CHÂN THIỆN MỸ MẾN CHÀO CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT


Ảnh có tính minh họa


24.11.2016              

Quê hương Việt Nam chúng ta có 54 dân tộc, nhiều vùng miền khác nhau. Mỗi nơi có phong tục và tiếng nói khác nhau. Nhưng các phương tiện phục vụ cá nhân hay cộng đồng gần giống nhau, dù tên gọi không giống nhau. Cụ thể như mũ nón, áo quần, giầy dép. Nếu miền xuôi nói đội mũ, đi giày, mặc quần áo thì miền ngược nói chúng ta mang đồ. Từ đó nảy sinh từ ngữ “đồ”, thay cho những thứ phục vụ khác nhau của con người. Hiện nay từ “đồ” phổ biến tràn lan, nào là mặc đồ, mang đồ…Ngay cả những thứ cần đưa vào miệng nuôi sống con người cũng được gọi là “ăn đồ”. Rồi có thông báo về chụp ảnh cưới cũng dùng từ “thay đồ”. "Đồ" gì ? “Đồ” đây là bộ dùng để chụp ảnh.

               Việc dùng những từ ngữ nghèo nàn này đã làm mai một sự trong sáng của Tiếng Việt. Đây là trách nhiệm của  ngành văn hóa, từ cơ sở hạ tầng đến thượng tầng kiến trúc là báo nói, báo viết. Trên đường phố nhan nhãn khắp nơi từ “đồ”. Có bảng quảng cáo ghi rõ: Đồ gì cũng có. Với người Việt, nói tiếng mẹ đẻ thì hiểu được. Còn với khách du lịch, nếu họ muốn  biết nơi đây bán thứ gì thì hướng dẫn viên du lịch cắt nghĩa thế nào và họ sẽ nghĩ sao về chúng ta, vẫn tự hào tiếng Việt phong phú. Chả lẽ mọi người đành lòng để tiếng Việt nghèo đi, hết trong sáng ?


                                                                                  Người nhặt sạn

Không có nhận xét nào: