1. Thay đổi quan trọng tại Tòa
Thánh
Hôm 8 tháng 11, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, ngoại trưởng Tòa Thánh, làm Tân Chủ tịch Tối Cao Pháp viện của Tòa Thánh thay thế Đức Hồng Y Raymond Burke 66 tuổi, được bổ làm người Bảo Trợ Hội hiệp sĩ Malta.
Đức Tổng Giám Mục Mamberti người Pháp, năm nay 62 tuổi, nguyên là Sứ thần Tòa Thánh tại Sudan trước khi được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm làm ngoại trưởng cách đây 8 năm.
Ngoài ra, Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher làm tân ngoại trưởng của Tòa Thánh. Đức Tổng Giám Mục người Anh, 60 tuổi (1954) cho đến nay là Sứ thần Tòa Thánh tại Australia. Trước đó ngài làm Sứ thần Tòa Thánh tại Guatemala từ 2009 đến 2012.
Hội hiệp sĩ Malta là một “dòng hiệp sĩ” hiện nay chuyên hoạt động từ thiện bác ái, với 13 ngàn thành viên và 80 ngàn người thiện nguyện tại 120 nước trên thế giới và có quan hệ ngoại giao trên cấp đại sứ với hơn 104 quốc gia.
2. Nhận định của ĐTC Phanxicô và Đức Bênêđíctô thứ 16 về sự sụp đổ của bức tường Berlin
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 9 tháng 11 Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc đến biến cố kỷ niệm 25 năm sự sụp đổ của bức tường Berlin.
Bức tường này là biểu tượng của sự ngăn đôi thành phố và sự chia rẽ ý thức hệ của Âu Châu và toàn thế giới.
Đức Thánh Cha nói:
“Sự sụp đổ đã xảy ra một cách bất thình lình, nhưng nó đã có thể xảy ra nhờ những dấn thân lâu dài và vất vả của biết bao nhiêu người đã đấu tranh, cầu nguyện, đau khổ, và hy sinh mạng sống của nhiều người. Trong số những người đó thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là người đã có một vai trò tác nhân. Chúng ta hãy cầu nguyện để với sự trợ giúp của Chúa và sự cộng tác của mọi người thiện chí, một nền văn hóa gặp gỡ sẽ ngày càng được phổ biến, có khả năng đánh đổ tất cả mọi bức tường còn chia rẽ thế giới, và đừng xảy ra nữa cảnh các người vô tội bị bách hại và bị giết chết vì niềm tin và tôn giáo của họ. Ở đâu có một bức tường, là ở đó có những con tim đóng kín. Chúng ta cần các cây cầu, chứ không cần các bức tường.”
Bức tường Bá Linh đã được cộng sản Đông Đức xây dựng từ ngày 16 tháng 8 năm 1961. Trước khi bức tường này được xây dựng 3.5 triệu người Đông Đức đã tìm cách vượt biên giới sang tị nạn tại Tây Đức. Sau khi bức tường dài 155km được xây dựng cho đến ngày 9 tháng 11 năm 1989 khi dân chúng vùng lên xô đổ bức tường này, khoảng 5000 người đã vượt được bức tường này bất chấp 302 tháp canh, 20 công sự chiến đấu. Gần 200 người đã bị công an biên phòng cộng sản bắn chết.
Nhận định về bức tường này với tổng thống Đức hôm 8 tháng 12 năm 2009, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 nói:
“Đó là bức tường của cái chết chia cắt đất nước chúng ta trong nhiều năm. Nó quyết liệt tách con người, gia đình, hàng xóm và bạn bè. Vì vậy, đối với nhiều người, những gì xảy ra vào ngày 09 tháng 11 năm 1989 đã bất ngờ mở ra một cánh cửa mới đối với tự do. Đặc biệt là sau một đêm dài và đau đớn của bạo lực và áp bức bởi một hệ thống độc tài toàn trị. Cuối cùng, nó gây ra sự bi quan nặng nề làm trống rỗng linh hồn. Dưới chế độ độc tài cộng sản, không có hành động nào dù khốn nạn đến đâu được coi là sai trái hay vô luân. Bất cứ điều gì củng cố các mục tiêu của chế độ đều được coi là tốt, ngay cả khi nó thật là tàn bạo."
3. Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi các chủng sinh Pháp
Đức Thánh Cha khích lệ các chủng sinh Pháp vun trồng tình huynh đệ, đời sống cầu nguyện và chuẩn bị thi hành sứ mạng sẽ nhận lãnh.
Ngài đưa ra những lời nhắn nhủ trên đây trong sứ điệp gửi đến hàng trăm chủng sinh Pháp vừa kết thúc cuộc hành hương tại Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức hôm thứ Hai 10 tháng 11. Sứ điệp của Đức Thánh Cha đã được Đức Cha Georges Pontier, TGM Marseille, Chủ tịch HĐGM Pháp, tuyên đọc trong buổi canh thức cầu nguyện khai mạc cuộc hành hương chiều Chúa Nhật 9 tháng 11.
Đức Thánh Cha khẳng định rằng tình huynh đệ giữa các môn đệ của Chúa là thành phần ơn gọi của họ. Sứ vụ linh mục không thể có tính chất cá nhân và càng không thể có đặc tính cá nhân chủ nghĩa. Vì thế, ngài mời gọi các chủng sinh hết sức hăng say tập luyện sống tình huynh đệ trong thời gian thụ huấn, đây là điều rất hữu ích sau khi chịu chức.
Tiếp đến là kinh nguyện. Đức Thánh Cha nhắn nhủ các chủng sinh mỗi ngày hãy dành những lúc lâu dài cho kinh nguyện để trở thành người của Thiên Chúa, có khả năng dẫn về cùng Chúa Cha những người mà linh mục được sai tới, noi gương Chúa Giêsu, đã đã lui vào nơi thinh lặng và thanh vắng để chìm đắm trong mầu nhiệm Chúa Cha. Ngài cũng mời gọi các chủng sinh đừng sợ sự khô khan bao gồm trong kinh nguyện”.
Sau cùng về sứ mạng, Đức Thánh Cha nhắc nhở các chủng sinh rằng: “Tất cả những gì các thầy làm trong thời kỳ thụ huấn đều nhắm một mục đích, đó là trở thành những môn đệ thừa sai khiêm tốn để làm cho những người khác trở thành môn đệ của Chúa”. Ngài khuyến khích các chủng sinh hãy chuẩn bị cho sứ mạng đó, bằng cách tập luyện phản xạ ra khỏi chính mình, để gặp gỡ tha nhân, học biết thế giới mà mình sẽ được sai đến, và dành ưu tiên cho những người ở xa nhất. Đức Thánh Cha viết: “Khi đến các nơi ngoại biên, ta cũng động chạm đến trung tâm, vì chính từ đó mà Đấng Phục Sinh đã đi trước các môn đệ”
4. Caritas kêu gọi hãy bảo trợ một gia đình Iraq
Hàng ngàn gia đình Iraq đã bị buộc phải rời khỏi nhà cửa bởi những kẻ Hồi giáo cực đoan. Trong bối cảnh bất ổn, có hai câu hỏi chính những người tị nạn thường nhắc đi nhắc lại.
Ông Silvio Tessari, giám đốc bộ phận Trung Đông của Caritas Ý cho hay: "Họ nói rằng, nếu chúng tôi đã tham gia vào chính trị, hoặc nếu chúng tôi là thành phần của một đảng đối lập, chúng tôi có thể hiểu được tại sao, nhưng không... Chúng tôi là những người bình thường, những người làm việc và sống tử tế. Tại sao điều này lại xảy đến với chúng tôi? Câu hỏi thứ hai họ thường hỏi là tương lai của họ sẽ đi về đâu?"
Ông Silvio Tessari là chủ tịch bộ phận Trung Đông của Caritas Ý. Gần đây ông đã gặp gỡ người tị nạn Iraq ở Kurdistan. Một số người đã nhận được sự giúp đỡ, nhưng nhiều người vẫn không có một mái nhà che mưa nắng gió sương. Vì thế một sáng kiến mới mang tên Dự án Gia Cư đã được đưa ra.
Ông Silvio Tessari nói thêm: "Có khả năng là chúng tôi sẽ cung cấp cho các gia đình này một loại container hoặc một nhà lưu động được thiết kế cho một gia đình. Vì thế, ngoài những thứ khác, chúng tôi sẽ lắp đặt vòi nước và một cái bếp".
Caritas hy vọng sẽ mua 150 container cho các hộ gia đình, với chi phí khoảng 3,100 euro một cái. Họ đang hy vọng sẽ có người quyên tặng. Họ cũng hy vọng sẽ mua xe buýt học sinh cho những người tị nạn.
Ông Silvio Tessari cho biết: "Những đứa trẻ không có gì để làm. Người ta có thể đối phó với tình trạng này một, hai hoặc ba tháng, nhưng cuối cùng tình trạng thiếu hoạt động này gây ra căng thẳng cho chúng và gia đình chúng. Chúng cần phải đi học. Các trại tỵ nạn cách xa các trại khác nhiều dặm, chúng ta cần xe buýt để đón chúng và đưa chúng đến trường".
Trong thời điểm hiện nay, các gia đình tị nạn buộc phải chờ đợi. Họ biết mọi chuyện sẽ không giống như cũ, nhưng họ hy vọng một ngày nào đó có thể trở về nhà một cách an toàn.
Để biết thêm thông tin xin vào: www.caritas.it
5. Đức Thánh Cha tiếp các Giám mục Malawi tại Vatican
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến các Giám mục từ Malawi đang viếng thăm Rôma trong chương trình ‘ad limina’ viếng mộ hai thánh tông đồ Phêrô, Phaolô và thăm các cơ quan trung ương Tòa Thánh mỗi 5 năm một lần.
Ngài đích thân chào từng vị và gửi cho họ một bản bài huấn từ của ngài.
Malawi là một nước nghèo. Theo Liên Hiệp Quốc, khi nói đến mức phát triển, đất nước này đứng ở vị trí thứ 166 trong số 187 quốc gia.
Đức Thánh Cha mô tả mức độ nghèo khổ cùng với tuổi thọ thấp như là một thảm kịch. Ngài cũng cám ơn các giám mục vì công việc các ngài đã thực hiện trong lĩnh vực y tế, nhất là việc giúp những người bị AIDS. Malawi là một trong số 10 nước đứng đầu về số người nhiễm HIV.
Khi nói đến ơn gọi linh mục, Đức Thánh Cha mời gọi các Giám mục đưa ra chương trình đào tạo tốt nhất cho các chủng sinh. Cuối cùng, một sự nhầm lẫn nhỏ làm một số vị phá ra cười trước khi nói lời chia tay Đức Thánh Cha.
6. Đức Giáo Hoàng Phanxicô được ghi nhận là 1 trong 5 người có ảnh hưởng nhất thế giới
Tạp chí Forbes đã công bố danh sách hàng năm về những người có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới. Trong số danh sách 5 người cao nhất có Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Thực vậy, Đức Giáo Hoàng là nhân vật phi chính trị duy nhất ở thứ hạng hàng đầu. Ngài đứng ở vị trí số 4, ngay trước Thủ tướng Đức Angela Merkel. Là vị lãnh đạo tinh thần của một phần sáu dân số thế giới, Đức Giáo Hoàng Phanxicô dẫn dắt Giáo Hội với hơn 1 tỷ người.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đứng ở vị trí số một, tiếp theo là Tổng thống Mỹ Barack Obama. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đứng ở vị trí thứ ba.
Các quyết định được đưa ra dựa trên tiền bạc, ảnh hưởng và tác động của các quyết định của nhân vật được bầu chọn.
Đáng chú ý là trong danh sách cũng có kẻ sáng lập Nhà nước Hồi giáo, Abu Baker al-Baghdadi, người được xếp hạng ở vị trí thứ 54.
Người lớn tuổi nhất trong danh sách là quốc vương Ả Rập Saudi, Abdullah bin Abdulaziz, ở tuổi 90, ông đứng ở vị trí số 11. Người trẻ nhất, là Mark Zuckerberg 30 tuổi, người sáng lập Facebook.
Trong danh sách 72 người, có 9 phụ nữ. Ngoài bà Angela Merkel, có bà Janet Yellen, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
7. Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp bề trên các dòng tu và thúc giục các cộng đoàn dòng tu sống tình huynh đệ
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp rõ ràng đến các bề trên của các dòng tu Ý khi các vị gặp nhau tại Vatican.
Ngài nói với các vị rằng điều quan trọng là các cộng đoàn phải sống tình huynh đệ và không được nói xấu nhau.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Một dấu chỉ rõ ràng mà đời sống tu trì phải thể hiện hôm nay chính là đời sống huynh đệ. Hãy vui lòng đừng để cho sự khủng bố của thói nói xấu xảy ra giữa anh em! Hãy ném nó đi! Mong cho ở giữa anh em là tình huynh đệ. Và nếu anh em có bất cứ điều gì bất bình người anh em mình, anh em hãy nói thẳng điều đó trước mặt nhau...".
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các tu sĩ rằng để sống tình huynh đệ này trong cộng đoàn của họ, điều quan trọng là hoàn toàn tin tưởng nhau. Ngài nói: "Đôi khi anh em có thể đi đến chỗ bùng nổ nhưng đó không phải là vấn đề. Điều đó tốt hơn so với sự khủng bố của thói nói xấu. Điều đó không luôn luôn được nhận thấy, anh em biết rõ như vậy. Nhiều lần chúng ta thất bại vì chúng ta đều là những người tội lỗi nhưng nếu chúng ta nhận ra lỗi lầm của mình, hãy xin sự tha thứ và mang lại sự tha thứ".
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng các tu sĩ có thể dạy cho Giáo Hội và xã hội biết được tình huynh đệ là gì. Bởi vì trong cộng đoàn, giống như trong một gia đình, họ không thể lựa chọn anh em của mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay: "Đời sống thánh hiến có thể giúp Giáo Hội và toàn thể xã hội bằng việc làm chứng cho tình huynh đệ, nó có khả năng làm cho người ta sống với nhau như anh em trong sự đa dạng. Điều này là rất quan trọng! Bởi vì trong cộng đoàn anh em không được lựa chọn, nhưng thấy mình giữa những người có những khác biệt về tính cách, tuổi tác, học vấn, tình cảm... Và ngay cả trong tình huống như vậy, anh em hãy cố gắng sống với nhau như anh em mình".
Cuộc tiếp kiến bề trên các dòng tu của Đức Thánh Cha Phanxicô được tổ chức trước thềm của Năm dành riêng cho đời sống tu trì. Thật vậy, Năm Đời sống thánh hiến sẽ bắt đầu vào 30/11/2014 và kết thúc vào ngày 02/02/2016.
8. Đức Thánh Cha Phanxicô nói Chúng ta hãy cùng nhau chấm dứt đàn áp tôn giáo
Trong lời ca tiếng hát làm nền, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón các vị lãnh đạo Công Giáo và không Công Giáo của Phong trào Focolare đến Vatican tham dự hội nghị đại kết với chủ đề ‘Thánh Thể: Mầu nhiệm hiệp thông’
Đức Thánh Cha yêu cầu họ cùng nhau làm việc để vượt thắng nền văn hóa của sự thờ ơ và bất khoan dung tôn giáo. Nhiều tham dự viên hội nghị đến từ các Giáo Hội Trung Đông khác nhau:
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Ở nhiều nước, người ta không có quyền bày tỏ đức tin của mình một cách công khai, hoặc thậm chí không được sống niềm tin tôn giáo của mình theo giáo lý Kitô giáo. Ngoài ra còn có sự bách hại Kitô hữu và những người thiểu số".
Hơn 40 giám mục đến từ 24 quốc gia đã tham dự hội nghị, trong đó các đại diện của Giáo Hội Chính thống Syria và Giáo Hội Chính thống Armenia.
Một trong những diễn giả xin Đức Thánh Cha lên án các vụ bắt cóc Giám mục của họ ở Trung Đông trong chuyến tông du sắp tới của ngài đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Đức Thánh Cha cũng nói về sự cần thiết phải cùng nhau làm việc trong bối cảnh rất nhiều bất ổn toàn cầu. Ngài nói: "Thật buồn khi chúng ta nhìn thấy sự hiện diện của chủ nghĩa khủng bố, hoàn cảnh của những người tị nạn do chiến tranh và các lý do khác, những thách đố của chủ nghĩa quá khích và cực đoan khác, của chủ nghĩa thế tục bị thổi phồng, tất cả những điều này thực sự thách đố lương tâm Kitô hữu và mục tử của chúng ta".
Hội nghị kéo dài bốn ngày bắt đầu vào ngày 03/11 và đánh dấu Cuộc họp Đại kết lần thứ 33 của các Giám Mục và Bạn hữu của Phong trào Focolare.
9. Đức Thánh Cha tiếp kiến Phong trào Hướng đạo Công Giáo Italia
Sáng thứ Bẩy 8 tháng 11, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến 7 ngàn tráng sinh thuộc Phong trào Hướng đạo Công Giáo Italia, nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập ngành này ở Italia.
Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha phân tích nguyên ngữ của phong trào “Scoutisme” là “hướng đạo” và ngài khuyến khích các thành viên phong trào này hướng đạo trong gia đình, trong thiên nhiên và trong thành thị. Ví dụ về việc hướng đạo trong thiên nhiên, ngài nói:
“Thời đại chúng ta ngày nay không thể không chú ý đến vấn đề môi sinh, là điều sinh tử đối với sự sống còn của con người, và không thể thu hẹp vấn đề này như một vấn đề hoàn toàn chính trị mà thôi. Môi sinh học có một chiều kích luân lý liên hệ tơi mọi người, vì thế không ai được phép lơ là.”
Đức Thánh Cha nói tiếp:
Trong tư cách là môn đệ Chúa Kitô, chúng có có thêm một lý do nữa để liên kết với mọi người thiện chí trong việc bảo vệ và gìn giữ thiên nhiên, môi trường. Thực vậy, thiên nhiên là một món quà Đấng Tạo Hóa đã ủy thác vào tay chúng ta. Toàn thể thiên nhiên xung quanh cũng là điều đã được Thiên Chúa dựng nên như chúng ta, cùng với chúng ta, và trong một vận mệnh chung, hướng đến việc tìm thấy nơi Thiên Chúa sự viên mãn và cùng đích.. Sống gần gũi với thiên nhiên, như anh chị em đang làm, không những bao hàm sự tôn trọng thiên nhiên, nhưng còn dấn thân cụ thể để loại trừ những phung phí của một xã hội có xu hướng gạt bỏ những vật dùng còn dùng được và có thể tặng cho người đang cần”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha khuyến khích các tráng sinh hướng đạo Công Giáo sống giữa lòng xã hội như men làm dậy bột, đóng góp chân thành cho việc thực thi công ích và vui mừng đề nghị cho tha nhân các giá trị Tin Mừng.
10. Trừ tà là một nhu cầu mục vụ khẩn cấp
Các chuyên gia Công Giáo nói sự suy giảm đức tin tại phương Tây, sự gia tăng các hoạt động huyền bí đã dẫn đến nhu cầu cấp thiết ngày càng gia tăng của việc trừ tà. Kết luận này đã được đưa ra sau hội nghị khoáng đại lần thứ 12 của International Association of Exorcists (AIE) – Hiệp hội quốc tế các nhà trừ tà – nhóm tại Rôma từ 20 đến 25 tháng 10 vừa qua.
Phát ngôn viên của AIE là tiến sĩ Valter Cascioli cho biết một số lượng các giám mục và Hồng Y đã yêu cầu tham gia hội nghị do sự gia tăng hoạt động của ma quỷ trong giáo phận của các ngài.
Ông Cascioli nói với thông tấn xã CNA: "Trừ tà đã trở thành một trường hợp mục vụ khẩn cấp. Tại thời điểm này số lượng những hoạt động ngoại thường của ma quỷ đang gia tăng."
Sự gia tăng hoạt động ma quỷ bắt nguồn từ suy giảm đức tin cá nhân, cùng với sự gia tăng quảng bá sự tò mò và sự tham gia vào các hoạt động huyền bí như cầu cơ và những trò liên lạc với linh hồn người chết.
Cha Stephen Doktorczyk, một linh mục của Giáo Phận Orange, đã tham gia hội thảo chữa bệnh và đã nhiều lần cầu nguyện trên những người bị cho là quỷ ám, cho biết người trẻ ngày nay thường bị dụ dỗ dần vào các hoạt động thần bí mà thoạt đầu xem ra vô hại.
Ngài nói: “Các bậc cha mẹ phải cảnh giác vì như Thánh Phêrô nói: ‘Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé.’ 1 Pr 5:8-9”.
Ngài nhắc lại rằng theo Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, các tín hữu Công Giáo phải loại bỏ mọi hình thức bói toán, cậy nhờ Satan hay ma quỉ, gọi hồn người chết hay những cách khác ngỡ rằng sẽ đoán được tương lai.
Ngài nhắc lại rằng đoạn 2116 và 2117 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng:
Coi tử vi, chiêm tinh, xem chỉ tay, giải điều mộng, xin xăm, bói toán quá khứ vị lai, đồng bóng, là những hình thức che giấu ước muốn có quyền trên thời gian, trên lịch sử và trên cả con người, cũng như ước muốn liên kết với các thế lực huyền bí. Ðiều này nghịch lại với lòng tôn kính và thần phục chỉ dành cho Thiên Chúa.
Ai muốn dùng ma thuật hay pháp thuật để chế ngự các thế lực huyền bí, bắt chúng phục vụ mình và nắm được quyền lực siêu phàm trên người khác dù là để chữa bệnh, cũng lỗi nặng nhân đức thờ phượng. Các việc nầy càng đáng lên án hơn nữa khi có dụng ý hại người, hay nhờ đến sự can thiệp của ma quỉ. Mang bùa cũng là điều đáng trách. Chiêu hồn thường đi kèm cả bói toán hay ma thuật. Hội Thánh cảnh giác các tín hữu phải xa lánh các điều ấy. Khi dùng các phương thuốc gia truyền, không được kêu cầu các thế lực ma quỉ cũng như lợi dụng sự nhẹ dạ của người khác.
11. Nga trục xuất tất cả các linh mục Công Giáo khỏi Crimea
Tất cả các linh mục Công Giáo sẽ bị buộc phải rời khỏi Crimea vào cuối năm 2014 theo các quy định mới được thành lập bởi chính phủ Nga.
Kể từ khi nắm quyền kiểm soát của Nga Crimea, nhà chức trách Nga đã áp dụng luật đòi hỏi các cộng đồng tôn giáo phải đăng ký để được phê duyệt cho chính thức hoạt động. Thực tế là cho đến nay, không có cộng đồng tôn giáo nào trong khu vực đã được phê duyệt.
Theo quy định của Nga, chỉ có các cộng đồng tôn giáo được chính thức phê duyệt mới được mời các thừa tác viên từ các nước khác. Nga viện vào lý do này để đưa ra quyết định trục xuất tất cả các linh mục Công Giáo khỏi Crimea.
Khi được các ký giả hỏi về những khó khăn các quy tắc này sẽ gây ra cho người Công Giáo và các cộng đồng khác ở Crimea, viên chức di trú Nga trả lời trong cuộc họp báo: "Tôi không biết. Đó không phải là vấn đề của tôi”.
12. Thành tích vang dội của Caritas tại Phi Luật Tân
Trận bão Hải Yến (Haiyan) là một trong những cơn bão nhiệt đới mạnh nhất từ trước đến nay, đã tàn phá nhiều phần của Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines, vào ngày 08 tháng 11, năm 2013. Đây là cơn bão nguy hiểm nhất trong lịch sử Philippines, giết chết ít nhất 6,300 người tại Phi.
Hải Yến cũng là cơn bão mạnh nhất khi đánh vào đất liền. Nó là cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận về tốc độ gió đến mức đã gây ra thiệt hại kinh hoàng cho đất nước này với hơn 2,8 tỷ Mỹ Kim thiệt hại về tài sản.
Caritas, liên minh các cơ quan cứu trợ và phát triển của Giáo Hội, đã hỗ trợ gần 800,000 người ở Philippines trong năm qua.
Tổ chức bác ái Công Giáo này báo cáo rằng đã xây dựng trên 3,700 nhà ở thường trú và trên 35,000 công trình nước sạch trong năm qua.
13. Ủy ban Bình đẳng Bắc Ireland bách hại công khai một tiệm bánh của người Công Giáo
Ashers Baking Company, một tiệm bánh có quy mô của một thương nghiệp gia đình đã là nạn nhân mới nhất của Ủy ban Bình đẳng Bắc Ireland.
Tháng Năm vừa qua, QueerSpace, một tổ chức vận động đồng tính luyến ái ở Bắc Ireland, nơi hôn nhân đồng tính không được công nhận đã đến cửa hàng bánh này để đặt một số bánh trong đó có ghi hàng chữ “Support gay marriage” - "Ủng hộ hôn nhân đồng tính".
Gia đình người chủ tiệm bánh đã từ chối không làm số bánh này vì những hàng chữ trên đi ngược lại niềm tin của họ. Ủy ban Bình đẳng Bắc Ireland của chính phủ Bắc Ái Nhĩ Lan đã lập tức vào cuộc. Sau khi gửi nhiều thư hăm dọa, ủy ban đã chính thức tuyên bố sẽ truy tố tiệm bánh này vì “phân biệt đối xử” và vì “những thương tổn tâm lý trầm trọng gây ra cho những người đồng tính”
Daniel McArthur, quản lý tiệm bánh nói:
“Gia đình chúng tôi rất hoang mang và chịu một áp lực rất nặng nề. Chúng tôi chỉ là một thương nghiệp nhỏ với quy mô gia đình làm sao lấy đâu ra tiền để tranh cãi, kiện tụng với một cơ quan nhà nước được hỗ trợ dồi dào với nguồn tài chính bất tận từ tiền thuế của người dân.
Hàng ngày chúng tôi còn chịu những kẻ khiêu khích đến đây chửi rủa và lăng mạ nhưng nhà nước không quan tâm bảo vệ chúng tôi.
Asher Baking sẵn sàng phục vụ bất cứ khách hàng nào mặc kệ lối sống tình dục của họ nhưng chúng tôi không muốn bị buộc phải đề cao một chủ trương chống lại niềm tin Kinh Thánh của chúng tôi. Trong hoàn cảnh hiện nay chúng tôi chỉ biết cầu nguyện xin Thiên Chúa chỉ bảo đàng lành cho chúng tôi”.
14. Các Giám Mục Kenya đau buồn vì chính quyền nước này âm thầm triệt sản một số rất đông phụ nữ
Trong bản tin đánh đi hôm 7 tháng 11, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết các Giám Mục Công Giáo của Kenya đau buồn trước viễn ảnh đen tối của đất nước. Các Giám Mục tố cáo rằng một số đông các phụ nữ trẻ trong độ tuổi sinh sản đã bị triệt sản mà không hề hay biết trong một âm mưu của chính quyền nước này được ngụy trang dưới một chiến dịch tiêm phòng được tài trợ bởi UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới.
Hơn 2 triệu phụ nữ trẻ ở Kenya đã được tiêm phòng như một phần của chiến dịch quốc tế nhằm chống lại bệnh uốn ván. Tuy nhiên, vắc-xin được tiêm cho những phụ nữ trẻ cũng chứa một chất có tác dụng triệt sản. Các Giám Mục nói với thông tấn xã Fides rằng "chúng tôi tin rằng đó là một chương trình ngụy trang cho âm mưu kiểm soát dân số."
Các cuộc thử nghiệm đã xác nhận rằng vắc-xin chứa HCG, một hormone được sản xuất bởi phụ nữ trong thời kỳ mang thai bình thường. Khi HCG được tiêm vào trước khi mang thai, nó khiến cơ thể của người phụ nữ sản xuất các kháng thể sẽ gây ra sẩy thai.
Sau các thử nghiệm trên những phụ nữ được chích vắc-xin uốn ván, các nhân viên y tế Công Giáo báo cáo rằng HCG có trong tất cả những người đã được xét nghiệm, không sót một ai. Các thử nghiệm đã được thực hiện sau khi nhân viên y tế nhận thấy rằng vắc-xin được chích cho các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là khác với các loại vắc-xin chích cho trẻ em, người già và nam giới.
Bộ y tế Kenya tiếp tục phủ nhận chuyện này.
15. Phản ứng của Hội Đồng Giám Mục Pakistan sau khi hai người Công Giáo bị thiêu sống
Ủy ban công lý và hòa bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Pakistan lên tiếng tố cáo chính quyền nước này “thất bại trong việc bảo vệ quyền được sống của công dân”. Tuyên bố của ủy ban đưa ra hôm 6 tháng 11 là để bày tỏ sự bất bình của các Giám Mục nước này trước việc một đám đông Hồi Giáo quá khích đã đánh què chân hai vợ chồng người Công Giáo và sau đó ném họ vào một lò nung gạch để thiêu sống họ.
Chưa hả giận với cái chết thương tâm của hai vợ chồng trẻ người Công Giáo, những người Hồi Giáo quá khích còn mưu toan tấn công vào những làng Công Giáo nếu như cảnh sát không kịp thời can thiệp.
Cảnh sát Pakistan đã bắt giữ 44 người liên quan tới vụ giết người khủng khiếp này. Những người chứng kiến cho biết hôm Chúa Nhật 2 tháng 11, trong khi dọn dẹp nhà chị Shama Bibi, 31 tuổi, tìm thấy những giấy tờ cũ của người cha chồng. Chị đem đốt những giấy tờ này thì một người làm chung là Muhammad Irfan la làng lên là chị đã đốt một bản sao của kinh Qu'ran. Một đám đông khoảng 300 người Hồi Giáo kéo đến vây quanh chị và chồng là anh Shahzad Bibi, 35 tuổi. Chúng bắt họ đưa đến một lò làm gạch. Tại đây chúng đánh đập hai vợ chồng què chân rồi quăng vào lò lửa nung gạch.
Chị Shama Bibi đang có thai và là mẹ của 4 người con nhỏ.
Shahbaz Sharif, Thống đốc bang Punjab và là anh trai của Thủ tướng Chính phủ Pakistan Nawaz Sharif-- đã cho mở một cuộc điều tra về trường hợp tử vong và ra lệnh cho cảnh sát bảo vệ các khu phố Kitô giáo để đề phòng bạo loạn.
16. Tranh chấp Hồi Giáo - Do Thái Giáo khốc liệt tại Núi Đền, Jerusalem
Núi Đền (Temple Mount) trong khu Cổ Thành Jerusalem là nơi thánh đối với cả 3 tôn giáo độc thần: người Do thái coi đây là nơi Abraham sát tế con là Isaac và là địa điểm Đền thờ vua Salomon đã xây cất; người Hồi giáo coi đây là nơi thánh thứ 3 của đạo này, sau La Mecca và Medina bên Arập Sauđi, còn đối với các Kitô hữu, đây là nơi Chúa Giêsu đã tiên báo về sự phá hủy Đền thờ Jerusalem.
Trên núi Đền có một sân rộng hình thang dài gần 500 mét và rộng khoảng 300 mét, chiếm 1 phần 6 diện tích của Cổ Thành Jerusalem. Trên sân rộng này có 2 Đền Thờ lớn của Hồi giáo được kiến thiết: Thứ nhất là Đền thờ Mái Vòm đá tảng là đền Hồi giáo cổ kính nhất tại Thánh Địa, lần đầu tiên được xây hồi năm 640 và 47 năm sau đó được thay thế bằng Đền thờ như hiện nay, có hình bát giác, 8 phía đều được trang điểm bằng ngọc quí, và phần dưới bằng cẩm thạch đa sắc. Vật liệu xây cất Đền thờ này lấy từ các thánh đường và đền đài trước đó thời Bizantine và Roma. Thứ hai là Đền thờ Al-Aqsa được kiến thiết hồi thế kỷ thứ 8 và đã trải qua nhiều lần tái thiết.
Theo thoả ước Nguyên Trạng, do Hoàng Ðế Thổ Nhĩ Kỳ Osamn Ðệ Tam đưa ra vào năm 1853, khu vực Núi Đền thuộc quyền tài phán của Jordan. Kể từ khi Israel bắt đầu chiếm đóng vùng phiá Đông Jerusalem và khu Cổ Thành Jerusalem vào năm 1967, người Do Thái đã được phép đến thăm vùng này - nhưng không được cầu nguyện. Khu vực này được điều hành bởi các cơ quan chức năng Hồi giáo dưới sự giám hộ của Jordan.
Trong thời gian gần đây, nhiều nhóm Do Thái Giáo đã tụ tập ngày càng nhiều tại khu vực này khiến người Hồi Giáo lo sợ Do Thái đang âm thầm muốn chiếm khu vực này.
Trong cuộc đụng độ hôm thứ Tư 4 tháng 11, một đám đông người Palestine từ bên trong đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa, đã ném đá và pháo vào các lực lượng an ninh trước chuyến thăm theo dự trù của một nhóm người Do Thái. Cảnh sát chống bạo Israel đáp trả bằng cách bắn lựu đạn cay để giải tán đám đông.
Azzam Khabib, viên chức Hồi Giáo tại núi Đền nói là các nhà lãnh đạo Hồi giáo đã kêu gọi Israel không cho phép người ngoài Hồi giáo vào khu vực vì tình hình đang căng thẳng. Tuy nhiên, ông cho biết khoảng 300 cảnh sát Israel đã đi vào khu vực vào sáng sớm, gây ra các vụ đụng độ.
Ngay sau khi cuộc đụng độ hôm thứ Tư, một tài xế người Palestine đã đâm chiếc xe van của mình vào một đám đông chờ đợi cho một chuyến tàu, giết chết viên cảnh sát và làm bị thương hơn một chục người khác. Một cuộc tấn công tương tự cũng đã diễn ra vào hai tuần trước.
Buổi tối thứ Tư, một người tài xế khác cũng bất ngờ tông vào một nhóm lính Do Thái làm 3 người bị thương. Hung thủ sau đó đã tự nộp mình cho lực lượng an ninh Do Thái vào ngày thứ Năm.
Jordan đã triệu hồi đại sứ về nước để phản đối Do Thái.
17. Hai vợ chồng thị trưởng xa hoa của Mễ Tây Cơ bị bắt trong một căn nhà mạt hạng
Tảng sáng ngày thứ Ba 4 tháng 11, hai vợ chồng Jose Luis Abarca, nguyên thị trưởng Iguala, và vợ là Maria de los Angeles Pineda đã bị bắt tại một căn nhà tồi tàn trong một xóm lao động tại thủ đô Mexico cách căn nhà sang trọng của họ ở Iguala gần 200km.
Jose Luis Abarca là con của một người bán hàng tạp hóa nhỏ tại Iguala. Đang học Y Khoa, y bỏ học để đi bán quần áo và nón rơm trên đường phố. Sau đó, y làm chủ một thương nghiệp nhỏ trước khi bước vào đời sống chính trị vào năm 2012 khi tham gia vào đảng Dân Chủ Cách Mạng, một đảng cánh tả tại Mễ Tây Cơ. Chẳng mấy chốc, y được bầu làm thị trưởng vì người dân đã chán ngấy những chính trị gia tham ô.
Năm ngoái các thành viên trong đảng của y đã tố giác y giết chết một nhà hoạt động nhân quyền nhưng cảnh sát đã không truy tố y vì không có bằng chứng.
Cảnh sát và sinh viên đã xô xát với nhau dữ dội trong cuộc biểu tình hôm 26 tháng 9. Cho đến buổi tối cùng ngày có 6 người bị thiệt mạng và 25 người bị thương và 43 sinh viên bị mất tích.
Một số thành viên của bọn buôn bán ma túy Guerreros Unidos bị cảnh sát liên bang bắt giữ sau đó đã khai ra ít nhất là 30 viên chức cảnh sát là những người đã lùa các sinh viên lên những chiếc xe tải và sau đó giao nộp họ cho bọn buôn bán ma túy nói rằng họ là những thành viên của một phe đảng ma túy khác đang cạnh tranh thị trường với bọn Guerreros Unidos. Phe đảng ma túy này đã thiêu sống các sinh viên và chôn họ trong các ngôi mộ tập thể. Đến nay người ta đã tìm thấy thi thể của 28 sinh viên. 15 sinh viên khác vẫn chưa biết sống chết ra sao.
Cảnh sát liên bang đã chiếm 13 đồn bót cảnh sát trong vùng bắt giữ 36 sĩ quan và cảnh sát viên địa phương bị tình nghi có liên quan trong vụ này. Hai vợ chồng Jose Luis Abarca đã lập tức bỏ trốn tại thủ đô Mexico City.
Chỉ trong vòng 2 năm cầm quyền, hai vợ chồng Jose Luis Abarca đã là chủ nhân của 17 tòa nhà trong thành phố Iguala, kể cả một thương xá lớn. Cảnh sát liên bang không loại trừ khả năng hai vợ chồng Jose Luis Abarca chính là những kẻ cầm đầu nhóm buôn bán ma túy Guerreros Unidos chứ không phải chỉ lạm dụng quyền hành móc ngoặc với nhóm buôn bán ma túy này.
18. Đức Thánh Cha khích lệ các nữ tu Salêsiêng truyền bá Tin Mừng cho giới trẻ qua công nghệ thông tin mới
Sáng thứ Bảy 8 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp các nữ tu Salêsiêng đang ở Rôma để tham dự Tổng Tu Nghị. Ngoài việc bầu ban lãnh đạo mới, các nữ tu cũng bàn thảo về nhiệm vụ của dòng và đường mới cho các hoạt động mục vụ.
Đức Thánh Cha khuyến khích các nữ tu tiến về phía trước với định hướng mới của các chị, trong đó có việc biến nhà của mình thành môi trường để rao giảng Tin Mừng, thực hiện những cải cách mục vụ, và đào tạo những người trẻ tuổi trở thành những nhà truyền giáo cho những thanh niên khác. Ngài cũng khuyến khích các chị duy trì cuộc sống của họ bằng lời cầu nguyện, thờ phượng và Lời Chúa.
Liên quan đến nhiệm vụ đối với giới trẻ, Đức Thánh Cha kêu gọi các nữ tu "ở khắp mọi nơi hãy là những nhân chứng tiên tri, đem lại sự hiện diện giáo dục thông qua một sự chào đón vô điều kiện các bạn trẻ và làm sao cho hoạt động tông đồ của chị em có hiệu quả hơn trong bối cảnh tràn ngập của thế giới ảo và những công nghệ thông tin mới."
Nói về ơn gọi của các chị em làm chứng nhân cho cộng đồng, Đức Thánh Cha cũng cảnh báo về điều mà ngài gọi là "chủ nghĩa khủng bố" đang ảnh hưởng mạnh đến đời sống thánh hiến-đó là tin đồn.
"Không bao giờ các chị em có thể cho phép có sự ghen tị giữa chị em với nhau. Đồn thổi những tin đồn là một quả bom phá hủy cộng đồng”.
Ngài khuyến khích các nữ tu lưu ý tới việc đào tạo và giáo dục thường xuyên để nâng cao khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha cũng khuyến khích các nữ tu trở thành "những nhà truyền giảng niềm vui, những chứng nhân cho những giá trị thích hợp với bản sắc Salesian, đặc biệt là những giá trị của sự gặp gỡ.” Đức Thánh Cha đã mô tả sự gặp gỡ là một mùa xuân mà từ đó các nữ tu "có thể kín múc một tình yêu có khả năng khôi phục lại sự nhiệt thành đối với Chúa và đối với giới trẻ ".
Đức Thánh Cha kết luận bằng cách đôn đốc các nữ tu hãy hướng về người sáng lập của dòng để khơi lại nguồn cảm hứng khi phải đối mặt với những khó khăn không thể tránh khỏi trong nhiệm vụ.
19. Đức Thánh Cha tiếp kiến phái đoàn Liên hiệp Tin Lành thế giới
Sáng ngày 6 tháng 11, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến phái đoàn Tin Lành thế giới gồm 27 người và ngài mời gọi cố gắng vượt thắng tình trạng chia rẽ ngăn cản việc loan báo Tin Mừng.
Liên hiệp này qui tụ 120 liên minh Tin Lành quốc gia và miền, với khoảng 160 triệu tín hữu tại 111 nước trên thế giới.
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhắc đến hồng ân quí giá khôn lường mà các tín hữu Công Giáo có chung với các tín hữu Tin Lành, đó là bí tích rửa tội. Ngài nói: “Nhờ bí tích này, chúng ta không phải chỉ sống trong chiều kích trần thế, nhưng còn ở trong quyền năng của Chúa Thánh Linh.. Bí tích rửa tội nhắc nhớ cho chúng ta một chân lý cơ bản và đầy an ủi, đó là Chúa luôn đi trước chúng ta bằng tình thương và ơn thánh của Ngài. Chúa đi trước các cộng đoàn chúng ta, đi trước và chuẩn bị tâm hồn những người loan báo Tin Mừng và những người đón nhận Tin Mừng”.
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng:
“Từ đầu đã có những chia rẽ giữa các tín hữu Kitô, và đáng tiếc là ngày nay vẫn còn sự cạnh tranh và xung đột giữa các cộng đoàn chúng ta. Tình trạng ấy làm suy yếu khả năng của chúng ta trong việc chu toàn mệnh lệnh của Chúa dạy phải loan báo Tin Mừng cho mọi dân nước (Mt 28,19-20).
Thực tại những chia rẽ của chúng ta làm biến thái vẻ đẹp của chiếc áo chùng duy nhất của Chúa Kitô nhưng không hủy hoại hoàn toàn sự hiệp nhất sâu xa do ơn thánh tạo nên trong tất cả những người đã chịu phép rửa. Hiệu năng lời loan báo của Kitô giáo chắc chắn sẽ mạnh mẽ hơn nếu các tín hữu Kitô vượt thắng được những chia rẽ với nhau và có thể cùng nhau cử hành các bí tích và cùng phổ biến Lời Chúa, làm chứng tá bác ái”
20. Đức Thánh Cha nói thủ tục tiêu hôn không thể kéo dài hết năm này sang năm khác
Đức Thánh Cha khuyến khích các tòa án hôn phối tiến hành mau lẹ hơn, đồng thời loại trừ mọi cám dỗ tài chánh trong việc cứu xét các án hôn phối.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 5 tháng 11, dành cho các tham dự viên khóa học do Tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma tổ chức về hôn phối kết ước thành sự nhưng chưa hoàn hợp (super rato).
Ngỏ lời trong dịp này, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhân viên tòa án hôn phối của Giáo Hội hãy tiến hành theo hai tiêu chuẩn: công lý và bác ái. Ngài nhắc đến sự kiện bao nhiêu tín hữu phải chờ đợi lâu dài phán quyết của tòa án về hôn nhân của họ, có thành sự hay bất thành.
Đức Thánh Cha nói:
“Có một số thủ tục quá dài hoặc quá nặng nề không có lợi và dân chúng bỏ không xin tòa án cứu xét nữa. Ví dụ tòa án liên giáo phận cấp một ở Buenos Aires, Á Căn Đình, phải xử các vụ hôn phối của 15 giáo phận, và giáo phận xa nhất cách đó 240 cây số. Làm sao người dân thường có thể bỏ công ăn việc làm, đến tòa án.. Vì thế họ tự nhủ: “Chúa hiểu tôi, tôi cứ tiếp tục sống thế này, với gánh nặng này trong tâm hồn”. Giáo Hội là mẹ phải thi hành công lý, để các tín hữu ấy có thể sống mà không phải chịu nghi ngờ, chịu tình trạng đen tối trong tâm hồn”.
Đức Thánh Cha cũng cảnh giác những người làm việc ở tòa án hôn phối chỉ quan tâm mưu lợi cho mình. Ngài cho biết có lần đã phải sa thải một nhân viên tòa án, vì người này đã nói với một người xin tòa cứu xét: “với 10 ngàn đôla, tôi sẽ tiến hành cho ông 2 vụ án dân sự và Giáo Hội'.. Khi người ta liên kết lợi lộc thiêng liêng với lợi lộc kinh tế thì đó không phải là điều thuộc về Thiên Chúa. Mẹ Giáo Hội rất quảng đại để có htể thi hành công lý miễn phí, giống như chúng ta được Chúa Giêsu Kitô làm cho công chính miễn phí!”.
Trong ý hướng trên đây, trước Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thành lập một Ủy ban nghiên cứu do Đức Ông Vito Pinto, niên trưởng Tòa Thượng Thẩm Rota, làm chủ tịch, để làm sao cho thủ tục cứu xét các án hôn phối được mau lẹ hơn.
21. Các linh mục than thở: Mỗi ngày đều nghe có người qua đời vì bệnh Ebola ở Liberia
Kể từ tháng Ba năm 2014, hơn 5,000 người đã bị nhiễm Ebola ở Liberia. Gần một nửa trong số họ đã qua đời. Đức Ông Robert Vitillo đã lưu lại đất nước này trong hai tháng qua. Ngài đã chứng kiến tận mắt những ảnh hưởng của căn bệnh quái ác này lên các cộng đồng, các gia đình và trẻ em.
Đức Ông Robert J. Vitillo, Cố vấn y khoa của Caritas Quốc tế cho biết: "Tôi đang trú ngụ tại một trường đại học Công Giáo địa phương và hầu như mỗi ngày một nhân viên khác nhau đều đến nói với tôi: ‘Em gái tôi đã qua đời đêm qua, dì của tôi đã chết hôm qua, chú tôi qua đời...’ Và vì thế, những mất mát này cứ nhân lên, đây thực sự là một chấn thương tâm lý".
Giờ đây, nỗi sợ hãi đó đang bao trùm lên đất nước 4 triệu dân này. Bị lây nhiễm hay không, đó là sự lo lắng khi có bất kỳ tiếp xúc về thể lý với người khác. Ngoài ra còn có sự kỳ thị hoặc phân biệt đối xử, đối với những người đã được chữa khỏi căn bệnh này.
Đức Ông Robert J. Vitillo nói thêm:
"Một linh mục nói với tôi rằng ngài sẽ đến thăm các bệnh nhân Ebola, bạn biết đấy, thăm từ xa, không chạm vào người. Nhưng giáo dân của ngài nói ngài đừng làm điều đó vì họ sợ ngài sẽ bị lây bệnh và sau đó truyền nhiễm cho họ".
Những tác động của Ebola đang ảnh hưởng đến không chỉ sức khỏe của người dân, mà còn đến nền kinh tế của các nước vốn đã nghèo khổ trong khu vực. Giờ đây các tổ chức phi chính phủ, Liên Hiệp Quốc và Caritas, đang nỗ lực giúp đỡ các quốc gia khắc phục những khó khăn kinh tế do căn bệnh này gây ra.
Đức Ông Robert J. Vitillo cho biết thêm: "Tất cả các trường học đóng cửa, nhiều bệnh viện và các phòng khám đóng cửa. Nhân viên chính phủ ở các bộ phận không thiết yếu không còn làm việc nữa, vì vậy họ không làm ra đồng lương, và người dân không có đủ tiền để mua thức ăn cho gia đình và giúp họ sống sót".
Giáo Hội Công Giáo đã quản lý 18 trung tâm y tế ở Liberia. Đức Ông Vitillo nói rằng giáo dục và phòng ngừa cũng nên là một ưu tiên ở Sierra Leone và Ghana. Cộng đồng quốc tế cần giúp đỡ hơn nữa để ngăn chặn mối đe dọa chết người này dễ dàng hơn.
22. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cầu nguyện trước khăn liệm thành Turin
Đức Thánh Cha Phanxicô dự định sẽ tông du đến thành Turin của nước Ý vào tháng Sáu năm 2015. Ngài đã công bố điều này trong buổi triều yết chung hàng tuần hôm thứ Tư 05 tháng 11.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết: "Tôi vui mừng thông báo rằng, theo thánh ý Chúa, ngày 21 tháng 6 năm tới, tôi sẽ hành hương đến Turin, để tôn kính khăn liệm thánh và vinh danh Thánh Gioan Bosco, nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ngài".
Từ 19 tháng Tư đến 24 tháng Sáu năm 2015, Khăn tiệm Thánh sẽ được trưng bày trong một cuộc triển lãm. Theo truyền thống, đây là khăn vải đã quấn thi hài của Chúa Giêsu sau khi Ngài bị đóng đinh. Lần cuối cùng khăn liệm được trưng bày cho công chúng là vào năm 2010, khi Đức Bênêđictô XVI cầu nguyện trước khăn liệm này. Trong nhiều năm nay, khăn liệm thành Turin đã gây ra sự tò mò trên khắp thế giới.
Đức Tổng Giám mục Cesare Nosiglia của Turin cho biết: "Mọi người đến trước khăn liệm để cầu nguyện hay ngắm chân dung khuôn mặt và thi thể bị tra tấn đã hằn lên khăn liệm".
Trong nhiều tháng nay, Giáo phận Turin đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày trọng đại, vì theo dự kiến sẽ có hàng trăm ngàn khách hành hương đến xem triển lãm và cũng để tỏ lòng kính trọng vị sáng lập dòng Don Bosco, Thánh Gioan Bosco. Cuộc triển lãm sẽ tập trung vào giới trẻ và bệnh nhân.
Đức Tổng Giám mục Cesare Nosiglia cho hay thêm: "Chúng tôi muốn gây sự chú ý cho giới trẻ, vì sự kiện này đánh dấu 200 năm sinh nhật Thánh Gioan Bosco. Chúng tôi cũng muốn tỏa ánh sáng đến với người nghèo, người bệnh, và người tàn tật, những người trực tiếp chịu đau đớn về thân xác. Họ mang những vết thương trong da thịt, là dấu chỉ Cuộc Khổ Nạn của Chúa".
Tại Turin, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ giới trẻ Ý, tương tự như các cuộc gặp của Ngày Giới trẻ Thế giới.
Thông tin về việc viếng Khăn liệm Thánh có thể được tìm thấy ở hai trang web: www.sindone.org và www.turinforyoung.it
23. Đức Thánh Cha đau buồn trước tai nạn thảm khốc của những người hành hương. Vua và Hoàng Hậu Tây Ban Nha dự lễ an táng
Tối thứ Bẩy 8 tháng 11, một chiếc xe buýt chở hơn 55 người hành hương về nhà sau một chuyến hành hương tại thủ đô Madrid đã lao xuống vực thẳm. Mười bốn người, trong đó có một linh mục trẻ là cha Miguel Conesa Andúgar, 36 tuổi, là chính xứ của giáo xứ Bullas, đã thiệt mạng, và 38 người khác bị thương. Hai mươi ba người vẫn còn nằm trong bệnh viện. Tất cả những người bị tai nạn đều là giáo dân trong giáo xứ Bullas.
Tai nạn xảy ra tại thị trấn Cieza, sau khi chiếc xe bus đã hoàn tất 350 km trong lộ trình 400 km từ Madrid về Bullas. Những người sống sót cho biết khi tới khúc quanh người tài xế đột nhiên la lên “Tôi không thể thắng được”, trước khi chiếc xe lạc tay lái lao xuống vực.
Đây là tai nạn xe cộ thảm khốc nhất tại Tây Ban Nha trong vòng 13 năm qua. Thánh lễ an táng cho các nạn nhân đã được cử hành vào ngày thứ Hai 10 tháng 11. Vua Felipe Đệ Lục và Hoàng hậu Letizia đã tham dự trong thánh lễ do Đức Cha José Manuel Lorca, Giám Mục giáo phận Cartagena cử hành.
Trong điện văn chia buồn, được đọc trong thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện xin Thiên Chúa "đón nhận những người quá cố vào cõi vĩnh phúc, phục hồi hoàn toàn cho những người bị thương, và an ủi những người đang than khóc vì sự mất mát của những người thân yêu của họ. "
Hôm 8 tháng 11, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, ngoại trưởng Tòa Thánh, làm Tân Chủ tịch Tối Cao Pháp viện của Tòa Thánh thay thế Đức Hồng Y Raymond Burke 66 tuổi, được bổ làm người Bảo Trợ Hội hiệp sĩ Malta.
Đức Tổng Giám Mục Mamberti người Pháp, năm nay 62 tuổi, nguyên là Sứ thần Tòa Thánh tại Sudan trước khi được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm làm ngoại trưởng cách đây 8 năm.
Ngoài ra, Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher làm tân ngoại trưởng của Tòa Thánh. Đức Tổng Giám Mục người Anh, 60 tuổi (1954) cho đến nay là Sứ thần Tòa Thánh tại Australia. Trước đó ngài làm Sứ thần Tòa Thánh tại Guatemala từ 2009 đến 2012.
Hội hiệp sĩ Malta là một “dòng hiệp sĩ” hiện nay chuyên hoạt động từ thiện bác ái, với 13 ngàn thành viên và 80 ngàn người thiện nguyện tại 120 nước trên thế giới và có quan hệ ngoại giao trên cấp đại sứ với hơn 104 quốc gia.
2. Nhận định của ĐTC Phanxicô và Đức Bênêđíctô thứ 16 về sự sụp đổ của bức tường Berlin
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 9 tháng 11 Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc đến biến cố kỷ niệm 25 năm sự sụp đổ của bức tường Berlin.
Bức tường này là biểu tượng của sự ngăn đôi thành phố và sự chia rẽ ý thức hệ của Âu Châu và toàn thế giới.
Đức Thánh Cha nói:
“Sự sụp đổ đã xảy ra một cách bất thình lình, nhưng nó đã có thể xảy ra nhờ những dấn thân lâu dài và vất vả của biết bao nhiêu người đã đấu tranh, cầu nguyện, đau khổ, và hy sinh mạng sống của nhiều người. Trong số những người đó thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là người đã có một vai trò tác nhân. Chúng ta hãy cầu nguyện để với sự trợ giúp của Chúa và sự cộng tác của mọi người thiện chí, một nền văn hóa gặp gỡ sẽ ngày càng được phổ biến, có khả năng đánh đổ tất cả mọi bức tường còn chia rẽ thế giới, và đừng xảy ra nữa cảnh các người vô tội bị bách hại và bị giết chết vì niềm tin và tôn giáo của họ. Ở đâu có một bức tường, là ở đó có những con tim đóng kín. Chúng ta cần các cây cầu, chứ không cần các bức tường.”
Bức tường Bá Linh đã được cộng sản Đông Đức xây dựng từ ngày 16 tháng 8 năm 1961. Trước khi bức tường này được xây dựng 3.5 triệu người Đông Đức đã tìm cách vượt biên giới sang tị nạn tại Tây Đức. Sau khi bức tường dài 155km được xây dựng cho đến ngày 9 tháng 11 năm 1989 khi dân chúng vùng lên xô đổ bức tường này, khoảng 5000 người đã vượt được bức tường này bất chấp 302 tháp canh, 20 công sự chiến đấu. Gần 200 người đã bị công an biên phòng cộng sản bắn chết.
Nhận định về bức tường này với tổng thống Đức hôm 8 tháng 12 năm 2009, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 nói:
“Đó là bức tường của cái chết chia cắt đất nước chúng ta trong nhiều năm. Nó quyết liệt tách con người, gia đình, hàng xóm và bạn bè. Vì vậy, đối với nhiều người, những gì xảy ra vào ngày 09 tháng 11 năm 1989 đã bất ngờ mở ra một cánh cửa mới đối với tự do. Đặc biệt là sau một đêm dài và đau đớn của bạo lực và áp bức bởi một hệ thống độc tài toàn trị. Cuối cùng, nó gây ra sự bi quan nặng nề làm trống rỗng linh hồn. Dưới chế độ độc tài cộng sản, không có hành động nào dù khốn nạn đến đâu được coi là sai trái hay vô luân. Bất cứ điều gì củng cố các mục tiêu của chế độ đều được coi là tốt, ngay cả khi nó thật là tàn bạo."
3. Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi các chủng sinh Pháp
Đức Thánh Cha khích lệ các chủng sinh Pháp vun trồng tình huynh đệ, đời sống cầu nguyện và chuẩn bị thi hành sứ mạng sẽ nhận lãnh.
Ngài đưa ra những lời nhắn nhủ trên đây trong sứ điệp gửi đến hàng trăm chủng sinh Pháp vừa kết thúc cuộc hành hương tại Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức hôm thứ Hai 10 tháng 11. Sứ điệp của Đức Thánh Cha đã được Đức Cha Georges Pontier, TGM Marseille, Chủ tịch HĐGM Pháp, tuyên đọc trong buổi canh thức cầu nguyện khai mạc cuộc hành hương chiều Chúa Nhật 9 tháng 11.
Đức Thánh Cha khẳng định rằng tình huynh đệ giữa các môn đệ của Chúa là thành phần ơn gọi của họ. Sứ vụ linh mục không thể có tính chất cá nhân và càng không thể có đặc tính cá nhân chủ nghĩa. Vì thế, ngài mời gọi các chủng sinh hết sức hăng say tập luyện sống tình huynh đệ trong thời gian thụ huấn, đây là điều rất hữu ích sau khi chịu chức.
Tiếp đến là kinh nguyện. Đức Thánh Cha nhắn nhủ các chủng sinh mỗi ngày hãy dành những lúc lâu dài cho kinh nguyện để trở thành người của Thiên Chúa, có khả năng dẫn về cùng Chúa Cha những người mà linh mục được sai tới, noi gương Chúa Giêsu, đã đã lui vào nơi thinh lặng và thanh vắng để chìm đắm trong mầu nhiệm Chúa Cha. Ngài cũng mời gọi các chủng sinh đừng sợ sự khô khan bao gồm trong kinh nguyện”.
Sau cùng về sứ mạng, Đức Thánh Cha nhắc nhở các chủng sinh rằng: “Tất cả những gì các thầy làm trong thời kỳ thụ huấn đều nhắm một mục đích, đó là trở thành những môn đệ thừa sai khiêm tốn để làm cho những người khác trở thành môn đệ của Chúa”. Ngài khuyến khích các chủng sinh hãy chuẩn bị cho sứ mạng đó, bằng cách tập luyện phản xạ ra khỏi chính mình, để gặp gỡ tha nhân, học biết thế giới mà mình sẽ được sai đến, và dành ưu tiên cho những người ở xa nhất. Đức Thánh Cha viết: “Khi đến các nơi ngoại biên, ta cũng động chạm đến trung tâm, vì chính từ đó mà Đấng Phục Sinh đã đi trước các môn đệ”
4. Caritas kêu gọi hãy bảo trợ một gia đình Iraq
Hàng ngàn gia đình Iraq đã bị buộc phải rời khỏi nhà cửa bởi những kẻ Hồi giáo cực đoan. Trong bối cảnh bất ổn, có hai câu hỏi chính những người tị nạn thường nhắc đi nhắc lại.
Ông Silvio Tessari, giám đốc bộ phận Trung Đông của Caritas Ý cho hay: "Họ nói rằng, nếu chúng tôi đã tham gia vào chính trị, hoặc nếu chúng tôi là thành phần của một đảng đối lập, chúng tôi có thể hiểu được tại sao, nhưng không... Chúng tôi là những người bình thường, những người làm việc và sống tử tế. Tại sao điều này lại xảy đến với chúng tôi? Câu hỏi thứ hai họ thường hỏi là tương lai của họ sẽ đi về đâu?"
Ông Silvio Tessari là chủ tịch bộ phận Trung Đông của Caritas Ý. Gần đây ông đã gặp gỡ người tị nạn Iraq ở Kurdistan. Một số người đã nhận được sự giúp đỡ, nhưng nhiều người vẫn không có một mái nhà che mưa nắng gió sương. Vì thế một sáng kiến mới mang tên Dự án Gia Cư đã được đưa ra.
Ông Silvio Tessari nói thêm: "Có khả năng là chúng tôi sẽ cung cấp cho các gia đình này một loại container hoặc một nhà lưu động được thiết kế cho một gia đình. Vì thế, ngoài những thứ khác, chúng tôi sẽ lắp đặt vòi nước và một cái bếp".
Caritas hy vọng sẽ mua 150 container cho các hộ gia đình, với chi phí khoảng 3,100 euro một cái. Họ đang hy vọng sẽ có người quyên tặng. Họ cũng hy vọng sẽ mua xe buýt học sinh cho những người tị nạn.
Ông Silvio Tessari cho biết: "Những đứa trẻ không có gì để làm. Người ta có thể đối phó với tình trạng này một, hai hoặc ba tháng, nhưng cuối cùng tình trạng thiếu hoạt động này gây ra căng thẳng cho chúng và gia đình chúng. Chúng cần phải đi học. Các trại tỵ nạn cách xa các trại khác nhiều dặm, chúng ta cần xe buýt để đón chúng và đưa chúng đến trường".
Trong thời điểm hiện nay, các gia đình tị nạn buộc phải chờ đợi. Họ biết mọi chuyện sẽ không giống như cũ, nhưng họ hy vọng một ngày nào đó có thể trở về nhà một cách an toàn.
Để biết thêm thông tin xin vào: www.caritas.it
5. Đức Thánh Cha tiếp các Giám mục Malawi tại Vatican
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến các Giám mục từ Malawi đang viếng thăm Rôma trong chương trình ‘ad limina’ viếng mộ hai thánh tông đồ Phêrô, Phaolô và thăm các cơ quan trung ương Tòa Thánh mỗi 5 năm một lần.
Ngài đích thân chào từng vị và gửi cho họ một bản bài huấn từ của ngài.
Malawi là một nước nghèo. Theo Liên Hiệp Quốc, khi nói đến mức phát triển, đất nước này đứng ở vị trí thứ 166 trong số 187 quốc gia.
Đức Thánh Cha mô tả mức độ nghèo khổ cùng với tuổi thọ thấp như là một thảm kịch. Ngài cũng cám ơn các giám mục vì công việc các ngài đã thực hiện trong lĩnh vực y tế, nhất là việc giúp những người bị AIDS. Malawi là một trong số 10 nước đứng đầu về số người nhiễm HIV.
Khi nói đến ơn gọi linh mục, Đức Thánh Cha mời gọi các Giám mục đưa ra chương trình đào tạo tốt nhất cho các chủng sinh. Cuối cùng, một sự nhầm lẫn nhỏ làm một số vị phá ra cười trước khi nói lời chia tay Đức Thánh Cha.
6. Đức Giáo Hoàng Phanxicô được ghi nhận là 1 trong 5 người có ảnh hưởng nhất thế giới
Tạp chí Forbes đã công bố danh sách hàng năm về những người có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới. Trong số danh sách 5 người cao nhất có Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Thực vậy, Đức Giáo Hoàng là nhân vật phi chính trị duy nhất ở thứ hạng hàng đầu. Ngài đứng ở vị trí số 4, ngay trước Thủ tướng Đức Angela Merkel. Là vị lãnh đạo tinh thần của một phần sáu dân số thế giới, Đức Giáo Hoàng Phanxicô dẫn dắt Giáo Hội với hơn 1 tỷ người.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đứng ở vị trí số một, tiếp theo là Tổng thống Mỹ Barack Obama. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đứng ở vị trí thứ ba.
Các quyết định được đưa ra dựa trên tiền bạc, ảnh hưởng và tác động của các quyết định của nhân vật được bầu chọn.
Đáng chú ý là trong danh sách cũng có kẻ sáng lập Nhà nước Hồi giáo, Abu Baker al-Baghdadi, người được xếp hạng ở vị trí thứ 54.
Người lớn tuổi nhất trong danh sách là quốc vương Ả Rập Saudi, Abdullah bin Abdulaziz, ở tuổi 90, ông đứng ở vị trí số 11. Người trẻ nhất, là Mark Zuckerberg 30 tuổi, người sáng lập Facebook.
Trong danh sách 72 người, có 9 phụ nữ. Ngoài bà Angela Merkel, có bà Janet Yellen, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
7. Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp bề trên các dòng tu và thúc giục các cộng đoàn dòng tu sống tình huynh đệ
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp rõ ràng đến các bề trên của các dòng tu Ý khi các vị gặp nhau tại Vatican.
Ngài nói với các vị rằng điều quan trọng là các cộng đoàn phải sống tình huynh đệ và không được nói xấu nhau.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Một dấu chỉ rõ ràng mà đời sống tu trì phải thể hiện hôm nay chính là đời sống huynh đệ. Hãy vui lòng đừng để cho sự khủng bố của thói nói xấu xảy ra giữa anh em! Hãy ném nó đi! Mong cho ở giữa anh em là tình huynh đệ. Và nếu anh em có bất cứ điều gì bất bình người anh em mình, anh em hãy nói thẳng điều đó trước mặt nhau...".
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các tu sĩ rằng để sống tình huynh đệ này trong cộng đoàn của họ, điều quan trọng là hoàn toàn tin tưởng nhau. Ngài nói: "Đôi khi anh em có thể đi đến chỗ bùng nổ nhưng đó không phải là vấn đề. Điều đó tốt hơn so với sự khủng bố của thói nói xấu. Điều đó không luôn luôn được nhận thấy, anh em biết rõ như vậy. Nhiều lần chúng ta thất bại vì chúng ta đều là những người tội lỗi nhưng nếu chúng ta nhận ra lỗi lầm của mình, hãy xin sự tha thứ và mang lại sự tha thứ".
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng các tu sĩ có thể dạy cho Giáo Hội và xã hội biết được tình huynh đệ là gì. Bởi vì trong cộng đoàn, giống như trong một gia đình, họ không thể lựa chọn anh em của mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay: "Đời sống thánh hiến có thể giúp Giáo Hội và toàn thể xã hội bằng việc làm chứng cho tình huynh đệ, nó có khả năng làm cho người ta sống với nhau như anh em trong sự đa dạng. Điều này là rất quan trọng! Bởi vì trong cộng đoàn anh em không được lựa chọn, nhưng thấy mình giữa những người có những khác biệt về tính cách, tuổi tác, học vấn, tình cảm... Và ngay cả trong tình huống như vậy, anh em hãy cố gắng sống với nhau như anh em mình".
Cuộc tiếp kiến bề trên các dòng tu của Đức Thánh Cha Phanxicô được tổ chức trước thềm của Năm dành riêng cho đời sống tu trì. Thật vậy, Năm Đời sống thánh hiến sẽ bắt đầu vào 30/11/2014 và kết thúc vào ngày 02/02/2016.
8. Đức Thánh Cha Phanxicô nói Chúng ta hãy cùng nhau chấm dứt đàn áp tôn giáo
Trong lời ca tiếng hát làm nền, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón các vị lãnh đạo Công Giáo và không Công Giáo của Phong trào Focolare đến Vatican tham dự hội nghị đại kết với chủ đề ‘Thánh Thể: Mầu nhiệm hiệp thông’
Đức Thánh Cha yêu cầu họ cùng nhau làm việc để vượt thắng nền văn hóa của sự thờ ơ và bất khoan dung tôn giáo. Nhiều tham dự viên hội nghị đến từ các Giáo Hội Trung Đông khác nhau:
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Ở nhiều nước, người ta không có quyền bày tỏ đức tin của mình một cách công khai, hoặc thậm chí không được sống niềm tin tôn giáo của mình theo giáo lý Kitô giáo. Ngoài ra còn có sự bách hại Kitô hữu và những người thiểu số".
Hơn 40 giám mục đến từ 24 quốc gia đã tham dự hội nghị, trong đó các đại diện của Giáo Hội Chính thống Syria và Giáo Hội Chính thống Armenia.
Một trong những diễn giả xin Đức Thánh Cha lên án các vụ bắt cóc Giám mục của họ ở Trung Đông trong chuyến tông du sắp tới của ngài đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Đức Thánh Cha cũng nói về sự cần thiết phải cùng nhau làm việc trong bối cảnh rất nhiều bất ổn toàn cầu. Ngài nói: "Thật buồn khi chúng ta nhìn thấy sự hiện diện của chủ nghĩa khủng bố, hoàn cảnh của những người tị nạn do chiến tranh và các lý do khác, những thách đố của chủ nghĩa quá khích và cực đoan khác, của chủ nghĩa thế tục bị thổi phồng, tất cả những điều này thực sự thách đố lương tâm Kitô hữu và mục tử của chúng ta".
Hội nghị kéo dài bốn ngày bắt đầu vào ngày 03/11 và đánh dấu Cuộc họp Đại kết lần thứ 33 của các Giám Mục và Bạn hữu của Phong trào Focolare.
9. Đức Thánh Cha tiếp kiến Phong trào Hướng đạo Công Giáo Italia
Sáng thứ Bẩy 8 tháng 11, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến 7 ngàn tráng sinh thuộc Phong trào Hướng đạo Công Giáo Italia, nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập ngành này ở Italia.
Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha phân tích nguyên ngữ của phong trào “Scoutisme” là “hướng đạo” và ngài khuyến khích các thành viên phong trào này hướng đạo trong gia đình, trong thiên nhiên và trong thành thị. Ví dụ về việc hướng đạo trong thiên nhiên, ngài nói:
“Thời đại chúng ta ngày nay không thể không chú ý đến vấn đề môi sinh, là điều sinh tử đối với sự sống còn của con người, và không thể thu hẹp vấn đề này như một vấn đề hoàn toàn chính trị mà thôi. Môi sinh học có một chiều kích luân lý liên hệ tơi mọi người, vì thế không ai được phép lơ là.”
Đức Thánh Cha nói tiếp:
Trong tư cách là môn đệ Chúa Kitô, chúng có có thêm một lý do nữa để liên kết với mọi người thiện chí trong việc bảo vệ và gìn giữ thiên nhiên, môi trường. Thực vậy, thiên nhiên là một món quà Đấng Tạo Hóa đã ủy thác vào tay chúng ta. Toàn thể thiên nhiên xung quanh cũng là điều đã được Thiên Chúa dựng nên như chúng ta, cùng với chúng ta, và trong một vận mệnh chung, hướng đến việc tìm thấy nơi Thiên Chúa sự viên mãn và cùng đích.. Sống gần gũi với thiên nhiên, như anh chị em đang làm, không những bao hàm sự tôn trọng thiên nhiên, nhưng còn dấn thân cụ thể để loại trừ những phung phí của một xã hội có xu hướng gạt bỏ những vật dùng còn dùng được và có thể tặng cho người đang cần”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha khuyến khích các tráng sinh hướng đạo Công Giáo sống giữa lòng xã hội như men làm dậy bột, đóng góp chân thành cho việc thực thi công ích và vui mừng đề nghị cho tha nhân các giá trị Tin Mừng.
10. Trừ tà là một nhu cầu mục vụ khẩn cấp
Các chuyên gia Công Giáo nói sự suy giảm đức tin tại phương Tây, sự gia tăng các hoạt động huyền bí đã dẫn đến nhu cầu cấp thiết ngày càng gia tăng của việc trừ tà. Kết luận này đã được đưa ra sau hội nghị khoáng đại lần thứ 12 của International Association of Exorcists (AIE) – Hiệp hội quốc tế các nhà trừ tà – nhóm tại Rôma từ 20 đến 25 tháng 10 vừa qua.
Phát ngôn viên của AIE là tiến sĩ Valter Cascioli cho biết một số lượng các giám mục và Hồng Y đã yêu cầu tham gia hội nghị do sự gia tăng hoạt động của ma quỷ trong giáo phận của các ngài.
Ông Cascioli nói với thông tấn xã CNA: "Trừ tà đã trở thành một trường hợp mục vụ khẩn cấp. Tại thời điểm này số lượng những hoạt động ngoại thường của ma quỷ đang gia tăng."
Sự gia tăng hoạt động ma quỷ bắt nguồn từ suy giảm đức tin cá nhân, cùng với sự gia tăng quảng bá sự tò mò và sự tham gia vào các hoạt động huyền bí như cầu cơ và những trò liên lạc với linh hồn người chết.
Cha Stephen Doktorczyk, một linh mục của Giáo Phận Orange, đã tham gia hội thảo chữa bệnh và đã nhiều lần cầu nguyện trên những người bị cho là quỷ ám, cho biết người trẻ ngày nay thường bị dụ dỗ dần vào các hoạt động thần bí mà thoạt đầu xem ra vô hại.
Ngài nói: “Các bậc cha mẹ phải cảnh giác vì như Thánh Phêrô nói: ‘Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé.’ 1 Pr 5:8-9”.
Ngài nhắc lại rằng theo Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, các tín hữu Công Giáo phải loại bỏ mọi hình thức bói toán, cậy nhờ Satan hay ma quỉ, gọi hồn người chết hay những cách khác ngỡ rằng sẽ đoán được tương lai.
Ngài nhắc lại rằng đoạn 2116 và 2117 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng:
Coi tử vi, chiêm tinh, xem chỉ tay, giải điều mộng, xin xăm, bói toán quá khứ vị lai, đồng bóng, là những hình thức che giấu ước muốn có quyền trên thời gian, trên lịch sử và trên cả con người, cũng như ước muốn liên kết với các thế lực huyền bí. Ðiều này nghịch lại với lòng tôn kính và thần phục chỉ dành cho Thiên Chúa.
Ai muốn dùng ma thuật hay pháp thuật để chế ngự các thế lực huyền bí, bắt chúng phục vụ mình và nắm được quyền lực siêu phàm trên người khác dù là để chữa bệnh, cũng lỗi nặng nhân đức thờ phượng. Các việc nầy càng đáng lên án hơn nữa khi có dụng ý hại người, hay nhờ đến sự can thiệp của ma quỉ. Mang bùa cũng là điều đáng trách. Chiêu hồn thường đi kèm cả bói toán hay ma thuật. Hội Thánh cảnh giác các tín hữu phải xa lánh các điều ấy. Khi dùng các phương thuốc gia truyền, không được kêu cầu các thế lực ma quỉ cũng như lợi dụng sự nhẹ dạ của người khác.
11. Nga trục xuất tất cả các linh mục Công Giáo khỏi Crimea
Tất cả các linh mục Công Giáo sẽ bị buộc phải rời khỏi Crimea vào cuối năm 2014 theo các quy định mới được thành lập bởi chính phủ Nga.
Kể từ khi nắm quyền kiểm soát của Nga Crimea, nhà chức trách Nga đã áp dụng luật đòi hỏi các cộng đồng tôn giáo phải đăng ký để được phê duyệt cho chính thức hoạt động. Thực tế là cho đến nay, không có cộng đồng tôn giáo nào trong khu vực đã được phê duyệt.
Theo quy định của Nga, chỉ có các cộng đồng tôn giáo được chính thức phê duyệt mới được mời các thừa tác viên từ các nước khác. Nga viện vào lý do này để đưa ra quyết định trục xuất tất cả các linh mục Công Giáo khỏi Crimea.
Khi được các ký giả hỏi về những khó khăn các quy tắc này sẽ gây ra cho người Công Giáo và các cộng đồng khác ở Crimea, viên chức di trú Nga trả lời trong cuộc họp báo: "Tôi không biết. Đó không phải là vấn đề của tôi”.
12. Thành tích vang dội của Caritas tại Phi Luật Tân
Trận bão Hải Yến (Haiyan) là một trong những cơn bão nhiệt đới mạnh nhất từ trước đến nay, đã tàn phá nhiều phần của Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines, vào ngày 08 tháng 11, năm 2013. Đây là cơn bão nguy hiểm nhất trong lịch sử Philippines, giết chết ít nhất 6,300 người tại Phi.
Hải Yến cũng là cơn bão mạnh nhất khi đánh vào đất liền. Nó là cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận về tốc độ gió đến mức đã gây ra thiệt hại kinh hoàng cho đất nước này với hơn 2,8 tỷ Mỹ Kim thiệt hại về tài sản.
Caritas, liên minh các cơ quan cứu trợ và phát triển của Giáo Hội, đã hỗ trợ gần 800,000 người ở Philippines trong năm qua.
Tổ chức bác ái Công Giáo này báo cáo rằng đã xây dựng trên 3,700 nhà ở thường trú và trên 35,000 công trình nước sạch trong năm qua.
13. Ủy ban Bình đẳng Bắc Ireland bách hại công khai một tiệm bánh của người Công Giáo
Ashers Baking Company, một tiệm bánh có quy mô của một thương nghiệp gia đình đã là nạn nhân mới nhất của Ủy ban Bình đẳng Bắc Ireland.
Tháng Năm vừa qua, QueerSpace, một tổ chức vận động đồng tính luyến ái ở Bắc Ireland, nơi hôn nhân đồng tính không được công nhận đã đến cửa hàng bánh này để đặt một số bánh trong đó có ghi hàng chữ “Support gay marriage” - "Ủng hộ hôn nhân đồng tính".
Gia đình người chủ tiệm bánh đã từ chối không làm số bánh này vì những hàng chữ trên đi ngược lại niềm tin của họ. Ủy ban Bình đẳng Bắc Ireland của chính phủ Bắc Ái Nhĩ Lan đã lập tức vào cuộc. Sau khi gửi nhiều thư hăm dọa, ủy ban đã chính thức tuyên bố sẽ truy tố tiệm bánh này vì “phân biệt đối xử” và vì “những thương tổn tâm lý trầm trọng gây ra cho những người đồng tính”
Daniel McArthur, quản lý tiệm bánh nói:
“Gia đình chúng tôi rất hoang mang và chịu một áp lực rất nặng nề. Chúng tôi chỉ là một thương nghiệp nhỏ với quy mô gia đình làm sao lấy đâu ra tiền để tranh cãi, kiện tụng với một cơ quan nhà nước được hỗ trợ dồi dào với nguồn tài chính bất tận từ tiền thuế của người dân.
Hàng ngày chúng tôi còn chịu những kẻ khiêu khích đến đây chửi rủa và lăng mạ nhưng nhà nước không quan tâm bảo vệ chúng tôi.
Asher Baking sẵn sàng phục vụ bất cứ khách hàng nào mặc kệ lối sống tình dục của họ nhưng chúng tôi không muốn bị buộc phải đề cao một chủ trương chống lại niềm tin Kinh Thánh của chúng tôi. Trong hoàn cảnh hiện nay chúng tôi chỉ biết cầu nguyện xin Thiên Chúa chỉ bảo đàng lành cho chúng tôi”.
14. Các Giám Mục Kenya đau buồn vì chính quyền nước này âm thầm triệt sản một số rất đông phụ nữ
Trong bản tin đánh đi hôm 7 tháng 11, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết các Giám Mục Công Giáo của Kenya đau buồn trước viễn ảnh đen tối của đất nước. Các Giám Mục tố cáo rằng một số đông các phụ nữ trẻ trong độ tuổi sinh sản đã bị triệt sản mà không hề hay biết trong một âm mưu của chính quyền nước này được ngụy trang dưới một chiến dịch tiêm phòng được tài trợ bởi UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới.
Hơn 2 triệu phụ nữ trẻ ở Kenya đã được tiêm phòng như một phần của chiến dịch quốc tế nhằm chống lại bệnh uốn ván. Tuy nhiên, vắc-xin được tiêm cho những phụ nữ trẻ cũng chứa một chất có tác dụng triệt sản. Các Giám Mục nói với thông tấn xã Fides rằng "chúng tôi tin rằng đó là một chương trình ngụy trang cho âm mưu kiểm soát dân số."
Các cuộc thử nghiệm đã xác nhận rằng vắc-xin chứa HCG, một hormone được sản xuất bởi phụ nữ trong thời kỳ mang thai bình thường. Khi HCG được tiêm vào trước khi mang thai, nó khiến cơ thể của người phụ nữ sản xuất các kháng thể sẽ gây ra sẩy thai.
Sau các thử nghiệm trên những phụ nữ được chích vắc-xin uốn ván, các nhân viên y tế Công Giáo báo cáo rằng HCG có trong tất cả những người đã được xét nghiệm, không sót một ai. Các thử nghiệm đã được thực hiện sau khi nhân viên y tế nhận thấy rằng vắc-xin được chích cho các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là khác với các loại vắc-xin chích cho trẻ em, người già và nam giới.
Bộ y tế Kenya tiếp tục phủ nhận chuyện này.
15. Phản ứng của Hội Đồng Giám Mục Pakistan sau khi hai người Công Giáo bị thiêu sống
Ủy ban công lý và hòa bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Pakistan lên tiếng tố cáo chính quyền nước này “thất bại trong việc bảo vệ quyền được sống của công dân”. Tuyên bố của ủy ban đưa ra hôm 6 tháng 11 là để bày tỏ sự bất bình của các Giám Mục nước này trước việc một đám đông Hồi Giáo quá khích đã đánh què chân hai vợ chồng người Công Giáo và sau đó ném họ vào một lò nung gạch để thiêu sống họ.
Chưa hả giận với cái chết thương tâm của hai vợ chồng trẻ người Công Giáo, những người Hồi Giáo quá khích còn mưu toan tấn công vào những làng Công Giáo nếu như cảnh sát không kịp thời can thiệp.
Cảnh sát Pakistan đã bắt giữ 44 người liên quan tới vụ giết người khủng khiếp này. Những người chứng kiến cho biết hôm Chúa Nhật 2 tháng 11, trong khi dọn dẹp nhà chị Shama Bibi, 31 tuổi, tìm thấy những giấy tờ cũ của người cha chồng. Chị đem đốt những giấy tờ này thì một người làm chung là Muhammad Irfan la làng lên là chị đã đốt một bản sao của kinh Qu'ran. Một đám đông khoảng 300 người Hồi Giáo kéo đến vây quanh chị và chồng là anh Shahzad Bibi, 35 tuổi. Chúng bắt họ đưa đến một lò làm gạch. Tại đây chúng đánh đập hai vợ chồng què chân rồi quăng vào lò lửa nung gạch.
Chị Shama Bibi đang có thai và là mẹ của 4 người con nhỏ.
Shahbaz Sharif, Thống đốc bang Punjab và là anh trai của Thủ tướng Chính phủ Pakistan Nawaz Sharif-- đã cho mở một cuộc điều tra về trường hợp tử vong và ra lệnh cho cảnh sát bảo vệ các khu phố Kitô giáo để đề phòng bạo loạn.
16. Tranh chấp Hồi Giáo - Do Thái Giáo khốc liệt tại Núi Đền, Jerusalem
Núi Đền (Temple Mount) trong khu Cổ Thành Jerusalem là nơi thánh đối với cả 3 tôn giáo độc thần: người Do thái coi đây là nơi Abraham sát tế con là Isaac và là địa điểm Đền thờ vua Salomon đã xây cất; người Hồi giáo coi đây là nơi thánh thứ 3 của đạo này, sau La Mecca và Medina bên Arập Sauđi, còn đối với các Kitô hữu, đây là nơi Chúa Giêsu đã tiên báo về sự phá hủy Đền thờ Jerusalem.
Trên núi Đền có một sân rộng hình thang dài gần 500 mét và rộng khoảng 300 mét, chiếm 1 phần 6 diện tích của Cổ Thành Jerusalem. Trên sân rộng này có 2 Đền Thờ lớn của Hồi giáo được kiến thiết: Thứ nhất là Đền thờ Mái Vòm đá tảng là đền Hồi giáo cổ kính nhất tại Thánh Địa, lần đầu tiên được xây hồi năm 640 và 47 năm sau đó được thay thế bằng Đền thờ như hiện nay, có hình bát giác, 8 phía đều được trang điểm bằng ngọc quí, và phần dưới bằng cẩm thạch đa sắc. Vật liệu xây cất Đền thờ này lấy từ các thánh đường và đền đài trước đó thời Bizantine và Roma. Thứ hai là Đền thờ Al-Aqsa được kiến thiết hồi thế kỷ thứ 8 và đã trải qua nhiều lần tái thiết.
Theo thoả ước Nguyên Trạng, do Hoàng Ðế Thổ Nhĩ Kỳ Osamn Ðệ Tam đưa ra vào năm 1853, khu vực Núi Đền thuộc quyền tài phán của Jordan. Kể từ khi Israel bắt đầu chiếm đóng vùng phiá Đông Jerusalem và khu Cổ Thành Jerusalem vào năm 1967, người Do Thái đã được phép đến thăm vùng này - nhưng không được cầu nguyện. Khu vực này được điều hành bởi các cơ quan chức năng Hồi giáo dưới sự giám hộ của Jordan.
Trong thời gian gần đây, nhiều nhóm Do Thái Giáo đã tụ tập ngày càng nhiều tại khu vực này khiến người Hồi Giáo lo sợ Do Thái đang âm thầm muốn chiếm khu vực này.
Trong cuộc đụng độ hôm thứ Tư 4 tháng 11, một đám đông người Palestine từ bên trong đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa, đã ném đá và pháo vào các lực lượng an ninh trước chuyến thăm theo dự trù của một nhóm người Do Thái. Cảnh sát chống bạo Israel đáp trả bằng cách bắn lựu đạn cay để giải tán đám đông.
Azzam Khabib, viên chức Hồi Giáo tại núi Đền nói là các nhà lãnh đạo Hồi giáo đã kêu gọi Israel không cho phép người ngoài Hồi giáo vào khu vực vì tình hình đang căng thẳng. Tuy nhiên, ông cho biết khoảng 300 cảnh sát Israel đã đi vào khu vực vào sáng sớm, gây ra các vụ đụng độ.
Ngay sau khi cuộc đụng độ hôm thứ Tư, một tài xế người Palestine đã đâm chiếc xe van của mình vào một đám đông chờ đợi cho một chuyến tàu, giết chết viên cảnh sát và làm bị thương hơn một chục người khác. Một cuộc tấn công tương tự cũng đã diễn ra vào hai tuần trước.
Buổi tối thứ Tư, một người tài xế khác cũng bất ngờ tông vào một nhóm lính Do Thái làm 3 người bị thương. Hung thủ sau đó đã tự nộp mình cho lực lượng an ninh Do Thái vào ngày thứ Năm.
Jordan đã triệu hồi đại sứ về nước để phản đối Do Thái.
17. Hai vợ chồng thị trưởng xa hoa của Mễ Tây Cơ bị bắt trong một căn nhà mạt hạng
Tảng sáng ngày thứ Ba 4 tháng 11, hai vợ chồng Jose Luis Abarca, nguyên thị trưởng Iguala, và vợ là Maria de los Angeles Pineda đã bị bắt tại một căn nhà tồi tàn trong một xóm lao động tại thủ đô Mexico cách căn nhà sang trọng của họ ở Iguala gần 200km.
Jose Luis Abarca là con của một người bán hàng tạp hóa nhỏ tại Iguala. Đang học Y Khoa, y bỏ học để đi bán quần áo và nón rơm trên đường phố. Sau đó, y làm chủ một thương nghiệp nhỏ trước khi bước vào đời sống chính trị vào năm 2012 khi tham gia vào đảng Dân Chủ Cách Mạng, một đảng cánh tả tại Mễ Tây Cơ. Chẳng mấy chốc, y được bầu làm thị trưởng vì người dân đã chán ngấy những chính trị gia tham ô.
Năm ngoái các thành viên trong đảng của y đã tố giác y giết chết một nhà hoạt động nhân quyền nhưng cảnh sát đã không truy tố y vì không có bằng chứng.
Cảnh sát và sinh viên đã xô xát với nhau dữ dội trong cuộc biểu tình hôm 26 tháng 9. Cho đến buổi tối cùng ngày có 6 người bị thiệt mạng và 25 người bị thương và 43 sinh viên bị mất tích.
Một số thành viên của bọn buôn bán ma túy Guerreros Unidos bị cảnh sát liên bang bắt giữ sau đó đã khai ra ít nhất là 30 viên chức cảnh sát là những người đã lùa các sinh viên lên những chiếc xe tải và sau đó giao nộp họ cho bọn buôn bán ma túy nói rằng họ là những thành viên của một phe đảng ma túy khác đang cạnh tranh thị trường với bọn Guerreros Unidos. Phe đảng ma túy này đã thiêu sống các sinh viên và chôn họ trong các ngôi mộ tập thể. Đến nay người ta đã tìm thấy thi thể của 28 sinh viên. 15 sinh viên khác vẫn chưa biết sống chết ra sao.
Cảnh sát liên bang đã chiếm 13 đồn bót cảnh sát trong vùng bắt giữ 36 sĩ quan và cảnh sát viên địa phương bị tình nghi có liên quan trong vụ này. Hai vợ chồng Jose Luis Abarca đã lập tức bỏ trốn tại thủ đô Mexico City.
Chỉ trong vòng 2 năm cầm quyền, hai vợ chồng Jose Luis Abarca đã là chủ nhân của 17 tòa nhà trong thành phố Iguala, kể cả một thương xá lớn. Cảnh sát liên bang không loại trừ khả năng hai vợ chồng Jose Luis Abarca chính là những kẻ cầm đầu nhóm buôn bán ma túy Guerreros Unidos chứ không phải chỉ lạm dụng quyền hành móc ngoặc với nhóm buôn bán ma túy này.
18. Đức Thánh Cha khích lệ các nữ tu Salêsiêng truyền bá Tin Mừng cho giới trẻ qua công nghệ thông tin mới
Sáng thứ Bảy 8 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp các nữ tu Salêsiêng đang ở Rôma để tham dự Tổng Tu Nghị. Ngoài việc bầu ban lãnh đạo mới, các nữ tu cũng bàn thảo về nhiệm vụ của dòng và đường mới cho các hoạt động mục vụ.
Đức Thánh Cha khuyến khích các nữ tu tiến về phía trước với định hướng mới của các chị, trong đó có việc biến nhà của mình thành môi trường để rao giảng Tin Mừng, thực hiện những cải cách mục vụ, và đào tạo những người trẻ tuổi trở thành những nhà truyền giáo cho những thanh niên khác. Ngài cũng khuyến khích các chị duy trì cuộc sống của họ bằng lời cầu nguyện, thờ phượng và Lời Chúa.
Liên quan đến nhiệm vụ đối với giới trẻ, Đức Thánh Cha kêu gọi các nữ tu "ở khắp mọi nơi hãy là những nhân chứng tiên tri, đem lại sự hiện diện giáo dục thông qua một sự chào đón vô điều kiện các bạn trẻ và làm sao cho hoạt động tông đồ của chị em có hiệu quả hơn trong bối cảnh tràn ngập của thế giới ảo và những công nghệ thông tin mới."
Nói về ơn gọi của các chị em làm chứng nhân cho cộng đồng, Đức Thánh Cha cũng cảnh báo về điều mà ngài gọi là "chủ nghĩa khủng bố" đang ảnh hưởng mạnh đến đời sống thánh hiến-đó là tin đồn.
"Không bao giờ các chị em có thể cho phép có sự ghen tị giữa chị em với nhau. Đồn thổi những tin đồn là một quả bom phá hủy cộng đồng”.
Ngài khuyến khích các nữ tu lưu ý tới việc đào tạo và giáo dục thường xuyên để nâng cao khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha cũng khuyến khích các nữ tu trở thành "những nhà truyền giảng niềm vui, những chứng nhân cho những giá trị thích hợp với bản sắc Salesian, đặc biệt là những giá trị của sự gặp gỡ.” Đức Thánh Cha đã mô tả sự gặp gỡ là một mùa xuân mà từ đó các nữ tu "có thể kín múc một tình yêu có khả năng khôi phục lại sự nhiệt thành đối với Chúa và đối với giới trẻ ".
Đức Thánh Cha kết luận bằng cách đôn đốc các nữ tu hãy hướng về người sáng lập của dòng để khơi lại nguồn cảm hứng khi phải đối mặt với những khó khăn không thể tránh khỏi trong nhiệm vụ.
19. Đức Thánh Cha tiếp kiến phái đoàn Liên hiệp Tin Lành thế giới
Sáng ngày 6 tháng 11, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến phái đoàn Tin Lành thế giới gồm 27 người và ngài mời gọi cố gắng vượt thắng tình trạng chia rẽ ngăn cản việc loan báo Tin Mừng.
Liên hiệp này qui tụ 120 liên minh Tin Lành quốc gia và miền, với khoảng 160 triệu tín hữu tại 111 nước trên thế giới.
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhắc đến hồng ân quí giá khôn lường mà các tín hữu Công Giáo có chung với các tín hữu Tin Lành, đó là bí tích rửa tội. Ngài nói: “Nhờ bí tích này, chúng ta không phải chỉ sống trong chiều kích trần thế, nhưng còn ở trong quyền năng của Chúa Thánh Linh.. Bí tích rửa tội nhắc nhớ cho chúng ta một chân lý cơ bản và đầy an ủi, đó là Chúa luôn đi trước chúng ta bằng tình thương và ơn thánh của Ngài. Chúa đi trước các cộng đoàn chúng ta, đi trước và chuẩn bị tâm hồn những người loan báo Tin Mừng và những người đón nhận Tin Mừng”.
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng:
“Từ đầu đã có những chia rẽ giữa các tín hữu Kitô, và đáng tiếc là ngày nay vẫn còn sự cạnh tranh và xung đột giữa các cộng đoàn chúng ta. Tình trạng ấy làm suy yếu khả năng của chúng ta trong việc chu toàn mệnh lệnh của Chúa dạy phải loan báo Tin Mừng cho mọi dân nước (Mt 28,19-20).
Thực tại những chia rẽ của chúng ta làm biến thái vẻ đẹp của chiếc áo chùng duy nhất của Chúa Kitô nhưng không hủy hoại hoàn toàn sự hiệp nhất sâu xa do ơn thánh tạo nên trong tất cả những người đã chịu phép rửa. Hiệu năng lời loan báo của Kitô giáo chắc chắn sẽ mạnh mẽ hơn nếu các tín hữu Kitô vượt thắng được những chia rẽ với nhau và có thể cùng nhau cử hành các bí tích và cùng phổ biến Lời Chúa, làm chứng tá bác ái”
20. Đức Thánh Cha nói thủ tục tiêu hôn không thể kéo dài hết năm này sang năm khác
Đức Thánh Cha khuyến khích các tòa án hôn phối tiến hành mau lẹ hơn, đồng thời loại trừ mọi cám dỗ tài chánh trong việc cứu xét các án hôn phối.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 5 tháng 11, dành cho các tham dự viên khóa học do Tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma tổ chức về hôn phối kết ước thành sự nhưng chưa hoàn hợp (super rato).
Ngỏ lời trong dịp này, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhân viên tòa án hôn phối của Giáo Hội hãy tiến hành theo hai tiêu chuẩn: công lý và bác ái. Ngài nhắc đến sự kiện bao nhiêu tín hữu phải chờ đợi lâu dài phán quyết của tòa án về hôn nhân của họ, có thành sự hay bất thành.
Đức Thánh Cha nói:
“Có một số thủ tục quá dài hoặc quá nặng nề không có lợi và dân chúng bỏ không xin tòa án cứu xét nữa. Ví dụ tòa án liên giáo phận cấp một ở Buenos Aires, Á Căn Đình, phải xử các vụ hôn phối của 15 giáo phận, và giáo phận xa nhất cách đó 240 cây số. Làm sao người dân thường có thể bỏ công ăn việc làm, đến tòa án.. Vì thế họ tự nhủ: “Chúa hiểu tôi, tôi cứ tiếp tục sống thế này, với gánh nặng này trong tâm hồn”. Giáo Hội là mẹ phải thi hành công lý, để các tín hữu ấy có thể sống mà không phải chịu nghi ngờ, chịu tình trạng đen tối trong tâm hồn”.
Đức Thánh Cha cũng cảnh giác những người làm việc ở tòa án hôn phối chỉ quan tâm mưu lợi cho mình. Ngài cho biết có lần đã phải sa thải một nhân viên tòa án, vì người này đã nói với một người xin tòa cứu xét: “với 10 ngàn đôla, tôi sẽ tiến hành cho ông 2 vụ án dân sự và Giáo Hội'.. Khi người ta liên kết lợi lộc thiêng liêng với lợi lộc kinh tế thì đó không phải là điều thuộc về Thiên Chúa. Mẹ Giáo Hội rất quảng đại để có htể thi hành công lý miễn phí, giống như chúng ta được Chúa Giêsu Kitô làm cho công chính miễn phí!”.
Trong ý hướng trên đây, trước Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thành lập một Ủy ban nghiên cứu do Đức Ông Vito Pinto, niên trưởng Tòa Thượng Thẩm Rota, làm chủ tịch, để làm sao cho thủ tục cứu xét các án hôn phối được mau lẹ hơn.
21. Các linh mục than thở: Mỗi ngày đều nghe có người qua đời vì bệnh Ebola ở Liberia
Kể từ tháng Ba năm 2014, hơn 5,000 người đã bị nhiễm Ebola ở Liberia. Gần một nửa trong số họ đã qua đời. Đức Ông Robert Vitillo đã lưu lại đất nước này trong hai tháng qua. Ngài đã chứng kiến tận mắt những ảnh hưởng của căn bệnh quái ác này lên các cộng đồng, các gia đình và trẻ em.
Đức Ông Robert J. Vitillo, Cố vấn y khoa của Caritas Quốc tế cho biết: "Tôi đang trú ngụ tại một trường đại học Công Giáo địa phương và hầu như mỗi ngày một nhân viên khác nhau đều đến nói với tôi: ‘Em gái tôi đã qua đời đêm qua, dì của tôi đã chết hôm qua, chú tôi qua đời...’ Và vì thế, những mất mát này cứ nhân lên, đây thực sự là một chấn thương tâm lý".
Giờ đây, nỗi sợ hãi đó đang bao trùm lên đất nước 4 triệu dân này. Bị lây nhiễm hay không, đó là sự lo lắng khi có bất kỳ tiếp xúc về thể lý với người khác. Ngoài ra còn có sự kỳ thị hoặc phân biệt đối xử, đối với những người đã được chữa khỏi căn bệnh này.
Đức Ông Robert J. Vitillo nói thêm:
"Một linh mục nói với tôi rằng ngài sẽ đến thăm các bệnh nhân Ebola, bạn biết đấy, thăm từ xa, không chạm vào người. Nhưng giáo dân của ngài nói ngài đừng làm điều đó vì họ sợ ngài sẽ bị lây bệnh và sau đó truyền nhiễm cho họ".
Những tác động của Ebola đang ảnh hưởng đến không chỉ sức khỏe của người dân, mà còn đến nền kinh tế của các nước vốn đã nghèo khổ trong khu vực. Giờ đây các tổ chức phi chính phủ, Liên Hiệp Quốc và Caritas, đang nỗ lực giúp đỡ các quốc gia khắc phục những khó khăn kinh tế do căn bệnh này gây ra.
Đức Ông Robert J. Vitillo cho biết thêm: "Tất cả các trường học đóng cửa, nhiều bệnh viện và các phòng khám đóng cửa. Nhân viên chính phủ ở các bộ phận không thiết yếu không còn làm việc nữa, vì vậy họ không làm ra đồng lương, và người dân không có đủ tiền để mua thức ăn cho gia đình và giúp họ sống sót".
Giáo Hội Công Giáo đã quản lý 18 trung tâm y tế ở Liberia. Đức Ông Vitillo nói rằng giáo dục và phòng ngừa cũng nên là một ưu tiên ở Sierra Leone và Ghana. Cộng đồng quốc tế cần giúp đỡ hơn nữa để ngăn chặn mối đe dọa chết người này dễ dàng hơn.
22. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cầu nguyện trước khăn liệm thành Turin
Đức Thánh Cha Phanxicô dự định sẽ tông du đến thành Turin của nước Ý vào tháng Sáu năm 2015. Ngài đã công bố điều này trong buổi triều yết chung hàng tuần hôm thứ Tư 05 tháng 11.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết: "Tôi vui mừng thông báo rằng, theo thánh ý Chúa, ngày 21 tháng 6 năm tới, tôi sẽ hành hương đến Turin, để tôn kính khăn liệm thánh và vinh danh Thánh Gioan Bosco, nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ngài".
Từ 19 tháng Tư đến 24 tháng Sáu năm 2015, Khăn tiệm Thánh sẽ được trưng bày trong một cuộc triển lãm. Theo truyền thống, đây là khăn vải đã quấn thi hài của Chúa Giêsu sau khi Ngài bị đóng đinh. Lần cuối cùng khăn liệm được trưng bày cho công chúng là vào năm 2010, khi Đức Bênêđictô XVI cầu nguyện trước khăn liệm này. Trong nhiều năm nay, khăn liệm thành Turin đã gây ra sự tò mò trên khắp thế giới.
Đức Tổng Giám mục Cesare Nosiglia của Turin cho biết: "Mọi người đến trước khăn liệm để cầu nguyện hay ngắm chân dung khuôn mặt và thi thể bị tra tấn đã hằn lên khăn liệm".
Trong nhiều tháng nay, Giáo phận Turin đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày trọng đại, vì theo dự kiến sẽ có hàng trăm ngàn khách hành hương đến xem triển lãm và cũng để tỏ lòng kính trọng vị sáng lập dòng Don Bosco, Thánh Gioan Bosco. Cuộc triển lãm sẽ tập trung vào giới trẻ và bệnh nhân.
Đức Tổng Giám mục Cesare Nosiglia cho hay thêm: "Chúng tôi muốn gây sự chú ý cho giới trẻ, vì sự kiện này đánh dấu 200 năm sinh nhật Thánh Gioan Bosco. Chúng tôi cũng muốn tỏa ánh sáng đến với người nghèo, người bệnh, và người tàn tật, những người trực tiếp chịu đau đớn về thân xác. Họ mang những vết thương trong da thịt, là dấu chỉ Cuộc Khổ Nạn của Chúa".
Tại Turin, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ giới trẻ Ý, tương tự như các cuộc gặp của Ngày Giới trẻ Thế giới.
Thông tin về việc viếng Khăn liệm Thánh có thể được tìm thấy ở hai trang web: www.sindone.org và www.turinforyoung.it
23. Đức Thánh Cha đau buồn trước tai nạn thảm khốc của những người hành hương. Vua và Hoàng Hậu Tây Ban Nha dự lễ an táng
Tối thứ Bẩy 8 tháng 11, một chiếc xe buýt chở hơn 55 người hành hương về nhà sau một chuyến hành hương tại thủ đô Madrid đã lao xuống vực thẳm. Mười bốn người, trong đó có một linh mục trẻ là cha Miguel Conesa Andúgar, 36 tuổi, là chính xứ của giáo xứ Bullas, đã thiệt mạng, và 38 người khác bị thương. Hai mươi ba người vẫn còn nằm trong bệnh viện. Tất cả những người bị tai nạn đều là giáo dân trong giáo xứ Bullas.
Tai nạn xảy ra tại thị trấn Cieza, sau khi chiếc xe bus đã hoàn tất 350 km trong lộ trình 400 km từ Madrid về Bullas. Những người sống sót cho biết khi tới khúc quanh người tài xế đột nhiên la lên “Tôi không thể thắng được”, trước khi chiếc xe lạc tay lái lao xuống vực.
Đây là tai nạn xe cộ thảm khốc nhất tại Tây Ban Nha trong vòng 13 năm qua. Thánh lễ an táng cho các nạn nhân đã được cử hành vào ngày thứ Hai 10 tháng 11. Vua Felipe Đệ Lục và Hoàng hậu Letizia đã tham dự trong thánh lễ do Đức Cha José Manuel Lorca, Giám Mục giáo phận Cartagena cử hành.
Trong điện văn chia buồn, được đọc trong thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện xin Thiên Chúa "đón nhận những người quá cố vào cõi vĩnh phúc, phục hồi hoàn toàn cho những người bị thương, và an ủi những người đang than khóc vì sự mất mát của những người thân yêu của họ. "
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét