1. Đức Thánh Cha chào đón hai vị
tổng thống Do Thái và Palestine
Khoảng 6 giờ 10 phút tối giờ Rôma, Tổng thống Israel, ông Shimon Peres đã đến nhà nguyện Santa Marta của Vatican, và được Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón. Hai vị đã tiến bước vào nhà trọ Santa Marta và trao đổi một vài lời trước các máy ảnh. Sau đó, hai vị đã có cuộc họp riêng trong vài phút.
Khoảng 20 phút sau, lúc 6 giờ 28, Tổng thống Palestine, ông Mahmoud Abbas, đã được chào đón bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Hai vị cùng bước vào nhà trọ trước khi có một cuộc họp ngắn.
Cả hai vị tổng thống sau đó chào đón nhau, trước khi cùng với Đức Giáo Hoàng đến Vườn Vatican cùng với Đức Thượng Phụ Đại Kết Barthôlômêô I.
Trong lời phát biểu mở đầu, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu xa vì quí vị đã chấp nhận lời mời của tôi để đến đây và tham dự buổi cầu nguyện với Thiên Chúa về hồng ân hòa bình. Tôi hy vọng rằng cuộc gặp gỡ cầu nguyện này sẽ đánh dấu sự khởi đầu cho một hành trình mới, mà ở đó chúng ta cùng tìm kiếm những gì mang lại sự hiệp nhất và vượt qua những gì gây chia rẽ.”
Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu mùng 6 tháng Sáu, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh nhấn mạnh rằng buổi cầu nguyện nên được nhìn không phải là một cử chỉ chính trị, nhưng trong thực tế, như là một "sự tạm dừng các hoạt động chính trị." Ngoài hai nguyên thủ quốc gia, không có quan chức chính phủ Israel hay Palestine nào sẽ tham dự buổi lễ.
Cha Pierbattista Pizzaballa, thủ lĩnh đoàn Hiệp Sĩ Thánh Mộ, cũng có mặt trong cuộc họp báo. Ngài nói rằng chương trình cầu nguyện cũng sẽ bảo tồn sự toàn vẹn của truyền thống tôn giáo riêng biệt: "Chúng tôi không cùng nhau cầu nguyện, nhưng chúng tôi quy tụ lại với nhau để cầu nguyện".
Hai vị nguyên thủ quốc gia Peres và Abbas đã đến Vatican theo những cách thức riêng biệt, và Đức Giáo Hoàng nói chuyện riêng với mỗi người trước khi họ tham gia cầu nguyện với nhau tại Vườn Vatican. Chương trình cầu nguyện gồm có ba phần, với những lời cầu nguyện cho sự tha thứ và cho hòa bình theo ba truyền thống tôn giáo theo thứ tự của sự hình thành các tôn giáo trong dòng lịch sử của nhân loại: đầu tiên là Do Thái bằng tiếng Hêbrơ, sau đó là Công Giáo bằng tiếng Anh, tiếng Ý, và tiếng Ả Rập, và cuối cùng là Hồi giáo bằng tiếng Ả Rập. Sau mỗi nghi thức cầu nguyện có âm nhạc phụ họa.
Sau khi cầu nguyện, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói đôi lời, và mời Chủ tịch Peres và Abbas phát biểu. Vào lúc kết thúc buổi lễ, cả ba vị đã gặp gỡ Đức Thượng Phụ Barthôlômêô trong một cuộc họp riêng.
2. Đức Thánh Cha nói: Kiến tạo hòa bình đòi hỏi lòng can đảm nhiều hơn là chiến tranh
"Kiến tạo hòa bình đòi hỏi lòng can đảm nhiều hơn là chiến tranh", đó là sự can đảm "để nói vâng với sự gặp gỡ và nói không với xung đột; đồng thuận với đối thoại và khước từ bạo lực; sẵn sàng với các cuộc đàm phán và thẳng thừng bác bỏ chiến tranh; trung thành với sự tôn trọng những thỏa thuận và bác bỏ các hành vi khiêu khích; nói vâng với sự chân thành và nói không với tráo trở".
Đó là những điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các vị nguyên thủ quốc gia Israel và Palestine - khi ngài chào đón họ tại Vatican để cầu nguyện cho hòa bình tại Thánh Địa.
Chỉ hai tuần sau chuyến tông du đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Thánh Địa cuộc gặp gỡ ngoạn mục này đã diễn ra trong sự tĩnh lặng của Vườn Vatican, và trước sự ngạc nhiên của nhiều người, đúng như Đức Thánh Cha đã nói buổi sáng trong bài giảng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: “một Giáo Hội không có khả năng tạo ra những bất ngờ ... là một Giáo Hội đang hấp hối”.
Khi hoàng hôn đang xuống dần trên mái vòm Đền Thờ Thánh Phêrô, ba lời cầu của người Do Thái, Kitô hữu và người Hồi giáo đã được dâng lên cùng Thiên Chúa – theo những truyền thống riêng của họ. Các dân tộc của Thánh Địa tạ ơn Thiên Chúa vì kỳ công sáng tạo của Ngài, khẩn cầu sự tha thứ và kêu gọi hòa bình.
Hiện diện trong buổi lễ là những thầy rabbis Do Thái từ những truyền thống đa dạng, những thầy imam và muftis Hồi giáo và Druze, các Hồng Y, giám mục, các linh mục trong đoàn hiệp sĩ quản thủ Thánh Địa như cha Pizzaballa. Thượng Phụ Theophilos III của Chính Thống Hy Lạp tại Jerusalem cũng có mặt, cùng với thầy rabbi Abram Skorka và lãnh đạo Hồi giáo Omar Abboud đến từ Buenos Aires, là những bạn bè lâu năm của Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
“Chúng ta kêu cầu Thiên Chúa trong một hành động đầy trách nhiệm trước lương tâm chúng ta và trước các dân tộc của chúng ta. Chúng ta không thể tự mình mang lại hòa bình, và đó là lý do tại sao chúng ta đang ở đây. Bởi vì chúng ta biết và chúng tôi tin rằng chúng ta cần sự trợ giúp của Thiên Chúa".
“Chúng ta đã nghe thấy một lời triệu tập, và chúng ta phải đáp trả. Đó là lời triệu tập để phá vỡ vòng xoáy trôn ốc của hận thù và bạo lực, để phá vỡ nó bởi chỉ một từ mà thôi: đó là từ ‘huynh đệ’. Nhưng để có thể thốt ra từ này, chúng ta phải ngước mắt lên trời và thừa nhận lẫn nhau là con cái của cùng một Cha ".
Tổng thống Israel Shimon Peres nói: "Chúng ta phải tận dụng mọi khả năng để mang lại hòa bình cho con cháu chúng ta. Đó là nhiệm vụ của chúng ta, là sứ mệnh thiêng liêng của những bậc làm cha làm mẹ.".
Tổng thống Palestine Abbas Mahoumoud đã cầu xin Thiên Chúa mang lại “một nền hòa bình toàn diện và công chính" cho khu vực. Ông cũng trích dẫn Thánh Gioan Phaolô II "nếu hòa bình được thực hiện ở Jerusalem, hòa bình sẽ được chứng kiến trên toàn thế giới".
Đã có những buổi cầu nguyện cho hòa bình ở Trung Đông, nhưng chưa có buổi cầu nguyện nào giống như buổi cầu nguyện này. Bên cạnh Đức Giáo Hoàng trong suốt cuộc gặp gỡ là Đức Thượng Phụ Barthôlômêô I của thành Constantinople cũng giống như ngài đã đi bên cạnh Đức Thánh Cha Phanxicô trong suốt cuộc hành hương đến Thánh Địa. Hình ảnh này là một lời nhắc nhở thêm rằng sự hiệp nhất Kitô giáo là chìa khóa cho hòa bình trong vùng đất Chúa Kitô đã chọn để xuống thế làm người.
Và người ta cũng thấy ở góc vườn Vatican - bốn người đàn ông, một người Do Thái giáo, hai Kitô hữu và một người Hồi giáo, trồng một cây ô liu nhỏ chung với nhau như một biểu tượng lâu dài của nguyện vọng hòa bình giữa các dân tộc Israel và Palestine.
3. Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống
Sáng Chúa Nhật 8 tháng 6 tại Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã đồng tế lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống cùng với 90 Hồng Y, Giám Mục và 200 linh mục đồng tế, trước sự hiện diện của 9 ngàn tín hữu ngồi chật thánh đường.
Trong thánh lễ, Đức Thánh Cha đã giải thích với các tín hữu về 3 hoạt động của Chúa Thánh Linh là dạy dỗ, nhắc nhớ và làm cho chúng ta nói với Thiên Chúa và tha nhân.
Đức Thánh Cha nói:
Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ rằng sau khi rời khỏi thế giới này, Ngài sẽ gửi đến họ hồng ân của Chúa Cha, tức là Thánh Linh (Xc Ga 15,26). Lời hứa này được thể hiện mạnh mẽ trong ngày Lễ Ngũ Tuần, khi Chúa Thánh Linh ngự xuống trên các môn đệ tụ họp tại Nhà Tiệc Ly. Sự đổ tràn Thánh Linh ấy, tuy là ngoại thường, nhưng không phải là xảy ra một lần duy nhất và giới hạn vào lúc ấy mà thôi, nhưng là một biến cố đã, đang và sẽ còn được tái diễn. Chúa Kitô vinh hiển ở bên hữu Chúa Cha tiếp tục thực hiện lời hứa, gửi đến Giáo Hội Thánh Linh ban sự sống, Người dạy dỗ, nhắc nhớ và làm cho chúng ta nói.
Chúa Thánh Linh dạy dỗ chúng ta, Người là Thầy nội tâm. Người hướng dẫn chúng ta trên đường ngay nẻo chính qua những hoàn cảnh của cuộc sống. Người chỉ đường cho chúng ta. Trong thời kỳ đầu của Giáo Hội, Kitô giáo được gọi là “con đường”, là “đạo” (Xc Cv 9,2) và chính Chúa Giêsu là Đường. Chúa Thánh Linh dạy chúng ta bước theo Chúa Giêsu, tiến bước theo dấu chân của Ngài. Thánh Linh là thầy dậy cuộc sống hơn là thầy dậy đạo lý. Và thuộc về cuộc sống chắc chắn cũng cần có sự hiểu biết, kiến thức, nhưng trong một chân trời rộng lớn và hòa hợp hơn của đời sống Kitô.
Chúa Thánh Linh nhắc nhớ chúng ta, Người nhắc nhở chúng ta về tất cả những gì Chúa Giêsu đã nói. Đó là ký ức sinh động của Giáo Hội. Và trong khi nhắc nhở chúng ta, Người làm cho chúng ta hiểu những lời của Chúa Giêsu.
Việc nhắc nhớ này trong Thánh Linh và nhờ Thánh Linh không thu hẹp vào một sự kiện ký ức. Đây là một khía cạnh thiết yếu trong sự hiện diện của Chúa Kitô nơi chúng ta và trong Giáo Hội. Thánh Thần chân lý và tình thương nhắc nhớ chúng ta về tất cả những gì Chúa Kitô đã nói, làm cho chúng ta ngày càng tiến bước trọn vẹn vào ý nghĩa những lời của Chúa. Điều này đòi chúng ta phải đáp lại: hễ chúng ta càng quảng đại đáp lại, thì lời Chúa Giêsu càng trở thành sự sống trong chúng ta, trở thành những thái độ, chọn lựa, cử chỉ, chứng tá. Nói tóm lại, Chúa Thánh Linh nhắc nhớ chúng ta về giới răn yêu thương, và kêu gọi chúng ta hãy sống giới răn ấy.
Một Kitô hữu không có ký ức thì không phải là một Kitô hữu chân chính: họ là một người nam nữ tù nhân của thời điểm hiện tại, không biết làm sao biến lịch sử của mình thành kho tàng, không biết đọc và sống lịch sử ấy như lịch sử cứu độ. Trái lại, với ơn phù trợ của Chúa Thánh Linh, chúng ta có thể giải thích những soi sáng nội tâm và những biến cố của cuộc sống dưới ánh sáng lời Chúa Giêsu. Và như thế sự khôn ngoan của ký ức, sự khôn ngoan của con tim, sẽ tăng trưởng trong chúng ta và đó là một hồng ân của Thánh Linh. Xin Chúa Thánh Linh hồi sinh trong tất cả chúng ta ký ức Kitô giáo!
Chúa Thánh Linh dạy dỗ chúng ta, nhắc nhớ cho chúng ta - và một điểm khác nữa, Người làm cho chúng ta nói với Thiên Chúa và với con người. Kinh nguyện là một hồng ân chúng ta nhận được nhưng không; đó là cuộc đối thoại với Chúa trong Thánh Linh, là Đấng cầu nguyện trong chúng ta và để chúng ta ngỏ lời với Thiên Chúa, gọi Chúa là Cha, là Ba, là Abba (Xc Rm 8,15; Gl 4,4); và điều này không phải chỉ là “một kiểu nói”, nhưng là thực tại, chúng ta thực sự là con cái Thiên Chúa. “Thực vậy, tất cả những người được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn, thì họ là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,14).
Và Thánh Linh làm cho chúng ta nói với con người trong cuộc đối thoại huynh đệ. Người giúp chúng ta nói với tha nhân, nhìn nhận họ là anh chị em; diễn tả với tinh thần thân hữu, dịu dàng, hiểu những lo âu và hy vọng, buồn sầu và vui mừng của tha nhân. Nhưng Chúa Thánh Linh cũng làm cho chúng ta nói với con người như ngôn sứ, nghĩa là biến chúng ta thành những “máng” khiêm tốn và ngoan ngoãn chuyển Lời Chúa. Lời ngôn sứ được thực hiện trong sự thẳng thắn, để công khai chứng tỏ những mâu thuẫn và bất công nhưng luôn luôn với sự dịu dàng và ý hướng xây dựng. Được Thánh Thần tình thương thấu nhập, chúng ta có thể là dấu hiệu và là dụng cụ của Thiên Chúa, Đấng yêu thương, phục vụ và trao ban sự sống.
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng:
“Nói tóm lại, Chúa Thánh Linh dạy chúng ta con đường, nhắc nhớ và giải thích cho chúng ta Lời Chúa Giêsu; Người làm cho chúng ta cầu nguyện và gọi Thiên Chúa là Cha, làm cho chúng ta nói với con người trong cuộc đối thoại huynh đệ và như ngôn sứ.
Ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, khi các môn đệ “được tràn đầy Thánh Linh”, Giáo Hội được chịu phép rửa, được sinh ra “để đi ra”, “khởi hành” để loan báo Tin Mừng cho mọi người. Chúa Giêsu ra lệnh cho các Tông Đồ: họ không được rời xa khỏi thành Jerusalem trước khi lãnh nhận từ trên cao Sức Mạnh của Chúa Thánh Linh (Xc Cv 1,4.8). Không có Người thì không có sứ vụ truyền giáo, không có việc loan báo Tin Mừng. Vì thế cùng với Giáo Hội chúng ta hãy kêu cầu: Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến!
4. Đức Thánh Cha nói: Trường học, thể thao và công ăn việc làm là 3 con đường giáo dục
Hàng chục ngàn vận động viên trẻ đã tụ tập tại Via della Conciliazione hôm 07 tháng 6 để chơi bóng rổ, bóng chuyền, và túc cầu trước khi lắng nghe diễn từ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại quảng trường Thánh Phêrô.
Cuộc tụ họp này là để đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 của Centro Sportivo Italiano, được thành lập vào năm 1944 nhờ sự vận động của Công Giáo Tiến Hành.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các vận động viên trẻ và những huấn luyện viên của họ là trường học, thể thao, và làm việc là ba con đường giáo dục cho thanh thiếu niên. "Nếu các con có đủ cả ba đường, chắc chắn các con sẽ không phải sống phụ thuộc: không ma tuý, không rượu chè" .
Đức Giáo Hoàng đã khích lệ các vận động viên hãy "dự phần" với Thiên Chúa và những người khác, vươn tới những gì là tốt nhất chứ đừng chấp nhận những thứ tầm thường. Thông qua thể thao, người chơi tìm hiểu giá trị của sự chấp nhận, sự dấn thân đến mức mệt mỏi, và tinh thần đồng đội chứ không phải cá nhân.
5. Gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và tổng thống Mễ Tây Cơ – Cái chết mờ ám của Đức Hồng Y Juan Posadas Ocampo.
Báo chí tại Mễ Tây Cơ đã chú ý đặc biệt đến cuộc tiếp kiến giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và tổng thống Mễ Tây Cơ diễn ra sáng thứ Bẩy mùng 7 tháng Sáu tại điện Tông Tòa của Vatican.
Dư luận tại Mễ Tây Cơ nóng lên từ cuối tháng Năm với cuốn sách bán rất chạy của luật sư Jesus Becerra Pedrote, người đã điều tra vụ ám sát Đức Hồng Y Juan Posadas Ocampo trong suốt 21 năm qua.
Vị Hồng Y quá cố đã bị bắn 14 phát súng vào ngày 24 tháng Năm năm 1993 trong bãi đậu xe của phi trường quốc tế Guadalajara. Sáu người khác cũng bị thiệt mạng.
Vị Hồng Y quá cố, một người nổi tiếng chống chính phủ, đã liên tục tố cáo những quan hệ mờ ám giữa tổng thống đương thời của Mễ Tây Cơ là Carlos Salinas de Gortari và những trùm buôn bán ma tuý xuất cảng sang Hoa Kỳ.
Đức Hồng Y Juan Posadas Ocampo sinh ngày 11 tháng 11 năm 1926 được thụ phong linh mục ngày 23 tháng 9 năm 1950 và được tấn phong Giám Mục ngày 14 tháng 6 năm 1970. Ngài được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Hồng Y ngày 28 tháng 6 năm 1991.
Các trợ lý của Đức Hồng Y cho biết là tổng thống Carlos Salinas đã đưa ra những lời đe doạ nghiêm trọng đối với ngài trong một cuộc họp giữa tổng thống và vị Hồng Y chỉ một tuần trước khi xảy ra vụ ám sát.
Đức Hồng Y Juan Posadas Ocampo đã bị bắn chết trong bãi đậu xe của phi trường quốc tế Guadalajara khi đang chờ Đức Tổng Giám Mục Girolamo Prigione, là sứ thần Tòa Thánh tại Mễ Tây Cơ.
Trong một cách thế được xem là vừa nhằm sỉ nhục vị Hồng Y vừa khoả lấp vụ này, nhà cầm quyền Mễ Tây Cơ lúc ấy nói là Đức Hồng Y đã bị sát hại vì hai băng đảng ma tuý bắn nhau và ngài bị giết lầm vì bọn buôn bán ma tuý thấy ngài giống hệt tên trùm ma tuý El Chapo Guzman.
Sau khi Đức Hồng Y bị ám sát tất cả mọi cố gắng của Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ đưa vụ này ra ánh sáng đều bị nhà cầm quyền Mễ Tây Cơ dập tắt. Không có ai bị bắt, không có ai chịu trách nhiệm về cái chết bi thảm của vị Hồng Y. Tất cả chìm trong một màn đêm bí mật dầy đặc.
Luật sư Jesus Becerra Pedrote nói với thông tấn xã CNA hôm 21 tháng 5: “Tôi chưa có trong tay những bằng chứng là đích thân tổng thống ra lệnh giết Đức Hồng Y, nhưng tôi có đủ bằng chứng rằng những người thân cận nhất của tổng thống đã giết Đức Hồng Y”.
Thông cáo của Tòa Thánh về cuộc tiếp kiến giữa Đức Thánh Cha và tổng thống Mễ Tây Cơ không nói rõ liệu vụ Đức Hồng Y Juan Posadas Ocampo có được đưa thảo luận hay không. Nội dung thông cáo báo chí của Tòa Thánh chỉ ngắn gọn như sau:
“Sáng nay, Thứ Bảy ngày 7 tháng 6 năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tổng thống Mexico, Ông EnriquePeña Nieto. Tổng thống, sau đó, đã gặp Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Pietro Parolin, và Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, bộ trưởng bộ quan hệ với các dân nước.
Trong các cuộc thảo luận thân mật, hai bên tập trung vào các khía cạnh khác nhau của cuộc sống đất nước bao gồm nhiều cải cách gần đây, đặc biệt là việc sửa đổi hiến pháp về tự do tôn giáo. Các vấn đề khác cùng quan tâm cũng được chú ý đến, chẳng hạn như hiện tượng di cư, cuộc đấu tranh chống đói nghèo và thất nghiệp, và các sáng kiến để chống lại bạo lực và buôn bán ma túy.
Cuối cùng, đã có một cuộc trao đổi ý kiến về các chủ đề liên quan đến tình hình hiện tại trong khu vực và quốc tế.”
6. Đức Thánh Cha bãi miễn toàn bộ 5 thành viên người Ý trong cơ quan tình báo tài chính Tòa Thánh
Hôm thứ Năm mùng 5 tháng Sáu, Đức Thánh Cha đã bãi miễn toàn bộ 5 thành viên người Ý trong cơ quan tình báo tài chính của Tòa Thánh và Quốc Gia thành Vatican, gọi tắt là AIF.
Năm thành viên người Ý đã được chọn vào năm 2010 với nhiệm kỳ 5 năm, kết thúc vào năm 2016. Với việc bãi miễn này, Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ giữ lại một người duy nhất trong AIF là ông Rene Bruelhart, một chuyên gia tài chính người Thụy Sĩ đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 chỉ định làm giám đốc AIF vào năm 2012.
Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm 4 thành viên mới để thay thế là Marc Odendall, một chuyên gia tài chính người Thụy Sĩ; Joseph Yuvarj Pillay, cố vấn tài chính cho tổng thống Singapore; Maria Bianca Farina, giám đốc một công ty bảo hiểm Ý; và Juan Zarate, giáo sư luật tại đại học Harvard và nguyên là chuyên gia chống khủng bố của Tòa Bạch Ốc.
Trong khi đó, tại Peru, hôm thứ Sáu mùng 6 tháng Sáu, giám đốc Rene Bruelhart của AIF đã ký kết các hiệp ước với sáu quốc gia Anh, Pháp, Malta, Romania, Ba Lan và Peru. Các thỏa thuận đã được ký kết trong cuộc họp tại thủ đô Lima của Nhóm Egmont - một mạng lưới quốc tế chính thức của các đơn vị tình báo tài chính.
Các hiệp ước đề ra những tiêu chuẩn thực hành và chính thức hóa sự hợp tác và trao đổi thông tin tài chính nhằm chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố xuyên biên giới giữa các quốc gia.
AIF đã trở thành một thành viên của Nhóm Egmont vào tháng Bảy năm 2013, và đã ký kết các hiệp ước với các đơn vị tình báo tài chính của Úc, Bỉ, Cyprus, Đức, Ý, Hà Lan, Slovenia, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ.
Ông Rene Bruelhart nói:
"Trở thành một thành viên của Nhóm Egmont năm ngoái là một bước tiến lớn hướng tới việc tăng cường hợp tác quốc tế của Tòa Thánh và hỗ trợ cho những nỗ lực toàn cầu chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Việc ký kết các hiệp ước mới nhất cho thấy chúng tôi đang tiếp tục mở rộng mạng lưới hợp tác của mình để tiếp tục tạo thuận lợi cho nỗ lực chung của chúng tôi."
7. Đức Thánh Cha sẽ tham dự lễ tưởng niệm các nạn nhân thế chiến thứ nhất
Sáng thứ Sáu mùng 6 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ gần 70,000 thành viên hiến binh Italia và gia đình của họ, nhân kỷ niệm 200 năm ngày thành lập lực lượng hiến binh Carabinieri.
Đức Thánh Cha đã di chuyển trên chiếc pope mobile giữa đám đông tại quảng trường Thánh Phêrô để chào đón họ. Khi Đức Thánh Cha tiến lên lễ đài, ban nhạc hiến binh đã chào đón ngài rất long trọng.
Hai vị đại diện hiến binh đã giới thiệu với Đức Thánh Cha về đơn vị của họ
"Hiến binh là người có lòng tin. Họ tin tưởng nhiệm vụ và sự hy sinh của mình mang lại ích lợi cho xã hội. Người ấy tin tưởng rằng hoàn thành nhiệm vụ của mình là một cách để sống trung thực."
"Những người Ý cảm thấy gần gũi với họ vì họ biết rằng khi họ cần được an toàn, họ có thể tìm được tại các đồn bót."
Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha kêu gọi hiến binh Ý hãy sống gần gũi giữa dân chúng, và đặt nhu cầu của dân chúng lên trên hết. Ngài đặc biệt yêu cầu họ gần gũi với những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, những người vô phương tự vệ và những người cần giúp đỡ nhất.
Đức Thánh Cha nói:
"Nhiệm vụ của anh chị em được thể hiện nơi sự phục vụ người khác, và nó thúc đẩy anh chị em đáp lại hàng ngày sự tin tưởng và lòng quý mến mà mọi người đã đặt nơi anh chị em. Nó đòi hỏi một sự sẵn sàng liên tục, kiên nhẫn, tinh thần hy sinh, và một ý thức trách nhiệm."
Ngài khích lệ họ hãy là "những nhân chứng hân hoan của tình nhân loại", đấu tranh cho hòa bình, an ninh, và sự tôn trọng nhân quyền và nhân phẩm.
Giữa bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha đã dừng lại một phút im lặng để nhớ đến những hiến binh đã hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ.
Sau đó, Đức Thánh Cha thông báo rằng vào ngày 13 tháng Chín tới đây, ngài sẽ đến một nghĩa trang quân đội và đài tưởng niệm ở miền bắc Italy, để vinh danh các nạn nhân của tất cả các cuộc chiến tranh.
Đức Thánh Cha nói:
"Tôi đến đó để kỷ niệm một trăm năm thảm kịch bi thảm Thế chiến thứ nhất, mà tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện đau đớn, từ môi miệng của ông nội tôi, người đã từng chiến đấu trong khu vực Piave."
Vào cuối buổi triều yết, chỉ huy lực lượng hiến binh Ý đã tặng Đức Giáo Hoàng một tác phẩm điêu khắc có hình hai hiến binh. Một thiếu sinh quân cũng tặmg ngài một chiếc mũ truyền thống Carabinieri, có kết những lông xù, màu xanh và màu đỏ.
8. Sau cái chết thảm khốc của Farzana, trò “giết con vì danh dự gia đình” lại tái diễn tại Pakistan
Radio Vatican cho biết một phụ nữ Pakistan sống sót sau một cuộc tấn công của những người thân trong gia đình nói với Reuters hôm thứ Sáu mùng 6 tháng Sáu rằng cô lo sợ cho cuộc sống của mình và kêu gọi chính quyền Pakistan bảo vệ.
Saba Maqsood, 19 tuổi, đã sống sót sau khi bị cha, chú, anh trai và dì cô bắn nhiều phát súng và sau đó bị ném vào một con kênh hôm thứ Ba mùng 3 tháng Sáu. Vụ này xảy ra chỉ một tuần sau cái chết bi thảm của cô Farzana Parveen, người đã bị cha, anh em trai, và người được gia đình hứa gả đánh đập và ném đá cho tới chết hôm 27 tháng 5 ngay trước tiền đình toà án tối cao Pakistan tại Lahore. Nơi cô Maqsood bị bắn cũng chỉ cách chỗ cô Farzana bị giết chỉ có 70km!
Cũng giống như cô Farzana, Maqsood đã làm gia đình tức giận khi kết hôn với người đàn ông mà mình yêu thương cách đó vài ngày ở thành phố Gujranwala trong bang Punjab. Trong xã hội Hồi Giáo Pakistan, hành động này được xem là thách thức những thành phần bảo thủ của Pakistan, nơi phụ nữ được dự kiến phải đồng ý với những cuộc hôn nhân được dàn xếp trước.
Những phát súng do cha và chú cô bắn đã làm nát bên má trái cô và làm cánh tay phải của cô bị thương nặng. Sau đó, cha, chú, anh trai và dì cô đã ném cô xuống con kênh của thành phố Hafizabad trước khi bỏ đi.
Sau ít phút bị ngâm trong nước Maqsood tỉnh lại và cố bơi vào bờ. Hai người qua đường đã giúp đưa cô đến nhà thương.
Saba Maqsood kể lại tại nhà thương với các ký giả như sau:
“Sau khi đưa tôi đến đó, họ bắn tôi. Phát súng đầu tiên trúng vào má tôi. Phát tiếp theo trúng tay. Họ nghĩ rằng tôi đã chết, nhưng tôi đã không chết. Tôi bị ngất đi, nhưng còn sống. Họ bỏ tôi vào bao bố, cột miệng bao lại, và ném tôi ở trong bao bố xuống con kênh. Họ nghĩ rằng tôi đã chết, nhưng tôi chưa chết”.
Vụ giết người vì danh dự gia đình trước đó đã thu hút sự lên án mạnh mẽ của quốc tế. Ngay cả Liên Hiệp Quốc cũng lên án vụ này vì nó quá dã man, lại xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật và giữa chốn thị tứ đông người. Chính vì thế, nhà cầm quyền Pakistan đã điều động cảnh sát đến nhà thương bảo vệ mạng sống cho cô Maqsood.
Luật Umdat al- Salik của Hồi Giáo chương 1, triệt 1 và triệt 2, quy định “người cha hay người mẹ có quyền giết chết con cái hay cháu chắt mình vì danh dự gia đình”. Ủy ban Nhân quyền của Pakistan, cho biết là trong năm 2013 đã có 869 phụ nữ bị giết vì danh dự gia đình. Thông thường, những người phụ nữ phạm tội ngoại tình, hay có thai trước hôn nhân, hay không theo những hôn ước đã được dàn xếp bị xem là làm mất mặt gia đình và bị buộc uống thuốc độc chết.
9. Đức Giáo Hoàng chào đón một nhóm người bản địa từ Á Căn Đình tại Điện Tông Tòa của Vatican.
Milagro Sala đứng đầu hiệp hội Tupac Amaru nhằm thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền và các quyền lợi xã hội cho các cộng đồng bản địa người Á Căn Đình. Cô đã hướng dẫn nhóm cô đến thăm Đức Giáo Hoàng vào sáng thứ Hai 09 tháng 6.
Đức Giáo Hoàng đã nói chuyện riêng với cô trong vài phút trước khi tiếp cả nhóm khoảng 45 phút. Họ giải thích với Đức Thánh Cha về các dự án đang thực hiện từ nhà ở đến sức khỏe, giáo dục và hỗ trợ cho người khuyết tật.
Họ đã tặng cho Đức Thánh Cha những lá coca, mà đối với họ là rất linh thiêng. Milagro Sala nói: “Mặc dù một số người lạm dụng nó, lá coca đại diện cho trí tuệ từ những người lớn tuổi, là những người qua các thế hệ đã ‘đọc’ những dấu chỉ trên lá cây này”.
Trước khi giã từ, Đức Giáo Hoàng đã tặng ảnh của Đức Mẹ cho nhóm.
Mặc dù đây là lần đầu tiên họ gặp nhau tại Vatican, Đức Giáo Hoàng không lạ gì với nhóm, đặc biệt là trong thời gian làm Tổng giám mục của Buenos Aires, ngài đã tới thăm một số vùng được họ trợ giúp đỡ.
10. Hội Đồng Giám Mục Brazil nói chính phủ không được cấm dân chúng biểu tình chống lại các chi phí của WorldCup
Giải túc cầu thế giới sẽ diễn ra vào lúc 5h chiều ngày thứ Năm 12 tháng Sáu trên sân vận động Sao Paulo giữa đội chủ nhà Brazil và đội tuyển quốc gia Crotia.
Càng gần đến ngày khai mạc làn sóng biểu tình của dân chúng chống lại các chi phí của WorldCup càng lúc càng rầm rộ hơn và cảnh sát cũng đáp trả lại mạnh tay hơn trong nỗi lo sợ của chính phủ Brazil là WorldCup sẽ là một thất bại nghiêm trọng của đảng cầm quyền.
Các Giám mục Công Giáo Brazil đã phản đối chi tiêu của chính phủ cho World Cup, nói rằng những chi phí này minh họa cho một "sự đảo ngược các ưu tiên của đất nước" trong tình trạng công quỹ cho các dự án giáo dục và y tế đang khan hiếm.
Các Giám Mục đang phân phối các tài liệu quảng cáo kêu gọi các nhà lãnh đạo chính phủ cho phép các cuộc biểu tình chống chi phí cho WorldCup. Các tài liệu được in màu đỏ, giống như chiếc thẻ đỏ mà trọng tài túc cầu thường đưa ra để trừng phạt các cầu thủ phạm luật nghiêm trọng trên sân.
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã lên tiếng bảo vệ chi tiêu của chính phủ cho World Cup và kêu gọi dân chúng chấm dứt biểu tình. Rousseff đổ lỗi cho FIFA về những chi tiêu xoắn trôn ốc càng lúc càng lên cao đến mức chóng mặt. FIFA đã trấn an chính phủ Brazil rằng các sân vận động sẽ được xây dựng bằng tiền tư nhân. Tuy nhiên, thực tế đã không diễn ra như vậy.
Theo AFP, giải túc cầu thế giới tại Nam Phi vào năm 2010 đã ngốn mất của chính phủ nước này 3 tỷ Mỹ kim. Cho đến nay, giải túc cầu thế giới tại Brazil đã khiến chính phủ phải chi ra 3.5 tỷ Mỹ kim.
Qatar, nước được cho đăng cai giải túc cầu thế giới năm 2022 dự kiến phải chi ra 140 tỷ Mỹ kim vì nước này chưa có các cơ sở hạ tầng cho một giải túc cầu thế giới. Hiện đang có những cáo buộc về những khoản hối lộ lên tới 460 triệu Mỹ kim để Qatar dành đăng cai WorldCup 2022. Ngày 9 tháng Sáu tới đây FIFA sẽ cho công bố kết quả cuộc điều tra và sẽ quyết định xem Qatar có bị mất quyền đăng cai WorldCup 2022 hay không.
11. Đức Thánh Cha Francis tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, tại Điện Tông Tòa của Vatican.
Trong cuộc họp hôm 6 tháng Sáu, hai vị đã trao đổi những suy tư về hòa bình ở châu Á và việc giải trừ vũ khí hạt nhân. Sau đó, thủ tướng Abe giới thiệu một số thành viên của chính phủ của ông với Đức Giáo Hoàng.
Nhưng nổi bật nhất là việc trao đổi quà tặng truyền thống giữa hai vị. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã tặng Đức Giáo Hoàng một gương ma thuật.
Thoạt nhìn, nó dường như là bình thường. Nhưng khi tiếp xúc với ánh sáng, nó sẽ hiển thị một hình ảnh của Chúa Kitô và một cây thánh giá. Kitô hữu tiên khởi của Nhật Bản sử dụng gương này khi họ đã bị đàn áp.
"Họ có gương này để giữ kín đức tin của họ. Nhưng khi chúng ta đặt nó dưới ánh sáng, chúng ta có thể nhìn thấy ..."
Thủ tướng Chính phủ đã không ngần ngại biểu diễn chiếc gương với Đức Giáo Hoàng.
Ông cũng tặng Đức Giáo Hoàng một bức tranh vẽ Đức Giáo Hoàng Paul V đứng chung với Hasekura Tsunenaga, một samurai, tức là một hiệp sĩ Nhật, đã cải đạo đến thăm Vatican 400 năm trước đây.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng lại cho ông Abe những huy chương khác nhau của triều đại Giáo Hội của ngài mà thường được tặng cho các nhà lãnh đạo thế giới.
"Đây là hình ảnh cho thấy các thiên thần giúp Thánh Phêrô trốn thoát khỏi nhà tù của ngài."
Shinzo Abe dừng lại ở Vatican hai ngày sau cuộc họp G7 kết thúc tại Brussels. Khi họ nói lời tạm biệt, theo thường lệ Đức Thánh Cha đã xin thủ tướng cũng cầu nguyện cho ngài. Thủ tướng đã kính cẩn nhận lời theo phong cách Nhật Bản.
12. Toà Giám Mục Công Giáo nghi lễ Armenia tại Aleppo, Syria bị hoả tiễn làm hư hại nặng
Hôm thứ Năm 5 tháng Sáu, phiến quân Hồi Giáo đang hoạt động trong khu vực Aleppo, thành phố lớn nhất của Syria, đã bắn hai hỏa tiễn vào Toà Giám Mục Công Giáo nghi lễ Armenia tại thành phố này.
Đức Tổng Giám Mục Boutros Marayat nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc biết là “một tên lửa rất mạnh đã làm hư hỏng trường học trong khuôn viên Toà Giám Mục và một cánh của Tòa Giám Mục, phá vỡ các cửa ra vào và đập vỡ nhiều cửa sổ". Tuy nhiên, may mắn là không có ai thiệt mạng hay bị thương.
Ngài nói với hãng tin Fides: "Một tên lửa ít mạnh hơn đã rơi vào trường của chúng tôi ngày hôm qua."
Bất chấp các cuộc tấn công tên lửa, cư dân Aleppo đã đi bỏ phiếu để bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 03 tháng 6. "Mọi công dân đều vì nhiều lý do đã đứng về phía tổng thống Bashar al- Assad,"
Đức Tổng Giám Mục Marayat nói: “Assad, là người đã lãnh đạo đất nước từ năm 2000, đã giành được trong cuộc bầu cử với gần 89% phiếu bầu”.
13. Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân kỷ niệm 70 năm cuộc đổ bộ của Đồng Minh tại Normandy
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã gởi một sứ điệp đến các Giám Mục Pháp, thay mặt cho Đức Thánh Cha Phanxicô, để đánh dấu kỷ niệm 70 năm cuộc đổ bộ của Đồng Minh tại Normandy. Đó là một thời điểm quyết định dẫn đến sự kết thúc của Chiến tranh Thế giới II.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã vinh danh những người lính "bỏ lại phía sau đất nước của họ để đổ bộ lên bãi biển Normandy, với mục tiêu là để chiến đấu chống lại chế độ man rợ Đức Quốc xã và giải phóng nước Pháp đang bị chiếm đóng."
Ngài bày tỏ mong muốn là các thế hệ mới nhận ra những nỗ lực của những người đã phải trả một giá hy sinh to lớn như vậy. Đức Thánh Cha cũng mong rằng việc kỷ niệm những sự kiện này góp phần giáo dục việc tôn trọng tất cả mọi người. Thêm vào đó, kỷ niệm này cũng nên "nhắc nhở chúng ta rằng việc loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của con người và xã hội chẳng mang lại sự gì khác hơn là chết chóc và đau khổ."
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin Thánh Teresa Benedicta Thánh Giá, bổn mạng của châu Âu, hướng dẫn các quốc gia châu Âu hướng tới con đường hòa bình. Vị thánh này, còn được gọi là Edith Stein, đã bị giết chết tại trại tập trung Auschwitz trong Thế chiến II.
14. Đức Thánh Cha kêu gọi nâng đỡ dân du mục
Đức Thánh Cha khích lệ Giáo Hội cũng như các tổ chức quốc gia và quốc tế nâng đỡ những người du mục thường phải sống ngoài lề xã hội và chịu nhiều kỳ thị.
Trên đây là nội dung bài diễn văn của Đức Thánh Cha trong cuộc gặp gỡ sáng ngày thứ Năm mùng 5 tháng Sáu với 70 tham dự viên hội nghị thế giới về Giáo Hội và người du mục do Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động triệu tập. Trong số các tham dự viên có nhiều Giám Mục đặc trách và các vị Giám đốc toàn quốc mục vụ người du mục, thuộc các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới. Hội nghị có chủ đề là “Giáo Hội và người du mục: loan báo Tin Mừng trong các môi trường bên lề xã hội”.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng:
“Những người du mục thường ở ngoài lề xã hội và nhiều khi họ bị người ta nhìn với cắp mắt đố kỵ và ngờ vực; họ ít tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế và xã hội ở địa phương.”
Theo Đức Thánh Cha, trong số những nguyên nhân tạo nên những tình trạng lầm than trong xã hội ngày nay nơi một phần dân chúng, người ta phải kể đến sự thiếu thốn các cơ cấu giáo dục để huấn luyện về văn hóa và nghề nghiệp, ít được săn sóc về y tế, bị kỳ thị trong thị trường công ăn việc làm và thiếu nhà ở xứng đáng. Tuy những tai ương này có thể xảy ra cho mọi người, nhưng các nhóm yếu thế nhất thường dễ trở thành nạn nhân của những hình thức nô lệ mới. Đó là những người ít được bảo vệ, và bị rơi vào cạm bẫy của nạn bóc lột, và những hình thức lạm dụng khác, bị bó buộc làm nghề hành khất. Những người du mục thuộc vào số những người dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt khi họ không được trợ giúp để hội nhập và thăng tiến con người trong các chiều kích khác nhau của cuộc sống xã hội.
Trước tình trạng trên đây, Đức Thánh Cha khuyến khích Giáo Hội tiếp tục dấn thân và cả các cơ cấu quốc gia và quốc tế cần gia tăng nỗ lực qua các dự án và các biện pháp nhắm cải tiến chất lượng cuộc sống của người du mục. Ngài nói: Về tình trạng của người du mục trên thế giới, ngày nay hơn bao giờ hết cần đề ra các phương pháp tiếp cận mới trong lãnh vực dân sự, văn hóa và xã hội, cũng như trong kế hoạch mục vụ của Giáo Hội, để đương đầu với những thách đố nảy sinh từ những hình thức mới mẻ trong việc bách hại, đàn áp và nhiều khi cả những hình thức nô lệ nữa”
15. Boko Haram tắm máu các tín hữu Kitô tại miền Bắc Borno. Cuộc thảm sát vẫn đang tiếp tục
Dân biểu Peter Biye của bang Borno nói với AFP là cuộc thảm sát bắt đầu từ hôm thứ Ba 3 tháng Sáu vẫn đang tiếp diễn trong đơn vị bầu cử của ông. Đây có lẽ là cuộc tấn công kinh hoàng nhất và dã man nhất do bọn khủng bố Hồi Giáo gây ra từ khi bọn khủng bố này bắt đầu hoạt động vào năm 2002.
Con số người thiệt mạng được ước tính là 400-500 người nhưng không thể biết được chính xác là bao nhiêu vì bọn khủng bố kiểm soát được hoàn toàn các khu vực Goshe, Attagara, Agapalwa và Aganjara trong huyện Gwoza của bang Borno là nơi đang chứng kiến thảm họa nhân đạo với tốc độ hơn 800 người tản cư một ngày.
Máy bay vần vũ trên bầu trời và oanh tạc dữ dội vào các vị trí do bọn khủng bố kiểm soát với hy vọng là có thể đuổi bọn khủng bố ra khỏi khu vực. Tuy nhiên, bọn Boko Haram bắt dân làm bia đỡ đạn nên con số thiệt hại về nhân mạng có thể còn lên rất cao.
Dân biểu Peter Biye cho biết là các viên chức chính quyền trong vùng đã bỏ chạy và người dân không được thông báo về những gì đang diễn ra.
Buổi tối ngày thứ Tư 4 tháng Sáu, bọn khủng bố đã có thể giả dạng các viên chức để triệu tập dân chúng làng Barderi thuộc vùng ngoại ô Maiduguri là thủ phủ bang Borno.
Ít nhất là 45 người đã bị thiệt mạng khi bọn khủng bố nổ súng tàn sát dân chúng đang tụ họp.
Hôm thứ Năm bốn người đã thiệt mạng khi một quả bom trên xe hơi phát nổ gần nhà của thống đốc bang Gombe ở phía đông bắc Nigeria, sát với bang Borno.
Một cuộc tấn công khác đã đã được ghi nhận hôm thứ Năm tại thị trấn Madagali, chỉ cách Gwoza, là nơi đang trong tay quân khủng bố, 25 km trong tiểu bang Adamawa.
Ông Maina Ularamu, thị trấn trưởng cho biết, sau khi tấn công một đồn bót do quân đội Nigeria kiểm soát, bọn khủng bố đã ung dung tiến vào thị trấn của Madagali, san bằng nhà thờ Công Giáo của thị trấn và đốt phá một văn phòng chính quyền địa phương.
16. Đức Thánh Cha đề nghị gặp gỡ Thượng Phụ Mạc Tư Khoa ở bất cứ nơi nào
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp tới Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa Kirill, nói rằng ngài "sẵn sàng gặp gỡ tại bất kỳ nơi nào".
Thông điệp của Đức Giáo Hoàng, đã được Đức Ông Massimo Palombella, giám đốc ca đoàn Sistina của Tòa Thánh trao tận tay cho Đức Thượng Phụ Kirill vào cuối tháng 5 vừa qua khi ca đoàn sang trình diễn tại Mạc Tư Khoa. Đức Thượng Phụ Kirill đã không trả lời.
Thời gian Đức Thánh Cha chọn để đưa ra thông điệp có nhiều ý nghĩa. Trước, trong và sau chuyến viếng thăm Thánh Địa của Đức Thánh Cha trong đó có cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Đại Kết Barthôlômêô Đệ I của Constantinople, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa liên tục đưa ra những thông cáo bác bỏ tư cách lãnh đạo thế giới Chính Thống Giáo của Đức Thượng Phụ Barthôlômêô Đệ I.
Trong quá khứ, nhiều nỗ lực dàn xếp một cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa đã thất bại. Các quan chức Chính thống Nga lúc nào cũng nói rằng một "cuộc họp thượng đỉnh" như vậy là quá sớm vì đến nay các tranh chấp giữa Rôma và Mạc Tư Khoa vẫn chưa được giải quyết.
Phía Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa đòi Giáo Hội Công Giáo không được “chiêu mộ tín đồ” tại Ukraine và Nga vì họ coi đây là “lãnh thổ tông tòa” của riêng mình. Giáo Hội Công Giáo cũng không được tiếp tục đòi lại các tài sản đã bị tịch thu dưới thời cộng sản để giao cho Chính Thống Giáo. Tòa Thánh cho đến nay luôn bác bỏ những yêu sách vô lý này.
Những tranh chấp cũ càng trầm trọng thêm trong những tháng gần đây. Các nhà lãnh đạo Chính thống Nga phàn nàn rằng các nhà lãnh đạo Công Giáo nghi lễ Byzantine đã tích cực tham gia trong những diễn biến đòi dân chủ tại Ukraine, cũng như vào xu hướng bài Nga.
17. Hàng trăm người chiếm khuôn viên Đền Thờ Đức Bà Cả tại Rôma xin Đức Giáo Hoàng trợ giúp
Hàng trăm người vô gia cư đã cắm trại trong khuôn viên của Đền Thờ Đức Bà Cả gần nhà ga trung ương Termini của Rôma từ hôm 4 tháng Sáu và xin Đức Giáo Hoàng giúp họ tìm được nhà ở.
Những người vô gia cư gồm cả người lớn và trẻ em tuyên bố sẽ không đi đâu hết cho đến khi nhà nước Ý giải quyết vấn đề gia cư cho họ.
"Chúng tôi là những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, những người nghèo và bị ruồng bỏ nhưng chúng tôi biết sự thánh thiêng của cuộc sống của chúng tôi". Những người vô gia cư này đã viết như trên trong bức thư gởi cho Đức Giáo Hoàng, là người thường xuyên lên tiếng về sự cần thiết phải chăm sóc cho người kém may mắn trên thế giới.
Bức thư biết tiếp: "Chúng tôi đang ở đây trong ngôi nhà của Thiên Chúa để yêu cầu giúp đỡ". Bức thư nói thêm rằng chính phủ Ý đã "tuyên chiến" với những người vô gia cư.
Các cuộc biểu tình lớn và rầm rộ đã nổ ra tại thủ đô Italia để tố cáo tình trạng thiếu nhà ở giá rẻ tại Rome. Một số người biểu tình đã có khuynh hướng bạo lực, vẽ bậy lên tường các cơ quan chính phủ vì họ không tìm ra được nhà ở và nhà nước không chú ý giải quyết vấn đề gia cư.
18. Đức Thánh Cha tiếp kiến Đức Thượng Phụ Aram I
Đức Thánh Cha liên đới với những đau khổ, thử thách của dân tộc Arméni, đồng thời kêu gọi các tín hữu Kitô Trung Đông tiếp tục tin tưởng và hy vọng.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ Năm 5 tháng Sáu, dành cho phái đoàn của Đức Thượng Phụ Aram I, Giáo chủ Arméni Tông Truyền Cilicia, có tòa gần Beirut, Liban, đến viếng thăm Tòa Thánh.
Lên tiếng trong dịp này Đức Thánh Cha đề cao những dấn thân của Đức Thượng Phụ Aram I cho chính nghĩa hiệp nhất các tín hữu Kitô trong chức vụ Chủ tịch Ủy ban trung ương Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô, cũng như trong cuộc đối thoại thần học giữa các Giáo Hội Chính Thống Đông phương và Công Giáo.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến lịch sử đau thương của dân tộc Armeni và Giáo Hội Tông truyền Arméni bị bó buộc trở thành một dân tộc lữ hành, chịu bách hại và tử đạo, để lại những vết thương sâu đậm trong tâm hồn của mọi người Armeni.
Đức Thánh Cha nói:
“Chúng ta phải nhìn và tôn kính các vết thương ấy như những vết thương của chính thân mình Chúa Kitô. Chính vì thế, các vết thương đó cũng là nguyên nhân niềm hy vọng và tín thác không lay chuyển nơi lòng từ bi quan phòng của Chúa Cha”.
Đức Thánh Cha cũng nói rằng: “Các anh chị em Kitô tại Trung Đông, cũng đang cần niềm tín thác và hy vọng như thế, đặc biệt những người đang sống tại những vùng tan hoang vì xung đột và bạo lực. Cả các tín hữu Kitô chúng ta cũng cần niềm tín thác và hy vọng ấy, dù chúng ta không phải đương đầu với những khó khăn, nhưng nhiều khi chúng ta có nguy cơ bị lạc mất trong sa mạc của sự dửng dưng và quên Chúa, hoặc sống trong xung đột giữa anh chị em hay ngã gục trong các trận chiến nội tâm chống lại tội lỗi. Trong tư cách là môn đệ Chúa Giêsu, chúng ta phải học cách khiêm tôn vác đỡ gánh nặng cho, giúp nhau ngày càng trở nên môn đệ của Chúa Giêsu, trở thành Kitô hữu tốt đẹp hơn”.
Trước đó, trong lời chào Đức Thánh Cha, Đức Thượng Phụ Aram đã nói đến cuộc diệt chủng dân tộc Arméni và cuộc lưu đày dân tộc này dưới thời đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ năm 1915. Ngài chào mừng cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Thánh Địa và sự khích lệ dành cho các tín hữu Kitô toàn vùng.
Sau buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha và phái đoàn của Đức Thượng Phụ Aram I đã cầu nguyện chung tại nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Chuộc ở trong dinh Tông Tòa, bằng tiếng Ý, Arméni và tiếng Anh.
Khoảng 6 giờ 10 phút tối giờ Rôma, Tổng thống Israel, ông Shimon Peres đã đến nhà nguyện Santa Marta của Vatican, và được Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón. Hai vị đã tiến bước vào nhà trọ Santa Marta và trao đổi một vài lời trước các máy ảnh. Sau đó, hai vị đã có cuộc họp riêng trong vài phút.
Khoảng 20 phút sau, lúc 6 giờ 28, Tổng thống Palestine, ông Mahmoud Abbas, đã được chào đón bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Hai vị cùng bước vào nhà trọ trước khi có một cuộc họp ngắn.
Cả hai vị tổng thống sau đó chào đón nhau, trước khi cùng với Đức Giáo Hoàng đến Vườn Vatican cùng với Đức Thượng Phụ Đại Kết Barthôlômêô I.
Trong lời phát biểu mở đầu, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu xa vì quí vị đã chấp nhận lời mời của tôi để đến đây và tham dự buổi cầu nguyện với Thiên Chúa về hồng ân hòa bình. Tôi hy vọng rằng cuộc gặp gỡ cầu nguyện này sẽ đánh dấu sự khởi đầu cho một hành trình mới, mà ở đó chúng ta cùng tìm kiếm những gì mang lại sự hiệp nhất và vượt qua những gì gây chia rẽ.”
Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu mùng 6 tháng Sáu, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh nhấn mạnh rằng buổi cầu nguyện nên được nhìn không phải là một cử chỉ chính trị, nhưng trong thực tế, như là một "sự tạm dừng các hoạt động chính trị." Ngoài hai nguyên thủ quốc gia, không có quan chức chính phủ Israel hay Palestine nào sẽ tham dự buổi lễ.
Cha Pierbattista Pizzaballa, thủ lĩnh đoàn Hiệp Sĩ Thánh Mộ, cũng có mặt trong cuộc họp báo. Ngài nói rằng chương trình cầu nguyện cũng sẽ bảo tồn sự toàn vẹn của truyền thống tôn giáo riêng biệt: "Chúng tôi không cùng nhau cầu nguyện, nhưng chúng tôi quy tụ lại với nhau để cầu nguyện".
Hai vị nguyên thủ quốc gia Peres và Abbas đã đến Vatican theo những cách thức riêng biệt, và Đức Giáo Hoàng nói chuyện riêng với mỗi người trước khi họ tham gia cầu nguyện với nhau tại Vườn Vatican. Chương trình cầu nguyện gồm có ba phần, với những lời cầu nguyện cho sự tha thứ và cho hòa bình theo ba truyền thống tôn giáo theo thứ tự của sự hình thành các tôn giáo trong dòng lịch sử của nhân loại: đầu tiên là Do Thái bằng tiếng Hêbrơ, sau đó là Công Giáo bằng tiếng Anh, tiếng Ý, và tiếng Ả Rập, và cuối cùng là Hồi giáo bằng tiếng Ả Rập. Sau mỗi nghi thức cầu nguyện có âm nhạc phụ họa.
Sau khi cầu nguyện, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói đôi lời, và mời Chủ tịch Peres và Abbas phát biểu. Vào lúc kết thúc buổi lễ, cả ba vị đã gặp gỡ Đức Thượng Phụ Barthôlômêô trong một cuộc họp riêng.
2. Đức Thánh Cha nói: Kiến tạo hòa bình đòi hỏi lòng can đảm nhiều hơn là chiến tranh
"Kiến tạo hòa bình đòi hỏi lòng can đảm nhiều hơn là chiến tranh", đó là sự can đảm "để nói vâng với sự gặp gỡ và nói không với xung đột; đồng thuận với đối thoại và khước từ bạo lực; sẵn sàng với các cuộc đàm phán và thẳng thừng bác bỏ chiến tranh; trung thành với sự tôn trọng những thỏa thuận và bác bỏ các hành vi khiêu khích; nói vâng với sự chân thành và nói không với tráo trở".
Đó là những điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các vị nguyên thủ quốc gia Israel và Palestine - khi ngài chào đón họ tại Vatican để cầu nguyện cho hòa bình tại Thánh Địa.
Chỉ hai tuần sau chuyến tông du đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Thánh Địa cuộc gặp gỡ ngoạn mục này đã diễn ra trong sự tĩnh lặng của Vườn Vatican, và trước sự ngạc nhiên của nhiều người, đúng như Đức Thánh Cha đã nói buổi sáng trong bài giảng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: “một Giáo Hội không có khả năng tạo ra những bất ngờ ... là một Giáo Hội đang hấp hối”.
Khi hoàng hôn đang xuống dần trên mái vòm Đền Thờ Thánh Phêrô, ba lời cầu của người Do Thái, Kitô hữu và người Hồi giáo đã được dâng lên cùng Thiên Chúa – theo những truyền thống riêng của họ. Các dân tộc của Thánh Địa tạ ơn Thiên Chúa vì kỳ công sáng tạo của Ngài, khẩn cầu sự tha thứ và kêu gọi hòa bình.
Hiện diện trong buổi lễ là những thầy rabbis Do Thái từ những truyền thống đa dạng, những thầy imam và muftis Hồi giáo và Druze, các Hồng Y, giám mục, các linh mục trong đoàn hiệp sĩ quản thủ Thánh Địa như cha Pizzaballa. Thượng Phụ Theophilos III của Chính Thống Hy Lạp tại Jerusalem cũng có mặt, cùng với thầy rabbi Abram Skorka và lãnh đạo Hồi giáo Omar Abboud đến từ Buenos Aires, là những bạn bè lâu năm của Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
“Chúng ta kêu cầu Thiên Chúa trong một hành động đầy trách nhiệm trước lương tâm chúng ta và trước các dân tộc của chúng ta. Chúng ta không thể tự mình mang lại hòa bình, và đó là lý do tại sao chúng ta đang ở đây. Bởi vì chúng ta biết và chúng tôi tin rằng chúng ta cần sự trợ giúp của Thiên Chúa".
“Chúng ta đã nghe thấy một lời triệu tập, và chúng ta phải đáp trả. Đó là lời triệu tập để phá vỡ vòng xoáy trôn ốc của hận thù và bạo lực, để phá vỡ nó bởi chỉ một từ mà thôi: đó là từ ‘huynh đệ’. Nhưng để có thể thốt ra từ này, chúng ta phải ngước mắt lên trời và thừa nhận lẫn nhau là con cái của cùng một Cha ".
Tổng thống Israel Shimon Peres nói: "Chúng ta phải tận dụng mọi khả năng để mang lại hòa bình cho con cháu chúng ta. Đó là nhiệm vụ của chúng ta, là sứ mệnh thiêng liêng của những bậc làm cha làm mẹ.".
Tổng thống Palestine Abbas Mahoumoud đã cầu xin Thiên Chúa mang lại “một nền hòa bình toàn diện và công chính" cho khu vực. Ông cũng trích dẫn Thánh Gioan Phaolô II "nếu hòa bình được thực hiện ở Jerusalem, hòa bình sẽ được chứng kiến trên toàn thế giới".
Đã có những buổi cầu nguyện cho hòa bình ở Trung Đông, nhưng chưa có buổi cầu nguyện nào giống như buổi cầu nguyện này. Bên cạnh Đức Giáo Hoàng trong suốt cuộc gặp gỡ là Đức Thượng Phụ Barthôlômêô I của thành Constantinople cũng giống như ngài đã đi bên cạnh Đức Thánh Cha Phanxicô trong suốt cuộc hành hương đến Thánh Địa. Hình ảnh này là một lời nhắc nhở thêm rằng sự hiệp nhất Kitô giáo là chìa khóa cho hòa bình trong vùng đất Chúa Kitô đã chọn để xuống thế làm người.
Và người ta cũng thấy ở góc vườn Vatican - bốn người đàn ông, một người Do Thái giáo, hai Kitô hữu và một người Hồi giáo, trồng một cây ô liu nhỏ chung với nhau như một biểu tượng lâu dài của nguyện vọng hòa bình giữa các dân tộc Israel và Palestine.
3. Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống
Sáng Chúa Nhật 8 tháng 6 tại Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã đồng tế lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống cùng với 90 Hồng Y, Giám Mục và 200 linh mục đồng tế, trước sự hiện diện của 9 ngàn tín hữu ngồi chật thánh đường.
Trong thánh lễ, Đức Thánh Cha đã giải thích với các tín hữu về 3 hoạt động của Chúa Thánh Linh là dạy dỗ, nhắc nhớ và làm cho chúng ta nói với Thiên Chúa và tha nhân.
Đức Thánh Cha nói:
Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ rằng sau khi rời khỏi thế giới này, Ngài sẽ gửi đến họ hồng ân của Chúa Cha, tức là Thánh Linh (Xc Ga 15,26). Lời hứa này được thể hiện mạnh mẽ trong ngày Lễ Ngũ Tuần, khi Chúa Thánh Linh ngự xuống trên các môn đệ tụ họp tại Nhà Tiệc Ly. Sự đổ tràn Thánh Linh ấy, tuy là ngoại thường, nhưng không phải là xảy ra một lần duy nhất và giới hạn vào lúc ấy mà thôi, nhưng là một biến cố đã, đang và sẽ còn được tái diễn. Chúa Kitô vinh hiển ở bên hữu Chúa Cha tiếp tục thực hiện lời hứa, gửi đến Giáo Hội Thánh Linh ban sự sống, Người dạy dỗ, nhắc nhớ và làm cho chúng ta nói.
Chúa Thánh Linh dạy dỗ chúng ta, Người là Thầy nội tâm. Người hướng dẫn chúng ta trên đường ngay nẻo chính qua những hoàn cảnh của cuộc sống. Người chỉ đường cho chúng ta. Trong thời kỳ đầu của Giáo Hội, Kitô giáo được gọi là “con đường”, là “đạo” (Xc Cv 9,2) và chính Chúa Giêsu là Đường. Chúa Thánh Linh dạy chúng ta bước theo Chúa Giêsu, tiến bước theo dấu chân của Ngài. Thánh Linh là thầy dậy cuộc sống hơn là thầy dậy đạo lý. Và thuộc về cuộc sống chắc chắn cũng cần có sự hiểu biết, kiến thức, nhưng trong một chân trời rộng lớn và hòa hợp hơn của đời sống Kitô.
Chúa Thánh Linh nhắc nhớ chúng ta, Người nhắc nhở chúng ta về tất cả những gì Chúa Giêsu đã nói. Đó là ký ức sinh động của Giáo Hội. Và trong khi nhắc nhở chúng ta, Người làm cho chúng ta hiểu những lời của Chúa Giêsu.
Việc nhắc nhớ này trong Thánh Linh và nhờ Thánh Linh không thu hẹp vào một sự kiện ký ức. Đây là một khía cạnh thiết yếu trong sự hiện diện của Chúa Kitô nơi chúng ta và trong Giáo Hội. Thánh Thần chân lý và tình thương nhắc nhớ chúng ta về tất cả những gì Chúa Kitô đã nói, làm cho chúng ta ngày càng tiến bước trọn vẹn vào ý nghĩa những lời của Chúa. Điều này đòi chúng ta phải đáp lại: hễ chúng ta càng quảng đại đáp lại, thì lời Chúa Giêsu càng trở thành sự sống trong chúng ta, trở thành những thái độ, chọn lựa, cử chỉ, chứng tá. Nói tóm lại, Chúa Thánh Linh nhắc nhớ chúng ta về giới răn yêu thương, và kêu gọi chúng ta hãy sống giới răn ấy.
Một Kitô hữu không có ký ức thì không phải là một Kitô hữu chân chính: họ là một người nam nữ tù nhân của thời điểm hiện tại, không biết làm sao biến lịch sử của mình thành kho tàng, không biết đọc và sống lịch sử ấy như lịch sử cứu độ. Trái lại, với ơn phù trợ của Chúa Thánh Linh, chúng ta có thể giải thích những soi sáng nội tâm và những biến cố của cuộc sống dưới ánh sáng lời Chúa Giêsu. Và như thế sự khôn ngoan của ký ức, sự khôn ngoan của con tim, sẽ tăng trưởng trong chúng ta và đó là một hồng ân của Thánh Linh. Xin Chúa Thánh Linh hồi sinh trong tất cả chúng ta ký ức Kitô giáo!
Chúa Thánh Linh dạy dỗ chúng ta, nhắc nhớ cho chúng ta - và một điểm khác nữa, Người làm cho chúng ta nói với Thiên Chúa và với con người. Kinh nguyện là một hồng ân chúng ta nhận được nhưng không; đó là cuộc đối thoại với Chúa trong Thánh Linh, là Đấng cầu nguyện trong chúng ta và để chúng ta ngỏ lời với Thiên Chúa, gọi Chúa là Cha, là Ba, là Abba (Xc Rm 8,15; Gl 4,4); và điều này không phải chỉ là “một kiểu nói”, nhưng là thực tại, chúng ta thực sự là con cái Thiên Chúa. “Thực vậy, tất cả những người được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn, thì họ là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,14).
Và Thánh Linh làm cho chúng ta nói với con người trong cuộc đối thoại huynh đệ. Người giúp chúng ta nói với tha nhân, nhìn nhận họ là anh chị em; diễn tả với tinh thần thân hữu, dịu dàng, hiểu những lo âu và hy vọng, buồn sầu và vui mừng của tha nhân. Nhưng Chúa Thánh Linh cũng làm cho chúng ta nói với con người như ngôn sứ, nghĩa là biến chúng ta thành những “máng” khiêm tốn và ngoan ngoãn chuyển Lời Chúa. Lời ngôn sứ được thực hiện trong sự thẳng thắn, để công khai chứng tỏ những mâu thuẫn và bất công nhưng luôn luôn với sự dịu dàng và ý hướng xây dựng. Được Thánh Thần tình thương thấu nhập, chúng ta có thể là dấu hiệu và là dụng cụ của Thiên Chúa, Đấng yêu thương, phục vụ và trao ban sự sống.
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng:
“Nói tóm lại, Chúa Thánh Linh dạy chúng ta con đường, nhắc nhớ và giải thích cho chúng ta Lời Chúa Giêsu; Người làm cho chúng ta cầu nguyện và gọi Thiên Chúa là Cha, làm cho chúng ta nói với con người trong cuộc đối thoại huynh đệ và như ngôn sứ.
Ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, khi các môn đệ “được tràn đầy Thánh Linh”, Giáo Hội được chịu phép rửa, được sinh ra “để đi ra”, “khởi hành” để loan báo Tin Mừng cho mọi người. Chúa Giêsu ra lệnh cho các Tông Đồ: họ không được rời xa khỏi thành Jerusalem trước khi lãnh nhận từ trên cao Sức Mạnh của Chúa Thánh Linh (Xc Cv 1,4.8). Không có Người thì không có sứ vụ truyền giáo, không có việc loan báo Tin Mừng. Vì thế cùng với Giáo Hội chúng ta hãy kêu cầu: Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến!
4. Đức Thánh Cha nói: Trường học, thể thao và công ăn việc làm là 3 con đường giáo dục
Hàng chục ngàn vận động viên trẻ đã tụ tập tại Via della Conciliazione hôm 07 tháng 6 để chơi bóng rổ, bóng chuyền, và túc cầu trước khi lắng nghe diễn từ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại quảng trường Thánh Phêrô.
Cuộc tụ họp này là để đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 của Centro Sportivo Italiano, được thành lập vào năm 1944 nhờ sự vận động của Công Giáo Tiến Hành.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các vận động viên trẻ và những huấn luyện viên của họ là trường học, thể thao, và làm việc là ba con đường giáo dục cho thanh thiếu niên. "Nếu các con có đủ cả ba đường, chắc chắn các con sẽ không phải sống phụ thuộc: không ma tuý, không rượu chè" .
Đức Giáo Hoàng đã khích lệ các vận động viên hãy "dự phần" với Thiên Chúa và những người khác, vươn tới những gì là tốt nhất chứ đừng chấp nhận những thứ tầm thường. Thông qua thể thao, người chơi tìm hiểu giá trị của sự chấp nhận, sự dấn thân đến mức mệt mỏi, và tinh thần đồng đội chứ không phải cá nhân.
5. Gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và tổng thống Mễ Tây Cơ – Cái chết mờ ám của Đức Hồng Y Juan Posadas Ocampo.
Báo chí tại Mễ Tây Cơ đã chú ý đặc biệt đến cuộc tiếp kiến giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và tổng thống Mễ Tây Cơ diễn ra sáng thứ Bẩy mùng 7 tháng Sáu tại điện Tông Tòa của Vatican.
Dư luận tại Mễ Tây Cơ nóng lên từ cuối tháng Năm với cuốn sách bán rất chạy của luật sư Jesus Becerra Pedrote, người đã điều tra vụ ám sát Đức Hồng Y Juan Posadas Ocampo trong suốt 21 năm qua.
Vị Hồng Y quá cố đã bị bắn 14 phát súng vào ngày 24 tháng Năm năm 1993 trong bãi đậu xe của phi trường quốc tế Guadalajara. Sáu người khác cũng bị thiệt mạng.
Vị Hồng Y quá cố, một người nổi tiếng chống chính phủ, đã liên tục tố cáo những quan hệ mờ ám giữa tổng thống đương thời của Mễ Tây Cơ là Carlos Salinas de Gortari và những trùm buôn bán ma tuý xuất cảng sang Hoa Kỳ.
Đức Hồng Y Juan Posadas Ocampo sinh ngày 11 tháng 11 năm 1926 được thụ phong linh mục ngày 23 tháng 9 năm 1950 và được tấn phong Giám Mục ngày 14 tháng 6 năm 1970. Ngài được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Hồng Y ngày 28 tháng 6 năm 1991.
Các trợ lý của Đức Hồng Y cho biết là tổng thống Carlos Salinas đã đưa ra những lời đe doạ nghiêm trọng đối với ngài trong một cuộc họp giữa tổng thống và vị Hồng Y chỉ một tuần trước khi xảy ra vụ ám sát.
Đức Hồng Y Juan Posadas Ocampo đã bị bắn chết trong bãi đậu xe của phi trường quốc tế Guadalajara khi đang chờ Đức Tổng Giám Mục Girolamo Prigione, là sứ thần Tòa Thánh tại Mễ Tây Cơ.
Trong một cách thế được xem là vừa nhằm sỉ nhục vị Hồng Y vừa khoả lấp vụ này, nhà cầm quyền Mễ Tây Cơ lúc ấy nói là Đức Hồng Y đã bị sát hại vì hai băng đảng ma tuý bắn nhau và ngài bị giết lầm vì bọn buôn bán ma tuý thấy ngài giống hệt tên trùm ma tuý El Chapo Guzman.
Sau khi Đức Hồng Y bị ám sát tất cả mọi cố gắng của Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ đưa vụ này ra ánh sáng đều bị nhà cầm quyền Mễ Tây Cơ dập tắt. Không có ai bị bắt, không có ai chịu trách nhiệm về cái chết bi thảm của vị Hồng Y. Tất cả chìm trong một màn đêm bí mật dầy đặc.
Luật sư Jesus Becerra Pedrote nói với thông tấn xã CNA hôm 21 tháng 5: “Tôi chưa có trong tay những bằng chứng là đích thân tổng thống ra lệnh giết Đức Hồng Y, nhưng tôi có đủ bằng chứng rằng những người thân cận nhất của tổng thống đã giết Đức Hồng Y”.
Thông cáo của Tòa Thánh về cuộc tiếp kiến giữa Đức Thánh Cha và tổng thống Mễ Tây Cơ không nói rõ liệu vụ Đức Hồng Y Juan Posadas Ocampo có được đưa thảo luận hay không. Nội dung thông cáo báo chí của Tòa Thánh chỉ ngắn gọn như sau:
“Sáng nay, Thứ Bảy ngày 7 tháng 6 năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tổng thống Mexico, Ông EnriquePeña Nieto. Tổng thống, sau đó, đã gặp Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Pietro Parolin, và Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, bộ trưởng bộ quan hệ với các dân nước.
Trong các cuộc thảo luận thân mật, hai bên tập trung vào các khía cạnh khác nhau của cuộc sống đất nước bao gồm nhiều cải cách gần đây, đặc biệt là việc sửa đổi hiến pháp về tự do tôn giáo. Các vấn đề khác cùng quan tâm cũng được chú ý đến, chẳng hạn như hiện tượng di cư, cuộc đấu tranh chống đói nghèo và thất nghiệp, và các sáng kiến để chống lại bạo lực và buôn bán ma túy.
Cuối cùng, đã có một cuộc trao đổi ý kiến về các chủ đề liên quan đến tình hình hiện tại trong khu vực và quốc tế.”
6. Đức Thánh Cha bãi miễn toàn bộ 5 thành viên người Ý trong cơ quan tình báo tài chính Tòa Thánh
Hôm thứ Năm mùng 5 tháng Sáu, Đức Thánh Cha đã bãi miễn toàn bộ 5 thành viên người Ý trong cơ quan tình báo tài chính của Tòa Thánh và Quốc Gia thành Vatican, gọi tắt là AIF.
Năm thành viên người Ý đã được chọn vào năm 2010 với nhiệm kỳ 5 năm, kết thúc vào năm 2016. Với việc bãi miễn này, Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ giữ lại một người duy nhất trong AIF là ông Rene Bruelhart, một chuyên gia tài chính người Thụy Sĩ đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 chỉ định làm giám đốc AIF vào năm 2012.
Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm 4 thành viên mới để thay thế là Marc Odendall, một chuyên gia tài chính người Thụy Sĩ; Joseph Yuvarj Pillay, cố vấn tài chính cho tổng thống Singapore; Maria Bianca Farina, giám đốc một công ty bảo hiểm Ý; và Juan Zarate, giáo sư luật tại đại học Harvard và nguyên là chuyên gia chống khủng bố của Tòa Bạch Ốc.
Trong khi đó, tại Peru, hôm thứ Sáu mùng 6 tháng Sáu, giám đốc Rene Bruelhart của AIF đã ký kết các hiệp ước với sáu quốc gia Anh, Pháp, Malta, Romania, Ba Lan và Peru. Các thỏa thuận đã được ký kết trong cuộc họp tại thủ đô Lima của Nhóm Egmont - một mạng lưới quốc tế chính thức của các đơn vị tình báo tài chính.
Các hiệp ước đề ra những tiêu chuẩn thực hành và chính thức hóa sự hợp tác và trao đổi thông tin tài chính nhằm chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố xuyên biên giới giữa các quốc gia.
AIF đã trở thành một thành viên của Nhóm Egmont vào tháng Bảy năm 2013, và đã ký kết các hiệp ước với các đơn vị tình báo tài chính của Úc, Bỉ, Cyprus, Đức, Ý, Hà Lan, Slovenia, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ.
Ông Rene Bruelhart nói:
"Trở thành một thành viên của Nhóm Egmont năm ngoái là một bước tiến lớn hướng tới việc tăng cường hợp tác quốc tế của Tòa Thánh và hỗ trợ cho những nỗ lực toàn cầu chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Việc ký kết các hiệp ước mới nhất cho thấy chúng tôi đang tiếp tục mở rộng mạng lưới hợp tác của mình để tiếp tục tạo thuận lợi cho nỗ lực chung của chúng tôi."
7. Đức Thánh Cha sẽ tham dự lễ tưởng niệm các nạn nhân thế chiến thứ nhất
Sáng thứ Sáu mùng 6 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ gần 70,000 thành viên hiến binh Italia và gia đình của họ, nhân kỷ niệm 200 năm ngày thành lập lực lượng hiến binh Carabinieri.
Đức Thánh Cha đã di chuyển trên chiếc pope mobile giữa đám đông tại quảng trường Thánh Phêrô để chào đón họ. Khi Đức Thánh Cha tiến lên lễ đài, ban nhạc hiến binh đã chào đón ngài rất long trọng.
Hai vị đại diện hiến binh đã giới thiệu với Đức Thánh Cha về đơn vị của họ
"Hiến binh là người có lòng tin. Họ tin tưởng nhiệm vụ và sự hy sinh của mình mang lại ích lợi cho xã hội. Người ấy tin tưởng rằng hoàn thành nhiệm vụ của mình là một cách để sống trung thực."
"Những người Ý cảm thấy gần gũi với họ vì họ biết rằng khi họ cần được an toàn, họ có thể tìm được tại các đồn bót."
Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha kêu gọi hiến binh Ý hãy sống gần gũi giữa dân chúng, và đặt nhu cầu của dân chúng lên trên hết. Ngài đặc biệt yêu cầu họ gần gũi với những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, những người vô phương tự vệ và những người cần giúp đỡ nhất.
Đức Thánh Cha nói:
"Nhiệm vụ của anh chị em được thể hiện nơi sự phục vụ người khác, và nó thúc đẩy anh chị em đáp lại hàng ngày sự tin tưởng và lòng quý mến mà mọi người đã đặt nơi anh chị em. Nó đòi hỏi một sự sẵn sàng liên tục, kiên nhẫn, tinh thần hy sinh, và một ý thức trách nhiệm."
Ngài khích lệ họ hãy là "những nhân chứng hân hoan của tình nhân loại", đấu tranh cho hòa bình, an ninh, và sự tôn trọng nhân quyền và nhân phẩm.
Giữa bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha đã dừng lại một phút im lặng để nhớ đến những hiến binh đã hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ.
Sau đó, Đức Thánh Cha thông báo rằng vào ngày 13 tháng Chín tới đây, ngài sẽ đến một nghĩa trang quân đội và đài tưởng niệm ở miền bắc Italy, để vinh danh các nạn nhân của tất cả các cuộc chiến tranh.
Đức Thánh Cha nói:
"Tôi đến đó để kỷ niệm một trăm năm thảm kịch bi thảm Thế chiến thứ nhất, mà tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện đau đớn, từ môi miệng của ông nội tôi, người đã từng chiến đấu trong khu vực Piave."
Vào cuối buổi triều yết, chỉ huy lực lượng hiến binh Ý đã tặng Đức Giáo Hoàng một tác phẩm điêu khắc có hình hai hiến binh. Một thiếu sinh quân cũng tặmg ngài một chiếc mũ truyền thống Carabinieri, có kết những lông xù, màu xanh và màu đỏ.
8. Sau cái chết thảm khốc của Farzana, trò “giết con vì danh dự gia đình” lại tái diễn tại Pakistan
Radio Vatican cho biết một phụ nữ Pakistan sống sót sau một cuộc tấn công của những người thân trong gia đình nói với Reuters hôm thứ Sáu mùng 6 tháng Sáu rằng cô lo sợ cho cuộc sống của mình và kêu gọi chính quyền Pakistan bảo vệ.
Saba Maqsood, 19 tuổi, đã sống sót sau khi bị cha, chú, anh trai và dì cô bắn nhiều phát súng và sau đó bị ném vào một con kênh hôm thứ Ba mùng 3 tháng Sáu. Vụ này xảy ra chỉ một tuần sau cái chết bi thảm của cô Farzana Parveen, người đã bị cha, anh em trai, và người được gia đình hứa gả đánh đập và ném đá cho tới chết hôm 27 tháng 5 ngay trước tiền đình toà án tối cao Pakistan tại Lahore. Nơi cô Maqsood bị bắn cũng chỉ cách chỗ cô Farzana bị giết chỉ có 70km!
Cũng giống như cô Farzana, Maqsood đã làm gia đình tức giận khi kết hôn với người đàn ông mà mình yêu thương cách đó vài ngày ở thành phố Gujranwala trong bang Punjab. Trong xã hội Hồi Giáo Pakistan, hành động này được xem là thách thức những thành phần bảo thủ của Pakistan, nơi phụ nữ được dự kiến phải đồng ý với những cuộc hôn nhân được dàn xếp trước.
Những phát súng do cha và chú cô bắn đã làm nát bên má trái cô và làm cánh tay phải của cô bị thương nặng. Sau đó, cha, chú, anh trai và dì cô đã ném cô xuống con kênh của thành phố Hafizabad trước khi bỏ đi.
Sau ít phút bị ngâm trong nước Maqsood tỉnh lại và cố bơi vào bờ. Hai người qua đường đã giúp đưa cô đến nhà thương.
Saba Maqsood kể lại tại nhà thương với các ký giả như sau:
“Sau khi đưa tôi đến đó, họ bắn tôi. Phát súng đầu tiên trúng vào má tôi. Phát tiếp theo trúng tay. Họ nghĩ rằng tôi đã chết, nhưng tôi đã không chết. Tôi bị ngất đi, nhưng còn sống. Họ bỏ tôi vào bao bố, cột miệng bao lại, và ném tôi ở trong bao bố xuống con kênh. Họ nghĩ rằng tôi đã chết, nhưng tôi chưa chết”.
Vụ giết người vì danh dự gia đình trước đó đã thu hút sự lên án mạnh mẽ của quốc tế. Ngay cả Liên Hiệp Quốc cũng lên án vụ này vì nó quá dã man, lại xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật và giữa chốn thị tứ đông người. Chính vì thế, nhà cầm quyền Pakistan đã điều động cảnh sát đến nhà thương bảo vệ mạng sống cho cô Maqsood.
Luật Umdat al- Salik của Hồi Giáo chương 1, triệt 1 và triệt 2, quy định “người cha hay người mẹ có quyền giết chết con cái hay cháu chắt mình vì danh dự gia đình”. Ủy ban Nhân quyền của Pakistan, cho biết là trong năm 2013 đã có 869 phụ nữ bị giết vì danh dự gia đình. Thông thường, những người phụ nữ phạm tội ngoại tình, hay có thai trước hôn nhân, hay không theo những hôn ước đã được dàn xếp bị xem là làm mất mặt gia đình và bị buộc uống thuốc độc chết.
9. Đức Giáo Hoàng chào đón một nhóm người bản địa từ Á Căn Đình tại Điện Tông Tòa của Vatican.
Milagro Sala đứng đầu hiệp hội Tupac Amaru nhằm thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền và các quyền lợi xã hội cho các cộng đồng bản địa người Á Căn Đình. Cô đã hướng dẫn nhóm cô đến thăm Đức Giáo Hoàng vào sáng thứ Hai 09 tháng 6.
Đức Giáo Hoàng đã nói chuyện riêng với cô trong vài phút trước khi tiếp cả nhóm khoảng 45 phút. Họ giải thích với Đức Thánh Cha về các dự án đang thực hiện từ nhà ở đến sức khỏe, giáo dục và hỗ trợ cho người khuyết tật.
Họ đã tặng cho Đức Thánh Cha những lá coca, mà đối với họ là rất linh thiêng. Milagro Sala nói: “Mặc dù một số người lạm dụng nó, lá coca đại diện cho trí tuệ từ những người lớn tuổi, là những người qua các thế hệ đã ‘đọc’ những dấu chỉ trên lá cây này”.
Trước khi giã từ, Đức Giáo Hoàng đã tặng ảnh của Đức Mẹ cho nhóm.
Mặc dù đây là lần đầu tiên họ gặp nhau tại Vatican, Đức Giáo Hoàng không lạ gì với nhóm, đặc biệt là trong thời gian làm Tổng giám mục của Buenos Aires, ngài đã tới thăm một số vùng được họ trợ giúp đỡ.
10. Hội Đồng Giám Mục Brazil nói chính phủ không được cấm dân chúng biểu tình chống lại các chi phí của WorldCup
Giải túc cầu thế giới sẽ diễn ra vào lúc 5h chiều ngày thứ Năm 12 tháng Sáu trên sân vận động Sao Paulo giữa đội chủ nhà Brazil và đội tuyển quốc gia Crotia.
Càng gần đến ngày khai mạc làn sóng biểu tình của dân chúng chống lại các chi phí của WorldCup càng lúc càng rầm rộ hơn và cảnh sát cũng đáp trả lại mạnh tay hơn trong nỗi lo sợ của chính phủ Brazil là WorldCup sẽ là một thất bại nghiêm trọng của đảng cầm quyền.
Các Giám mục Công Giáo Brazil đã phản đối chi tiêu của chính phủ cho World Cup, nói rằng những chi phí này minh họa cho một "sự đảo ngược các ưu tiên của đất nước" trong tình trạng công quỹ cho các dự án giáo dục và y tế đang khan hiếm.
Các Giám Mục đang phân phối các tài liệu quảng cáo kêu gọi các nhà lãnh đạo chính phủ cho phép các cuộc biểu tình chống chi phí cho WorldCup. Các tài liệu được in màu đỏ, giống như chiếc thẻ đỏ mà trọng tài túc cầu thường đưa ra để trừng phạt các cầu thủ phạm luật nghiêm trọng trên sân.
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã lên tiếng bảo vệ chi tiêu của chính phủ cho World Cup và kêu gọi dân chúng chấm dứt biểu tình. Rousseff đổ lỗi cho FIFA về những chi tiêu xoắn trôn ốc càng lúc càng lên cao đến mức chóng mặt. FIFA đã trấn an chính phủ Brazil rằng các sân vận động sẽ được xây dựng bằng tiền tư nhân. Tuy nhiên, thực tế đã không diễn ra như vậy.
Theo AFP, giải túc cầu thế giới tại Nam Phi vào năm 2010 đã ngốn mất của chính phủ nước này 3 tỷ Mỹ kim. Cho đến nay, giải túc cầu thế giới tại Brazil đã khiến chính phủ phải chi ra 3.5 tỷ Mỹ kim.
Qatar, nước được cho đăng cai giải túc cầu thế giới năm 2022 dự kiến phải chi ra 140 tỷ Mỹ kim vì nước này chưa có các cơ sở hạ tầng cho một giải túc cầu thế giới. Hiện đang có những cáo buộc về những khoản hối lộ lên tới 460 triệu Mỹ kim để Qatar dành đăng cai WorldCup 2022. Ngày 9 tháng Sáu tới đây FIFA sẽ cho công bố kết quả cuộc điều tra và sẽ quyết định xem Qatar có bị mất quyền đăng cai WorldCup 2022 hay không.
11. Đức Thánh Cha Francis tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, tại Điện Tông Tòa của Vatican.
Trong cuộc họp hôm 6 tháng Sáu, hai vị đã trao đổi những suy tư về hòa bình ở châu Á và việc giải trừ vũ khí hạt nhân. Sau đó, thủ tướng Abe giới thiệu một số thành viên của chính phủ của ông với Đức Giáo Hoàng.
Nhưng nổi bật nhất là việc trao đổi quà tặng truyền thống giữa hai vị. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã tặng Đức Giáo Hoàng một gương ma thuật.
Thoạt nhìn, nó dường như là bình thường. Nhưng khi tiếp xúc với ánh sáng, nó sẽ hiển thị một hình ảnh của Chúa Kitô và một cây thánh giá. Kitô hữu tiên khởi của Nhật Bản sử dụng gương này khi họ đã bị đàn áp.
"Họ có gương này để giữ kín đức tin của họ. Nhưng khi chúng ta đặt nó dưới ánh sáng, chúng ta có thể nhìn thấy ..."
Thủ tướng Chính phủ đã không ngần ngại biểu diễn chiếc gương với Đức Giáo Hoàng.
Ông cũng tặng Đức Giáo Hoàng một bức tranh vẽ Đức Giáo Hoàng Paul V đứng chung với Hasekura Tsunenaga, một samurai, tức là một hiệp sĩ Nhật, đã cải đạo đến thăm Vatican 400 năm trước đây.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng lại cho ông Abe những huy chương khác nhau của triều đại Giáo Hội của ngài mà thường được tặng cho các nhà lãnh đạo thế giới.
"Đây là hình ảnh cho thấy các thiên thần giúp Thánh Phêrô trốn thoát khỏi nhà tù của ngài."
Shinzo Abe dừng lại ở Vatican hai ngày sau cuộc họp G7 kết thúc tại Brussels. Khi họ nói lời tạm biệt, theo thường lệ Đức Thánh Cha đã xin thủ tướng cũng cầu nguyện cho ngài. Thủ tướng đã kính cẩn nhận lời theo phong cách Nhật Bản.
12. Toà Giám Mục Công Giáo nghi lễ Armenia tại Aleppo, Syria bị hoả tiễn làm hư hại nặng
Hôm thứ Năm 5 tháng Sáu, phiến quân Hồi Giáo đang hoạt động trong khu vực Aleppo, thành phố lớn nhất của Syria, đã bắn hai hỏa tiễn vào Toà Giám Mục Công Giáo nghi lễ Armenia tại thành phố này.
Đức Tổng Giám Mục Boutros Marayat nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc biết là “một tên lửa rất mạnh đã làm hư hỏng trường học trong khuôn viên Toà Giám Mục và một cánh của Tòa Giám Mục, phá vỡ các cửa ra vào và đập vỡ nhiều cửa sổ". Tuy nhiên, may mắn là không có ai thiệt mạng hay bị thương.
Ngài nói với hãng tin Fides: "Một tên lửa ít mạnh hơn đã rơi vào trường của chúng tôi ngày hôm qua."
Bất chấp các cuộc tấn công tên lửa, cư dân Aleppo đã đi bỏ phiếu để bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 03 tháng 6. "Mọi công dân đều vì nhiều lý do đã đứng về phía tổng thống Bashar al- Assad,"
Đức Tổng Giám Mục Marayat nói: “Assad, là người đã lãnh đạo đất nước từ năm 2000, đã giành được trong cuộc bầu cử với gần 89% phiếu bầu”.
13. Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân kỷ niệm 70 năm cuộc đổ bộ của Đồng Minh tại Normandy
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã gởi một sứ điệp đến các Giám Mục Pháp, thay mặt cho Đức Thánh Cha Phanxicô, để đánh dấu kỷ niệm 70 năm cuộc đổ bộ của Đồng Minh tại Normandy. Đó là một thời điểm quyết định dẫn đến sự kết thúc của Chiến tranh Thế giới II.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã vinh danh những người lính "bỏ lại phía sau đất nước của họ để đổ bộ lên bãi biển Normandy, với mục tiêu là để chiến đấu chống lại chế độ man rợ Đức Quốc xã và giải phóng nước Pháp đang bị chiếm đóng."
Ngài bày tỏ mong muốn là các thế hệ mới nhận ra những nỗ lực của những người đã phải trả một giá hy sinh to lớn như vậy. Đức Thánh Cha cũng mong rằng việc kỷ niệm những sự kiện này góp phần giáo dục việc tôn trọng tất cả mọi người. Thêm vào đó, kỷ niệm này cũng nên "nhắc nhở chúng ta rằng việc loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của con người và xã hội chẳng mang lại sự gì khác hơn là chết chóc và đau khổ."
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin Thánh Teresa Benedicta Thánh Giá, bổn mạng của châu Âu, hướng dẫn các quốc gia châu Âu hướng tới con đường hòa bình. Vị thánh này, còn được gọi là Edith Stein, đã bị giết chết tại trại tập trung Auschwitz trong Thế chiến II.
14. Đức Thánh Cha kêu gọi nâng đỡ dân du mục
Đức Thánh Cha khích lệ Giáo Hội cũng như các tổ chức quốc gia và quốc tế nâng đỡ những người du mục thường phải sống ngoài lề xã hội và chịu nhiều kỳ thị.
Trên đây là nội dung bài diễn văn của Đức Thánh Cha trong cuộc gặp gỡ sáng ngày thứ Năm mùng 5 tháng Sáu với 70 tham dự viên hội nghị thế giới về Giáo Hội và người du mục do Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động triệu tập. Trong số các tham dự viên có nhiều Giám Mục đặc trách và các vị Giám đốc toàn quốc mục vụ người du mục, thuộc các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới. Hội nghị có chủ đề là “Giáo Hội và người du mục: loan báo Tin Mừng trong các môi trường bên lề xã hội”.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng:
“Những người du mục thường ở ngoài lề xã hội và nhiều khi họ bị người ta nhìn với cắp mắt đố kỵ và ngờ vực; họ ít tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế và xã hội ở địa phương.”
Theo Đức Thánh Cha, trong số những nguyên nhân tạo nên những tình trạng lầm than trong xã hội ngày nay nơi một phần dân chúng, người ta phải kể đến sự thiếu thốn các cơ cấu giáo dục để huấn luyện về văn hóa và nghề nghiệp, ít được săn sóc về y tế, bị kỳ thị trong thị trường công ăn việc làm và thiếu nhà ở xứng đáng. Tuy những tai ương này có thể xảy ra cho mọi người, nhưng các nhóm yếu thế nhất thường dễ trở thành nạn nhân của những hình thức nô lệ mới. Đó là những người ít được bảo vệ, và bị rơi vào cạm bẫy của nạn bóc lột, và những hình thức lạm dụng khác, bị bó buộc làm nghề hành khất. Những người du mục thuộc vào số những người dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt khi họ không được trợ giúp để hội nhập và thăng tiến con người trong các chiều kích khác nhau của cuộc sống xã hội.
Trước tình trạng trên đây, Đức Thánh Cha khuyến khích Giáo Hội tiếp tục dấn thân và cả các cơ cấu quốc gia và quốc tế cần gia tăng nỗ lực qua các dự án và các biện pháp nhắm cải tiến chất lượng cuộc sống của người du mục. Ngài nói: Về tình trạng của người du mục trên thế giới, ngày nay hơn bao giờ hết cần đề ra các phương pháp tiếp cận mới trong lãnh vực dân sự, văn hóa và xã hội, cũng như trong kế hoạch mục vụ của Giáo Hội, để đương đầu với những thách đố nảy sinh từ những hình thức mới mẻ trong việc bách hại, đàn áp và nhiều khi cả những hình thức nô lệ nữa”
15. Boko Haram tắm máu các tín hữu Kitô tại miền Bắc Borno. Cuộc thảm sát vẫn đang tiếp tục
Dân biểu Peter Biye của bang Borno nói với AFP là cuộc thảm sát bắt đầu từ hôm thứ Ba 3 tháng Sáu vẫn đang tiếp diễn trong đơn vị bầu cử của ông. Đây có lẽ là cuộc tấn công kinh hoàng nhất và dã man nhất do bọn khủng bố Hồi Giáo gây ra từ khi bọn khủng bố này bắt đầu hoạt động vào năm 2002.
Con số người thiệt mạng được ước tính là 400-500 người nhưng không thể biết được chính xác là bao nhiêu vì bọn khủng bố kiểm soát được hoàn toàn các khu vực Goshe, Attagara, Agapalwa và Aganjara trong huyện Gwoza của bang Borno là nơi đang chứng kiến thảm họa nhân đạo với tốc độ hơn 800 người tản cư một ngày.
Máy bay vần vũ trên bầu trời và oanh tạc dữ dội vào các vị trí do bọn khủng bố kiểm soát với hy vọng là có thể đuổi bọn khủng bố ra khỏi khu vực. Tuy nhiên, bọn Boko Haram bắt dân làm bia đỡ đạn nên con số thiệt hại về nhân mạng có thể còn lên rất cao.
Dân biểu Peter Biye cho biết là các viên chức chính quyền trong vùng đã bỏ chạy và người dân không được thông báo về những gì đang diễn ra.
Buổi tối ngày thứ Tư 4 tháng Sáu, bọn khủng bố đã có thể giả dạng các viên chức để triệu tập dân chúng làng Barderi thuộc vùng ngoại ô Maiduguri là thủ phủ bang Borno.
Ít nhất là 45 người đã bị thiệt mạng khi bọn khủng bố nổ súng tàn sát dân chúng đang tụ họp.
Hôm thứ Năm bốn người đã thiệt mạng khi một quả bom trên xe hơi phát nổ gần nhà của thống đốc bang Gombe ở phía đông bắc Nigeria, sát với bang Borno.
Một cuộc tấn công khác đã đã được ghi nhận hôm thứ Năm tại thị trấn Madagali, chỉ cách Gwoza, là nơi đang trong tay quân khủng bố, 25 km trong tiểu bang Adamawa.
Ông Maina Ularamu, thị trấn trưởng cho biết, sau khi tấn công một đồn bót do quân đội Nigeria kiểm soát, bọn khủng bố đã ung dung tiến vào thị trấn của Madagali, san bằng nhà thờ Công Giáo của thị trấn và đốt phá một văn phòng chính quyền địa phương.
16. Đức Thánh Cha đề nghị gặp gỡ Thượng Phụ Mạc Tư Khoa ở bất cứ nơi nào
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp tới Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa Kirill, nói rằng ngài "sẵn sàng gặp gỡ tại bất kỳ nơi nào".
Thông điệp của Đức Giáo Hoàng, đã được Đức Ông Massimo Palombella, giám đốc ca đoàn Sistina của Tòa Thánh trao tận tay cho Đức Thượng Phụ Kirill vào cuối tháng 5 vừa qua khi ca đoàn sang trình diễn tại Mạc Tư Khoa. Đức Thượng Phụ Kirill đã không trả lời.
Thời gian Đức Thánh Cha chọn để đưa ra thông điệp có nhiều ý nghĩa. Trước, trong và sau chuyến viếng thăm Thánh Địa của Đức Thánh Cha trong đó có cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Đại Kết Barthôlômêô Đệ I của Constantinople, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa liên tục đưa ra những thông cáo bác bỏ tư cách lãnh đạo thế giới Chính Thống Giáo của Đức Thượng Phụ Barthôlômêô Đệ I.
Trong quá khứ, nhiều nỗ lực dàn xếp một cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa đã thất bại. Các quan chức Chính thống Nga lúc nào cũng nói rằng một "cuộc họp thượng đỉnh" như vậy là quá sớm vì đến nay các tranh chấp giữa Rôma và Mạc Tư Khoa vẫn chưa được giải quyết.
Phía Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa đòi Giáo Hội Công Giáo không được “chiêu mộ tín đồ” tại Ukraine và Nga vì họ coi đây là “lãnh thổ tông tòa” của riêng mình. Giáo Hội Công Giáo cũng không được tiếp tục đòi lại các tài sản đã bị tịch thu dưới thời cộng sản để giao cho Chính Thống Giáo. Tòa Thánh cho đến nay luôn bác bỏ những yêu sách vô lý này.
Những tranh chấp cũ càng trầm trọng thêm trong những tháng gần đây. Các nhà lãnh đạo Chính thống Nga phàn nàn rằng các nhà lãnh đạo Công Giáo nghi lễ Byzantine đã tích cực tham gia trong những diễn biến đòi dân chủ tại Ukraine, cũng như vào xu hướng bài Nga.
17. Hàng trăm người chiếm khuôn viên Đền Thờ Đức Bà Cả tại Rôma xin Đức Giáo Hoàng trợ giúp
Hàng trăm người vô gia cư đã cắm trại trong khuôn viên của Đền Thờ Đức Bà Cả gần nhà ga trung ương Termini của Rôma từ hôm 4 tháng Sáu và xin Đức Giáo Hoàng giúp họ tìm được nhà ở.
Những người vô gia cư gồm cả người lớn và trẻ em tuyên bố sẽ không đi đâu hết cho đến khi nhà nước Ý giải quyết vấn đề gia cư cho họ.
"Chúng tôi là những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, những người nghèo và bị ruồng bỏ nhưng chúng tôi biết sự thánh thiêng của cuộc sống của chúng tôi". Những người vô gia cư này đã viết như trên trong bức thư gởi cho Đức Giáo Hoàng, là người thường xuyên lên tiếng về sự cần thiết phải chăm sóc cho người kém may mắn trên thế giới.
Bức thư biết tiếp: "Chúng tôi đang ở đây trong ngôi nhà của Thiên Chúa để yêu cầu giúp đỡ". Bức thư nói thêm rằng chính phủ Ý đã "tuyên chiến" với những người vô gia cư.
Các cuộc biểu tình lớn và rầm rộ đã nổ ra tại thủ đô Italia để tố cáo tình trạng thiếu nhà ở giá rẻ tại Rome. Một số người biểu tình đã có khuynh hướng bạo lực, vẽ bậy lên tường các cơ quan chính phủ vì họ không tìm ra được nhà ở và nhà nước không chú ý giải quyết vấn đề gia cư.
18. Đức Thánh Cha tiếp kiến Đức Thượng Phụ Aram I
Đức Thánh Cha liên đới với những đau khổ, thử thách của dân tộc Arméni, đồng thời kêu gọi các tín hữu Kitô Trung Đông tiếp tục tin tưởng và hy vọng.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ Năm 5 tháng Sáu, dành cho phái đoàn của Đức Thượng Phụ Aram I, Giáo chủ Arméni Tông Truyền Cilicia, có tòa gần Beirut, Liban, đến viếng thăm Tòa Thánh.
Lên tiếng trong dịp này Đức Thánh Cha đề cao những dấn thân của Đức Thượng Phụ Aram I cho chính nghĩa hiệp nhất các tín hữu Kitô trong chức vụ Chủ tịch Ủy ban trung ương Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô, cũng như trong cuộc đối thoại thần học giữa các Giáo Hội Chính Thống Đông phương và Công Giáo.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến lịch sử đau thương của dân tộc Armeni và Giáo Hội Tông truyền Arméni bị bó buộc trở thành một dân tộc lữ hành, chịu bách hại và tử đạo, để lại những vết thương sâu đậm trong tâm hồn của mọi người Armeni.
Đức Thánh Cha nói:
“Chúng ta phải nhìn và tôn kính các vết thương ấy như những vết thương của chính thân mình Chúa Kitô. Chính vì thế, các vết thương đó cũng là nguyên nhân niềm hy vọng và tín thác không lay chuyển nơi lòng từ bi quan phòng của Chúa Cha”.
Đức Thánh Cha cũng nói rằng: “Các anh chị em Kitô tại Trung Đông, cũng đang cần niềm tín thác và hy vọng như thế, đặc biệt những người đang sống tại những vùng tan hoang vì xung đột và bạo lực. Cả các tín hữu Kitô chúng ta cũng cần niềm tín thác và hy vọng ấy, dù chúng ta không phải đương đầu với những khó khăn, nhưng nhiều khi chúng ta có nguy cơ bị lạc mất trong sa mạc của sự dửng dưng và quên Chúa, hoặc sống trong xung đột giữa anh chị em hay ngã gục trong các trận chiến nội tâm chống lại tội lỗi. Trong tư cách là môn đệ Chúa Giêsu, chúng ta phải học cách khiêm tôn vác đỡ gánh nặng cho, giúp nhau ngày càng trở nên môn đệ của Chúa Giêsu, trở thành Kitô hữu tốt đẹp hơn”.
Trước đó, trong lời chào Đức Thánh Cha, Đức Thượng Phụ Aram đã nói đến cuộc diệt chủng dân tộc Arméni và cuộc lưu đày dân tộc này dưới thời đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ năm 1915. Ngài chào mừng cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Thánh Địa và sự khích lệ dành cho các tín hữu Kitô toàn vùng.
Sau buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha và phái đoàn của Đức Thượng Phụ Aram I đã cầu nguyện chung tại nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Chuộc ở trong dinh Tông Tòa, bằng tiếng Ý, Arméni và tiếng Anh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét