VRNs (25.10.2014) -Sài Gòn- theo
news.va- Mỗi Kitô hữu đều
được mời gọi tạo sự hiệp nhất trong Giáo Hội, để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn
mình, Đấng tạo ra sự hiệp nhất trong đa dạng. Đó là ý chính trong bài giảng lễ
sáng thứ Sáu, 24.10 của Đức Thánh Cha Phanxicô tại nguyện đường Santa
Marta.
Đức Thánh Cha dựa vào bài đọc thứ
I trích từ Thư Thánh
Phaolô gửi tín hữu Êphêsô, trong đó Thánh Tông Đồ tự nhận mình là một tù nhân của
Chúa. Ngài kêu gọi cộng đoàn Êphêsô sống một cách xứng đáng với ơn gọi mà
họ đã nhận được hầu phấn đấu để duy trì sự hiệp nhất của thần khí. ĐTC
nói: “Xây dựng sự hiệp nhất của Giáo Hội là công việc của Giáo Hội và của
mọi Kitô hữu trong suốt lịch sử”.
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng
khi Thánh Tông Đồ Phêrô “nói về Giáo Hội, ngài nói rằng đó là một ngôi đền
bằng đá sống động, đó là chúng ta”. Đức Thánh Cha cảnh báo rằng ngược lại là
“ngôi đền của lòng kiêu hãnh, đó là Tháp Babel”. Ngôi đền đầu tiên “mang lại sự
hiệp nhất”, cái thứ hai “là biểu tượng của sự chia rẽ, thiếu hiểu biết, sự hỗn
loạn của ngôn ngữ”.
“Xây dựng sự hiệp nhất của Giáo
Hội; xây dựng Hội Thánh, ngôi đền sống động là nhiệm vụ của mọi Kitô hữu, mỗi
người chúng ta. Khi xây dựng đền thờ hay tòa nhà, trước hết là tìm một mảnh đất
thích hợp. Rồi sau đó đặt nền đào móng. Kinh Thánh nói nền tảng của sự hiệp nhất,
hay đúng hơn nền tảng của Giáo Hội là Chúa Giêsu và là nền tảng này dựa trên lời
cầu nguyện của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly: ‘Lạy Cha xin cho họ được nên một’. Và
đó chính là sức mạnh của sự hiệp nhất!”
ĐTC nói rằng Chúa Giêsu là “đá tảng
mà trên đó chúng ta xây dựng sự hiệp nhất trong Giáo Hội”, “không có đá tảng
này, tất cả mọi thứ khác đều không thể. Sẽ không có sự hiệp nhất nếu không có Chúa
Giêsu Kitô là nền tảng: Ngài chính là nền tảng vững chắn của chúng ta”.
Sau đó, ĐTC đặt câu hỏi với các
tín hữu tham dự như sau: “Ai xây dựng sự hiệp nhất này?”. “Đó là công việc của
Chúa Thánh Thần. Thánh Thần là Đấng duy nhất có khả năng xây dựng sự hiệp nhất
của Giáo Hội. Và đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã gửi Ngài đến để làm cho Giáo
Hội (GH) phát triển, để làm cho GH mạnh mẽ, để làm cho GH nên một”. Thánh
Thần xây dựng “sự hiệp nhất trong Giáo Hội” trong “sự đa dạng nơi các quốc gia,
các nền văn hóa và dân tộc.”
Một lần nữa Đức Thánh Cha
Phanxicô đặt ra câu hỏi: “Xây dựng ngôi đền này như thế nào?” Nói về chủ đề
này, Thánh Tông Đồ Phêrô nói: “chúng ta là những viên đá sống động trong tòa
nhà GH”. Mặt khác, thánh Phao-lô cũng “khuyên chúng ta đừng là những viên
đá yếu nhược”. ĐTC nói rằng: Lời khuyên của Thánh Tông Đồ Dân Ngoại trong việc
xây dựng sự hiệp nhất dường như là một lời khuyên nhu nhược theo suy nghĩ của
con người.
“Khiêm tốn , hiền lành,
khoan dung: Những điều này xem ra nhu nhược, bởi vì người khiêm tốn có vẻ chẳng
có gì; dịu dàng, hiền lành xem chừng như vô dụng; sự rộng lượng giống như cởi mở
với mọi người… Nhưng sau đó, ĐTC lật lại rằng: Một người mang suy nghĩ của
tình yêu thì sẽ nhìn thấy khác. Anh chị em có mang suy nghĩ tình yêu trong
tim không? Đó là điều duy trì sự hiệp nhất. Những “nhu nhược” của những đức
tính như là: khiêm nhường, lòng quảng đại, sự dịu dàng, hiền lành lại là mạnh mẽ
hơn để giúp chúng ta xây dựng đền thờ sống động là sự hiệp nhất”.
ĐTC nói tiếp: đó chính là “cách
mà Chúa Giêsu đã dùng” người “đã trở thành yếu”, chết trên thập giá “và sau đó
đã trở nên mạnh mẽ!”. Chúng ta cũng vậy, nên nhớ: “Niềm kiêu hãnh đưa đến
vô dụng”. Khi bạn xây dựng một tòa nhà, “kiến trúc sư đã đưa cho bạn một
“bản vẽ”. Và “bản vẽ” để xây dựng sự hiệp nhất trong Giáo Hội là gì?”.
“Niềm hy vọng mà chúng ta được
kêu gọi là: niềm hy vọng của cuộc hành trình hướng về Chúa, niềm hy vọng trong
một Giáo Hội sống động, làm bằng những viên đá sống động, với sức mạnh của Chúa
Thánh Thần. Chỉ trong “bản vẽ” của niềm hy vọng, chúng ta mới có thể tiến về
phía trước xây dựng sự hiệp nhất trong Giáo Hội. Chúng ta đã được mời gọi tiến
đến một niềm hy vọng lớn lao. Hãy đến đó! Nhưng với sức mạnh của lời cầu nguyện
của Chúa Giêsu “cho tất cả chúng ta được hiệp nhất; với sự ngoan ngùy theo sự
hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Đấng có khả năng biến những viên gạch thành những
viên đá sống động; và với hy vọng tìm kiếm Thiên Chúa, Đấng đã kêu gọi chúng
ta, để gặp gỡ Ngài trong sự tròn đầy của thời gian “.
Hoàng Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét