Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày Chủ
Nhật sẽ cử hành hôn lễ cho 10 cặp nam nữ mà mối liên hệ, theo truyền thống được
xem như là tội lỗi, giữa lúc Ngài làm việc để Giáo hội Công giáo mở rộng hơn nữa.
Thánh lễ thành hôn tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô sẽ gồm có những cặp sống ngoài hôn nhân và những cặp đã có con.
Đây sẽ là hôn lễ đầu tiên tại Vatican kể từ khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II làm lễ cưới cho 8 cặp vào năm 2000.
Sự kiện này trùng hợp với việc khai mạc Đại hội đồng Đặc biệt các Giám mục sắp tới.
Thánh lễ thành hôn tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô sẽ gồm có những cặp sống ngoài hôn nhân và những cặp đã có con.
Đây sẽ là hôn lễ đầu tiên tại Vatican kể từ khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II làm lễ cưới cho 8 cặp vào năm 2000.
Sự kiện này trùng hợp với việc khai mạc Đại hội đồng Đặc biệt các Giám mục sắp tới.
Đại Hội Đồng sẽ chú trọng đến việc
nghiên cứu rộng rãi trên thế giới của Vatican về ly dị, ngừa thai và những vấn
đề gia đình và xã hội khác.
Mời bạn đọc thêm:
http://www.chuacuuthe.com/2014/09/dtc-bai-giang-trong-thanh-le-suy-ton-thanh-gia/
Mời bạn đọc thêm:
ĐTC: Bài giảng trong thánh lễ Suy tôn Thánh Giá
VRNs (15.09.2014) – Sài
Gòn- Theo news.va- Sáng Chúa nhật 14.09 hôm qua, ĐTC Phanxicô
đã chủ sự thánh lễ trọng thể Suy tôn Thánh Giá tại Đền thờ Thánh Phêrô và làm
phép cưới cho 20 đôi hôn phối thuộc giáo phận Rôma.
Sau đây là nguyên văn bài giảng
của Đức Thánh Cha:
Bài đọc thứ I nói với chúng ta về
hành trình của dân Chúa đi trong sa mạc. Chúng ta hình dung một đoàn dân tiến
bước dưới sự hướng dẫn của Môisê; họ là những gia đình gồm có: cha, mẹ, con
cái, ông bà nội ngoại, những người nam nữ đủ mọi lứa tuổi, bao nhiêu trẻ em, với
những người già lê bước khó nhọc trong hành trình sa mạc. Dân tộc này nhắc
chúng ta nghĩ về Giáo Hội lữ hành băng qua sa mạc trong thế giới ngày nay. Đó
là Dân Thiên Chúa, gồm phần lớn là các gia đình.
Điều này làm cho chúng ta nghĩ đến
các gia đình chúng ta đang lữ hành trên các nẻo đường với trải nghiệm sống qua
từng ngày. Sức mạnh và chiều sâu nhân loại chất chứa nơi mỗi gia đình: sự
giúp đỡ lẫn nhau, việc giáo dục, những liên hệ giữa các thành viên, chia sẻ niềm
vui và những khó khăn. Gia đình là nơi đầu tiên ở đó chúng ta được hình thành
như những nhân vị và đồng thời là “những viên gạch” để xây dựng xã hội.
Chúng ta hãy trở lại với trình
thuật trong Kinh Thánh. Đến thời điểm “dân trở nên mất kiên nhẫn” (x.Ds 21,4).
Họ mệt mỏi, thiếu nước và chỉ ăn “manna”, thứ lương thực lạt vị được Thiên Chúa
ban. Bấy giờ họ than trách và phản đối chống lại Thiên Chúa và Môisê: “Tại sao
ông đưa chúng tôi đi?” (x.Ds 21,5). Họ bị cám dỗ muốn quay về và từ bỏ cuộc
hành trình.
Chúng ta hãy nghĩ đến các đôi vợ
chồng “mất kiên nhẫn trong cuộc hành trình” của đời sống hôn nhân và gia đình.
Sự vất vả của cuộc hành trình làm cho họ mệt mỏi nội tâm; họ đánh mất niềm vui
hôn nhân và không còn múc lấy suối nguồn từ Bí tích nữa. Đời sống thường nhật
trở thành nặng nề, thậm chí cảm thấy “buồn nôn”.
Trong thời điểm lạc hướng ấy –
theo Kinh Thánh tường thuật- các con rắn lửa bò tới và cắn dân chúng và bao
nhiêu người đã bị chết. Điều này làm cho dân chúng hối hận, họ xin lỗi Môisê và
xin ông nài xin Thiên Chúa để Ngài làm cho các con rắn bỏ đi. Ông Môisê xin
Thiên Chúa và Ngài ban cho thuốc chữa: một con rắn đồng treo lên cây để ai bị rắn
cắn mà nhìn lên con rắn đồng thì được chữa lành.
Biểu tượng này có nghĩa là gì?
Thiên Chúa không tiêu diện các con rắn, nhưng ngài tặng “thuốc giải độc”: nhờ
Môisê treo con rắn đồng lên, Thiên Chúa thông truyền sức mạnh chữa lành, lòng từ
bi của Ngài mạnh mẽ hơn chất độc của Kẻ cám dỗ.
Như chúng ta đã nghe trong Tin Mừng,
Chúa Giêsu xác định chính Ngài là biểu tượng ấy: Thực vậy, Chúa Cha, vì yêu
thương đã ban Đức Giêsu là Con duy nhất của Ngài cho loài người, để họ được sống
đời đời (x. Ga 3,13-17); và tình yêu bao la của Chúa Cha thúc đẩy Chúa Con trở
nên phàm nhân, trở nên người tôi tớ, chết cho chúng ta và chết trên cây thập tự;
vì thế, Chúa Cha đã cho Người sống lại và ban cho Người quyền làm chủ trên toàn
thể vũ trụ. Như Thánh ca trong thư của thánh Phaolô gửi tín hữu thành Philipphê
diễn tả (x.2,6-11). Hễ ai tín thác vào chính Chúa Giêsu chịu đóng đanh thì nhận
được lòng thương xót của Thiên Chúa và tìm thấy phương dược chữa lành khỏi nọc
độc chết chóc của tội lỗi.
Thuốc chữa mà Thiên Chúa ban cho
dân Ngài cũng đặc biệt có giá trị đối với các đôi vợ chồng “mất kiên nhẫn trên
hành trình” và bị tấn công bởi những cám dỗ nản chí, bất trung, yếu đuối và bỏ
cuộc. Thiên Chúa là Cha cũng ban Chúa Giêsu Con của Ngài cho các đôi vợ chồng,
không phải để lên án họ, nhưng để cứu thoát họ: nếu họ tín thác nơi Ngài, Ngài
mang đến cho họ sự chữa lành bằng tình yêu thương xót xuất phát từ Thập Giá của
Ngài, bằng sức mạnh ân sủng đổi mới và đưa họ trở lại hành trình đời sống hôn
nhân và gia đình.
Tình yêu Chúa Giêsu chúc lành và
thánh hóa sự kết hiệp vợ chồng, làm duy trì và canh tân tình yêu của họ, khi
trong thân phận con người tình yêu ấy bị mất đi, bị thương tổn, bị hao mòn.
Tình Yêu của Chúa Kitô có thể phục hồi cho đôi vợ chồng tìm lại được niềm vui
hôn nhân trên hành trình. Hành trình hôn nhân của một người nam và một người nữ
với nhau, trong đó người chồng có nghĩa vụ giúp vợ mình ngày càng trở thành một
người nữ hơn và người nữ có nhiệm vụ giúp chồng mình ngày càng trở thành một
người nam hơn. Đó là sự bổ túc cho nhau trong những khác biệt. Đó không phải là
một cuộc hành trình luôn êm ả, không có xung đột, như vậy thì chẳng phải là con
người. Đó là một hành trình cam go, nhiều khó khăn và xung đột, nhưng cuộc sống
là như thế! Hôn nhân là biểu tượng của cuộc sống, một cuộc sống thực sự: chứ
không phải là một chuyện tưởng tượng! Đó là bí tích tình yêu của Chúa Kitô và của
Giáo Hội, một tình yêu tìm được sự bảo đảm nơi Thánh Giá.
Hoàng Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét