CHÂN THIỆN MỸ MẾN CHÀO CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Tôn trọng Sự Thật.



Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP


Thứ Hai Tuần 22 TN2 
Bài đọc: I Cor 2:1-5; Lk 4:16-30.

1/ Bài đọc I: 1 Thưa anh em, khi tôi đến với anh em, tôi đã không dùng lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu mà loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa.
2 Vì hồi còn ở giữa anh em, tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giê-su Ki-tô, mà là Đức Giê-su Ki-tô chịu đóng đinh vào thập giá.
3 Vì thế, khi đến với anh em, tôi thấy mình yếu kém, sợ sệt và run rẩy.
4 Tôi nói, tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa.
5 Có vậy, đức tin của anh em mới không dựa vào lẽ khôn ngoan người phàm, nhưng dựa vào quyền năng Thiên Chúa.

2/ Phúc Âm: 16 Rồi Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh.
17 Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng:
18 Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức,
19 công bố một năm hồng ân của Chúa.
20 Đức Giê-su cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người.
21 Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe."
22 Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người.
23 Người nói với họ: "Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào! "
24 Người nói tiếp: "Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình.
25 "Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thiếu gì bà goá ở trong nước Ít-ra-en;
26 thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xa-rép-ta miền Xi-đôn.
27 Cũng vậy, vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ít-ra-en, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri thôi."
28 Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ.
29 Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành -thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực.
30 Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Tôn trọng Sự Thật.

Thiên Chúa rất công bằng với mỗi người chúng ta. Ngài ban cho tất cả mọi người có cơ hội để lắng nghe Lời Chúa và lãnh nhận các ơn lành trước khi xét xử mỗi người. Nhưng có cơ hội đồng đều không bảo đảm kết quả sẽ giống nhau vì thái độ đón nhận của con người rất khác nhau. Có những người chỉ cần một lần nghe hay lãnh nhận họ đã nhận ra Sự Thật và cám ơn Chúa; đa số những người này lại là những Dân Ngọai. Có những người nghe đi nghe lại đã không nhận ra lại còn có những hành động nuốt chửng Sự Thật; đa số những người này lại là những người con trong gia đình và Giáo-Hội. Các Bài đọc hôm nay cho thấy sự kiện đáng buồn này.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Khôn ngoan của Thập Giá và khôn ngoan của con người.

Khôn ngoan của con người chẳng những không đủ để nhận ra những mầu nhiệm của Thiên Chúa mà đôi khi còn làm ngăn cản để hiểu những mầu nhiệm này. Thực tế cho thấy, những người quay lưng lại với Sự Thật của Thiên Chúa lại là những người học thức và khôn ngoan theo tiêu chuẩn của thế gian. Nhiều người trong giáo đòan Corintô của Thánh Phaolô thuộc lọai người này. Trong khi những người dễ nhận ra và tin vào sự khôn ngoan của Thập Giá là những người đơn sơ, ít học, và khiêm nhường. Thánh Phaolô chắc chắn đã có kinh nghiệm về điều này khi ngài viết những hàng sau đây: “Thưa anh em, khi tôi đến với anh em, tôi đã không dùng lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu mà loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa. Vì hồi còn ở giữa anh em, tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giê-su Kitô, mà là Đức Giê-su Kitô chịu đóng đinh vào thập giá.”
Để hiểu sự khôn ngoan của Thập Giá, con người cần có thái độ thích ứng: hòan tòan dựa vào Thánh Thần và quyền năng Thiên Chúa, chứ không cậy dựa vào sự khôn ngoan của con người. Điều này cần được áp dụng cho cả người rao giảng lẫn người lãnh nhận: “Vì thế, khi đến với anh em, tôi thấy mình yếu kém, sợ sệt và run rẩy. Tôi nói, tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa. Có vậy, đức tin của anh em mới không dựa vào lẽ khôn ngoan người phàm, nhưng dựa vào quyền năng Thiên Chúa.”

2/ Phúc Âm: Thái độ bóp nghẹt Sự Thật của những người đồng hương với Chúa.

Về quê để vinh quy bái tổ lẽ thay vì là một biến cố vui mừng đáng ghi nhớ , trớ trêu thay lại trở thành dịp để những người đồng hương tru diệt nhân tài số một của làng mình. Bắt đầu bằng việc Chúa vào hội đường ở Nazareth trong ngày Sabath và Người đọc đọan Sách Thánh của Isaiah: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.” Đức Giê-su cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người.
Theo lời tường thuật của Phúc Âm Luca: “Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người.” Hai thánh sử Matthêu và Marcô nêu lý do tại sao sau cùng họ không tin vào Ngài là vì họ đã biết lịch sử của cha mẹ, anh chị em Ngài; trong khi thánh sử Luca cho lý do của sự không tin là vì Ngài không làm những dấu lạ ở giữa họ.
Một sự thật đáng buồn: “Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình.” Tục ngữ Việt-Nam có câu: “Một người làm quan cả họ được nhờ.” Có lẽ những người đồng hương ở Nazareth cũng nghĩ như thế và Chúa Giêsu cũng muốn như vậy, nhưng hai bên có hai cách nhìn khác nhau. Họ muốn Chúa trở thành cái máy làm phép lạ để thỏa mãn các nhu cầu vật chất của họ trong khi Chúa muốn họ hiểu biết Sự Thật lớn lao nhất Ngài là con Thiên Chúa, tin vào Ngài, và giữ các điều Ngài dạy để có sự sống đời đời.
Sự thật mất lòng: Các người ngọai gia đình cũng như Giáo-Hội có niềm tin vào Thiên Chúa mạnh hơn nhiều người trong gia đình và Giáo-Hội. Trong Phúc Ấm, đã nhiều lần Chúa nhắc nhở sự kiện đáng buồn này (Viên trưởng hội đường, Bà mẹ xứCanaan, Người Samaria nhân hậu…). Tại sao điều này xảy ra? (1) Vì nghĩ mình khôn ngoan hơn và đã biết hết Sự Thật! (2) Vì đã quá quen với những lời giảng dạy nên không quí trọng nữa! (3) Vì đã quá quen với những ân huệ nhận được nên không còn thái độ biết ơn nữa! (4) Mất thái độ nhạy cảm với Sự Thật: Có mắt cũng như mù, có tai cũng như điếc, có trí khôn suy nghĩ nhưng không chịu suy nghĩ, và quả tim để rung động đã ra chai đá.
Thái độ quay lưng lại với Sự Thật như thế làm nản lòng các tiên tri. Có ích lợi chi đâu nếu họ làm việc vất vả mà không nhìn thấy kết quả! Tốt hơn là đem cho những ai biết lãnh nhận hơn. Những người còn trí khôn biết nhạy cảm với Sự Thật, những người trái tim vẫn còn biết ơn và biết nói lời cám ơn. Đau đớn thay những người như thế lại là những người dưng nước lã, những người Dân Ngọai mà Chúa Giêsu đưa ra hai trường hợp: “Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: vào thời ông Êlijah, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thiếu gì bà goá ở trong nước Israel; thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Zareptha miền Sidon. Cũng vậy, vào thời ngôn sứ Êlisah, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Israel, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Naaman, người xứ Syria thôi.”
Phản ứng mù quáng: Đã không đón nhận Sự Thật, họ để tính nóng giận làm chủ và muốn giết chết người nói Sự Thật! Phúc Âm tường thuật “Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.” Nếu những con người đã mất hết lương tri như thế, còn hy vọng gì để cải biến họ nữa? Là con người mỏng dòn dễ vỡ như vỏ trứng mà giờ đây còn cố gắng lấy sức để lao đầu vào đá, thì hậu quả phải lãnh nhận là tự họ chọn để lao đầu xuống vực sâu. Chúa có nhân từ bao nhiêu cũng chẳng cứu nổi những con người mù quáng ngông cuồng này, vì họ đã chọn để bị hư mất. Cách tốt nhất là Chúa để họ với tính mù quáng của họ, Người băng qua giữa họ mà đi.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Sự Thật của bài Phúc Âm vẫn nhan nhản trong gia đình, giáo xứ, và Giáo-Hội hôm nay. Mỗi người chúng ta cần cẩn thận xét mình để nhận ra chúng ta thuộc lọai người nào. Nếu thuộc những người biết lắng nghe và sống Lời Chúa, hãy tiếp tục con đường đó và cám ơn Chúa. Nếu thuộc lọai bưng tai bịt mắt trước Sự Thật, hãy vội ăn năn quay về khi còn có cơ hội để làm trước khi cơ hội bị lấy đi để trao cho người khác.
- Các tiên tri của Chúa không thể tiếp tục rao giảng cho những con người mù quáng, không những bưng tai bịt mắt trước Sự Thật, lại còn khinh thường và muốn tiêu diệt Sự Thật. Trong những trường hợp như thế, các tiên tri cũng phải làm như Chúa, bỏ kệ họ một mình và tiếp tục đến với những người khác.
- Chúng ta phải để Sự Thật hướng dẫn mình chứ mình không hướng dẫn Sự Thật theo ý thích và lợi ích của cá nhân mình. 



Chấp nhận thập giá với lòng mến Chúa



"Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo." (Mt 16,24)


Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã vác thập giá lên đỉnh đồi Can-vê để chịu chết hầu cứu độ nhân loại. Và con đây, bước theo Chúa trên hành trình về Nhà Cha không thể nào thoát khỏi thập giá của bản thân con. Xin giúp con chấp nhận thập giá của con với lòng mến Chúa hầu sinh ơn ích cho phần rỗi của con. Amen.

LỜI NGUYỆN TÍN HỮU CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN A (31/08/2014)



LỜI NGUYỆN TÍN HỮU
CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN A (31/08/2014)
(Mt 16,21-27)
Chủ tế: (Tùy nghi)

Anh chị em thân mến! Con Thiên Chúa đã chấp nhận chịu khổ hình, chịu chết trên thập giá và sống lại để cứu chuộc nhân loại. Ngài mời gọi chúng ta hãy từ bỏ chính mình và bước đi trên con đường thập giá theo Chúa Kitô, chúng ta cùng dâng lên Cha những lời nguyện xin sau đây:

1/ Từ bỏ mọi sự và vác thập giá hằng ngày là đòi hỏi đối với người môn đệ đích thực của Chúa Kitô. Chúng ta cùng cầu xin Cha cho các vị Mục tử trong Hội Thánh phải đương đầu với bao chống đối và bách hại, luôn vững tin vào sức mạnh của thập giá để can đảm đón nhận và vượt qua những khó khăn thử thách hầu góp phần vào cuộc thương khó của Chúa Kitô.

Xướng: Chúng con nguyện xin Cha!      

2/ Chúng ta cùng hiệp ý cầu xin Cha cho mọi người trong cộng đoàn luôn khắc ghi lời Chúa hôm nay: “Nếu ai được lợi cả thế gian mà thiệt hại sự sống mình, thì được ích gì”, để trong cuộc sống hằng ngày mỗi người biết hướng về đời sau qua từng suy nghĩ, lời nói và việc làm.

Xướng: Chúng con nguyện xin Cha!      

3/ Thứ Ba ngày 2 tháng 9 lễ Quốc Khánh, cầu cho tổ quốc. Xin Cha thương phù hộ cho nước Việt Nam được bình an, công lý được thực thi, mọi người được cơm no áo ấm.

Xướng: Chúng con nguyện xin Cha!      

4/ Chúng ta cùng cầu xin Cha thương đến 144 em thiếu nhi được lãnh nhận Bí tích Thêm sức trong ngày hôm nay, xin Chúa Thánh Thần biến đổi tâm hồn, giúp các em luôn sống xứng đáng là con cái của Cha.

Xướng: Chúng con nguyện xin Cha!  

Chủ tế:
(Tùy nghi) Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã biến đổi thập giá thành thánh giá đem lại ơn cứu độ cho muôn người. Xin nhậm lời chúng con cầu nguyện và ban Thánh Thần, giúp chúng con can đảm từ bỏ bản thân và trung thành vác thập giá mình hằng ngày mà đi theo Chúa. Người hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen.

















Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Ra công sinh lợi cho Chúa


"Anh đúng là tôi tớ tài giỏi và trung thành! Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!" (Mt 25,21)


 Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã giao cho con những nén bạc hôm nay để làm giàu cho Nước Chúa, xin giúp con ý thức ra công để sinh lợi như lòng Chúa mong ước. Amen.

Vị Mục tử ở giữa đàn chiên

0


VRNs (30.08.2014) –Sài Gòn- theo news.va- Cha Jorge Hernández Zanni thuộc Tu hội Ngôi Lời Nhập Thể, là linh mục quản xứ Gaza, vừa qua đã đến Rôma để gặp gỡ riêng với ĐTC để tường thuật cho ngài tình hình của các kitô sống trong tình trạng chiến tranh. Và sau đây là nội dung bài phỏng vấn với cha  do báo Quan sát viên Rôma thực hiện.
Ấn tượng đầu tiên của cha sau khi gặp mặt với Đức Giáo Hoàng là gì? 
Cuộc gặp mặt vừa rồi với ĐTC là một ân sủng. Tôi chưa bao giờ mơ có được cuộc gặp gỡ này. Trong những ngày chiến tranh ở Gaza, Đức Thánh Cha gửi một thông điệp qua email tới giáo xứ của tôi.  Ngay lập tức, tôi đã thông báo cho tất cả các tín hữu về món quà này. Đây là một món quà mà chúng tôi không thể tưởng tượng, chỉ cần việc làm này thôi đủ thấy chúng tôi đang ở trong trái tim của ĐTC.
Vậy thông điệp là gì?
Điểm chính là ĐTC khuyến khích chúng tôi tiếp tục tiến về phía trước, để làm làm chứng cho đời kitô hữu là “muối đất”. Tôi đã đề cập đến sự hiện diện chứng nhân của các Kitô hữu ở nơi đó. Chúng ta đừng quên rằng trong số gần hai triệu người ở Gaza, có 1.350 tín hữu, trong đó có 136 là người Công Giáo và còn lại là Chính Thống Giáo. Dù là thiểu số nơi vùng đất này nhưng Đức Thánh Cha đã quan tâm đến chúng tôi. Đó là một cử chỉ quan trọng và có ý nghĩa.
Và trong buổi tiếp kiến riêng với ĐTC đã mang lại ý nghĩa gì cho cha?
Với cuộc gặp gỡ này, bây giờ, tôi đã có sự chắc chắn rằng: Vị mục tử đang hiện diện giữa ngay giữa đàn chiên của mình. Vị mục tử đưa ra lời nâng đỡ, động viên và khuyên bảo đầy khôn ngoan. Đó là một hồng ân lớn lao cho chúng tôi.
Tình hình hiện nay ở Dải Gaza ra sao?
Tạ ơn Chúa, một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài đã đạt được thỏa thuận, ít nhất cũng là một cơ hội cho các cuộc đàm phán. Và đây cũng là một hồng ân lớn lao cho chúng ta, bởi vì người dân không thể chịu đựng hơn nữa.  Nỗi sợ hãi  và chịu đựng đã trở nên quá mệt mỏi cho cả hai bên trong cuộc xung đột.
Cha sẽ làm gì vào thời điểm này trong giáo xứ?
Giáo xứ Thánh Gia là giáo xứ duy nhất ở Gaza. Trong cuộc xung đột, chúng tôi đã tổ chức cho hơn 2.200 người rời bỏ nhà cửa ra đi lánh nạn. Chúng tôi là nhân chứng của tình bác ái. Chúng tôi, những người tị nạn với những đau khổ, đã được tiếp đón, được che chở cũng như được cung cấp những nhu cầu khẩn thiết nhờ tổ chức Caritas quốc tế, luôn bên cạnh chúng tôi. Tôi phải nói rằng chúng tôi luôn luôn được sự ủng hộ vô điều kiện của Đức Thượng Phụ Giêrusalem theo nghi lễ Latin. Đức Thượng phụ Twal, người đã chăm sóc viện trợ nhân đạo cho chúng tôi và bản thân ngài cũng đã gọi điện cho cộng đoàn của chúng tôi nhiều lần. Một người đã sống qua chiến tranh đều biết giá trị đặc biệt của các kinh nghiệm này. Đây là sự hiện diện của Giáo Hội: một nhân chứng của tình bác ái. 
 Có bao nhiêu người làm việc trong giáo xứ?
Có một linh mục cũng thuộc Tu hội Ngôi Lời Nhập Thể là Cha Mario, đến từ Brazil, và các nữ tu từ ba hội dòng: các nữ tu của Mẹ Têrêsa, Dòng Đa Minh Mân Côi và Tu Hội Mẹ Matara, từ Argentina. Ba tu hội trên giúp đỡ cho giáo xứ, giúp cho trẻ em khuyết tật, mở trường dạy học. Họ cũng hội nhập nhanh chóng với người Hồi giáo và đó là một điều thuận lợi cho việc đối thoại giữa các tôn giáo.
Cha sẽ phát triển những gì trong tương lai khi hòa bình đến?
Đây không phải là chuyện đơn giản; nói chung chúng tôi sẽ bắt đầu lại từ đầu, cả trong giáo xứ và trong cộng đồng người dân. Mọi người đang hồi hương để tiếp tục cuộc sống mới. Rất khó để dự đoán những gì sẽ xảy ra. Tuy nhiên, tôi muốn công khai cảm ơn tất cả những ai, trong những tuần xung đột, đã viết thư nâng đỡ chúng tôi, hỗ trợ cho chúng tôi bằng những lời cầu nguyện và hiệp thông trong những nỗi đau khổ của chúng tôi. Điều này là rất quan trọng với chúng tôi. Một lần nữa, tôi xin tất cả mọi người tiếp tục cầu nguyện cho chúng tôi. Lời cầu nguyện là điều cần thiết, chúng tôi cần nó.
Hoàng Minh


Xung đột ý kiến.



Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Chủ Nhật 22 Thường Niên, Năm A

Bài đọc: Jer 20:7-9; Rom 12:1-2; Mt 16:21-27.

1/ Bài đọc I: 7 Lạy ĐỨC CHÚA, Ngài đã quyến rũ con,
và con đã để cho Ngài quyến rũ.
Ngài mạnh hơn con, và Ngài đã thắng.
Suốt ngày con đã nên trò cười cho thiên hạ, để họ nhạo báng con.
8 Mỗi lần nói năng là con phải la lớn,
phải kêu lên: "Bạo tàn! Phá huỷ!"
Vì lời ĐỨC CHÚA mà con đây bị sỉ nhục và chế diễu suốt ngày.
9 Có lần con tự nhủ: "Tôi sẽ không nghĩ đến Người,
cũng chẳng nhân danh Người mà nói nữa."
Nhưng lời Ngài cứ như ngọn lửa bừng cháy trong tim,
âm ỉ trong xương cốt.
Con nén chịu đến phải hao mòn, nhưng làm sao nén được!”

2/ Bài đọc II: 1 Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người.
2 Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo.

3/ Phúc Âm: 21 Từ lúc đó, Đức Giê-su Ki-tô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại.
22 Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người: "Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!"
23 Nhưng Đức Giê-su quay lại bảo ông Phê-rô: "Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người."
24 Rồi Đức Giê-su nói với các môn đệ: "Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.
25 Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy.
26 Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?
27 Vì Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm.”

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Xung đột ý kiến.

Xung đột ý kiến xảy ra ở mọi nơi mọi thời: Ở nhà, các em bé muốn tiếp tục xem phim trong khi bố mẹ bảo tắt đi ngủ. Ngoài đường, người lái xe cứ phải đứng chờ khi đèn đỏ tại các ngã tư trong khi ngã bên kia vắng tanh. Nơi công sở, công nhân muốn làm theo ý mình mà cứ bị buộc phải làm theo ý chủ. Khi xung đột ý kiến xảy ra, đương sự nên theo ý của ai? Và dựa vào đâu để biết ý kiến đúng?
Các bài đọc hôm nay cho chúng ta thấy xung đột ý kiến xảy ra ở mọi thời và cách chọn của các nhân vật trong các bài đọc: họ chọn để sống theo ý Thiên Chúa. Trong bài đọc I, sự xung đột ý kiến xảy ra giữa Thiên Chúa và ngôn sứ Jeremiah. Thiên Chúa muốn ông nói những điều mà dân chúng không thích nghe, và vì không thích nghe nên họ đấu tố ông. Jeremiah nhiều khi không muốn nói lời Thiên Chúa truyền, nhưng sau cùng, ý Thiên Chúa toàn thắng. Trong bài đọc II, người môn đệ của Đức Kitô bị đòi hỏi để hiến dâng toàn bộ cuộc đời mình để làm của lễ hiến dâng thánh thiện lên cho Thiên Chúa. Điều này không dễ, vì những cám dỗ của thế gian vẫn dằng dai đeo đuổi để bắt người môn đệ phải lựa chọn. Trong Phúc Âm, Matthew tường thuật sự xung đột giữa Chúa Giêsu và tông đồ Phêrô. Chúa báo trước Ngài sẽ lên Jerusalem để bắt đầu Cuộc Thương Khó theo ý định của Thiên Chúa, Phêrô kéo Chúa Giêsu ra một nơi và khuyên Ngài đừng chọn con đường ấy. Chúa Giêsu mắng Phêrô: "Satan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người."

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Xung đột ý kiến giữa Jeremiah và Thiên Chúa.

1.1/ Ý của Thiên Chúa: Chúa muốn chọn Jeremiah làm tiên tri của Chúa. Jeremiah từ chối nại cớ ông không biết ăn nói vì ông còn trẻ con. Chúa phán: “Đừng nói ngươi còn trẻ. Tất cả những ai Ta sai ngươi tới với họ, ngươi phải tới; và tất cả những gì Ta muốn ngươi nói, ngươi phải nói. Đừng sợ họ, vì Ta sẽ ở với ngươi để cứu chuộc ngươi.” Rồi Đức Chúa giơ tay ra và chạm vào miệng Jeremiah và phán: “Hãy coi, Ta đã đặt Lời Ta vào miệng ngươi, hôm nay Ta đã đặt ngươi có quyền trên các quốc gia và vương quốc, để nhổ lên và tàn phá, để phá hủy và dẹp đi, để xây dựng và vun trồng” (Jer 1:6-10). Ông đã trở thành tiên tri của Chúa từ đó. Chính Jeremiah trong Bài đọc I hôm nay đã thốt lên: “Lạy Đức Chúa, Ngài đã quyến rũ con, và con đã để cho Ngài quyến rũ. Ngài mạnh hơn con, và Ngài đã thắng.”

Ông dùng động từ “quyến rũ,” là động từ thường dùng trong lãnh vực tình cảm lãng mạn, và ông đã rơi vào “bẫy” của Thiên Chúa. Một khi đã trở thành tiên tri là ông phải nói và làm những điều Thiên Chúa muốn. Tuy nhiên, nếu hiểu theo mục đích của cuộc đời, thì đây là một sự “quyến rũ tốt lành” để bị rơi vào.

1.2/ Ý của tiên tri Jeremiah: Làm tiên tri là phải nói những gì Chúa muốn nói, dẫu mình không thích nói những điều đó, hay con người không thích nghe. Con người muốn nghe những lời xây dựng hòa bình mà ông buộc phải nói tới lưu đày chiến tranh. Đó là lý do mà ông nêu lên: “Suốt ngày con đã nên trò cười cho thiên hạ, để họ nhạo báng con. Mỗi lần nói năng là con phải la lớn, phải kêu lên: "Bạo tàn! Phá huỷ!" Vì lời Đức Chúa mà con đây bị sỉ nhục và chế diễu suốt ngày.” Chẳng những ông bị nhạo cười chế diễu, mà còn bị quăng xuống giếng bùn và đe dọa bị giết chết nữa.

1.3/ Cách chọn lựa: Nhiều lần ông muốn nổi lọan và có lần ông đã tự nhủ: "Tôi sẽ không nghĩ đến Người, cũng chẳng nhân danh Người mà nói nữa." Nhưng Lời Ngài cứ như ngọn lửa bừng cháy trong tim, âm ỉ trong xương cốt. Ông nén chịu đến phải hao mòn, nhưng làm sao nén được!

2/ Bài đọc II: Xung đột ý kiến giữa cách sống cho Thiên Chúa và cho thế gian.

2.1/ Cách sống cho Thiên Chúa: Ai trong chúng ta cũng đều biết biến cố ngã ngựa trở lại của ngài trên đường đi Damascus. Ý của Phaolô là muốn đi tìm bắt các tín hữu tin vào Chúa Giêsu để giải về Jerusalem tống ngục hay xử tử. Nhưng ý Thiên Chúa lại muốn ngược lại, muốn biến Phaolô thành Tông Đồ của Ngài để rao truyền Tin Mừng cho Dân Ngọai. Biến cố ngã ngựa đã thay đổi hòan tòan cuộc đời Phaolô, và ngài đã dành tất cả cuộc đời cho việc rao giảng Tin Mừng. Những gì hôm nay chúng ta đọc diễn tả sự nhiệt thành của ngài: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người.”

Của lễ dâng lên Thiên Chúa theo Phaolô không còn là những con chiên, con dê, hay bất cứ những gì con người có thể mua ngòai chợ, nhưng là tòan diện con người với đầy đủ tự do, ước muốn, suy nghĩ, và tình cảm. Của lễ dâng lên Thiên Chúa không chỉ giới hạn vào cuối tuần, hay mỗi sáng chiều nữa, mà bao gồm tất cả mọi giây phút của cuộc đời. Những đòi hỏi này là một thách đố to lớn của cuộc đời tận hiến, và chỉ có những người nào cảm nhận trọn vẹn được lòng thương xót của Chúa hay tình yêu vô bờ bến của Ngài mới dám hy sinh đáp trả.

2.2/ Cách sống của thế gian: Là con người, ai cũng muốn đua nhau chạy theo tiền để trở nên giầu có và hưởng thụ các tiện nghi vật chất; người môn đệ Chúa được đòi hỏi phải từ bỏ tất cả các tiện nghi để sống đức khó nghèo. Mang trong con người một thân xác đòi hỏi để được nâng niu ôm ấp, để có một mái ấm gia đình sau những lúc làm việc vất vả mệt nhọc; người môn đệ Chúa được đòi hỏi phải bỏ tất cả tình cảm hôn nhân để sống đức khiết tịnh. Và, cái phải hy sinh khó nhất là hy sinh tòan bộ con người của mình qua việc bỏ ý riêng của mình để làm theo ý của các Bề-trên cũng là con người với mọi yếu đuối như mình qua đức vâng lời.

Sống trong thế gian với đầy đủ những nhu cầu và cám dỗ khắp nơi, thánh Phaolô khuyên tất cả chúng ta: “Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo.” Dĩ nhiên, lời khuyên này không phải chỉ dành cho những người muốn sống cuộc đời tận hiến, mà còn cho tất cả các Kitô hữu của mọi bậc. Mỗi người trong hòan cảnh riêng của mình đều mang trong mình chức vụ tư tế và cũng phải dâng lên Chúa những lễ vật tinh tuyền, thánh thiện, và hòan hảo bằng những hy sinh trong đời sống.

3/ Phúc Âm: Xung đột ý kiến giữa Phêrô và Chúa Giêsu.

3.1/ Ý Chúa Giêsu: Ngài bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết kế họach cứu độ của Thiên Chúa. Theo kế họach này, Ngài phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại.

Khi bị Phêrô can ngăn, Ngài đã nghiêm khắc quở trách ông: "Satan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người." Qua lời sửa phạt của Chúa Giêsu cho chúng ta thấy có sự xung đột ý kiến giữa lòai người và Thiên Chúa; nhưng để hòan tất chương trình cứu độ, Chúa Giêsu phải làm theo ý định của Thiên Chúa.

3.2/ Ý của Phêrô: Ông kéo riêng Người ra và trách: "Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!" Phêrô cũng giống bao người Do-Thái đương thời, ông không thể hiểu nổi một Đấng Thiên Sai phải chịu đau khổ mới cứu được con người. Bằng việc can ngăn Chúa, ông đang làm công việc của Satan cám dỗ Chúa trong sa mạc và trong vườn Ghetsemane: Hãy chọn con đường khác, con đường chiến thắng mà không phải đương đầu với đau khổ và cái chết.

Rồi Đức Giêsu nói với các môn đệ: "Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” Giống như Jeremiah và Phaolô, Phêrô và các môn đệ cảm thấy điều khó khăn nhất là phải bỏ ý riêng mình để làm theo ý Chúa. Chúa Giêsu đưa ra những lý do tại sao phải làm như thế:
(1) “Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy.” Lý do này thọat nghe khó hiểu, nhưng con người có thể tìm ra không thiếu những ví dụ cụ thể trong cuộc sống: Nếu ai cũng chỉ lo cho mình thì lấy ai bảo vệ kẻ thù xâm lăng? Và khi kẻ thù tiến vào lãnh thổ, họ có thể bảo vệ mạng sống được không? Nếu ai cũng khinh thường luật lệ thì trật tự xã hội sẽ bị rối lọan, một khi xã hội mất an ninh mạng sống con người sẽ không được bảo vệ. Cũng vậy trong đời sống thiêng liêng, chỉ một mình Thiên Chúa biết con người phải sống làm sao để đạt tới Nước Trời. Ngài biết con người không thể đạt đích với lối sống dễ dãi buông thả và truyền con người phải đi qua cửa hẹp: bỏ ý riêng, vác thập giá hằng ngày, và theo Chúa. Con người vẫn có tự do để chọn lựa, nhưng Ngài nêu vấn nạn để con người suy nghĩ: Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình? 
(2) Tất cả các việc làm của con người sẽ bị xét xử bởi Thiên Chúa: “Vì Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm.” Ngay khi còn ở trong trần thế, con người đã phải lãnh nhận hậu quả do các việc mình làm: làm tốt sẽ lãnh nhận hậu quả tốt, làm xấu sẽ lãnh nhận hậu quả xấu. Những gì con người có thể không bị lãnh nhận hậu quả đời này, nhưng chắc chắn họ sẽ bị xét xử và lãnh hậu quả tương xứng ở đời sau.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Không thể không có xung đột trong cuộc sống vì mỗi người mỗi ý, trăm người trăm ý; nhưng phải tìm ra ý nào tương đối tốt đẹp nhất để làm theo. Điều này tương đối không khó nếu chúng ta tuân theo các luật lệ trong gia đình, xã hội, và quốc gia.
- Khi có sự xung đột trong lãnh vực luân lý và thiêng liêng, chúng ta phải tìm ra thánh ý Chúa để làm theo; vì chỉ có Chúa mới có đủ khôn ngoan để hướng dẫn con người. Tiếng nói của Chúa được mặc khải trong Thánh Kinh và Thánh Truyền qua sự hướng dẫn và bảo vệ của Giáo-Hội.
- Con người dễ nổi lọan vì bị ảnh hưởng của môi trường: khí hậu, áp lực của gia đình, bạn bè, công sở, xã hội… nên thường có khuynh hướng làm theo ý mình và không muốn bị người khác chi phối. Tuy nhiên, chúng ta cần khôn ngoan để nhận định: khả năng con người mình rất giới hạn, cần rộng mở tâm hồn để đón nhận cái hay của người khác, để bảo vệ trật tự, và nhất là để đạt được mục đích của cuộc đời bằng cách làm theo ý Chúa.


THÔNG BÁO CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN A

THÔNG BÁO
CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN A
31/8/2014
VPGX trân trọng thông báo:
1/ Chúa Nhật hôm nay 31/8/2014 vào lúc 16 giờ, Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Sàigòn đến ban Bí tích Thêm sức cho 144 em tại Nhà Thờ Giáo Xứ. Xin ông bà anh chị em nhường ghế trong Nhà Thờ cho các em và vú bõ.
* Lưu ý: Không có Thánh lễ lúc 17 giờ. (Không đọc thông báo trên sau Thánh lễ 16 giờ).
2/ Thứ Hai đầu tháng 1/9/2014, lúc 6 giờ có Thánh lễ tại Lễ đài, cầu nguyện cho các tín hữu qua đời, cách riêng quí Cha, quí Thầy, quí ông bà đang an nghỉ tại Phòng hài cốt.
3/ Thứ Ba 2/9/2014, Trước Thánh lễ 18 giờ 00, có 30 phút học hỏi về Tông Huấn Niềm Vui Của Tin Mừng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Xin quí cộng đoàn hiệp thông tham dự.
                            VPGX

















Thái độ tự tôn và mặc cảm tự ti.



Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Thứ Bảy Tuần 21 TN2 

Bài đọc: I Cor 1:26-31; Mt 25:14-30.

1/ Bài đọc I: 26 Thưa anh em, anh em thử nghĩ lại xem: khi anh em được Chúa kêu gọi, thì trong anh em đâu có mấy kẻ khôn ngoan trước mặt người đời, đâu có mấy người quyền thế, mấy người quý phái.
27 Song những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh;
28 những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có, thì Thiên Chúa đã chọn để huỷ diệt những gì hiện có,
29 hầu không một phàm nhân nào dám tự phụ trước mặt Người.
30 Phần anh em, chính nhờ Thiên Chúa mà anh em được hiện hữu trong Đức Ki-tô Giê-su, Đấng đã trở nên sự khôn ngoan của chúng ta, sự khôn ngoan phát xuất từ Thiên Chúa, Đấng đã làm cho anh em trở nên công chính, đã thánh hoá và cứu chuộc anh em,
31 hợp như lời đã chép rằng: Ai tự hào thì hãy tự hào trong Chúa.

2/ Phúc Âm: 14 "Quả thế, cũng như có người kia sắp đi xa, liền gọi đầy tớ đến mà giao phó của cải mình cho họ.
15 Ông cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tuỳ khả năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi. Lập tức, 16 người đã lãnh năm yến lấy số tiền ấy đi làm ăn buôn bán, và gây lời được năm yến khác. 17 Cũng vậy, người đã lãnh hai yến gây lời được hai yến khác.
18 Còn người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ.
19 Sau một thời gian lâu dài, ông chủ đến tính sổ với các đầy tớ và thanh toán sổ sách với họ.
20 Người đã lãnh năm yến tiến lại gần, đưa năm yến khác, và nói: "Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây."
21 Ông chủ nói với người ấy: "Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh! "
22 Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói: "Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây."
23 Ông chủ nói với người ấy: "Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh! "
24 Rồi người đã lãnh một yến cũng tiến lại gần và nói: "Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi.
25 Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu yến bạc của ông dưới đất. Của ông đây, ông cầm lấy! "
26 Ông chủ đáp: "Hỡi đầy tớ tồi tệ và biếng nhác! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi,
27 thì đáng lý anh phải gởi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ!
28 Vậy các ngươi hãy lấy yến bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười yến.
29 Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi.
30 Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng."


GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thái độ tự tôn và mặc cảm tự ti.

Có một câu truyện đối thọai giữa thánh Bonaventure và thầy trợ sĩ lo nhà bếp như sau: Một hôm thầy trợ sĩ mặt buồn rầu đến tâm sự với thánh nhân: “Con nghĩ con tủi nhục cho cái số phận của con, cứ quanh năm suốt tháng trong xó bếp như thế này, làm sao có thể cứu vớt các linh hồn và nên thánh như cha được. Thánh Bonaventure khuyên thầy: “Tất cả đều có thể nên thánh được miễn là hoàn tất tốt đẹp các bổn phận Thiên Chúa trao: dẫu một Giám mục nổi danh, một thầy trợ sĩ lo nhà bếp, hay một bà bán hàng rong.”

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Thái độ tự tôn và tự tin.

Corintô là một thành phố nằm dọc theo bờ biển Peloponnesian về phía Tây Bắc, nơi thánh Phaolô đã gặp Aquila và Priscilla và đã giảng dạy tại đây 18 tháng (x/c Acts 18:1-18). Sau này, thánh nhân đã viết hai thư tới họ (1 Cor và 2 Cor). Thành phố hải cảng này nổi danh về giầu có và được hưởng một thời gian lâu dài về trật tự xã hội và chính trị; một phần vì được điều khiển bởi những nhà chính trị tài giỏi là những người biết tiên đóan những gì sẽ xảy ra và chuẩn bị kịp thời, một phần vì nền kinh tế rất khác nhau và nghiêng nhiều về việc sản xuất. Thành phố nổi tiếng về các đồ sứ, tơ lụa, đóng tàu, và kiến trúc.

Thánh Phaolô chọn Corintô là một trong những nơi chính để giảng dạy mặc dầu ngài biết rằng chỉ có những người nào có can đảm và chịu đựng lắm mới có thể sống sót. Ngài đã chứng tỏ một sự tự tin nơi Thiên Chúa giữa bao yếu đuối của con người. Vì là hải cảng nên có rất nhiều du khách và những du khách tới sẽ nhìn và nghe những điều hay của thành phố và sẽ loan báo cho những người đồng hương khi trở về quê hương của họ. Thánh nhân hy vọng những người tới nghe ngài rao giảng Tin Mừng sẽ mang về rao giảng lại cho đồng hương của họ và vì thế Tin Mừng được rao truyền rộng rãi hơn. Không giống như Athens là nơi rất khép kín và chống lại mọi thay đổi; Corintô rất cởi mở, tìm tòi, và nhiệt thành đón nhận những tư tưởng mới.

Một trong những nhược điểm của người khôn ngoan giầu có là thái độ tự tôn của họ trước mặt Thiên Chúa và con người. Họ nghĩ khôn ngoan và giầu có họ có được là hoàn toàn do công sức và cố gắng của họ. Một thái độ như thế là đánh cắp ơn huệ của Thiên Chúa và khinh thường sự hiện diện của Ngài trong cuộc sống. Thánh Phaolô chất vấn họ: “Thưa anh em, anh em thử nghĩ lại xem: khi anh em được Chúa kêu gọi, thì trong anh em đâu có mấy kẻ khôn ngoan trước mặt người đời, đâu có mấy người quyền thế, mấy người quý phái. Song những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh; những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có, thì Thiên Chúa đã chọn để huỷ diệt những gì hiện có, hầu không một phàm nhân nào dám tự phụ trước mặt Người.”

Và ngài dạy họ một thái độ đúng đắn cần thể hiện trước Thiên Chúa, thái độ tự tin trong Chúa: “Phần anh em, chính nhờ Thiên Chúa mà anh em được hiện hữu trong Đức Giêsu Kitô, Đấng đã trở nên sự khôn ngoan của chúng ta, sự khôn ngoan phát xuất từ Thiên Chúa, Đấng đã làm cho anh em trở nên công chính, đã thánh hoá và cứu chuộc anh em, hợp như lời đã chép rằng: Ai tự hào thì hãy tự hào trong Chúa.”

2/ Phúc Âm: Mặc cảm tự ti

Trái với thái độ tự tôn của dân thành Corintô là mặc cảm tự ti của tên đầy tớ vô dụng trong Phúc Âm. Người mang mặc cảm này luôn nghĩ mình chào đời dưới một ngôi sao xấu; luôn so sánh với người khác để trách Tạo Hóa đã bất công ban phát không đồng đều: cho người khôn ngoan và của cải dư thừa trong khi bắt mình phải dốt nát và nghèo nàn. Chúa Giêsu muốn dạy cho dân bài học về Thiên Chúa công bằng qua dụ ngôn sau: "Quả thế, cũng như có người kia sắp đi xa, liền gọi đầy tớ đến mà giao phó của cải mình cho họ. Ông cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tuỳ khả năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi. Lập tức, người đã lãnh năm yến lấy số tiền ấy đi làm ăn buôn bán, và gây lời được năm yến khác. Cũng vậy, người đã lãnh hai yến gây lời được hai yến khác. Còn người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ.”

Sau một thời gian lâu dài, ông chủ đến tính sổ với các đầy tớ và thanh toán sổ sách với họ.
Người đã lãnh năm yến tiến lại gần, đưa năm yến khác, và nói: "Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây." Ông chủ nói với người ấy: "Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!" Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói: "Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây." Ông chủ nói với người ấy: "Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!"

Thiên Chúa rất công bằng trong cách xét xử. Ngài đòi người Ngài đã cho 5 nén phải sinh lời thêm 5 nén, người được 2 nén phải sinh lời thêm 2 nén; chứ Ngài không bắt người nhận 2 nén phải sinh lời 5 nén. Rồi người đã lãnh một yến cũng tiến lại gần và nói: "Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu yến bạc của ông dưới đất. Của ông đây, ông cầm lấy!"

Ông chủ đáp: "Hỡi đầy tớ tồi tệ và biếng nhác! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, thì đáng lý anh phải gởi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ! Vậy các ngươi hãy lấy yến bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười yến. Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng."

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Cần tránh cả hai thái cực: thái độ tự tôn và mặc cảm tự ti. Thái độ tự tôn khinh thường quyền năng Thiên Chúa và mặc cảm tự ti khinh thường sự khôn ngoan của Ngài.
- Thái độ đúng đắn của con người trước mặt Thiên Chúa là sự tự tin: Tin những gì mình có được là quà tặng Thiên Chúa ban, và tin mình có khả năng để sinh lời cho Thiên Chúa với những quà tặng này.
- Đừng than thân trách Chúa vì mình bất tài để rồi không làm gì như tên đầy tớ vô dụng trong bài Phúc Âm. Hãy cố gắng sinh lợi cho Chúa với những gì Chúa ban. Chúa sẽ không đòi mình như những người có tài hơn.

Chết cho chân lý



"Con muốn đức vua ban ngay cho con cái đầu Gioan Tẩy Giả đặt trên đĩa." (Mc 6,25)


Lạy Chúa Giê-su, cái giá của việc nói lên sự thật là cái chết cho chân lý. Gương sáng của ông Gioan Tẩy Giả, người Ki-tô hữu cần nói theo, và con đây cũng vậy. Xin giúp con ý  thức điều ấy để kiên vững bước theo Chúa là Chân Lý Vĩnh Cửu. Amen.

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Kỷ luật cần thiết cho đời sống con người



Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP


Thánh Gioan Tẩy Giả chết

Bài đọc: 1 Cor 1:17-25 ; Mk 6:17-29.

1/ Bài đọc I: 17 Quả vậy, Đức Ki-tô đã chẳng sai tôi đi làm phép rửa, nhưng sai tôi đi rao giảng Tin Mừng, và rao giảng không phải bằng lời lẽ khôn khéo, để thập giá Đức Ki-tô khỏi trở nên vô hiệu. 
18 Thật thế, lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa. 
19 Vì có lời chép rằng: Ta sẽ huỷ diệt sự khôn ngoan của kẻ khôn ngoan, và sẽ vứt bỏ sự thông thái của người thông thái. 
20 Người khôn ngoan đâu? Người học thức đâu? Người lý sự của thời này đâu? Thiên Chúa lại đã không để cho sự khôn ngoan của thế gian ra điên rồ đó sao? 
21 Thật vậy, thế gian đã không dùng sự khôn ngoan mà nhận biết Thiên Chúa ở những nơi Thiên Chúa biểu lộ sự khôn ngoan của Người. Cho nên Thiên Chúa đã muốn dùng lời rao giảng điên rồ để cứu những người tin. 
22 Trong khi người Do-thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, 
23 thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. 
24 Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do-thái hay Hy-lạp, Đấng ấy chính là Đức Ki-tô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. 
25 Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người.

2/ Phúc Âm: 17 Số là vua Hê-rô-đê đã sai người đi bắt ông Gio-an và xiềng ông trong ngục. Lý do là vì vua đã lấy bà Hê-rô-đi-a, vợ của người anh là Phi-líp-phê,
18 mà ông Gio-an lại bảo: "Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài!"
19 Bà Hê-rô-đi-a căm thù ông Gio-an và muốn giết ông, nhưng không được.
20 Thật vậy, vua Hê-rô-đê biết ông Gio-an là người công chính thánh thiện, nên sợ ông, và còn che chở ông. Nghe ông nói, nhà vua rất phân vân, nhưng lại cứ thích nghe.
21 Một ngày thuận lợi đến: nhân dịp mừng sinh nhật của mình, vua Hê-rô-đê mở tiệc thết đãi bá quan văn võ và các thân hào miền Ga-li-lê.
22 Con gái bà Hê-rô-đi-a vào biểu diễn một điệu vũ, làm cho nhà vua và khách dự tiệc vui thích. Nhà vua nói với cô gái: "Con muốn gì thì cứ xin, ta sẽ ban cho con."
23 Vua lại còn thề: "Con xin gì, ta cũng cho, dù một nửa nước của ta cũng được."
24 Cô gái đi ra hỏi mẹ: "Con nên xin gì đây? " Mẹ cô nói: "Đầu Gio-an Tẩy Giả."
25 Lập tức cô vội trở vào đến bên nhà vua và xin rằng: "Con muốn ngài ban ngay cho con cái đầu ông Gio-an Tẩy Giả, đặt trên mâm."
26 Nhà vua buồn lắm, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên không muốn thất hứa với cô.
27 Lập tức, vua sai thị vệ đi và truyền mang đầu ông Gio-an tới. Thị vệ ra đi, chặt đầu ông ở trong ngục,
28 bưng đầu ông trên một cái mâm trao cho cô gái, và cô gái trao cho mẹ.
29 Nghe tin ấy, môn đệ đến lấy thi hài ông và đặt trong một ngôi mộ.


GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Kỷ luật cần thiết cho đời sống con người

Con người khác con vật ở chỗ biết suy nghĩ và tự chủ, chứ không phải muốn làm gì thì làm như con vật. Các bài đọc hôm nay dẫn chứng những loại người không sống theo kỷ luật. Họ trở nên gánh nặng và gây ra nhiều thiệt hại cho người khác; nhưng họ phải gánh trách nhiệm trước tòa phán xét của Thiên Chúa trong Ngày Chung Thẩm.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC: 

1/ Bài đọc I: So sánh khôn ngoan của con người với khôn ngoan của Thiên Chúa.

            Thánh Phaolô có lý do để nhận xét: “Trong khi người Do-thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do-thái hay Hy-lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người.”

            Đối với các triết gia Hy-lạp là những người yêu mến sự khôn ngoan, họ không thể hiểu được sự khôn ngoan của Thập Giá. Họ không thể chấp nhận một Thiên Chúa khôn ngoan lại mặc lấy thân xác con người; vì theo họ thân xác là ngục tù của linh hồn, mà họ đang dùng khôn ngoan để tìm cách thóat ra (Plato). Hơn nữa, Thập Giá biểu lộ sự dại khờ dưới mắt con người: Tại sao không dùng khôn ngoan để tìm ra cách nào dễ dàng hơn để đạt được sự bất tử? Đối với họ, một Thiên Chúa khôn ngoan sẽ không chọn con đường Thập Giá!

            Đối với đa số Luật-sĩ và Biệt-phái Do-thái là những người yêu mến những điềm thiêng dấu lạ, họ không thể hiểu được uy quyền sức mạnh của Thập Giá. Họ cho rằng một Thiên Chúa chọn Thập Giá là một Thiên Chúa không uy quyền. Người Do-thái hy vọng Đấng Messiah sẽ đến trong uy quyền và vinh quang, sẽ đánh dẹp tất cả các quân thù, và sẽ cai trị dân chúng đến muôn đời. Chính ma quỉ đã bày kế cho Chúa trong sa mạc trước khi bắt đầu sứ vụ rao giảng của Ngài: Ông hãy biến đá thành bánh, hãy làm những dấu lạ chưa từng xảy ra để biểu lộ quyền năng, và cho hưởng phú quí vinh quang. Đó là những cái mà con người đang mong muốn, họ sẽ tin vào ông qua những dấu chỉ này.

            Nhưng đối với Phaolô và những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do-thái hay Hy-lạp, Đức Kitô chính là sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa, vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người. Con người muốn chọn những con đường rộng rãi thênh thang, nhưng những con đường này chỉ dẫn đến sự hủy diệt. Con người muốn chứng kiến những phép lạ chưa từng xảy ra, nhưng những phép lạ này đã không dẫn đến niềm tin đích thực vào Chúa. Thiên Chúa dùng Thập Giá để biểu tỏ tình yêu của Ngài dành cho con người, và con người cảm nhận được tình yêu này mỗi khi họ ngước nhìn lên Thập Giá. Thiên Chúa đã dùng Thập Giá để tiêu diệt kẻ thù cuối cùng và mạnh nhất của con người là sự chết bằng cách gánh tội lỗi để chết thay cho nhân lọai. Như vậy, Thập Giá được dùng để chứng tỏ tình yêu và công bằng của Thiên Chúa.

2/ Phúc Âm: Gioan Tẩy Giả chết làm chứng cho sự thật.

2.1/ Rau nào sâu nấy: Nhìn vào gia đình của Herode, một người có thể nhìn thấy quyền lực vủa ma quỉ thống trị gia đình này. Vua Herode Cả có tất cả 5 đời vợ (Cleopatra của Jerusalem, Doris, Mariamne của Hasmonean, Mariamne của Boethusian, và Malthake). Chính ông đã giết 3 người con: Antipater bởi Bà Doris, Alexander và Aristobulus bởi Bà Mariamne của Hasmonean. Lọan luân xảy ra khi Herodias, con của Aristobulus, kết hôn với Philip, chú của Bà; rồi lại muốn kết hôn với Herode Antipas, em của Philip, như trình thuật kể hôm nay. Chuyện lọan luân khác nữa là Salome, người con gái của Bà Herodias trong trình thuật hôm nay, lại kết hôn với Philip, con của Bà Cleopatra.

2.2/ Các thái độ sống khác nhau trong cuộc đời:
(1) Vua Herode Antipas: thừa hưởng một nếp sống hoang dâm và ác độc của vua cha, ông cũng không sống theo lập trường rõ rệt. Ông đã sai người đi bắt ông Gioan và xiềng ông trong ngục: lý do là vì vua đã lấy bà Herodia, vợ của người anh là Philíp; và Gioan đã công khai chỉ trích nhà vua. Thái độ không lập trường của ông được Marcô mô tả: “Thật vậy, vua Herode biết ông Gioan là người công chính thánh thiện, nên sợ ông, và còn che chở ông. Nghe ông nói, nhà vua rất phân vân, nhưng lại cứ thích nghe.”
“Sự tình xảy ra là khi nhà vua mở một bữa tiệc thết đãi quan khách tại Galilee, con gái bà Herodia, Salome, vào biểu diễn một điệu vũ, làm cho nhà vua và khách dự tiệc vui thích. Nhà vua nói với cô gái: "Con muốn gì thì cứ xin, ta sẽ ban cho con." Vua lại còn thề: "Con xin gì, ta cũng cho, dù một nửa nước của ta cũng được." Được sự cố vấn của mẹ, cô xin “đầu của Gioan Tẩy Giả đặt trên đĩa.” Nhà vua buồn lắm, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên không muốn thất hứa với cô. Lập tức, vua sai thị vệ đi và truyền mang đầu ông Gioan tới. Thị vệ ra đi, chặt đầu ông ở trong ngục, bưng đầu ông trên một cái mâm trao cho cô gái, và cô gái trao cho mẹ.”
(2) Bà Herodia và Salome: sống và làm chứng cho sự gian trá. Bà Herodia căm thù ông Gioan vì đã dám ngăn cản hôn nhân của Bà, và muốn giết ông nhưng chưa được. Khi cơ hội tới qua câu hỏi của cô con gái: "Con nên xin gì đây?" Bà đã lạnh lùng trả lời: "Đầu Gioan Tẩy Giả." Lập tức, cô vội trở vào đến bên nhà vua và xin rằng: "Con muốn ngài ban ngay cho con cái đầu ông Gioan Tẩy Giả, đặt trên mâm."
(3) Gioan Tẩy Giả: sống và làm chứng cho sự thật. Ông không chú ý đến nhu cầu vật chất, danh vọng, chức quyền; nhưng can đảm sống và kêu gọi mọi người ăn năn sám hối.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Mọi người chúng ta đều được Thiên Chúa cho vào đời với một sứ vụ; chứ không tình cờ xuất hiện hay chỉ để ăn uống, hưởng thụ. Sứ vụ của chúng ta là làm sao giúp cho mọi người nhận ra tình yêu và đạt được ơn cứu độ của Thiên Chúa.
- Chúng ta đều có bổn phận như Gioan là dọn tâm hồn và chỉ đường cho mọi người đến với Đức Kitô; chứ không hướng mọi người vào chúng ta, hay vào bất kỳ một nhân vật nào khác.
- Để hoàn thành điều này, chúng ta chắc chắn phải chịu nhiều đau khổ, như Đức Kitô và Gioan Tẩy Giả đã trải qua. 


Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Khiêm tốn, phục vụ



"Hễ ai tự nhắc mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng lên." (Mt 23,12)


Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã đưa ra nguyên tắc vàng để giúp con đối nhân xử thế: Khiêm tốn, phục vụ mọi người vì lòng mến Chúa. Xin giúp con ý thức thực thi lời Chúa dạy. Amen.

Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 21-27/08/2014 - Câu chuyện về lòng thương xót của Chúa Giêsu với người phụ nữ bị bắt về tội ngoại tình

1. Bài huấn đức của Đức Thánh Cha trong buổi triều yết chung thứ Tư ngày 27 tháng 8.

Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần sáng thứ Tư 27 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về tầm quan trọng của sự hiệp nhất. Ngài kêu gọi các Kitô hữu nhận ra những tội lỗi gây ra khi làm đổ vỡ sự hiệp nhất trong giáo xứ và cộng đồng, như ghen tuông, đố kỵ và ác cảm.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Trong Kinh Tin Kính, chúng ta khẳng định rằng Giáo Hội là duy nhất và thánh thiện. Thứ nhất là vì Giáo Hội xuất phát từ Thiên Chúa Ba Ngôi, từ mầu nhiệm của hiệp nhất và hiệp thông trọn vẹn. Giáo Hội là thánh thiện vì kể từ khi Giáo Hội được thành lập bởi Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội được linh hứng bởi Chúa Thánh Thần, và được đổ đầy với tình yêu và ơn cứu rỗi của Ngài.

Trong khi chúng ta, các thành viên của Giáo Hội, là những người tội lỗi, sự hiệp nhất và thánh thiện của Giáo Hội xuất phát từ Thiên Chúa mời gọi chúng ta hoán cải hàng ngày. Chúng ta có một Đấng cầu bầu cho chúng ta là Chúa Giêsu, Đấng cầu nguyện, đặc biệt là bằng cuộc thương khó của Ngài, cho sự hiệp nhất giữa chúng ta với Ngài và Chúa Cha, và với nhau.

Thật không may, chúng ta biết rất rõ rằng những tội lỗi chống lại sự hiệp nhất - như ganh ghét, ghen tị, ác cảm – vẫn xảy ra khi chúng ta đặt mình ở vị trí trung tâm và xảy ra ngay cả trong cộng đoàn giáo xứ của chúng ta. Tuy nhiên Thánh ý của Thiên Chúa là chúng ta phải tăng trưởng khả năng chào đón nhau, tha thứ và yêu thương giống như Chúa Giêsu. Sự thánh thiện của Giáo Hội là nhận ra hình ảnh của Thiên Chúa trong nhau.

Cầu xin cho tất cả chúng ta biết tự vấn lương tâm mình và xin tha thứ cho những lần chúng ta đã nhân lên những chia rẽ, hiểu lầm trong cộng đoàn của chúng ta. Cầu xin cho mối quan hệ của chúng ta với nhau có thể phản ánh đẹp hơn và hân hoan hơn sự hiệp nhất của Chúa Giêsu và Chúa Cha.
2. Câu chuyện về lòng thương xót của Chúa Giêsu với người phụ nữ bị bắt về tội ngoại tình

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Một trong những câu nói thời danh của Đức Thánh Cha Phanxicô là “Tôi là ai mà xét đoán người ta”, phản ánh một chủ đề thường được Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc đến trong các bài giảng của ngài, đó là đừng kết án anh chị em mình nhưng hãy có lòng xót thương.

Trong chương trình hôm nay, Như Ý xin thuật hầu với quý vị và anh chị em câu chuyện Chúa Giêsu tha thứ cho một người phụ nữ bị bắt về tội ngoại tình: Hãy đi và đừng phạm tội nữa.

Vừa tảng sáng, Người trở lại Ðền Thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ. Lúc đó, các kinh sư và người Pharisêu dẫn đến trước mặt Ðức Giêsu một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, rồi nói với Người:

"Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?"

Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Ðức Giêsu cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất.

Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ:

"Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi". (8) Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất.

Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Ðức Giêsu, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. Người ngẩng lên và nói:

"Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?" Người đàn bà đáp:

"Thưa thầy, không có ai cả".

Ðức Giêsu nói:

"Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!"

Trong thánh lễ sáng thứ Hai 23 tháng 6 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên các tín hữu hãy từ bỏ thái độ xăm xoi, phán xét người khác. Ngài gọi đó là thái độ của những kẻ giả hình đang bị Satan xúi giục.

Đức Thánh Cha giải thích rằng:

“Khi phán xét người khác, ta đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa, là Vị thẩm phán duy nhất. Nếu ai hy vọng một ngày nào đó những hành vi phạm tội của mình được tha thứ, thì đừng phán xét người khác.”

Đức Thánh Cha đã trình bày những giáo huấn của ngài dựa trên bài Phúc Âm trong ngày khi Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ:

“Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em đấu ấy. Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới?” (Mt 7: 1-3)

Đức Thánh Cha cảnh báo các tín hữu đừng chiếm đoạt vai trò thẩm phán. Đó không phải là trách nhiệm của bất kỳ ai và nếu ai trong chúng ta cố gắng phán xét anh chị em của mình, người ấy sẽ là một "kẻ thua cuộc, bởi vì người ấy cuối cùng sẽ là nạn nhân của chính thái độ thiếu thương xót của mình. Đây là những gì sẽ xảy ra với một người ham phán xét kẻ khác. "

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu "không bao giờ buộc tội", trái lại, Người luôn đứng về phía biện hộ.

Thiên Chúa không chỉ sai Chúa Giêsu, Con Ngài đến để bảo vệ chúng ta, nhưng Ngài cũng sai Chúa Thánh Thần đến để "biện hộ cho chúng tôi."

Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: "Người cáo buộc là ai?" Và ngài trả lời: "Trong Kinh Thánh, kẻ 'cáo buộc' được gọi là ma quỷ, Satan", nhưng ngài lưu ý rằng mặc dù ma quỷ cáo buộc, "Chúa Giêsu sẽ phán xét, vào ngày sau hết, nhưng ngay lúc này Ngài cầu bầu cho chúng ta và bảo vệ chúng ta”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:

"Phán xét anh chị em mình là một hành vi sai lầm và cuối cùng sẽ bị phán xét theo cùng một cách như thế. Thiên Chúa là ‘vị thẩm phán duy nhất’ và bất cứ ai bị phán xét cũng luôn luôn có thể dựa vào sự biện hộ của Chúa Giêsu, là trạng sư đầu tiên của mình, và kế đó là Chúa Thánh Thần".

Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Nói cho cùng, những ai phán xét người khác đang ‘bắt chước ma quỷ thế gian’, là kẻ đang chờ đợi trong hậu trường để sẵn sàng buộc tội.

Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để bắt chước Chúa Giêsu, Đấng cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, là trạng sư của chúng ta chứ đừng bắt chước những kẻ xăm xoi kết án người khác.”

3. Giáo Hội là một dân tộc được xây dựng trên đức tin

Giáo Hội mà Chúa Giêsu có ý khai sinh là một dân tộc không dựa trên huyết thống nữa mà dựa trên đức tin, nghĩa là dựa trên tương quan với chính Người, một tương quan của tình yêu thương và sự tin tưởng.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 24 tháng 8 tại quảng trường thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa bài Phúc Âm theo thánh Mátthêu chương 16 kể lại biến cố Chúa Giêsu hỏi các môn đệ người ta nói Người là ai, và đối với các ông Chúa là ai. Đại diện cho Nhóm Mười Hai ông Phêrô nói: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Và Chúa Giêsu gọi ông là “có phước” vì lòng tin mà Thiên Chúa Cha đã ban cho ông, và Ngài nói với ông: “Con là Phêrô nghĩa là Đá Tảng, và trên tảng đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy”.

Chúng ta hãy dừng lại một chút trên điểm này, trên sự kiện Chúa Giêsu gán cho Simon tên gọi mới này: Phêrô trong tiếng nói của Chúa Giêsu là “Kêpha”, có nghĩa là “đá tảng”. Trong Thánh Kinh từ “đá tảng” được quy chiếu về Thiên Chúa. Chúa Giêsu gán cho Simon tên gọi này không phải vì các đức tính hay công nghiệp loài người của ông, mà vì lòng tin tinh tuyền và vững chắc của ông, lòng tin đến từ trên cao.

Chúa Giêsu cảm nhận trong tim Người một niềm vui lớn lao, bởi vì Người nhận ra nơi ông Simon bàn tay của Thiên Chúa Cha và hoạt động của Chúa Thánh Thần. Người nhận ra rằng Thiên Chúa Cha đã ban cho ông Simon một đức tin “có thể tin cậy được”, trên đó Chúa Giêsu có thể xây dựng Giáo Hội Người, nghĩa là cộng đoàn của Người. Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:

Chúa Giêsu có trong tâm trí ý muốn khai sinh ra Giáo Hội “của Người”, một dân tộc không xậy dựng trên huyết thống, nhưng trên đức tin, nghĩa là trên tương quan với chính Người, một tương quan của tình yêu thương và sự tin tưởng. Như thế để bắt đầu Giáo Hội của Người Chúa Giêsu đã cần tìm ra nơi các môn đệ một đức tin “có thể tin cậy đươc”. Và đó là điều Người phải kiểm chứng tại thời điểm này của lộ trình.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Chúa đã có trong trí hình ảnh của vịệc xây dựng, hình ảnh của một cộng đoàn như một ngôi nhà. Chính vì thế khi nghe lời tuyên xưng đức tin thẳng thắn của ông Simon, Người gọi ông là “đá tảng”, và bầy tỏ ý định xây dựng Giáo Hội của Người trên đức tin ấy.

Anh chị em thân mến, điều đã xảy ra một cách độc đáo nơi thánh Phêrô, cũng xảy ra nơi mọi tín hữu Kitô có niềm tin chín chắn và chân thành nơi Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Phúc Âm hôm nay cũng gọi hỏi từng người trong chúng ta. Đức Thánh Cha nói thêm:

Nếu Chúa tìm thấy trong con tim chúng ta một đức tin, tôi không nói là toàn vẹn, nhưng chân thành, tinh tuyền, thì khi đó Người cũng thấy nơi chúng ta các viên đá sống động để xây dựng cộng đoàn của Người. Đá tảng của cộng đoàn này là Chúa Kitô, viên đá góc duy nhất. Về phần mình, thánh Phêrô là đá tảng, vì là nền tảng hữu hình sự hiệp nhất của Giáo Hội. Nhưng mỗi một tín hữu đã được rửa tội đều được mời gọi cống hiến cho Chúa Giêsu niềm tin nghèo nàn, nhưng chân thành của họ, để Người có thể tiếp tục xây dựng Giáo Hội của Người ngày hôm nay trên mọi phần đất của thế giới này.

Cả ngày nay nữa “người ta” nghĩ rằng Chúa Giêsu là một ngôn sứ lớn, một bậc thầy của sự khôn ngoan, một mẫu gương của sự công chính...Nhưng dừng lại ở đó thôi. Và cả ngày nay, Chúa Giêsu cũng hỏi các môn đệ Người: “Còn các con, các con nói Thầy là ai?” Chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Hãy nghĩ tới điều đó. Nhưng nhất là hãy cầu xin Thiên Chúa Cha, để qua lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, cầu nguyện để xin Chúa ban cho chúng ta ơn trả lời với con tim chân thành: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.

Thiên Chúa là sự thật và tình yêu hoàn hảo nhất.



Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Thánh Augustinô, Tiến Sĩ Hội Thánh

Bài đọc: 1 Jn 4:7-16; Mt 23:8-12

1/ Bài đọc I: 7 Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa.
8 Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu.
9 Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này:
Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống.
10 Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa,
nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta.
11 Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau.
12 Thiên Chúa chưa ai được chiêm ngưỡng bao giờ. Nếu chúng ta yêu thương nhau,
thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo.
13 Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được rằng chúng ta ở lại trong Người và Người ở lại trong chúng ta: đó là Người đã ban Thần Khí của Người cho chúng ta.
14 Phần chúng tôi, chúng tôi đã chiêm ngưỡng và làm chứng rằng: Chúa Cha đã sai Con của Người đến làm Đấng cứu độ thế gian.
15 Hễ ai tuyên xưng Đức Giê-su là Con Thiên Chúa,
thì Thiên Chúa ở lại trong người ấy và người ấy ở lại trong Thiên Chúa.
16 Còn chúng ta, chúng ta đã biết tình yêu của Thiên Chúa nơi chúng ta, và đã tin vào tình yêu đó. Thiên Chúa là tình yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy.

2/ Phúc Âm: 8 "Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là "ráp-bi", vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau.
9 Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời.
10 Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Ki-tô.
11Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em.
12 Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.


GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thiên Chúa là sự thật và tình yêu hoàn hảo nhất.

            Để hiểu Lời Chúa hôm nay, tôi thiết nghĩ, tìm hiểu đôi nét về cuộc đời của Thánh Augustinô sẽ giúp làm sáng tỏ các điều còn ẩn giấu trong đó. Augustinô là một người rất thông minh và giỏi lý luận. Tuy là người có đạo từ nhỏ, nhưng không dùng Kinh Thánh để đi tìm Thiên Chúa. Ông bị lung lay niềm tin vào chạy theo bè rối Manicheanism. Ông rất thích học triết học La-Hy, đặc biệt Neoplatonism của Plotinus, và thuật hùng biện của họ; vì ông nghĩ ông có thể dùng sự khôn ngoan và lý luận của mình để tìm ra sự thật.
            Nhưng Augustinô đã lầm to, ông không thể tự mình tìm ra sự thật; ông phải nhờ đến sự giúp đỡ của Thiên Chúa mới có thể hiểu biết về Ngài, như ông đã tự thú, “Bị thúc đẩy để suy tư về chính con, con được dẫn vào chiều sâu thẳm nhất của linh hồn con dưới sự hướng dẫn của Ngài. Con đã có thể làm được điều đó chỉ vì Ngài là người giúp đỡ con.” Giống như Thánh Thomas Aquinas, Augustinô gọi sự giúp đỡ từ Thiên Chúa là “ánh sáng bất biến;” một thứ ánh sáng khác hẳn với mọi thứ ánh sáng khác được cảm nhận bởi giác quan. Nó là ánh sáng soi sáng và hướng dẫn linh hồn để hiểu những sự thật của Thiên Chúa. Không có ánh sáng này, con người không thể hiểu những sự thật của Thiên Chúa. Thiên Chúa có thể soi sáng trực tiếp trên trí tuệ con người vì Ngài dựng nên họ.
            Augustinô thú nhận ông đã tìm cách để có sức mạnh cần thiết để chiêm ngắm Thiên Chúa, nhưng ông không thể tìm được cho đến khi ông tìm đến Đức Kitô, người trung gian giữa Thiên Chúa và con người, vì Ngài cũng chính là Thiên Chúa muôn đời. Chính Đức Kitô đã mặc khải, "Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống; không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Jn 14:6). Ngài là Lời đã hoá thành xác thịt, là sự khôn ngoan của Thiên Chúa qua đó Thiên Chúa tạo dựng mọi sự. Ngài có thể cung cấp cho chúng ta, con cái của Ngài, sữa khôn ngoan.
            Khi đã cảm nghiệm được sự dịu ngọt và bình an của Thiên Chúa, Augustinô đã đau đớn thú nhận những lời này, “Con biết Ngài muộn màng quá, Ôi sắc đẹp cổ kính nhưng luôn mới! Ngài đã ở trong con, nhưng con đã ở ngoài và con đi tìm Ngài ở bên ngoài. Trong những xấu xa của con, con đã gieo mình vào những tạo vật do Ngài sáng tạo. Những tạo vật này, nếu Ngài không tạo dựng chúng sẽ không bao giờ hiện hữu, ngăn ngừa con đến với Ngài. Ngài đã gọi, đã thét lên, và đã phá vỡ bệnh điếc của con. Ngài đã chớp, đã chiếu sáng, và đã làm tiêu tan sự mù loà của con. Ngài đã thở hương thơm của Ngài trên con; con đã hít lấy và khao khát Ngài. Con đã nếm thử Ngài, và giờ đây con đói khát Ngài hơn nữa. Ngài đã đụng chạm con và con đã tiêu tan trong bình an của Ngài.”

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC

1/ Bài đọc I: Thiên Chúa là tình yêu.

1.1/ Thiên Chúa yêu thương chúng ta trước: Tác giả Thư Gioan thứ nhất dạy chúng ta nhiều điều quan trọng về tình yêu:
            (1) Tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa: Thiên Chúa tạo dựng nên vũ trụ vì yêu thương con người, và nếu Ngài ghét bỏ điều gì, điều đó sẽ không có mặt trong cuộc đời. Mọi tình yêu đều bắt nguồn từ Thiên Chúa: tình yêu vợ chồng, tình yêu cha mẹ, anh em, bạn hữu...
            (2) Ai yêu thương, người ấy được Thiên Chúa sinh ra: Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh (selem) và đức tính (demut) của Ngài (Gen 1:26; 5:1-3). Con người giống Thiên Chúa nhất ở đức tính con người biết yêu thương. Thánh Gioan xác tín: “Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu.”
            (3) Cách biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa: Ngài đã biểu lộ bằng nhiều cách trong vũ trụ và trong lịch sử; nhưng theo thánh Gioan, cách biểu lộ tuyệt vời nhất là Ngài đã hy sinh cho chúng ta Người Con Một: “Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống.”
            (4) Thiên Chúa yêu thương chúng ta trước: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa trước, nhưng chính Thiên Chúa là Người đi bước trước. Ngài yêu thương con người khi họ chẳng có gì đáng yêu cả, khi họ vẫn còn là các tội nhân: “Chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta.”

1.2/ Chúng ta cũng phải yêu thương nhau: Như đã nói trên, điều làm cho con người giống Thiên Chúa nhất là họ biết yêu thương: họ biết yêu thương đáp trả tình yêu Thiên Chúa và biết yêu thương nhau. Thánh Gioan truyền cho các tín hữu của Ngài: “Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau.” Tính hỗ tương của tình yêu còn được nhấn mạnh hơn nữa trong Tin Mừng Gioan: “Như Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình yêu của Thầy” (Jn 15:9). “Như Thầy yêu mến anh em thế nào, anh em cũng phải yêu mến nhau như vậy” (Jn 13:34).
            Có nhiều loại tình yêu khác nhau trong cuộc đời như tình yêu lãng mạn giữa trai gái, tình yêu chung thủy giữa vợ chồng, tình yêu huynh đệ giữa anh em hay những người chung chí hướng, tình yêu thương xót khi gặp người đau khổ... Đức Giáo Hoàng Benedict trong Thông Điệp Deus Caritas Est, # 10-11, cho rằng tất cả tình yêu đều bắt nguồn từ Thiên Chúa, nhưng tất cả tình yêu này đều bất toàn so với tình yêu của chính Thiên Chúa, vì cách nào đó chúng vẫn còn tính vị kỷ. Tình yêu hoàn hảo nhất mà con người cần đạt đến là tình yêu của Thiên Chúa, vì với tình yêu này, con người có thể yêu thương tha nhân như chính Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta. Với tình yêu này, con người có thể đáp ứng những đòi hỏi của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Matthew, chương 5, là yêu thương ngay cả kẻ thù, làm ơn và cầu nguyện cho những người bách hại chúng ta...

2/ Phúc Âm: “Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là "ráp-bi", vì anh em chỉ có một Thầy.”

2.1/ Giá trị giới hạn của kiến thức và tình yêu của con người: Tục ngữ Việt-Nam dạy, “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo.” Lời nói có thể chỉ cho con người biết điều đúng sai, nhưng gương sáng có sức hấp dẫn để người khác làm theo như vậy. Người lãnh đạo hoàn hảo là người biết dùng cả lời nói lẫn hành động để hướng dẫn những người dưới quyền mình làm theo những gì họ muốn. Tuy nhiên, nếu không tìm thấy một người lãnh đạo hoàn toàn như thế, người lãnh đạo chỉ bằng lời nói cũng có thế giá giới hạn của họ như Chúa Giêsu đã công nhận giá trị dạy dỗ của các Kinh-sư và Biệt-phái.

2.2/ Giá trị vĩnh cửu của sự thật và tình yêu của Thiên Chúa: Chúa Giêsu đã tố cáo những tật xấu của các luật-sĩ và Pharisees:
            (1) Họ là những người làm luật và kiểm soát những người lỗi phạm luật; vì thế họ đặt ra rất nhiều luật đến độ quá chi li không cần thiết, chẳng hạn cách thức rửa tay trước khi ăn hay đóng thuế thập phân những lá cây như bạc hà. Chúa buộc tội: “Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào.”
            (2) Họ làm việc cốt để cho thiên hạ thấy: Tất cả những việc đạo đức họ làm không vì Thiên Chúa, nhưng để cho người đời trông thấy để khen ngợi họ. Tuy việc đeo hộp kinh và mang tua áo trong khi cầu nguyện là việc luật buộc phải làm để nhắc nhở họ phải không ngừng nhớ tới Thiên Chúa là Chúa của họ (hộp kinh: Exo 13:16, x/c Deut 6:8, 11:18; tua áo: Num 15:37-41, Deut 22:12); nhưng để kéo sự chú ý của người khác, họ thi nhau làm những hộp kinh lớn hơn và đeo những tua áo dài hơn.
            (3) Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường: Trong các đám tiệc, chỗ nào quan trọng nhất là chỗ của họ, chẳng hạn ngồi bên trái hay phải của chủ nhà hay cùng bàn với những nhân vật quan trọng. Trong hội đường Do-thái, những ghế trên đầu là những ghế dành cho những người già cả và vị vọng. Họ muốn những ghế này để tỏ cho thiên hạ biết mình quan trọng và chú ý tới cách ăn mặc của họ cũng như các việc họ làm.
            (4) Họ thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là “rabbi.” Người luật sĩ và Pharisees quan niệm dân chúng phải đối xử với họ như những công dân bậc nhất, hơn cả cha mẹ, vì cha mẹ chỉ có công về phần xác; trong khi họ có công về phần tinh thần và tinh thần quan trọng hơn thân xác.
            Tại sao Chúa Giêsu ngăn cấm không cho các môn đệ gọi ai là "rabbi," “cha,” hay “người lãnh đạo”? Ở đây Chúa muốn nhắc nhở cho các môn đệ đừng tôn thờ ai như thần tượng của mình để bắt chước họ ngòai một mình Thiên Chúa. Sau cùng, Chúa nhắc nhở con người về tiêu chuẩn đánh giá trị của Thiên Chúa: “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.”

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG

            - Cuộc đời của thánh Augustinô phải là bài học kinh nghiệm cho chúng ta, nhất là những người trẻ, biết rằng: Đừng mong tìm được sự thật của Thiên Chúa ngoài Kinh Thánh. Nói cách khác, nếu muốn biết các sự thật vĩnh cửu, chúng ta phải học Kinh Thánh.
            - Muốn đến với Thiên Chúa, chúng ta phải ngang qua Đức Kitô. Một cuộc sống cầu nguyện và kết hợp mật thiết với Đức Kitô sẽ giúp chúng ta am tường về Thiên Chúa, như thánh Thomas Aquinas nhận định, “Tôi học được nhiều hơn hết từ Thập Giá của Đức Kitô.”
            - Đừng dại nhận ai là thần tượng của đời mình, ngoài Thiên Chúa. Ngài là Người có quyền tối thượng trên hết mọi sự và yêu thương chúng ta nhất.