VRNs (09.08.2014) -Sài Gòn-
Hãng tin Reuters dẫn lời WHO cho biết hôm thứ Sáu,
đợt bùng phát dịch Ebola lần này ở Tây Phi là một tình trạng khẩn cấp y tế quốc
tế và có thể tiếp tục lan rộng trong nhiều tháng tới đây.
Đợt bùng phát Ebola đã giết chết
gần 1.000 người ở Tây Phi
Nigeria đã trở thành quốc gia
châu Phi thứ ba, sau Sierra Leone và Liberia, tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc
gia vào ngày thứ Sáu, trong khi hệ thống y tế của khu vực đang phải vật lộn để
đối phó với sự tiến triển của một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với
loài người.
Tổng Giám đốc WHO, bà Margaret
Tổng Giám đốc WHO, bà Margaret
Chan nói với các phóng viên trong một cuộc họp qua điện thoại từ trụ sở tại
Geneva: “Sự bùng phát di chuyển nhanh hơn khả năng kiểm soát của chúng ta.”
Cơ quan của Liên Hợp Quốc cũng
khuyên rằng, tất cả các quốc gia nơi Ebola truyền từ người sang người phải
tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. WHO gọi đợt bùng phát là “đặc biệt
nghiêm trọng”, tuy nhiên cho biết sẽ không có lệnh cấm chung về du lịch quốc tế
hay thương mại.
Bà Chan nói tiếp: “Việc tuyên bố
[tình trạng khẩn cấp] … sẽ khích động sự chú ý của các lãnh đạo của mọi quốc
gia ở cấp cao nhất. Việc đó không thể được thực hiện chỉ bởi một mình bộ y tế.”
Tổ chức từ thiện y tế Medecins
Sans Frontieres (MSF) cho biết, tuyên bố cho thấy mức độ nghiêm túc của WHO
trong việc giải quyết các ổ dịch, tuy nhiên nói thêm rằng tuyên bố cần phải được
chuyển thành hành động.
Trước đó, WHO bị cáo buộc đã
không đáp ứng đủ nhanh trước sự bùng phát.
Số liệu mới nhất của WHO hôm thứ
Sáu cho thấy tình trạng đang ngày càng xấu đi. Có khoảng 1,779 người đã nhiễm bệnh
và 961 người đã thiệt mạng trong trận dịch nghiêm trọng nhất trong vòng 40 năm
qua, kể từ khi căn bệnh được xác định lần đầu tiên ở người.
Hiện chưa có vắc-xin hay thuốc đặc
hiệu để chữa Ebola. Dịch bệnh lây lan qua việc tiếp xúc với dịch cơ thể, máu bị
nhiễm bệnh, mồ hôi, nước bọt, dịch nôn, phân, các cơ quan – hay môi trường bị ô
nhiễm. Bệnh nhân cũng có cơ hội sống sót nếu được điều trị sớm.
Sau khi một loại thuốc thử nghiệm
được dùng cho hai nhân viên từ thiện của Mỹ bị nhiễm bệnh ở Liberia, các chuyên
gia Ebola đã kêu gọi WHO cung cấp các loại thuốc đó cho người châu Phi.
Cơ quan của Liên Hợp Quốc đã yêu
cầu các chuyên gia y tế tìm hiểu tùy chọn này vào tuần tới.
Những nước bị ảnh hưởng bởi
Ebola đa phần có hệ thống y tế yếu kém và thiếu nguồn lực. Theo nghiên cứu của
tổ chức cố vấn DaMina, Sierra Leone có một bác sĩ địa phương cho khoảng 45.588
người, trong khi Liberia có một bác sĩ cho mỗi 86.275 người.
Pv.VRNs lược dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét