SỐ
50.C CHÚA NHẬT 32 TN C 6-11-16
Học
thuộc lòng đoạn Kinh Thánh
Lời
Chúa: "Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết,nhưng là Thiên Chúa
của kẻ sống". Vì mọi người đều sống cho Chúa" (Lc. 20, 38)
Lời
Chúa: 2Mcb. 7, 1-2.9-14; 2Tx. 2,16–3,5; Lc. 20, 27-38
SỐNG LẠI - ĐTGM. Ngô
Quang Kiệt.
Trong
chương trình “Những điều bạn có thể chưa biết” của đài VTV3 có tường thuật một
trường hợp lạ lùng: Một phụ nữ bị nhồi máu cơ tim. Chị tắt thở. Chị đã chết.
Nhưng nhiều giờ sau, chị tỉnh lại. Các bác sĩ hỏi chị đã thấy gì trong thời
gian ấy. Chị trả lời: chị thấy mình như bay bổng lên cao, và từ trên cao chị
nhìn xuống thấy các bác sĩ, các y tá đang chăm sóc cho mình, nhìn thấy thân xác
mình nằm bất động, nhìn thấy thuốc men, dụng cụ y tế. Chị cũng nhìn thấy một
chiếc giày tennis cũ màu xanh da trời, đế giày bị mòn ở mép trong bàn chân,
giây giày màu trắng, đầu một sợi dây thòng xuống dưới đáy giày. Nghe lời tả rất
chi tiết của chị, vị bác sĩ chuyên điều tra băn khoăn để ý tìm kiếm.
Một
hôm vị bác sĩ đi qua tòa nhà đối diện nhìn sang bệnh viện, bà giật mình kinh
hãi vì thấy ở tầng ba của tòa nhà, trên một gờ xi măng rất cheo leo, có một
chiếc giày tennis cũ ai đã đặt ở đó tự hồi nào. Vị bác sĩ quan sát kỹ lưỡng và
thấy chiếc giày giống từng chi tiết với chiếc giày mà người chết kể lại: chiếc
giày vải cũ màu xanh, đế giày mòn ở mép trong, dây giày màu trắng, đầu một dây
thòng xuống nằm ở dưới đáy giày.
Đó
là một trong 1370 trường hợp trở về từ cõi chết mà các bác sĩ Đức và Mỹ đã điều
tra. Theo những người có kinh nghiệm về cái chết này thuật lại thì: Cuộc sống ở
“cõi bên kia” hạnh phúc hơn cuộc sống ở đời này. Và sau khi “chết đi sống lại”,
không ai còn sợ chết nữa, không ai muốn kiếm tiền bạc, danh vọng, lạc thú gì
nữa. Điều duy nhất mà họ quan tâm là sống yêu thương, quảng đại, phục vụ mọi
người.
Tất
nhiên đây chưa phải là bằng chứng chắc chắn về việc người chết sống lại. Nhưng
nó rất gần với mặc khải của Lời Chúa hôm nay. Và kinh nghiệm hiếm có của họ rất
có thể hữu ích cho ta. Kinh nghiệm của họ nói với ta hai điều:
1)
Có cuộc sống khác ở bên kia cái chết. Kinh nghiệm của họ phù hợp với niềm tin
dân gian, nhất là của người Việt Nam vẫn tin rằng: thác là phế thách, còn là
tinh anh. Vì tin có sự sống ở bên kia cái chết mà chúng ta mới thờ kính tổ
tiên, cúng quảy, giỗ chạp.
Niềm
tin ấy phù hợp với giáo lý của Chúa. Khi Môsê thấy Chúa hiện ra trong bụi gai
cháy đỏ. Ông hỏi Chúa là ai. Chúa trả lời: “Ta là Thiên Chúa của Abraham,
Isaác, Giacóp”. Vào thời của Môsê, Abraham đã qua đời được 5, 6 trăm năm. Vậy
mà Chúa vẫn tự giới thiệu là Thiên Chúa Abraham, tức là Abraham vẫn sống, đang
sống bên Chúa. Vì Thiên Chúa là Thiên Chúa của người sống chứ không phải Thiên
Chúa của kẻ chết.
Trong
Phúc Âm, Chúa Giêsu nhiều lần nhắc đến cuộc sống sau cái chết như dụ ngôn người
giàu có và Lagiarô, trong dụ ngôn về ngày phán xét, dụ ngôn lúa đồng và cỏ dại.
Theo
thánh Phaolô, cuộc sống đời sau mới là đích điểm mà mọi tạo vật nhắm tới. Trong
thư Rôma, Ngài viết: “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng chờ ngày Thiên Chúa
mạc khải vinh quang của con cái Người. Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư
ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt phải chịu vậy. Thật
vậy, chúng ta biết rằng: cho đến nay, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn
quại như sắp sinh nở” (Rm 8,19-23)
Chúng
ta rên siết vì cuộc sống hiện tại đầy khổ ải. Chúng ta mong chờ cuộc sống đích
thực ở mai sau. Đời sống này là thời kỳ thai nghén. Ta phải chịu đau đớn để
sinh vào đời sau.
2)
Cuộc sống ở bên kia rất khác với cuộc sống hiện tại.
Khi
Chúa Giêsu trả lời người Sadducêô, Chúa Giêsu đã mặc khải ba chân lý.
Chân
lý thứ nhất: Chỉ những ai được tuyển chọn mới được vào Nước Chúa. Sự sống đời
sau có đó. Nhưng không phải ai cũng vào được. Chỉ có những người được xét là
xứng đáng mới được vào. Trong Phúc Âm, nhiều lần Chúa đã nói tới việc tuyển
chọn này. Chúa sẽ loại chiên ra khỏi dê, lúa tốt ra khỏi cỏ dại, cá tốt ra khỏi
cá xấu. Tiêu chuẩn để chọn lựa là Tám mối phúc, nhất là giới răn bác ái yêu
thương.
Chân
lý thứ hai: Người ta sẽ giống như thiên thần. Đời sống trên trời sẽ không có gì
giống với đời sống dưới đất. Sẽ không còn đói khát nên sẽ không cần ăn uống. Sẽ
chẳng có lấy vợ lấy chồng, sẽ chẳng cần sinh con để nối dõi vì người ta không
bao giờ chết nữa. Nếu vậy, trên trời ta có còn là ta nữa không hay ta trở thành
một người khác, một kiếp khác? Thưa, tuy có khác nhưng ta vẫn là ta. Đứa bé bụ
bẫm hôm nay chẳng có gì giống với cái bào thai ngọ nguậy trong bụng mẹ hôm qua.
Nhưng cả hai chỉ là một. Bà cụ 90 tuổi hôm nay chẳng còn gì giống với cô thiếu
nữ mà bà đã là cách nay 70 năm. Nhưng cả hai vẫn là một. Chú bướm xinh đẹp nhởn
nhơ bay lượn trên khóm hoa hôm nay chẳng có gì giống với gã sâu xấu xí lê la
trên đất hôm qua. Nhưng cả hai vẫn chỉ là một.
Trên
trời, ta sống một cuộc sống khác, không ăn uống, không lấy vợ lấy chồng. Nhưng
ta vẫn là ta. Có khác biệt nhưng vẫn có liên tục.
Chân
lý thứ ba: Ta sẽ trở thành con Thiên Chúa. Sống lại rồi, ta như đứa con bấy lâu
phiêu bạt xa quê nay được trở lại nhà cha mẹ. Tâm hồn luôn bị dằn vặt vì niềm
khao khát vô biên, nay mới được no thỏa: Thiên Chúa chính là hạnh phúc lấp đầy
được vực thẳm khao khát vô biên của ta. Thánh Augustinô đã nói: “Lạy Chúa, Chúa
dựng nên con cho Chúa, nên lòng con mãi khắc khoải băn khoăn cho đến khi được
nghỉ yên trong Chúa”.
Là
con Thiên Chúa, hạnh phúc lớn nhất của ta là được tham dự vào sự sống của Thiên
Chúa Ba Ngôi. Sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi là cội nguồn hạnh phúc, nên thánh
Phaolô đã nói: “Những đau khổ ta chịu bây giờ không thấm gì so với hạnh phúc
sau này ta sẽ được. Và mọi tạo vật mong tới ngày được giải thoát, không phải lệ
thuộc vào cảnh hư nát, để được cùng con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và
vinh quang” (Rm 8,22). Vì hạnh phúc ấy mà tám mẹ con trong bài đọc thứ nhất đã
cam chịu mọi khổ hình.
Lời
Chúa hôm nay đem lại cho ta bao niềm hy vọng. Chúa cho ta biết, đời ta sẽ không
đi trong bất định, lạc vào hư vô, nhưng đời ta có một cùng đích, đó là trở về
với Thiên Chúa là cội nguồn của ta.
Đời
ta sẽ không chìm đắm trong đau khổ, nhưng sẽ vươn lên hạnh phúc, hạnh phúc làm
con Thiên Chúa, hạnh phúc chia sẻ sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. Đời ta như
vậy sẽ không đi vào mạt kiếp lụi tàn, nhưng sẽ triển nở trong vinh quang tự do.
Đúng như lời thánh Phaolô nói: “Gieo xuống thì hư nát, mà chỗi dậy thì bất
diệt; gieo xuống thì hèn hạ, mà chỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu
đuối, mà chỗi dậy thì mạnh mẽ; gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà chỗi dậy
là thân thể có thần khí” (1Cr 15,43-44) Lạy Chúa, xin cho con biết sống ở đời
này theo đúng Lời Chúa dạy, để mai sau con xứng đáng được trở nên con của Chúa.
Amen.
Tháng
Các Linh Hồn. Đọc truyện đời sau:
Xin
Cầu Cho Chúng Tôi
Để
ta thấu hiểu các nỗi cực hình phải chịu trong luyện ngục, Chúa nhân từ cho phép
nhiều người tiết lộ bí mật những cực hình khủng khiếp ở đời sau.
Cậu
bé Biagio, 11 tuổi, chết tại giaó phận Nocéra, nước Ý. Trong khi người ta lo
việc tống táng liệm xác, em vừa khua tay múa chân, vừa rên la kêu hét 1 cách
hết sức đau khổ. Rồi em rơi vào trạng thái là 1 tử thi bất động. Người thì quì
gối đọc kinh, kẻ thì làm hô hấp nhân tạo, người khác thì lại rảy nước thánh.
Thầy
thuốc được mời đến. Làm gì cũng vô ích. Chết đến ngày thứ 5, cha mẹ em cầu
nguyện thánh Bécnađinô thành Xiêna để em được sống lại, và em đã sống lại.
Biagio như tỉnh lại sau 1 giấc ngủ mê. Cậu mở mắt và tường thuật lại những bí
mật bên kia cuộc đời. Em nằm im như 1 người chết, ròng rã 14 ngày, chỉ trừ mỗi
cái lưỡi cử động để nói với mọi người.
Em
nói là em đã thực sự trút hơi thở cuối cùng, và khi đó thánh Bécnađinô gọi em
đến, dặn em phải ghi nhớ những điều em xem thấy để tường thuật lại sau này. Bấy
giờ nhanh như chớp, thánh nhân đem em xuống hỏa ngục. Tại đây em thấy rõ vô số
người bị sa xuống, trong đó có nhiều người quen biết. Ông thánh chỉ cho em thấy
các tội nhân, những kẻ này đền tội kiêu ngạo, hà tiện, những kẻ kia tội say mê
rượu chè, những kẻ khác tội cục cằn, khó nết, bạo hành, những người nọ tội dâm
ô xác thịt vv...
Trong khi em ghê tởm
thấy cảnh hãi hùng ấy, thì cả 1 đạo quân ma quỉ hung hăng kéo 1 người bị án hỏa
ngục. Em nhận ra đó là 1 người cho vay nặng lãi có tiếng trong thành phố vừa
chết. Ông ta bị ném vào lò lửa đỏ rực. Cậu con trai của người chủ nợ bất nhân đó
nghe em nói vậy, liền vội vã đem cho các người nghèo tất cả tiền bạc lạm thu
của người cha. Sau đó chàng lập tức đi tu để đền tội lập công.
Biagiô
run rẩy đến như chết ngất trước cảnh hãi hùng của hỏa ngục, thánh Bécnađinô
phải vội đưa em lên thiên đàng. Trên thiên đàng không có từ ngữ thích hợp,
không bút nào tả nổi những vinh quang tuyệt diệu cũng như hạnh phúc vô cùng của
muôn ngàn thần thánh, của Đức Trinh Nữ Maria và của Thiên Chúa 3 Ngôi.
Sau đó Biagiô được đưa
xuống luyện ngục. Em thấy tội nào cực hình nấy, và có nhiều bà con, thân thuộc
đang quằn quại đau khổ theo các thứ tội đã phạm. Các linh hồn đó vừa thấy em đã
đua nhau cầu cứu em, xin em về bảo bà con thân quyến và những người thân quen
khác lập công đền tội thay cho họ, họ sẽ đền ơn bội hậu.
Cậu
bé sau khi đã chứng kiến tất cả các sự kiện đó, lập tức được sống lại ngay khi
gia đình cầu xin thánh Bécnađinô cho cậu. Cậu tường trình lại tất cả các chi
tiết hết sức chính xác, nên mọi người nghe cậu đều tin phăm phắp. Cậu lại chỉ
cho mọi người phải làm gì để giải thoát các linh hồn đang vô cùng khốn khổ ở
luyện ngục. Chuyện lạ đã làm chấn động cả nước và làm dấy lên 1 phong trào cầu
nguyện để giải cứu các linh hồn nơi luyện ngục
Thích
Thiện Huy CMC (trích Tháng Các Linh Hồn, trang 125).
Giới
thiệu Logo chính thức cho Năm Mục vụ Gia đình 2017:
Trong “Thư Chung gửi Cộng đồng
Dân Chúa” ngày 7 tháng 10 năm 2016, các giám mục Việt Nam tham dự Đại hội XIII
Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đề nghị chủ đề Mục vụ gia đình cho ba năm
(2016-2019) với những điểm nhấn cho từng năm như sau:
Năm
2016-2017: Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân;
Năm
2017-2018: Đồng hành với các gia đình trẻ;
Năm
2018-2019: Đồng hành với những gia đình gặp khó khăn.
Nay
Hội đồng Giám mục Việt Nam giới thiệu logo chính thức sau đây để sử dụng cho
Năm mục vụ 2017: Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân.
DANH
SÁCH 6 MỐI PHÚC MỚI CHO CÁC KITÔ HỮU HIỆN ĐẠI
Trong
bài giảng ngày 1 tháng 11 lễ các Thánh Nam Nữ tại vận động trường Malmoe bên
Thuỵ Điển . Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề xuất một danh sách 6 Mối Phúc mới cho
các Kitô hữu hiện đại :
1
- “Phúc cho ai vẫn trung tín trong khi chịu đựng những sự dữ do người khác gây
ra, và sẵn sàng tha thứ.
2
- “Phúc cho ai biết nhìn vào đôi mắt của những người bị bỏ rơi và bị gạt ra bên
lề, để thể hiện sự gần gũi với họ.
3
- “Phúc cho ai nhìn thấy Thiên Chúa nơi từng con người, và nỗ lực giúp người
khác khám phá ra Ngài [Thiên Chúa].
4
- “Phúc cho ai biết bảo vệ và chăm sóc ngôi nhà chung [thiên nhiên] của chúng
ta.
5
- “Phúc cho ai biết khước từ sự thoải mái của mình để giúp đỡ những người khác.
6
- “Phúc cho ai cầu nguyện và làm việc để các Kitô hữu được hiệp thông trọn
vẹn.”
Tất
cả những người đó là những người mang lòng thương xót và sự hiền dịu của Thiên
Chúa, và chắc chắn họ sẽ nhận được từ Ngài phần thưởng xứng đáng.
Tân
Tổng Giám Mục Huế là Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh
Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, từ
giáo phận Thanh Hoá, vừa được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Huế,
đồng thời kiêm giám quản giáo phận Thanh Hoá, theo bản tin của trang vietvaticandotnet.
Tổng
giáo phận Huế có 69.000 tín hữu, 82 giáo xứ, 120 linh mục triều và 32 linh mục
dòng, 237 nam tu sĩ và 1.064 nữ tu. Trong khi đó, giáo phận Thanh Hóa có
145.000 tín hữu, 51 giáo xứ, 85 linh mục triều và 1 linh mục dòng, 170 nữ tu.
Tân
tổng giám mục 67 tuổi sẽ phải đi về giữa 2 giáo phận dọc theo dải đất miền
Trung với chiều dài khứ hồi hơn 1000 km.
Cựu
Tổng Giám Mục Huế là Đức Cha FX Lê Văn Hồng nghỉ hưu ở tuổi 76, hơn 1 tuổi theo
giáo luật.
CON
KHÔNG THỂ NGHÈO NHÂN CÁCH KHI LỚN LÊN, CON NHÉ!
TTO
- Lá thư của một người cha đầy tự hào khi biết cậu con trai mình có hành động
đóng góp giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt ở miền Trung đăng tải trên mạng xã hội
khiến nhiều người xúc động.
"Hôm
nay ba có việc phải làm nên về nhà trễ. Chiều đến giờ ba cũng hơi mệt một chút
vì công việc. Nhưng tối nay ba rất vui vì câu chuyện của con.
Dài
dòng một tí.
Con
chưa phân biệt được mệnh giá tiền. Hôm rồi con xin mẹ cho con tiền uống nước
ngọt ở trường. Mẹ có cho con hai tờ 10.000 đồng rồi dặn tiền mấy cô bán cantin
đưa lại, con không cho bạn nào hết mà nhớ để vào cặp.
Dặn
vậy là vì có lần con ăn yaourt hết có 5.000 đồng và cho bạn luôn 15.000 đồng
còn lại, vì "đó là bạn thân của con mà". Dặn vậy cũng vì hôm trước có
một bạn lớp lớn hơn nói con phải đưa tiền thừa cho bạn ấy ngay khi con vừa mua
đồ ăn dưới cantin ra.
Lần
này con cũng chỉ uống 5.000 đồng nước ngọt, và ba mẹ kiểm tra thấy mấy ngày
liền con vẫn kẹp 15.000 đồng còn lại trong vở.
Nhưng
tối nay mẹ không thấy, hỏi một hồi con mới nói là đã đóng tiền trên lớp ủng hộ
mấy bạn vùng lũ.
Con
không dám khoe vì sợ bị la, vì mẹ dặn tiền dư không nên đưa cho bạn.
Tối
trò chuyện cùng con trước khi ngủ, ba thấy tự hào biết chừng nào khi con kể
"nghe cô giáo nói ủng hộ mấy bạn vùng lũ. Con nhớ lại, coi tivi thấy nước
cao tới nóc nhà, con thương mấy bạn nên con cầm tiền lên nhét vô cái thùng cô
để sẵn trên bàn. Mấy bạn trong lớp con cũng làm thế".
"Con không biết số tiền con
ủng hộ ít hay nhiều, con chỉ biết con tặng hết tiền con đang có trong tay dù
con có nỗi lo (không hiểu chuyện) rằng về sẽ bị ba mẹ la".
Chỉ
bấy nhiêu mà ba mẹ thấy vui lắm con trai à. Ít ra là con đã bắt đầu làm quen
với thói quen chia sẻ, dù chắc chắn lúc này con chưa hiểu hết đủ đầy ý nghĩa
của việc làm ấy.
Ông
bà ngoại cũng rất vui vì con đã làm việc này. Ba tin ông nội con giờ đang ở một
nơi xa xôi nào đó chắc cũng rất hài lòng với hành động của cháu nội.
Ba
mẹ không giàu tiền bạc. Có thể rồi con cũng không phải là người giàu tiền
bạc.
Nhưng
con không thể là người nghèo nhân cách khi lớn lên, con nhé.
Ba
ghi lại những dòng này để mai sau khi con lớn hơn, con có thể tình cờ đọc được
và nhớ lại phần nào việc con đã làm ngày thơ bé.
Ba
mẹ chỉ cố nuôi lớn và bằng từng việc nhỏ, để làm phong phú hơn cho con về nhân
cách mỗi ngày.
Ngày
mai khi thức dậy, nhất định ba sẽ cho con tờ tiền khác, nhỏ thôi, để con tiếp
tục chia sẻ với những người bạn đang vất vả ngoài kia mà con sẽ không bao giờ
biết mặt.
Bây
giờ thì ngủ ngon đi nhé, con trai của ba mẹ.
Yêu
con! (18-10-2016)
QUỐC LINH
QUỐC LINH
Ngoài
chức năng chính là lọc máu, thận còn thực hiện các chức năng quan trọng khác
như loại bỏ chất thải, duy trì sự cân bằng chất lỏng của cơ thể…
Vì
vậy, nếu thận không hoạt động bình thường, chúng ta có thể phải đối mặt với
những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.
Sỏi
thận hình thành khi các chất độc, chất thải và các khoáng chất lắng đọng trong
thận. Một số triệu chứng phổ biến nhất của sỏi thận bao gồm đau khi đi tiểu,
đau ở bụng, lưng và bàng quang, buồn nôn, ớn lạnh, sốt,.. Vì vậy, dưới đây là
những điều cần biết về sạn thận để giúp chúng ta quản lý bệnh, theo boldsky.
Sỏi
thận được hình thành từ nhiều loại như canxi, acid uric, sỏi struvite, sỏi
cystine,… Mỗi loại được hình thành bởi các bệnh khác nhau có ảnh hưởng đến
thận.
Cơn
đau của sỏi thận không phải do những viên đá ở các bức tường của thận mà do sạn
mắc kẹt trong ống tiểu, đó là khi cơ thể cố gắng để đẩy sạn thận ra ngoài.
Theo
một nghiên cứu, nếu bạn tiêu thụ các loại thực phẩm giàu hàm lượng oxalate như
bơ đậu phộng, sô cô la, rau chân vịt, cà phê, bia,… dư thừa, bạn sẽ dễ bị sỏi
thận.
Người
ta tin rằng khí hậu có liên quan đến bệnh sỏi thận. Người dân sống tại các địa
điểm nóng dễ bị sỏi thận, vì họ dễ bị mất nước.
Uống
thuốc bổ sung canxi cũng có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận, vì vậy tốt hơn
nên tiêu thụ nguồn canxi tự nhiên như sữa.
Các
chuyên gia cho rằng uống nước chanh thường xuyên có thể giúp thận sạch và ngăn
ngừa sỏi thận. ( NL)
09/11/16
THỨ TƯ : Cung Hiến Đền Thờ
La-tê-ra-nô
10/11/16
THỨ NĂM : Th.
Lê-ô Cả, giáo hoàng, tiến sĩ HT
11/11/16
THỨ SÁU : Th. Mác-ti-nô, giám mục
12/11/16
THỨ BẢY : Th.
Giô-sa-phát, giám mục, tử đạo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét