Ngày 27 tháng 12, Lễ Thánh Gioan
Tông Đồ
Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh
Tiên, OP
Bài đọc: I Jn 1:1-4; Jn 20:2-8.
1/ Bài đọc I: 1 Điều vẫn
có ngay từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe,
điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng,
và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống.
điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng,
và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống.
2 Quả vậy, sự sống đã được
tỏ bày, chúng tôi đã thấy và làm chứng,
chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời:
sự sống ấy vẫn hướng về Chúa Cha và nay đã được tỏ bày cho chúng tôi.
chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời:
sự sống ấy vẫn hướng về Chúa Cha và nay đã được tỏ bày cho chúng tôi.
3 Điều chúng tôi đã thấy và
đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa,
để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi,
mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giê-su Ki-tô, Con của Người.
để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi,
mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giê-su Ki-tô, Con của Người.
4 Những điều này, chúng tôi
viết ra để niềm vui của chúng ta được nên trọn vẹn.
2/ Phúc Âm: 2 Bà liền
chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói:
"Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở
đâu."
3 Ông Phê-rô và môn đệ kia
liền đi ra mộ.
4 Cả hai người cùng chạy.
Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước.
5 Ông cúi xuống và nhìn thấy
những băng vải còn ở đó, nhưng không vào.
6 Ông Si-môn Phê-rô theo
sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó,
7 và khăn che đầu Đức
Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một
nơi.
8 Bấy giờ người môn đệ kia,
kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thánh Gioan
làm chứng cho Thiên Chúa.
Con người hành động là hành động
cho một mục đích. Thánh Gioan tuyên bố rất rõ ràng mục đích tại sao ngài viết
Sách Tin Mừng là để cho mọi người tin vào Đức Kitô; và vì tin, họ đạt được cuộc
sống đời đời” (Jn 20:31). Mục đích này cũng là mục đích tại sao ngài làm chứng
cho Đức Kitô trong Bài đọc I, để hiệp thông với con người và để con người được
hiệp thông với Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, khi nhìn thấy Ngôi Mộ Trống, người
môn đệ Chúa Giêsu thương mến đã thú nhận: “Ông đã thấy và đã tin.”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Điều chúng tôi đã
thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa.
1.1/ Đức Kitô hiện hữu “từ lúc
khởi đầu:” Nếu chúng ta so sánh Sách Tin Mừng (Jn 1:1) với câu đầu tiên của Thư
Gioan I, chúng ta sẽ nhận ra ngay ý của ngài khi nói về “lúc khởi đầu.”
Không phải chỉ bắt đầu với sự hiện
diện của Đức Kitô trong thế gian, nhưng sự hiện hữu từ nguyên thủy của Ngài.
1.2/ Gioan làm chứng cho Đức
Kitô: “Điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi
đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống.” Thánh-sử
Gioan dùng các động từ: nghe, thấy, chiêm ngưỡng, chạm tới, ở thời quá khứ kép
để làm chứng cho Đức Kitô. Để lời chứng được hiệu nghiệm, người rao giảng cần
có tất cả những kinh nghiệm này:
(1) Điều chúng tôi đã nghe: Các
tín hữu mong muốn nơi người rao giảng không phải là sự khôn ngoan hay ý kiến cá
nhân của người rao giảng, nhưng là Lời Chúa. Giống như các tiên-tri, người rao
giảng phải là người đã lắng nghe Thiên Chúa nói trước, rồi sau đó chuyển thông
lại cho dân chúng.
(2) Điều chúng tôi đã nhìn thấy:
Có một tín hữu sau khi nghe giảng, đã nói với vị linh mục: “Cha giảng hôm nay
như cha vừa nhìn thấy Chúa.” Dĩ nhiên, người rao giảng không được nhìn Đức Kitô
tận mắt như Thánh Gioan, nhưng ông có thể nhìn thấy Ngài bằng cặp mắt đức tin.
(3) Điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng:
Cái gì khác biệt giữa 2 động từ: nhìn thấy và chiêm ngưỡng Đức Kitô? Động từ
“nhìn thấy” trong tiếng Hy-Lạp (horan) chỉ cái nhìn thể lý, nhìn thấy đối vật.
Nhưng động từ “chiêm ngưỡng” trong tiếng Hy-Lạp (theasthai) đòi thời gian lâu hơn
để nhận ra những gì chính yếu nơi đối vật. Khi nói về vinh quang của Thiên
Chúa, Gioan cũng dùng động từ này: “Chúng tôi chiêm ngưỡng vinh quang của Ngài”
(Jn 1:14).
(4) Điều chúng tôi đã chạm tới:
Nhiều người cho lý do tại sao Thánh-sử Gioan viết những lời này là để chống lại
bè rối Docetism, những người cho Đức Kitô không thực sự mang thân xác của con
người. Một lý do nữa, để lời rao giảng có hiệu quả, người rao giảng cần có kinh
nghiệm sống thiết thực thì mới hiểu vấn đề, và dễ cảm thông với khán giả hơn.
1.3/ Mục đích của việc làm chứng:
“Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để
chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với
Chúa Cha và với Đức Giêsu Kitô, Con của Người. Những điều này, chúng tôi viết
ra để niềm vui của chúng ta được nên trọn vẹn.”
(1) Để hiệp thông với nhau và với
Thiên Chúa: Khi Thánh Gioan rao giảng Tin Mừng, bằng bài giảng hay bằng viết
sách, ngài luôn có mục đích để hiệp thông với khán giả và đưa khán giả tới
Thiên Chúa.
(2) Để niềm vui được trọn vẹn:
Niềm vui là điều cốt tủy của Tin Mừng rao giảng. Nếu người rao giảng chỉ mang
tin buồn và gây thất vọng trong khán giả, đó không phải là Tin Mừng của Đức
Kitô. Dĩ nhiên, nhiều khi người rao giảng phải đánh thức lương tâm khán giả để
thúc đẩy họ tới việc ăn năn hối cải; nhưng một khi họ đã thú nhận tội lỗi, họ
phải cảm thấy niềm vui vì tội được tha và họ được giao hòa với Thiên Chúa.
2/ Phúc Âm: Ông đã thấy và đã
tin.
Trình thuật hôm nay bắt đầu Tin
Mừng Phục Sinh theo Thánh Gioan: “Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời
còn tối, bà Maria Magdala đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền
chạy về gặp ông Simon Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến. Bà nói:
"Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở
đâu." Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng
môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy
những băng vải còn ở đó, nhưng không vào.” Có 2 câu hỏi quan trọng liên quan đến
trình thuật này:
2.1/ Ai là người môn đệ Chúa
Giêsu thương mến? Đọc Tin Mừng Gioan, độc giả sẽ thấy 6 lần tác giả dùng thành
ngữ “người môn đệ yêu quí của Đức Giêsu” (Jn 13:23-26, 19:25-27, 20:2-10, 21:7,
21:2-23, 21:24). Ai là người môn đệ này? Có hai giả thuyết nêu ra:
(1) Chính là Gioan: Vì không muốn
nêu tên mình hay vì khiêm nhường, tác giả dùng thành ngữ này để ám chỉ mình.
Gioan là một trong ba người môn đệ gần gũi nhất với Chúa Giêsu, hai người kia
là Phêrô và Giacôbê, anh ruột của ông. Đây là giả thuyết có nền tảng hơn cả.
(2) Có thể là bất cứ môn đệ nào
được Chúa yêu: Có người cho đây là hình ảnh của một Kitô hữu hòan tòan: gần gũi
với Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly và giờ chết của Ngài, và là người đầu tiên nhận
ra Chúa Giêsu khi Ngài sống lại.
2.2/ Tại sao người môn đệ này lại
để cho Phêrô vào trước?
(1) Vì Phêrô là người lãnh đạo
các Tông-đồ: Hành động của người môn đệ, tuy tới trước nhưng không vào, nói lên
sự tôn trọng quyền bính của ông. Giả thuyết này không có cơ sở vững chắc lắm,
vì trong Tin Mừng Gioan, không thấy nói tới quyền bính của Phêrô. Ngược lại,
Phêrô đã nhiều lần không nhận ra Chúa Giêsu ngay, và cần được nhắc khéo bởi “người
môn đệ yêu quí của Chúa Giêsu.”
(2) Vì tuyệt đỉnh của trình thuật
là người môn đệ tin Đức Kitô đã sống lại: “Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới
mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin.” Có người cho đây là kiểu viết
văn của Gioan: vì muốn chấm dứt trình thuật bằng lời tự thú của người môn đệ,
nên để cho Simon Phêrô vào trước. Hơn nữa, tác giả cũng muốn gởi tới độc giả một
lời khuyên nhủ: người nào yêu mến Đức Kitô nhiều bao nhiêu dễ chạy nhanh hơn và
nhận ra Ngài dễ hơn (Jn 21:7).
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta có bổn phận làm chứng
cho Đức Kitô qua việc rao giảng Tin Mừng và bằng cuộc sống chứng nhân.
- Mục đích của việc làm chứng là
để cảm thông với con người và dẫn họ tới niềm tin vào Đức Kitô.
- Để lời rao giảng có hiệu quả,
chúng ta cần có một niềm tin mạnh mẽ và vững vàng nơi Đức Kitô, qua việc lắng
nghe, ngắm nhìn, chiêm ngưỡng, và cảm nghiệm Ngài trong cuộc sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét