Thứ Tư Tuần 16 TN2, Năm Chẵn
Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh
Tiên, OP
Bài đọc: Jer 1:1, 4-10; Mt
13:1-9
1/ Bài đọc I: 1 Đây là
những lời của ông Giê-rê-mi-a, con ông Khin-ki-gia-hu, thuộc hàng tư tế ở
A-na-thốt trong đất Ben-gia-min.
4 Có lời ĐỨC CHÚA phán với
tôi rằng:
5 "Trước khi cho ngươi
thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi;
trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi,
Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân."
trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi,
Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân."
6 Nhưng tôi thưa: "Ôi!
Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói! "
7 ĐỨC CHÚA phán với tôi:
"Đừng nói ngươi còn trẻ!
Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi;
Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói.
"Đừng nói ngươi còn trẻ!
Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi;
Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói.
8 Đừng sợ chúng, vì Ta ở với
ngươi để giải thoát ngươi",
- sấm ngôn của ĐỨC CHÚA.
- sấm ngôn của ĐỨC CHÚA.
9 Rồi ĐỨC CHÚA giơ tay chạm
vào miệng tôi và phán:
"Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi.
"Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi.
10 Coi, hôm nay Ta đặt
ngươi đứng đầu các dân các nước,
để nhổ, để lật, để huỷ, để phá, để xây, để trồng."
để nhổ, để lật, để huỷ, để phá, để xây, để trồng."
2/ Phúc Âm: Dụ ngôn người
gieo giống (Mc 4:3-9; Lc 8:5-8)
1 Hôm ấy, Đức Giê-su từ
trong nhà đi ra ngồi ở ven Biển Hồ.
2 Dân chúng tụ họp bên Người
rất đông, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn tất cả dân chúng thì đứng
trên bờ.
3 Người dùng dụ ngôn mà nói
với họ nhiều điều.
4 Trong khi người ấy gieo,
thì có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất.
5 Có những hạt rơi trên nơi
sỏi đá, chỗ đất không có nhiều; nó mọc ngay, vì đất không sâu;
6 nhưng khi nắng lên, nó liền
bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô.
7 Có những hạt rơi vào bụi
gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt.
8 Có những hạt lại rơi nhằm
đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được
ba chục.
9 Ai có tai thì nghe."
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Lời Chúa và sứ
vụ tiên tri.
Khi suy nghĩ về tiềm năng của một
hạt giống, một người sẽ ngạc nhiên vô cùng về tiềm năng của nó. Ví dụ, một hạt
giống lúa mì trong điều kiện tốt. Khi nó lớn lên, trổ đòng, và trở thành cây
lúa, nó có thể sinh ra hàng trăm hạt khác; từ hàng trăm hạt này có tiềm năng
sinh ra cả hàng trăm ngàn hạt khác; và cứ thế tiếp tục cho đến vô tận. Ai là
người đã cho một hạt giống lúa mì có tiềm năng vô hạn như thế? Người có niềm
tin nơi Thiên Chúa nhận ra chính Ngài đã dựng nên và trao những hạt giống này
vào tay con người để họ có bánh ăn mọi ngày trong cuộc sống. Suy tư tương tự
như thế có thể áp dụng cho hạt giống Lời Chúa trong lãnh vực tinh thần.
Các bài đọc hôm nay và hai ngày
kế tiếp muốn gợi nên những suy tư về hạt giống Lời Chúa, về người gieo hạt, và
về bổn phận của con người phải chuẩn bị để hạt giống Lời Chúa sinh hoa kết quả
cho con người. Trong bài đọc I, ngôn sứ Jeremiah tường thuật ơn gọi làm ngôn sứ
của chính ông. Jeremiah muốn nhấn mạnh Thiên Chúa là Người đã lựa chọn, thánh
hóa, và sai ông đi để nói những Lời của Ngài. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu nói với
dân một dụ ngôn quan trọng về tiềm năng và sức mạnh của Lời Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: “Ta sai ngươi
đi đâu, ngươi cứ đi; Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói.”
1.1/ Thiên Chúa chọn và trao cho
Jeremiah sứ vụ làm tiên tri của Ngài: Sứ vụ ngôn sứ là do bởi Thiên Chúa,
Ngài chọn những người Ngài sẽ sai đi chứ không phải ai muốn là được. Thiên Chúa
mặc khải cho Jeremiah biết Ngài đã chọn ông làm ngôn sứ trước khi ông được tạo
thành trong bụng mẹ: “Ta đã biết ngươi trước khi ngươi được tạo thành trong
lòng mẹ; Ta đã thánh hiến ngươi trước khi ngươi sinh ra; và Ta đã đặt ngươi làm
tiên tri cho các dân tộc.”
Bổn phận của ngôn sứ là đi bất cứ
nơi nào Chúa sai tới và nói tất cả những gì Chúa truyền cho nói. Khi Jeremiah
nói lên sự thiếu khả năng về ăn nói của mình, Thiên Chúa củng cố tinh thần ông
và hứa Ngài sẽ luôn ở với ông: “Đừng nói tôi chỉ là cậu bé, vì ngươi sẽ đi tới
tất cả những ai Ta sẽ sai ngươi tới, và ngươi sẽ nói tất cả những gì Ta truyền
cho ngươi nói. Đừng sợ họ, vì Ta luôn ở với ngươi và bảo vệ ngươi.”
1.2/ Lời của tiên tri nói là Lời
Chúa, và sức mạnh của những Lời này: Rồi Đức Chúa giơ tay chạm vào miệng
Jeremiah mà phán: "Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi. Coi, hôm nay Ta đặt
ngươi đứng đầu các dân các nước, để nhổ, để lật, để huỷ, để phá, để xây, để trồng."
Theo thông lệ của những người Cận
Đông và ngay cả thế giới chúng ta, người được sai đi là người đại diện cho chủ
nhân. Vì thế, đón tiếp người được sai đi là đón tiếp chính chủ nhân; từ chối
người được sai đi là từ chối chính chủ nhân. Những lời của ngôn sứ nói nhân
danh Thiên Chúa không còn là của ông, mà là của chính Thiên Chúa, vì ông là sứ
giả của Thiên Chúa. Chúa Giêsu cũng theo thông lệ này khi Ngài nói: “Ai đón tiếp
Thầy là đón tiếp Cha Thầy, Đấng đã sai Thầy.”
Lời Chúa không phải là những lời
nói chơi, vô bổ, hay không có mục đích. Ngôn sứ Isaiah đã so sánh Lời Chúa “như
nước mưa và tuyết, chúng sẽ không trở lên trời sau khi đã thấm nhuần đất đai,
làm cho đất được phì nhiêu, cho người có cơm bánh ăn, và cho nhà nông có hạt giống
để trồng; cũng vậy Lời Chúa sẽ không trở về với Chúa cho tới khi đạt mục đích
Chúa mong muốn” (Isa 55:10-11).
Sức mạnh của Lời Chúa được minh
định rõ ràng trong những Lời của Thiên Chúa phán với Jeremiah: “có thể nhổ lên
hay kéo xuống, có thể phá hủy hay trục xuất, có thể xây dựng hay vun trồng.” Những
lời được phán ra từ miệng các tiên tri sẽ trở thành hiện thực vì đó là Lời của
Chúa. Các ngôn sứ nói Jerusalem sẽ xụp đổ, nhà vua và các quan sẽ bị lưu đầy;
nhưng Thiên Chúa sẽ cho trở về, Đền Thờ Jerusalem sẽ được tái thiết… Tất cả những
điều này đã được ứng nghiệm như lịch sử Cựu Ước đã chứng minh.
2/ Phúc Âm: Tầm quan trọng
của Lời Chúa qua dụ ngôn người gieo giống.
2.1/ Các bài giảng bằng dụ
ngôn: Trình thuật hôm nay bắt đầu phần bài giảng thứ ba trong năm bài giảng
mà thánh Matthew đã xếp đặt những lời giảng của Chúa Giêsu, theo như Ngũ Thư của
Cựu Ước. Phần thứ ba này cũng được gọi là “những bài giảng bằng dụ ngôn.”
Vùng Biển Hồ, nhất là vùng
Jezreel, Bashan và Gilead, là nơi rất thích hợp cho việc trồng lúa mì; nên
chúng ta có thể nói khán giả của Chúa Giêsu, nếu không hành nghề ngư phủ, cũng
là những nông dân. Họ không lạ lẫm gì với việc gieo giống và có thể hiểu ngay
theo nghĩa đen những gì Chúa Giêsu muốn nói.
2.2/ Mục đích của Chúa Giêsu:
Qua dụ ngôn “Người Gieo Giống,” Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến tiềm năng của Lời
Chúa và tâm hồn con người nơi mà Lời Chúa được gieo vào.
Như người gieo giống ra đi gieo
hạt, không phải hạt giống nào cũng có cơ hội phát triển tối đa tiềm năng của
chúng; nhưng chỉ có những hạt giống rơi vào những thửa ruộng đã được cầy bừa cẩn
thận, đất tốt và có nước nhiều. Những hạt giống rơi xuống bên vệ đường sẽ không
có cơ hội thối rữa đi, vì chim trời đến ăn mất. Những hạt giống rơi trên nơi sỏi
đá, chỗ đất không có nhiều; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhưng khi nắng lên,
nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có những hạt rơi vào bụi gai,
gai mọc lên làm nó chết nghẹt. Hạt rơi trên đất tốt cũng cho những kết quả khác
nhau: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục.
Cũng tương tự như vậy cho hạt giống
Lời Chúa. Chúa Giêsu hay các ngôn sứ cũng rao giảng Lời Chúa cho mọi người. Lời
Chúa tuy có sức mạnh vô hạn: chỉ lối cho kẻ lạc đường, sửa dạy kẻ mê muội,
thanh tẩy các tội lỗi con người, giúp tập tành các nhân đức để càng ngày càng
trở nên tinh tuyền thánh thiện; nhưng nó sẽ không thể làm những điều này nơi những
kẻ cứng lòng không thèm nghe, những người hững lờ lạnh nhạt, những người quá mê
mải sự thế gian đến nỗi không còn thời giờ để học hỏi Lời Chúa!
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Lời Chúa đến từ Thiên Chúa và
có tiềm năng vô hạn để biến đổi tâm hồn con người. Chúng ta có chịu học hỏi để
Lời Chúa biến đổi chúng ta theo kế hoạch của Thiên Chúa?
- Chúng ta đều mang trong mình sứ
vụ ngôn sứ của Thiên Chúa khi chịu bí tích Rửa Tội. Chúng ta đã chu toàn sứ vụ
của người gieo giống ra đi gieo Lời Chúa cho muôn người?
- Được sai đi để nói những gì
Chúa truyền. Chúng ta có nói những gì Chúa truyền hay chỉ nói những gì chúng ta
nghĩ? Hay chúng ta chỉ nói những gì làm hài lòng người nghe?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét