http://www.chuacuuthe.com/2013/10/11/tin-cong-giao-the-gioi-ngay-11-09-2013-2/
VRNs ( 11.09.2013) – Đồng Nai -
Choje Akong Rinpoche, người đem Phật
giáo vào Tây phương đã bị giết chết ở Thành Đô
Hãng Asianews đưa tin, Choje Akong Rinpoche, -một tu sĩ và
là một học giả Phật giáo lớn người Tây Tạng-, đã bị giết chết hôm qua tại Thành
Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc. Vị giáo sĩ này là người đã sáng
lập tu viện Phật giáo đầu tiên ở phương Tây và dành cả cuộc đời để truyền bá
giáo lý của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở châu Âu. Ông đã chết trong một cuộc có vẻ là
ẩu đả sau một vụ cướp bất thành. Cháu trai của ông và một nhà sư khác cũng đã
bị giết khi đang cùng đi đường với ông.
Cảnh sát Thành Đô thông báo rằng, họ đã bắt giữ ba người
liên quan đến vụ án đâm chết các tu sĩ. Các nghi phạm là cư dân thuộc khu vực
này và hiện đang bị giam trong tù.
Trong một tuyên bố, Đức Karmapa Lạt Ma, – vị Lạt Ma cao thứ
ba trong Phật giáo Tây Tạng- , cho biết, ông đã bị “sốc ” bởi cái chết của
Choje Akong Rinpoche. Ông nói thêm, “Akong Tulku đã là bạn của tôi từ khi tôi
lên bảy và ông ấy đã giúp nhiều người.”
Choje Akong Rinpoche cũng là một thành viên trong ủy ban
được chỉ định bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma để tìm kiếm vị hóa thân thứ 16 của Đức
Karmapa Lạt ma. Trong tôn giáo Tây Tạng, Đức Karmapa Lạt ma là lãnh đạo của
dòng truyền thừa “Kim Cương ” lâu đời nhất.
Choje Akong Rinpoche đã thành lập tu viện ở Scotland vào năm
1967. Một vài năm sau đó, ông mở một tổ chức phi chính phủ với mục đích giúp đỡ
người nghèo và lan truyền lan đức tin Phật giáo Tây Tạng vì lợi ích của thế
giới và khuyến khích đối thoại giữa các tôn giáo.
Thay mặt cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông duy trì quan hệ với
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là một trong số ít các nhà sư trung thành với
Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Một tuần sau vụ đắm tàu tại
Lampedusa : đau khổ xen lẫn hy vọng
Vatican Radio đưa tin, một tuần đã trôi qua kể từ vụ đắm tàu
tại Lampedusa, số người chết được xác nhận là 302. Các hoạt động cứu hộ sẽ kết
thúc vào hôm nay.
Do hậu quả của thảm kịch này, nhiều tổ chức chính trị và
nhân đạo đang đẩy mạnh các biện pháp cụ thể để ngăn chặn cái chết của những
người di cư châu Phi đến Địa Trung Hải và cải thiện các điều kiện tiếp nhận cho
những người này ở châu Âu.
Trong chuyến thăm tới Lampedusa hôm 9 tháng 10, Thủ tướng Ý
Enrico letta và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso đã quyết định hủy
bỏ lịch trình cho các chương trình khác để thăm Trung tâm Cứu trợ và Tiếp Nhận
của hòn đảo và để chứng kiến tận mắt điều kiện sống khó khăn của
nhữn người di cư còn sống sót sau vụ đắm tàu hồi
tuần trước.
Hơn 1.000 người tị nạn hiện đang sống trong các trung tâm
trong khi trung tâm chỉ tiếp nhận tối đa khoảng 200 người. Nhiều người không có
nơi trú ẩn trong những đêm trời mưa.
Chúng tôi đã nói chuyện với nhà báo Ý Nino Cirillo từ Il
Messaggero, -người đã ở lại Lampedusa từ hồi tuần trước-, để tìm hiểu thêm về
tác động của chuyến viếng thăm này. ông cho biết, người dân địa phương tại các
điểm khác nhau phản đối sự xuất hiện của ông Barroso và ông Letta và la lớn
rằng : ” kẻ giết người” và “đáng xấu hổ” . May mắn thay, tất cả mọi thứ trở lại
bình tĩnh sau một thời gian, và đặc biệt là khi họ quyết định đến viếng thăm
Trung tâm cứu trợ để nhìn thấy tận mắt cảnh đói khổ của những người di cư.
Vị nhà báo nói tiếp, đó là một ngày quan trọng vì đây là lần
đầu tiên châu Âu minh chứng được rằng mình nghiêm túc và có ý định giải quyết
vấn đề này – Ý sẽ nhận tài trợ 30 triệu euro tài trợ của EU trong việc cải
thiện các cơ sở tiếp nhận người di cư.
Ông nói thêm rằng, sự đau khổ vẫn tiếp diễn cho người dân
Lampedusa, 302 chiếc quan tài tiếp tục nằm trong một nhà chứa máy bay lớn tại
sân bay. Ông Letta, Thủ tướng ý đã công bố ngày hôm qua trước rằng, Ý sẽ tổ
chức tang lễ theo nghi thức cho những người di cư đã thiệt mạng. Với sự hỗ trợ
của Châu âu, đây sẽ là một dấu hiệu hy vọng cho những người di cư.
Đức Hồng Y Dolan nhận xét “kế hoạch
mới” của Đức Giáo Hoàng về việc truyền giảng Tin Mừng
Đức Hồng Y Timothy Dolan cho biết, Đức Giáo Hoàng Phanxicô
kêu gọi Giáo Hội không chỉ tập trung vào các vấn đề đạo đức không có nghĩa là
các giám mục Hoa Kỳ phải thay đổi các ưu tiên của họ trong các quảng trường
công.
Phát biểu với đài CNS của Hoa Kỳ, vị chủ tịch Hội Đồng Giám
Mục Hoa Kỳ cho biết : “Những gì ngài nói là nếu nhận thức của Giáo Hội chỉ
giống một người hay mắng mỏ, rầy la, tiêu cực và luôn luôn sợ hãi, thì chúng ta
sẽ không làm cho nhiều người biến đổi được, vì chẳng ai muốn gia nhập một Giáo
Hội hay sợ hãi hay [ tham gia ] một nhóm hoang tưởng.”
“Nhưng nếu chúng ta nhấn mạnh tính tích cực, duyên dáng, các
ôm, ấm áp, bên mời của Giáo Hội, thì chúng ta sẽ thu hút được nhiều người. Và
tất nhiên đó là những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói và đang xúc tiến.”
Đức Hồng Y Dolan đã gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Phanxicô hôm thứ
hai tại Vatican cùng với Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của Louisville, phó chủ
tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Cha Ronny Jenkins tổng thư ký, và Đức Cha
Brian J Bransfield.
Đức Hồng Y cho biết, nhóm đã nói với Đức Giáo Hoàng về một
số “ưu tiên mục vụ ” của các giám mục Hoa Kỳ, bao gồm việc hỗ trợ cho cải cách
nhập cư và phản đối Đạo Luật Chăm sóc (Affordable Care Act), “bởi vì nó loại
trừ các em bé còn nằm trong bụng mẹ và các công nhân không có giấy tờ, và cũng
bởi vì việc thực hiện nó sẽ đặt một gánh nặng nghiêm trọng lên niềm tin tôn
giáo và lương tâm của chúng tôi”. Đạo luật này bắt buộc bảo hiểm các biện pháp
tránh thai, và đối với các Giám mục thì điều đó đã vi phạm đến giáo huấn luân
lý của Công Giáo.
Đức Hồng Y Dolan nói tiếp, Đức Giáo
Hoàng Phanxicô “đã rất chú ý tới điều đó và ngài lắng nghe rất kỹ càng.”
Theo Đức Hồng Y Dolan, các giám mục Hoa Kỳ có “rất nhiều vấn
đề còn dang dở, bao gồm việc nhập cư, cuộc chiến ngân sách, chăm sóc y tế thích
hợp, hòa bình của thế giới, Syria, đói nghèo và chỉ thị [tránh thai] HHS.”.
Nhưng chỉ có một vấn đề gây được nhiều sự chú ý hơn cả mà chúng tôi đang thúc
đẩy là “bảo vệ sự sống, bảo vệ hôn nhân và bảo vệ tự do tôn giáo, bởi vì họ có
xu hướng ngày càng hiếu chiến hơn trong những vấn đề này.”
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố tháng trước, Đức Giáo
Hoàng Phanxicô đã nói rằng, Giáo Hội “không thể chỉ khăng khăng về các vấn đề
liên quan đến phá thai, hôn nhân đồng tính và việc sử dụng các biện pháp tránh
thai … Chúng ta phải đi tìm một sự cân bằng mới, nếu không ngay cả những dinh
thự đạo đức của Giáo Hội có khả năng trở thành một ngôi nhà dễ sụp đổ, mất đi
sự tươi mới và hương thơm của Tin Mừng ” .
Đức Hồng Y Dolan nói rằng, “khi Đức Thánh Cha đề nghị con
đường mới này, tôi không nghĩ rằng ngài sẽ có sự ủng hộ nào nhiệt thành hơn từ
các giám mục tại Hoa Kỳ. Bởi vì chúng tôi đã nói trong một thời gian dài : “Hãy
lắng nghe mọi thứ chúng tôi nói, nhưng đừng chỉ lắng nghe chúng tôi khi chúng
tôi nói về vấn đề thú cưng của bạn.”
522 vị Tử đạo trong cuộc nội chiến
Tây Ban Nha, trong đó có 6 Tu sĩ DCCT Tỉnh Tây Ban Nha được tuyên Chân Phước
Dịp lễ Chân phúc Phanxicô Xaviê Seelos, ngày 5/10/2013 vừa
qua, cha Bề trên Tổng quyền DCCT, cha Michael Brehl, đã gửi đến tất cả các nam
nữ tu sĩ DCCT và các cộng tác viên DCCT một lá thư thông báo cách long trọng
rằng: vào Chúa Nhật 13/10/2013 sẽ diễn ra Thánh lễ phong Chân phúc cho 522 vị
Tử đạo trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939), tại Tarragona, TBN. Trong
số đó có 6 Tu sĩ DCCT Cuenca (Tỉnh Dòng Tây Ban Nha) là các Cha
Javier Gorosterratzu Jaunarena,
Ciriaco Olarte Pérez de Mendiguren,
Miguel Goñi Áriz,
Julián Pozo Ruiz de Samaniego,
Pedro Romero Espejo,
Và Thầy Victoriano Calvo Lozano
Cha BTTQ mở đầu lá thư bằng câu lời Chúa 1 Pr 4,13.19: “Được
chia sẻ những đau khổ của Đức Kitô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để
khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng hoan hỷ… Vì vậy, những
ai chịu khổ theo ý của Thiên Chúa, hãy phó mạng sống mình cho Đấng Tạo Hoá
trung thành, và cứ làm điều thiện.”
Trong thư, cha BTTQ nói: “Trước năm 1936, tức là suốt 200
năm từ khi thành lập, DCCT chúng ta chưa có một thừa sai DCCT nào tử đạo vì đức
tin. 6 thừa sai DCCT người TBN này là những vị đầu tiên tử đạo… Điều đáng nói
là từ năm 2001, Giáo hội đã công nhận 11 vị tử đạo DCCT, tất cả đều diễn ra
trong thế kỷ 20 và các ngài đều thuộc châu Âu (TBN), Ukraina và Slovakia.”
Sáu người anh em TBN sắp được tuyên phong Chân phúc này chỉ
là những thừa sai DCCT bình thường, chẳng hạn Cha Javier Gorosterratzu là một thần
học gia và được đề nghị về Rome nghiên cứu Văn khố Vatican. Cha Ciriaco Olarte
từng đi truyền giáo ở Mexico. Ngài trở về TBN vì cuộc cách mạng và đàn áp tôn
giáo ở quê nhà.
Những ấn phẩm và thông tin khác sẽ được đăng tải trong tương
lai gần
Pv.VRNs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét