài cũng hiệp ý với các Giám Mục Lesotho lên án mọi hành động bạo lực và kêu gọi tái lập hòa bình trong công lý và tình huynh đệ cho vùng đất này.
Đức Thánh Cha cũng khích lệ 30 thiện nguyện viện của Hội Hồng Thập Tự Italia sang trợ giúp người tỵ nạn tại Dohuk gần Erbil bên Irak. Ngài chúc lành cho họ và tất cả những ai tìm cách trợ giúp một cách cụ thể các anh chị em bị bách hại và đàn áp này.
Sau khi chào nhiều nhóm tín hữu khác nhau Đức Thánh Cha nhắc lại cho mọi người biết ngày thứ hai 8 tháng 9 là lễ Sinh Nhật Đức Mẹ. Ngài xin mọi người chào và chúc mừng Mẹ Maria và đọc một Kinh Kính Mừng với trọn con tim. Ngài cũng xin mọi người cầu nguyện cho ngài nữa.
5. La Civiltà Cattolica: Hãy ngăn chặn thảm kịch nhân đạo tại Iraq, đừng phớt lờ nữa
Trong bài xã luận “Hãy ngăn chặn thảm kịch nhân đạo tại Iraq, đừng phớt lờ nữa” đăng trên tạp chí La Civiltà Cattolica, một tờ báo có thế giá của Dòng Tên tại Rôma, số ra đầu tháng 9, cha Luciano Larivera lên tiếng kêu gọi "Cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới có nhiệm vụ tiêu diệt trong trái tim của tất cả những người Hồi giáo một quan niệm cực đoan về Kinh Qur'an và các truyền thống Hồi giáo quá khích."
Tạp chí La Civiltà Cattolica, do Dòng Tên điều hành, được thành lập từ năm 1850 tại Rôma với tôn chỉ là bảo vệ nền văn minh Công Giáo chống lại những kẻ thù của Giáo Hội như những thành phần cấp tiến, bè tam điểm… Ngay từ đầu, tạp chí này đã được Đức Giáo Hoàng Piô thứ 9 và các vị Giáo Hoàng kế vị ủng hộ. Nhiều nhà quan sát cho rằng tạp chí này thể hiện quan điểm của Tòa Thánh trước những vấn đề của thế giới.
Mở đầu bài xã luận, cha Luciano viết:
"Rõ ràng, để thúc đẩy hòa bình điều cần thiết là phải hiểu cuộc chiến tranh mà chúng ta đang phải đối diện thực sự là gì, chứ không phải là chủ quan người ta muốn cuộc chiến này là gì. Điều rất quan trọng là phải nghiên cứu và tìm hiểu lý do tại sao và bằng cách nào Nhà nước Hồi giáo lại đang muốn gây chiến với cả thế giới.”
Cha Luciano khẳng định: “Cuộc chiến của họ là một cuộc chiến tranh tôn giáo và hủy diệt.”
Ngài viết tiếp rằng: "Không nên nhầm lẫn hoặc giản lược cuộc chiến này với các cuộc chiến khác, chẳng hạn như những cuộc chiến đấu tranh và thanh trừng giai cấp do những người Bolshevik hoặc nhóm Khmer Đỏ gây ra. Những cuộc chiến đó nhằm tận diệt tôn giáo, trong khi cuộc chiến hiện nay lợi dụng sức mạnh của tôn giáo trong một cách thế nguy hiểm hơn gấp bội so với al-Qaeda. "
Quan sát phương cách cộng đồng thế giới hiện nay đương đầu với cuộc chiến này, tờ La Civiltà Cattolica ghi nhận:
"Các nhà phân tích quân sự ghi nhận rằng các giải pháp quân sự hiện tại là không có hiệu quả."
Mỹ và Iraq đã tiến hành các cuộc không kích chống lại quân khủng bố Hồi Giáo IS, và thủ tướng Anh, ông David Cameron cũng đang xem xét khả năng Anh quốc tham gia vào các hoạt động quân sự này. Cả Pháp và Anh đã và đang trang bị vũ khí cho các chiến binh người Kurd, là những người đang trực tiếp chiến đấu với quân khủng bố Hồi Giáo IS.
"Sự thiếu hiệu quả của các hoạt động quân sự hiện nay tiếp tục cho phép quân khủng bố Hồi Giáo IS có khả năng chinh phục thêm nhiều lãnh thổ, và tạo cho nó cơ hội hành động tàn bạo hơn nữa."
"Quân khủng bố Hồi Giáo IS cần phải bị cô lập khỏi các nguồn cung cấp vũ khí, việc tuyển dụng và đào tạo các chiến binh mới, các nguồn tài trợ, hạ tầng cơ sở về năng lượng, và hậu cần."
Cha Luciano ghi nhận tầm quan trọng của việc hình thành một chính phủ Iraq, trong đó người Sunni được đại diện, và các nhóm dân tộc và tôn giáo khác cũng phải được có tiếng nói xứng đáng trong chính phủ liên hiệp, đồng thời ngài cũng lưu ý rằng các cuộc xung đột giữa người Sunni và người Shiite ở Iraq là một hình thức thu nhỏ phản ánh một cuộc xung đột lớn hơn đang diễn ra giữa Iran và phần còn lại của các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư.
Cha Luciano nhấn mạnh rằng trong khi "tiếng kêu tiên tri của Giáo Hội là ‘lời nói không với chiến tranh!’, huấn quyền của Giáo Hội cũng bao gồm lý thuyết về chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ những người vô tội, cũng như hòa bình, tình liên đới, và lòng bác ái.”
"Giáo Hội không được giao nhiệm vụ đề xuất các chiến lược chiến tranh và chiến thuật. Điều này là không phù hợp với sứ mệnh và khả năng của Giáo Hội. Những điều này là trách nhiệm và khả năng của các thẩm quyền dân sự và quân sự, và các chuyên gia, trong đó có người Công Giáo".
Tuy nhiên, Giáo Hội có nghĩa vụ gióng lên trước cộng đồng thế giới tiếng kêu cứu của các nạn nhân của một thảm kịch nhân đạo mà nhân loại không thể phớt lờ được nữa. Cách riêng, cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới phải có nhiệm vụ tiêu diệt trong trái tim của tất cả những người Hồi giáo một quan niệm cực đoan về Kinh Qur'an và các truyền thống Hồi giáo quá khích là nguyên nhân và yếu tố nuôi dưỡng cho cuộc chiến hiện nay.
6. Thái tử Charles đóng góp cho các Kitô hữu Iraq chạy loạn Hồi Giáo
Chỉ trong vòng tháng Tám, 120,000 Kitô hữu đã phải bỏ nhà cửa ở ở vùng đồng bằng Nineveh để lánh nạn sau khi khu vực này bị rơi vào tay bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Trước đó, từ thượng tuần tháng Sáu, khi bọn khủng bố chiếm được Mosul cả nửa triệu người đã phải tản cư.
Tại Erbil, có ít nhất 200,000 người tị nạn đang sống tại 22 điểm tiếp cư. Một trong những điểm đó là Nhà thờ St Joseph, Ankawa, nơi 670 gia đình đã nhận được sự giúp đỡ khẩn cấp và đang sống dưới các tấm bạt, trong bóng râm của các tòa nhà, và cả bên trong nhà thờ.
Xúc động trước tình cảnh bị bách hại của các tín hữu Kitô, thái tử Charles của xứ Wales đã có những đóng góp cá nhân để giúp các Kitô hữu kèm với một thông điệp chân thành bày tỏ những quan ngại của mình. Ông đã gởi một số tiền lớn cho tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ.
Giám đốc của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, là Neville Kyrke-Smith cho biết: "Sự hỗ trợ này là động viên to lớn và cho thấy tình đoàn kết với những người Kitô hữu đang đối mặt với nguy cơ bị tận diệt khỏi quê hương Kinh Thánh. Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện rằng hành động hào phóng và tử tế có thể truyền cảm hứng cho những người khác để nhiều người cùng đứng lên cho tất cả những ai chịu đau khổ vì đức tin của họ. "
7. Đức Thánh Cha tiếp kiến 31 Giám Mục Cameroon
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các Giám Mục Cameroon đặc biệt quan tâm săn sóc các gia đình, và ngài kêu gọi cảnh giác trong việc phân định và tháp tùng các ơn gọi linh mục.
Đức Thánh Cha đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 6 tháng 9, dành cho 31 Giám Mục thuộc 25 giáo phận ở Cameroon, nhân dịp các vị về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.
Ngài nói: “Gia đình phải tiếp tục được anh em quan tâm săn sóc, nhất là vì ngày nay gia đình đang phải chịu cơ cực nặng nề, nghèo đói, phải tản cư, thiếu an ninh, cám dỗ muốn trở lại những thói tục cổ truyền không thể dung hợp với đức tin Kitô, hoặc những lối sống mới do thế giới bị tục hóa”.
Về hàng giáo sĩ, Đức Thánh Cha khẳng định rằng: “Điều cốt yếu là hàng giáo sĩ làm chứng tá về một cuộc sống có Chúa ngự trị trong đó, phù hợp với những đòi hỏi và các nguyên tắc của Tin Mừng. Tôi muốn cám ơn tất cả các linh mục vì lòng nhiệt thành tông đồ, thường trong những hoàn cảnh khó khăn và bấp bênh, tôi hứa gần gũi với họ trong kinh nguyện. Nhưng cũng nên cảnh giác trong việc phân định và tháp tùng các ơn gọi linh mục đông đảo ở Cameroon. Và cũng cần hỗ trợ việc thường huấn cũng như đời sống thiêng liêng của các linh mục, giữa lúc có nhiều cám dỗ của thế gian, nhất là những cám dỗ quyền bính, danh vọng và tiền bạc. Đặc biệt về điểm này, những gương mù có thể xảy ra vì sự quản lý xấu các của cải, làm giàu cho cá nhân mình, hoặc phung phí, đó là những gương mù, nhất là trong một vùng có nhiều người còn thiếu thốn những điều tối thiểu.”
Đức Thánh Cha không quên nhắc nhở hàng giáo sĩ Cameroon gia tăng tình đoàn kết với nhau và hiệp nhất với các Giám Mục. Cần kiến tạo sự hiệp nhất trong linh mục đoàn, vượt lên trên mọi thành kiến, nhất là những thành kiến chủng tộc.
Trước đó, trong phần đầu bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nhắc đến hiệp định cơ bản đã được ký kết giữa Tòa Thánh và Cộng hòa Cameroon. Ngài mời gọi các Giám Mục thi hành hiệp định này một cách cụ thể, vì sự nhìn nhận pháp lý nhiều tổ chức của Giáo Hội sẽ giúp cho các tổ chức này triển ở hơn, mưu ích không những cho Giáo Hội nhưng còn cho toàn thể xã hội Cameroon.
Cameroon hiện có gần 20 triệu rưỡi dân sống trên diện tích 475 ngàn cây số vuông. Các tín hữu Kitô chiếm khoảng 1 nửa dân số trong số này 27% tức là 5 triệu 530 ngàn người là tín hữu Công Giáo. Ngoài ra có 30% dân số theo các tôn giáo cổ truyền Phi châu và khoảng 4 triệu người là tín hữu Hồi giáo, tương đương với 21% dân số.
8. Tòa Thánh kêu gọi cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới sắp tới
Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục mời gọi toàn Giáo Hội dành Chúa Nhật 28 tháng 9 tới đây là Ngày Cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa đặc biệt thứ 3.
Khóa họp sẽ tiến hành tại Vatican từ ngày 5 đến 19 tháng 10 về đề tài “Những thách đố mục vụ gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng”.
Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục mời gọi các giáo phận, giáo xứ, dòng tu, hội đoàn và phong trào cầu nguyện trong các thánh lễ và các buổi cử hành khác cho công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục trong những ngày trước và trong khi tiến hành Công nghị Giám Mục thế giới.
Tại Roma, mỗi ngày sẽ có buổi cầu nguyện tại Nhà Nguyện Đức Mẹ là phần rỗi của dân Roma ở Đền thờ Đức Bà Cả. Các tín hữu có thể hiệp ý cầu nguyện cho ý nguyện đó, nhất là trong gia đình. Các tín hữu cũng được khuyên đọc kinh Mân Côi cầu cho Thượng Hội Đồng Giám Mục.
Trong những ngày tới đây Văn Phòng Tổng thư ký sẽ công bố một tài liệu ngắn bằng nhiều thứ tiếng, với kinh nguyện do chính Đức Thánh Cha Phanxicô soạn, và một số ý chỉ lời nguyện giáo dân.
9. Đức Giáo Hoàng chào đón tân đại sứ Đức và Georgia
Sáng thứ Hai 8 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón hai vị đại sứ mới tại Vatican.
Tân đại sứ Đức là Annette Schavan, năm nay 59 tuổi, đã trình quốc thư lên Đức Thánh Cha Phanxicô. Bà từng là một bộ trưởng văn hóa trong chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel, nhưng năm ngoái 2013, bà đã rời khỏi chính trường sau khi bị cáo buộc đạo văn trong luận án tiến sĩ của mình.
Vị Đại sứ thứ hai là Tamar Grdzelidze của nước Cộng Hoà Trung Á Georgia. Bà có bằng tiến sĩ Triết học và Thần học tại Đại học Oxford. Bà cũng là tác giả của nhiều cuốn sách về đại kết.
Tòa Thánh và Georgia thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992 ngay sau khi nước này thoát khỏi ách nô dịch của Liên Bang Xô Viết.
10. Công Giáo Hoa Kỳ quyên góp cho các Kitô hữu Trung Đông
Các giáo xứ trên khắp nước Mỹ sẽ có một lần xin tiền đặc biệt để giúp các Kitô hữu bị đàn áp và các nhóm thiểu số khác ở Trung Đông.
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã thông báo rằng cuộc lạc quyên đặc biệt này diễn ra vào hai cuối tuần. Cuộc lạc quyên thứ nhất trong hai ngày 6 và 7 tháng 9. Cuộc lạc quyên thứ hai diễn ra một tuần sau đó, tức là ngày 13 và 14 tháng 9.
Tiền thu được từ hai cuộc lạc quyên này sẽ được sử dụng cho viện trợ nhân đạo tức thời và cho việc tái thiết lâu dài các nhà thờ bị đốt phá tại khu vực này.
Trước làn sóng bạo lực và khủng bố, Chủ tịch Hội đồng các Giám mục Công Giáo, Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz, đã viết thư cho Tổng thống Obama thể hiện mối quan tâm của ngài đối với các cuộc tấn công liên tục do Hồi giáo cực đoan tiến hành chống lại các nhóm tôn giáo thiểu số tại Iraq, Syria và các nơi khác.
11. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vinh danh Mẹ Têrêsa thành Calcutta
Chân phước Têrêsa thành Calcutta sinh ngày 26 tháng 8 năm 1910 và qua đời ngày 5 tháng 9 năm 1997.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong chân phước cho Mẹ Têrêsa ngày 19 tháng 10 năm 2003. Năm 2012, Liên Hiệp Quốc đã quyết định chọn ngày 5 tháng 9 là ngày Mẹ Têrêsa qua đời là Ngày Quốc Tế Tình Bác Ái để vinh danh những cố gắng phi thường của Mẹ trong việc nâng đỡ những người cùng khổ tại Calcutta và trên thế giới.
Trong thông điệp nhân lễ kỷ niệm năm nay, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, là ông Ban Ki-moon, đã nêu bật tấm gương của Mẹ Têrêsa vì lòng bác ái với những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất. Ông nói lòng bác ái của Mẹ đã là một nguồn cảm hứng lớn lao cho các hoạt động nhân đạo trên thế giới.
Trong bối cảnh của sự phát triển bi thảm của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới như tại Iraq, Syria và Pakistan, nhà lãnh đạo Liên Hiệp Quốc nói rằng gương sáng của Mẹ Têrêsa cũng là nguồn an ủi cho nhân loại.
12. Đức Thánh Cha tiếp kiến cựu Tổng thống Israel
Sáng Thứ Năm 4 tháng 9, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến cựu tổng thống Israel, ông Shimon Peres, người vừa hết nhiệm kỳ tổng thống hôm 24 tháng 7 năm nay.
Đức Thánh Cha đã nói chuyện với ông Peres hơn 45 phút. Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, Cha Lombardi, cho biết ông Peres đã gặp Đức Thánh Cha để thông báo về một sáng kiến bênh vực hòa bình, sau khi ông rời bỏ chính trường.
Đức Thánh Cha đã tiếp ông lâu giờ vì vốn có lòng quí trọng và quan tâm đến ông, một người nổi tiếng là “con người hòa bình, nhìn xa trông rộng và có những chân trời lớn”. Ngài đặc biệt chú ý đến sáng kiến của ông muốn thành lập một “Liên Hiệp Quốc về tôn giáo”, và cho biết các cơ quan trung ương Tòa Thánh cũng đặc biệt dấn thân trong lãnh vực này, nhất là Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, Hội đồng Công lý và hòa bình, với Đức Hồng Y Tauran và Đức Hồng Y Turkson”.
Trong những ngày trước đây, ông Peres, năm nay đã 91 tuổi, cũng đã tuyên bố với tuần báo Famiglia Cristiana ở Italia rằng ông đề nghị thành lập một “Liên Hiệp Quốc các tôn giáo” với Đức Giáo Hoàng là chủ tịch, với mục đích tìm phương thế chống lại những kẻ khủng bố nhân danh tín ngưỡng.
13. Đức Thánh Cha tiếp hoàng thân El Hassan của nước Jordan
Trong cuộc họp báo chiều ngày thứ Năm 4 tháng 9, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cũng cho biết buổi sáng cùng ngày Đức Thánh Cha đã tiếp Hoàng thân El Hassan của nước Jordan trong 30 phút. Hoàng thân đến Vatican để trình bày với Đức Thánh Cha hoạt động của Viện đối thoại liên tôn mà ông đã thành lập và điều khiển với mục đích xây dựng hòa bình, dân thân liên tôn, đặc biệt trong bối cảnh bạo lực ngày nay, dấn thân giúp đỡ người nghèo trong thời đại hoàn cầu hóa, giáo dục người trẻ về tình huynh đệ, nhấn mạnh đến sự tôn trọng phẩm giá con người.
Trước đó, hôm 3 tháng 9, Hoàng thân El Hassan đã đích thân đến Trung Tâm Đức Bà Hòa bình ở thủ đô Amman, và gặp gỡ một số tín hữu Kitô tị nạn từ thành phố Mossul bên Iraq được Caritas Giordani đón tiếp và trợ giúp trong những tuần qua.
Tháp tùng hoàng thân trong cuộc viếng thăm có Đức Tổng Giám Mục Giorgio Lingua, Sứ Thần Tòa Thánh tại Giordani và Iraq, Đức Cha Maroun Lahhan, Đại diện Đức Thượng Phụ đặc trách miền Giordani.
14. Đức Giáo Hoàng Phanxicô trao cho huyền thoại bóng đá Maradona những tràng chuỗi Mân Côi
Hôm 1 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp các cầu thủ túc cầu tham dự trận đấu Liên Tôn vì hòa bình trước khi trận đấu diễn ra tối cùng ngày tại sân vận động Olympic của Rôma.
Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón tất cả các cầu thủ, trong số đó có cả huyền thoại bóng đá Diego Maradona, người đã tặng Đức Thánh Cha với một chiếc áo cầu thủ có tên ngài.
Maradona nói rằng anh đã xúc động bởi lời nói của Đức Giáo Hoàng, đặc biệt là giờ đây khi anh đã trở về với Giáo Hội.
Diego Maradona nói:
"Tôi đã rất xúc động sau khi tôi ôm Đức Thánh Cha. Tôi cảm thấy tự hào là một người Á Căn Đình. Tôi đã trở lại với Giáo Hội sau khi mẹ tôi được Chúa cất đi. Hôm nay, tôi hạnh phúc sống trong lòng Giáo Hội, với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và được chơi một trận cầu cho hòa bình. "
Ba ngày sau, hôm thứ Năm 4 tháng 9, một lần nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ huyền thoại túc cầu Maradona.
Cuộc họp tuy ngắn ngủi, nhưng Maradona rất vui mừng.
Đức Giáo Hoàng đã tặng cho anh một vài tràng chuỗi Mân Côi và ngài đã ký tên vào một chiếc áo cầu thủ của ngôi sao túc cầu này.
15. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Đừng phó mặc trẻ con cho lòng thương xót của thế giới này
Hôm thứ Năm 4 tháng 9, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các nhà giáo dục tham dự hội nghị tổng kết một năm dự án giáo dục Scholas diễn ra tại Vatican.
Mục đích của dự án Scholas là nhằm giúp cho các trường học ở các miền khác nhau trên thế giới có thể chia sẻ tài nguyên và kiến thức. Dự án này được sự hỗ trợ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và chỉ trong một năm qua đã có hơn 300,000 trường học từ khắp nơi trên thế giới tham gia.
Đức Thánh Cha bắt đầu bài nói chuyện của ngài bằng cách nói đùa về cách thức ngài chuẩn bị bài phát biểu của mình.
Đức Thánh Cha nói:
“Tôi giống như một người được người ta bảo ‘Nói cái gì đi’. Và ông ta trả lời, ‘Vâng, tôi sẽ tuỳ cơ ứng biến’. Nhưng rồi cuối cùng ông lấy ra những gì ông đã viết ra thành văn bản hẳn hoi”.
Đức Thánh Cha cám ơn các giáo viên và những người tham gia vào công việc thúc đẩy một nền văn hóa hội nhập trong một thời điểm mà thế giới dường như đang chia rẽ sâu sắc.
Ngài nói:
"Hôm nay không nghi ngờ gì thế giới đang có chiến tranh. Không nghi ngờ gì nữa là thế giới đã bị chia cắt. Một nền văn hóa của cuộc gặp gỡ phải được hình thành. Một nền văn hóa hội nhập, gặp gỡ, và xây dựng những nhịp cầu. Và anh chị em đang làm công việc này. "
Trích dẫn một câu tục ngữ châu Phi "cần huy động cả một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ". Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự cần thiết không nên phó mặc trẻ em "cho lòng thương xót của một thế giới trong đó tôn thờ tiền bạc, bạo lực và đào thải ".
"Trẻ em và người già bị quên lãng và bây giờ chúng ta có cả một thế hệ thanh niên không có việc làm ở các nước đang phát triển. Ước tính có khoảng 75 triệu thanh thiếu niên ở các nước đang phát triển, từ 25 tuổi trở xuống không có việc làm. Cả một thế hệ thanh thiếu niên bị hoang phí. Điều này thôi thúc chúng ta phải hành động và không để mặc sống chết của trẻ con. Đây là công việc của chúng ta. "
Đức Thánh Cha đã khuyến khích các thành viên của Scholas tiếp tục hăng say trong trong việc tạo ra một môi trường cung cấp một tương lai đầy hy vọng cho giới trẻ ngày nay.
Ngài nói:
"Tôi khuyến khích anh chị em tiếp tục làm việc để tạo ra một ngôi làng nhân bản hơn. Đó là nơi có thể cung cấp cho trẻ em một món quà của hòa bình và một tương lai của hy vọng."
Trước khi kết thúc cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận được một số quà tặng từ Scholas và những nhóm khác, là những người đang hỗ trợ các sáng kiến hòa bình và giáo dục trên toàn cầu.
16. Đức Thánh Cha Phanxicô gặp thủ tướng nước Andorra
Hôm thứ Sáu 5 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp tiếp người đứng đầu Chính phủ của Andorra, là thủ tướng Antonio Martí, trong thư viện của Điện Tông Tòa. Cả gia đình ông cũng cùng đi với ông.
Cuộc họp kéo dài 25 phút, liên quan đến một số lĩnh vực xã hội của nước Công Hòa Andorra. Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết cuộc họp rất "thân mật" và đã khẳng định "mối quan hệ truyền thống tốt đẹp" giữa hai quốc gia.
Một khoảnh khắc cảm động của cuộc họp đã diễn ra khi phu nhân của thủ tướng chào đón Đức Giáo Hoàng.
"Thưa Đức Thánh Cha con là tín hữu Công Giáo và trước khi tới đây con luôn cầu nguyện cho Đức Thánh Cha."
Andorra và Vatican đã ký một thỏa thuận năm 2008 quy định mối quan hệ giữa Giáo Hội và chính phủ.
17. Đức Hồng Y Paul Josef Cordes đến tuổi 80
Đức Hồng Y Paul Josef Cordes đã bước sang tuổi 80 hôm thứ Sáu 5 tháng 9. Số các vị Hồng Y bầu Giáo Hội, do đó, giảm xuống còn 114 vị.
Đức Hồng Y là chủ tịch danh dự của Hội đồng Giáo hoàng "Cor Unum" .
Ngài được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tấn phong Hồng Y vào ngày 24 tháng 11 năm 2007 và đã tham gia vào Cơ Mật Viện bầu Giáo hoàng Phanxicô.
Đức Giáo Hoàng gần đây đã cử Đức Hồng Y Cordes là đặc sứ của ngài để kỷ niệm 450 năm thành lập chủng viện Willibaldinum ở Eichstätt, bên Đức vào tháng Mười năm nay.
96 trong tổng số 210 vị trong Hồng Y Đoàn đã quá tuổi 80.
18. Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp Tổng thống Panama, Juan Carlos Varela
Sáng thứ Sáu 5 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón tổng thống Panama, là ông Juan Carlos Varela, tại Điện Tông Tòa của Vatican.
Biến cố này đánh dấu lần đầu tiên Tổng thống được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến. Ông vừa nhậm chức gần đây, vào ngày 01 Tháng Bảy, năm 2014.
Tổng thống đã giới thiệu gia đình mình với Đức Thánh Cha. Họ nói:
"Chúng con cầu nguyện rất nhiều cho ngài."
"Tôi cần điều đó."
"Đức Thánh Cha có thể tin tưởng vào những lời cầu nguyện của chúng con."
Sau khi gia đình của tổng thống chụp một bức ảnh với Đức Giáo Hoàng, cả hai nhà lãnh đạo đã trao đổi quà tặng. Varela đã tặng Đức Giáo Hoàng một khung ảnh Santa Maria La Antigua Bổn Mạng của Panama,.
Trong cuộc họp sau đó, hai vị đã nói về các vấn đề xã hội của đất nước như đói nghèo và tình trạng dễ bị tổn thương của những người nghèo. Trước thực tại này, tổng thống đã thỉnh cầu cầu Đức Thánh Cha kí tên vào một đoạn trong Tông huấn Evangeli Gaudium, Niềm Vui Phúc Âm, trong đó Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự cần thiết phải có công bằng xã hội.
Tổng thống cho biết, ông muốn chính phủ của ông tôn vinh và ghi nhớ thông điệp đó.
Thảo luận của hai vị cũng bao gồm Hội nghị cấp cao lần thứ 7 về Mỹ Châu, mà Panama sẽ là nước chủ nhà vào năm 2015.
Đức Thánh Cha đã tặng cho tổng thống một huy chương và một bản sao tài liệu Aparecida, mà ngài đã tham gia soạn thảo. Đức Thánh Cha luôn tặng tài liệu này cho các nhà lãnh đạo châu Mỹ La tinh. Đức Thánh Cha đã tặng các thành viên gia đình tổng thống và nhân viên tháp tùng, những tràng chuỗi Mân Côi trước khi kết thúc cuộc tiếp kiến.
Cha Patrick Tor Alumuku, trưởng ban truyền thông xã hội của tổng giáo phận Abuja, Nigeria báo cáo với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc rằng:
"Nhiều nhà thờ bị thiêu rụi và hàng trăm ngàn người, chủ yếu là các Kitô hữu, đang cố chạy thoát quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram. Tôi đã nói chuyện với các linh mục còn bị kẹt trong thành phố Maiduguri (thủ phủ bang Borno ở phía đông bắc Nigeria). Các ngài cho biết về những diễn biến khủng khiếp đang diễn ra."
Theo cha Patrick, "Boko Haram rõ ràng đang muốn loại bỏ tất cả các dấu hiệu của sự hiện diện Kitô giáo và nhiều nhà thờ đã bị phá hủy hoặc cướp phá. Tuần trước, tại một ngôi làng ở khu vực Maiduguri, Boko Haram đã lấy một giáo xứ làm trụ sở địa phương của mình ".
Theo tin của Đức Cha Oliver Dashe Doeme, là Giám Mục Maiduguri,"ở những nơi Boko Haram vừa chiếm được Kitô hữu đang cố chạy trốn". Ngài nói rằng ít nhất 90,000 người Công Giáo trong số những người phải lánh nạn.
Cha Patrick nói thêm: "Tuy nhiên, chạy theo đám đông các Kitô hữu cũng có những người Hồi giáo, một số là trưởng thôn, làng và thị trấn, và cả các nhà lãnh đạo Hồi giáo, là những người không thể biết chắc Boko Haram sẽ đối xử với họ như thế nào".
Ngài nhận định: "Thật không may là với một số lượng đông đảo những người phải tị nạn, viện trợ nhân đạo đến với họ rất khó khăn. Một thành phố như Maiduguri với dân số hơn một triệu người bị tấn công bởi Boko Haram, hậu quả sẽ là một thảm họa nhân đạo đặc biệt nghiêm trọng".
2. Đức Thánh Cha nói: chiến tranh không bao giờ cần thiết, và có thể tránh được
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi điện văn cho Đại Hội Quốc Tế Cầu Nguyện cho Hòa Bình do Cộng Đồng Thánh Egidio tổ chức tại thành phố Antwerp, bên nước Bỉ. Ngài đặc biệt nhấn mạnh : “Chiến Tranh không bao giờ cần thiết, và có thể tránh được.”
Đại Hội Quốc Tế Cầu Nguyện cho Hòa Bình là một sáng kiến của phong trào đại kết đã được bắt đầu từ năm 1986 dưới triều đại của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Đại Hội năm nay với chủ đề “Hòa Bình là Tương Lai” có mục đích khẳng định tinh thần của lần gặp gỡ đầu tiên vì năm nay thế giới kỷ niệm 100 năm Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ.
Theo Radio Vatican, hồi tưởng thảm trạng này của lịch sử, Đức Thánh Cha Phanxicô viết trong điện văn gửi đại hội lần thứ 28: “ngày kỷ niệm này có thể dậy cho chúng ta biết rằng chiến tranh không bao giờ là một phương tiện thích nghi để cải tổ những bất công và đạt được những giải pháp cân bằng cho những bất hòa về chính trị và xã hội.”
Ngài mô tả cách thức đại hội Antwerp quy tụ được các truyền thống tôn giáo khác nhau có thể đóng góp chân thực cho hòa bình. Ngài viết tiếp: “Tôi hy vọng những ngày cầu nguyện và đối thoại này sẽ là một nhắc nhớ mạnh mẽ rằng việc tìm kiếm hòa bình và cảm thông qua sự cầu nguyện có thể hun đúc những nối kết lâu dài về tình hiệp nhất, và vượt thắng những mê say về chiến tranh.” Đức Thánh Cha Phanxicô sau đó đã khẳng định rằng: “Chiến Tranh không bao giờ cần thiết, và có thể tránh được.”
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng đối thoại và gặp gỡ là phương cách phải noi theo trong việc tìm kiếm hòa bình, và ngài nói đã đến lúc các nhà lãnh đạo các tôn giáo cần phải hợp tác hữu hiệu hơn trong công trình chữa lành các vết thương và giải quyết các tranh chấp.
Để kết luận, Đức Thánh Cha viết: “Chúng ta phải học hỏi để vượt thắng những căng thẳng, nuôi dưỡng những mối tương quan công chính và hòa bình giữa các dân nước và các nhóm xã hội, và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai.”
3. Đức Thánh Cha chia buồn về việc 3 nữ tu thừa sai Italia bị thảm sát tại Burundi
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia buồn với dòng thừa sai Savie và Tổng giáo phận Bujumbura bên Burundi, nơi 3 nữ tu của dòng bị sát hại dã man hôm Chúa Nhật 7 tháng 9.
3 nữ tu cao niên, cả đời phục vụ người nghèo ở Phi châu, là chị Lucia Pulici 75 tuổi, và Olga Raschietti 83 tuổi, bị cắt cổ cắt cổ chiều Chúa Nhật 7 tháng 9 vừa qua trong tu viện ở Kamenge, ngoại ô Bujumbura của Burundi. Sau đó, nữ tu Bernedetta Boggian, 79 tuổi, từ hơn 44 năm nay phục vụ tại Trung Phi, Congo và Burundi, cũng bị chém đầu trong đêm hôm ấy. Đại tá Helmegilde Harimenshi, phát ngôn viên của cảnh sát Burundi, cho biết cả 3 nữ tu đều bị kẻ sát nhân hãm hiếp. Một nữ tu không những bị cắt cổ nhưng còn bị thủ phạm dùng đá đánh vào mặt nhiều cú. Cảnh sát bác bỏ tin cho rằng 3 nữ tu là nạn nhân của vụ đánh cướp, vì kẻ sát nhân không lấy tiền bạc hoặc vật dụng gì trong tu viện.
Trong điện văn thứ nhất gửi đến Nữ tu Ines Frizza, Bề trên Tổng quyền dòng thừa sai Savie ở thành phố Parma, bắc Italia, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha xúc động sâu xa vì cái chết thê thảm của các nữ tu thừa sai Savie bị giết ở Burundi, ngài nồng nhiệt chia buồn với toàn dòng vì sự mất mát các nữ tu nhiệt thành như vậy. Đức Thánh Cha cầu mong máu của các chị đổ ra sẽ trở thành hạt giống để xây dựng tình huynh đệ đích thực giữa các dân tộc, đồng thời dâng lời khẩn nguyện sốt sắng để cầu cho các chứng nhân quảng đại của Tin Mừng.
Trong điện văn chia buồn thứ hai gửi đến Đức Cha Evariste Ngoyagoye, Tổng Giám Mục Bujumbura, Đức Hồng Y Parolin cho biết Đức Thánh Cha nhắc đến sự phục vụ của 3 nữ tu ở giáo xứ Thánh Guido Maria Conforti ở thủ đô Burundi, và ngài xin Chúa đón nhận 3 nữ tu trung thành và tận tụy này vào nơi an bình và ánh sáng của Chúa. ĐTC bày tỏ sự gần gũi và chia buồn với toàn thể cộng đoàn giáo phận, nhất là những người bị thương tổn vì cái chết đau thương của ba nữ tu.
4. Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho Ukraine
Lệnh ngừng bắn tại Ukraine đã có hiệu lực từ 4 giờ chiều giờ quốc tế hôm thứ Sáu 5 tháng 9. Tuy nhiên, chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau nhiều cuộc tấn công mới nhắm vào các căn cứ quân sự của Ukraine đã diễn ra tại Donetsk. Vào sáng hôm Chúa Nhật, người ta có thể nghe những tiếng nổ lớn và những cụm khói bốc lên tại phi trường quốc tế Donetsk.
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 7 tháng 9, Đức Thánh Cha đã xin mọi người cầu nguyện cho cuộc ngưng chiến và đối thoại liên quan tới Ukraine, trong cái luận lý của sự gặp gỡ, có thể tiếp tục và đem lại nhiều hoa trái, mặc dù có các tin tức đau buồn. Ngài cầu mong cuộc ngưng chiến có thể thoa dịu nỗi khổ đau của dân chúng và góp phần mang lại hòa bình lâu bền.
Ngài cũng hiệp ý với các Giám Mục Lesotho lên án mọi hành động bạo lực và kêu gọi tái lập hòa bình trong công lý và tình huynh đệ cho vùng đất này.
Đức Thánh Cha cũng khích lệ 30 thiện nguyện viện của Hội Hồng Thập Tự Italia sang trợ giúp người tỵ nạn tại Dohuk gần Erbil bên Irak. Ngài chúc lành cho họ và tất cả những ai tìm cách trợ giúp một cách cụ thể các anh chị em bị bách hại và đàn áp này.
Sau khi chào nhiều nhóm tín hữu khác nhau Đức Thánh Cha nhắc lại cho mọi người biết ngày thứ hai 8 tháng 9 là lễ Sinh Nhật Đức Mẹ. Ngài xin mọi người chào và chúc mừng Mẹ Maria và đọc một Kinh Kính Mừng với trọn con tim. Ngài cũng xin mọi người cầu nguyện cho ngài nữa.
5. La Civiltà Cattolica: Hãy ngăn chặn thảm kịch nhân đạo tại Iraq, đừng phớt lờ nữa
Trong bài xã luận “Hãy ngăn chặn thảm kịch nhân đạo tại Iraq, đừng phớt lờ nữa” đăng trên tạp chí La Civiltà Cattolica, một tờ báo có thế giá của Dòng Tên tại Rôma, số ra đầu tháng 9, cha Luciano Larivera lên tiếng kêu gọi "Cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới có nhiệm vụ tiêu diệt trong trái tim của tất cả những người Hồi giáo một quan niệm cực đoan về Kinh Qur'an và các truyền thống Hồi giáo quá khích."
Tạp chí La Civiltà Cattolica, do Dòng Tên điều hành, được thành lập từ năm 1850 tại Rôma với tôn chỉ là bảo vệ nền văn minh Công Giáo chống lại những kẻ thù của Giáo Hội như những thành phần cấp tiến, bè tam điểm… Ngay từ đầu, tạp chí này đã được Đức Giáo Hoàng Piô thứ 9 và các vị Giáo Hoàng kế vị ủng hộ. Nhiều nhà quan sát cho rằng tạp chí này thể hiện quan điểm của Tòa Thánh trước những vấn đề của thế giới.
Mở đầu bài xã luận, cha Luciano viết:
"Rõ ràng, để thúc đẩy hòa bình điều cần thiết là phải hiểu cuộc chiến tranh mà chúng ta đang phải đối diện thực sự là gì, chứ không phải là chủ quan người ta muốn cuộc chiến này là gì. Điều rất quan trọng là phải nghiên cứu và tìm hiểu lý do tại sao và bằng cách nào Nhà nước Hồi giáo lại đang muốn gây chiến với cả thế giới.”
Cha Luciano khẳng định: “Cuộc chiến của họ là một cuộc chiến tranh tôn giáo và hủy diệt.”
Ngài viết tiếp rằng: "Không nên nhầm lẫn hoặc giản lược cuộc chiến này với các cuộc chiến khác, chẳng hạn như những cuộc chiến đấu tranh và thanh trừng giai cấp do những người Bolshevik hoặc nhóm Khmer Đỏ gây ra. Những cuộc chiến đó nhằm tận diệt tôn giáo, trong khi cuộc chiến hiện nay lợi dụng sức mạnh của tôn giáo trong một cách thế nguy hiểm hơn gấp bội so với al-Qaeda. "
Quan sát phương cách cộng đồng thế giới hiện nay đương đầu với cuộc chiến này, tờ La Civiltà Cattolica ghi nhận:
"Các nhà phân tích quân sự ghi nhận rằng các giải pháp quân sự hiện tại là không có hiệu quả."
Mỹ và Iraq đã tiến hành các cuộc không kích chống lại quân khủng bố Hồi Giáo IS, và thủ tướng Anh, ông David Cameron cũng đang xem xét khả năng Anh quốc tham gia vào các hoạt động quân sự này. Cả Pháp và Anh đã và đang trang bị vũ khí cho các chiến binh người Kurd, là những người đang trực tiếp chiến đấu với quân khủng bố Hồi Giáo IS.
"Sự thiếu hiệu quả của các hoạt động quân sự hiện nay tiếp tục cho phép quân khủng bố Hồi Giáo IS có khả năng chinh phục thêm nhiều lãnh thổ, và tạo cho nó cơ hội hành động tàn bạo hơn nữa."
"Quân khủng bố Hồi Giáo IS cần phải bị cô lập khỏi các nguồn cung cấp vũ khí, việc tuyển dụng và đào tạo các chiến binh mới, các nguồn tài trợ, hạ tầng cơ sở về năng lượng, và hậu cần."
Cha Luciano ghi nhận tầm quan trọng của việc hình thành một chính phủ Iraq, trong đó người Sunni được đại diện, và các nhóm dân tộc và tôn giáo khác cũng phải được có tiếng nói xứng đáng trong chính phủ liên hiệp, đồng thời ngài cũng lưu ý rằng các cuộc xung đột giữa người Sunni và người Shiite ở Iraq là một hình thức thu nhỏ phản ánh một cuộc xung đột lớn hơn đang diễn ra giữa Iran và phần còn lại của các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư.
Cha Luciano nhấn mạnh rằng trong khi "tiếng kêu tiên tri của Giáo Hội là ‘lời nói không với chiến tranh!’, huấn quyền của Giáo Hội cũng bao gồm lý thuyết về chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ những người vô tội, cũng như hòa bình, tình liên đới, và lòng bác ái.”
"Giáo Hội không được giao nhiệm vụ đề xuất các chiến lược chiến tranh và chiến thuật. Điều này là không phù hợp với sứ mệnh và khả năng của Giáo Hội. Những điều này là trách nhiệm và khả năng của các thẩm quyền dân sự và quân sự, và các chuyên gia, trong đó có người Công Giáo".
Tuy nhiên, Giáo Hội có nghĩa vụ gióng lên trước cộng đồng thế giới tiếng kêu cứu của các nạn nhân của một thảm kịch nhân đạo mà nhân loại không thể phớt lờ được nữa. Cách riêng, cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới phải có nhiệm vụ tiêu diệt trong trái tim của tất cả những người Hồi giáo một quan niệm cực đoan về Kinh Qur'an và các truyền thống Hồi giáo quá khích là nguyên nhân và yếu tố nuôi dưỡng cho cuộc chiến hiện nay.
6. Thái tử Charles đóng góp cho các Kitô hữu Iraq chạy loạn Hồi Giáo
Chỉ trong vòng tháng Tám, 120,000 Kitô hữu đã phải bỏ nhà cửa ở ở vùng đồng bằng Nineveh để lánh nạn sau khi khu vực này bị rơi vào tay bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Trước đó, từ thượng tuần tháng Sáu, khi bọn khủng bố chiếm được Mosul cả nửa triệu người đã phải tản cư.
Tại Erbil, có ít nhất 200,000 người tị nạn đang sống tại 22 điểm tiếp cư. Một trong những điểm đó là Nhà thờ St Joseph, Ankawa, nơi 670 gia đình đã nhận được sự giúp đỡ khẩn cấp và đang sống dưới các tấm bạt, trong bóng râm của các tòa nhà, và cả bên trong nhà thờ.
Xúc động trước tình cảnh bị bách hại của các tín hữu Kitô, thái tử Charles của xứ Wales đã có những đóng góp cá nhân để giúp các Kitô hữu kèm với một thông điệp chân thành bày tỏ những quan ngại của mình. Ông đã gởi một số tiền lớn cho tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ.
Giám đốc của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, là Neville Kyrke-Smith cho biết: "Sự hỗ trợ này là động viên to lớn và cho thấy tình đoàn kết với những người Kitô hữu đang đối mặt với nguy cơ bị tận diệt khỏi quê hương Kinh Thánh. Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện rằng hành động hào phóng và tử tế có thể truyền cảm hứng cho những người khác để nhiều người cùng đứng lên cho tất cả những ai chịu đau khổ vì đức tin của họ. "
7. Đức Thánh Cha tiếp kiến 31 Giám Mục Cameroon
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các Giám Mục Cameroon đặc biệt quan tâm săn sóc các gia đình, và ngài kêu gọi cảnh giác trong việc phân định và tháp tùng các ơn gọi linh mục.
Đức Thánh Cha đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 6 tháng 9, dành cho 31 Giám Mục thuộc 25 giáo phận ở Cameroon, nhân dịp các vị về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.
Ngài nói: “Gia đình phải tiếp tục được anh em quan tâm săn sóc, nhất là vì ngày nay gia đình đang phải chịu cơ cực nặng nề, nghèo đói, phải tản cư, thiếu an ninh, cám dỗ muốn trở lại những thói tục cổ truyền không thể dung hợp với đức tin Kitô, hoặc những lối sống mới do thế giới bị tục hóa”.
Về hàng giáo sĩ, Đức Thánh Cha khẳng định rằng: “Điều cốt yếu là hàng giáo sĩ làm chứng tá về một cuộc sống có Chúa ngự trị trong đó, phù hợp với những đòi hỏi và các nguyên tắc của Tin Mừng. Tôi muốn cám ơn tất cả các linh mục vì lòng nhiệt thành tông đồ, thường trong những hoàn cảnh khó khăn và bấp bênh, tôi hứa gần gũi với họ trong kinh nguyện. Nhưng cũng nên cảnh giác trong việc phân định và tháp tùng các ơn gọi linh mục đông đảo ở Cameroon. Và cũng cần hỗ trợ việc thường huấn cũng như đời sống thiêng liêng của các linh mục, giữa lúc có nhiều cám dỗ của thế gian, nhất là những cám dỗ quyền bính, danh vọng và tiền bạc. Đặc biệt về điểm này, những gương mù có thể xảy ra vì sự quản lý xấu các của cải, làm giàu cho cá nhân mình, hoặc phung phí, đó là những gương mù, nhất là trong một vùng có nhiều người còn thiếu thốn những điều tối thiểu.”
Đức Thánh Cha không quên nhắc nhở hàng giáo sĩ Cameroon gia tăng tình đoàn kết với nhau và hiệp nhất với các Giám Mục. Cần kiến tạo sự hiệp nhất trong linh mục đoàn, vượt lên trên mọi thành kiến, nhất là những thành kiến chủng tộc.
Trước đó, trong phần đầu bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nhắc đến hiệp định cơ bản đã được ký kết giữa Tòa Thánh và Cộng hòa Cameroon. Ngài mời gọi các Giám Mục thi hành hiệp định này một cách cụ thể, vì sự nhìn nhận pháp lý nhiều tổ chức của Giáo Hội sẽ giúp cho các tổ chức này triển ở hơn, mưu ích không những cho Giáo Hội nhưng còn cho toàn thể xã hội Cameroon.
Cameroon hiện có gần 20 triệu rưỡi dân sống trên diện tích 475 ngàn cây số vuông. Các tín hữu Kitô chiếm khoảng 1 nửa dân số trong số này 27% tức là 5 triệu 530 ngàn người là tín hữu Công Giáo. Ngoài ra có 30% dân số theo các tôn giáo cổ truyền Phi châu và khoảng 4 triệu người là tín hữu Hồi giáo, tương đương với 21% dân số.
8. Tòa Thánh kêu gọi cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới sắp tới
Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục mời gọi toàn Giáo Hội dành Chúa Nhật 28 tháng 9 tới đây là Ngày Cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa đặc biệt thứ 3.
Khóa họp sẽ tiến hành tại Vatican từ ngày 5 đến 19 tháng 10 về đề tài “Những thách đố mục vụ gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng”.
Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục mời gọi các giáo phận, giáo xứ, dòng tu, hội đoàn và phong trào cầu nguyện trong các thánh lễ và các buổi cử hành khác cho công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục trong những ngày trước và trong khi tiến hành Công nghị Giám Mục thế giới.
Tại Roma, mỗi ngày sẽ có buổi cầu nguyện tại Nhà Nguyện Đức Mẹ là phần rỗi của dân Roma ở Đền thờ Đức Bà Cả. Các tín hữu có thể hiệp ý cầu nguyện cho ý nguyện đó, nhất là trong gia đình. Các tín hữu cũng được khuyên đọc kinh Mân Côi cầu cho Thượng Hội Đồng Giám Mục.
Trong những ngày tới đây Văn Phòng Tổng thư ký sẽ công bố một tài liệu ngắn bằng nhiều thứ tiếng, với kinh nguyện do chính Đức Thánh Cha Phanxicô soạn, và một số ý chỉ lời nguyện giáo dân.
9. Đức Giáo Hoàng chào đón tân đại sứ Đức và Georgia
Sáng thứ Hai 8 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón hai vị đại sứ mới tại Vatican.
Tân đại sứ Đức là Annette Schavan, năm nay 59 tuổi, đã trình quốc thư lên Đức Thánh Cha Phanxicô. Bà từng là một bộ trưởng văn hóa trong chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel, nhưng năm ngoái 2013, bà đã rời khỏi chính trường sau khi bị cáo buộc đạo văn trong luận án tiến sĩ của mình.
Vị Đại sứ thứ hai là Tamar Grdzelidze của nước Cộng Hoà Trung Á Georgia. Bà có bằng tiến sĩ Triết học và Thần học tại Đại học Oxford. Bà cũng là tác giả của nhiều cuốn sách về đại kết.
Tòa Thánh và Georgia thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992 ngay sau khi nước này thoát khỏi ách nô dịch của Liên Bang Xô Viết.
10. Công Giáo Hoa Kỳ quyên góp cho các Kitô hữu Trung Đông
Các giáo xứ trên khắp nước Mỹ sẽ có một lần xin tiền đặc biệt để giúp các Kitô hữu bị đàn áp và các nhóm thiểu số khác ở Trung Đông.
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã thông báo rằng cuộc lạc quyên đặc biệt này diễn ra vào hai cuối tuần. Cuộc lạc quyên thứ nhất trong hai ngày 6 và 7 tháng 9. Cuộc lạc quyên thứ hai diễn ra một tuần sau đó, tức là ngày 13 và 14 tháng 9.
Tiền thu được từ hai cuộc lạc quyên này sẽ được sử dụng cho viện trợ nhân đạo tức thời và cho việc tái thiết lâu dài các nhà thờ bị đốt phá tại khu vực này.
Trước làn sóng bạo lực và khủng bố, Chủ tịch Hội đồng các Giám mục Công Giáo, Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz, đã viết thư cho Tổng thống Obama thể hiện mối quan tâm của ngài đối với các cuộc tấn công liên tục do Hồi giáo cực đoan tiến hành chống lại các nhóm tôn giáo thiểu số tại Iraq, Syria và các nơi khác.
11. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vinh danh Mẹ Têrêsa thành Calcutta
Chân phước Têrêsa thành Calcutta sinh ngày 26 tháng 8 năm 1910 và qua đời ngày 5 tháng 9 năm 1997.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong chân phước cho Mẹ Têrêsa ngày 19 tháng 10 năm 2003. Năm 2012, Liên Hiệp Quốc đã quyết định chọn ngày 5 tháng 9 là ngày Mẹ Têrêsa qua đời là Ngày Quốc Tế Tình Bác Ái để vinh danh những cố gắng phi thường của Mẹ trong việc nâng đỡ những người cùng khổ tại Calcutta và trên thế giới.
Trong thông điệp nhân lễ kỷ niệm năm nay, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, là ông Ban Ki-moon, đã nêu bật tấm gương của Mẹ Têrêsa vì lòng bác ái với những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất. Ông nói lòng bác ái của Mẹ đã là một nguồn cảm hứng lớn lao cho các hoạt động nhân đạo trên thế giới.
Trong bối cảnh của sự phát triển bi thảm của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới như tại Iraq, Syria và Pakistan, nhà lãnh đạo Liên Hiệp Quốc nói rằng gương sáng của Mẹ Têrêsa cũng là nguồn an ủi cho nhân loại.
12. Đức Thánh Cha tiếp kiến cựu Tổng thống Israel
Sáng Thứ Năm 4 tháng 9, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến cựu tổng thống Israel, ông Shimon Peres, người vừa hết nhiệm kỳ tổng thống hôm 24 tháng 7 năm nay.
Đức Thánh Cha đã nói chuyện với ông Peres hơn 45 phút. Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, Cha Lombardi, cho biết ông Peres đã gặp Đức Thánh Cha để thông báo về một sáng kiến bênh vực hòa bình, sau khi ông rời bỏ chính trường.
Đức Thánh Cha đã tiếp ông lâu giờ vì vốn có lòng quí trọng và quan tâm đến ông, một người nổi tiếng là “con người hòa bình, nhìn xa trông rộng và có những chân trời lớn”. Ngài đặc biệt chú ý đến sáng kiến của ông muốn thành lập một “Liên Hiệp Quốc về tôn giáo”, và cho biết các cơ quan trung ương Tòa Thánh cũng đặc biệt dấn thân trong lãnh vực này, nhất là Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, Hội đồng Công lý và hòa bình, với Đức Hồng Y Tauran và Đức Hồng Y Turkson”.
Trong những ngày trước đây, ông Peres, năm nay đã 91 tuổi, cũng đã tuyên bố với tuần báo Famiglia Cristiana ở Italia rằng ông đề nghị thành lập một “Liên Hiệp Quốc các tôn giáo” với Đức Giáo Hoàng là chủ tịch, với mục đích tìm phương thế chống lại những kẻ khủng bố nhân danh tín ngưỡng.
13. Đức Thánh Cha tiếp hoàng thân El Hassan của nước Jordan
Trong cuộc họp báo chiều ngày thứ Năm 4 tháng 9, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cũng cho biết buổi sáng cùng ngày Đức Thánh Cha đã tiếp Hoàng thân El Hassan của nước Jordan trong 30 phút. Hoàng thân đến Vatican để trình bày với Đức Thánh Cha hoạt động của Viện đối thoại liên tôn mà ông đã thành lập và điều khiển với mục đích xây dựng hòa bình, dân thân liên tôn, đặc biệt trong bối cảnh bạo lực ngày nay, dấn thân giúp đỡ người nghèo trong thời đại hoàn cầu hóa, giáo dục người trẻ về tình huynh đệ, nhấn mạnh đến sự tôn trọng phẩm giá con người.
Trước đó, hôm 3 tháng 9, Hoàng thân El Hassan đã đích thân đến Trung Tâm Đức Bà Hòa bình ở thủ đô Amman, và gặp gỡ một số tín hữu Kitô tị nạn từ thành phố Mossul bên Iraq được Caritas Giordani đón tiếp và trợ giúp trong những tuần qua.
Tháp tùng hoàng thân trong cuộc viếng thăm có Đức Tổng Giám Mục Giorgio Lingua, Sứ Thần Tòa Thánh tại Giordani và Iraq, Đức Cha Maroun Lahhan, Đại diện Đức Thượng Phụ đặc trách miền Giordani.
14. Đức Giáo Hoàng Phanxicô trao cho huyền thoại bóng đá Maradona những tràng chuỗi Mân Côi
Hôm 1 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp các cầu thủ túc cầu tham dự trận đấu Liên Tôn vì hòa bình trước khi trận đấu diễn ra tối cùng ngày tại sân vận động Olympic của Rôma.
Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón tất cả các cầu thủ, trong số đó có cả huyền thoại bóng đá Diego Maradona, người đã tặng Đức Thánh Cha với một chiếc áo cầu thủ có tên ngài.
Maradona nói rằng anh đã xúc động bởi lời nói của Đức Giáo Hoàng, đặc biệt là giờ đây khi anh đã trở về với Giáo Hội.
Diego Maradona nói:
"Tôi đã rất xúc động sau khi tôi ôm Đức Thánh Cha. Tôi cảm thấy tự hào là một người Á Căn Đình. Tôi đã trở lại với Giáo Hội sau khi mẹ tôi được Chúa cất đi. Hôm nay, tôi hạnh phúc sống trong lòng Giáo Hội, với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và được chơi một trận cầu cho hòa bình. "
Ba ngày sau, hôm thứ Năm 4 tháng 9, một lần nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ huyền thoại túc cầu Maradona.
Cuộc họp tuy ngắn ngủi, nhưng Maradona rất vui mừng.
Đức Giáo Hoàng đã tặng cho anh một vài tràng chuỗi Mân Côi và ngài đã ký tên vào một chiếc áo cầu thủ của ngôi sao túc cầu này.
15. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Đừng phó mặc trẻ con cho lòng thương xót của thế giới này
Hôm thứ Năm 4 tháng 9, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các nhà giáo dục tham dự hội nghị tổng kết một năm dự án giáo dục Scholas diễn ra tại Vatican.
Mục đích của dự án Scholas là nhằm giúp cho các trường học ở các miền khác nhau trên thế giới có thể chia sẻ tài nguyên và kiến thức. Dự án này được sự hỗ trợ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và chỉ trong một năm qua đã có hơn 300,000 trường học từ khắp nơi trên thế giới tham gia.
Đức Thánh Cha bắt đầu bài nói chuyện của ngài bằng cách nói đùa về cách thức ngài chuẩn bị bài phát biểu của mình.
Đức Thánh Cha nói:
“Tôi giống như một người được người ta bảo ‘Nói cái gì đi’. Và ông ta trả lời, ‘Vâng, tôi sẽ tuỳ cơ ứng biến’. Nhưng rồi cuối cùng ông lấy ra những gì ông đã viết ra thành văn bản hẳn hoi”.
Đức Thánh Cha cám ơn các giáo viên và những người tham gia vào công việc thúc đẩy một nền văn hóa hội nhập trong một thời điểm mà thế giới dường như đang chia rẽ sâu sắc.
Ngài nói:
"Hôm nay không nghi ngờ gì thế giới đang có chiến tranh. Không nghi ngờ gì nữa là thế giới đã bị chia cắt. Một nền văn hóa của cuộc gặp gỡ phải được hình thành. Một nền văn hóa hội nhập, gặp gỡ, và xây dựng những nhịp cầu. Và anh chị em đang làm công việc này. "
Trích dẫn một câu tục ngữ châu Phi "cần huy động cả một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ". Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự cần thiết không nên phó mặc trẻ em "cho lòng thương xót của một thế giới trong đó tôn thờ tiền bạc, bạo lực và đào thải ".
"Trẻ em và người già bị quên lãng và bây giờ chúng ta có cả một thế hệ thanh niên không có việc làm ở các nước đang phát triển. Ước tính có khoảng 75 triệu thanh thiếu niên ở các nước đang phát triển, từ 25 tuổi trở xuống không có việc làm. Cả một thế hệ thanh thiếu niên bị hoang phí. Điều này thôi thúc chúng ta phải hành động và không để mặc sống chết của trẻ con. Đây là công việc của chúng ta. "
Đức Thánh Cha đã khuyến khích các thành viên của Scholas tiếp tục hăng say trong trong việc tạo ra một môi trường cung cấp một tương lai đầy hy vọng cho giới trẻ ngày nay.
Ngài nói:
"Tôi khuyến khích anh chị em tiếp tục làm việc để tạo ra một ngôi làng nhân bản hơn. Đó là nơi có thể cung cấp cho trẻ em một món quà của hòa bình và một tương lai của hy vọng."
Trước khi kết thúc cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận được một số quà tặng từ Scholas và những nhóm khác, là những người đang hỗ trợ các sáng kiến hòa bình và giáo dục trên toàn cầu.
16. Đức Thánh Cha Phanxicô gặp thủ tướng nước Andorra
Hôm thứ Sáu 5 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp tiếp người đứng đầu Chính phủ của Andorra, là thủ tướng Antonio Martí, trong thư viện của Điện Tông Tòa. Cả gia đình ông cũng cùng đi với ông.
Cuộc họp kéo dài 25 phút, liên quan đến một số lĩnh vực xã hội của nước Công Hòa Andorra. Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết cuộc họp rất "thân mật" và đã khẳng định "mối quan hệ truyền thống tốt đẹp" giữa hai quốc gia.
Một khoảnh khắc cảm động của cuộc họp đã diễn ra khi phu nhân của thủ tướng chào đón Đức Giáo Hoàng.
"Thưa Đức Thánh Cha con là tín hữu Công Giáo và trước khi tới đây con luôn cầu nguyện cho Đức Thánh Cha."
Andorra và Vatican đã ký một thỏa thuận năm 2008 quy định mối quan hệ giữa Giáo Hội và chính phủ.
17. Đức Hồng Y Paul Josef Cordes đến tuổi 80
Đức Hồng Y Paul Josef Cordes đã bước sang tuổi 80 hôm thứ Sáu 5 tháng 9. Số các vị Hồng Y bầu Giáo Hội, do đó, giảm xuống còn 114 vị.
Đức Hồng Y là chủ tịch danh dự của Hội đồng Giáo hoàng "Cor Unum" .
Ngài được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tấn phong Hồng Y vào ngày 24 tháng 11 năm 2007 và đã tham gia vào Cơ Mật Viện bầu Giáo hoàng Phanxicô.
Đức Giáo Hoàng gần đây đã cử Đức Hồng Y Cordes là đặc sứ của ngài để kỷ niệm 450 năm thành lập chủng viện Willibaldinum ở Eichstätt, bên Đức vào tháng Mười năm nay.
96 trong tổng số 210 vị trong Hồng Y Đoàn đã quá tuổi 80.
18. Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp Tổng thống Panama, Juan Carlos Varela
Sáng thứ Sáu 5 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón tổng thống Panama, là ông Juan Carlos Varela, tại Điện Tông Tòa của Vatican.
Biến cố này đánh dấu lần đầu tiên Tổng thống được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến. Ông vừa nhậm chức gần đây, vào ngày 01 Tháng Bảy, năm 2014.
Tổng thống đã giới thiệu gia đình mình với Đức Thánh Cha. Họ nói:
"Chúng con cầu nguyện rất nhiều cho ngài."
"Tôi cần điều đó."
"Đức Thánh Cha có thể tin tưởng vào những lời cầu nguyện của chúng con."
Sau khi gia đình của tổng thống chụp một bức ảnh với Đức Giáo Hoàng, cả hai nhà lãnh đạo đã trao đổi quà tặng. Varela đã tặng Đức Giáo Hoàng một khung ảnh Santa Maria La Antigua Bổn Mạng của Panama,.
Trong cuộc họp sau đó, hai vị đã nói về các vấn đề xã hội của đất nước như đói nghèo và tình trạng dễ bị tổn thương của những người nghèo. Trước thực tại này, tổng thống đã thỉnh cầu cầu Đức Thánh Cha kí tên vào một đoạn trong Tông huấn Evangeli Gaudium, Niềm Vui Phúc Âm, trong đó Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự cần thiết phải có công bằng xã hội.
Tổng thống cho biết, ông muốn chính phủ của ông tôn vinh và ghi nhớ thông điệp đó.
Thảo luận của hai vị cũng bao gồm Hội nghị cấp cao lần thứ 7 về Mỹ Châu, mà Panama sẽ là nước chủ nhà vào năm 2015.
Đức Thánh Cha đã tặng cho tổng thống một huy chương và một bản sao tài liệu Aparecida, mà ngài đã tham gia soạn thảo. Đức Thánh Cha luôn tặng tài liệu này cho các nhà lãnh đạo châu Mỹ La tinh. Đức Thánh Cha đã tặng các thành viên gia đình tổng thống và nhân viên tháp tùng, những tràng chuỗi Mân Côi trước khi kết thúc cuộc tiếp kiến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét