VRNs (11.09.2013) – Sài Gòn - Đức Giáo Hoàng gặp gỡ với các vị lãnh đạo các văn phòng của Giáo triều Rôma
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp
các vị đứng đầu các văn phòng của Giáo Triều Rôma vào sang hôm qua, 10/9
tại Điện tông tòa Sala Bologna. Chủ tịch Phủ thống đốc Quốc gia thành
Vatican và hồng y gáim quản thành rôma cũng có mặt trong buổi này.
Theo thông tin từ Văn phòng Báo
Chí Toàn thánh, Đức thánh cha đã gặp riêng với từng vị đưng đầu các văn
phòng trong những tháng gần qua và cuộc nói chuyện diễn ra khá lâu.
Mục tiêu cuộc họp là để Đức Giáo Hoàng lắng nghe các công tác viên của Đấng kế vị thánh Phểô
Cuộc họp cũng phù hợp với bối
cảnh các Hồng Y của Hồng Y Đoàn đã từng đề xuất có cuộc họp như thế này
để chuẩn bị cho Cơ Mật viện” cũng như “đề xuất “Đức Thánh Cha nhìn lại
Bộ máy quản lý Giáo Hội”
Sự kiện này cũng được xem như
chuẩn bị cho buổi họp đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô với nhóm 8
Hồng Y, những vị sẽ cố vấn cho đức GH về các vấn đề của GH và sẽ nghiên
cứu về những thay đổi trong hiến pháp Mục tử Nhân Lành được viết bởi Đức
Gioan Phaolô Đệ Nhị , liên quan đến cấu trúc của giáo triều Rôma.
Trại lao động tại Quảng Châu sẽ đóng cửa vào cuối năm
Tin Asianews, Quảng Châu, thủ
phủ của tỉnh Quảng Đông khẳng định rằng: khoảng 100 tù nhân vẫn đang bị
giữ trong các trại lao động cưỡng bức sẽ được thả ra trước năm 2014. Tuy
nhiên, trong số những người được thả, không có ai liên quan đến tôn
giáo hay bất đồng chính kiến. Vẫn chưa rõ ràng điều gì sẽ xảy ra cho hệ
thống “cải tạo lao động” do Mao Trạch Đông bày ra.
Hệ thống lao động cưỡng bách
này được biết đén với cái tên “laojiao”, là trung tâm của một cuộc tranh
luận của quốc gia ở bình diện rộng. Có nhiều người, bao gồm các lãnh
đạo hiện nay, nói muốn xóa bỏ hệ thống nhưng họ không hành động như
những gì đã nói.
Rất nhiều các Kitô hữu, các
nhà bất đồng chính kiến, các thành viên Pháp Luân Công thường xuyên bị
bắt vào đây. Nhật báo của nhà nước, China Daily, cho hay, có khoảng 320
laojiao, trong đó chứa 500.000 người, chủ yếu là tội phạm buôn bán ma
túy đến từ các quốc gia trên thế giới, hiện đang bị giam giữ. Trong các
trại lao động – tổ chức như các trang trại hoặc nhà máy – các tù nhân có
một lịch trừng phạt, là làm việc lên đến 12-15 giờ một ngày với mức
lương tháng thấp nhất.
Ngoài Quảng Đông đang tìm cách
duy trì danh tiếng của mình như tỉnh thành cởi mở nhất thế giới, thì Vân
Nam cũng đã thông báo rằng họ “sẽ không gửi thêm” tù nhân đến các trại
lao động.
Tất cả các tù nhân sẽ được giải
phóng tại Quảng Châu là tội phạm thông thường. Còn các nhà bất đồng
chính kiến và các nhà lãnh đạo tôn giáo thường xuyên bị bắt đến các
trại của nhà nước,sau khi bị giam giữ mà không xét xử.
Đức Giáo Hoàng gặp gỡ người tị nạn
Theo Vatican, Hôm qua, ngày
10/9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ghé thăm trung tâm tị nạn Astalli của
các tu sĩ Dònng Tên tại Rôma, trước khi viếng thăm mộtn nhóm rất đông
những người tị nạn và tình nguyện viên ở Chiesa del Gesù.
Trung tâm Astalli là chi nhánh
tại Ý của Công tác mục vụ tị nạn của Dong Tên, một mang lưới toàn cầu hỗ
trợ những người tị nạn và nhập cư bắt buộc
Với chi nhánh Tại Roma, có 3
mảng dịch vụ dành cho người ti nạn, bao gồm trường dạy tiếng ý, một cơ
sở y tế đặc biệt quan tâm đến các nạn nhân bị tra tấn, dịch vụ tư vấn
pháp luật và một nhà bếp.
Năm ngoái, trung tâm Astalli tại Rôma đón 21.000 người.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn
mạnh hoàn cảnh của những người tị nạn khi Ngài đến thăm đảo Lampedusa
hồi tháng bảy và nói rằng “Tình trạng của họ làm chúng ta không thể tiếp
tục dửng dưng … Là Giáo Hội, chúng ta nhớ rằng khi chúng ta hàn gắn vết
thương của những người tị nạn, những người phải rời bỏ xứ sở, những nạn
nhân của nạn buôn người, là chúng ta đang thực hành giới răn yêu thương
mà Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta, khi chúng ta liên đới với người
xa lạ, với những người đang đau khổ, với tất cả các nạn nhân vô tội của
bạo lực và bóc lột “.
Chiara Peri làm việc tại trung
tâm Astalli tại Rome, thuộc văn phòng dự án tập trung vào các vấn đề
liên tôn và các sự kiện văn hóa, cho hay Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến
nhà bếp của trung tâm trong giờ mở cửa bình thường – mỗi ngày nhà bếp
phục vụ 400-450 bữa ăn. Ngài sẽ ngồi lại với một nhóm nhỏ người tị nạn ở
đây và nói chuyện tự do với họ . Sau đó, Ngài đến nhà thờ Gesù và gặp
gỡ với một nhóm tị nạn lớn hơn.
Nói về thực tế , Peri cho hay, ở
Rome luôn có rất nhiều người dân di cư từ Afghanistan . Năm nay,có
nhiều người tị nạn đến từ Mali, Mauritania và các nước tiểu vùng Sahara
như Bờ Biển Ngà , Guinea con số người đến từ Sừng châu Phi giảm nhẹ,
nhưng lại có rất nhiều người từ Eritrea và Somali sống ở Rome , và tất
nhiên người từ Iraq và Syria ngày càng tăng. Cũng trong tháng vừa qua,
có nhiều gia đình đến từ Ai Cập.
Mục Vụ dành cho Người Tị Nạn
của Dòng Tên hoạt động ở trên 50 quốc gia ; trung tâm Astalli tại Rôma
bắt đầu hoạt động vào năm 1981 với một nhóm các tình nguyện viên, họ đã
thiết lập một bếp nấu súp cho người tị nạn tại Roma.
PV. VRNs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét