Hai ngày sau cuộc gặp gỡ với tổng thống
Venezuela, Ông Nicolás Maduro, ĐGH Phanxicô đã tiếp đón các thành viên
của đảng đối lập sau buổi tiếp kiến chung. Nhóm này đã trao tặng Đức
Thánh cha bức ảnh Đức Mẹ, được phối màu là màu của quốc kỳ Venezuela.
Họ cám ơn Đức Thánh Cha trong vai trò hòa
giải mà Giáo Hội đã thực hiện ở Venezuela, đặc biệt là lúc này, khi đất
nước của họ đang đối diện với một sự chia rẽ chính trị rõ rệt. Trước
đó, nhóm này đã có cuộc gặp gỡ với Bộ Ngoại giao của Vatican.
2 – Tình trạng bạo lực ở Nigeria và Syria cần có áp lực ngoại giao
Đó là ý kiến của Đức hồng y John O.
Onaiyekan, Tổng giám mục TGP Abuja, Nigeria. Theo CNA, trong Hội nghị
thường niên lần thứ 10 của các lãnh đạo tôn giáo hôm 17/6/2013 vừa qua
tại Milan, vị Hồng y này đã đề nghị giải pháp cho vấn nạn bạo lực tôn
giáo do Hồi giáo gây ra tại đất nước Nigeria của ngài cũng như tại Syria
cần phải có tác động từ bên ngoài.
Đức hồng y John O. Onaiyekan, Tổng giám mục TGP Abuja, Nigeria
Hội nghị lần này ưu tiên bàn đến sự căng
thẳng giữa thế quyền và thần quyền tại Trung Đông, đặc biệt xảy ra nơi
các tín đồ Hồi giáo và Công giáo. Tại Nigeria, tín dồ của 2 tôn giáo này
sống hòa bình với nhau cho đến vài năm gần đây. Nhóm quân đội Hồi giáo
có tên là Boko Haram được thành lập từ năm 2002, chủ trương rằng “giáo
dục phương Tây là tội lỗi” đã tìm cách áp đặt luật Shariah trên đất nước
Nigeria và đã xảy ra xung đột.
Theo báo cáo của Human Rights Watch, nhóm này phải chịu trách nhiệm về cái chết của khoảng 2800 người tính từ năm 2009 đến nay.
Trong một phát biểu của mình, ĐHY
Onaiyekan nói ngài mong nhìn thấy mọi người trên thế giới này sống hạnh
phúc vì những hoa trái phong phú mà các tôn giáo mang lại. Ngài nói rằng
“Thiên Chúa vĩ đại hơn tất cả các tôn giáo của chúng ta” và ngài mong
muốn mọi Kitô hữu được tự do thực hành đức tin của mình. Ngài cũng mong
muốn các tín đồ Hồi giáo được tự do thực hành đức tin, nhưng họ hãy nhớ
rằng họ không nên làm cho người Kitô hữu bất cứ điều gì họ không muốn
người Kitô hữu làm cho họ.” ĐHY nói: “Chúng ta phải thay đổi cái nhìn về
tôn giáo. Chúng ta cần phải mở ra cho người khác, ý thức rằng bên cạnh
mình còn có những người khác. Chúng ta không chỉ bao dung với họ, mà còn
phải tôn trọng họ, bởi vì chúng ta không muốn người khác chỉ đối xử bao
dung với mình, mà còn hơn thế nữa”.
3- Thanh niên Công giáo tại Thái Lan tham gia buổi đối thoại liên tôn
Theo CNA đưa tin, thanh niên Công giáo ở
Bangkok, Thái Lan đã tham gia buổi đối thoại liên tôn với các nhóm tôn
giáo khác nhằm gia tăng tương quan hòa bình giữa các cộng đồng tôn giáo
khác nhau. Buổi họp này có các em thuộc các tôn giáo như Phật giáo, Hồi
giáo và Công giáo, cùng với các vị lãnh đạo tôn giáo của các em.
Chương trình buổi gặp gỡ này do cha
Anucha Chaowpraeknoi, Tuyên úy của Văn phòng Công giáo Hỗ trợ Khẩn cấp
Thailand phối hợp với Trung tâm Phát triển Đạo đức của Chính phủ Thái.
Cha Chaowpraeknoi phát biểu với CNA rằng
“nhờ buổi đối thoại này, chúng ta nhắm mục đích nghiên cứu vấn đề đạo
đức của các truyền thống trong các tôn giáo khác nhau, và ghi khắc vào
tâm trí các em cảm thức về sự thiện chung, nhờ đó phát triển các giá trị
đạo đức về đức tin và lòng trung thực nơi các em”.
Buổi Đối thoại liên tôn này “củng cố” cho
các Kito hữu biết sống và yêu mến tha nhân, nỗ lực tạo ra 1 xã hội bình
an hơn.” Ngài có nói rằng ĐGH Phanxico đã thúc giục các lãnh đạo GH dấn
thân “chiến đấu với đói nghèo, cả vật chất lẫn tâm linh, xây dựng sự
bình an và những cầu nối giữa các cộng đồng”
Nữ tu Kannikar Eamtaisong, Giám đốc Nhà
Mồ côi Thánh Tâm nói với CNA rằng người công giáo phải “sống giáo huấn
của CGS”, trong đó có điều răn yêu mến và sống hiệp nhất với anh chị em
của mình. Sơ nói: đức tin đích thực của chúng ta chỉ được hoàn thiện khi
đời sống thiêng liêng của chúng ta thực hành việc yêu thương và bác ái.
Xuất phát từ Nhà thờ Thánh giá, các em
thiếu nhi đã đi bộ đến các Đền thờ Hồi giáo và các chùa địa phương, trò
chuyện với các vị lãnh đạo các tôn giáo và học nơi họ đức tin và cầu
nguyện. Tại chùa Wat Thewarat Chakunshonvoraviahan, vị sư trụ trì đã
chia sẻ đề tài “tầm quan trọng của sự trung thực” trong đời sống. Thầy
khuyến khích các em hãy thực hành “trung thực trong tính cách, trung
thực trong thời gian, lời nói, trách nhiệm, lòng hiếu thảo và cuối cùng
là trung thực với chính mình.”
Một em nữ nói với CNA sau buổi sinh hoạt
này rằng trong khi cô thường cảm thấy dễ chán với những buổi nói chuyện
khác, nhưng buổi đối thoại và viếng thăm liên tôn với các vị lãnh đạo
các tôn giáo rất thú vị và bây giờ sinh viên các em cảm thấy bị “đánh
động” rất nhiều.
4- Kiệu Thánh Thể trên đường phố Rôma
Vào dịp lễ Mình Máu Chúa Kitô vừa qua,
Đức Thánh Cha Phanxico đã chủ sự cuộc Kiệu Thánh Thể xuất phát từ Vương
cung Thánh đường Thánh Gioan Laterano ngang qua Nhà thờ Thánh An Phong
và Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp của DCCT tại Rôma, đi trên Đại lộ Via
Merulana và ban phép lành Thánh Thể kết thúc Nhà thờ Đức Bà Cả. Cha Biju
Madathikunnel đã quay lại được khoảnh khắc đặc biệt này.
Đức Thánh cha Phanxicô đi bộ sau Kiệu Thánh Thể trên Đại lộ Via Merulana-Rôma
Cha Bề trên Tổng quyền DCCT Michael Brehl
(bên phải) và cha Tổng Cố vấn Juventius Andrade (đeo kính, tóc bạc)
tham dự cuộc Kiệu Thánh Thể ngay trước Trụ sở Trung ương DCCT trên đại
lộ Via Merulana-Rôma
5- Nhiều nơi trên thế giới tổ chức Tuần Cửu nhật Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (ĐMHCG) được mừng hàng năm vào ngày 27/6. Tuy nhiên, nhiều Đền thờ ĐMHCG trên thế giới do DCCT coi sóc thường tổ chức Tuần Cửu nhật để mừng lễ này một cách trọng thể. Tuần Cửu Nhật thường bắt đầu từ ngày 17 hoặc 18/6 và kéo dài 9 ngày liên tục đến ngày chính lễ.
Mỗi ngày trong tuần Cửu nhật suy niệm một
đề tài khác nhau. VRNs xin giới thiệu 9 đề tài do Tỉnh DCCT Denver-Hoa
Kỳ đề nghị suy niệm về 9 chi tiết trên bức linh ảnh ĐMHCG nổi tiếng hay
làm phép lạ. Xin vào xem tại trang http://www.redemptoristsdenver.org/
Ngày 1: khuôn mặt Đức Mẹ
Ngày 2: màu áo Đức Mẹ
Ngày 3: ngôi sao trên vương miện Đức Mẹ
Ngày 4: bàn tay Đức Mẹ
Ngày 5: Chúa Giêsu Hài đồng
Ngày 6: bàn tay Chúa Giêsu
Ngày 7: chiếc dép của Chúa Giêsu
Ngày 8: Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel
Ngày 9: Tổng lãnh Thiên Thần Michael
DCCT trên toàn thế giới luôn biết ơn Đức cố Giáo hoàng Pi-ô IX, người đã trao phó Bức Linh ảnh ĐMHCG cho các tu sĩ DCCT với lệnh truyền hãy làm cho Mẹ được biết đến trên toàn thế giới.
PV. VRNs
Hai ngày sau cuộc gặp gỡ với tổng thống
Venezuela, Ông Nicolás Maduro, ĐGH Phanxicô đã tiếp đón các thành viên
của đảng đối lập sau buổi tiếp kiến chung. Nhóm này đã trao tặng Đức
Thánh cha bức ảnh Đức Mẹ, được phối màu là màu của quốc kỳ Venezuela.
Họ cám ơn Đức Thánh Cha trong vai trò hòa
giải mà Giáo Hội đã thực hiện ở Venezuela, đặc biệt là lúc này, khi đất
nước của họ đang đối diện với một sự chia rẽ chính trị rõ rệt. Trước
đó, nhóm này đã có cuộc gặp gỡ với Bộ Ngoại giao của Vatican.
2 – Tình trạng bạo lực ở Nigeria và Syria cần có áp lực ngoại giao
Đó là ý kiến của Đức hồng y John O.
Onaiyekan, Tổng giám mục TGP Abuja, Nigeria. Theo CNA, trong Hội nghị
thường niên lần thứ 10 của các lãnh đạo tôn giáo hôm 17/6/2013 vừa qua
tại Milan, vị Hồng y này đã đề nghị giải pháp cho vấn nạn bạo lực tôn
giáo do Hồi giáo gây ra tại đất nước Nigeria của ngài cũng như tại Syria
cần phải có tác động từ bên ngoài.
Đức hồng y John O. Onaiyekan, Tổng giám mục TGP Abuja, Nigeria
Hội nghị lần này ưu tiên bàn đến sự căng
thẳng giữa thế quyền và thần quyền tại Trung Đông, đặc biệt xảy ra nơi
các tín đồ Hồi giáo và Công giáo. Tại Nigeria, tín dồ của 2 tôn giáo này
sống hòa bình với nhau cho đến vài năm gần đây. Nhóm quân đội Hồi giáo
có tên là Boko Haram được thành lập từ năm 2002, chủ trương rằng “giáo
dục phương Tây là tội lỗi” đã tìm cách áp đặt luật Shariah trên đất nước
Nigeria và đã xảy ra xung đột.
Theo báo cáo của Human Rights Watch, nhóm này phải chịu trách nhiệm về cái chết của khoảng 2800 người tính từ năm 2009 đến nay.
Trong một phát biểu của mình, ĐHY
Onaiyekan nói ngài mong nhìn thấy mọi người trên thế giới này sống hạnh
phúc vì những hoa trái phong phú mà các tôn giáo mang lại. Ngài nói rằng
“Thiên Chúa vĩ đại hơn tất cả các tôn giáo của chúng ta” và ngài mong
muốn mọi Kitô hữu được tự do thực hành đức tin của mình. Ngài cũng mong
muốn các tín đồ Hồi giáo được tự do thực hành đức tin, nhưng họ hãy nhớ
rằng họ không nên làm cho người Kitô hữu bất cứ điều gì họ không muốn
người Kitô hữu làm cho họ.” ĐHY nói: “Chúng ta phải thay đổi cái nhìn về
tôn giáo. Chúng ta cần phải mở ra cho người khác, ý thức rằng bên cạnh
mình còn có những người khác. Chúng ta không chỉ bao dung với họ, mà còn
phải tôn trọng họ, bởi vì chúng ta không muốn người khác chỉ đối xử bao
dung với mình, mà còn hơn thế nữa”.
3- Thanh niên Công giáo tại Thái Lan tham gia buổi đối thoại liên tôn
Theo CNA đưa tin, thanh niên Công giáo ở
Bangkok, Thái Lan đã tham gia buổi đối thoại liên tôn với các nhóm tôn
giáo khác nhằm gia tăng tương quan hòa bình giữa các cộng đồng tôn giáo
khác nhau. Buổi họp này có các em thuộc các tôn giáo như Phật giáo, Hồi
giáo và Công giáo, cùng với các vị lãnh đạo tôn giáo của các em.
Chương trình buổi gặp gỡ này do cha
Anucha Chaowpraeknoi, Tuyên úy của Văn phòng Công giáo Hỗ trợ Khẩn cấp
Thailand phối hợp với Trung tâm Phát triển Đạo đức của Chính phủ Thái.
Cha Chaowpraeknoi phát biểu với CNA rằng
“nhờ buổi đối thoại này, chúng ta nhắm mục đích nghiên cứu vấn đề đạo
đức của các truyền thống trong các tôn giáo khác nhau, và ghi khắc vào
tâm trí các em cảm thức về sự thiện chung, nhờ đó phát triển các giá trị
đạo đức về đức tin và lòng trung thực nơi các em”.
Buổi Đối thoại liên tôn này “củng cố” cho
các Kito hữu biết sống và yêu mến tha nhân, nỗ lực tạo ra 1 xã hội bình
an hơn.” Ngài có nói rằng ĐGH Phanxico đã thúc giục các lãnh đạo GH dấn
thân “chiến đấu với đói nghèo, cả vật chất lẫn tâm linh, xây dựng sự
bình an và những cầu nối giữa các cộng đồng”
Nữ tu Kannikar Eamtaisong, Giám đốc Nhà
Mồ côi Thánh Tâm nói với CNA rằng người công giáo phải “sống giáo huấn
của CGS”, trong đó có điều răn yêu mến và sống hiệp nhất với anh chị em
của mình. Sơ nói: đức tin đích thực của chúng ta chỉ được hoàn thiện khi
đời sống thiêng liêng của chúng ta thực hành việc yêu thương và bác ái.
Xuất phát từ Nhà thờ Thánh giá, các em
thiếu nhi đã đi bộ đến các Đền thờ Hồi giáo và các chùa địa phương, trò
chuyện với các vị lãnh đạo các tôn giáo và học nơi họ đức tin và cầu
nguyện. Tại chùa Wat Thewarat Chakunshonvoraviahan, vị sư trụ trì đã
chia sẻ đề tài “tầm quan trọng của sự trung thực” trong đời sống. Thầy
khuyến khích các em hãy thực hành “trung thực trong tính cách, trung
thực trong thời gian, lời nói, trách nhiệm, lòng hiếu thảo và cuối cùng
là trung thực với chính mình.”
Một em nữ nói với CNA sau buổi sinh hoạt
này rằng trong khi cô thường cảm thấy dễ chán với những buổi nói chuyện
khác, nhưng buổi đối thoại và viếng thăm liên tôn với các vị lãnh đạo
các tôn giáo rất thú vị và bây giờ sinh viên các em cảm thấy bị “đánh
động” rất nhiều.
4- Kiệu Thánh Thể trên đường phố Rôma
Vào dịp lễ Mình Máu Chúa Kitô vừa qua,
Đức Thánh Cha Phanxico đã chủ sự cuộc Kiệu Thánh Thể xuất phát từ Vương
cung Thánh đường Thánh Gioan Laterano ngang qua Nhà thờ Thánh An Phong
và Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp của DCCT tại Rôma, đi trên Đại lộ Via
Merulana và ban phép lành Thánh Thể kết thúc Nhà thờ Đức Bà Cả. Cha Biju
Madathikunnel đã quay lại được khoảnh khắc đặc biệt này.
Đức Thánh cha Phanxicô đi bộ sau Kiệu Thánh Thể trên Đại lộ Via Merulana-Rôma
Cha Bề trên Tổng quyền DCCT Michael Brehl
(bên phải) và cha Tổng Cố vấn Juventius Andrade (đeo kính, tóc bạc)
tham dự cuộc Kiệu Thánh Thể ngay trước Trụ sở Trung ương DCCT trên đại
lộ Via Merulana-Rôma
5- Nhiều nơi trên thế giới tổ chức Tuần Cửu nhật Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (ĐMHCG) được mừng hàng năm vào ngày 27/6. Tuy nhiên, nhiều Đền thờ ĐMHCG trên thế giới do DCCT coi sóc thường tổ chức Tuần Cửu nhật để mừng lễ này một cách trọng thể. Tuần Cửu Nhật thường bắt đầu từ ngày 17 hoặc 18/6 và kéo dài 9 ngày liên tục đến ngày chính lễ.
Mỗi ngày trong tuần Cửu nhật suy niệm một
đề tài khác nhau. VRNs xin giới thiệu 9 đề tài do Tỉnh DCCT Denver-Hoa
Kỳ đề nghị suy niệm về 9 chi tiết trên bức linh ảnh ĐMHCG nổi tiếng hay
làm phép lạ. Xin vào xem tại trang http://www.redemptoristsdenver.org/
Ngày 1: khuôn mặt Đức Mẹ
Ngày 2: màu áo Đức Mẹ
Ngày 3: ngôi sao trên vương miện Đức Mẹ
Ngày 4: bàn tay Đức Mẹ
Ngày 5: Chúa Giêsu Hài đồng
Ngày 6: bàn tay Chúa Giêsu
Ngày 7: chiếc dép của Chúa Giêsu
Ngày 8: Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel
Ngày 9: Tổng lãnh Thiên Thần Michael
DCCT trên toàn thế giới luôn biết ơn Đức cố Giáo hoàng Pi-ô IX, người đã trao phó Bức Linh ảnh ĐMHCG cho các tu sĩ DCCT với lệnh truyền hãy làm cho Mẹ được biết đến trên toàn thế giới.
PV. VRNs
Tin Công giáo thế giới, ngày 22.06.2013
Một đại diện của Đức Giáo Hoàng gọi là sứ
thần tòa thánh, người đóng vai trò là đại sứ của Đức Giáo Hoàng trong
một quốc gia cụ thể. Vai trò này trong cả ngoại giao và mục vụ và luôn
luôn do một giám mục đảm nhiệm. Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp hàng trăm
Sứ thần tại Vatican sáng hôm qua, 21.06, và đã có một bài huấn dụ dài.
Đức Giáo Hoàng nói dù ở rải rác khắp thế giới, các sứ thần luôn luôn
hiệp nhất với Roma.
Đức giáo hoàng Phanxicô nói: “Công việc
của an hem rất quan trọng. Mục tiêu là để ‘làm’ và ‘xây dựng’ Giáo Hội.
Giữa các Giáo Hội địa phương và Giáo Hội phổ quát, giữa các Giám Mục và
Giám Mục Rôma. Anh em không phải là người trung gian, mà là tác nhân hòa
giải, tạo ra sự hiệp thông. Nhiệm vụ quan trọng nhất của các sứ thần là
hòa giải. Hòa giải, anh em cần phải nhận thức được điều này. Không chỉ
là thủ tục giấy tờ, dù đó là quan trọng, nhưng hầu hết tất cả an hem cần
phải biết rọ từng người mình làm việc. Vì vậy, tôi nghĩ rằng mối quan
hệ cá nhân giữa Giám Mục Roma và anh em là điều cần thiết”.
Romereports cho biết, thường các sứ thần
tòa thánh cũng tư vấn cho Đức Giáo Hoàng về việc ai nên được tấn phong
giám mục. Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận trách nhiệm quan trọng này,
ngài kêu gọi họ tìm kiếm các ứng cử viên “dịu dàng, kiên nhẫn, nhân từ
và được đánh động bởi sự khát khao đói nghèo trong tâm hồn”.
Album Son by Four: Điệu nhảy Salsa, âm nhạc Kitô giáo
Romereports cho biết khi ba ca sĩ Salsa
Puertorican quyết định thành lập nhóm vào năm 1997, họ không bao giờ
tưởng tượng album của họ bán được cho hàng triệu người trên thế giới.
“Son by Four” đứng đầu bảng xếp hạng Billboard vào năm 2000, khi nhóm
phát hành CD có bài hát có tựa đề “A Puro Dolor”. Ngay lập tức cả ở Mỹ
và ở châu Âu nó đã trở thành “hot”. Bài hát đã được trao giải Nghệ sĩ
của năm tại Châu Mỹ Latin và được dịch sang tiếng Anh.
Vẫn với Son by Four, năm 2007, Pedro
Quiles cùng anh em Javier và Jorge Montes quyết định cho âm nhạc của họ
chuyển tải một thông điệp sâu sắc hơn. Họ mô tả nó là “Thiên Chúa có một
kế hoạch lớn hơn cho họ”.
Từ đó doanh nghiệp Son by Four dành âm
nhạc của mình để truyền tải sứ điệp Kitô giáo. Album như “Aqui Está el
Cordero”, “Abba Nuestro” và “Madre Mia” là những bài hát chúc tụng Chúa
Giêsu và Đức Mẹ.
Nhóm phát hành album mới nhất của mình
trong năm 2011 là “Católico Soy”, có nghĩa là, Tôi là người Công giáo.
Điều đó chứng tỏ rõ một chọn lựa thể loại mới của nhóm.
ĐGH: Trái tim của chúng ta mệt mỏi nếu chỉ tìm kiếm của cải vật chất
Trong Thánh lễ buổi sáng hàng ngày tại
Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng Thiên Chúa đã cho mọi
người “một trái tim không ngừng nghỉ” đó là luôn luôn tìm kiếm kho báu.
Tuy nhiên, ngài cho biết đó là dễ dàng bị thu hút vào “kho báu giả”
không đem lại hạnh phúc thật sự.
ĐGH Phanxicô nói: “Chúa đã làm cho chúng
ta không ngừng tìm kiếm Ngài, để tìm thấy Ngài, để phát triển. Nhưng nếu
các kho báu đó ở nơi không gần Chúa, không phải là từ Chúa, thì trái
tim của chúng ta trở nên bồn chồn cho những thứ không cần, cho những báu
vật giả. Vì vậy, nhiều người, ngay cả bản thân chúng ta, đã không ngừng
nghỉ tìm kiếm. Tìm kiếm mãi đến cuối cùng, trái tim của chúng ta mệt
mỏi, nó không bao giờ được lấp đầy. Nếu nó mệt mỏi, nó trở nên chậm
chạp, nó sẽ trở thành một trái tim không có tình yêu. Sự mệt mỏi của con
tim. Hãy suy nghĩ về điều đó. Tôi phải làm gì? Một trái tim mệt mỏi,
chỉ muốn giải quyết chuyện riêng của mình, ba, bốn điều gì đó, một tài
khoản ngân hàng tốt, điều này hoặc điều kia. Nổi bồn chồn này ở trung
tâm luôn luôn. Điều quan trọng để giải quyết nó”.
Đức Giáo Hoàng sau đó giải thích báu vật
thật sự là những con người, mà không biến mất sau khi chết. Sau đó ngài
nói đùa: “Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một chiếc xe di chuyển sau một đám
tang. Nhưng có một kho tàng chúng ta có thể mang theo chúng ta”.
Một thần học gia Anh giáo được nhận giải thưởng từ Quỹ Ratzinger
Trong ba năm nay, Quỹ Joseph Ratzinger
đã đưa ra các giải thưởng uy tín nhất cho giới nghiên cứu thần học.
Người chiến thắng năm nay là nhà thần học người Đức, Christian Schaller,
một giáo sư Thần Học Tín Lý, Phó giám đốc Viện Regensburg của Đức Thánh
Cha Bênêđictô XVI. Cùng được trao tặng giải năm nay là giáo sư Richard
Burridge. Ông là trưởng khoa King’s College London và là một tin hữu Anh
giáo. Ông là người không Công giáo đầu tiên nhận được giải thưởng này.
Đức Ông. Giuseppe Scotti, Chủ tịch Quỹ
Joseph Ratzinger Benedict XVI nói: “Tôi hy vọng điều này cho thấy từ khi
bắt đầu, quỹ này đã xem xét không chỉ người Công giáo, nhưng tất cả các
Kitô hữu. Giải thưởng này cho thấy, nhiều người yêu mến Chúa Giêsu,
không chỉ những người trong Giáo hội Công giáo. Khi chúng tôi nói với
giáo sư Burridge rằng ông đã giành được giải thưởng, ông đã rất ngạc
nhiên và vui mừng. Ông nghĩ rằng nó là một vinh dự lớn. Nó là tốt đẹp để
biết rằng ông, một người Anh giáo, vẫn còn vui mừng khi nhận được giải
thưởng. Ông nhận ra rằng nó thực sự là một vinh dự lớn”.
Đích thân Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trao
giải thưởng cho hai người vào ngày 26 tháng này trong một buổi họp của
Quỹ Ratzinger. Chủ đề của cuộc họp là thảo luận bộ sách ba tập của Đức
Thánh Cha Bênêđictô XVI về Đức Giêsu Nazarét.
Đức Ông. Luis Romera, Chủ tịch Hiệp hội
Các trường Đại học Giáo hoàng nói: “Tôi nghĩ rằng lĩnh vực thần học đã
đưa ra một mối quan tâm lớn trong công việc. Tác phẩm của Đức Thánh Cha
Bênêđictô XVI là một cách để làm mới cách Kitô hữu nhìn nhận Chúa Kitô.
Điều này sẽ giúp người đọc có cơ hội thưởng thức cuốn sách này sâu hơn
nữa trong đời sống tâm linh của họ”.
Romereport chohay, đây là giải thưởng
Ratzinger đầu tiên được công bố, sau khi Đức Bênêđictô từ chức. Ban tổ
chức chưa cho biết Đức Bênêđictô có tham dự một phần nào đó trong buổi
hội thảo và trao giải này không, nhưng chắc chắn, ngài sẽ gởi đến một
thông điệp.
Những thay đổi cho Công giáo sau khi Mao qua đời
Nhà thờ Đức Bà Ảnh Làm Phép Lạ ít được
dùng đến từ khi tay chân của chủ tịch Mao bắt đầu chiếm các tòa nhà tôn
giáo trong 10 năm Cách mạng Văn hóa, kết thúc vào năm 1976. Trong thời
gian đó, ngay cả các giáo sĩ Công giáo ủng hộ phong trào Giáo hội độc
lập cũng bị đưa vào trại cải tạo và tất cả các hoạt động tôn giáo bị
đình chỉ.
Vào năm 1980, bốn năm sau khi Mao qua
đời, ban lãnh đạo cộng sản thay đổi chiến lược từ chính sách tìm cách
tạo ra một xã hội mới bằng cách xóa sạch các di tích văn hóa, sang chính
sách cho phép nhà thờ và chùa chiền mở cửa lại. Những nơi bị tịch thu
để làm nhà máy và nhà kho được trả lại cho các giáo phận địa phương, nếu
không thì được đền bù. Những năm sau đó, quan điểm xem đạo Công giáo là
“tôn giáo nước ngoài” và là công cụ xâm lấn của phương Tây dần dần bớt
đi.
Mặc dù quan hệ giữa Bắc Kinh và Vatican
vẫn còn căng thẳng, 17 tòa nhà Công giáo được đưa vào danh sách 1.943 di
tích quốc gia mới nhất, biểu thị chính quyền thừa nhận tầm quan trọng
lịch sử của các tòa nhà này.
Ucanews cho biết, ông Tang Guohua, giáo
sư tại khoa Kiến trúc và quy hoạch đô thị, đại học Quảng Châu, nói việc
nâng cao địa vị này “cho thấy các công trình kiến trúc này của Giáo hội
có giá trị lịch sử, nghệ thuật, khoa học hay xã hội quan trọng”.
Một chủng viện bị bỏ hoang ở Khai Phong,
tỉnh Hà Nam, cũng được đưa vào danh sách gần đây. Linh mục Cai Yuliang
thuộc giáo phận Khai Phong nói chủng viện 80 năm tuổi này là một trong
số ít tòa nhà Công giáo ở Trung Quốc kết hợp kiến trúc phương Tây và
Trung Quốc cổ.
Điều này cho thấy thời đại hậu Mao cũng
chỉ mới thừa nhận Công giáo cách chút ít bề ngoài, chỉ báo đời sống kitô
hữu tại nước cộng sản này còn nhiều thách thức.
PV. VRNs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét