(
Bình chọn:
1
--
Thảo luận:
0 --
Số lần đọc:
8750)
1. Thông tin cốt lõi của một sự kiện thời sự
Thông tin chính được tóm tắt trong 6 câu hỏi mà bạn cần giải đáp:
- Ai? Nhận dạng của nhân vật mà bạn nói đến phải đầy đủ: tên, phẩm chất, chức vụ...
Cái gì? Đây là thông tin chủ yếu: Ai làm gì? Cái gì sắp diễn ra? Có chuyện gì? - Ở đâu? Luôn luôn chú ý thông tin đầy đủ. Chỉ nói một sự kiện đã diễn ra ở chỗ này, chỗ kia thì chưa đủ, bạn phải nói chính xác tối đa không gian xảy ra sự kiện: địa chỉ, căn phòng diễn ra một cuộc họp chẳng hạn.
- Khi nào? Ngày, giờ. Ở đây cũng cần chính xác: nói rõ thứ mấy. Ví dụ: thứ ba tuần trước vào lúc 18h30 chứ không phải Tối ngày 18.
- Như thế nào? Là rõ thông tin "việc này diễn ra như thế nào?". Đừng quên thông tin-dịch vụ. Nếu bạn đang nói về một buổi hoà nhạc, hãy nói rõ làm thé nào để đến đó, gửi xe ở đâu, đặt chỗ trước với ai, chương trình hoà nhạc, dàn nhạc...
- Tại sao? Chỉ ra các nguyên nhân của sự kiện.
Ở đây, phải truyền tải một "thông điệp" tới độc giả: thông điệp kết luận của người viết. Trước khi viết, người viết phải suy nghĩ làm thế nào để nổi bật lên thông điệp đó, bằng thông tin, bằng cái mới, cái hấp dẫn và cái chính xác. Chỉ cần liếc qua là độc giả có thể đọc cái mình tìm kiếm.
Đừng ngại liệt kê 6 câu hỏi và trả lời chúng trên giấy, nhất là khi viết một chủ đề phức tạp. Có thể thấy rõ tác dụng của kỹ thuật nêu bật trước thông tin chủ yếu. Người viết sẽ có được những yếu tố thông tin để viết tít, sapô, mở đầu, kết bài, tít xen và chú thích ảnh. Khi đã được cụ thể hoá bằng dàn ý, thứ tự các thông tin phụ thuộc nhiều vào chọn lựa này, chúng ta sẽ phát triển những thông tin mà thông điệp chính chứa đựng.
3. Thực hiện thế nào?
Cách thứ nhất: tưởng tượng bạn phải trao đổi với một đồng nghiệp hoặc người bạn trong vài phút, qua điện thoại chẳng hạn, cốt lõi của sự kiện mà người đó cần biết.
Cách thứ hai: đánh dấu trên giấy những chi tiết quan trọng nhất, sau đó sắp xếp lại theo hai hoặc ba chủ đề hoặc tin.
4. Quy tắc cần nhớ
Viết thông điệp cốt lõi trước khi bắt đầu bài báo, thậm chí trước khi xây dựng dàn ý. Viết thông điệp đó thật súc tích, trong một hoặc hai câu. Khi viết, tìm cách diễn đạt thông điệp đó chính xác nhât, cụ thể nhất. Suy nghĩ chín trong đầu trước khi viết.
5. Tin ngắn
Đây là thể loại ngắn nhất và chắc chắn được đọc nhiều nhất. Vì đẽ đọc nên tin ngắn giúp người ta nắm được một sự viẹt một cách nhanh nhất. 44 từ, gần 300 ký tự: đó chính là tiêu chí. Tin ngắn chỉ dài một đoạn và có thể đọc một hơi. Một hay hai câu là đủ. Không có tít. Những từ đầu tiên là những từ khoá (mang thông tin), đôi khi được in chữ đậm. Chúng giữ vai trò là tít. Dòng đầu tiên thường bắt đầu bằng một ký tự gọi là "con bọ".
Viết một tin ngắn như thế nào? Cần phải lựa chọn thông tin sao cho chỉ giữ lại thông tin chính, cô đọng chúng một cách tối đa bằng cách dùng từ ngữ đơn giản và chính xác. Câu đầu tiên thường súc tích dưới dạng chủ ngữ-động từ-bổ ngữ.
6. Tin sâu
Tin sâu dài hơn tin ngắn. Nó cho phép phát triển một chút thông tin và giải thích thêm (như thế nào, tại sao...). Có thể nhắc lại những sự việc diễn ra trước đó, đưa ra những thông tin về tiểu sử, trích dẫn một số lời phát biểu. Tuy vậy, tin sâu bao giờ cũng chỉ đưa ra một thông tin duy nhất (giống tin ngắn). Ít khi một tin sâu vượt quá 2000 ký tự. Có thể gồm nhiều đoạn: đoạn đầu là tin ngắn. Tin sâu có một tít mang tính thông tin nhưng không có sapô. Nếu dài, nó có thể có tít xen. Tin sâu có kết cấu kim tự tháp ngược.
Trần Trí Dũng
Sưu tầm
Mời bạn đọc thêm:
Cách viết tin
Trần Ngọc Châu,Ph.D.
Mọi người thường nghĩ:
Viết tin không có gì quá khó. Không cần phải học nhiều vẫn có thể viết tin. Tuy vậy để có thể viết tin hay, bạn cần phải theo một số nguyên tắc.Nguyên tắc “ 5 W” + “1 H”
Để giải quyết vấn đề căn bản của tin, bạn cần trả lời:
Ai-Who? Cái gì?-What? Ở đâu? Where? Khi nào?When? Tại sao?Why?
Và 1 H Làm thế nào -How?
Bất cứ tin tức nào cũng phải trà lời cho được một trong những câu hỏi này. Anh phải nhớ nằm lòng nguyên tắc này và chúng phải trở thành”bản năng thứ hai”.
Ví dụ: Nếu bạn muốn tường thuật một tin về đội bóng đá Bình Dương trong trận đấu tranh hạng nhất với Hoàng Anh-Gia Lai, bạn cần phải trả lời những câu hỏi này:
.Who?Ai?:Đội gồm những ai? Ai là huấn luyện viên? Ai là những ngôi sao?( Trường Giang?) và thậm chí Ai là những ủng hộ viên?
- What Cái gì? Đội sẽ chơi theo đội hình gì? Tranh hạng gì?
- Where Ở đâu? trận đấu diễn ra trên ở đâu? Đội lưu trú ở đâu?
- When Khi nào? Trận đấu diễn ra khi nào? Kéo dài bao lâu? Có đá bù giờ không? Các bàn thắng diễn ra khi nào?
- Why Tại sao? Tại sao khán giả đông? tại sao vài cầu thủ nổi tiếng không có mặt trong đội hình chính?
- How Thế nào? Các cầu thủ đã chuẩn bị như thế nào để bước vào trận đấu này?Làm thế nào họ có thể thắng trận này ?(với một đối thủ mạnh nhất giải?)
Nguyên tắc: hình tháp ngược( inverted pyramid)
Đây là một kiểu viết tin căn bản mà hầu như các nhà báo trên thế giới đều phải biết. Nguyên tắc này chủ trương đưa tất cả thông tin quan trọng nhất của tin vào ngay đoạn mở đầu và từ đó đi xuống các chi tiết.Lý tưởng nhất là: Ngay đoạn mở đầu cho người đọc một cái nhìn tổng quát về toàn bộ bản tin. Phần còn lại là giải thích thêm và mở rộng(hay phát triển thêm) bằng các chi tiết xoay quanh đoạn mở đầu.
Nói dễ hiểu hơn: Khi bạn muốn nhận dạng một con người thì trước tiên là khuôn mặt , rồi sau đó mới đến các chi tiết khác như mắt mũi, tay chân.
Phương pháp này giúp toà soạn hay biên tập có thể cắt bỏ từ dưới lên nếu cần,vì càng ở dưới thì chi tiết càng ít quan trọng hơn .Nguyên tắc này rất phổ biến và căn bản nhất của phóng viên,vì có thể áp dụng để viết bất cứ loại tin nào.
Các lời khuyên :
Chú trọng con người
Một bản tin thường hấp dẫn nhờ có đề cập đến con người. Ví dụ : trong bản tin viết về đội bóng đá Bình Dương, bạn cần phải đề cập đến một nhiều cá nhân cầu thủ hay cổ động viên hay huấn luyện viên… Vi vậy những bản tin kinh tế (với nhiều số liệu) chắc chắn không hấp dẫn hơn một bản tin về một vụ cướp mà ngừơi bị giết là chủ một cửa hàng bán vàng…
Một bản tin thường hấp dẫn nhờ có đề cập đến con người. Ví dụ : trong bản tin viết về đội bóng đá Bình Dương, bạn cần phải đề cập đến một nhiều cá nhân cầu thủ hay cổ động viên hay huấn luyện viên… Vi vậy những bản tin kinh tế (với nhiều số liệu) chắc chắn không hấp dẫn hơn một bản tin về một vụ cướp mà ngừơi bị giết là chủ một cửa hàng bán vàng…
Ví dụ: Bản tin kinh tế về kết quả đầu tư tại Bình dương: Trong
4 tháng đầu năm 2006, tỉnh đã cấp phép đầu tư cho 54 dự án có vốn đầu
tư nước ngoài, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước, với tổng vốn đầu tư
đăng ký đạt 127,6 triệu USD, tăng 35,5%.
Được biết, phần lớn các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp dưới hình
thức 100% vốn nước ngoài, các đối tác chủ yếu là Hàn Quốc với 18 dự án,
đạt 27 triệu USD, Đài Loan 10 dự án đạt 11,3 triệu USD và có thêm 38
doanh nghiệp đăng ký bổ sung thêm 50 triệu USD vốn đầu tư.
- Một tin rất khô khan vì không có bóng dáng con người. Cần phải đưa vào: sự tăng trưởng này mang lại bao nhiêu việc làm hay ảnh hưởng thế nào vào cuộc sống nhân dân trong vùng.
- Làm rõ chủ điểm( angle)
Bất cứ bản tin nào cũng phải nói lên” góc độ”, quan điểm,chính kiến hay chủ điểm của mình.Đây là một tiêu chuẩn căn bản của tin. Làm cho người đọc hiểu rõ chủ điểm của bản tin không phải là thiếu khách quan hay thiên vị. Hiện nay báo chí Mỹ chủ trương không bộc lộ quan điểm trong bản tin, tuy vậy các chi tiết nổi bật khiến người đọc hiểu tại sao tờ báo hay phóng viên đề cập tới tin này mà không phải là tin khác. - Giữ tính khách quan
Phóng viên hay người viết tin phải cố gắng khách quan. Nếu một sự kiện đang gây tranh cãi, có nhiều bên tham gia, thì phải tường thuật tất cả các bên. Không nên dung”Tôi” trong bản tin trừ phi bạn trích câu nói của một người nào đó trong ngoặc kép. - Trích nguyên văn
Ví dụ:: “Tôi thật sự ấn tượng về trận đấu này,” ông Riedle, huấn luyện viên đối tuyển bong đá Việt Nam nói - Đừng sa vào hoa mỹ, rườm rà
Dùng câu chữ ngắn gọn, dễ hiểu.Tránh những câu hoa mỹ, đa nghĩa. Viết xong, chịu khó đọc lại và bỏ những từ không cần thiết. Nguồn: http://tranngocchau.wordpress.com/2008/09/15/cach-viet-tin/ - Đọc thêm:
Kỹ thuật viết sapô
Đăng lúc: Thứ hai - 19/03/2012 15:26 - Người đăng bài viết: tamkyrtSapô phải "đội mũ cho bài báo mà không che khuất nó". Nếu một vài dòng của sapô đã đủ cho độc giả không có nhiều thời gian thì mục đích của nó không phải là nói với người đó rằng các phần còn lại của bài báo không có gì đáng quan tâm cả. Trái lại, nó phải làm người ta muốn đọc và muốn biết thêm chi tiết.1. Chức năng của sapô
Hoàn thiện tít, bằng cách nói rõ chủ đề bài báo và góc độ mà bạn lựa chọn xử lý. Giúp độc giả hình dung bài báo sẽ nói gì.
Tóm tắt thông tin, bằng cách đưa ra thông tin chủ yếu nếu cần phải dừng lại ở đó.
Giải thích bài báo, bằng cách chỉ ra tại sao tác giả chọn viết về sự kiện hay hiện tượng này. Ở đây cần vận dụng Luật xa gần để giúp độc giả hiểu rằng bài báo có thể liên quan đến họ và họ sẽ được lợi khi đọc nó.
Nêu rõ hoàn cảnh, đặc biệt với thể loại phỏng vấn, điều tra dài kỳ, bài viết về sự việc thời sự đã qua. Đối với một bài viết nhiều kỳ, sapô gợi lại những kỳ trước. Với phỏng vấn, nó giới thiệu vắn tắt người đựoc phỏng vấn và gợi vấn đề mà người đó đề cập đến.
Thông báo bố cục. Đây là một cách phát triển thông điệp cốt lõi của bài báo mà trong tít đã nhắc đến. Rất cần thiết với những độc giả đọc nhanh, bởi cách này rõ ràng.
Mời đọc: việc lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu rất quan trọng trong sapô. Nếu khô khan quá sẽ khiến độc giả nản lòng.
Sapô là một yếu tố đập vào mắt độc giả, nằm giữa tít và bài báo, quan trọng trong việc trình bày trang. Dùng cỡ chữ khác và to hơn chữ trong bài báo, để cân bằng phần chữ, phần trắng và phần minh hoạ một trang báo.
2. Phân loại sapô
Sapô có tính thông tin hay khơi gợi hoặc chứa đựng ít nhiều cả hai yêu tố, giống như tít. Có 2 loại sapô:
(1) Sapô có tính thông tin trả lời một cách đầy đủ nhất có thể cho các câu hỏi tham khảo, nhắc lại góc độ của bài báo bằng cách làm rõ nó. Đó là sapô vua đối với các nhật báo, báo ra định kỳ, báo của các cơ quan thể chế hoặc doanh nghiệp. Đây là loại sapô giản dị, trung lập và nghiêm túc.
(2) Với Sapô có tính khơi gợi, các sự việc đôi khi được coi là đã được biết đến. Sapô ở đây đưa ra ý tưởng chung của bài báo, góc độ và giọng điệu của bài báo. Thích hợp với thể loại phóng sự, chân dung, một số thể loại phỏng vấn và bài tổng hợp viết cho các tạp chí.
3. Lúc nào cần viết sapô và độ dài thế nào?
Nhất thiết phải viết sapô khi bài báo đủ dài (hai trang hoặc thậm chí ngắn hơn). Độ dài của sapô phụ thuộc độ dài của bài báo. Một số phóng viên có thói quen viết sapô trước khi viết bài, điều này giúp họ xác định rõ góc độ xử lý hoặc đặt mình trong cùng một tông giọng với bài viết. Một số khác viết sapô sau, nhất là khi phụ thuộc vào vị trí của bài trên makét. Đôi khi sapô do một người khác viết. Cẩn thận với những sapô giả (không được viết) mà thật ra là phần đầu của bài báo được trình bày khác đi với kỹ thuật đồ hoạ.
Tác giả bài viết: sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét