|
|
PHI LỘ – Đây là một tài liệu
có nhiều điều bí ẩn hoặc “khuất tất” chưa được làm sáng tỏ. Đọc rồi bạn không
chỉ được mở rộng kiến thức mà còn thấy Công giáo thật tuyệt vời, không như
người ta xuyên tạc hoặc cố ý “bóp méo” – chẳng hạn chuyện Lm Alexandre de Rhode
(1591-1660) dùng mẫu tự Latin ghép thành Việt ngữ. Công lao của Công giáo rất
nhiều nhưng bị người ta “cố ý lãng quên”, và có thể người ta muốn giành lấy
công lao đó cho mình chăng? Bạn hãy đọc để yêu mến GIÁO HỘI của ĐỨC KITÔ nhiều
hơn. Thật hạnh phúc được là người Công giáo! Xin mời bạn tìm hiểu…
GIỚI THIỆU
Tại một cuộc tranh luận mới
đây, được BBC phát hình khắp thế giới, hơn 87% khán thính giả phản đối quan
niệm cho rằng Giáo hội Công giáo là sức mạnh về sự thiện trên thế giới. Mặc
dù những người phản đối Giáo Hội bị chất vấn bởi hai bậc thầy về tu từ học,
có một chút nghi ngờ rằng việc bỏ phiếu kia phản ánh sự biến chuyển về thái độ
đối với Kitô giáo nói chung và đức tin Công giáo nói riêng. Mới đây chúng ta
đã được coi là tử tế và ngây ngô, ngày nay chúng ta lại càng bị coi là ác độc.
Cuối cùng, việc dạy đức tin và bảo vệ đạo đức Kitô giáo càng trở nên khó khăn
hơn nhiều.
Để diễn tả thử thách này từ
căn bản, thiết tưởng chúng ta cần phải tự nhắc nhở mình về mức độ mà đức tin
Công giáo là sức mạnh về sự thiện trên thế giới. Chúa Giêsu nói: “Cứ nhìn quả
thì biết cây” (Mt 12:33), và ngay cả một số người ngoài Giáo Hội cũng đánh
giá cao hiệu quả của Giáo Hội. Chẳng hạn, năm 2007, thương gia vô thần Robert
Wilson đã trao 22,5 triệu USD (13,5 triệu Bảng) cho tổ chức giáo dục Công
giáo ở New York, và nói rằng: “Nếu không có Giáo hội Công giáo Rôma thì sẽ
không có văn minh Tây phương”.
Vậy Giáo Hội trao gởi điều gì
cho thế giới?
1. ÁNH SÁNG và VŨ TRỤ
Tổ chức Opus Maius (năm 1267,
tiếng Latin nghĩa là “Công việc vĩ đại”) của Tu sĩ Roger Bacon (mất năm
1292), Dòng Phanxicô, đã viết theo yêu cầu của ĐGH Clement IV, đa số nhờ truyền
thống quang học trong thế giới Latin. Cặp kính đầu tiên được phát minh tại Ý
vào khoảng năm 1300, cách dùng thấu kính sau đó được phát triển thành kính viễn
vọng và kính hiển vi.
Nhiều người nghĩ rằng Galileo
(mất năm 1642) bị đối xử tệ, họ muốn quên trường hợp riêng của các sự kiện
này, hoặc sự thật là ông đã chết và con gái của ông trở thành nữ tu. Lịch
Gregorian (1582), nay được dùng toàn thế giới, là kết quả của công việc của
các nhà thiên văn Công giáo, là cách phát triển của phép chụp hình thiên văn
(astrophysics) bằng quang phổ của Lm Angelo Secchi (mất năm 1878).
Đáng lưu ý nhất là Big Bang,
lý thuyết quan trọng nhất về vũ trụ học hiện đại, là phát minh của linh mục
Công giáo tên Georges Lemaître (mất năm 1966), một sự kiện lịch sử mà đài BBC
chưa nhắc tới hoặc chưa được công bố trên các sách khoa học. Như vậy có bất
công không?
2. ĐỊA CẦU và THIÊN NHIÊN
Nền Văn minh Công giáo đã góp
phần đáng kể vào việc nghiên cứu khoa học và vẽ bản đồ địa cầu, sản sinh những
nhà thám hiểm vĩ đại như Marco Polo (mất năm 1324), Hoàng tử Henry Hoa tiêu
(mất năm 1460), Bartolomeu Dias (mất năm 1500), Christopher Columbus (mất năm
1506) và Ferdinand Magellan (mất năm 1521). Ngày xưa người ta bảo thế giới
này bằng phẳng (truyền thuyết đen được tạo ra hồi thế kỷ XIX), thế giới Công
giáo đã làm ra bản đồ khoa học hiện đại đầu tiên: Diogo Ribeiro’s Padrón Real
(1527). Lm Nicolas Steno (mất năm 1686) là người sáng lập địa tầng học
(stratigraphy), là cách giải thích về các lớp đá là một trong các nguyên tắc
của khoa địa chất (geology).
Jean-Baptiste Lamarck (mất năm
1829), một người Công giáo Pháp, đã phát triển lý thuyết đầu tiên về sự tiến
hóa, kể cả khái niệm về sự biến đổi của các loài và phả hệ (genealogical
tree). Tu sĩ Gregor Mendel (mất năm 1884), Dòng Augustinô, đã phát minh ngành
di truyền học (genetics) dựa trên việc nghiên cứu tỉ mỉ các đặc tính di truyền
của khoảng 29.000 cây đậu.
3. TRIẾT HỌC và THẦN HỌC
Công giáo coi triết học là tốt
tự bản chất và chịu trách nhiệm trong việc hình thành thần học, dùng lý lẽ để
giải thích điều được phát hiện về phương diện siêu nhiên. Các triết gia Công
giáo lừng danh phải kể tới Thánh Augustinô (mất năm 430), Thánh Thomas
Aquinas (mất năm 1274), Thánh Anselmô (mất năm 1109), Chân phước Duns Scotus
(mất năm 1308), Chân phước Suárez (mất năm 1617), và Chân phước Blaise Pascal
(mất năm 1662). Các triết gia gần đây là Thánh Edith Stein (mất năm 1942),
Thánh Elizabeth Anscombe (mất năm 2001), và Thánh Alasdair MacIntyre. Về căn
bản, Thiên Chúa là Chúa của lý lẽ và tình yêu, người Công giáo bảo vệ tính tối
giảm (irreducibility, không thể giảm bớt) của con người đối với vấn đề này,
quy luật này tạo ra sinh linh có thể là nguyên nhân chính xác của hành động,
ý chí tự do, vai trò của nhân đức trong sự hạnh phúc, điều tốt và xấu, luật tự
nhiên và luật phi mâu thuẫn. Các quy luật này có tầm ảnh hưởng khôn lường về
cuộc sống và văn hóa.
4. GIÁO DỤC và HỆ THỐNG ĐẠI HỌC
Có thể sự đóng góp cho giáo dục
để nổi bật lên từ nền Văn minh công giáo là sự phát triển hệ thống đại học.
Các trường ĐH Công giáo đầu tiên gồm Bologna (1088), Paris (khoảng 1150),
Oxford (1167), Salerno (1173), Vicenza (1204), Cambridge (1209), Salamanca
(1218-1219), Padua (1222), Naples (1224), và Vercelli (1228). Giữa thế kỷ XV
(hơn 70 năm trước cuộc Cải Cách), đã có hơn 50 trường đại học ở Âu châu.
Nhiều trường đại học này (như
ĐH Oxford) vẫn cho thấy các dấu hiệu thành lập của Công giáo – như những hình
tứ giác theo kiểu các tu viện, lối kiến trúc Gothic và nhiều nhà nguyện. Khởi
đầu từ thế kỷ VI, Công giáo Âu châu cũng phát triển những thứ mà sau đó được
gọi là grammar schools (trường trung học), hồi thế kỷ XV, sản sinh dạng in ấn
di động, rất ích lợi cho ngành giáo dục. Ngày nay, ước tính các trường Công
giáo có đến hơn 50 triệu sinh viên học sinh trên khắp thế giới.
5. NGHỆ THUẬT và KIẾN TRÚC
Tin Ngôi Hai Nhập Thể, Ngôi Lời
mặc xác phàm và Thánh Lễ có các quy luật nền tảng trong việc đóng góp ngoại hạng
của Công giáo đối với nghệ thuật và kiến trúc. Đó là: các đại giáo đường La
Mã cổ đại, tác phẩm của Giotto (mất năm 1337), người khai sinh trường phái thực
tế trong hội họa khi vẽ 14 Chặng Đàng Thánh Giá kiểu Dòng Phanxicô, giúp gợi
hứng nghệ thuật ba chiều (3D) và kịch nghệ, phát minh cách phối cảnh đường
nét một điểm của Brunelleschi (mất năm 1446), và kiệt tác của thời kỳ Thượng
Phục Hưng (High Renaissance, thập niên 1490, với bích họa “Bữa Tiệc Ly” của
danh họa Leonardo da Vinci). Còn có tác phẩm của Chân phước Fra Angelico (mất
năm 1455), thánh bổn mạng nghệ thuật, các tác phẩm của các danh họa Leonardo
da Vinci (mất năm 1519), Raphael (mất năm 1520), Caravaggio (mất năm 1610,
pictured), Michelangelo (mất năm 1564) và Bernini (mất năm 1680). Nhiều tác
phẩm của các họa sĩ này, như tác phẩm trên trần Nguyện Đường Sistine, được
coi là một trong các kiệt tác nghệ thuật của mọi thời đại. Nền Văn mi
nh Công giáo cũng tành lập các loại, như lối kiến trúc Byzantine, Romanesque, Gothic, High Renaissance và Baroque. Tượng Cristo Redentor ở Brazil và Đại giáo đường Sagrada Familia ở Barcelona chứng tỏ Đức Tin vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng cho cả nghệ thuật và kiến trúc.
6. LUẬT PHÁP và LUẬT HỌC
Việc cải cách của ĐGH Gregory
VII (mất năm 1085) đã thúc đẩy việc hình thành Luật Giáo Hội và các quốc gia
Âu châu. Sau đó là việc áp dụng triết học vào luật pháp, cùng với các kiệt
tác của các tu sĩ như Gratian hồi thế kỷ XII, sản sinh các cơ quan pháp luật
hoàn chỉnh đầu tiên, được coi là ảnh hưởng lẫn nhau để hình thành một tổng thể.
Cuộc cách mạng này cũng dẫn tới việc thành lập các trường luật, khởi đầu ở
Bologna (1088), từ đó sinh ra nghề luật, và các khái niệm như “tính cách đoàn
thể” (corporate personality), nền tảng luật của nhiều cơ quan ngày nay như
trường đại học, công ty và quỹ tín dụng. Các nguyên tác luật như “niềm tin tốt”,
sự nhượng quyền, sự bình đẳng trước pháp luật, luật quốc tế, tòa án xét xử,
luật đình quyền giam giữ (habeas corpus), và trách nhiệm chứng minh sự phạm tội
ngoài việc khả nghi cũng là hệ quả của nền Văn minh và Luật học của Công
giáo.
7. NGÔN NGỮ
Trung tâm của tiếng Hy Lạp và
Latin đối với Công giáo đã làm thuận tiện cho việc đọc và viết, vì các mẫu tự
rất dễ học hơn so với các biểu tượng ngôn ngữ, không khó như Trung ngữ (tiếng
Trung quốc). Nhờ Công giáo phổ biến, các mẫu tự Latin được dùng nhiều nhất
trong hệ thống viết trên thế giới. Thế nên có thể gọi La ngữ là mẫu ngữ. Công
giáo cũng phát triển các mẫu tự Armenia, Georgia, Cyrillic và chữ viết tiêu
chuẩn – như tiểu tự Carolingian (chữ viết nhỏ) từ thế kỷ IX tới XII, và tiểu
tự Gothic (từ thế kỷ XII).
Lm Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ,
người Pháp) cũng đã dùng mẫu tự Latin để ghép thành Việt ngữ, dễ học và dễ nhớ,
chứ dùng chữ Nôm theo kiểu chữ tượng hình của Trung quốc thì thật là khó. Thật
may mắn cho người Việt Nam!
Công giáo còn cung cấp khung
văn hóa cho Divina Commedia (Hài Kịch về Chúa), Cantar de Mio Cid (Ca Khúc của
Chúa) và La Chanson de Roland (Ca Khúc của Roland), các tác phẩm bản xứ rất ảnh
hưởng sự phát triển lẫn nhau của Ý, Pháp và Tây Ban Nha. Thánh ca Công giáo của
Cædmon (thế kỷ VII) là bản Anh ngữ cổ nhất còn lại hiện nay – tìm thấy ở The
Moore Bede (khoảng năm 737), còn lưu trữ tại Thư viện của ĐH Cambridge.
Valentin Haüy (mất năm 1822), anh em với Viện phụ Haüy (người phát minh tinh
thể học – crystallography), đã thành lập trường học đầu tiên dành cho người
mù. Học trò nổi tiếng nhất của trường này là Louis Braille (mất năm 1852),
người phát triển hệ thống chữ nổi dành cho người mù phổ biến cả thế giới cho
tới nay, gọi là chữ Braille.
8. ÂM NHẠC
Nền Văn minh Công giáo thực sự
sáng tạo truyền thống âm nhạc Tây phương, rút ra từ âm nhạc Do Thái trong âm
nhạc phụng vụ thời kỳ đầu. Bình ca Grêgôriô phát triển từ thế kỷ VI. Các
phương pháp thu âm bình ca dẫn tới việc phát minh âm nhạc có khuông nhạc, rất
lợi ích trong việc thu âm, và dụng cụ giúp trí nhớ “ut-re-mi” (do-re-mi) của
Guido di Arezzo (mất năm 1003). Từ thế kỷ X, các trường nhà thờ đã phát triển
âm nhạc đa âm (polyphonic music), sau đó mở rộng nhiều tới 40 giọng (Tallis,
Spem in Alium) và thậm chí là 60 giọng (Striggio, Missa Sopra Ecco).
Loại nhạc có nguồn gốc với Văn
minh Công giáo gồm có thánh ca (hymn), ô-ra-tô (oratorio) và ô-pê-ra (opera).
Nhà soạn nhạc Haydn (mất năm 1809) là một người Công giáo đạo đức, định hình
việc phát triển nhạc giao hưởng (symphony) và bộ tứ nhạc cụ dây (string
quartet). Giáo Hội và phụng vụ đã định hình nhiều tác phẩm của các nhà soạn
nhạc lừng danh như Monteverdi (mất năm 1643), Vivaldi (mất năm 1741), Mozart
(mất năm 1791) và Beethoven (mất năm 1827). Bản Symphony No 8 (Giao hưởng số
8) của nhà soạn nhạc Mahler (mất năm 1911) được coi như nhạc đề của thánh ca
Lễ Ngũ Tuần (Pentecost), đó là bài “Veni creator spiritus” (Lạy Chúa Thánh Thần,
xin ngự đến).
9. THÂN PHẬN PHỤ NỮ
Trái ngược với thành kiến
chung, các phụ nữ ngoại hạng và có uy tín đã từng là một trong các tiêu chuẩn
của nền văn minh Công giáo. Đức tin đã tôn vinh nhiều thánh nữ, kể cả các
Thánh Tiến sĩ Giáo Hội mới đây, và nuôi dưỡng nhiều Nữ tu như Thánh Hilda (mất
năm 680) và Chân phước Hildegard von Bingen (mất năm 1179), Mẹ bề trên và học
giả. Các phụ nữ Công giáo tiên phong về chính trị phải kể tới Thánh Empress
Matilda (mất năm 1167), Eleanor ở Aquitaine (mất năm 1204) và Nữ hoàng Anh quốc
Mary Tudor (mất năm 1558).
Nền văn minh Công giáo cũng sản
sinh nhiều nữ khoa học gia và giáo sư đầu tiên: Trotula ở Salerno hồi thế kỷ
XI, Dorotea Bucca (mất năm 1436), trưởng khoa y dược tại ĐH Bologna, Elena
Lucrezia Piscopia (mất năm 1684), phụ nữ đầu tiên nhận bằng Tiến sĩ Triết học
(1678), và Maria Agnesi (mất năm 1799), phụ nữ đầu tiên là giáo sư toán học,
được ĐGH Bênêđictô XIV bổ nhiệm hồi đầu năm 1750.
TRẦM THIÊN THU (Tổng hợp và
chuyển ngữ)
|
Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014
Công Giáo Và Thế Giới
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét