SỐ 30.C CHÚA NHẬT 12 TN C 19-06-16
Học
thuộc lòng đoạn Kinh Thánh
Lời Chúa: "Người ta nghĩ Thầy là
ai ?" (Lc 9,18)
Lời Chúa : Gcr 12, 10-11
; Gal 3, 26-29 ; Lc
9, 18-24
TỪ BỎ LUÔN CAO ĐẸP - Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
Người đi theo Chúa thời
nào cũng rất đông. Số đông ở đây không chỉ là những bậc tu hành mà cả những tín
hữu vẫn được gọi là môn đệ Chúa. Số đông đi theo Chúa nhưng đáng tiếc họ vẫn
mang cồng kềnh những tham sân si đi theo. Họ mang gánh nặng nề không chỉ của
cải mà cả đam mê tật xấu. Họ đi theo Chúa nhưng vẫn ngổn ngang những lọc lừa
dối gian để tìm kiếm danh vọng trần gian.
Đây cũng là lý do nhiều
người nói rằng “tin đạo chứ không tin người có đạo”. Vì sự thực, vẫn còn đó
người có đạo mà vẫn hãm hại lẫn nhau, vẫn cờ bạc rượu chè, vẫn “trốn Chúa lộn
chồng”. Vẫn còn đó những vết nhơ bởi những tranh giành quyền lực, địa vị xảy ra
trong Giáo hội và ngay cả các xứ đạo. . .
Xem ra đi theo Chúa mà
thiếu từ bỏ sẽ làm mất đi vẻ đẹp của Tin mừng. Tâm hồn khó thanh thản để được
bình an khi trong lòng vẫn còn khư khư giữ lấy danh lợi thú trần gian. Đôi khi
vì không muốn từ bỏ sẽ làm cho con người mất niềm vui của bình an tâm hồn và
biến mình trở nên ích kỷ tầm thường.
Có một nhà hiền triết đã
dạy các đệ tử mình như sau: - Này các con, nếu trong túi của các con có ba con
rắn độc chui vào, lúc đó các con ngủ có ngon không?
- Thưa thầy, chúng con
ngủ không ngon.
Thầy hỏi:- Làm sao các
con ngủ mới ngon?
Các đệ tử thưa:- Chừng
nào chúng con đuổi được ba con rắn độc ra khỏi nhà, chừng đó chúng con ngủ mới
ngon.
Thầy nói: - Đúng vậy, ba
con rắn độc ở trong nhà nên các con ngủ không ngon. Nhưng ba con rắn độc đó
chưa độc bằng ba thứ độc tham, sân, si. Vì tham, sân, si sẽ giết chết tình
người nơi các con và các con sẽ chẳng bao giờ có bình an khi nó đang ở trong
các con.
Con rắn độc trong con
người chúng ta chính là những tham sân si. Tức là lòng tham, sự nóng giận, tính
mệ muội. Nếu chúng ta không chế ngự 3 con rắn độc này nó sẽ cắn lương tâm chúng
ta và làm hại những người xung quanh.
Hôm nay Chúa mời gọi
những ai là môn đệ của Chúa cần phải biết sống buông bỏ những tham sân si ấy.
Đừng mang nó trong mình kẻo nó làm cản trở đôi chân truyền giáo của chúng ta.
Hãy để Chúa làm chủ tâm hồn mình chứ đừng để những danh lợi thú làm mờ lương
tri. Hãy từ bỏ để tâm hồn được thanh thoát. Từ bỏ những tham lam vô độ. Từ bỏ
những đam mê bất chính. Nhờ từ bỏ mà ta nên chứng nhân của Tin mừng. Một chứng
tá không chỉ bằng lời mà bằng chính đời sống thanh thoát khỏi những bon chen
vật chất, những đam mê tội lỗi. Một chứng tá hùng hồn khi biết hy sinh vác thập
giá của bổn phận hằng ngày một cách trung tín theo Chúa.
Xin Chúa giúp chúng ta
luôn can đảm bước theo Chúa cho dẫu có thiệt thòi đời này nhưng sẽ được trọng
thưởng triều thiên vinh quang mai sau trên quê trời. Amen.
*****
TỜ GIẤY TRẮNG VÀ CÂY VIẾT
Khi nhắc đến ông Leonardo da
Vinci, chúng ta thường nghĩ đến những phát minh khoa học và những bức họa nổi
tiếng của ông. Chúng ta không biết rằng để giải trí ông Leonardo de Vinci còn
sưu tầm những chuyện cổ tích hoặc đặt ra những câu chuyện vui sau đây về một
cuộc đối thoại tưởng tượng giữa một tờ giấy trắng và cây viết :
Tờ giấy trắng từ lâu nằm
ù lì trên bàn giấy cùng với những đồng bạn khác, nhưng bỗng nó được chọn đem ra nằm giữa bàn và chịu cảnh cây viết mực đen ngòm vẽ
lên nó không biết bao nhiêu là dấu hiệu mà nó không hiểu gì cả. Nó phàn nàn với
cây viết như sau :
-
Tại sao anh lại làm thế ? Anh vẽ trên mình tôi những dấu đen làm mất đi sự
trong trắng ban đầu. Anh làm nhục tôi như thế này sao ? Anh làm hư cả cuộc đời
tôi rồi.
Nhưng
cây viết trả lời :- Không đâu anh giấy ạ, anh hiểu lầm tôi rồi. Tôi không bôi
đen anh đâu, tôi vẽ lêân anh những dấu hiệu, những dòng chữ kể từ nay anh không
còn là tờ giấy vô dụng nữa, nhưng có mang trên mình những sứ điệp. Anh trở thành
kẻ cộng tác với con người. Lưu giữ những tư tưởng cao siêu. Và vì thế được con
người nâng niu, bảo vệ. Anh sẽ được sống mãi để trợ giúp cho con người.
Tờ
giấy chưa kịp trả lời cây viết thì nó bỗng nhìn thấy một bàn tay người quơ lấy
những tờ giấy khác, trước kia trắng tinh nay đã đổi mầu, đầy bụi mà quăng vào
ngọn lửa bên cạnh. Tờ giấy bị vẽ trên mình những lằn mực đen kia mới hiểu được
hành động của cây viết và lấy làm sung sướng, vì được trở thành như người cộng
tác lưu giữ trong kho tàng trí khôn con người (R.Veritas, Mạch nước trường
sinh, tr 52).
--------
Cuộc đời mỗi người chúng ta có thể được so sánh như tờ giấy
trắng kia, nếu không chấp nhận để cho bàn tay Thiên Chúa viết vào đó những dòng
chữ, những chương trình hành động, thì sẽ không được hạnh phúc trở thành người
cộng tác với Thiên Chúa, trở thành kẻ lưu truyền sự khôn ngoan của Thiên Chúa,
từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tờ giấy không hiểu được những hành động của cây
viết vẽ những dấu lạ trên mình nó, con người cũng chắc chắn không thể nào hiểu
được ý định của Thiên Chúa là ý định khôn ngoan, hợp lý nhất để đưa con người
đến hạnh phúc.
****
Hỏi hỏi đức tin: Đeo chuỗi Mân Côi như dây chuyền được không? [Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo
Binh Chúa Kitô, LC, giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum, Nữ Vương các
Thánh Tông Đồ, Rôma.] - Nguyễn Trọng Đa dịch thuật
Hỏi:
"Tôi đã thấy một số người đeo chuỗi Mân Côi vào cổ như một sợi dây chuyền,
và trong thực tế, một nữ học sinh lớp năm hỏi tôi liệu việc đeo chuỗi Mân Côi
như thế là có tội không. Tôi trả lời với học sinh ấy rằng tôi không tin rằng đó
là một tội tự thân (per se), nhưng vì chuỗi là một lời cầu nguyện tuyệt vời và
được ưa chuộng nhất của Đức Mẹ, nên tôi nghĩ rằng việc ấy là thiếu kính trọng,
không kính cẩn (không phân biệt là chuỗi đã được làm phép hay chưa).
Học
sinh ấy liền hỏi về vòng chuỗi 10 hạt đeo ở tay của tôi: “Còn việc đeo vòng
chuỗi 10 hạt này thì sao, thưa cô?”. Đó là một câu hỏi hay, trong ánh sáng của
Thánh giá và chuỗi Mân Côi, hoặc vòng chuỗi 10 hạt, dường như có mặt ở khắp nơi
trong những ngày này, như là đồ trang sức thời trang. Thưa cha, tôi nên trả lời
thế nào với cô bé?" (J. M., Leavenworth, Kansas. Mỹ).
Đáp: Sự tương
đồng gần nhất với một qui định về đề tài này được tìm thấy tại Điều 1171 của Bộ
Giáo Luật. Mời đọc: "Các đồ vật đã được cung hiến hay làm phép để dùng vào
việc phụng tự phải được sử dụng cách kính cẩn, không được dùng vào việc phàm
tục hay bất xứng, cho dù những vật thánh ấy thuộc sở hữu của tư nhân" (Bản
dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn
Thiện, Mai Ðức Vinh).
Rất có
thể rằng luật này không hoàn toàn áp dụng cho trường hợp của chúng ta, vì nó đề
cập chủ yếu đến các vật thánh dành cho phụng vụ, như chén lễ và lễ phục, hơn là
tràng chuỗi. Nhưng đồng thời, sự gợi ý để sử dụng các vật thánh với sự kính
trọng và kính cẩn như thế, có thể được mở rộng một cách hợp lý cho tràng chuỗi,
thánh giá, huy chương và các vật tương tự.
Ngoài
ra, việc đeo một đồ vật thánh là không giống như cách sử dụng nó một cách thế
tục hoặc không phù hợp. Trong thực tế, tu sĩ nhiều Dòng tu đeo chuỗi Mân Côi
như một phần của bộ áo Dòng của họ, thường đeo từ dây lưng. Cũng có nhiều
trường hợp lịch sử là giáo dân đeo chuỗi Mân Côi cho các mục đích đạo đức. Thí
dụ, trong cuốn sách "Bí mật của Kinh Mân Côi", Thánh Louis de
Montfort minh họa các kết quả tích cực của việc mang chuỗi Mân Côi, trong một
tập phim về cuộc đời của vua Alfonso VI xứ Galicia và Leon.
Tôi
nghĩ rằng chìa khóa để trả lời câu hỏi này có thể được tìm thấy trong thư Thánh
Phaolô: "Vì vậy, dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm
tất cả để tôn vinh Thiên Chúa" (1 Cr 10:31, Bản dịch Việt ngữ của Nhóm
Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ). Nói cách khác, không nên có các hành động
thờ ơ hoặc không thích hợp trong cuộc sống của một Kitô hữu.
Nếu lý do đeo chuỗi Mân Côi là như một tuyên
xưng đức tin, như một lời nhắc nhở để lần chuỗi, hoặc vì lý do tương tự
"để tôn vinh Thiên Chúa", thì không có gì để phản đối. Nhưng sẽ là
bất kính khi đeo chuỗi như là đơn thuần đồ trang sức.
Đây
là điều cần nhớ kỹ trong trường hợp đeo một chuỗi Mân côi quanh cổ. Trước hết,
trong khi chưa được rõ, nó không phải là một thực hành chung của người Công
Giáo.
Thứ hai,
trong thời gian gần đây, một số nghệ sĩ công chúng tên tuổi đã phổ biến thời
trang đeo chuỗi Mân Côi quanh cổ, và không chính xác là "làm tất cả để tôn
vinh Thiên Chúa". Và đã xuất hiện trong một số miền của Mỹ và các nơi
khác, việc đeo chuỗi quanh cổ đã trở thành một huy hiệu băng đảng liên quan đến
sự nhận dạng thành viên.
Do đó,
trong khi một người Công Giáo có thể đeo chuỗi Mân Côi quanh cổ vì một mục đích
tốt, người ấy nên xem xét liệu sự thực hành này sẽ được hiểu một cách tích cực
chăng, trong bối cảnh văn hóa của mình. Nếu bất kỳ sự hiểu lầm là có khả năng
xảy ra, thì tốt hơn là nên tránh sự thực hành ấy.
Đồng
thời, là người Công Giáo, chúng ta nên cho rằng ý định của người đeo chuỗi Mân
Côi là tốt đẹp, trừ ra khi các yếu tố bên ngoài muốn nói đến việc khác.
Lý luận
tương tự cũng được nhận xét với việc mang vòng chuỗi 10 hạt và nhẫn hạt, mặc dù
trong trường hợp này có ít nguy cơ nhầm lẫn ý nghĩa. Chúng không bao giờ là đồ
trang sức thuần túy, nhưng được đeo như một dấu hiệu của đức tin.
Theo
một số nguồn, chuỗi 10 hạt hoặc nhẫn hạt đã được sử dụng trong thời gian bách
hại, vì chúng dễ dàng được che giấu, và có thể được sử dụng, mà không thu hút
sự chú ý không mong muốn.
Chúng
cũng trở nên phổ biến nơi các binh lính Công Giáo ở tiền tuyến, đặc biệt trong
Chiến tranh thế giới thứ I.
Quan
trọng hơn nhiều so với việc đeo chuỗi Mân Côi, là thực sự dùng chuỗi, kể cả
công khai, để lần chuỗi và cầu nguyện. Như thế, nó thực sự được làm "để
tôn vinh Thiên Chúa."
Sau bài
trả lời trên, một độc giả, hiện là một nhà truyền giáo giáo dân ở Honduras,
cung cấp thêm nhận xét sau đây:
"Theo
kinh nghiệm của tôi ở El Salvador và Honduras, không phải là lạ khi nhìn thấy
đàn ông và cả đàn bà đeo tràng chuỗi quanh cổ. Các tràng hạt này thường rất rẻ
tiền, bằng nhựa hoặc gỗ. Người đeo chúng phần lớn là người nghèo, và đa số họ
có một đức tin mạnh mẽ. Mặc dù điều này có thể là không phổ biến ở Mỹ và Châu
Âu, tôi nhìn thấy điều này ở đây thường xuyên hơn.
"Trong
một cách nào đó, đây là một cách thức để người dân – hầu hết là người trẻ tuổi
- xác định mình là người Công Giáo. Một số nhân viên mục vụ giáo dân đeo chuỗi,
vì họ không có thánh giá để đeo.
"Tuy
nhiên, tôi đã nghe nói rằng có một số thành viên băng đảng ở các thành phố ở
Honduras, đeo chuỗi Mân côi như là một loại bùa hộ mệnh, để bảo vệ họ. Tôi
không nghĩ rằng đó là một cách để xác định thành viên băng đảng của họ, nhưng
là một cách tìm kiếm sự an ủi trong thế giới rất bất an của người nghèo đô thị.
Đó là trường hợp hoàn toàn khác.
"Nhưng
điều quan trọng là hãy nhớ rằng ở đây giữa người nghèo, việc đeo chuỗi quanh
cổ, mặc dù nó có vẻ như là một loại "trang sức", là một biểu lộ của
đức tin.
"Tôi
không biết liệu các người trẻ thường lần chuỗi không, nhưng trong số rất nhiều
người dân ở các vùng nông thôn ở đây tại Honduras, việc lần chuỗi là thường có
- thường trong các nhóm gia đình, trong cộng đoàn cơ bản, hoặc thậm chí trên
đài phát thanh Công Giáo nữa. Chuỗi Mân Côi, được lần hoặc đeo quanh cổ, là phổ
biến ở đây".
Cám
ơn bạn nhiều. Tôi tin rằng thông tin soi sáng này hoàn chỉnh và khẳng định lực
đẩy trung tâm của câu trả lời của tôi: rằng việc đeo chuỗi Mân Côi và các thực
hành tương tự chỉ có thể được đánh giá, bằng cách chú ý xem xét bối cảnh địa
phương. (Zenit.org )
DĨA CƠM TRÊN TƯỜNG
Chuyện kể rằng, tại một cái quán nhỏ ở thành phố Venice xinh đẹp,
những vị khách đến đây đã gọi cho mình 1 ly cà phê và không quên gọi thêm một ly "trên tường". Cô phục vụ sẽ dán lên tường
một tờ giấy như là ly cà phê ảo. Người khách uống phần của mình và trả tiền cho
ly cà phê tượng trưng. Sau đó, những người có nhu cầu uống cà phê nhưng không
có tiền vẫn có thể vào quán, lấy một tờ giấy trên tường, yêu cầu quán phục vụ
cho mình mà không phải trả tiền.
Câu chuyện lãng mạn, y như cái thành phố Venice
đã gợi cho bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển (Bệnh viện Tâm thần TPHCM) một ý tưởng đem
“ly cà phê trên tường” bên tận trời Tây về Sài Gòn – thành phố ông đang sống.
Khi đề xuất với nhóm bạn là bác sĩ của nhiều bệnh viện, ý tưởng này được ủng hộ
nhiệt tình. Nhưng để câu chuyện trở nên thực tế với người nghèo, các bác sĩ đã
biến tấu thành “dĩa cơm trên tường”.
Họ chọn 4 quán cơm ở gần Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh
viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và một quán cơm trên đường Mạc Đĩnh Chi (quận 1) để
gắn những “dĩa cơm trên tường”. Các bác sĩ đã dùng số tiền mà họ quyên góp
được, mua sẵn những suất cơm ở 4 quán đó rồi phát phiếu cho bệnh nhân, người
nghèo. Đến bữa, người có phiếu “dĩa cơm trên tường” chỉ cần đến một trong 4
quán cơm này để nhận được những suất cơm miễn phí. Họ được phục vụ bình đẳng
như những vị khách có tiền khác.
Ấy vậy mà khi ngồi trò chuyện cùng bác sĩ Võ
Xuân Sơn (Giám đốc Phòng khám Quốc tế Exon) – một trong những bác sĩ tham gia
chương trình, ông vẫn áy náy: “Thực lòng, tụi anh muốn làm được nhiều hơn,
nhưng sức chỉ có thế”. Ông đang muốn nói đến 70 “dĩa cơm trên tường” phát đến
bệnh nhân và người lao động nghèo mỗi ngày, trong suốt 6 tháng qua. Ông chê con
số đó như thế…còn ít.
“Ly cà phê trên tường” của Venice là một phiên
bản rất lãng mạn về lòng tử tế. Nhưng người viết bài này tin rằng, “dĩa cơm
trên tường”- phiên bản Sài Gòn của các bác sĩ cũng lãng mạn chẳng kém. Ai đó sẽ
hiểu nếu thấy cậu bé đánh giày đang nhảy chân sáo, cầm trên tay “dĩa cơm trên
tường”. Hôm ấy, cậu có thể bảo toàn 20 ngàn đồng được mẹ “biên chế” tiền cơm
cho cả ngày. Sự lãng mạn cũng nằm trong đôi mắt lấp lánh khi nhận “dĩa cơm trên
tường” của một ông lão đang chăm cháu trong Bệnh viện Nhi đồng 2. Ông đã ăn cơm
chay từ thiện hàng tháng trời để “thằng cháu đích tôn được ăn cơm thịt”…Sự lãng
mạn nào ai đong đếm được bằng 70 dĩa cơm hay hơn thế nữa. Quan trọng là cách
người ta đã trao cho nhau như thế nào.
KHƯƠNG QUỲNH (Báo Lao Động)
LỄ THÁNH NỮ MARIA MADALENA ngày 22.07
đã
được nâng lên bậc Lễ Kính
#GNsP - ĐTC
Phanxicô quyết định ngày Lễ Nhớ hàng năm của Thánh Nữ Maria Madalena vào ngày
22.07 nay là Lễ Kính. Đức TGM Roche là thư ký của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ
Luật Bí Tích. Ngài đã công bố bằng một văn thư về quyết định này vào ngày 10
tháng 6 nói: "nhằm để tôn kính vị chứng nhân đầu tiên chứng kiến sự Phục
Sinh của Đức Kitô".
"Thánh
Nữ là người làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh và công bố sứ điệp Phục sinh của
Chúa. Sau đó các Tông đồ mới công bố cùng một sứ điệp như ngài."
Đức
TGM Roche nói thêm: "nâng Thánh Nữ lên bậc Lễ Kính là cử chỉ phù hợp và
đúng với việc cử hành phụng vụ vì các Tông Đồ đều nằm bậc Lễ Kính." Ngài
đã gọi Thánh Nữ Maria Madalena là "gương mẫu của cho tất cả nữ giới trong
Giáo Hội. Thánh Nữ đã có sứ mạng đặc biệt, và với việc nâng lên bậc Lễ Kính mới
xứng đáng dành cho Thánh Nữ". (theo CNA)
Uống
quá nóng có thể gây ung thư thực quản
(TTO) Cơ quan nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
hôm 15-6 khuyến cáo việc uống đồ uống ở nhiệt độ quá nóng sẽ gây nguy cơ ung thư cao.
Hãng tin AFP dẫn lời ông Christopher Wild, giám đốc Cơ quan Nghiên
cứu ung thư quốc tế (IARC): “Các kết quả nghiên cứu cho thấy việc uống các loại
đồ uống quá nóng là một nguyên nhân nhiều khả năng dẫn tới chứng ung thư thực
quản. Chính nhiệt độ chứ không phải bản thân đồ uống là nguyên nhân gây ung
thư”.
Khuyến
cáo của IARC đưa ra dựa trên đánh giá hơn 1.000 nghiên cứu khoa học về các đặc
tính có thể gây ung thư từ cà phê và một loại đồ uống thảo dược nổi tiếng của
Nam Mỹ.
Cả
hai loại đồ uống này đều bị liệt vào loại “có khả năng gây ung thư cho người”
từ năm 1991, thời điểm các đánh giá cuối cùng về chúng được đưa ra. Các bằng
chứng liên quan được thu thập kể từ đó tới nay, theo IARC, cho thấy cả hai loại
đồ uống này đều không liên quan tới nguy cơ gây ung thư cao.
Tuy
nhiên, có một số chứng cứ cho thấy việc uống chúng ở nhiệt độ cao hơn 65 độ C
có thể gây ung thư thực quản.
Báo
cáo của IARC viết: “Các nghiên cứu tại những khu vực như Trung Quốc, Cộng hòa
Hồi giáo Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Mỹ, những nơi vẫn thường uống trà và trà thảo
dược khi còn rất nóng (khoảng 70 độ C), nhận thấy nguy cơ ung thư thực quản tỉ
lệ thuận với mức nhiệt độ cao khi uống”.
Và
IARC kết luận: “Việc uống đồ uống ở nhiệt độ trên 65 độ C được xếp vào diện gây
nguy cơ ung thư ở người”.
Nghiên
cứu của IARC cũng đã tính tới các nhân tố khác có thể làm sai lạc trong đánh
giá về nguy cơ ung thư như uống rượu và hút thuốc.
CÁC NGÀY LỄ TRONG TUẦN:
·
21/06/16
THỨ BA Th. Lu-y Gon-da-ga, tu
sĩ
·
22/06/16
THỨ TƯ : Th.Gio-an
Phi-sơ, gm mục và Tô-ma Mô, tđ
·
24/06/16 THỨ SÁU : Sinh nhật thánh Gio-an Tẩy Giả
THÔNG TIN: Thứ
Sáu 24-6-2016: Sinh nhật Thánh Gioan Baotixita, Thánh lễ lúc 17g30, (Lễ Trọng) .
Mừng bổn mạng Đức Hồng Y, cha tổng
đại diện và cha Xứ. Xin mời cộng
đoàn tham dự Thánh Lễ để cầu nguyện cho các ngài.Giáo
Xứ Công Lý
SỐ 30.C CHÚA NHẬT 12 TN C 19-06-16
Học
thuộc lòng đoạn Kinh Thánh
Lời Chúa: "Người ta nghĩ Thầy là
ai ?" (Lc 9,18)
Lời Chúa : Gcr 12, 10-11
; Gal 3, 26-29 ; Lc
9, 18-24
TỪ BỎ LUÔN CAO ĐẸP - Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
Người đi theo Chúa thời
nào cũng rất đông. Số đông ở đây không chỉ là những bậc tu hành mà cả những tín
hữu vẫn được gọi là môn đệ Chúa. Số đông đi theo Chúa nhưng đáng tiếc họ vẫn
mang cồng kềnh những tham sân si đi theo. Họ mang gánh nặng nề không chỉ của
cải mà cả đam mê tật xấu. Họ đi theo Chúa nhưng vẫn ngổn ngang những lọc lừa
dối gian để tìm kiếm danh vọng trần gian.
Đây cũng là lý do nhiều
người nói rằng “tin đạo chứ không tin người có đạo”. Vì sự thực, vẫn còn đó
người có đạo mà vẫn hãm hại lẫn nhau, vẫn cờ bạc rượu chè, vẫn “trốn Chúa lộn
chồng”. Vẫn còn đó những vết nhơ bởi những tranh giành quyền lực, địa vị xảy ra
trong Giáo hội và ngay cả các xứ đạo. . .
Xem ra đi theo Chúa mà
thiếu từ bỏ sẽ làm mất đi vẻ đẹp của Tin mừng. Tâm hồn khó thanh thản để được
bình an khi trong lòng vẫn còn khư khư giữ lấy danh lợi thú trần gian. Đôi khi
vì không muốn từ bỏ sẽ làm cho con người mất niềm vui của bình an tâm hồn và
biến mình trở nên ích kỷ tầm thường.
Có một nhà hiền triết đã
dạy các đệ tử mình như sau: - Này các con, nếu trong túi của các con có ba con
rắn độc chui vào, lúc đó các con ngủ có ngon không?
- Thưa thầy, chúng con
ngủ không ngon.
Thầy hỏi:- Làm sao các
con ngủ mới ngon?
Các đệ tử thưa:- Chừng
nào chúng con đuổi được ba con rắn độc ra khỏi nhà, chừng đó chúng con ngủ mới
ngon.
Thầy nói: - Đúng vậy, ba
con rắn độc ở trong nhà nên các con ngủ không ngon. Nhưng ba con rắn độc đó
chưa độc bằng ba thứ độc tham, sân, si. Vì tham, sân, si sẽ giết chết tình
người nơi các con và các con sẽ chẳng bao giờ có bình an khi nó đang ở trong
các con.
Con rắn độc trong con
người chúng ta chính là những tham sân si. Tức là lòng tham, sự nóng giận, tính
mệ muội. Nếu chúng ta không chế ngự 3 con rắn độc này nó sẽ cắn lương tâm chúng
ta và làm hại những người xung quanh.
Hôm nay Chúa mời gọi
những ai là môn đệ của Chúa cần phải biết sống buông bỏ những tham sân si ấy.
Đừng mang nó trong mình kẻo nó làm cản trở đôi chân truyền giáo của chúng ta.
Hãy để Chúa làm chủ tâm hồn mình chứ đừng để những danh lợi thú làm mờ lương
tri. Hãy từ bỏ để tâm hồn được thanh thoát. Từ bỏ những tham lam vô độ. Từ bỏ
những đam mê bất chính. Nhờ từ bỏ mà ta nên chứng nhân của Tin mừng. Một chứng
tá không chỉ bằng lời mà bằng chính đời sống thanh thoát khỏi những bon chen
vật chất, những đam mê tội lỗi. Một chứng tá hùng hồn khi biết hy sinh vác thập
giá của bổn phận hằng ngày một cách trung tín theo Chúa.
Xin Chúa giúp chúng ta
luôn can đảm bước theo Chúa cho dẫu có thiệt thòi đời này nhưng sẽ được trọng
thưởng triều thiên vinh quang mai sau trên quê trời. Amen.
*****
TỜ GIẤY TRẮNG VÀ CÂY VIẾT
Khi nhắc đến ông Leonardo da
Vinci, chúng ta thường nghĩ đến những phát minh khoa học và những bức họa nổi
tiếng của ông. Chúng ta không biết rằng để giải trí ông Leonardo de Vinci còn
sưu tầm những chuyện cổ tích hoặc đặt ra những câu chuyện vui sau đây về một
cuộc đối thoại tưởng tượng giữa một tờ giấy trắng và cây viết :
Tờ giấy trắng từ lâu nằm
ù lì trên bàn giấy cùng với những đồng bạn khác, nhưng bỗng nó được chọn đem ra nằm giữa bàn và chịu cảnh cây viết mực đen ngòm vẽ
lên nó không biết bao nhiêu là dấu hiệu mà nó không hiểu gì cả. Nó phàn nàn với
cây viết như sau :
-
Tại sao anh lại làm thế ? Anh vẽ trên mình tôi những dấu đen làm mất đi sự
trong trắng ban đầu. Anh làm nhục tôi như thế này sao ? Anh làm hư cả cuộc đời
tôi rồi.
Nhưng
cây viết trả lời :- Không đâu anh giấy ạ, anh hiểu lầm tôi rồi. Tôi không bôi
đen anh đâu, tôi vẽ lêân anh những dấu hiệu, những dòng chữ kể từ nay anh không
còn là tờ giấy vô dụng nữa, nhưng có mang trên mình những sứ điệp. Anh trở thành
kẻ cộng tác với con người. Lưu giữ những tư tưởng cao siêu. Và vì thế được con
người nâng niu, bảo vệ. Anh sẽ được sống mãi để trợ giúp cho con người.
Tờ
giấy chưa kịp trả lời cây viết thì nó bỗng nhìn thấy một bàn tay người quơ lấy
những tờ giấy khác, trước kia trắng tinh nay đã đổi mầu, đầy bụi mà quăng vào
ngọn lửa bên cạnh. Tờ giấy bị vẽ trên mình những lằn mực đen kia mới hiểu được
hành động của cây viết và lấy làm sung sướng, vì được trở thành như người cộng
tác lưu giữ trong kho tàng trí khôn con người (R.Veritas, Mạch nước trường
sinh, tr 52).
--------
Cuộc đời mỗi người chúng ta có thể được so sánh như tờ giấy
trắng kia, nếu không chấp nhận để cho bàn tay Thiên Chúa viết vào đó những dòng
chữ, những chương trình hành động, thì sẽ không được hạnh phúc trở thành người
cộng tác với Thiên Chúa, trở thành kẻ lưu truyền sự khôn ngoan của Thiên Chúa,
từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tờ giấy không hiểu được những hành động của cây
viết vẽ những dấu lạ trên mình nó, con người cũng chắc chắn không thể nào hiểu
được ý định của Thiên Chúa là ý định khôn ngoan, hợp lý nhất để đưa con người
đến hạnh phúc.
****
Hỏi hỏi đức tin: Đeo chuỗi Mân Côi như dây chuyền được không? [Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo
Binh Chúa Kitô, LC, giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum, Nữ Vương các
Thánh Tông Đồ, Rôma.] - Nguyễn Trọng Đa dịch thuật
Hỏi:
"Tôi đã thấy một số người đeo chuỗi Mân Côi vào cổ như một sợi dây chuyền,
và trong thực tế, một nữ học sinh lớp năm hỏi tôi liệu việc đeo chuỗi Mân Côi
như thế là có tội không. Tôi trả lời với học sinh ấy rằng tôi không tin rằng đó
là một tội tự thân (per se), nhưng vì chuỗi là một lời cầu nguyện tuyệt vời và
được ưa chuộng nhất của Đức Mẹ, nên tôi nghĩ rằng việc ấy là thiếu kính trọng,
không kính cẩn (không phân biệt là chuỗi đã được làm phép hay chưa).
Học
sinh ấy liền hỏi về vòng chuỗi 10 hạt đeo ở tay của tôi: “Còn việc đeo vòng
chuỗi 10 hạt này thì sao, thưa cô?”. Đó là một câu hỏi hay, trong ánh sáng của
Thánh giá và chuỗi Mân Côi, hoặc vòng chuỗi 10 hạt, dường như có mặt ở khắp nơi
trong những ngày này, như là đồ trang sức thời trang. Thưa cha, tôi nên trả lời
thế nào với cô bé?" (J. M., Leavenworth, Kansas. Mỹ).
Đáp: Sự tương
đồng gần nhất với một qui định về đề tài này được tìm thấy tại Điều 1171 của Bộ
Giáo Luật. Mời đọc: "Các đồ vật đã được cung hiến hay làm phép để dùng vào
việc phụng tự phải được sử dụng cách kính cẩn, không được dùng vào việc phàm
tục hay bất xứng, cho dù những vật thánh ấy thuộc sở hữu của tư nhân" (Bản
dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn
Thiện, Mai Ðức Vinh).
Rất có
thể rằng luật này không hoàn toàn áp dụng cho trường hợp của chúng ta, vì nó đề
cập chủ yếu đến các vật thánh dành cho phụng vụ, như chén lễ và lễ phục, hơn là
tràng chuỗi. Nhưng đồng thời, sự gợi ý để sử dụng các vật thánh với sự kính
trọng và kính cẩn như thế, có thể được mở rộng một cách hợp lý cho tràng chuỗi,
thánh giá, huy chương và các vật tương tự.
Ngoài
ra, việc đeo một đồ vật thánh là không giống như cách sử dụng nó một cách thế
tục hoặc không phù hợp. Trong thực tế, tu sĩ nhiều Dòng tu đeo chuỗi Mân Côi
như một phần của bộ áo Dòng của họ, thường đeo từ dây lưng. Cũng có nhiều
trường hợp lịch sử là giáo dân đeo chuỗi Mân Côi cho các mục đích đạo đức. Thí
dụ, trong cuốn sách "Bí mật của Kinh Mân Côi", Thánh Louis de
Montfort minh họa các kết quả tích cực của việc mang chuỗi Mân Côi, trong một
tập phim về cuộc đời của vua Alfonso VI xứ Galicia và Leon.
Tôi
nghĩ rằng chìa khóa để trả lời câu hỏi này có thể được tìm thấy trong thư Thánh
Phaolô: "Vì vậy, dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm
tất cả để tôn vinh Thiên Chúa" (1 Cr 10:31, Bản dịch Việt ngữ của Nhóm
Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ). Nói cách khác, không nên có các hành động
thờ ơ hoặc không thích hợp trong cuộc sống của một Kitô hữu.
Nếu lý do đeo chuỗi Mân Côi là như một tuyên
xưng đức tin, như một lời nhắc nhở để lần chuỗi, hoặc vì lý do tương tự
"để tôn vinh Thiên Chúa", thì không có gì để phản đối. Nhưng sẽ là
bất kính khi đeo chuỗi như là đơn thuần đồ trang sức.
Đây
là điều cần nhớ kỹ trong trường hợp đeo một chuỗi Mân côi quanh cổ. Trước hết,
trong khi chưa được rõ, nó không phải là một thực hành chung của người Công
Giáo.
Thứ hai,
trong thời gian gần đây, một số nghệ sĩ công chúng tên tuổi đã phổ biến thời
trang đeo chuỗi Mân Côi quanh cổ, và không chính xác là "làm tất cả để tôn
vinh Thiên Chúa". Và đã xuất hiện trong một số miền của Mỹ và các nơi
khác, việc đeo chuỗi quanh cổ đã trở thành một huy hiệu băng đảng liên quan đến
sự nhận dạng thành viên.
Do đó,
trong khi một người Công Giáo có thể đeo chuỗi Mân Côi quanh cổ vì một mục đích
tốt, người ấy nên xem xét liệu sự thực hành này sẽ được hiểu một cách tích cực
chăng, trong bối cảnh văn hóa của mình. Nếu bất kỳ sự hiểu lầm là có khả năng
xảy ra, thì tốt hơn là nên tránh sự thực hành ấy.
Đồng
thời, là người Công Giáo, chúng ta nên cho rằng ý định của người đeo chuỗi Mân
Côi là tốt đẹp, trừ ra khi các yếu tố bên ngoài muốn nói đến việc khác.
Lý luận
tương tự cũng được nhận xét với việc mang vòng chuỗi 10 hạt và nhẫn hạt, mặc dù
trong trường hợp này có ít nguy cơ nhầm lẫn ý nghĩa. Chúng không bao giờ là đồ
trang sức thuần túy, nhưng được đeo như một dấu hiệu của đức tin.
Theo
một số nguồn, chuỗi 10 hạt hoặc nhẫn hạt đã được sử dụng trong thời gian bách
hại, vì chúng dễ dàng được che giấu, và có thể được sử dụng, mà không thu hút
sự chú ý không mong muốn.
Chúng
cũng trở nên phổ biến nơi các binh lính Công Giáo ở tiền tuyến, đặc biệt trong
Chiến tranh thế giới thứ I.
Quan
trọng hơn nhiều so với việc đeo chuỗi Mân Côi, là thực sự dùng chuỗi, kể cả
công khai, để lần chuỗi và cầu nguyện. Như thế, nó thực sự được làm "để
tôn vinh Thiên Chúa."
Sau bài
trả lời trên, một độc giả, hiện là một nhà truyền giáo giáo dân ở Honduras,
cung cấp thêm nhận xét sau đây:
"Theo
kinh nghiệm của tôi ở El Salvador và Honduras, không phải là lạ khi nhìn thấy
đàn ông và cả đàn bà đeo tràng chuỗi quanh cổ. Các tràng hạt này thường rất rẻ
tiền, bằng nhựa hoặc gỗ. Người đeo chúng phần lớn là người nghèo, và đa số họ
có một đức tin mạnh mẽ. Mặc dù điều này có thể là không phổ biến ở Mỹ và Châu
Âu, tôi nhìn thấy điều này ở đây thường xuyên hơn.
"Trong
một cách nào đó, đây là một cách thức để người dân – hầu hết là người trẻ tuổi
- xác định mình là người Công Giáo. Một số nhân viên mục vụ giáo dân đeo chuỗi,
vì họ không có thánh giá để đeo.
"Tuy
nhiên, tôi đã nghe nói rằng có một số thành viên băng đảng ở các thành phố ở
Honduras, đeo chuỗi Mân côi như là một loại bùa hộ mệnh, để bảo vệ họ. Tôi
không nghĩ rằng đó là một cách để xác định thành viên băng đảng của họ, nhưng
là một cách tìm kiếm sự an ủi trong thế giới rất bất an của người nghèo đô thị.
Đó là trường hợp hoàn toàn khác.
"Nhưng
điều quan trọng là hãy nhớ rằng ở đây giữa người nghèo, việc đeo chuỗi quanh
cổ, mặc dù nó có vẻ như là một loại "trang sức", là một biểu lộ của
đức tin.
"Tôi
không biết liệu các người trẻ thường lần chuỗi không, nhưng trong số rất nhiều
người dân ở các vùng nông thôn ở đây tại Honduras, việc lần chuỗi là thường có
- thường trong các nhóm gia đình, trong cộng đoàn cơ bản, hoặc thậm chí trên
đài phát thanh Công Giáo nữa. Chuỗi Mân Côi, được lần hoặc đeo quanh cổ, là phổ
biến ở đây".
Cám
ơn bạn nhiều. Tôi tin rằng thông tin soi sáng này hoàn chỉnh và khẳng định lực
đẩy trung tâm của câu trả lời của tôi: rằng việc đeo chuỗi Mân Côi và các thực
hành tương tự chỉ có thể được đánh giá, bằng cách chú ý xem xét bối cảnh địa
phương. (Zenit.org )
DĨA CƠM TRÊN TƯỜNG
Chuyện kể rằng, tại một cái quán nhỏ ở thành phố Venice xinh đẹp,
những vị khách đến đây đã gọi cho mình 1 ly cà phê và không quên gọi thêm một ly "trên tường". Cô phục vụ sẽ dán lên tường
một tờ giấy như là ly cà phê ảo. Người khách uống phần của mình và trả tiền cho
ly cà phê tượng trưng. Sau đó, những người có nhu cầu uống cà phê nhưng không
có tiền vẫn có thể vào quán, lấy một tờ giấy trên tường, yêu cầu quán phục vụ
cho mình mà không phải trả tiền.
Câu chuyện lãng mạn, y như cái thành phố Venice
đã gợi cho bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển (Bệnh viện Tâm thần TPHCM) một ý tưởng đem
“ly cà phê trên tường” bên tận trời Tây về Sài Gòn – thành phố ông đang sống.
Khi đề xuất với nhóm bạn là bác sĩ của nhiều bệnh viện, ý tưởng này được ủng hộ
nhiệt tình. Nhưng để câu chuyện trở nên thực tế với người nghèo, các bác sĩ đã
biến tấu thành “dĩa cơm trên tường”.
Họ chọn 4 quán cơm ở gần Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh
viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và một quán cơm trên đường Mạc Đĩnh Chi (quận 1) để
gắn những “dĩa cơm trên tường”. Các bác sĩ đã dùng số tiền mà họ quyên góp
được, mua sẵn những suất cơm ở 4 quán đó rồi phát phiếu cho bệnh nhân, người
nghèo. Đến bữa, người có phiếu “dĩa cơm trên tường” chỉ cần đến một trong 4
quán cơm này để nhận được những suất cơm miễn phí. Họ được phục vụ bình đẳng
như những vị khách có tiền khác.
Ấy vậy mà khi ngồi trò chuyện cùng bác sĩ Võ
Xuân Sơn (Giám đốc Phòng khám Quốc tế Exon) – một trong những bác sĩ tham gia
chương trình, ông vẫn áy náy: “Thực lòng, tụi anh muốn làm được nhiều hơn,
nhưng sức chỉ có thế”. Ông đang muốn nói đến 70 “dĩa cơm trên tường” phát đến
bệnh nhân và người lao động nghèo mỗi ngày, trong suốt 6 tháng qua. Ông chê con
số đó như thế…còn ít.
“Ly cà phê trên tường” của Venice là một phiên
bản rất lãng mạn về lòng tử tế. Nhưng người viết bài này tin rằng, “dĩa cơm
trên tường”- phiên bản Sài Gòn của các bác sĩ cũng lãng mạn chẳng kém. Ai đó sẽ
hiểu nếu thấy cậu bé đánh giày đang nhảy chân sáo, cầm trên tay “dĩa cơm trên
tường”. Hôm ấy, cậu có thể bảo toàn 20 ngàn đồng được mẹ “biên chế” tiền cơm
cho cả ngày. Sự lãng mạn cũng nằm trong đôi mắt lấp lánh khi nhận “dĩa cơm trên
tường” của một ông lão đang chăm cháu trong Bệnh viện Nhi đồng 2. Ông đã ăn cơm
chay từ thiện hàng tháng trời để “thằng cháu đích tôn được ăn cơm thịt”…Sự lãng
mạn nào ai đong đếm được bằng 70 dĩa cơm hay hơn thế nữa. Quan trọng là cách
người ta đã trao cho nhau như thế nào.
KHƯƠNG QUỲNH (Báo Lao Động)
LỄ THÁNH NỮ MARIA MADALENA ngày 22.07
đã
được nâng lên bậc Lễ Kính
#GNsP - ĐTC
Phanxicô quyết định ngày Lễ Nhớ hàng năm của Thánh Nữ Maria Madalena vào ngày
22.07 nay là Lễ Kính. Đức TGM Roche là thư ký của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ
Luật Bí Tích. Ngài đã công bố bằng một văn thư về quyết định này vào ngày 10
tháng 6 nói: "nhằm để tôn kính vị chứng nhân đầu tiên chứng kiến sự Phục
Sinh của Đức Kitô".
"Thánh
Nữ là người làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh và công bố sứ điệp Phục sinh của
Chúa. Sau đó các Tông đồ mới công bố cùng một sứ điệp như ngài."
Đức
TGM Roche nói thêm: "nâng Thánh Nữ lên bậc Lễ Kính là cử chỉ phù hợp và
đúng với việc cử hành phụng vụ vì các Tông Đồ đều nằm bậc Lễ Kính." Ngài
đã gọi Thánh Nữ Maria Madalena là "gương mẫu của cho tất cả nữ giới trong
Giáo Hội. Thánh Nữ đã có sứ mạng đặc biệt, và với việc nâng lên bậc Lễ Kính mới
xứng đáng dành cho Thánh Nữ". (theo CNA)
Uống
quá nóng có thể gây ung thư thực quản
(TTO) Cơ quan nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
hôm 15-6 khuyến cáo việc uống đồ uống ở nhiệt độ quá nóng sẽ gây nguy cơ ung thư cao.
Hãng tin AFP dẫn lời ông Christopher Wild, giám đốc Cơ quan Nghiên
cứu ung thư quốc tế (IARC): “Các kết quả nghiên cứu cho thấy việc uống các loại
đồ uống quá nóng là một nguyên nhân nhiều khả năng dẫn tới chứng ung thư thực
quản. Chính nhiệt độ chứ không phải bản thân đồ uống là nguyên nhân gây ung
thư”.
Khuyến
cáo của IARC đưa ra dựa trên đánh giá hơn 1.000 nghiên cứu khoa học về các đặc
tính có thể gây ung thư từ cà phê và một loại đồ uống thảo dược nổi tiếng của
Nam Mỹ.
Cả
hai loại đồ uống này đều bị liệt vào loại “có khả năng gây ung thư cho người”
từ năm 1991, thời điểm các đánh giá cuối cùng về chúng được đưa ra. Các bằng
chứng liên quan được thu thập kể từ đó tới nay, theo IARC, cho thấy cả hai loại
đồ uống này đều không liên quan tới nguy cơ gây ung thư cao.
Tuy
nhiên, có một số chứng cứ cho thấy việc uống chúng ở nhiệt độ cao hơn 65 độ C
có thể gây ung thư thực quản.
Báo
cáo của IARC viết: “Các nghiên cứu tại những khu vực như Trung Quốc, Cộng hòa
Hồi giáo Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Mỹ, những nơi vẫn thường uống trà và trà thảo
dược khi còn rất nóng (khoảng 70 độ C), nhận thấy nguy cơ ung thư thực quản tỉ
lệ thuận với mức nhiệt độ cao khi uống”.
Và
IARC kết luận: “Việc uống đồ uống ở nhiệt độ trên 65 độ C được xếp vào diện gây
nguy cơ ung thư ở người”.
Nghiên
cứu của IARC cũng đã tính tới các nhân tố khác có thể làm sai lạc trong đánh
giá về nguy cơ ung thư như uống rượu và hút thuốc.
CÁC NGÀY LỄ TRONG TUẦN:
·
21/06/16
THỨ BA Th. Lu-y Gon-da-ga, tu
sĩ
·
22/06/16
THỨ TƯ : Th.Gio-an
Phi-sơ, gm mục và Tô-ma Mô, tđ
·
24/06/16 THỨ SÁU : Sinh nhật thánh Gio-an Tẩy Giả
THÔNG TIN: Thứ
Sáu 24-6-2016: Sinh nhật Thánh Gioan Baotixita, Thánh lễ lúc 17g30, (Lễ Trọng) .
Mừng bổn mạng Đức Hồng Y, cha tổng
đại diện và cha Xứ. Xin mời cộng
đoàn tham dự Thánh Lễ để cầu nguyện cho các ngài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét