CHÂN THIỆN MỸ MẾN CHÀO CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

TẠI SAO MỘT SỐ TU SỸ, CHỦNG SINH VÀ LINH MỤC THỜI NAY QUÁ SAY MÊ RƯỢU CHÈ, TIỆC TÙNG, DU LỊCH, CHƠI XE, CHƠI CÂY, CHƠI ĐỒ CỔ, CHƠI ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM VÀ NHIỀU THỨ KHÁC ?




(Trích bài huấn đức đầy xây dựng, bắt đúng bệnh, chân thành, thẳng thắn, thao thức, thực tế, băn khoăn, trăn trở, đáng suy ngẫm của Đức cha đáng kính Giuse Vũ Văn Thiên- Tân Tổng Giám mục Hà Nội).
TẠI SAO MỘT SỐ TU SỸ, CHỦNG SINH VÀ LINH MỤC THỜI NAY SAY MÊ RƯỢU CHÈ, TIỆC TÙNG, DU LỊCH, HÒ HÁT, NHẢY NHÓT, CHƠI XE, CHƠI CÂY, CHƠI ĐỒ CỔ, CHƠI ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM VÀ NHIỀU THÚ VUI PHÙ PHIẾM PHÀM TỤC KHÁC ?
Trong xã hội vật chất bão hòa, con người ta cảm thấy đầy đủ, dù nghèo thì vẫn nghèo, nhưng sống lối sống của người giầu, xu thế hưởng thụ nhiều hơn.
Nhiều bạn trẻ lấy hưởng thụ làm tiêu chuẩn chính.
Khi con người cảm thấy đầy đủ và bão hòa trong mọi lãnh vực, và tình trạng xã hội như thế, người ta không để ý đến đời sống nội tâm, mà để ý đến những gì nổi bề ngoài, do đó dẫn đến các hệ lụy:
Kiến thức, thoả mãn với thực tại, không học thêm được gì. Các mối tương quan bị đóng băng. Đời sống đức tin trống rỗng và đơn điệu. Sứ vụ truyền giáo, coi như đủ không cần nữa.
Khi cảm thấy đầy đủ thì chúng ta chẳng cần gì nữa, không học hỏi thêm, đời sống trống rỗng, đời sống đức tin trống rỗng, không cầu nguyện nữa, đi tìm niềm vui ở chỗ này chỗ khác,
mà không tìm thấy niềm vui trong đời sống nội tâm, trong sự kết hợp với Chúa, trong sự dấn thân phục vụ, trong việc học hỏi và suy niệm Lời Chúa;
thì đương nhiên sẽ tìm niềm vui ở những chỗ nó thuộc về thế gian như niềm vui ở rượu chè, tìm niềm vui ở những thứ chẳng liên quan gì đến đời sống đức tin, tìm niềm vui ở việc chơi cây, chơi xe, nuôi những động vật quý hiếm và nhiều thứ khác.
Đó là những hệ luỵ do đời sống nội tâm không có.
Vì thế, chúng ta là chủng sinh, ứng sinh linh mục, người cử hành phụng vụ, giáo dân là người tham gia.
Nếu không có đời sống nội tâm, thì tất cả chỉ là những việc làm hời hợt bên ngoài và không đem lại ích lợi gì.
Nó giống như một sự kiện văn hoá ngoài đời, người ta chú ý đến việc lôi kéo người khác đến thật đông, thật vui để kinh doanh lợi nhuận.
Nếu thiếu đời sống nội tâm, thì đời tu sẽ trống rỗng, vô nghĩa, uổng công.
Đời sống nội tâm và hướng nội là cái gì?
Tu đức: là mối tương quan giữa ta với Chúa, là mối gắn bó mỗi ngày một lớn lên qua các nhân đức, qua đời sống bác ái.
Đời sống nội tâm không phải khả năng đánh giá và tổng quát sự việc, đời sống nội tâm không đơn giản chỉ theo định nghĩa thuần tuý theo cái nhìn văn hoá.
Hướng nội hay đời sống nội tâm không phải khả năng trí tuệ đánh giá suy tư về một người sự vật hay sự việc, vì nó hướng tới cái khác vì khi đó chúng ta hướng tới cái khác và hướng ngoại.
Câu truyện kể người cha trối lại cho các con trong ruộng có kho báu.
Các con đào tìm không thấy kho báu, nhưng vào vụ mùa năm ấy đã thu hoạch bội thu!
Nếu chịu khó chăm bón cày sâu thì sẽ được mùa, từ hình ảnh đó đi đến thửa ruộng nội tâm của chúng ta là tâm hồn mỗi người.
Có một tình trạng đây đó có những cá nhân ít để ý đến đời sống nội tâm, khi đời sống nội tâm không được quan tâm sẽ dẫn tới những hậu quả trên.
Thiếu nội tâm làm hồn sống thì hành động chỉ còn là cơn sốt, tương quan sẽ trở thành hời hợt, phục vụ chỉ là nhằm hư danh. Thiếu đời sống nội tâm còn nhiều hậu quả khác nữa.
Đức Cha khép lại bài huấn đức vời hình ảnh Lâu đài nội tâm.
Đời sống nội tâm là căn nhà thiêng liêng, nơi chúng ta gặp gỡ chính mình với tâm hồn bình an và là nơi gặp gỡ Đấng Siêu Việt.
Chúng ta cần trang trí căn nhà nội tâm bằng những việc lành, các nhân đức, cầu nguyện gặp gỡ, sống với và gắn bó với Chúa để mỗi việc chúng ta làm được thúc đẩy bằng chính đời sống nội tâm đó.
Đức Cha nhắc lại lời ví von của ĐHY. Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng nhắn gởi các chủng sinh:
“Đời sống chủng sinh như con tằm kéo kén làm những sợi tơ để sau này dệt nên những tấm vải đẹp cho đời”.
Đức Cha nhắn nhủ các chủng sinh: “Nếu chúng ta không làm được gì lớn lao, chúng ta không thể làm chuyện này chuyện kia ở tầm mức khác, ít ra chúng ta cần có điều kiện căn bản là sự thánh thiện.”
Nguồn bài viết:

Không có nhận xét nào: