CHÂN THIỆN MỸ MẾN CHÀO CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Tin Công giáo thế giới, ngày 09.07.2013


Nguồn: http://www.chuacuuthe.com/2013/07/09/tin-cong-giao-the-gioi-ngay-09-07-2013/
VRNs (09.07.2013) – Sài Gòn -  Đức Thánh Cha phát biểu tại Lampedusa: “Hãy tha thứ cho chúng con, Lạy Chúa” vì sự dửng dưng
Theo Vatican Radio –  Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm một hòn đảo nhỏ của Sicily thuộc Lampedusa vào thứ hai vừa qua. Ngài đã ném một vòng hoa xuống biển để tưởng nhớ cái chết của hàng ngàn người di cư, từ vùng Châu Phi đến Ý.
Romereports cho biết,  mục đích của chuyến đi còn vì sự xúc động của Đức Thánh Cha trước cái chết của 7 người nhập cư bất hợp pháp, đã thiệt mạng vào giữa tháng 6 vừa qua tại Địa Trung Hải. Báo cáo cho hay, trong khi lênh đênh trên đại dương, họ đã nắm lấy những chiếc lưới đánh cá, nhưng các ngư dân đã cắt lưới, để mặc họ chêt.
Ngài đã có một cuộc gặp gỡ với một số người di cư, Ngài cũng cám ơn vì sự hiếu khách của họ. Điểm nổi bật trong ngày là Thánh Lễ được tổ chức tại 1 sân vận động của hòn đảo.
Sân vận động này đã được dùng như một trung tâm tiếp nhận hàng ngàn người chạy trốn khỏi các biến động, do phong trào Mùa xuân Ả Rập tại Bắc Phi, cũng như những người tị nạn muốn thoát khỏi cảnh nghèo đói và bạo lực tại các khu vực khác ở châu Phi.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết : Ngài đến Lampedusa “để cầu nguyện, để thể hiện một cử chỉ gần gũi, nhưng cũng để thức tỉnh lương tâm của mỗi người chúng ta để, những gì đã xảy ra sẽ không được lặp lại.”
Ngài mở đầu với một lời chào bằng tiếng địa phương, đến những người dân trên đảo. Ngài cũng cảm ơn họ, vì sự hỗ trợ cho những người di cư đến với miền đất Lampedusa này.

Đức Thánh Cha đã mặc lễ phục màu tím trong thánh lễ, và Ngài gọi đó là “phụng vụ của thống hối”
Trích dẫn câu chuyện từ sách Sáng thế về Cain và Abel, khi Thiên Chúa hỏi Cain về cái chết của Abel, cũng như hỏi mỗi người chúng ta. Từ đó, Ngài kêu gọi tinh thần trách nhiệm  mà ngày nay chúng ta đã đánh mất, đó là tinh thần trách nhiệm huynh đệ”.
Nền văn hóa của cái gọi là hạnh phúc ngày nay làm cho chúng ta chỉ nghĩ về bản thân mình, mà không còn nhạy cảm với tiếng kêu của người khác, nó làm cho chúng ta sống trong những bong bóng xà phòng, tuy đẹp nhưng chỉ là ảo tưởng của sự vô vọng, của thoáng qua, của hư không. Nó còn dẫn đến sự dửng dưng đối với người khác, thậm chí còn làm cho sự dửng dưng được toàn cầu hóa “
Đi từ Cựu Ước đến Tân Ước, ĐứcThánh Cha Phanxicô còn dẫn một câu chuyện khác gây ra bởi sự dửng dưng : Câu chuyện về cuộc thảm sát các anh hài trong Tin Mừng Mát-thêu.
Rồi Ngài mời gọi mọi người hãy cầu xin Chúa quét sạch những hành vi giống của vua Hêrôđê còn tồi tại trong chúng ta. Xin Chúa ban ơn, để chúng ta biết khóc than sự dửng dưng của chính chúng ta, khóc than sự tàn ác trên thế giới, cũng như trong chính chúng ta, và cho cả những người nặc danh đã thực hiện những quyết định kinh tế xã hội dẫn đến tình trạng bi kịch này. “
“Hãy tha thứ cho chúng con, Lạy Chúa!” là lời kết thúc của Đức Thánh Cha trong bài giảng thánh lễ.

Tòa Thượng Phụ Matxcơva, sống nghèo khó cũng không tốt cho hàng giáo sĩ
Asianews đưa tin – Sự giàu có quá mức, cũng như sự nghèo đói tột cùng trong hàng giáo sĩ, cả hai đều có hại cho Giáo Hội Chính Thống Nga, đó là ý tưởng của linh mục Vsevolod Chaplin, Chủ tịch văn phòng của Tòa Thượng Phụ Matxcơva về Hợp tác giữa Giáo Hội và xã hội.
Cuộc họp được tổ chức vào thứ sáu vừa qua, cũng đưa ra một số kết quả khảo sát từ trung tâm độc lập ‘Sreda’ rằng : đa số người Nga tin rằng các giáo sĩ Chính Thống Giáo đang sống trong giàu sang và họ muốn nhìn thấy giáo sĩ của họ sống bình dị, và ít gắn bó với vật chất.
Linh mục Chaplin đã đưa ra bình luận trên, sau những tranh cãi liên quan đến lối sống của hàng phẩm trật tại Giáo Hội Nga, mà đỉnh điểm là một loạt các vụ tai nạn do các giáo sĩ gây ra, khi lái những chiếc xe sang trọng.
Ông nói tiếp “Giàu có và việc tiếp cận với những của cải vật chất, có thể gây ra sự phân tầng trong giới giáo sĩ, và chia họ thành nhóm giàu và nhóm nghèo. Đây là điều rất xấu. Thật vậy, những dân thường sẽ có ác cảm khi họ nhìn thấy những giáo sĩ giàu có”
Đồng thời, linh mục Chaplin cũng không tin rằng “sẽ có lợi cho Giáo Hội nếu các giáo sĩ trở thành những kẻ sống bên lề xã hội”. Việc này có thể dẫn đến tình trạng “số giáo sĩ bị sút giảm” như trường hợp của Công Giáo và Tin Lành, vì trong thực tế “các quyền lực thế tục sẽ áp lực và khiến họ thành những người bị ruồng bỏ trong xã hội.”
“Điều tương tự cũng có thể xảy ra với chúng tôi …. Nó sẽ khiến các giáo sĩ phát điên hoặc sẽ buộc họ tham gia vào thị trường lao động, nếu chúng tôi đồng ý với khái niệm rằng, giáo sĩ nên sống nghèo khổ để giải quyết những bất đồng ý kiến.”
Ông giải thích thêm “Ở Nga, Hy Lạp và mọi vùng Chính thống, linh mục có một tiêu chuẩn sống, thường cao hơn một chút so với mức trung bình của giai cấp công nhân.”
Vào theo Chaplin, một linh mục liên tục bị bắt ép xin xỏ sẽ mang lại “sự xấu hổ cho đàn chiên của ông và cho cả cộng đồng các tín hữu.”
Vào thứ bảy, tức một ngày sau khi linh mục Chaplin đưa ra phát biểu trên, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong một cuộc gặp gỡ với hàng ngàn chủng sinh trên khắp thế giới rằng: “Thật là đau đớn !, Cha nói với các con, khi cha nhìn thấy một linh mục hay nữ tu ngồi trên những mẫu xe mới nhất. Điều đó là không thể được! “
Một nguồn tin giấu tên nói với AsiaNews rằng, Có một nỗi sợ đang ngày càng gia tăng trong Giáo Hội Chính thống, “lối sống” của các giáo sĩ có thể là một vấn đề lớn của Tòa Thượng Phụ cũng như vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục mà Vatican phải đối mặt.

Rafaela Ybarra: Mẹ của bảy người con và là vị sáng lập một Hội dòng
Romereports giới thiệu – Chân phước Rafaela Ybarra tuy là mẹ của bảy người con, nhưng bà vẫn kiếm được thời gian để thành lập một Hội dòng vào thế kỷ 19, dành riêng để cứu giúp những cô gái trẻ thoát khỏi đói nghèo và nạn mại dâm.
Siinh năm 1843, trong một gia đình giàu có ở Bilbao, Tây Ban Nha, Chân phước Rafaela Ybarra thấy mình có nhu cầu mạnh mẽ để giúp đỡ những người trẻ – bị bóc lột sau khi di cư đến Tây Ban Nha – nhằm tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn.
Chân phước Rafaela Ybarra đã thành lập Dòng các thiên thần Hộ thủ vào năm 1849. Với nhiệm vụ là giúp những cô gái nghèo đạt được sự thành công, dù trong vai trò người mẹ hay là một chuyên gia.
Mẹ Ma. Jesús HERNANDO thuộc Dòng Các Thiên Thần hộ thủ cho biết:
“Những người mà chân phước bắt đầu làm việc, là những bé gái tuổi từ 14 đến 16, thuộc các nơi khác đến Bilbao. Bà kiếm được một nơi sinh hoạt và tập họp chúng vào cuối tuần, từ đó bà làm việc với chúng. Đó là cách mà bà đã cố gắng để có thể cung cấp cho chúng một lối giáo dục. Một cách để chúng có thể chuẩn bị cho tương lai. “
Giờ đây, cùng với quỹ Rafaela Ybarra, hội dòng đã có nhà và cơ sở để đào tạo cũng như huấn luyện các kỹ năng cần thiết. Hội dòng còn tiếp nhận những trẻ em được cứu thoát khỏi các hoàn cảnh thảm khốc.  
Chân phước Rafaela Ybarra qua đời vào năm 1900. Tám mươi bốn năm sau, bà được tuyên phong chân phước bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II . Hình mẫu của bà đang tiếp tục khích lệ các nữ tu, tiếp tục công việc giúp đỡ những người thiệt thòi tại nhiều nới trên thế giới.

Ai cập, bạo lực tiếp diễn: ít nhất có 15 thiệt mạng
Tin Asia news, Diễn tiến của các cuộc xung đột rất phức tạp, trong khi tổng số nạn nhân của các cuộc xung đột – giữa những người ủng hộ và phản đối chính phủ cũ – đã tăng lên con số hơn 40.
Những người ủng hộ ông Mohamed Morsi – đã tập trung trước trụ sở của đội Vệ binh Cộng hòa vào tuần trước – đã bị một nhóm vũ trang tấn công đêm qua. Theo thông cáo của Đảng Anh em Hồi giáo – nơi ông Morsi xuất thân – thì chính lực lượng quân đội đã nổ súng vào những người biểu tình.
Cáo buộc trên lập tức bị quân đội phủ nhận, và theo họ giải thích thông qua các phương tiện truyền thông nhà nước rằng, trong nhóm biểu tình có ít nhất 200 người thuộc một “nhóm khủng bố”.  
Trả lời phỏng vấn AFP, nhiều người biểu tình đã xác nhận có sự hiện diện của quân đội trong thường phục trong suốt các vụ đụng độ.
Mohammed Morsi, vị tổng thống đầu tiên với một định hướng Hồi giáo rõ ràng, đã bị lật đổ bởi quân đội hôm thứ Tư vừa qua, sau những cuộc biểu tình diễn ra vào Chúa nhật, 30 tháng 6.
Cựu chánh án Tòa án Hiến pháp, ông Mansour Adly hiện đang giữ vai trò tổng thống lâm thời, đã đưa ra một chỉ thị nhằm giúp Ai cập sớm có được một cuộc bầu cử.
PV. VRNs

Không có nhận xét nào: