Thứ Ba Tuần 13 TN2
Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh
Tiên, OP
Bài đọc: Amo 3:1-8, 4:11-12; Mt
8:23-27.
1/ Bài đọc I: 1 Hỡi
con cái Ít-ra-en, hãy nghe lời này,
lời Đức Chúa phán để tố cáo các ngươi,
tố cáo toàn thể thị tộc đã được Ta đưa lên khỏi đất Ai-cập.
Lời ấy nói rằng:
lời Đức Chúa phán để tố cáo các ngươi,
tố cáo toàn thể thị tộc đã được Ta đưa lên khỏi đất Ai-cập.
Lời ấy nói rằng:
2 Giữa mọi thị tộc trên mặt
đất, Ta đã chỉ biết các ngươi thôi.
Vì thế, Ta sẽ hạch hỏi các ngươi về mọi tội các ngươi đã phạm.
3 Hai người có đồng hành được chăng,
nếu đã không hẹn với nhau từ trước?
Vì thế, Ta sẽ hạch hỏi các ngươi về mọi tội các ngươi đã phạm.
3 Hai người có đồng hành được chăng,
nếu đã không hẹn với nhau từ trước?
4 Trong rừng, sư tử có gầm
lên chăng, nếu nó không có mồi?
Từ trong hang, sư tử tơ có rống lên không,
nếu nó không vồ được mồi?
Từ trong hang, sư tử tơ có rống lên không,
nếu nó không vồ được mồi?
5 Dưới đất, chim sẻ có sa
vào bẫy chăng, nếu không có mồi nhử?
Bẫy có bật lên khỏi mặt đất chăng, nếu nó không bắt được gì?
Bẫy có bật lên khỏi mặt đất chăng, nếu nó không bắt được gì?
6 Giả như tù và rúc lên
trong thành, lẽ nào dân lại không sợ hãi?
Giả như tai hoạ xảy ra trong thành,
lẽ nào lại không do Đức Chúa?
Giả như tai hoạ xảy ra trong thành,
lẽ nào lại không do Đức Chúa?
7 Vì Đức Chúa là Chúa Thượng
không làm điều gì
mà không bày tỏ kế hoạch của Người
cho các ngôn sứ, tôi tớ của Người được biết.
mà không bày tỏ kế hoạch của Người
cho các ngôn sứ, tôi tớ của Người được biết.
8 Sư tử đã gầm lên: ai mà
không sợ hãi?
Đức Chúa là Chúa Thượng đã phán, ai chẳng nói tiên tri?
Sa-ma-ri đồi truỵ sẽ bị diệt vong
Đức Chúa là Chúa Thượng đã phán, ai chẳng nói tiên tri?
Sa-ma-ri đồi truỵ sẽ bị diệt vong
11 Ta đã làm cho các ngươi
phải sụp đổ
như chính Thiên Chúa đã làm sụp đổ
thành Xơ-đôm và Gô-mô-ra;
các ngươi khác nào thanh củi
được rút khỏi đống lửa cháy;
thế mà các ngươi vẫn không chịu trở về với Ta
- sấm ngôn của Đức Chúa.
như chính Thiên Chúa đã làm sụp đổ
thành Xơ-đôm và Gô-mô-ra;
các ngươi khác nào thanh củi
được rút khỏi đống lửa cháy;
thế mà các ngươi vẫn không chịu trở về với Ta
- sấm ngôn của Đức Chúa.
12 Vậy, hỡi Ít-ra-en, Ta sẽ
xử với ngươi như thế này,
và bởi vì Ta sẽ xử với ngươi như vậy nên, hỡi Ít-ra-en,
ngươi hãy chuẩn bị đi gặp Thiên Chúa của ngươi.
và bởi vì Ta sẽ xử với ngươi như vậy nên, hỡi Ít-ra-en,
ngươi hãy chuẩn bị đi gặp Thiên Chúa của ngươi.
2/ Phúc Âm: 23 Đức
Giê-su xuống thuyền, các môn đệ đi theo Người.
24 Bỗng nhiên biển động mạnh
khiến sóng ập vào thuyền, nhưng Người vẫn ngủ.
25 Các ông lại gần đánh thức
Người và nói: "Thưa Ngài, xin cứu chúng con, chúng con chết mất!"
26 Đức Giê-su nói:
"Sao nhát thế, hỡi những người kém lòng tin! " Rồi Người chỗi dậy,
ngăm đe gió và biển: biển liền lặng như tờ.
27 Người ta ngạc nhiên và
nói: "Ông này là người thế nào mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?"
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sợ hãi và
bình an
Có lửa phải có khói, có quả phải có cây, có tội sớm muộn gì cũng phải đền tội.
Người có tội lúc nào cũng phải thấp thỏm sợ hãi: sợ người khác phanh phui tội của
mình và sợ những hậu quả xảy ra do tội gây nên. Họ không bao giờ tìm được sự
bình an như khi chưa phạm tội.
Các bài đọc hôm nay muốn nêu bật sự sợ hãi do tội lỗi đem lại, và sự bình an
khi con người sạch tội và đặt trọn vẹn niềm tin nơi Thiên Chúa. Trong bài đọc
I, ngôn sứ Amos được Thiên Chúa gởi tới để phanh phui tất cả tội lỗi của con
cái Israel và đe dọa: họ sẽ phải đi gặp Thiên Chúa và lãnh nhận những hình phạt
mà Ngài đã sắp sẵn cho họ. Trong Phúc Âm, các môn đệ kinh ngạc khi thấy Chúa
Giêsu vẫn ngủ an bình khi biển gầm thét và thuyền chòng chành sắp chìm. Họ còn
sợ hãi hơn khi họ đánh thức Ngài dạy vì Ngài ra lệnh cho sóng biển phải im lặng
và sóng biển phải tuân theo.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Đức Chúa không làm
điều gì mà không bày tỏ kế hoạch của Người cho các ngôn sứ.
1.1/ Đức Chúa nói với dân qua các
ngôn sứ của Đức Chúa.
(1) Ngôn sứ xuất hiện là cho một lý do: Từ câu 3-6 là một loạt những câu hỏi
hùng biện và thách thức, tác giả có ý muốn nói Thiên Chúa có lý do để can thiệp
vào nội bộ Israel. Đây là những hình ảnh quen thuộc mỗi ngày và chúng ám chỉ một
sự liên hệ giữa nguyên nhân và hậu quả. Khán giả của Amos phải trả lời “không”
cho tất cả những câu hỏi này. Mọi sự xảy ra trên đời đều có lý do của nó: Trước
khi đồng hành phải có sự thỏa thuận. Sư tử chỉ gầm vang khi thấy hay bắt được mồi.
Chim sẻ chỉ rơi vào bẫy khi có mồi nhử. Bẫy chỉ bật lên khi con mồi sa bẫy. Người
ta chỉ rúc tù và trong thành khi có chuyện nguy hiểm xảy ra. Quan trọng hơn hết
là tai họa xảy ra trong thành là chắc chắn do bàn tay của Đức Chúa.
(2) Ngôn sứ phải tuân hành để truyền đạt sứ điệp của Thiên Chúa: Amos muốn chứng
tỏ cho dân thấy, sự can thiệp của ông là cũng có một lý do. Đức Chúa sai ông tới
để nói tiên tri cho dân chúng biết về những chuyện sắp xảy ra. Người ngôn sứ phải
nói những lời Đức Chúa truyền, ông không còn cách nào khác là phải làm theo ý Đức
Chúa nếu không muốn cơn giận của Ngài đổ trên ông.
1.2/ Hình phạt mà Israel phải
lãnh nhận:
Sodom và Gomorrha là hai thành bị tiêu diện bởi lửa diêm sinh từ trời vì các tội
lỗi của họ đã xúc phạm đến Đức Chúa, được tường thuật trong Sách Khởi Nguyên
(Gen 19). Tội của họ có nhiều, nhưng tội gớm ghê nhất là tội đồng tính luyến
ái, đến độ muốn có liên hệ tình dục với cả thiên sứ của Đức Chúa gởi tới.
“Thanh củi được rút khỏi đống lửa cháy” có lẽ ám chỉ tai họa xảy ra mà Đức Chúa
cứu họ trong giờ phút cuối, thế mà họ vẫn không nhận ra tội lỗi của họ và trở về
bới Thiên Chúa.
Những lời dạy của Amos là những lời cảnh cáo của Đức Chúa cho con cái Israel. Họ
sẽ phải đối diện với cơn thịnh nộ của Đức Chúa nếu họ không ăn năn sám hối: “Vậy,
hỡi Israel, Ta sẽ xử với ngươi như thế này, và bởi vì Ta sẽ xử với ngươi như vậy
nên, hỡi Israel, ngươi hãy chuẩn bị đi gặp Thiên Chúa của ngươi.
2/ Phúc Âm: "Sao nhát thế,
hỡi những người kém lòng tin!"
2.1/ Hai phản ứng khi phải đương
đầu với sóng gió:
(1) Phản ứng của Chúa Giêsu: Tin Mừng tường thuật: "Biển động mạnh đến độ
sóng nước ập vào thuyền, nhưng Người vẫn ngủ!" Tại sao Chúa Giêsu có thể
ngủ được khi sóng biển động mạnh như thế? Thưa có hai lý do: Thứ nhất, Ngài
không sợ hãi chi cả. Chỉ một người không biết sợ là gì mới có tâm hồn bình an
như vậy; như chúng ta thường khôi hài chọc nhau: "Điếc không sợ
súng!" Nếu một người không nghe thấy tiếng súng, người ấy sẽ không sợ súng
đạn. Thứ hai, mọi quyền lực thế gian phải sợ Ngài. Khi các môn đệ hoảng hốt
đánh thức Chúa dậy, "Người chỗi dậy, ngăm đe gió và biển: biển liền lặng
như tờ."
(2) Phản ứng của các môn đệ: Có ngư phủ nào mà không sợ sóng gió, vì họ biết
sóng gió chẳng những đe dọa, mà có thể lấy đi mạng sống của họ bất cứ lúc nào.
Truyền thống ngư phủ có thói quen cầu trời khấn Phật bắt đầu mùa tôm cá và trước
khi ra khơi, để xin Trời Phật phù hộ cho qua khỏi những cơn sóng gió lúc nào
cũng đe dọa. Nếu đã cầu xin, họ phải tin tưởng sự phù hộ của Trời Phật; nhưng
phản ứng sợ hãi khi sóng gió xảy đến chứng tỏ họ không tin, hay đức tin của họ
còn yếu kém như Chúa mắng các môn đệ hôm nay. Các môn đệ đã từng nhìn thấy Chúa
Giêsu làm các phép lạ mà sức con người không thể làm nổi; vả lại, các ông đang
có Chúa Giêsu quyền năng trong thuyền, thế mà các ông vẫn lo sợ sóng gió!
2.2/ Niềm tin cần thiết để con
người chống chọi với sóng gió của cuộc đời: Đức Giêsu nói với các môn đệ:
"Sao nhát thế, hỡi những người kém lòng tin!" Đức tin có thể ví như
kinh nghiệm mà một người sở hữu trong đời. Người đã có kinh nghiệm hay từng trải
không dễ sợ hãi như người mới ra trường, chưa có kinh nghiệm. Cũng vậy, người
đã có đức tin vững mạnh, sẽ không sợ hãi trước những đe dọa và bắt bớ của các
quyền lực thế gian, ngay cả việc chấp nhận cái chết để làm chứng cho Đức Kitô.
Khi con người không sợ hãi ngay cả cái chết, họ bắt đầu sống và sống tròn đầy.
Khi con người không sợ hãi các quyền lực thế gian, thế gian phải sợ hãi họ.
Chúng ta có thể thấy điều này nơi các môn đệ của Đức Kitô: Trước khi Ngài về trời,
các môn đệ là những người nhát sợ khi phải đương đầu với quyền lực thế gian,
nên các ông chạy trốn Chúa và Phêrô đã chối Ngài 3 lần; nhưng khi đã thấy Chúa
sống lại từ cõi chết, các ông không còn sợ hãi chi cả. Tại sao vậy? Vì các ông
biết rằng quyền lực thế gian có thể lấy đi sự sống thể lý, nhưng Đức Kitô sẽ
cho các ông sống lại; và không một quyền lực thế gian nào có thể động tới linh
hồn của các ông. Vì thế, sau khi được Thánh Thần tác động, các ông mở tung cửa
để vào đời làm chứng cho Đức Kitô. Những người trong Thượng Hội Đồng phải ngạc
nhiên, vì thấy các ông không còn sợ hãi họ nữa. Các ông tranh luận với họ cách
công khai và họ không thể đối đầu với các ông. Thay vì thẳng tay đàn áp như trước,
giờ đây họ sợ phải đàn áp các ông. Lý do không phải họ không còn quyền, nhưng
vì họ sợ dân chúng ném đá họ khi dân chúng đã nhận ra sự giả hình của họ.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta phải cố gắng hết sức để tránh tội vì sớm muộn gì chúng ta cũng phải
đối diện và lãnh án công thẳng của pháp luật và của Thiên Chúa.
- Tội làm cho chúng ta luôn sợ hãi và lấy đi sự bình an của tâm hồn. Khi phạm tội,
chúng ta hãy đến ngay với tòa cáo giải để xưng thú tội lỗi hầu có thể tìm lại
được sự bình an cho tâm hồn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét