CHÂN THIỆN MỸ MẾN CHÀO CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Tin Công giáo Thế giới ngày 28/02/2014



VRNs (28.02.2014)1- Đức Benedict XVI khẳng định việc từ chức của ngài có hiệu lực 
140228-Benedict 16Hôm nay tờ báo Ý La Stampa đã công bố những đoạn trích thư của Đức Benedict XVI đã viết để khẳng định chỉ có một Đức Giáo Hoàng duy nhất là Đức Phanxicô. 
Đức Benedict XVI viết trong một bức thư được công bố vào ngày 26/2 rằng:”Hoàn toàn không có nghi ngờ gì về tính hiệu lực của đơn từ chức của tôi khỏi sứ vụ giáo hoàng”. 
Thư của ngài nhằm trả lời cho câu hỏi của tờ La Stampa về”giải thích khác nhau đăng tải trên báo và trên các trang mạng liên quan đến thái độ của ngài”, bài báo lưu ý. Một số đặt câu hỏi việc từ chức của Đức Benedict XVI có hiệu lực hay không, giả thiết Đức nguyên Giáo hoàng về hưu bị từ chối thẳng thừng. 
Đức Benedict XVI viết:”Điều kiện duy nhất để việc từ chức của tôi có hiệu lực là quyết định của tôi hoàn toàn tự do. Mọi suy diễn về tính hiệu lực đều là vô lý”. 
Tác giả bài báo, 1 chuyên gia Vatican, ông Andrea Tornielli, mô tả về Đức Benedict XVI là “ngắn và vào trọng tâm”. 
Vị Giáo hoàng nghỉ hưu mới đây đã bất ngờ xuất hiện tại 1 hội nghị hôm thứ Bảy tấn phong 19 Hồng Y mới. Ngài ngồi hơi xa và mặc áo trắng, chứ không phải màu đỏ của Hồng y. 
Thư của Đức Benedict XVI gửi cho tờ La Stampa nhấn mạnh rằng: “Tôi tiếp tục mặc áo trắng và giữ tên Benedict vì những lý do hoàn toàn thực tế. Tại thời điểm từ chức của tôi không có sẵn phẩm phục nào khác. Tôi mặc tấm áo trắng trong mọi trường hợp, chứ không giống như Giáo Hoàng đương nhiệm.” 
Theo bài báo hôm nay, 1 tờ báo của Ý cũng đã truy vấn Đức Benedict XVI về 1 lá thư ngài viết cho nhà thần học Thụy Sĩ Hans Kung liên quan đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô. 
Kung đã trích dẫn một đoạn thư Benedict XVI như sau: “Tôi biết ơn 1 nhân cách lớn về quan điểm và một tình bạn chân thành của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Hôm nay, tôi hiểu công việc cuối cùng của tôi để hỗ trợ triều đại giáo hoàng của ngài là cầu nguyện.” 
Đức Benedict XVI trả lời câu hỏi của La Stampa về tính chính xác của lời trích: “Giáo sư Kung trích dẫn nội dung thư của tôi hoàn toàn chính xác.” 

2- Thượng Hội Đồng đánh giá cao những phản hồi của các gia đình 
140228-SydnodThường vụ Thượng Hội Đồng Giám Mục đã gặp nhau vào hai ngày 24 và 25 tháng 2 để thảo luận về những kết quả kể từ khi khai mạc Năm Tân Phúc âm hóa đời sống gia đình hồi tháng 11/2013 khi gửi đi một bảng câu hỏi về các chủ đề liên quan đến gia đình cho các Hội đồng Giám mục toàn thế giới. Hiện đã có rất nhiều phản hồi của cá nhân và các nhóm từ khắp nơi trên thế giới. 
Chiều ngày 24 tháng 2 Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ trì buổi họp, cũng đã nhấn mạnh sự quan trọng của cấu trúc Thượng Hội Đồng như một diễn tả tính hiệp đoàn của các giám mục cũng như chủ đề của nó sẽ được xem xét trong Hội nghị Đặc vụ năm 2014 và Thường vụ năm 2015. Hội nghị đánh giá cao dự thảo tổng hợp các câu trả lời nhận được. Nó cho thấy tiếng nói của Giáo hội được tất cả các thành phần lắng nghe trong mọi hoàn cảnh và tình huống, vừa liên quan đến tính cấp bách của việc loan báo Tin Mừng cho các gia đình với nhiệt huyết được canh tân, vừa liên quan đến những thách đố và khó khăn kết trong đời sống gia đình và những cuộc khủng hoảng có thể xảy ra. 
Các quan sát từ buổi thảo luận sẽ được đưa vào trong Tài liệu Làm việc của Thượng Hội Đồng. 

3- Cha Bề trên Tổng quyền DCCT tham dự buổi cầu nguyện cho nhân dân Ukrain tại Viện Thần học Luân lý Thánh Anphong
Cha BTTQ Michael Brehl, Tổng Điều phối của Viện Thần học Luân lý Anphong, đã tham dự buổi cầu nguyện cho người dân Ukrain hôm sáng thứ hai 24/2 vừa qua. Khai mạc giờ cầu nguyện, cha Viện trưởng Andrea Wodka nói: “cầu nguyện là cung cách của cộng đoàn chúng ta. Năm ngoái, chúng ta đã cầu nguyện cho người dân Philippine trong thảm họa thiên tai, chúng ta cầu nguyện cho người dân tại Trung Đông, châu Phi, đặc biệt tại Nigeria. Hôm nay chúng ta muốn cầu nguyện cho đất nước Ukraine, cầu nguyện cho người dân đang lo lắng và hoang mang trong các trò chơi chính trị do các lãnh đạo họ gây ra, cũng như cầu nguyện cho những ước mơ công lý và hòa bình của người dân.”
140228-3.1
Kết thúc giờ cầu nguyện, cha BTTQ nói: “Cùng với người dân Ukraine, chúng ta cầu nguyện cho 1 giải pháp có công lý và hòa bình trong tình trạng xung đột hiện nay. Dĩ nhiên, điều đó phải nằm trong tiến trình tái thiết xã hội và chính quyền. Chúng ta cầu nguyện cho những người đã nằm xuống vì bạo động trong tất cả các bên, cách riêng cho những người đang đảm nhận các công việc tiếp theo.” 
140228-3.2

4- DCCT Ai-Len sử dụng truyền thông để phát triển việc tông đồ ngòi bút
Tu sĩ DCCT thường là những người đi giảng dạy để loan báo Tin Mừng, nhưng việc sử dụng ngòi bút để viết cũng là một thành phần trong sứ mạng thừa sai của Dòng. Điều này thật ý nghĩa khi nghĩ đến Đấng sáng lập DCCT là Thánh Anphong. Thánh nhân rất coi trọng việc rao giảng bằng ngòi bút ngay trong các cuộc Đại phúc và giảng tĩnh tâm. Rao giảng và viết lách luôn phải đi đôi với nhau.
Trong suốt 75 năm qua, DCCT Ai-len đã phát triển bằng việc tông đồ ngòi bút, được gọi là Truyền thông DCCT, đặt trụ sở tại Dublin. Truyền thông DCCT đã xuất bản 2 tạp chí: Nguyệt san Reality và tạp chí Face up dành cho tuổi teen, là tạp chí duy nhất trong nước.
Ngoài ra, Truyền thông CCT còn xuất bản các sách phụng vụ, các tờ rơi trong Thánh lễ để giúp các linh mục và tín hữu gia tăng đức tin và xây dựng Giáo hội trong xã hội Ai-len hôm nay.
DCCT tại Al-len được thành lập hơn 150 năm. Khởi đi từ Limerick, DCCT hiện nay đã hiện diện xuyên suốt đất nước. Các tu sĩ DCCT Ailen có các cộng đoàn tại Dublin, Belfast, Cork, Limerick, Galway và Dundalk. 
140228-4.1
140228-4.2
140228-4.3

5- Cha Apisit Kritsaralam nói về việc chuẩn bị Tổng công hội XXV của DCCT
DCCT đang hướng đến Tổng công hội lần thứ 25 vào năm 2016. Tỉnh Dòng Bangkok tại Thái Lan được chọn làm nơi tổ chức sự kiện trọng đại này. Khi cha Giám tỉnh DCCT Thái Lan Apisit Kritsaralam có dịp đến Roma họp tại Viện Thần học Luân lý Anphong, ngài đã tiết lộ thông tin này với Scala News. Do đó, Scala News đã có cuộc phỏng vấn ngắn với ngài.
140228-Apisit
Scala News: Cha đã chuẩn bị những gì cho Tổng công hội?
Cha Apisit: Chúng tôi đã hầu như sẵn sàng cho TCH của Dòng. Những chuẩn bị xa là một số dự án cấp thiết đang được chúng tôi thực hiện. Khi tôi nói những dự án cấp thiết, nghĩa là quan tâm chính của chúng tôi giờ đây là trang thiết bị cho nơi sẽ diễn ra TCH. Chúng tôi chuẩn bị 1 tòa nhà lớn để đáp ứng nhu cầu của một kỳ họp TCH. Có một khán phòng với sức chứa hơn 300 người và 8 phòng nhỏ để làm việc nhóm. Chỉ còn một vài sắp đặt nhỏ sẽ được thực hiện khi đến gần ngày diễn ra TCH.
140228-5.2
Scala News: Xin cha đánh giá tình trạng hiện nay của Tỉnh Dòng Thái Lan
Cha Apisit: Chúng tôi hoạt động khá tốt và là 1 Tỉnh Dòng năng động. Tất cả anh em chúng tôi dấn thân vào nhiều sứ vụ khác nhau. Thậm chí có khi 1 người phải đảm nhận kh6ong chỉ 1 công việc mà phải kiêm nhiều trách nhiệm. Chúng tôi cũng chú trọng nhiều đến việc đào tạo DCCT, và nhờ ơn Chúa ơn gọi của chúng tôi ổn định. 
Scala News: Đâu là những ưu tiên tông đồ của Tỉnh Thái Lan?
Cha Apisit: về cơ bản chúng tôi có 2 sứ vụ chính: giáo dục và tông đồ. Về giáo dục chúng tôi lo việc đào tạo tôn giáo và trường học. Đào tạo là một trong các mũi nhọn của Tỉnh Dòng chúng tôi để huấn luyện nhân sự cho tương lai. Chúng tôi thấy trường học là một lãnh vực tông đồ đặc biệt, đồng thời là nguồn thu nhập cho các hoạt động khác của Tỉnh Dòng chúng tôi. Ngoài 3 trường học thông thường, chúng tôi còn có 2 trường học đặc biệt: 1 cho trẻ em khiếm thị và 1 cho trẻ khuyết tật.
Scala News:  Xin cha chia sẻ về những sứ vụ nước ngoài của Tỉnh Dòng?
Cha Apisit: Chúng tôi có 3 sứ vụ nước ngoài. Truyền giáo tại Lào là sứ vụ chung của Liên hiệp DCCT Vùng Á-Úc. Nó khởi sự gần 2 năm về trước và phát triển tốt với sự hợp tác của các Đơn vị khác trong Liên hiệp. Hàn Quốc và Nigeria là 2 sứ vụ khác của Tỉnh Dòng.
Scala News: Cha có nghĩ rằng sự hợp tác giữa các Đơn vị DCCT sẽ giúp cho hội Dòng phát triển nhanh hơn không?
Cha Apisit: Ồ, dĩ nhiên là có! Tôi nghĩ rằng thay vì làm một mình phải mất 10 năm, nếu hợp tác với các Đơn vị khác sẽ chỉ mất có 2 năm thôi! Tiểu Vùng của chúng tôi là 1 ví dụ cụ thể. Chúng tôi vui mừng vì có sự hợp tác của các đơn vị khác. Hiện nay chúng tôi lo củng cố Học viện Thần học tại Davao (Philippines). Chúng tôi đang tìm cách tổ chức cho giáo dân tham gia vào Học viện này. Chúng tôi có Tập viện chung tại Lipa Lipa, cũng là 1 ví dụ cụ thể của việc hợp tác. Tại Lào, chúng tôi cộng tác với các linh mục triều và giúp cho 2 chủng sinh của họ.
Scala News: Hiện nay Tỉnh Dòng cha còn ưu tư sứ vụ nào nữa không?
Cha Apisit: Có chứ. Chúng tôi đang nghiên cứu truyền giáo tại Tây Tạng. Chúng tôi được mời đến Myanmar để loan báo Tin Mừng. Hy vọng tương lai gần chúng tôi sẽ dần dần thực hiện điều đó.
PV. VRNs

MUỐI


Nguồn: https://www.facebook.com/trieu.luu.37


Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già .Anh ta lúc nào cũng bi quan và fàn nàn về mọi khó khăn .Đối với anh , cuộc sống chỉ có những nỗi buồn , vì thế học tập cũng chẳng hứng thú hơn gì .

Một lần , khi chàng trai than fiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ , người thầy im lặng lắng nghe , rôì đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ .

-Con cho thìa muối này hòa vào cốc nước , rồi uống thử đi !

Lập tức chàng trai làm theo rồi uống thử , cốc nước mặn chát .Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước .

-Bây giờ con nếm thử nước ở trong hồ đi !

-Nước trong hồ vẫn vậy thôi , thưa thầy .Nó chẳng hề mặn chút nào -Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử .

Người thầy chậm rãi nói :

-Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn nó giống như thìa muối này thôi

.Nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau .Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước, thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời .Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước , họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích cho bản thân mình !

st

Đơn hôn – Vĩnh hôn



 PVL (28/2/2014) – Lời Chúa hôm nay trích đọc Gc 5,9-12 với ý lực:
Thưa anh em, anh em đừng phàn nàn kêu trách lẫn nhau, để khỏi bị xét xử.Kìa Vị Thẩm Phán đang đứng ngoài cửa. (Gc 5,9)
Và Tin Mừng Mc 10,1-12 với ý lực:
"Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không thể phân rẽ" (Mc 10,9)
Lời Chúa hôm nay qui hướng tôi về đời sống hôn nhân gia đình theo ý định ban đầu của Thiên Chúa lúc Người sáng tạo con người có nam, có nữ – A-đam và E-va – để họ thủy chung trọn đời với nhau, sinh con đẻ cái đầy mặt đất để thờ phượng Chúa.
Thư Giacôbê khuyên nhủ ai sống vợ chồng, đừng phàn nàn kêu trách lẫn nhau. Nếu người chồng hoặc người vợ ngày ngày cứ nghe đối phương “đục vào tai” những lời khó nghe ngay từ sáng sớm đến chiều tối thì hạnh phúc gia đình có nhiều nguy cơ đổ vỡ. Các ngôn sứ và ông Gióp phải là tấm gương kiên trì, nhẫn nại cho những ai sống đời vợ chồng.
Trước 1975, việc ly dị của người Công Giáo, thật hiếm hoi, nhưng xã hội hôm nay, các giá trị truyền thống của gia đình đã bị lung lay tận gốc, việc ly dị diễn ra hằng ngày. Tôi đã thường nghe các Cha phụ trách về hôn nhân gia đình cho biết tỷ lệ ly dị hằng năm khoảng 50% trở lên. Là người tham gia dạy Giáo lý, đặc biệt Giáo lý hôn nhân và dự tòng, đồng thời được tiếp xúc với những Ki-tô hữu có những vướng mắc về hôn nhân theo Giáo luật thì việc ly dị giữa người có đạo, có niềm tin vào Đức Ki-tô đã đến hồi chuông cảnh báo, đặc biệt trong các gia đình trẻ; những gia đình trung niên, thậm chí ở tuổi U60 cũng vướng mà không tháo gỡ được. Có cả trường hợp cha mẹ ủng hộ việc này, dù họ là đạo dòng, đạo gốc. Ly dị quả thật có rất nhiều lý do, không ai giống ai, tuy nhiên, bản liệt kê sau đây cũng đáng tham khảo:
            - Cha mẹ ép buộc con cái phải lấy người chúng không muốn, vì cha mẹ tham quyền cao, chức trọng, hay lợi nhuận vật chất. Trường hợp này, con cái thiếu tự do để kết hôn.
            - Con người kết hôn bừa bãi: Đa số trường hợp Giáo Hội giải quyết là trường hợp "lack of form," có nghĩa: không kết hôn theo Lề Luật của Giáo Hội; vì thế, không thành Bí-tích. Chẳng hạn, làm hôn thú giả vì muốn xuất ngoại, vì tham tiền, hay vì bất cứ lý do nào khác.
            - Vợ chồng không chịu tìm hiểu nhau kỹ lưỡng trước khi kết hôn: Lấy người đã có gia đình, lấy người bị ngăn trở không được kết hôn, lấy người không cùng tôn giáo.
            - Vợ chồng không sống đức tin và không chịu lãnh nhận ơn thánh từ các bí-tích: Làm sao có khôn ngoan, sức mạnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống?
            - Con người không có sức chịu đau khổ: Trường hợp của những người bị người phối ngẫu ly dị. Với ơn thánh, con người có thể vượt qua sự cô đơn và những đòi hỏi của thân xác.

 Lạy Chúa Giêsu, lời dạy của Chúa "Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không thể phân rẽ" (Mc 10,9 )thì sức của con không làm được, phải có ơn Chúa giúp con Chúa ơi! Mỗi ngày con đã phải học nhân đức kiên trì, nhẫn nại, chịu đựng vì lòng mến Chúa và yêu mến bạn đời của con. Con và vợ con khắc tính, khắc khẩu là điều có thực. Chỉ có Chúa giúp con đủ sức thủy chung tính theo từng ngày, từng tháng cho đến hơi thở cuối cùng đời con. Chúa buông bỏ con thì con không xong rồi. Lạy Chúa, xin thương giúp con đừng có hành vi, cử chỉ nào làm cho đời sống hôn nhân của con trở nên tồi tệ mà ngược lại phải ý thức hâm nóng tình yêu mỗi ngày theo ý Chúa. Amen.

Phải kiên nhẫn và trung thành giữ lời hứa.

Thứ Sáu Tuần 7 TN2

Thứ Sáu Tuần 7 TN2
Xin Nhấn vào đây để nghe Bài Giảng hoặc tải xuống
 
Bài đọc: Jam 5:9-12; Mk 10:1-12.

1/ Bài đọc I: 9 Thưa anh em, anh em đừng phàn nàn kêu trách lẫn nhau, để khỏi bị xét xử. Kìa Vị Thẩm Phán đang đứng ngoài cửa.
10 Thưa anh em, về sức chịu đựng và lòng kiên nhẫn, anh em hãy noi gương các ngôn sứ là những vị đã nói nhân danh Chúa.
11 Kìa xem: chúng ta tuyên bố: phúc thay những kẻ đã có lòng kiên trì! Anh em đã nghe nói đến lòng kiên trì của ông Gióp và đã thấy mục đích Chúa nhắm, vì Chúa là Đấng từ bi nhân hậu.
12 Nhưng, thưa anh em, trước hết, đừng có thề, dù là lấy trời, lấy đất, hay lấy cái gì khác mà thề. Nhưng hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không", như thế, anh em sẽ không bị xét xử.

2/ Phúc Âm: 1 Đức Giê-su bỏ nơi đó, đi tới miền Giu-đê và vùng bên kia sông Gio-đan. Đông đảo dân chúng lại tuôn đến với Người. Và như thường lệ, Người lại dạy dỗ họ.
2 Có mấy người Pha-ri-sêu đến gần Đức Giê-su và hỏi rằng: "Thưa Thầy, chồng có được phép rẫy vợ không?" Họ hỏi thế là để thử Người.
3 Người đáp: " Thế ông Mô-sê đã truyền dạy các ông điều gì?"
4 Họ trả lời: "Ông Mô-sê đã cho phép viết giấy ly dị mà rẫy vợ."
5 Đức Giê-su nói với họ: "Chính vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Mô-sê mới viết điều răn đó cho các ông. 6 Còn lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; 7 vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, 8 và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt.
9 Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly."
10 Khi về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về điều ấy.
11 Người nói: "Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình;
12 và ai bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình."

                        GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải kiên nhẫn và trung thành giữ lời hứa.
           
            Càng ngày chúng ta càng chứng kiến những cảnh con người bất trung với Thiên Chúa và phản bội lẫn nhau nhiều hơn: bỏ đạo, không thực hành đạo, hồi tục, ly dị, ly thân, cha mẹ giết con, từ con, con cái giết cha mẹ. Có rất nhiều lý do đưa đến những thảm cảnh này, nhưng hai lý do nổi bật là con người ngày nay không còn biết kính sợ Thiên Chúa và hy sinh chịu đựng đau khổ.
            Các bài đọc hôm nay muốn nêu bật những lý do đưa tới sự phản bội và những đức tính cần thiết để trung thành với Thiên Chúa và với nhau. Trong bài đọc I, thánh Giacôbê nhấn mạnh tới đức tính kiên nhẫn để chịu đựng đau khổ để có thể sống chung với nhau trong khi chờ đợi Ngày Chúa đến. Chịu đựng đau khổ là phương thức cần thiết để con người chứng tỏ niềm tin yêu của họ dành cho Thiên Chúa và dành cho nhau. Trong Phúc Âm, những người Pharisees muốn thử xem Chúa Giêsu có dạy khác với luật của Moses về vấn đề ly dị. Chúa thẳng thắn trả lời họ Luật không được ly dị là Luật bất khả phân ly của Thiên Chúa ngay từ đầu. Lý do ông Moses cho phép ly dị là vì lòng chai dạ đá của con người, chứ không phải trong ý định của Thiên Chúa. Nếu con người biết kính sợ Thiên Chúa, họ không bao giờ dám làm chuyện này.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí, vì Ngày Chúa quang lâm đã gần tới.

1.1/ Phải chuẩn bị và luyện tập nhân đức: Thánh Giacôbê dùng ví dụ của nhà nông, trong khi chờ đợi mùa gặt hái, họ phải bón phân, tỉa cành, giết sâu bọ, để cây có thể cho nhiều trái và hoa quả tốt tươi. Con người cũng thế, họ không chỉ kiên nhẫn chờ đợi Ngày Chúa đến, nhưng còn phải kiên trì cầu nguyện và tập luyện các nhân đức cần thiết. Thánh Giacôbê liệt kê những điều cần thiết phải làm:
            (1) Phải ăn ở thuận hòa: Con người thường có thói quen lấy mình làm tiêu chuẩn để phán xét tha nhân, dù nhiều khi rất thiển cận và bất công. Cách tốt nhất để giúp con người ăn ở thuận hòa là đừng bao giờ phán xét người khác khi không có trách nhiệm, để rồi sẽ không bị phán xét bởi Thiên Chúa; vì chúng ta đong đấu nào cho tha nhân, Thiên Chúa sẽ dùng đấu ấy mà xét xử chúng ta. Ngài khuyên các tín hữu: "Thưa anh em, anh em đừng phàn nàn kêu trách lẫn nhau, để khỏi bị xét xử. Kìa vị Thẩm Phán đang đứng ngoài cửa." 
            (2) Noi gương các ngôn sứ: "Thưa anh em, về sức chịu đựng và lòng kiên nhẫn, anh em hãy noi gương các ngôn sứ là những vị đã nói nhân danh Chúa." Các ngôn sứ không sợ chấp nhận hậu quả của việc nói sự thật, các ngài sẵn sàng chấp nhận sự ghét bỏ và truy tố của con người. Hơn nữa, con người không dễ thay đổi, các ngài phải kiên nhẫn chờ đợi để thay đổi và giúp con người làm hòa với Thiên Chúa.

1.2/ Mục đích của đau khổ: Tác giả nhắc lại câu truyện ông Job. Thiên Chúa để Satan hành hạ ông mọi cách để xem ông có trung thành tin tưởng và yêu thương Ngài không. Ông Job đã chiến thắng mưu kế của Satan và trung thành với Thiên Chúa. Ngài đã thưởng công cho ông xứng đáng với lòng kiên trì. Hơn nữa, theo thánh Giacôbê (1:2-4) và Phaolô (Rom 5:3-4), đau khổ còn rèn luyện con người quen chịu đựng để trở nên thập toàn; không gì có thể làm lung lay đức tin của người đã quen chịu đựng đau khổ.
            Về việc thề hứa, Giacôbê lặp lại những lời Chúa Giêsu dạy các môn đệ (Mt 5:33-37). Chúa Giêsu có cấm con người không được thề dưới bất cứ hoàn cảnh nào không? Theo văn mạch, Ngài không cấm điều đó, nhưng nhấn mạnh tới việc con người phải nói sự thật: Hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không;" thêm điều đặt chuyện là bởi ma quỉ mà ra. Vì thế, khi con người nói “có” với Thiên Chúa hay với tha nhân, con người phải giữ lời cho dẫu có phải hy sinh, và ngay cả thiệt hại tới tính mạng. Với một người luôn trung tín với những gì mình nói, thề hứa là chuyện dư thừa. Với những kẻ không trung tín với những gì mình nói, thề hứa cũng là chuyện dư thừa, vì họ nói mà không làm.

2/ Phúc Âm: Vấn đề ly dị

2.1/ Yếu đuối của con người: Có mấy người Pharisees đến gần Đức Giêsu và hỏi rằng: "Thưa Thầy, chồng có được phép rẫy vợ không?" Họ hỏi thế là để thử Người.
            (1) Luật của Moses: Chúa Giêsu hỏi: "Thế ông Moses đã truyền dạy các ông điều gì?" Họ trả lời: "Ông Moses đã cho phép viết giấy ly dị mà rẫy vợ." Đức Giêsu nói rõ lý do có luật này của Moses:: "Chính vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Moses mới viết điều răn đó cho các ông.''
            (2) Tại sao Giáo Hội cho phép ly dị, nếu đó là Luật Thiên Chúa? Chúng ta cần phân biệt hai điều: Thứ nhất, lý tưởng mà Thiên Chúa muốn con người đạt tới. Lý tưởng này không bao giờ thay đổi; và thực tế cũng chứng minh nhiều người đã đạt tới lý tưởng này. Nhiều cặp vợ chồng đã trung thành với nhau đến khi chết, dù phải trải qua bao gian khổ. Thứ hai, yếu đuối và tội lỗi làm con người không đạt tới lý tưởng của Thiên Chúa. Khi con người không đạt được lý tưởng, không có nghĩa là lý tưởng của Thiên Chúa muốn không thể thực hiện được, hay Lề Luật của Thiên Chúa sai; nhưng con người phải khiêm nhường thống hối vì yếu đuối tội lỗi của mình. Hội Thánh gỡ dây hôn phối là vì những tội lỗi, yếu đuối, và cứng lòng của con người.

2.2/ Những lý do để Giáo Hội dùng tháo gỡ dây Hôn Phối: Có nhiều lý do để gỡ; một cách tổng quát là con người không chịu học hỏi hay coi thường Bí-tích Hôn Phối như:
            - Cha mẹ ép buộc con cái phải lấy người chúng không muốn, vì cha mẹ tham quyền cao, chức trọng, hay lợi nhuận vật chất. Trường hợp này, con cái thiếu tự do để kết hôn.
            - Con người kết hôn bừa bãi: Đa số trường hợp Giáo Hội giải quyết là trường hợp "lack of form," có nghĩa: không kết hôn theo Lề Luật của Giáo Hội; vì thế, không thành Bí-tích. Chẳng hạn, làm hôn thú giả vì muốn xuất ngoại, vì tham tiền, hay vì bất cứ lý do nào khác.
            - Vợ chồng không chịu tìm hiểu nhau kỹ lưỡng trước khi kết hôn: Lấy người đã có gia đình, lấy người bị ngăn trở không được kết hôn, lấy người không cùng tôn giáo.
            - Vợ chồng không sống đức tin và không chịu lãnh nhận ơn thánh từ các bí-tích: Làm sao có khôn ngoan, sức mạnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống?
            - Con người không có sức chịu đau khổ: Trường hợp của những người bị người phối ngẫu ly dị. Với ơn thánh, con người có thể vượt qua sự cô đơn và những đòi hỏi của thân xác.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

            - Đau khổ không thể thiếu trong cuộc đời, vì chúng là phương tiện để chúng ta chứng tỏ niềm tin yêu của chúng ta dành cho Thiên Chúa và cho tha nhân.
            - Khi Thiên Chúa truyền chúng ta làm điều gì, Ngài biết chúng ta có khả năng làm chuyện đó. Chúng ta cần phải tin tưởng và làm theo những gì Chúa dạy, tập luyện để sống nhân đức, và tận dụng các ơn thánh Thiên Chúa ban qua các bí-tích.
            - Nếu chúng ta trung thành với Thiên Chúa, Ngài sẽ trung thành với chúng ta; nhưng nếu chúng ta phản bội Ngài, Ngài cũng sẽ không nhận chúng ta trong Ngày sau hết.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

MƯỜI ĐIỀU ‘KHÔNG THỂ’


MƯỜI ĐIỀU ‘KHÔNG THỂ’


Bạn không thể đem lại sự thịnh vượng mà không tiết kiệm.
1. Bạn không thể giúp những người nhỏ bé mà lại hạ bệ người to lớn.
2. Bạn không thể làm mạnh kẻ yếu mà lại làm yếu kẻ mạnh.
3. Bạn không thể nâng cao người ăn lương mà hạ bệ người trả lương.
4. Bạn không thể giúp đỡ người nghèo bằng cách tiêu diệt người giầu.
5. Bạn không thể duy trì ổn định khi tiêu xài nhiều hơn kiếm được.
6. Bạn không thể đẩy mạnh tình huynh đệ giữa con người bằng cách kích động hận thù giai cấp.
7. Bạn không thể thiết lập sự an toàn tren đồng tiền vay mượn.
8. Bạn không thể xây dựng tích cách và lòng can đảm khi lấy đi sáng kiến và sự độc lập của con người.
9. Bạn không thể thường xuyên giúp đỡ người khác khi làm thay cho họ điều mà họ có thể làm và phải làm.
Lời Khuyên: Cái căn bản nhất là cuộc sống có nhiều giá trị, nếu chỉ sống một giá trị thay cho các giá trị khác, sẽ rơi vào đau khổ bất hạnh.
Mỗi khi nhìn một bức tranh giá trị mà bạn yêu thích, bạn thấy dễ chịu hơn một ít, mỗi khi nghe một bản nhạc hay, bạn thấy đời trẻ hơn một xíu, mỗi khi bạn ngắm một bông hoa, uốn một cành cây bạn thấy đời vui hơn. Đó là những lúc bạn đang chết cho những sáo mòn để hồi sinh cho những gì mới

Sưu Tầm.


Nguồn: https://www.facebook.com/HSTSvn2013

Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 20/02 - 26/02/2014

 
1. Chúa Giêsu luôn luôn đi trước chúng ta. Ngài đi trước và dẫn đường cho chúng ta.

Trong Công Nghị Tấn Phong Hồng Y đầu tiên trong triều giáo hoàng của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nâng lên hàng Hồng Y 19 giám chức của Giáo Hội lúc 11 giờ sáng ngày thứ Bẩy 22 tháng Hai nhân lễ Tông Tòa Thánh Phêrô.

Vào lúc bắt đầu buổi lễ diễn ra trong Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nồng nhiệt chào đón Đức Thánh Cha danh dự Bênêđíctô thứ 16. Vị tiền nhiệm của ngài đã ngồi ngay bên cạnh các Hồng Y sắp được tấn phong.

Cộng đoàn đã nghe tuyên đọc bài Tin Mừng theo thánh Máccô đoạn 10 từ câu 32 đến câu 45 thuật lại hành trình của Chúa Giêsu cùng với 12 Tông đồ lên Giêrusalem, qua đó Chúa loan báo cho các ông: Con Người sẽ bị nộp cho các Thượng Tế và luật sĩ, bị kết án tử hình và giao cho dân ngoại, để chịu cực hình và hành quyết, nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại. Nhưng Tông Đồ Giacôbê và Gioan xin Chúa cho được ngồi bên tả và bên hữu; và trước sự phẫn nộ của các Tông Đồ khác, Chúa dạy các môn đệ “Ai muốn trở thành người cao trong trong các con, thì hãy thành người phục vụ, ai muốn trở thành người thứ nhất trong các con, thì hãy trở thành tôi tớ cho mọi người”.

Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:

Tại thời điểm này cũng vậy, Chúa Giêsu đang đi trước chúng ta. Ngài luôn luôn đi trước chúng ta. Ngài đi trước và dẫn đường cho chúng ta. Đây là nguồn mạch của niềm tự tin và niềm vui của chúng ta để trở thành môn đệ của Ngài, ở lại với Ngài, đi phía sau Ngài và dõi theo bước chân Ngài.

Khi chúng ta hiệp nhau để đồng tế Thánh Lễ đầu tiên tại nhà nguyện Sistina, từ ngữ đầu tiên Chúa đề xuất với chúng ta là "bước theo", là hành trình cùng với Ngài, và sau đó là xây dựng và tuyên xưng.

Hôm nay từ ngữ này cũng được lặp lại, nhưng giờ đây là một hành động, một hành động Chúa Giêsu đang thực hiện: "Ngài đang tiến bước... " . Đây là một điểm nổi bật trong các sách Phúc Âm: Chúa Giêsu thường xuyên vừa tiến bước vừa dạy dỗ các môn đệ trên đường đi. Điều này là rất quan trọng. Chúa Giêsu không đến để dạy một triết lý, một ý thức hệ ... mà là "một con đường", một cuộc hành trình được thực hiện với Ngài, và chúng ta học con đường này trong khi chúng ta tiến bước. Vâng, anh em thân mến, thật là niềm vui khi được cùng đi với Chúa Giêsu.

Nhưng điều này không dễ dàng, hay thoải mái, vì đường lối Chúa Giêsu chọn con là đường Thánh Giá. Khi đi đường cùng nhau, Ngài nói với các môn đệ những gì sẽ xảy ra tại Giêrusalem: Ngài báo trước cuộc thương khó, cái chết và sự Phục sinh của Ngài. Và họ “kinh hoàng” và “đầy sợ hãi”. Họ bị kinh hoàng, chắc chắn rồi, vì đối với họ lên Giêrusalem có nghĩa là chia sẻ vinh quang chiến thắng của Đấng Cứu Thế, trong cuộc khải hoàn của Ngài - chúng ta thấy rõ điều này trong yêu cầu của Thánh Giacôbê và Thánh Gioan. Nhưng họ cũng đầy sợ hãi vì những gì sắp xảy ra với Chúa Giêsu, và vì những gì bản thân họ có thể phải gánh chịu.

Không giống như các môn đệ những ngày đó, chúng ta biết Chúa Giêsu đã chiến thắng, và chúng ta không cần phải lo sợ Thánh Giá. Thật vậy, Thánh Giá là hy vọng của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta tất cả cũng đều là con người, những người tội lỗi, bị cám dỗ để nghĩ như loài người, không phải như Chúa.

Và một khi chúng ta chạy theo lối nghĩ của thế gian, những gì sẽ xảy ra? " Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Giacôbê và ông Gioan" (Mc 10:41 ). Họ phẫn nộ. Bất cứ khi nào một não trạng thế tục chiếm ưu thế, kết quả là sự cạnh tranh , ganh tị, và phe phái ...

Và vì thế, những lời Chúa Giêsu nói với chúng ta hôm nay là bổ ích nhất. Nó thanh tẩy chúng ta tự thâm tâm, nó soi sáng lương tâm chúng ta và giúp chúng ta hiệp nhất hoàn toàn với Chúa Giêsu, và làm như thế cùng với nhau, tại thời điểm này khi Hồng Y Đoàn được mở rộng với sự gia nhập của các thành viên mới .

"Ðức Giêsu gọi các ông lại ... " (Mc 10:42) . Đây là hành động khác của Chúa Giêsu. Trên đường đi, Ngài nhận thức rằng cần phải nói chuyện với Nhóm Mười Hai, Ngài dừng họ lại và gọi họ đến với mình. Anh em, chúng ta hãy để cho Chúa Giêsu gọi cho chúng ta đến với Ngài! Chúng ta hãy để Ngài "triệu tập". Và chúng ta hãy lắng nghe Ngài, với niềm vui xuất phát từ việc đón nhận Lời Ngài với nhau, để Lời Ngài và Thánh Thần giáo huấn chúng ta, và để trở nên một trái tim và linh hồn hơn bao giờ, khi quy tụ xung quanh Ngài.

Và khi chúng ta được "triệu tập", được gọi đến với Ngài bởi cùng một Thầy, tôi cũng sẽ nói với anh em về những điều Giáo Hội cần: Giáo Hội cần anh em, cần sự hợp tác của anh em, và hơn thế nữa là sự hiệp thông, hiệp thông với tôi và với chính anh em. Giáo Hội cần sự can đảm của anh em, để rao giảng Tin Mừng tại mọi thời điểm, cả lúc thuận lợi cũng như trong gian truân, để làm chứng cho sự thật. Giáo Hội cần lời cầu nguyện của anh em cho sự tiến bộ của đàn chiên Chúa Kitô, lời cầu nguyện đó, cùng với việc công bố Lời Chúa, là nhiệm vụ chính của các Giám mục Giáo Hội cần lòng từ bi của anh em, đặc biệt là vào thời điểm nhiều đau khổ và chịu đựng này của rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Chúng ta muốn bày tỏ sự gần gũi tinh thần với các cộng đồng Giáo Hội và với tất cả các Kitô hữu bị bách hại và phân biệt đối xử. Giáo Hội cần lời cầu nguyện của chúng ta cho họ, để họ được kiên vững trong đức tin và có thể đáp trả lại sự dữ bằng sự tốt lành. Và lời cầu nguyện của chúng ta cũng hướng đến mỗi người nam nữ đang phải đau khổ một cách bất công chỉ vì niềm tin tôn giáo của họ

Giáo Hội cũng cần đến chúng ta như những nhà kiến tạo hòa bình, xây dựng hòa bình bằng lời nói, bằng hy vọng và bằng lời cầu nguyện: do đó, chúng ta hãy cầu khẩn hòa bình và hoà giải cho những dân tộc đang phải gánh chịu bạo lực và chiến tranh.

Cảm ơn anh em thân yêu. Chúng ta hãy cùng nhau bước theo Chúa, và chúng ta hãy luôn luôn để mình được gọi lại với Ngài, cùng với nhau, trong lòng dân tộc trung tín của Ngài, là Mẹ Hội Thánh của chúng ta.

2. Đức tin không đem lại hành động cụ thể thì không phải là đức tin

"Một đức tin không sinh hoa kết quả nơi các hành động thì không phải là đức tin." Đây là lời khẳng định của Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Sáu 21 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Marta trong thánh lễ đồng tế với các vị Hồng Y đang tham dự Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường. Ý chỉ trong thánh lễ này là mừng sinh nhật thứ 90 của Đức Hồng Y Silvano Piovanelli, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Florence. Đức Thánh Cha đã cảm ơn Đức Hồng Y Piovanelli vì "công việc của ngài, chứng tá và lòng nhân hậu của ngài."

Thế giới này đầy dẫy các Kitô hữu đọc thuộc lòng Kinh Tin Kính, nhưng rất ít khi đưa những lời kinh này vào thực hành - và cũng có các học giả uyên bác giản lược thần học vào một loạt những lý thuyết gọn gàng ngăn nắp, trong khi loại bỏ triệt để bất kỳ ảnh hưởng nào của thần học trên cuộc sống thực. Đó là mối nguy hiểm mà Thánh Giacôbê lo sợ từ cả hai ngàn năm trước, và đó cũng là chủ đề mà Đức Thánh Cha Phanxicô muốn đưa ra với các tín hữu sau đọc bài đọc trích từ thư Thánh Giacôbê trong đó có những đoạn như: “Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì? ...Đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết...Anh em thấy đó, nhờ hành động mà con người được nên công chính, chứ không phải chỉ nhờ đức tin mà thôi.”

Đức Thánh Cha nói:

"Chúng ta cũng phạm sai lầm khi nói: ‘Nhưng tôi có rất nhiều niềm tin, và tôi tin tất cả mọi thứ, tất cả mọi thứ - nhưng người nói như thế lại có một cuộc sống thờ ơ, yếu ớt. Đức tin của người ấy là một thứ lý thuyết, không sống động trong cuộc đời. Thánh Tông Đồ Giacôbê khi nói về đức tin, đã nói chính xác về đạo lý, về những gì hình thành nội dung của đức tin. Một người dù có thể thuộc tất cả các điều răn, tất cả những lời tiên tri, tất cả các chân lý đức tin, nhưng nếu không đưa vào thực hành, thể hiện nơi hành động cụ thể thì chỉ là vô ích. Về mặt lý thuyết, chúng ta có thể đọc Kinh Tin Kính, thậm chí ngay cả khi không có đức tin, và có rất nhiều người làm như vậy - ngay cả ma quỷ. Ma quỷ biết rất rõ những gì được đề cập trong Kinh Tin Kính và chúng biết đó là sự thật."

Những lời của Đức Thánh Cha vang vọng khẳng định của Thánh Giacôbê: "Anh chị em tin có một Thiên Chúa duy nhất phải không? Đúng lắm. Ma quỷ cũng tin, và run sợ".

Đức Thánh Cha nói thêm rằng sự khác biệt là ma quỷ không có “đức tin đích thực”, chúng chỉ có “kiến thức”. Đức tin chân thực có nghĩa là đón nhận thông điệp của Thiên Chúa từ Chúa Kitô.

Đức Thánh Cha nói tiếp là Tin Mừng đã đề cập đến hai dấu chỉ rõ rệt của những người “biết điều gì đáng tin, nhưng lại không có đức tin” Dấu hiệu đầu tiên là xu hướng “luật sĩ” đại diện bởi những người hỏi Chúa Giêsu có nên nộp thuế cho Cêsarê hay không, và những kẻ thắc mắc về câu chuyện người phụ nữ góa chồng đã lần lượt kết hôn với bảy anh em. Dấu chỉ thứ hai là xem đức tin như một thứ “ý thức hệ”. Đó là những Kitô hữu xem đức tin như một hệ thống các ý tưởng có tính lý thuyết. Ngay vào thời của Chúa Giêsu cũng có những kẻ như thế. Thánh Tông Đồ Gioan nói họ là những phản Kitô, những kẻ uốn nắn đức tin theo những dấu ấn ý thức hệ mà họ đã từng theo đuổi. Vào thời điểm đó, có những kẻ theo phái Ngộ Đạo, nhưng sẽ luôn có và có rất nhiều những Kitô hữu rơi vào nhóm “luật sĩ” hay nhóm ý thức hệ, là những kẻ biết đến đạo lý Kitô, nhưng không có đức tin, y hệt như ma quỷ. Cái khác biệt là ma quỷ còn biết run sợ chứ các Kitô hữu này thì không, họ cứ tỉnh bơ sống an nhiên tự tại.

Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ đến những ví dụ trong các sách Tin Mừng về "những người không biết đạo lý, nhưng có rất nhiều niềm tin." Ngài đề cập đến câu chuyện của người phụ nữ xứ Canaan, đã làm Chúa xúc động trước đức tin của bà và Ngài đã chữa lành cho đứa con gái bị quỷ ám của bà; và người phụ nữ Samaria là người mở lòng ra bởi vì, "cô ấy đã không gặp gỡ với những chân lý trừu tượng", nhưng chính là gặp gỡ "Chúa Giêsu Kitô. " Sau đó, là người mù được Chúa Giêsu chữa lành đã phải đối diện với sự thẩm vấn dai dẳng của những người Biệt Phái và các luật sĩ cho đến khi ông quỳ xuống với sự khiêm nhường và tôn vinh người đã chữa lành cho ông. Ba người này cho thấy đức tin và chứng tá là không thể tách rời.

Đức tin là một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, với Thiên Chúa, từ đó đức tin được sinh ra, và từ đó đưa ta đến với chứng tá. Đó chính là những gì thánh Tông Đồ Giacôbê muốn nói Đức tin không có hành động, một đức tin không lôi cuốn toàn con người ta, thì không phải là đức tin. Đó là những từ ngữ - và chỉ là những từ ngữ.

3. Chúa Giêsu là ai đối với chúng ta?

Trong thánh lễ sáng thứ Năm 20 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Marta với các Hồng Y đang tham dự Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường và đặc biệt với sự tham dự của nữ tu Candida Bellotti, người nữ tu già nhất thế giới được mời tham dự thánh lễ nhân ngày sinh nhật thứ 107 của bà, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày những suy tư của ngài về bài Tin Mừng thuật lại tình cảnh bẽ bàng của thánh Phêrô.

Ðức Giêsu và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xêdarê Philípphê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai?" Các ông đáp: "Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó". Người lại hỏi các ông: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông Phêrô trả lời: "Thầy là Ðấng Kitô". Ðức Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.

Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại. Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. Nhưng khi Ðức Giêsu quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phêrô: "Xatan ! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người". (Mc 8: 27-33).

Đức Thánh Cha nói:

"Trước câu hỏi vang lên từ con tim chúng ta: ‘Chúa Giêsu là ai đối với chúng ta?’, những điều chúng ta đã biết, những điều chúng ta đã học xem ra là chưa đủ. Học hỏi và hiểu biết là điều quan trọng, nhưng nó chưa đủ. Để biết Chúa Giêsu điều cần thiết là phải trải qua cuộc hành trình của Thánh Phêrô: sau chuyện bẽ bàng đó, Thánh Phêrô đã trưởng thành hơn với Chúa Giêsu, đã nhìn thấy những phép lạ Ngài làm, đã thấy quyền năng của Ngài. Rồi thánh nhân cũng nộp thuế như Chúa Giêsu đã truyền cho ngài là bắt một con cá, lấy ra một đồng xu để nộp thuế. Thánh nhân đã thấy nhiều phép lạ như thế. Tuy nhiên, tại một thời điểm nhất định, chính Phêrô lại đã chối Chúa, đã phản bội Thầy mình, và ngài học được bài học gay go nhất ấy - vượt xa mọi thông hiểu – bằng nước mắt, và than khóc."

"Câu hỏi đầu tiên dành cho Thánh Phêrô - ' Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?' chỉ có thể hiểu được sau một hành trình, một hành trình rất dài, hành trình của ân sủng và tội lỗi, hành trình của một môn đệ. Chúa Giêsu đã không nói với Phêrô và các Thánh Tông Đồ ‘Hãy biết Ta!’; nhưng Ngài nói: ‘Hãy theo Ta!’ Và việc theo Chúa Giêsu này làm cho chúng ta biết Ngài. Chúng ta theo Chúa Giêsu với sức mạnh của chúng ta, và cả với tội lỗi chúng ta, nhưng luôn luôn theo Chúa. Điều cần thiết không phải chỉ là học biết điều này điều nọ, nhưng là sống cuộc sống của một môn đệ Người. "

"Biết Chúa Giêsu là một ân sủng của Chúa Cha, chính Ngài là Đấng làm cho chúng ta biết Chúa Giêsu. Đó là một tác động của Chúa Thánh Thần, là một người thợ vĩ đại, không phải là một ‘đoàn viên công đoàn’ - Ngài là một người thợ tuyệt vời luôn làm việc trong chúng ta. Ngài giải thích những mầu nhiệm về Chúa Giêsu, và đem đến cho chúng ta nhận thức về Chúa Giêsu. Chúng ta nhìn vào Chúa Giêsu, Thánh Phêrô, và các Thánh Tông Đồ, và chúng ta nghe vang vọng trong lòng mình câu hỏi ‘Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?’ Cũng như các Thánh Tông Đồ, chúng ta hãy xin cùng Chúa Cha ban cho chúng ta được biết Chúa Kitô từ Thánh Thần, Đấng sẽ giải thích cho ta mầu nhiệm này”

4. Kinh Truyền Tin

Thánh lễ kéo dài 1 tiếng rưỡi đồng hồ và kết thúc lúc 11 giờ rưỡi. Nửa tiếng sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của Đức Giáo Hoàng ở lầu 3 trong dinh Tông tòa để chủ sự buổi đọc kinh truyền tin với 60 ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô, dưới bầu trời nắng đẹp.

Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nhắc đến bài đọc thứ hai của Chúa Nhật 23 tháng Hai, trong đó thánh Phaolô nói đến tình trạng chia rẽ trong giáo đoàn Corinto (1 Cr 1,12..): họ họp thành những nhóm theo những nhà giảng thuyết khác nhau mà họ coi là thủ lãnh, Phaolo, Apollo, Cepha. Thánh Phaolô giải thích rằng cách suy tư như thế là sai lầm, vì cộng đoàn không thuộc về các tông đồ, nhưng các vị thuộc về cộng đoàn, nhưng toàn thể cộng đoàn thuộc về Chúa Kitô. Từ sự thuộc về ấy phát sinh điều này là trong các cộng đoàn Kitô - giáo phận, giáo xứ, hội đoàn, phong trào - các khác biệt không thể đi ngược sự kiện tất cả chúng ta có cùng phẩm giá nhờ bí tích rửa tội: tất cả đều là con cái Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Những người đã nhận sứ vụ hướng dẫn, rao giảng, cử hành các bí tích, không được coi mình là những người sở hữu các quyền bính đặc biệt, nhưng phải đặt mình phục vụ cộng đoàn, giúp cộng đoàn tiến bước trên con đường nên thánh trong vui tươi. Hôm nay Giáo Hội ủy thác việc làm chứng tá về lối sống mục vụ ấy cho các Hồng Y mới mà tôi đã cử hành thánh lễ với các vị sáng nay. Ước gì công nghị Hồng Y hôm qua mang lại cho chúng ta cơ hội quí giá để cảm nghiệm đặc tính Công Giáo, hoàn vũ của Giáo Hội, được biểu lộ qua nguyên quán khác nhau của các thành viên Hồng Y đoàn, liên kết trong niềm hiệp thông chặt chẽ quanh người Kế Vị Thánh Phêrô. Và xin chúa ban cho chúng ta ơn được hoạt động cho sự hiệp nhất của Giáo Hội.

Đức Thánh Cha nói thêm rằng: “Ước gì những lúc cử hành phụng vụ và mừng lễ mà chúng ta đã được cơ hội trải qua trong hai ngày qua, củng cố nơi tất cả chúng ta niềm tin, tình yêu đối với Chúa Kitô và Giáo Hội của Chúa! Tôi cũng mời gọi anh chị em hãy nâng đỡ các vị mục tử ấy và trợ giúp các vị bằng lời cầu nguyện để các vị luôn nhiệt thành hướng dẫn dân được ủy thác cho các vị, tỏ cho tất cả mọi người thấy sự dịu dàng và tình thương của Chúa. Một Giám Mục, một Hồng Y, một Giáo Hoàng, cần lời cầu nguyện dường nào, để có thể giúp dân Chúa tiến bước. Tôi nói “giúp đỡ” có nghĩa là phục vụ Dân Chúa, vì ơn gọi của Giám Mục, của Hồng Y và của Giáo Hoàng chính là người phục vụ, phục vụ nhân dân Chúa Kitô. Anh chị em hãy cầu nguyện cho chúng tôi, để chúng tôi là những người đầy tớ tốt, chứ không phải là những ông chủ tốt! Tất cả các Giám Mục, linh mục, những người thánh hiến và giáo dân chúng ta phải cùng nhau làm chứng về một Giáo Hội trung thành với Chúa Kitô, được linh hoạt bằng ước muốn phục vụ anh em và với lòng can đảm như các ngôn sứ, sẵn sàng đáp ứng những mong đợi và đòi hỏi tinh thần của con người thời nay. Xin Mẹ Maria tháp tùng và bảo vệ chúng ta trong hành trình này.

5. Buổi triều chung sáng thứ Tư 26 tháng Hai

Trong buổi triều chung sáng thứ Tư 26 tháng Hai với hàng chục ngàn tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã giảng giải về bí tích Xức dầu bệnh nhân.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến:

Tiếp tục loạt bài giáo lý của chúng ta về các phép bí tích, giờ đây chúng ta hướng đến Bí tích Xức dầu bệnh nhân, là bí tích thể hiện sự hiện diện đầy lòng thương xót của Thiên Chúa với người bệnh, người đau khổ và người cao tuổi.

Dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu nói lên mối quan tâm dịu dàng của Chúa chúng ta với những người đau khổ. Như người Samaritanô nhân hậu, và noi gương Chúa Kitô cũng như tuân theo giáo huấn của Ngài, Giáo Hội mang sự hiện diện chữa lành của Thiên Chúa đến cho những người đau khổ thông qua bí tích xức dầu bệnh nhân.

Như chúng ta đọc thấy từ Thư của Thánh Giacôbê Tông Đồ ( 5:14-15 ), Giáo Hội tiên khởi đã tiếp tục sứ vụ của Chúa Kitô đối với các bệnh nhân qua lời cầu nguyện và việc xức dầu được thực hiện bởi linh mục của mình.

Thông qua việc cử hành Bí tích Xức Dầu, Giáo Hội đồng hành với chúng ta khi chúng ta phải đối mặt với mầu nhiệm sâu xa của sự đau khổ và cái chết.

Trong nền văn hóa mà quá thường khi người ta tránh né đề cập đến những thực tại này, tất cả chúng ta cần nhận biết vẻ đẹp của Bí tích Xức Dầu và đánh giá cao, trong tình hiệp thông với toàn thể Giáo Hội, sự hiện diện của Chúa Giêsu, Đấng củng cố chúng ta trong đức tin và hy vọng, và nhắc nhở chúng ta rằng không có gì - thậm chí sự dữ và cái chết - có thể tách chúng ta khỏi quyền năng cứu độ của tình yêu Ngài.

Nguồn: http://vietcatholic.org/News/Html/121776.htm

Đích nhắm: Thực tại Nước Trời



 PVL (27/2/2014) – Lời Chúa được Giáo Hội công bố hôm nay trích Gc 5,1-6 với ý lực:
Giờ đây, hỡi những kẻ giàu có, các người hãy than van rên rỉ về những tai hoạ sắp đổ xuống trên đầu các người. (Gc 5,1)
Và Tin Mừng Mc 9,41-50  với ý lực:
"Kẻ nào làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn." (Mc 9,42)
Phải chăng, để đạt được thực tại Nước Trời, Nước Thiên Chúa, sự sống đời đời, con người phải có một tương quan tốt với tha nhân theo lời dạy của Đức Giê-su? Giàu có phải xem như phương tiện để con người phục vụ tha nhân chứ không để phục vụ chính mình trong dục vọng thâp hèn. Đức Giê-su đã chọn thân phận khó nghèo để phục vụ người nghèo. Các Thánh đã từ bỏ của cải thế gian để phục vụ Nước Trời. Những tấm gương soi cho tôi. Rồi nữa, trong bài Tin Mừng, Đức Giê-su cũng giải thích rất rõ trong mối tương quan ấy với tha nhân, đặc biệt với các trẻ nhỏ, trẻ nhỏ trên phương diện thể lý lẫn đức tin, yếu kém đức tin. Muốn được thực tại Nước Trời, con người phải hy sinh, từ bỏ nhiều thứ và trao tặng nhiều thứ. Nào là một ly nước, nào là làm gương lành, gương sáng, nào là tránh xa dịp tội (tay, chân, mắt). Ki-tô hữu phải là muối cho đời, ướp mặn đời trong sự thân thiện với đời theo tinh thần bác ái Ki-tô giáo. Câu chuyện tôi nghe và đọc sau đây cũng nói lên một ý nghĩa từ bỏ để đạt mục đích cần hướng đến:
 Có một thuyền trưởng ghé tàu qua đảo hoang, bắt gặp một khối lương nam châm rất lớn. Ông đem hết lên tàu để về làm giàu. Nhưng tàu bị lạc giữa biển không sao định hướng được, kim nam châm hải bàn lúc nào cũng chĩ về phía khoang tàu chứa khối nam châm. Cuối cùng lương thực thiếu, nhiên liệu cạn dần. Người thuyền trưởng quyết định phải vất bỏ khối nam châm để hải bàn có thể định hướng đúng mà cứu sống con tàu. (Trích “Phúc”).
Lạy Chúa Giê-su, thực tại Nước Trời hơn hẳn của cải, sự giàu có của thế gian cũng như từ bỏ thói hư tật xấu bản thân, làm gương lành cho tha nhân là những điều con phải ý thức và thực hành để đạt được thực tại ấy. Nguyện xin Chúa giúp sức, ban ơn để con thực thi ý Chúa trọn vẹn với lòng mến chân thành. Amen.