CHÂN THIỆN MỸ MẾN CHÀO CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

LẤY TRÍ KỀM CHẾ HÁO THẮNG

Có một người kỹ thuật bắn cung rất là tinh vi đi vào trong núi để săn thú, các động vật nhìn thấy anh ta đến thì rất là kinh hoàng ùn ùn chạy trốn, chỉ có con sư tử quyết tâm chiến đấu một trận.
Người đi săn nói:
- “Đợi chút xíu, trước hết đừng có kích động, ta đến là để báo cho ngươi một tin, họ có chút việc nói với người”.
Người ấy nói xong thì bắn một mũi tên, mũi tên ấy trúng bên mạng sườn con sư tử, nó sợ hãi chạy thục mạng vào trong rừng rậm tìm một nơi an toàn để trốn.
Nhưng có một con hồ ly nhìn thấy nó trốn tránh, thì muốn nó dũng cảm lên và đối diện với kẻ thù, sư tử nói:
- “Không sợ à ? Mày không lừa được tao đâu, nếu tất cả những người báo tin đều tài giỏi như người ấy, thì tao nghĩ bản thân họ thật đáng sợ hơn.”
(Aesop)

Suy tư:
Con người ta cũng chỉ là một loài động vật như những động vật khác trên mặt đất, nhưng cao quý và trỗi vượt hơn tất cả mọi loài trên mặt đất vì con người có linh hồn và có trí khôn, vì con người được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Con người ta được Thiên Chúa đặt làm chủ vũ trụ này không phải vì con người có sức mạnh vạn năng, nhưng là vì con người có trí khôn biết suy nghĩ những việc mình sắp làm và biết chuẩn bị những gì mình sẽ hành động, chính cái linh hồn và trí khôn ấy mà Thiên Chúa trao phó vũ trũ này cho con người thay mặt Ngài quản lý và làm đẹp hơn.
Trí khôn chính là sức mạnh vạn năng của con người để chiến thắng mọi khó khăn và nguy hiểm.
Sức mạnh của anh thợ săn không bằng con sư tử, nhưng trí khôn của anh thì vượt qua thân xác to lớn của nó, thế là anh thắng...
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com

Danh ngôn Thánh Francis de Sales

Không nên quý ý kiên riêng mình, nó sẽ làm cho con tê dại say nhào; uống rượu say và tồn đọng ý kiên riêng, cả hai đều sẽ dạy con mất đi lý trí.

(Thánh Francis de Sales)
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com

THIÊN CHÚA LÀ AI?

THIÊN CHÚA LÀ AI?

THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG NÀO? Không bao giờ là một câu trả lời dễ dàng. Xưa kia,thời Cựu Ước,người ta chỉ có thể uý kính,biết ơn,thờ lạy,ca tụng Người qua những kỳ công Người thực hiện qua thiên nhiên,qua con người. Chúa Giêsu đã mạc khải Ba Ngôi và tình yêu Chúa Cha, ơn thông hiệp Chúa Thánh Linh và ơn cứu độ của Người. Nhưng câu trả lời hiện sinh (existentiel) lại không chỉ là sự hiểu biết những mạc khải nầy, mà chính là sự đáp trả của cá nhân mỗi người đối với Thiên Chúa,làm nên sự khác biệt không chỉ với vô thần hoặc những người không biết Chúa, mà còn khác biệt với những kẻ biết Chúa mà không sống thật sâu xa chân lý nầy. Joel Prohin, Ban biên tập tam nguyệt san Promesses, giúp đưa ra một câu trả lời khá thú vị và ý nghĩa cho câu hỏi nầy, qua Thư thứ nhất Thánh Phaolô Tông Đồ gửi Timothê.
THIÊN CHÚA LÀ AI?
Tản mạn trong Timôthê I
Thiên Chúa toàn năng trong cách Người chọn mạc khải chính mình. Thiên nhiên hé lộ cho chúng ta thấy sự huy hoàng và khôn ngoan của Người; lương tâm chúng ta chỉ cho chúng ta, với ít nhiều lẫn lộn, đâu là những sự chờ đợi tinh thần; các tình huống xảy ra cho phép chúng ta phân tích hành động của Người. Nhưng trước hết,chính qua mạc khải được viết ra, Kinh Thánh,mà Thiên Chúa mạc khải một cách toàn năng,tự do, với con người.Và cần không ít hơn 73 quyển sách vừa khác biệt vừa bổ sung cho nhau, để giúp chúng ta (một chút) hiểu, qua hành động của Thánh Linh, Thiên Chúa là Đấng nào.
Thư thứ I (Thánh Phaolô) gửi Timôthê nổi bật trong 73 quyển sách quy chuẩn do một tỷ lệ đặc biệt cao về chính Thiên Chúa. Đọc thư nầy,chúng ta sẽ khám phá ra Thiên Chúa tỏ lộ trong sự tuyệt đối hữu thể của Người ra sao;Thiên Chúa hành động thế nào trong công cuộc tạo dựng của Người;Thiên Chúa ước ao cho mọi người biết ơn Người cứu độ ra sao và Thiên Chúa mặc khải chính Người thế nào trong Chúa Kitô.
Việc chính trogn thư nầy mà Thiên Chúa mạc khải Người một cách đặc biệt rõ ràng,là rất ý nghĩa.
  • Chủ đề chính của Thư nầy được định rõ trong Timôthê 3, 15 : “…anh sẽ biết phải ăn ở thế nào trong nhà của Thiên Chúa,tức là Hội Thánh của Thiên Chúa hằng sống”, nhưng mà chúng ta chỉ có thể sống có giá trị như giáo hội địa phương, trong mức độ ‘thần học” của chúng ta – nghĩa là cái nhìn của chúng ta về Thiên Chúa, vế những gì Người là,về những gì Người làm – là đúng đắn. Những cãi vã nội bộ, những bận tâm về các chi tiết nầy hay chi tiết nọ về cách chúng ta vận hành trong giáo hội, lại thường lấn át điều chính yếu, điều ‘hàng đầu” “ nguồn cội”: Thiên Chúa! Thánh Phaolô không lầm lẫn về điều nầy và thuật lại tất cả các đề tài mà Ngài nói với chính Thiên Chúa. Không bàn tán bình phẩm liên tu bất tận về các chi tiết, ta hãy cùng nhau,trong giáo hội,tìm cách để có thể “nhìn thấy Thiên Chúa” nhiều hơn.
  • Thư nầy gửi cho Timothê, – mà Thánh Phaolô để lại ở Êphêsô, để lập trật tự trong Giáo Hội nầy và để bác lại những giáo lý sai lạc đã len lỏi vào trong (1,5 – 6). Làm thế nào để động viên Timôthê hay hơn, là hướng cái nhìn của người anh em còn trẻ nầy về Đấng Thiên Chúa hằng hữu? Nếu nhiệm vụ của chúng ta trong giáo hội có vẻ gay go trắc trở với chúng ta, thì hãy nhớ rằng Thiên Chúa đang ở đó và Người đang hành động.
THIÊN CHÚA TRONG TUYỆT ĐỐI HỮU THỂ CỦA NGƯỜI
Trong 15 ‘vinh tụng ca’ (doxology) các thư Thánh Phaolô gửi, thì đã có 2 trong I Timô thê, ca tụng những gì Thiên Chúa là : “ Kính dâng Vua muôn thở,là Thiên Chúa bất diệt, vô hình và duy nhất. Kính dâng Người danh dự và vinh quang đến muôn thuở muôn đời.Amen”. “Chúa Tể vạn phúc vô song,là Vua các vua,Chúa các chúa, Chỉ mình Người là Đấng trường sinh bất tử,ngự trong ánh sáng siêu phàm, Đấng không một người nào đã thấy hay có thể thấy.Kính dâng Người danh dự và uy quyền đến muôn đời. Amen”.
Ba đặc điểm thoát ra từ những lời ngợi khen nầy:
  • THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG VÔ HÌNH. Trở về từ chuyến bay vào không gian có người lái đầu tiên,Yuri Gagarine đã tuyên bố :” Thiên Chúa không hiện hữu.Tôi đã không nhìn thấy ông ta”. Đừng để bị đánh kừa vì cụm từ thông dụng “Thiên Chúa ở trên trời”: “các tấng trời”không thể chứa đựnh Thiên Chúa (I V 2,6; 6,18). Người khác chúng ta một cách triệt để, đến nỗi không ai có thể nhìn thấy Người mà vẫn còn sống (Xh 33,20). Người là “tinh thần”(Ga 4,24),không có thân xác vật chất có thể sờ thấy được. Sự vô hình nầy của Thiên Chúa vượt qua khả năng không thề nhìn thấy Người của chúng ta bằng đôi mắt thể lý. Nó cũng hệ ở sự mù quáng tinh thần mà chúng ta đang ở trong đó, để phân tích và hiểu được Người là gì (2 Cor 3,7 – 4,6). Nếu Thiên Chúa không mạc khải Người cho chúng ta,thì chúng ta không bao giờ có thể nhìn thấy Người theo như những gì Người là.
  • THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG BẤT TỬ. Cũng thư nầy nói về Thiên Chúa là “Thiên Chúa hằng sống” (3,15). Nói rằng Thiên Chúa là Đấng bất tử,bao hàm một trật việc Người là Đấng thánh thiện, tinh tuyền,không co tội lỗi (vì sự chết là hậu quả của tội lỗi) và Người vẫn như thế trong hữu thể của Người (sự chềt là sự biến đổi tỏ tường nhất của một hữu thể) và rằng Người là Đấng duy nhất thông truyền sự sống : sự sống thân xác trước tiên (“trong Người chúng ta có sự sống – Cv 17,28), sau đó là sự sống vĩnh cửu. Sự bất tử vinh quang của những người đã đón nhận Tin Mừng (2 Tm 1,10; I Cor 15,54) sẽ chỉ là một hệ quả của sự bất tử riêng của Thiên Chúa.
  • THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG HẠNH PHÚC. Ngoài vinh tụng ca thứ hai của thư nầy,từ định tính nầy còn tìm thấy được ở nơi khác: “…Tin Mừng của vinh quang Thiên Chúa chí tôn; Tin Mừng đã được giáo phó cho tôi” (I Tm 1,11). Thiên Chúa trong sự toàn bích của Hữu Thể Ba Ngôi không cần bất cứ sự gì hoặc người nào để được hạnh phúc. Trong một nghiã nào đó, hạnh phúc của người không lệ thuộc vào bất cứ sự gì từ chúng ta,kể cả sự đáp trả Phúc Âm hay là lòng trung thành sống đời Kitô hữu của chúng ta.
CÁC HỆ QUẢ.
  • Thứ nhất là sự thờ lạy. Một Đấng Thiên Chúa vinh quang dường ấy gợi lên sự ca khen từ phía những kẻ Người đã khấng mạc khải mình cho họ. Thánh Phaolô đã hiểu rõ điều đó và không thể làm khác được ngoài việc reo mừng bằng vinh tụng ca. Cho dù cách diễn đạt của chúng ta thường nghèo nàn hơn cách diễn tả của Thánh Phaolô, chúng ta cũng hãy hát lên,hãy ca tụng,hãy ngợi khen vinh quang Thiên Chúa.
  • Thứ hai là rao giảng Tin Mừng. Đấng Thiên Chúa hạnh phúc nầy ước ao được biết đến và vì thế cần phải công bố,”tuyên xưng” (I Tm 6, 12 – 13) sự huy hoàng của hữu thể vĩnh cửu của Người.Thánh Phaolô hạnh phúc vì được giao phó một thông điệp như thế (I Tm 1,11). Ngày nay ch1inh chúng ta thay phiên cho Ngài làm nhiệm vụ ấy.
THIÊN CHÚA TRONG CÔNG TRÌNH TẠO DỰNG CỦA NGƯỜI.
Đấng Thiên Chúa vĩ đại mà Thánh Phaolô ca tụng,cũng đã mạc khải Người trong công trình tạo dựng của Người. Người là Đấng ban sự sống cho tất cả mọi sự ( 6,13). Người không chỉ hành động bằng một hành vi ban đầu, nhưng cũng chính Người là Đấng đỡ nâng sự sống nầy, mà Người đã dựng nên bằng những chăm sóc hằng ngaỳ. Phải hiểu đúng cụm từ chương 4 như thế nầy :”Thiên Chúa hằng sống, là Đấng Cứu Độ hết thảy mọi người, nhất là những kẻ tin” (4,10). Thay vì ca ngợi một thuyết phổ độ vốn sẽ trực tiếp mâu thuẫn với nhiều bản văn của Thánh Phaolô, ý nghĩa đầu tiên của câu nầy liên quan đến “ơn cứu độ” hằng ngày mà Thiên Chúa đem đến cho chúng ta trong các chăm sóc quan phòng của Người với tất cả mọi người. Chính Ngài là Đấng “cho mặt trời mọc lên trên kẻ dữ cũng như người lành” (Mt 5,45), Đấng không ngừng làm chứng về Người là gì,qua các việc lành Người làm, khi ban phát cho anh em từ trời những cơn mưa và mùa màng phì nhiêu, khi ban cho anh em lương thực dư đầy và làm cho tâm hồn anh em tràn ngập hân hoan” (Cv 14,17).
Những chăm sóc nầy của Thiên Chúa trải rộng tới tất cả mọi người, dù họ có nhận ra hay không. Nhưng đặc ân của các tín hữu là nhận được những ơn lành nầy như đến từ một Đấng Thiên Chúa, mà họ biết rõ tình yêu của Người. Trong ý nghĩa đó,các hồng ân nầy được lãnh nhận như lời đáp lại đặc biệt đến từ một người Cha rộng tay ban phát “cơm bánh hằng ngày” cho con cái và con cái có thể nói lời cám ơn vì lương thực nhận được :” Những thức ăn nầy là những thứ Thiên Chúa đã tạo dựng để các tín hữu,những kẻ đã nhận biết chân lý, được dùng trong tâm tình tri ân cảm tạ,vì Lời Thiên Chúa và lời cầu nguyện thánh hoá những thứ đó “(4, 3 – 5).
Đấng Thiên Chúa Tạo Hoá cũng là Đấng điểu khiển lịch sử nhân loại. Người là Chủ của thời gian:
  • Trong thời của Người (cách nay 2000 năm),Chúa Giêsu đã đến để tự trao ban làm giá chuộc (1,15; 2,6)
  • Trong thời của mình (chính là thời đại chúng ta),Phúc Âm ân sủng được rao giảng 92,6)
  • Trong thời của Người,(Chẳng bao lâu nữa? Ngày mai?) Chúa Giêsu Kit6o sẽ xuất hiện để cai trị ( 6,15)
Chính cũng bời vì Thiên Chúa có toàn quyền trên các nhà cầm quyền (Dl 3,32;Cn 21,1), mà Kitô hữu được mời gọi cầu nguyện cho họ (2,1 -2).
CÁC HỆ QUẢ.
  • Thứ nhất là đừng quá lo lắng cho cuộc sống thường ngày của chúng ta. Nếu chúng ta là những người khá giả,thì Đấng Thiên Chúa “vốn ban dời dào cho chúng ta mọi thứ để chúng ta được hưởng dùng” (6,17), sẽ giao phó đặc ân bắt chước Người trong việc quảng đại chia sẻ những của cải trần gian tạm bợ của chúng ta. Với những kẻ có it hơn, “Đấng Tạo Hoá tín trung “ nầy ( I Pet 4,19) nhắc cho rằng có cơm ăn áo mặc là đủ rồi, miễn là thấy hài lòng ( 6,8).
  • Thưa hai, đúng với mọi người, đó là ưu tiên hàng đầu cho “lòng đạo đức”, thuật ngữ tiêu biểu của các thư mục vụ. Lòng đạo đức, đó là cái đà vươn lên tới Thiên Chúa của tâm hồn, được ghi dấu bằng sự tin cậy nơi Thiên Chúa và sự tôn kính phải có đối với Người, được duy trì bởi suy gẫm Kinh Thánh, cầu nguyện và hiệp thông Kitô giáo. Bởi vì Thiên Chúa ân cần lo cho những nhu cầu vật chất của chúng ta, chúng ta sẽ dành cho Thiên Chúa vị trí đầu hết trong cuộc đời và trong tư tưởng của chung ta. Bởi vì ‘lòng đạo đức thì lợi ích mọi bề” (4,8). Như vậy chúng ta sẽ nắm bắt được ‘sự sống thật sự” (6,19)
THIÊN CHÚA NHƯ LÀ ĐẤNG CỨU ĐỘ.
Ơn cứu độ của Thiên Chúa là một trong những chủ đề chính của thư nầy : ngay từ câu đầu tiên,Thánh Phaolô noí về Thiên Chúa Đấng Cứu Độ chúng ta” (1,1). Xa hơn nữa,Ngài nói rõ :”Thiên Chúa Đấng cứu độ chúng ta muốn rằng tất cả mọi người được cứu độ và đạt tới sự hiểu biết chân lý” (2,34). Thiên Chúa tự do ban ơn cứu độ nầy cho tất cả mọi người – không còn phải là cho một dân tộc đặc thù nào nữa, cũng không còn cho một giai cấp đặc biệt những kẻ được tuyển chọn nữa,hay là cho một tầng lớp những kẻ am hiểu nào đó. Kế hoạch lòng xót thương của Người không loại bỏ một ai một cách tiên nghiệm. Vì thế ý muốn nầy của Thiên Chúa không áp đặt bằng vũ lực. Mỗi người được tự do chấp nhận hoặc từ chối “ơn cứu độ được ban ra một cách tự do nầy. Sự toàn năng của Thiên Chúa trong việc tuyển chọn và cứu độ không hề bị đụng chạm ở bất cứ sự gì, cho dù sự khẳng định tuyệt vời của câu nầy chứa đựng một nghịch lý. Như vậy Thiên Chúa không hề vui thích vì cái chết của ngườ tội lỗi (x. Ez 18,230,nhưng Người muốn nó được cứu độ để được sống đời đời.
Đẹp biết bao cái nhìn của Thiên Chúa gọi mời, của một người Cha ( 1,2) chờ những đưa con lầm đường lạc lối trở về, người Cha mà lòng ước ao yêu thương mủi lòng trước số phận của tội nhân.
Dù vậy, ơn cứu độ nầy chỉ có được bằng một phương tiện duy nhất : niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất và vào Đấng trung gian độc nhất.
Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật. Vì thế Người là Đấng duy nhất có thể là giá chuộc mà Thiên Chúa có thể chấp nhận được. Có thể nói được rằng đây là phiên bản Phaolô của Lời Chúa Giêsu đã khẳng định : “Thầy là Đường,là Sự Thật và là Sự Sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” .Trong tất cả những người đã đáp lại ý muốn cứu độ của Thiên Chúa, Thánh Phaolô tự đề mình ra làm gương : Ngài tự xưng như là ‘người đầu tiên trong những tội nhân” ( 1,15). Sự Ngài lúc đầu chống lại Phúc Âm làm cho sự trở lại của Ngài trở thành một mẫu phẩm được chỉ ra của lòng thương xót Chúa. Và đông đảo những người đã tin từ trình thuật cuộc trở lại của Saolô xứ Tarsô.
NHỮNG HỆ QUẢ.
  • Lời cầu nguyện. Thánh Phaolô kêu gọi cầu nguyện cho nhà cầm quyền, để việc truyền bá Phúc Âm không bị chống lại (chứ không phải để chúng ta được sống thoải mái thong dong) (2,1 -2). Với danh nghĩa cá nhân hoặc giáo hội, hãy cầu nguyện không ngừng cho phần rỗi các linh hồn và cho sự tự do rao giảng Phúc Âm.
  • Việc rao giảng Phúc Âm. Phải nối kết ‘chứng từ’ với lời chuyển cầu (2,6). Việc rao giảng ơn cứu độ, mà Thánh Phaolô đem hết sức ra thực hiện,nay cguyển qua cho chúng ta làm. Tính chất độc nhất của phương tiện cứu độ (2,5 trong một thế giới in dấu thuyết tương đối và dựng lên sự bao dung tôn giáo thành nhân đức tối cao, có nguy cơ không còn được mọi người biết đến, cả sự khẳng định con người là tội nhân (1,15). Nhưng thông điệp nầy không thay đổi và ngày nay quyền lực của nó vẫn còn hành động.
THIÊN CHÚA TRONG CHÚA KITÔ
Ở tâm của thư nầy, Thánh Phaolô chỉ ra bí mật đời sống Kitô hữu, “bí mật lòng đạo đức”. Thiên Chúa đã được biểu hiện bằng thịt, được công chính hoá nhờ Thánh Linh, được các thiên thần nhìn thấy, được rao giảng cho các dân tộc, được tin trên thế giới, được suy tôn trong vinh quang (3,16). Chỉ duy nhất trong Chúa Kitô, Thiên Chúa đạ tỏ mình trong sự tròn đầy hữu thể tinh thần của Người. Chính Người là Đấng đã đến trong thế gian (1,15) để xích lại gần chúng ta. Chúng ta không thể biết được Đấng Thiên Chúa vô biên, vĩnh cửu,vô hình, mà không qua Đấng ‘mạc khải Chúa Cha”, Đức Chúa chúng ta đã nhập thể, đã chết, đã sống lại và đã được tôn vinh. Chính chân lý nầy – chân lý căn bản nhất trong tất cả – mà Giáo Hội của Thiên Chúa hằng sống được mời gọi ngẩng cao đầu,trong một thế giới vốn hết sức cần đến nó,nhưng lại không nhận biết vinh quang của Chúa Giêsu Nazaret dường ấy.
HỆ QUẢ
Thư nầy giới thiệu cho chúng ta Đấng Thiên Chúa tuyệt vời biết bao! Đấng Thiên Chúa hằng sống vốn mạc khải chính Người trong sự vô biên hữu thể của Người, Đấng Thiên Chúa hằng ban ơn và chăm sóc tạo vật của Người, Đấng Thiên Chúa giàu lòng xót thương hằng muốn cứu độ những người tội lỗi, Đấng Thiên Chúa gần gũi đã nhập thể nơi Chúa Kitô. Mong cho Người lớn lên trong mắt chúng ta dần dà tùy theo chúng ta sẽ biết Người rõ hơn, để yêu mến Người nhiều hơn và đễ phục vụ Người tốt hơn! Và đến lượt chúng ta sẽ trở thành ‘những người của Thiên Chúa” (6,11).
Joël Prohin.
Promesses số 172 (Tháng 04 – 05 – 06.2010) trang 1 – 5
Giuse Nguyễn Thế Bài chuyển ngữ và giới thiệu.

Chuyện cổ tích Cinderella: Cách người Mỹ dạy trẻ em.

Chuyện cổ tích Cinderella: 
Cách người Mỹ dạy trẻ em.
 
Giờ học văn bắt đầu. Hôm nay thầy giảng bài Chuyện Cô bé Lọ Lem.

Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.

Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?

Học sinh (HS): Thích Cô bé Lọ Lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử nữa. Không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.

Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?

HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm !

Thầy: Bởi vậy, 
các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ). Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy !

HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.

Thầy: Vì sao thế ?

HS: Vì … vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.

Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. 
Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi. Bây giờ thầy hỏi một câu khác: bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội ?

HS: Vì có cô tiên giúp ạ, cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.

Thầy: Đúng, các em nói rất đúng ! Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?

HS: Đúng ạ !

Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không ?

HS: Không ạ !

Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: 
Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt. Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không ?

HS: Không ạ ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.

Thầy: Đúng quá rồi ! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử ?

HS: Chính là Cinderella ạ.

Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cho Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào ?

HS: 
Phải biết yêu chính mình ạ!

Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không ?

HS: Đúng ạ, đúng ạ !

Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không ?

HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.

Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. 
Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này có ai trong số các em muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không?

Tất cả học sinh đều hứng thú vỗ tay reo hò. Đó là chuyện lớp học bên Mỹ, với những thầy cô yêu nghề, phân tích sâu sắc, phương pháp sống động, mang đầy nét sáng tạo và tích cực.

Bài “Người Mỹ giảng dạy chuyện Cô bé Lọ Lem như thế đấy” để lại trong tôi một ấn tượng mạnh hơn bất cứ lời bình nào về nền giáo dục của nước Mỹ. Người thầy giáo trong bài báo ấy chẳng khác một thiên thần. Ông đem lại cho lũ trẻ lòng công bằng, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, tư duy lý tính, ý nghĩa của cuộc đời … Với cách giáo dục như thế, sao mà  lũ trẻ không có tình thương, sao mà chúng còn chịu sự ràng buộc và hạn chế bởi những điều này khoản nọ nào đấy?

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

THÔNG BÁO CHÚA NHẬT PHỤC SINH MỪNG CHÚA SỐNG LẠI 31.3.2013



THÔNG BÁO
CHÚA NHẬT PHỤC SINH
MỪNG CHÚA SỐNG LẠI
31.3.2013
VPGX trân trọng thông báo:
1/ Thứ Hai đầu tháng 01/4/2013 có Thánh lễ tại phòng hài cốt vào lúc 6 giờ 00.
2/ Thứ Ba 02/4/2013, Giáo Xứ tiếp tục học hỏi về     Năm Đức Tin vào lúc 18 giờ, sau đó có Thánh lễ. 
Lưu ý: Tại các Nhà Nguyện không cử hành Thánh lễ.
3/ Chúa Nhật IV Phục Sinh 21/4/2013 Lễ Chúa Chiên Lành, cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ,   Giáo Xứ sẽ khai mở Nhóm Ơn Gọi trong Thánh lễ lúc        6 giờ 30. Xin quí vị phụ huynh nào muốn cho con cái mình tham gia Nhóm tìm hiểu ơn gọi này đến văn phòng       Giáo Xứ để được hướng dẫn làm đơn xin gia nhập. Nhóm ơn gọi Giáo Xứ đón nhận các em đang đi học từ lớp 6 đến lớp 12, không phân biệt nam hay nữ, trong hay ngoài    Giáo Xứ.
Kính mời quí cộng đoàn hiệp thông tham dự.
VPGX






Ớt cay: dược thảo ưu tiên số 1 khi cấp cứu tim

Ớt cay:
dược thảo ưu tiên số 1 khi cấp cứu tim
Bạn nào bị đau tim, bị nhồi máu cơ tim,  bị cục máu đông....mời đọc Ớt! Ớt! Ớt! để phòng bệnh và chữa bệnh
http://curezone.com/upload/Blogs/Zoebess/birdeyeplant.jpg

                        Cường máu lưu thông và gia tăng hoạt động của tim. Nó có khả năng đặc biệt để nâng cao hoạt động tim mạch trong khi thực sự làm hạ áp huyết. Ớt có tác dụng mạnh mẽ trên toàn bộ hệ thống. Ớt được dùng từ lâu đời để trị mệt mỏi và phục hồi khả năng chịu đựng cũng như sự cường tráng. Ớt là chất kích thích tự nhiên không gây tác dụng phụ nguy hại như tim đập nhanh, hiếu động hay tăng áp huyết.     

 - Nhồi máu cơ tim (Heart Attacks): Trong 35 năm chữa bệnh và dạy học, chữa trị cho các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, Dr. Christopher chưa bao giờ để mất một bệnh nhân tim nào khi được gọi đến chữa trị cấp cứu tại nhà. Lý do là, bất cứ khi nào bác sĩ vào nhà bệnh nhân – nếu họ vẫn còn thở – ông cho họ uống trọn một ly trà ớt (một muỗng cà phê ớt bột hay rượu ớt trong một ly nước nóng), và chỉ một lúc sau họ đứng dậy và đi lại được. Đây là một trợ giúp nhanh nhất mà chúng ta có thể đem lại cho tim, vì ớt cung cấp chất dinh dưỡng chính đáng cần thiết cho tim ngay lập tức. Hầu hết tim thiếu chất dinh dưỡng do chúng ta thường ăn các loại thực phẩm chế biến bán sẵn.  

                Để chứng tỏ gía trị của ớt, thấy ớt tuyệt diệu dường nào, và thực phẩm ưu hạng của tim là gì, các bác sĩ ở phương Đông đã làm thực nghiệm sau và đã được đăng trên nhiều tạp chí nơi họ làm thí nghiệm. Các bác sĩ cho vài mô tim sống vào trong một ly thủy tinh ở phòng thí nghiệm được khử trùng có đầy nước chưng cất (distilled water), và nuôi mô tim chỉ với ớt (cayenne pepper), theo định kỳ làm sạch các lớp cặn dưới đáy ly và thêm nước cất. Suốt khoảng thời gian nuôi mô tim, cứ cách vài ngày bác sĩ phải cắt bớt mô tim vì nó phát triển rất nhanh. Không có tuyến yên và tuyến tùng (pituitary and pineal glands) điều khiển, mô cứ tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng, vì vậy họ phải theo dõi luôn. Họ nuôi mô tim sống trong 15 năm.

                Sau khi bác sĩ qua đời, các cộng sự viên tiếp tục nuôi mô tim thêm hai năm trước khi hủy nó đi vì không cần phải làm thêm nghiên cứu này nữa. Điều này chứng tỏ gía trị dinh dưỡng tuyệt hảo của ớt đối với mô tim. Đây cũng là lý do tại sao rất nhiều trường hợp gây kinh ngạc được sáng tỏ khi người ta sử dụng ớt cho cơn tấn công nhồi máu cơ tim. Vì đa số các trường hợp này là do tim suy dinh dưỡng. Tim không được dinh dưỡng đúng trong thời gian lâu dài đến nỗi nó qúa đói mệt, rồi đến một lúc điều người ta âu lo xảy ra: nhồi máu cơ tim.

                Một ly trà ớt đem đến cho trái tim một lượng dinh dưỡng của thực phẩm nguyên chất mạnh mẽ, đem nhanh chóng và kỳ diệu đủ để vực dậy một người trong cơn nguy cấp của bệnh tim. Đây là điều mà mọi người nên biết, vì cơn nhồi máu cơ tim có thể đến với thân nhân hay bạn bè bất cứ lúc nào, đến ngay cả với chính bạn nữa. Trà nóng có tác dụng nhanh hơn thuốc viên (tablet), viên nang (capsule) hay trà lạnh, vì trà nóng làm cho tế bào mở rộng và tiếp nhận ớt nhanh hơn nhiều, và chất dinh dưỡng hiệu năng đi trực tiếp vào tim, qua các động mạch.
 
http://curezone.com/upload/_N_Forums/Natural_Heali/chart.gif

 Ớt cũng giúp thuyên giảm các chứng bệnh khác như:      
    - Cục máu đông (blood clots). Ớt rất gía trị trong việc phòng ngừa và làm tan cục máu đông  
    - Xơ vữa động mạch hay Xơ cứng động mạch (Atheroslerosis or Arteriosclerosis): Ớt làm mềm thành mạch, mở rộng các mạch máu, tăng sức mạnh cho tim, và làm sạch bên trong thành mạch của hệ tuần hoàn.  
    - Suy tim sung huyết (Congestive heart failure): Ớt giúp tim được thư giãn và khỏe mạnh, mở rộng các mạch máu, dọn sạch những chất bẩn. Về lâu dài căn bệnh tim trầm trọng có thể hồi phục lại gần như bình thường với việc đều đặn dùng ớt. Uống một muỗng ăn phở bột ớt trong một ly nước nóng.
    - Triglycerides cao: Ớt giúp giảm lượng triglycerides là chất béo trung tính tổng hợp từ các carbohydrat cơ thể lưu trữ trong các tế bào mỡ. 
   - Loạn nhịp tim (Heart arrhythmias): Ớt giúp giảm nhịp tim đập nhanh, tăng cường máu đến tim, ngăn ngừa máu đóng calcium.     
    - Hỗ trợ tim mạch, lọc máu và kích thích toàn bộ hệ thống cơ thể. Giúp thông các tắc nghẽn ở động mạch, tĩnh mạch và hệ bạch huyết. 
    - Gia tăng chức năng não bộ, một trong những hiệu qủa tốt nhất là gia tăng lưu thông máu đến vùng đầu và não. Hiệu nghiệm trong việc chống lại chứng nhức nửa đầu (migraine headache) và nhức đầu chùm (cluster headache).
     - Có thể cầm máu rất nhanh bằng cách giội rửa vết thương với 1 đến 5 ống nhỏ giọt đầy (1-5 full droppers), sau đó đắp bột ớt cayenne lên vết thương.  
    - Tăng cường lưu thông máu và giảm hay cầm máu từ vết loét dạ dầy. Khi uống trà ớt, nó sẽ kích thích lưu thông máu. Dùng để trị chứng khó tiêu (indigestion) và ợ nóng (heartburn).       
    - Giúp tan đờm và nhanh chóng chữa lành các chứng cảm lạnh, cúm. Được dùng như thảo dược làm toát mồ hôi (diaphoretic).     
    - Giúp hạ cholesterol và ngăn ngừa cục máu đông thành hình bằng cách làm loãng máu và giúp chữa lành trái tim sau cơn nhồi máu cơ tim (heart attack).   
    - Giúp giảm viêm họng và viêm amidan.    
                                                CHỨNG TỪ:   

        Năm 1979, Dick Quinn đã qua cái chết lâm sàng vì cơn nhồi máu cơ tim tấn công nhưng được cứu tỉnh lại. Với các động mạch tim bị nghẽn hoàn toàn, ông có hai con đường chọn lựa: hoặc là giải phẫu tim hoặc là chết. Thật không may, giải phẫu không thành công; sau vài tuần, tình trạng tệ hơn, bác sĩ đề nghị giải phẫu lần thứ hai. Dick từ chối vì vết mổ trước vẫn chưa lành , còn đau lắm. Ông thấy rằng lập lại cùng một phẫu thuật như trước không cách gì giúp ông khá hơn được.    
        Vì từ chối giải phẫu và thuốc men không giúp gì được, bác sĩ cho ông về nhà. Ông qúa yếu nhược, gia đình không hy vọng ông sống sót. 
        Một hôm ngồi trong công viên để sưởi nắng, bất ngờ một bà láng giềng lại chỗ ông nói ông dùng ớt để chữa trị. Sau khi lịch sự yêu cầu để ông yên tĩnh một mình, Dick về nhà phớt lờ đề nghị buồn cười đó.    
        Thêm vài tuần, sức khỏe càng tuột dốc, trong cơn tuyệt vọng ông quyết định thử dùng ớt.    
        Dick lấy một số thuốc cho tim loại viên bọc, đổ thuốc ra, nhét bột ớt từ ngăn đựng gia vị vào rồi uống rồi đi ngủ. Kết qủa thật kỳ diệu, ngay sáng hôm sau ông đã cảm thấy khỏe hơn rất nhiều và không lâu sau đã trở lại làm việc. Ông viết quyển Left for Dead kể lại câu chuyện của ông, thuyết trình qua radio, và công thức Ớt của ông có mặt trên hàng ngàn cửa tiệm thực phẩm. Dick bị nhồi máu cơ tim năm 42 tuổi, đến tuổi 58 nhiều người trên thế giới đã biết đến ông, thuyết trình 300 ngày một năm, chia sẻ về những ích lợi cứu mạng của Ớt. 
                                        THỰC HÀNH:  

        Nếu bạn muốn đem theo thứ gì cần thiết trong túi cứu thương để có thể dùng cấp cứu ngay cho người bị nhồi máu cơ tim hay đột qụy, hãy mang theo rượu ớt. Dr. Christopher khám phá rằng một ly trà ớt nóng với một muỗng càphê rượu ớt sẽ làm ngưng cơn tấn công chưa đầy ba phút.     

- Khi bạn cảm thấy cơn nhồi máu cơ tim sắp xảy ra, hãy uống ly trà ớt nóng cứ 15 phút một lần cho đến lúc các triệu chứng qua đi.
- Nếu bệnh nhân đã bất tỉnh vì nhồi máu cơ tim, bắt đầu cho hai muỗng càphê rượu ớt vào miệng, sau đó tăng thêm khi bệnh nhân bắt đầu có phản ứng. Trong các chứng từ, có nhiều trường hợp bệnh nhân chết lâm sàng, da chuyển sang màu xanh (blue), tim ngừng đập, được cho rượu ớt từ 1 đến 12 muỗng càphê, tim bệnh nhân đập trở lại và được phục hồi. Bác sĩ Anderson là bác sĩ được biết đến về một lần đã chạy vội đến bãi đậu xe và cho rượu ớt vào trong miệng một anh đã tắt thở vì bị nhồi máu cơ tim trong khi anh này đang đậu xe. Chỉ trong vòng vài phút, tim anh bắt đầu đập lại.     
 - Chảy máu, xuất huyết (bên trong hay bên ngoài cơ thể): pha ly trà Ớt nóng (dùng một muỗng càphê ớt bột hay 30 giọt rượu ớt) để nguội bớt rồi uống, uống luôn cả bã bột ớt nếu có thể. Máu sẽ cầm lại trong vòng 10 giây.       
- Vết thương: bạn có thể rắc bột ớt lên vết thương, hay rửa vết thương bằng rượu ớt, máu sẽ cầm lại trong vài giây. 
- Cầm máu sau khi sinh: bơm 15-20 ống nhỏ giọt (một ống nhỏ giọt chứa 30 giọt) rượu ớt trực tiếp vào âm đạo. Máu sẽ cầm lại ngay trong giây lát.       
- Trẻ sơ sinh bị ngạt thở: dùng vài giọt rượu ớt hòa với vài giọt nước (nửa này nửa kia) nhỏ vào lưỡi bé.
       
  GHI CHÚ: trường hơp cấp cứu, khi có sẵn ớt cay tươi trong nhà, gĩa nhuyễn ớt cay tươi rồi pha với nước nóng để làm trà ớt cho bệnh nhân uống (1 trái ớt cay to dài bằng ngón tay trỏ pha trong 200-250 ml nước nóng).   

   
                     LIỀU LƯỢNG DUY TRÌ HÀNG NGÀY     

    *Rượu ớt: bắt đầu bằng 5 giọt trong nước uống hay nước trái cây ngày ba lần. Tăng dần lên đến 1 ống nhỏ giọt đầy (= 30 giọt), ngày 3 lần. 

    *Bột ớt: Bắt đầu bằng 1/4 muỗng càphê ớt bột ngày 3 lần, và tăng dần lên 1 muỗng càphê ngày 3 lần. Cho ớt (bột ớt hay rượu ớt, giấm ớt) vào ly nước nóng, để 5 phút như pha trà rồi uống. Uống càng nóng càng tốt. 
                Rượu dược thảo tươi thì mạnh hơn và có hiệu qủa hơn loại mua ở thị trường. Nhiều người không tin thảo dược có kết qủa, vì họ dùng hàng thương mại bán sẵn. Chúng không hữu hiệu vì hai lý do:
1) Bệnh nhân không dùng đủ liều lượng lớn.
2) Sản phẩm thương mại thường nhẹ đến nỗi bạn có thể uống cả chai mà vẫn không kết qủa gì.   
                Hãy tự làm rượu ớt lấy để đảm bảo chất lượng tươi và tính hiệu qủa của nó.


Click here for ingredients http://www.naturesfoodmarket.com/images/company_assets/e018d6d6-1329-488f-8261-f43ecd8b2946/product_catalog/1093-Cayenne-Tincture.JPG

   
CÁCH LÀM RƯỢU ỚT (CAYENNE TINCTURE) 

                Bạn có thể chiết suất dược thảo bằng cách dùng nước giống như pha trà. Tuy nhiên cách này không để được lâu. Cách tốt nhất là ngâm rượu. Rượu giúp trích ra được một số chất mà nước khó lấy ra. Ngoài ra có thể dùng giấm táo (apple cider vinegar) thay vì dùng rượu. Rượu chọn từ loại 40% alcohol (80 proof) trở lên. Rượu 40% có nghĩa là 40% alcohol ngũ cốc và 60% nước cất. Ở Mỹ hay Tây Phương dùng rượu Vodka 40-50% alcohol, hay dùng rượu Ever Clear 75%, 95% grain alcohol. Nếu dùng 1 lít rượu 95% thì pha thêm 1 lít nước cất.
    

    - Từ ớt tươi: Rượu thuốc nếu có thể bắt đầu ngâm vào ngày đầu tháng ta. Lấy ớt tươi, ớt càng cay càng tốt, có thể dùng nhiều loại ớt cùng lúc, rửa sạch để thật ráo nước, cắt bỏ cuống, cho vào máy xay (blender), đổ rượu cho ngập bên trên mặt ớt. Xay khoảng một phút hay đến khi được hòa đều. Ớt tươi cho hiệu lực mạnh mẽ. Bạn có thể dùng tươi ngay khi vừa xay, và rất tốt. Nhưng bạn nên cho vào chai thủy tinh, đặt nơi tối không có ánh sáng, mỗi ngày lắc đều vài lần. Sau 14 ngày, lọc bỏ bã. Bạn sẽ được chai rượu ớt để được rất nhiều năm.     


    - Từ bột ớt khô: lấy 4 oz (khoảng 120g) – chọn loại có độ H.U (heat unit) cao 70.000 H.U hay 90.000 H.U - ngâm trong một lít rượu 45% alcohol trong 14 ngày. Người mới bắt đầu dùng ớt, dùng loại 35.000 H.U trước.      
                Thảo dược số một để cấp cứu có sẵn trong tay là ớt (cayenne). Đúng vậy, ớt cay. Ớt càng cay càng chứa nhiều phytochemical, càng tác dụng hơn. Do đó chọn loại ớt cay nhất nếu có thể được.     
                Hãy luôn có một chai rượu ớt nhỏ sẵn bên mình trong túi, túi xách tay, trong xe, trong tủ thuốc, nơi bàn làm việc. Bạn cũng nên làm sẵn ớt bột khô dự trữ ở nhà bếp phòng khi cần thiết.

Khi nào tôi thấy được hiệu qủa?    

                Ớt có tác dụng rất nhanh, bạn có thể cảm thấy ngay. Ớt gia tăng máu lưu thông ngay tức khắc và bạn cảm thấy năng lực gia tăng ngay lần đầu bạn dùng thử. Tuy nhiên nếu bạn nôn nóng dùng qúa nhiều sớm qúa, bạn có thể đi tiêu chảy hay cảm thấy khó chịu ở bao tử.      

                Thoạt đầu nếu bạn dùng nhiều qúa, hãy giảm bớt lại hoặc là dùng trong bữa ăn nhiều. Bơ, kem và yao-ua sẽ làm giảm cái nóng của ớt trong bao tử tốt hơn là nước. Bạn cũng có thể rắc ớt bột vào thức ăn. Ớt cay ở miệng thông báo cho cơ thể biết trước cái nóng đang trên đường đi tới”     

http://www.jcrows.com/cayenne.html

ĐAU KHỔ VÀ GIẢI THOÁT


CTM đăng bài này để phần nào giải đáp cho những thắc mắc của bạn blog HỒNG NGA.

ĐAU KHỔ VÀ GIẢI THOÁT

Metal Church thân mến,

Bạn đang đối diện với một vấn đề rất thường tình của đời sống tâm linh. Đó là đau khổ và sự giải thoát.

Bạn nêu lên đau khổ và chưa thử hỏi đau khổ đó do đâu mà có phải không?
Bạn đặt vấn đề Thiên Chúa nhân từ sao không giải thoát con người khỏi đau khổ và bất công phải không?

Bạn hãy cùng tôi suy nghĩ một chuyện cụ thể đang diễn ra với mình nha.

Sáng Chúa Nhật, 22 táng 04 vừa qua, sau khi dâng lễ cho các bạn trẻ Jrai đang làm công nhân ở Sài Gòn xong mình về nhà. Trên đường về mình bị tai nạn gãy xương đùi trái và bể mỏm khuỷu tay trái. Một số người đạo đức bảo Chúa trao thánh giá cho cha nặng quá. Người khác lại nêu ra nghi vấn về tiến trình niềm tin rằng mình đang sống trong Mùa Phục Sinh mà cha lại sống Mùa thương khó à?

Nhưng mình nghĩ và cảm nghiệm khác !

Mình cho rằng Chính Chúa Yêsu đã cứu mình, nếu không bây giờ mình đã “xanh cỏ” rồi, còn đâu mà viết blog trả lời bạn. Hôm đó mình đang đi thẳng trên con đường Lý Thường Kiệt, đã qua chợ tân Bình một đoạn. Bổng nghe có tiếng ô tô, mình nhìn kỷ lại thì thấy một người chạy xe gắn máy chở một người trên vai vác những cây nhôm và lá tôn cuộn lại, vật tư làm hộp đèn quảng cáo, đang lao thẳng vào mặt mình. Mình không nhớ chính xác lúc đó mình làm gì, chỉ biết là mình văng ra khỏi xe lộn trên hông vài vòng rồi té xuống gãy xương chân và xương tay. Mình không thuộc loại biết nhảy ra khỏi xe. Bây giờ nghĩ lại, nếu lúc đó mình không văng ra khỏi xe, tôn và những cây nhôm đó có thể đã cắt cổ, hoặc sẽ có cái gì đó xẩy ra kinh khủng hơn nhiều đối với mình.

Trong cảm nghiệm, mình nhận thấy Chúa Yêsu đã giải thoát mình khỏi điều khốn khổ hơn, mà có thể mình và nhiều người thân yêu của mình sẽ không chịu nổi.

Nhưng bạn sẽ hỏi, tại sao Chúa không cứu luôn cho tôi khỏi phải gãy chân tay?
Điều này trước tiên bạn phải gặp Chúa Yêsu trực tiếp để hỏi, mình không có tư cách trả lời thay Ngài đâu. Mình chỉ có một vài suy diễn vu vơ về nguyên nhân gây ra đau khổ thôi.

Hậu quả của tai nạn của mình là một hậu quả tối thiểu và tất yếu do sự ham muốn của con người gây ra. Anh bạn chở vật tư kia “ham đi nhanh, ham xong việc mau và ham có tiền nhiều”. Còn tôi thì “ham vu vơ suy nghĩ đủ thứ chuyện đang khi đi đường”. Chúng tôi mỗi ngươi chạy theo cái “ham” của mình, mà bất chấp một trật tự tối thiểu là luật an toàn giao thông, thế nên đau khổ do chúng tôi tự gây ra cho mình. Trong cuộc sống cũng có nhều khi đau khổ cho kẻ khác gây ra cho mình. Vì tiền, Trung Quốc đã từng nhập vào Việt Nam tương ớt, rồi trứng gà trứng vít, rồi cả son môi có những hoá chất có thể gây ung thư. Vì chứng minh quyền lực và sự đúng đắng của học thuyết mình chọn lựa, Hitler đã giết không biết bao nhiêu người Do Thái vô tội và thông thái hơn ông …

Đứng đằng sau hết những ham muốn đó là ham muốn tự tại, ham muốn tự mình làm chúa của mình. Nhưng có ai dừng lại được chỗ đó !? Đã làm chúa của mình rồi thì cũng muốn thống trị và làm chúa kẻ khác. Nhìn sâu trong chiều kích tâm linh, chúng ta thấy ham muốn vừa là động lực, vừa là ràng buộc. Có một thế lực của sự ác đang điều khiển ham muốn nay.

Bạn lại sẽ hỏi, nhưng Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người, thì Ngài có quyền tiêu diệt cái “ham” trời ơi đất hỡi của con người chứ?

Bạn hãy nhớ lại điều quan trọng ngay từ giây phút đầu tiên của kiếp người. Thiên Chúa dựng nên con người giống Thiên Chúa và Ngài cho họ được tự do. Cái tự do thật lớn lao. Tự do đến mức có thể từ chối Ngài, không nhận Ngài là Thiên Chúa. Có người đã nói một cách nôm na rằng khi cho con người tự do, Thiên Chúa đã tự hạn chế uyền năng của mình.

Như vậy khẳng định đầu tiên của chúng ta là, Thiên Chúa không bao giờ là tác giả của đau khổ, mà ngược lại Ngài luôn tìm mọi cách làm cho sức công phá của sự dữ bị giảm thiểu. Đó cũng là cách Ngài giải thoát chúng ta.

Nhưng như bạn nêu, người ỏ hiền thì gặp dữ, còn những kẻ tham ô, bậy bạ lại cứ sống như trên cõi phúc, nghĩa là sao?

Thứ nhất người ở hiền gặp dữ là do mức độ của sự tàn ác mà con người muốn dành cho nhau; thứ hai bạn đừng nghĩ những kẻ sống có vẻ phè phởn thế kia là hạnh phúc! Hạnh phúc sao lắm kẻ phải tìm quên sự thật trong ma túy? Nhiều người khác phải tự tử để tìm lại giá trị làm người của mình.

Có thể bạn mong Thiên Chúa giải thoát những người nghèo đói, khổ đau theo kiểu và cả chính bạn nữa theo giá trị của xã hội hôm nay? Nếu bạn mong như vậy thì xã hội hôm nay có bổn phận giải thoát chứ không phải Thiên Chúa. Nhưng liệu đó có phải là giải thoát hay lại là một ràng buộc vào đảng phái, vào danh vọng ảo và cuối cùng là vào chính bế tắc.

Con đường giải thoát của Thiên Chúa thật sự mưu cầu hạnh phúc cho mọi người, nhất là những người khổ đau, nghèo đói, nhưng Ngài không theo giá trị mà con người đang huyền hoặc nhau, mà là giá trị làm người đích thức, giá trị Ngài đã thổi vào con người khi Ngài tạo dựng nên nó.

Bạn có thể không tin có Thiên Chúa, nhưng không vì bạn không tin mà không có Thiên Chúa!!!

Còn nếu bạn tin thì hãy tìm cách gặp Thiên Chúa đi. Đừng dừng lại ở một vài tranh luận chỉ làm cho người ta mệt mỏi, mà không có sức sống.

Tin là sống. Tin mà không sống thì chưa chắc là tin.

An Thanh, CSsR

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Lịch sử Cứu Độ của Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần Thánh, Vọng Phục Sinh


Xin Nhấn vào đây để nghe Bài Giảng hoặc tải xuống

Thứ Bảy Tuần Thánh, Vọng Phục Sinh

Bài đọc: Gen 1:1-2:2; Exo 14:15-15:1; Isa 54:5-14; Isa 55:1-11; Eze 36:16-28; Rom 6:3-11; Mk 16:1-8.

1/ Bài đọc I: 1 Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. 2 Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước.
3 Thiên Chúa phán: "Phải có ánh sáng." Liền có ánh sáng.
4 Thiên Chúa thấy rằng ánh sáng tốt đẹp. Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối.
5 Thiên Chúa gọi ánh sáng là "ngày", bóng tối là "đêm". Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ nhất.
6 Thiên Chúa phán: "Phải có một cái vòm ở giữa khối nước, để phân rẽ nước với nước."
7 Thiên Chúa làm ra cái vòm đó và phân rẽ nước phía dưới vòm với nước phía trên. Liền có như vậy. 8 Thiên Chúa gọi vòm đó là "trời". Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ hai.
9 Thiên Chúa phán: "Nước phía dưới trời phải tụ lại một nơi, để chỗ cạn lộ ra." Liền có như vậy.
10 Thiên Chúa gọi chỗ cạn là "đất", khối nước tụ lại là "biển". Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.
11 Thiên Chúa phán: "Đất phải sinh thảo mộc xanh tươi, cỏ mang hạt giống, và cây trên mặt đất có trái, ra trái tuỳ theo loại, trong có hạt giống." Liền có như vậy.
12 Đất trổ sinh thảo mộc, cỏ mang hạt giống tuỳ theo loại, và cây ra trái, trong trái có hạt giống tuỳ theo loại. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.
13 Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ ba.
14 Thiên Chúa phán: "Phải có những vầng sáng trên vòm trời, để phân rẽ ngày với đêm, để làm dấu chỉ xác định các đại lễ, ngày và năm.
15 Đó sẽ là những vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất." Liền có như vậy.
16 Thiên Chúa làm ra hai vầng sáng lớn: vầng sáng lớn hơn để điều khiển ngày, vầng sáng nhỏ hơn để điều khiển đêm; Người cũng làm ra các ngôi sao.
17 Thiên Chúa đặt các vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất,
18 để điều khiển ngày và đêm, và để phân rẽ ánh sáng với bóng tối. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.
19 Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ tư.
20 Thiên Chúa phán: "Nước phải sinh ra đầy dẫy những sinh vật lúc nhúc, và loài chim phải bay lượn trên mặt đất, dưới vòm trời."
21 Thiên Chúa sáng tạo các thủy quái khổng lồ, cùng mọi sinh vật vẫy vùng lúc nhúc dưới nước tuỳ theo loại, và mọi giống chim bay tuỳ theo loại. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.
22 Thiên Chúa chúc phúc cho chúng rằng: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy biển; và chim phải sinh sản cho nhiều trên mặt đất."
23 Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ năm.
24 Thiên Chúa phán: "Đất phải sinh ra các sinh vật tuỳ theo loại: gia súc, loài bò sát và dã thú tuỳ theo loại." Liền có như vậy.
25 Thiên Chúa làm ra dã thú tuỳ theo loại, gia súc tuỳ theo loại và loài bò sát dưới đất tuỳ theo loại. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.
26 Thiên Chúa phán: "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất."
27 Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.
28 Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất."
29 Thiên Chúa phán: "Đây Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực cho các ngươi. 30 Còn đối với mọi dã thú, chim trời và mọi vật bò dưới đất mà có sinh khí, thì Ta ban cho chúng mọi thứ cỏ xanh tươi để làm lương thực. Liền có như vậy."
31 Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp! Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ sáu.
1 Thế là trời đất cùng với mọi thành phần đã hoàn tất. 2 Ngày thứ bảy, Thiên Chúa đã hoàn thành công việc Người làm. Khi làm xong mọi công việc của Người, ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi.

2/ Bài đọc II: 15 Đức Chúa phán với ông Moses: "Có gì mà phải kêu cứu Ta? Hãy bảo con cái Israel cứ nhổ trại. 16 Phần ngươi, cầm gậy lên, giơ tay trên mặt biển, rẽ nước ra cho có lối đi khô ráo ngay giữa lòng biển, để con cái Israel đi vào. 17 Còn Ta, Ta sẽ làm cho lòng người Ai-cập ra chai đá. Chúng sẽ tiến vào theo sau các ngươi. Bấy giờ Ta sẽ được vẻ vang hiển hách khi đánh bại Pharao cùng toàn thể quân lực, chiến xa và kỵ binh của vua ấy. 18 Người Ai-cập sẽ biết rằng chính Ta là Đức Chúa, khi Ta được vẻ vang hiển hách vì đã đánh bại Pharao cùng chiến xa và kỵ binh của vua ấy."
19 Thiên sứ của Thiên Chúa đang đi trước hàng ngũ Israel, lại rời chỗ mà xuống đi đàng sau họ. Cột mây bỏ phía trước mà đứng về phía sau, 20 chen vào giữa hàng ngũ Ai-cập và hàng ngũ Israel. Bên kia, mây toả mịt mù, bên này, mây lại sáng soi đêm tối, khiến cho hai bên suốt đêm không xáp lại gần nhau được.
21 Ông Moses giơ tay trên mặt biển, Đức Chúa cho một cơn gió đông thổi mạnh suốt đêm, dồn biển lại, khiến biển hoá thành đất khô cạn. Nước rẽ ra, 22 và con cái Israel đi vào giữa lòng biển khô cạn, nước sừng sững như tường thành hai bên tả hữu. 23 Quân Ai-cập đuổi theo; toàn thể chiến mã, chiến xa và kỵ binh của Pharao tiến vào giữa lòng biển, đằng sau dân Israel.
24 Vào lúc gần sáng, từ cột lửa và mây, Đức Chúa nhìn xuống hàng ngũ Ai-cập, Người gây rối loạn trong hàng ngũ chúng.
25 Người làm cho chiến xa kẹt bánh, khiến chúng phải vất vả mới di chuyển nổi. Quân Ai-cập bảo nhau: "Ta phải trốn bọn Israel, vì Đức Chúa chiến đấu chống lại người Ai-cập để giúp họ."
26 Đức Chúa phán với ông Moses: "Hãy giơ tay trên mặt biển, nước sẽ ập xuống trên quân Ai-cập cùng với chiến xa và kỵ binh của chúng."
27 Ông Moses giơ tay trên mặt biển, và biển ập lại như cũ, vào lúc tảng sáng. Quân Ai-cập đang chạy trốn thì gặp nước biển, Đức Chúa xô ngã quân Ai-cập giữa lòng biển.
28 Nước ập xuống, vùi lấp chiến xa và kỵ binh, vùi lấp toàn thể quân lực của Pharao đã theo dân Israel đi vào lòng biển. Không một tên nào sống sót. 29 Còn con cái Israel đã đi giữa lòng biển khô cạn, nước sừng sững như tường thành hai bên tả hữu. 30 Ngày đó, Đức Chúa đã cứu Israel khỏi tay quân Ai-cập. Israel thấy quân Ai-cập phơi thây trên bờ biển.
31 Israel thấy Đức Chúa đã ra tay hùng mạnh đánh quân Ai-cập. Toàn dân kính sợ Đức Chúa, tin vào Đức Chúa, tin vào ông Moses, tôi trung của Người.
1 Bấy giờ ông Moses cùng với con cái Israel hát mừng Đức Chúa bài ca sau đây. Họ ca rằng: "Tôi xin hát mừng Chúa, Đấng cao cả uy hùng: Kỵ binh cùng chiến mã, Người xô xuống đại dương.

3/ Bài đọc III: 5 Quả thế, Đấng cùng ngươi sánh duyên cầm sắt chính là Đấng đã tác thành ngươi,
tôn danh Người là Đức Chúa các đạo binh;
Đấng chuộc ngươi về, chính là Đức Thánh của Israel,
tước hiệu Người là Thiên Chúa toàn cõi đất.

6 Phải, Đức Chúa đã gọi ngươi về, như người đàn bà bị ruồng bỏ, tâm thần sầu muộn.
"Người vợ cưới lúc thanh xuân, ai mà rẫy cho đành?" Thiên Chúa ngươi phán như vậy.

7 Trong một thời gian ngắn, Ta đã ruồng bỏ ngươi,
nhưng vì lòng thương xót vô bờ, Ta sẽ đón ngươi về tái hợp.

8 Lúc lửa giận bừng bừng, Ta đã một thời ngoảnh mặt chẳng nhìn ngươi, nhưng vì tình nghĩa ngàn đời, Ta lại chạnh lòng thương xót, Đức Chúa, Đấng cứu chuộc ngươi, phán như vậy.
9 Ta cũng sẽ làm như thời Noah: lúc đó, Ta đã thề rằng hồng thủy sẽ không tràn ngập mặt đất nữa,
cũng vậy, nay Ta thề sẽ không còn nổi giận và hăm doạ ngươi đâu.

10 Núi có dời có đổi, đồi có chuyển có lay, tình nghĩa của Ta đối với ngươi vẫn không thay đổi,
giao ước hoà bình của Ta cũng chẳng chuyển lay, Đức Chúa là Đấng thương xót ngươi phán như vậy. 11 Hỡi thành đô khốn đốn, ba chìm bảy nổi, không người ủi an!
Này, đá của ngươi, Ta lấy phẩm màu tô điểm, nền móng ngươi, Ta đặt trên lam ngọc,

12 lỗ châu mai tường thành, Ta xây bằng hồng ngọc, các cửa thành ngươi, bằng pha lê,
tường trong luỹ ngoài, toàn đá quý.

13 Con cái ngươi, Đức Chúa đều dạy dỗ, chúng sẽ được vui hưởng thái bình.
14 Nền tảng vững bền của ngươi sẽ là đức công chính; ngươi sẽ thoát khỏi áp bức, không còn phải sợ chi, sẽ thoát khỏi kinh hoàng, vì kinh hoàng sẽ không đến gần ngươi nữa.

4/ Bài đọc IV: 1 Đến cả đi, hỡi những người đang khát, nước đã sẵn đây! Dầu không có tiền bạc, cứ đến mua mà dùng; đến mua rượu mua sữa, không phải trả đồng nào.
2 Sao lại phí tiền bạc vào của không nuôi sống, tốn công lao vất vả vào thứ chẳng làm cho chắc dạ no lòng? Hãy chăm chú nghe Ta, thì các ngươi sẽ được ăn ngon, được thưởng thức cao lương mỹ vị. 3 Hãy lắng tai và đến với Ta, hãy nghe thì các ngươi sẽ được sống.
Ta sẽ lập với các ngươi một giao ước vĩnh cửu, để trọn bề nhân nghĩa với Đavít.

4 Này, Ta đã đặt Đavít làm nhân chứng cho các dân, làm thủ lãnh chỉ huy các nước.
5 Này, ngươi sẽ chiêu tập một dân tộc ngươi không quen biết; một dân tộc không quen biết ngươi sẽ chạy đến với ngươi, vì Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi,
vì Đức Thánh của Israel đã làm cho ngươi được vinh hiển.

6 Hãy tìm Đức Chúa khi Người còn cho gặp, kêu cầu Người lúc Người ở kề bên.
7 Kẻ gian ác, hãy bỏ đường lối mình đang theo, người bất lương, hãy bỏ tư tưởng mình đang có
mà trở về với Đức Chúa - và Người sẽ xót thương - về với Thiên Chúa chúng ta, vì Người sẽ rộng lòng tha thứ.

8 Thật vậy, tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta - sấm ngôn của Đức Chúa.
9 Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi,
và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy.

10 Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn,
11 thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó.

5/ Bài đọc V: 16 Có lời Đức Chúa phán với tôi rằng: 17 Hỡi con người, con cái nhà Israel đang cư ngụ trên đất của chúng, đã làm cho đất ấy ra ô uế vì lối sống và các hành vi của chúng; lối sống của chúng trước mặt Ta cũng ô uế như người đàn bà trong thời kinh nguyệt.
18 Ta đã trút xuống trên chúng cơn thịnh nộ của Ta vì máu chúng đã đổ ra trên đất ấy và làm cho đất ấy ra ô uế vì các việc ô uế của chúng.
19 Ta đã tung chúng đi các dân và gieo chúng vào các nước. Ta đã căn cứ vào lối sống và các hành vi của chúng mà xét xử.
20 Chúng đã làm cho danh Ta bị xúc phạm giữa các dân mà chúng đi đến, khiến người ta nói về chúng rằng: "Đó là dân của Đức Chúa, chúng đã phải ra khỏi xứ của Người."
21 Nhưng Ta ái ngại cho thánh danh Ta đã bị nhà Israel xúc phạm giữa các dân mà chúng đi đến. 22 Vì thế, ngươi hãy nói với nhà Israel: Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này: Hỡi nhà Israel, không phải vì các ngươi mà Ta hành động, mà vì danh thánh của Ta đã bị các ngươi xúc phạm giữa các dân các ngươi đã đi đến.
23 Ta sẽ biểu dương danh thánh thiện vĩ đại của Ta đã bị xúc phạm giữa chư dân, danh mà các ngươi đã xúc phạm ở giữa chúng. Bấy giờ chư dân sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa - sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa Thượng - khi Ta biểu dương sự thánh thiện của Ta nơi các ngươi ngay trước mắt chúng.
24 Bấy giờ, Ta sẽ đem các ngươi ra khỏi các dân tộc, sẽ quy tụ các ngươi lại từ khắp các nước, và sẽ dẫn các ngươi về đất của các ngươi. 25 Rồi Ta sẽ rảy nước thanh sạch trên các ngươi và các ngươi sẽ được thanh sạch, các ngươi sẽ được sạch mọi ô uế và mọi tà thần.
26 Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt.
27 Chính thần trí của Ta, Ta sẽ đặt vào lòng các ngươi, Ta sẽ làm cho các ngươi đi theo thánh chỉ, tuân giữ các phán quyết của Ta và đem ra thi hành.
28 Các ngươi sẽ cư ngụ trong đất Ta đã ban cho tổ tiên các ngươi. Các ngươi sẽ là dân của Ta. Còn Ta, Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi.

6/ Bài đọc VI: 3 Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao?
4 Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới.
5 Thật vậy, vì chúng ta đã nên một với Đức Kitô nhờ được chết như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại.
6 Chúng ta biết rằng: con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Kitô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa.
7 Quả thế, ai đã chết, thì thoát khỏi quyền của tội lỗi. 8 Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta.
9 Thật vậy, chúng ta biết rằng: một khi Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người.
10 Người đã chết, là chết đối với tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người sống, là sống cho Thiên Chúa. 11 Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa, trong Đức Kitô Giêsu.

7/ Phúc Âm: 1 Vừa hết ngày Sabbath, bà Maria Magdala với bà Maria mẹ ông Giacôbê, và bà Salômê, mua dầu thơm để đi ướp xác Đức Giêsu.
2 Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ.
3 Các bà bảo nhau: "Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ giùm ta đây?"
4 Nhưng vừa ngước mắt lên, các bà đã thấy tảng đá lăn ra một bên rồi, mà tảng đá ấy lớn lắm.
5 Vào trong mộ, các bà thấy một người thanh niên ngồi bên phải, mặc áo trắng; các bà hoảng sợ.
6 Nhưng người thanh niên liền nói: "Đừng hoảng sợ! Các bà tìm Đức Giêsu Nazareth, Đấng bị đóng đinh chứ gì! Người đã trỗi dậy rồi, không còn đây nữa. Chỗ đã đặt Người đây này!
7 Xin các bà về nói với môn đệ Người và ông Phêrô rằng Người sẽ đến Galilee trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người như Người đã nói với các ông."
8 Vừa ra khỏi mộ, các bà liền chạy trốn, run lẩy bẩy, hết hồn hết vía. Các bà chẳng nói gì với ai, vì sợ hãi.




GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Lịch sử Cứu Độ của Thiên Chúa

Thiên Chúa chúng ta thờ là Thiên Chúa duy nhất trong vũ trụ này. Sự kiện Ngài cho Con của Ngài, Đức Giêsu Kitô, từ cõi chết sống lại một lần nữa chứng tỏ điều này. Nhìn lại lịch sử cứu độ, chúng ta thấy Ngài là Đấng dựng nên vũ trụ và điều khiển muôn loài. Ngài đã chọn Israel như dân riêng để chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế ra đời. Ngài trung thành trong những gì Ngài đã hứa với con người cho dù con người đã phản bội Ngài. Ngài luôn tìm cách để cứu độ con người qua biến cố Xuất Hành, qua việc giải phóng và cho dân hồi hương từ các nơi lưu đày. Nhưng sự kiện nổi bật nhất trong lịch sử cứu độ là gởi Đấng Thiên Sai tới mang lấy thân xác con người để chuộc tội cho mọi người. Đấng Thiên Sai đã trải qua cuộc khổ nạn và sống lại vinh quang là trọng tâm của Mầu Nhiệm Phục Sinh chúng ta cử hành đêm nay.
Trong phần phụng vụ Lời Chúa hôm nay, Giáo Hội muốn các tín hữu nhìn lại lịch sử Cứu Độ của Thiên Chúa, bắt đầu với việc tạo dựng vũ trụ và con người, và kết thúc bằng biến cố Phục Sinh của Đức Kitô. Nơi nào hòan cảnh cho phép, Giáo Hội khuyến khích đọc cả 7 bài; nơi nào hòan cảnh không cho phép, phải đọc đọc 3 bài: Biến cố Xuất Hành, ý nghĩa của Bí-tích Rửa Tội trong Thư Rôma, và Biến cố Phục Sinh theo Marcô. Thông thường, các giáo xứ đọc 5 bài: trình thuật tạo dựng trong Sáng Thế Ký, trình thuật tái tạo một quả tim mới và thần khí mới của tiên tri Ezekiel, và 3 bài phải đọc. Hai bài từ Sách Isaiah về sự trung thành yêu thương của Thiên Chúa, và những gì sẽ xảy ra khi triều đại của Đấng Thiên Sai tới, cho những nơi có hòan cảnh đọc cả 7 bài.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Thiên Chúa sáng tạo trời đất và mọi lòai trong đó.

Trình thuật tạo dựng này rất quan trọng cho những ai đang muốn tước quyền sống của thai nhi, người già cả, và các bệnh nhân phải chịu bệnh lâu ngày. Con người không có quyền trên sự sống, họ được trao quyền để bảo vệ sự sống mà thôi. Lương thực Thiên Chúa dựng nên không bao giờ cạn, vì các hạt giống đều có tiềm năng sinh nhiều hạt giống khác, chim trời không ngừng đẻ trứng, cá biển mang những buồng trứng khổng lồ, súc vật cũng có khả năng sinh sôi nẩy nở vô số. Vì thế, Thiên Chúa cũng truyền cho con người phải sinh sản cho đầy mặt đất. Con người không được nhân danh thiếu đồ ăn để tước đi quyền sống của bất cứ ai.

(1) Ngày thứ nhất, Thiên Chúa dựng nên ánh sáng và bóng tối: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước. Thiên Chúa phán: "Phải có ánh sáng." Liền có ánh sáng. Thiên Chúa thấy rằng ánh sáng tốt đẹp. Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối. Thiên Chúa gọi ánh sáng là "ngày," bóng tối là "đêm." Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ nhất.

(2) Ngày thứ hai, Thiên Chúa dựng nên trời: “Thiên Chúa phán: "Phải có một cái vòm ở giữa khối nước, để phân rẽ nước với nước." Thiên Chúa làm ra cái vòm đó và phân rẽ nước phía dưới vòm với nước phía trên. Liền có như vậy. Thiên Chúa gọi vòm đó là "trời." Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ hai.”

(3) Ngày thứ ba, Thiên Chúa dựng nên đất và các lòai thảo mộc: “Thiên Chúa phán: "Nước phía dưới trời phải tụ lại một nơi, để chỗ cạn lộ ra." Liền có như vậy. Thiên Chúa gọi chỗ cạn là "đất," khối nước tụ lại là "biển." Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp. Thiên Chúa phán: "Đất phải sinh thảo mộc xanh tươi, cỏ mang hạt giống, và cây trên mặt đất có trái, ra trái tuỳ theo loại, trong có hạt giống." Liền có như vậy. Đất trổ sinh thảo mộc, cỏ mang hạt giống tuỳ theo loại, và cây ra trái, trong trái có hạt giống tuỳ theo loại. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp. Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ ba.”

(4) Ngày thứ tư, Thiên Chúa dựng nên mặt trời, mặt trăng, và các tinh thể trên vòm trời: “Thiên Chúa phán: "Phải có những vầng sáng trên vòm trời, để phân rẽ ngày với đêm, để làm dấu chỉ xác định các đại lễ, ngày và năm. Đó sẽ là những vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất." Liền có như vậy. Thiên Chúa làm ra hai vầng sáng lớn: vầng sáng lớn hơn để điều khiển ngày, vầng sáng nhỏ hơn để điều khiển đêm; Người cũng làm ra các ngôi sao. Thiên Chúa đặt các vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất, để điều khiển ngày và đêm, và để phân rẽ ánh sáng với bóng tối. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp. Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ tư.”

(5) Ngày thứ năm, Thiên Chúa dựng nên chim trời, cá biển: “Thiên Chúa phán: "Nước phải sinh ra đầy dẫy những sinh vật lúc nhúc, và loài chim phải bay lượn trên mặt đất, dưới vòm trời." Thiên Chúa sáng tạo các thủy quái khổng lồ, cùng mọi sinh vật vẫy vùng lúc nhúc dưới nước tuỳ theo loại, và mọi giống chim bay tuỳ theo loại. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp. Thiên Chúa chúc phúc cho chúng rằng: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy biển; và chim phải sinh sản cho nhiều trên mặt đất." Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ năm.”

(6) Ngày thứ sáu, Thiên Chúa dựng nên thú vật và con người.
- Tạo dựng thú vật: “Thiên Chúa phán: "Đất phải sinh ra các sinh vật tuỳ theo loại: gia súc, loài bò sát và dã thú tuỳ theo loại." Liền có như vậy. Thiên Chúa làm ra dã thú tuỳ theo loại, gia súc tuỳ theo loại và loài bò sát dưới đất tuỳ theo loại. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.
- Tạo dựng con người: Thiên Chúa phán: "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất." Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất." Thiên Chúa phán: "Đây Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực cho các ngươi. Còn đối với mọi dã thú, chim trời và mọi vật bò dưới đất mà có sinh khí, thì Ta ban cho chúng mọi thứ cỏ xanh tươi để làm lương thực. Liền có như vậy." Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp! Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ sáu.

(7) Ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi: “Thế là trời đất cùng với mọi thành phần đã hoàn tất. Ngày thứ bảy, Thiên Chúa đã hoàn thành công việc Người làm. Khi làm xong mọi công việc của Người, ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi.”

2/ Bài đọc II: Israel thấy Đức Chúa đã ra tay hùng mạnh đánh quân Ai-cập.

Cuộc xuất hành của Israel ra khỏi Ai-cập: Sau khi ông Giuse qua đời, vị vua mới, Pharaoh, lên ngôi. Ông không còn nhớ gì tới công ơn của Giuse; nhưng hành hạ người Do-thái sống trên đất Ai-cập, bắt họ sống kiếp nô lệ cho người Ai-cập. Dân chúng kêu cầu lên Thiên Chúa, và Ngài đã chọn ông Moses và Aaron để cứu dân thóat khỏi tay người Ai-cập.

(1) Kế họach cứu độ dân được mặc khải cho ông Moses: “Đức Chúa phán với ông Moses: "Có gì mà phải kêu cứu Ta? Hãy bảo con cái Israel cứ nhổ trại. Phần ngươi, cầm gậy lên, giơ tay trên mặt biển, rẽ nước ra cho có lối đi khô ráo ngay giữa lòng biển, để con cái Israel đi vào. Còn Ta, Ta sẽ làm cho lòng người Ai-cập ra chai đá. Chúng sẽ tiến vào sau các ngươi. Bấy giờ Ta sẽ được vẻ vang hiển hách khi đánh bại Pharaoh cùng toàn thể quân lực, chiến xa và kỵ binh của vua ấy. Người Ai-cập sẽ biết rằng chính Ta là Đức Chúa, khi Ta được vẻ vang hiển hách vì đã đánh bại Pharaoh cùng chiến xa và kỵ binh của vua ấy."

(2) Dân Israel đi qua Biển Đỏ ráo chân: Để thóat khỏi đất Ai-cập, dân chúng phải vượt Biển Đỏ. Làm sao dân chúng có thể vượt biển mà không có thuyền bè, nhất là cho một đám đông dân Do-thái như vậy? Thiên Chúa làm rẽ nước biển làm hai, dựng đứng như hai bức tường thành để dân Ngài đi qua: “Thiên sứ của Thiên Chúa đang đi trước hàng ngũ Israel, lại rời chỗ mà xuống đi đàng sau họ. Cột mây bỏ phía trước mà đứng về phía sau, chen vào giữa hàng ngũ Ai-cập và hàng ngũ Israel. Bên kia, mây toả mịt mù, bên này, mây lại sáng soi đêm tối, khiến cho hai bên suốt đêm không xáp lại gần nhau được. Ông Moses giơ tay trên mặt biển, Đức Chúa cho một cơn gió đông thổi mạnh suốt đêm, dồn biển lại, khiến biển hoá thành đất khô cạn. Nước rẽ ra, và con cái Israel đi vào giữa lòng biển khô cạn, nước sừng sững như tường thành hai bên tả hữu.”

(3) Chúa tiêu hủy toàn bộ quân đội của Pharaoh trong Biển Đỏ: Thấy dân Do-thái đi qua Biển Đỏ. “Quân Ai-cập đuổi theo; toàn thể chiến mã, chiến xa và kỵ binh của Pharao tiến vào giữa lòng biển, đằng sau dân Israel. Vào lúc gần sáng, từ cột lửa và mây, Đức Chúa nhìn xuống hàng ngũ Ai-cập, Người gây rối loạn trong hàng ngũ chúng. Người làm cho chiến xa kẹt bánh khiến chúng phải vất vả mới di chuyển nổi. Quân Ai-cập bảo nhau: "Ta phải trốn bọn Israel, vì Đức Chúa chiến đấu chống lại người Ai-cập để giúp họ."”
Đức Chúa phán với ông Moses: "Hãy giơ tay trên mặt biển, nước sẽ ập xuống trên quân Ai-cập cùng với chiến xa và kỵ binh của chúng." Ông Moses giơ tay trên mặt biển, và biển ập lại như cũ, vào lúc tảng sáng. Quân Ai-cập đang chạy trốn thì gặp nước biển, Đức Chúa xô ngã quân Ai-cập giữa lòng biển. Nước ập xuống, vùi lấp chiến xa và kỵ binh, vùi lấp toàn thể quân lực của Pharaoh đã theo dân Israel đi vào lòng biển. Không một tên nào sống sót.”

(4) Dân Israel nhận ra quyền lực của Thiên Chúa và tin vào Ngài: “Con cái Israel đã đi giữa lòng biển khô cạn, nước sừng sững như tường thành hai bên tả hữu. Ngày đó, Đức Chúa đã cứu Israel khỏi tay quân Ai-cập. Israel thấy quân Ai-cập phơi thây trên bờ biển. Israel thấy Đức Chúa đã ra tay hùng mạnh đánh quân Ai-cập. Toàn dân kính sợ Đức Chúa, tin vào Đức Chúa, tin vào ông Moses, tôi trung của Người. Bấy giờ ông Moses cùng với con cái Israel hát mừng Đức Chúa bài ca sau đây. Họ ca rằng: "Tôi xin hát mừng Chúa, Đấng cao cả uy hùng: Kỵ binh cùng chiến mã, Người xô xuống đại dương.””

3/ Bài đọc III: Thiên Chúa trung thành yêu thương dân Ngài đến muôn đời.

3.1/ Tình nghĩa chồng vợ giữa Thiên Chúa và Israel:
- Thiên Chúa được ví như người chồng: “Quả thế, Đấng cùng ngươi sánh duyên cầm sắt chính là Đấng đã tác thành ngươi, tôn danh Người là Đức Chúa các đạo binh; Đấng chuộc ngươi về, chính là Đức Thánh của Israel, tước hiệu Người là Thiên Chúa toàn cõi đất.”
- Israel được ví như người vợ bất trung: “Phải, Đức Chúa đã gọi ngươi về, như người đàn bà bị ruồng bỏ, tâm thần sầu muộn. "Người vợ cưới lúc thanh xuân, ai mà rẫy cho đành?" Thiên Chúa ngươi phán như vậy. Trong một thời gian ngắn, Ta đã ruồng bỏ ngươi, nhưng vì lòng thương xót vô bờ, Ta sẽ đón ngươi về tái hợp. Lúc lửa giận bừng bừng, Ta đã một thời ngoảnh mặt chẳng nhìn ngươi, nhưng vì tình nghĩa ngàn đời, Ta lại chạnh lòng thương xót, Đức Chúa, Đấng cứu chuộc ngươi, phán như vậy.”

3.2/ Tình yêu Thiên Chúa với Israel sẽ bền vững muôn đời.
- Chúa đánh phạt rồi Ngài lại xót thương: “Ta cũng sẽ làm như thời Noah: lúc đó, Ta đã thề rằng hồng thủy sẽ không tràn ngập mặt đất nữa, cũng vậy, nay Ta thề sẽ không còn nổi giận và hăm doạ ngươi đâu. Núi có dời có đổi, đồi có chuyển có lay, tình nghĩa của Ta đối với ngươi vẫn không thay đổi, giao ước hoà bình của Ta cũng chẳng chuyển lay, Đức Chúa là Đấng thương xót ngươi phán như vậy.”
- Ngài sẽ cho dân về để tái thiết thành Jerusalem: “Hỡi thành đô khốn đốn, ba chìm bảy nổi, không người ủi an! Này, đá của ngươi, Ta lấy phẩm màu tô điểm, nền móng ngươi, Ta đặt trên lam ngọc, lỗ châu mai tường thành, Ta xây bằng hồng ngọc, các cửa thành ngươi, bằng pha lê, tường trong luỹ ngoài, toàn đá quý.”
- Ngài sẽ bảo vệ con cái của Israel: “Con cái ngươi, Đức Chúa đều dạy dỗ, chúng sẽ được vui hưởng thái bình. Nền tảng vững bền của ngươi sẽ là đức công chính; ngươi sẽ thoát khỏi áp bức, không còn phải sợ chi, sẽ thoát khỏi kinh hoàng, vì kinh hoàng sẽ không đến gần ngươi nữa.”

4/ Bài đọc IV: Những gì sẽ xảy ra khi triều đại của Đấng Thiên Sai tới.

4.1/ Lời tiên đóan về Bí-tích Thánh Thể: “Đến cả đi, hỡi những người đang khát, nước đã sẵn đây! Dầu không có tiền bạc, cứ đến mua mà dùng; đến mua rượu mua sữa, không phải trả đồng nào. Sao lại phí tiền bạc vào của không nuôi sống, tốn công vất vả vào thứ chẳng làm cho chắc dạ no lòng? Hãy chăm chú nghe Ta, thì các ngươi sẽ được ăn ngon, được thưởng thức cao lương mỹ vị. Hãy lắng tai và đến với Ta, hãy nghe thì các ngươi sẽ được sống.”

4.2/ Lời tiên đóan về giao ước mới: Giòng dõi David sẽ làm vua cai trị dân Người.
(1) Giao ước mới và vĩnh cửu: “Ta sẽ lập với các ngươi một giao ước vĩnh cửu, để trọn bề nhân nghĩa với David. Này, Ta đã đặt David làm nhân chứng cho các dân, làm thủ lãnh chỉ huy các nước. Này, ngươi sẽ chiêu tập một dân tộc ngươi không quen biết; một dân tộc không quen biết ngươi sẽ chạy đến với ngươi, vì Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, vì Đức Thánh của Israel đã làm cho ngươi được vinh hiển.”
- Người sẽ là Vua của các dân tộc, chứ không phải chỉ là Vua của Israel mà thôi.
(2) Kêu gọi dân trở về với Thiên Chúa: “Hãy tìm Đức Chúa khi Người còn cho gặp, kêu cầu Người lúc Người ở kề bên. Kẻ gian ác, hãy bỏ đường lối mình đang theo, người bất lương, hãy bỏ tư tưởng mình đang có mà trở về với Đức Chúa - và Người sẽ xót thương - về với Thiên Chúa chúng ta, vì Người sẽ rộng lòng tha thứ.”

4.3/ Sự khác biệt giữa Thiên Chúa và con người:
(1) Về tư tưởng và đường lối họat động: “Thật vậy, tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta - sấm ngôn của Đức Chúa. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi,
và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy.”

(2) Hiệu quả của Lời Chúa: “Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn, thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó.”

5/ Bài đọc V: Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi.

5.1/ Israel đã làm cho đất ấy ra ô uế vì lối sống và các hành vi của chúng: Tiên tri Ezekiel và dân tộc Israel phải sống trong các nơi lưu đày vì tội lỗi của họ đã xúc phạm đến Thiên Chúa. Sống trong nơi lưu đày, Thiên Chúa kêu gọi họ hãy bỏ đàng tội lỗi và quay về với Lề Luật của Thiên Chúa; nhưng họ đã không nghe: cuộc sống của họ nơi đất khách quê người càng làm ô danh Thiên Chúa và làm cho đất đai, nơi họ đang sinh sống, ra ô uế.
Tiên tri Ezekiel tường thuật những gì Thiên Chúa phán với ngài: “Có lời Đức Chúa phán với tôi rằng: Hỡi con người, con cái nhà Israel đang cư ngụ trên đất của chúng, đã làm cho đất ấy ra ô uế vì lối sống và các hành vi của chúng; lối sống của chúng trước mặt Ta cũng ô uế như người đàn bà trong thời kinh nguyệt. Ta đã trút xuống trên chúng cơn thịnh nộ của Ta vì máu chúng đã đổ ra trên đất ấy và làm cho đất ấy ra ô uế vì các việc ô uế của chúng. Ta đã tung chúng đi các dân và gieo chúng vào các nước. Ta đã căn cứ vào lối sống và các hành vi của chúng mà xét xử. Chúng đã làm cho Danh Ta bị xúc phạm giữa các dân mà chúng đi đến, khiến người ta nói về chúng rằng: "Đó là dân của Đức Chúa, chúng đã phải ra khỏi xứ của Người." Nhưng Ta ái ngại cho thánh danh Ta đã bị nhà Israel xúc phạm giữa các dân mà chúng đi đến.”

5.2/ Vì Danh Thánh, Thiên Chúa sẽ thanh tẩy dân Ngài: “Vì thế, ngươi hãy nói với nhà Israel: Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này: Hỡi nhà Israel, không phải vì các ngươi mà Ta hành động, mà vì danh thánh của Ta đã bị các ngươi xúc phạm giữa các dân các ngươi đã đi đến.
Ta sẽ biểu dương Danh thánh thiện vĩ đại của Ta đã bị xúc phạm giữa chư dân, danh mà các ngươi đã xúc phạm ở giữa chúng. Bấy giờ chư dân sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa - sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa Thượng - khi Ta biểu dương sự thánh thiện của Ta nơi các ngươi ngay trước mắt chúng.” Ba điều Thiên Chúa sẽ làm cho Israel:
(1) Cho dân Israel hồi hương: “Bấy giờ, Ta sẽ đem các ngươi ra khỏi các dân tộc, sẽ quy tụ các ngươi lại từ khắp các nước, và sẽ dẫn các ngươi về đất của các ngươi.”
(2) Thanh tẩy dân chúng: “Rồi Ta sẽ rảy nước thanh sạch trên các ngươi và các ngươi sẽ được thanh sạch, các ngươi sẽ được sạch mọi ô uế và mọi tà thần. Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt. Chính thần trí của Ta, Ta sẽ đặt vào lòng các ngươi, Ta sẽ làm cho các ngươi đi theo thánh chỉ, tuân giữ các phán quyết của Ta và đem ra thi hành.”
(3) Ngài sẽ nối lại mối liên hệ với Israel: “Các ngươi sẽ cư ngụ trong đất Ta đã ban cho tổ tiên các ngươi. Các ngươi sẽ là dân của Ta. Còn Ta, Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi.”

6/ Bài đọc VI: Nếu chúng ta cùng chết với Đức Kitô, chúng ta sẽ cùng được sống lại với Người.

6.1/ Ý nghĩa của Bí tích Rửa Tội: Thánh Phaolô nhấn mạnh đến hai chiều kích của Bí-tích:
(1) Chiều đi xuống là dìm mình trong cái chết của Đức Kitô: “Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người.”
(2) Chiều đi lên là cùng được sống lại vinh hiển với Người: “Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới. Thật vậy, vì chúng ta đã nên một với Đức Kitô nhờ được chết như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại.”

6.2/ Làm thế nào để sống đức tin của Bí tích Rửa Tội?
(1) Phải từ bỏ con người cũ và nếp sống tội lỗi: “Chúng ta biết rằng: con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Kitô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Quả thế, ai đã chết, thì thoát khỏi quyền của tội lỗi.”
(2) Phải mặc lấy Đức Kitô và sống đời sống mới cho Thiên Chúa (nhân đức và ân sủng): “Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta. Thật vậy, chúng ta biết rằng: một khi Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Người đã chết, là chết đối với tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người sống, là sống cho Thiên Chúa. Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa, trong Đức Kitô Giêsu.”

7/ Phúc Âm: Người đã trỗi dậy rồi, không còn ở đây nữa.

7.1/ Lối suy nghĩ của con người: Các bà này là những người đã chứng kiến cuộc tử nạn, tháo đanh, và táng xác Chúa Giêsu trong hang đá. Khi táng xác, các bà không kịp ướp xác Chúa, vì là ngày Sabbath; nên các bà nóng lòng chờ đến ngày hôm sau để ra mộ ướp xác Ngài. Truyền thống Do-thái tin: người chết mà không được ướp xác là điều xỉ nhục.
(1) Chuẩn bị ướp xác Chúa: “Vừa hết ngày Sabbath, bà Maria Magdala với bà Maria mẹ ông Giacôbê, và bà Salômê, mua dầu thơm để đi ướp xác Đức Giêsu. Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ.”
(2) Nỗi lo sợ không đủ sức để lăn tảng đá khỏi cửa mộ: Các tông đồ đã bỏ trốn cả vì sợ người Do-thái. Các bà có thể đi lại dễ dàng, nhưng không thể tìm một người đàn ông để giúp mình lăn tảng đá ra khỏi mộ, vì là một tảng đá nặng. Đang khi đi đường, các bà bảo nhau: "Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ giùm ta đây?" Nhưng vừa ngước mắt lên, các bà đã thấy tảng đá lăn ra một bên rồi, mà tảng đá ấy lớn lắm.

7.2/ Tin Mừng Phục Sinh: Các bà không thể hiểu “từ cõi chết sống lại có nghĩa gì;” vì truyền thống Do-thái tin chết là hết. Các bà không thể tin Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết.
(1) Thiên thần cắt nghĩa cho các bà: “Vào trong mộ, các bà thấy một người thanh niên ngồi bên phải, mặc áo trắng; các bà hoảng sợ. Nhưng người thanh niên liền nói: "Đừng hoảng sợ! Các bà tìm Đức Giêsu Nazareth, Đấng bị đóng đinh chứ gì! Người đã trỗi dậy rồi, không còn đây nữa. Chỗ đã đặt Người đây này!” Đã không thấy xác Chúa, lại còn gặp một thanh niên lạ mặt, các bà còn hỏang sợ hơn nữa. Làm sao có thể tin những lời thanh niên này nói? Nhưng vì quá sợ, nên các bà không dám hỏi. Có lẽ các bà nghĩ như Maria trong trình thuật Gioan: chắc ông này đã lấy xác Chúa!
(2) Các tông đồ sẽ được nhìn thấy Chúa tại Galilee: Người thanh niên nói tiếp: “Xin các bà về nói với môn đệ Người và ông Phêrô rằng Người sẽ đến Galilee trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người như Người đã nói với các ông."
- Phản ứng của các bà: “Vừa ra khỏi mộ, các bà liền chạy trốn, run lẩy bẩy, hết hồn hết vía. Các bà chẳng nói gì với ai, vì sợ hãi.”

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Thiên Chúa chúng ta thờ là Thiên Chúa thật; Ngài có uy quyền dựng nên tất cả, giải thoát dân khỏi mọi nguy hiểm, và trung thành yêu thương chúng ta đến cùng.
- Thiên Chúa dựng nên con người với một mục đích là cho con người được chung hưởng vinh quang với Ngài sau cuộc đời trên dương thế này.
- Vì Đức Kitô đã chịu chết và sống lại vinh hiển, cho nên, nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng được sống lại vinh hiển với Người.
- Chúng ta phải cố gắng để đạt tới đích điểm là chung hưởng cuộc sống vinh quang với Thiên Chúa trên thiên đàng.