VRNs (02.08.2014) -Sài Gòn-
Sau 9 năm nghiên cứu và tư vấn, Thánh Bộ Phụng Tự và kỷ luật các Bí Tích tuyên
bố với các Giám Mục theo nghi thức Latinh trên khắp thế giới rằng việc trao
chúc bình an sẽ được giữ lại trong Thánh Lễ.
Tuy nhiên, Thánh Bộ nói rằng: Nếu
nghi thức này được nhận thấy là diễn ra không đúng thì nó có thể sẽ bị huỷ bỏ.
Nhưng một khi nghi thức này được thực hiện, nó phải được thực hiện với một lòng
tôn kính thánh thiêng và nhận thức rằng đó không phỉa làột nghi thức “chào buổi
sáng”, nhưng là một dấu chứng cho lòng tin của các Kito hữu vào một bình an thật
sự, như một món quà đến từ cái chết và sự Phục Sinh của Chúa.
Văn bản trong thư luân lưu của
Thánh Bộ nói về “việc cử hành nghi thức trao chúc bình an trong Thánh Lễ” được
Đức Thánh Cha Phanxicô chấp thuận và được đăng tải trên trang web của Hội Đồng
Giám Mục Tây Ban Nha bằng tiếng Tây Ban Nha. Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha
Federico Lombardi đã xác nhận hôm 1 tháng 8.
Năm 2005, các thành viên của Thượng
Hội Đồng Giám Mục bàn về Thánh Thể thông qua câu hỏi được đặt ra là liệu nghi
thức trao chúc bình an tốt hơn nên cử hành ngoài Thánh Lễ hay không, ví dụ sau
lời nguyện tuyên xưng đức tin hay trước khi dâng lễ.
Đức Hồng Y Antonio Canizares
Llovera, người đứng đầu Thánh Bộ và TGM Arthur Roche, thư ký của Thánh Bộ cho
hay rằng Đức Biển Đức 16 đã yêu cầu Thánh Bộ nghiên cứu vấn đề và sau đó, 2008,
yêu cầu Hội đồng Giám Mục trên toàn thế giới rằng dù cho giữ nghi thức ban phép
lành hay cử hành trong một thời điểm khác thì nó đều phải được cử hành với mục
đích nâng cao sự hiểu biết và thực hành.
Trong truyền thống phụng vụ Công
Giáo, việc trao chúc bình an diễn ra trước khi dâng Lễ để đáp lại lời mời gọi của
Chúa Giêsu theo tin mừng Thánh Mátthêu: nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn
thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của
lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ
vật của mình.
Nhưng trong nghi thức của Thánh
Lễ Latinh, việc trao chúc bình an lại diễn ra sau khi truyền phép để nhớ lại lời
chào của Chúa Kitô Phục Sinh hiện diện trên bàn thờ. Nó diễn ra trước khi bẻ
bánh và đọc lời nguyện: Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, phúc cho
ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa.
Pv.VRNs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét