VRNs (23.8.2013) – Sài Gòn – Chiều qua, thứ Năm, 22/8/2013, sau 4 ngày học hỏi, trao đổi với nhau, hơn 200 tu sĩ DCCT Việt Nam đã kết thúc kỳ thường huấn hàng năm của Tỉnh Dòng.
Hai ngày đầu, cha Phaolô Lưu Quang Bảo
Vinh và Giuse Lê Quang Tuấn lần lượt trình bày các đề tài: “Giáo Hội –
‘Bí Tích Ơn Cứu Độ Phổ Quát’ theo Công Đồng Vaticanô II” và đề tài:
“Kitô Học và những vấn đề hiện đại”.
Hai đề tài trên mang tính học thuật, thuộc hai lĩnh vực quan trọng trong hệ thống thần học là Giáo Hội học và Kitô học.
Đề tài “Giáo Hội – ‘Bí Tích Ơn Cứu Độ Phổ
Quát’ theo Công Đồng Vaticanô II” được cha Phaolô Lưu Quang Bảo Vinh
khai triển dựa trên những cụm từ quan trọng như: 1. “Một Công Đồng!”; 2.
“Mysterium/ Sacramentum – Mầu nhiệm/ Bí tích”; 3. “Dân Thiên Chúa”.
Đề tài “Kitô Học và những vấn đề hiện
đại” được cha Giuse Lê Quang Tuấn dựa vào một số tác giả thần học như
Walter Kasper, Bernard Lonergan, William Lowe và Gerald O’Collins để
triển khai “Vấn đề của chính Kitô học”, “Kitô học với vấn đề của thế
giới hiện đại” và việc “Tìm kiếm một Kitô học thích hợp”.
Ngày thứ hai, Cha Giuse Lê Quang Tuấn chia sẻ đề tài: “Kitô học và những vấn đề hiện đại”Nhiều quý cha, thầy lớn tuổi trong Tỉnh Dòng cũng tham gia kỳ thường huấn cùng các tu sĩ trẻ
Ngày thứ ba và tư của kỳ thường huấn mang tính mục vụ của Tỉnh Dòng nhiều hơn.
Ngày thứ ba, Cha Maccô Bùi Quan Đức cùng
với quý cha Giuse Nguyễn Thể Hiện, Giuse Lê Quang Uy và Giuse Đinh Hữu
Thoại trình bày đề tài: “Mục vụ công lý và hòa bình trong truyền thống
DCCT”.
Cha Giuse Nguyễn Thể Hiện, Trưởng ban
công lý và hòa bình của Tỉnh Dòng đã phác thảo những nét cơ bản nhất
liên quan đến nền tảng cho việc dấn thân cho công lý và hòa bình của các
tu sĩ DCCT Việt Nam.
Cụ thể, cha Giuse Hiện đưa ra những điểm
mấu chốt như: Dấn thân cho công lý-hòa bình là một thành phần thực sự
của sứ mạng loan báo Tin Mừng hóa.
Cha Giuse Hiện trích dẫn một số điểm
trong Học thuyết xã hội của Giáo Hội để cho thấy, “Huấn quyền đã mạnh mẽ
khẳng định việc dấn thân cho công lý và hòa bình là một thành phần thực
sự và cốt yếu trong sứ mạng Tin Mừng hóa của Hội Thánh”.
Ngoài ra, “Hiến Pháp và Quy Luật DCCT
cũng đã xác định rõ về định hướng dấn thân cho công lý-hòa bình”, bởi vì
“Sứ mạng ban cho Dòng rao giảng Tin Mừng cho người nghèo bao gồm việc
giải phóng và cứu độ con người toàn diện” (HP 5).
Riêng đối với DCCT Việt Nam, Công Hội (cơ
quan cao nhất của Tỉnh Dòng) cũng xác định mạnh mẽ định hướng dấn thân
cho công lý – hòa bình như là một trong những chọn lựa quan trọng của
các tu sĩ DCCT: “Nhiệm vụ của chúng ta – các tu sĩ DCCT – là minh nhiên
loan báo Tin Mừng và liên đới chặt chẽ với những người nghèo và người bị
áp bức, thăng tiến các quyền cơ bản của người nghèo và người bị áp bức,
là quyền được hưởng công lý và tự do, bằng các cống hiến cho người
nghèo và người bị áp bước những phương tiện vừa phù hợp với Tin Mừng vừa
hữu hiệu trong thực tế.”
Khi nói về việc dấn thân cho công lý –
hòa bình, cha Giuse Hiện cũng lưu ý rằng: “Dấn thân cho công lý và hòa
bình là một thành phần chứ không phải là toàn bộ sứ vụ DCCT”. Việc dấn
thân này “không phải là duy nhất và càng không phải là thành phần bao
trùm” toàn bộ sứ vụ của các tu sĩ DCCT.
Đối với Tỉnh DCCT Việt Nam, việc dấn thân
cho công lý – hòa bình cũng chỉ là một hướng hoạt động nằm trong trong
mũi nhọn thứ ba mà các Công hội của Tỉnh Dòng đã đưa ra vào cuối thế kỷ
20, đó là: 1. Truyền giáo cho lương dân; 2. Đại phúc; 3. Loan bóa Tin
Mừng cho các nạn nhân của xã hội hiện đại.
Việc dấn thân cho công lý – hòa bình cũng
không chỉ đơn giản lên tiếng cho người nghèo, người bị bất công xã hội
nhưng còn phải quan tâm đến nhiều lãnh vực khác, giả dụ: việc giáo dục,
bình đẳng giới, vấn đề trẻ em nghèo khổ, quyền có nhà ở, bệnh thời đại,
môi trường sống của con người…
Riêng cha Marcô Bùi Quan Đức, Phó giám
đốc Học viện phân tích và đào sâu để cho thấy: việc dấn thân cho công lý
và hòa bình trong DCCT “đã có từ thời thánh Anphongsô – Đấng sáng lập
Dòng”. Theo cha Marcô: các thánh, các chân phúc trong Dòng, điển hình
như thánh Anphongsô, thánh Gioan Neumann, chân phúc Sarnelli, Phêrô
Donders đều là những người đã hết mình dấn thân cho công lý – hòa bình
trong thời đại của các ngài.
Cha Giuse Lê Quang Uy và Giuse Đinh Hữu
Thoại chia sẻ những công việc mục vụ liên quan đến công lý và hòa bình
của Tỉnh DCCT Việt Nam. Một vài công việc cụ thể như, các công việc bác
ái xã hội, bảo vệ sự sống, cầu nguyện và lập phòng công lý – hòa bình để
trợ giúp những người dân oan sai.
- Ngày thứ ba, cha Giuse Nguyễn Thể Hiện đã phác thảo những nét cơ bản nhất liên quan đến nền tảng cho việc dấn thân cho công lý và hòa bình của các tu sĩ DCCT Việt Nam
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại, chia sẻ những hoạt động của phòng công lý – hòa bình tại Giáo xứ Đức Mẹ HCG Sài Gòn
Ngày thứ tư trong Kỳ thường huấn, Quý
cha Giuse Hoàng Phúc, Giuse Lê Quang Tuấn và Giuse Nguyễn Ngọc Bích đã
trình bày đề tài: “Làm thế nào để kiến tạo một môi trường phục vụ an
toàn”. Phần trình bày của quý cha liên quan đến đề tài này mang nhiều
tính chất chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong môi trường mục vụ của các
ngài.
Kỳ thường huấn chính thức kết thúc vào
sáng nay, thứ Sáu 23.8.2013 với thánh lễ phong chức Phó tế của 9 tu sĩ
trong Dòng, do Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục Giáo phận Phú
Cường chủ phong.
PV.VRNs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét