VRNs (19.06.2014) – Sài
Gòn- Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ĐTC trong buổi tiếp kiến chung
vào thứ 4 hàng tuần. Từ thứ 4 này trở đi, ĐTC sẽ có những bài giáo lý nói về
Giáo Hội (GH). Thứ 4 hôm qua, 18.06 là bài đầu tiên trong loạt bài giáo lý mà
ĐTC sẽ trình bày về GH. Bài Giáo lý về GH đầu tiên của ĐTC mang chủ đề: “Giáo Hội
mang cảm thức được ở trong bàn tay Thiên Chúa”. Đức Thánh Cha giải nghĩa như
sau:
Giáo Hội giống như một người con
nói về mẹ mình và về gia đình mình. Thật thế, Giáo Hội không phải là một tổ chức
xã hội mà GH hiện hữu vì chính mình hay GH được coi như hiệp hội tư, một tổ chức
phi chính phủ, lại càng không phải chỉ giới hạn nơi hàng giáo sĩ hay về
Vatican… Giáo Hội là tất cả chúng ta, mở ra cho toàn thể nhân loại và không phải
khai sinh một cách tình cờ. Chúa Ki-tô đã khai sinh ra GH, là một dân tộc có một
lịch sử dài dằng dặt được chuẩn bị cả trước khi cả Chúa Kitô Nhập Thể.
Lịch sử hay “tiền sử” của Giáo Hội
được tìm thấy trong Thánh Kinh Cựu Ước. Theo Sách Sáng Thế, Thiên Chúa đã chọn
Abraham và đã mời gọi ông ra đi, bỏ quê hương xứ sở để đi tới một miền đất
khác, mà Người sẽ chỉ cho (x. St 12,1-9). Thiên Chúa không chỉ gọi Abraham độc
hành, mà gồm gia đình, bà con và tất cả những người phục vụ nhà ông nữa… Điều
quan trọng trong ơn gọi đầu tiên này là: từ Abraham Thiên Chúa hình thành một
dân để đem phúc lành của Người tới tất cả mọi gia đình trên trái đất. Và Đức
Giêsu sinh ra trong lòng dân tộc ấy.
Yếu tố thứ hai, đó là không phải
Abraham quy tụ một dân tộc chung quanh mình, mà là chính Thiên Chúa khai sinh
ra dân tộc ấy. Bình thường con người hướng về thần linh, bắt nhịp cầu nối khoảng
cách, khẩn cầu sự yểm trợ và che chở. Người ta khẩn cầu các thần linh… Nhưng
trong trường hợp này, trái lại người ta chứng kiến điều chưa từng thấy: Chính
Thiên Chúa đưa ra sáng kiến. Chính Thiên Chúa tìm đến với con người và thiết lập
một mối tương giao với họ. Bằng cách này Thiên Chúa hình thành một dân tộc mà tất
cả những ai lắng nghe lời Ngài, phó thác cho Ngài chấp nhận bước ra khỏi con đường
của riêng mình. Đây là điều kiện duy nhất để là GH: phó thác vào Thiên Chúa. Nếu
anh chị em trao phó hoàn toàn cho Chúa, lắng nghe Lời Ngài, bước theo con đường
của Ngài, có nghĩa là GH. Tình yêu của Thiên Chúa đi trước tất cả. Thiên Chúa
luôn luôn đến trước chúng ta, Ngài đi trước chúng ta.
Tổ phụ Abraham và người nhà ông
lắng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa và lên đường. Nhưng không có nghĩa rằng họ
luôn luôn xác tín và trung thành. Trái lại, ngay từ đầu đã có các kháng cự,
khép kín trong chính mình, trên các lợi lộc riêng, và cám dỗ mặc cả với Thiên
Chúa để giải quyết các sự việc theo ý riêng. Đó là các phản bội và các tội lỗi
ghi dấu con đường của dân trải dài toàn lich sử cứu độ, là lịch sử sự của sự
tín trung từ phía Thiên Chúa và sự bất trung của dân. Tuy nhiên, Thiên Chúa
không bao giờ mệt mỏi. Thiên Chúa kiên nhẫn trong mọi thời điểm. Ngài tiếp tục
giáo dưỡng và hình thành nên một dân riêng của Ngài, như một người cha đối với
con mình. Thiên Chúa cũng hành động như vậy đối với GH.
Thật vậy cả chúng ta nữa, mặc dầu
có ý hướng theo Chúa Giêsu, nhưng kinh nghiệm hằng ngày cho thấy chúng ta thấy
vẫn có sự ích kỷ và cứng lòng. Nhưng khi chúng ta nhận mình là những kẻ tội lỗi,
thì Thiên Chua đổ tràn đầy lòng thương xót và tình yêu của Ngài trên chúng ta.
Ngài tha thứ cho chúng ta, ngài luôn tha thứ cho chúng ta. Chính điều đó làm
cho chúng ta lớn lên như dân của Thiên Chúa, như Giáo Hội: không phải vì chúng
ta tài trí, không phải do công lao của chúng ta, nhưng hơn cả là kinh nghiệm hằng
ngày cho chúng ta nghiệm thấy, Thiên Chúa yêu thương và quan tâm chúng ta là dường
nào. Chính điều đó khiến cho chúng ta thực sự cảm thấy chúng ta là của Ngài, ở
trong tay Ngài, và làm cho chúng ta lớn lên trong sự hiệp thông với Ngài và giữa
chúng ta với nhau. Trở nên là Giáo Hội có nghĩa là mang lấy cảm thức được ở
trong bàn tay Thiên Chúa, Đấng là Cha và yêu thương chúng ta, chờ đợi chúng ta.
Làm thành một dân tộc được phúc
phúc bởi tình yêu của Ngài để đem phước lành của Ngài đến với tất cả mọi dân tộc
trên trái đất. Chương trình ấy không thay đổi nó luôn luôn đang được thực hiên.
Nơi Chúa Kitô chương trình đó đã có sự thành toàn và cả ngày nay nữa Thiên Chúa
vẫn tiếp tục thực hiện nó trong Giáo Hôi. Chúng ta hãy xin ơn trung thành bằng
việc theo Chúa Giêsu và lắng nghe Lời Ngài, sẵn sàng lên đường mỗi ngày, như tổ
phụ Abraham, hướng tới miền đất của Thiên Chúa và của con người, là quê hương
thật của chúng ta, và như thế trở thành phước lành, dấu chỉ tình yệu thương của
Thiên chúa đối với tất cả các con cái Ngài.
Tôi thích nghĩ tới một từ đồng
nghĩa, một tên gọi khác mà chúng ta có thể có để miêu tả về ki-tô hữu là: chúng
ta là những người nam nữ, là dân chúc tụng. Với cuộc sống của mình, kitô hữu phải
luôn luôn chúc tụng Thiên Chúa và chúc tụng tha nhân. Kitô hữu chúng ta là dân
chúc phúc, biết chúc phúc. Và đó là một ơn gọi tuyệt đẹp!
Hoàng Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét