1. Tin Mừng mang đến cho chúng
ta niềm vui và sự canh tân
Hôm thứ Sáu 5 tháng 9 tại nguyện đường Santa Marta, trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hiện diện suy tư về sự “mới mẻ” của Phúc Âm là Tin Mừng đem đến những Điều Mới giúp giải thoát con người khỏi những ràng buộc của lề luật và mở rộng tâm hồn họ đón nhận luật mới là tình yêu.
Bài đọc Tin Mừng kể lại câu chuyện các Luật Sĩ và Biệt Phái đã khiển trách Chúa Giêsu và các môn đệ đã không ăn chay như các môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả. Chúa Giêsu đã chỉ cho họ thấy điều này:
Rượu mới và bầu da mới, sự mới mẻ của Phúc Âm – và Tin Mừng mang lại ý nghĩa gì cho chúng ta? Đó là niềm vui và của sự đổi mới. Vì các lề luật và giới răn đã che mắt những Luật Sĩ làm cho họ không nhận ra được niềm vui mới. Thánh Phaolô nói cho chúng ta biết rằng, trước khi có đức tin tất cả chúng ta đã bị lề luật giam giữ. Lề luật không phải là điều xấu, dân Chúa được giữ gìn bởi Lề Luật, nhưng họ là những tù nhân trông đợi đức tin- là điều được Đức Kitô mạc khải.
Đức Thánh Cha nói tiếp là dân chúng thời đó tuân giữ cả luật Môsê lẫn hàng lô những tập tục và đòi buộc pháp lý nhỏ mọn khác mà các Thầy Luật Sĩ đưa ra bắt dân thực hiện. “Luật” nhằm phục vụ dân nhưng đã trói buộc dân và họ mong ngóng sự tự do đích thực mà Thiên Chúa sẽ ban cho dân Ngài qua Người Con yêu dấu.
Có người sẽ hỏi tôi? Vậy thưa Cha Kitô hữu không có luật sao? Có chứ! Chúa Giêsu đã nói: “Thầy đến không phải để bãi bỏ luật nhưng để kiện toàn.” Và Tám Mối Phúc Thật là một ví dụ. Đó là luật của tình yêu, một tình yêu như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta. Đó là sự kiện toàn của luật. Chúa Giêsu lên án các Luật sĩ vì họ không dùng luật để phục vụ con người nhưng đã nô lệ dân Người khi đưa ra quá nhiều điều nhỏ nhặt buộc người ta thực hiện.
Đức Thánh Cha giải thích rằng đối nghịch lại với tất cả những “việc nhỏ nhặt” buộc người ta thực hiện mà không có sự tự do thì Chúa Giêsu sẽ mang lại cho chúng ta luật mới do chính Ngài ban hành bằng giá máu của Ngài. Đó chính là giá cứu chuộc mà muôn dân đang mong đợi vì họ đang ở dưới sự gánh nặng của lề luật. Bài học rút ra trong Tin Mừng hôm nay là Chúa muốn chúng ta đừng sợ phải thay đổi theo luật của Tin Mừng.
Thánh Phalô phân biệt cho chúng ta về con cái lề luật và con cái đức tin: rượu mới thì đựng trong bầu da mới. Và đó là lý do tại sao Giáo Hội mời gọi chúng ta phải thay đổi vài điều. Giáo Hội mời gọi chúng ta bỏ đi những cấu trúc không cần thiết, vô ích và giữ lấy bầu da mới là Tin Mừng. Các Luật Sĩ và Biệt Phái không hiểu được điều này vì đây là phong cách mới của Tin Mừng, một phong cách kiện toàn lề luật: rượu mới phải đựng trong bầu da mới.
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng rằng Tin Mừng là điều mới mẻ, mang lại niềm vui mà ta chỉ có thể có khi tâm hồn tràn đầy niềm vui và sự tươi mới. Xin Thiên Chúa ban ân sủng cho tất cả chúng ta để chúng ta giữ luật mới là luật tình yêu, niềm vui và sự tự do mà Tin Mừng mang lại.
2. Tôi có để cho Thiên Chúa cùng đồng hành với tôi không? Hay tôi chỉ muốn đi một mình
Trong bài giảng nhân ngày Giáo Hội mừng Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta suy gẫm về công trình tạo dựng của Thiên Chúa và hành trình mà Ngài đi vào trong dòng lịch sử nhân loại.
Tin Mừng kể về một lịch sử dài nhưng kết thúc tại “một làng quê bé nhỏ” với Thánh Giuse và Mẹ Maria. Thiên Chúa của lịch sử thật tuyệt vời vì Ngài muốn đồng hành cùng tất cả mọi người. Thánh Thomas nói rằng “Đừng sợ những điều lớn lao cũng như những điều nhỏ nhặt. Vì tất cả điều thánh thiêng”. Và đây là cách Thiên Chúa, Ngài hiện diện trong những điều lớn lao cũng như trong những điều nhỏ nhặt.
Ngài là Thiên Chúa đồng hành cùng lịch sử nhân loại. Ngài là Thiên Chúa nhẫn nại qua muôn thế hệ. Thiên Chúa nhẫn nại với hết mọi người, với những ai sống trong ân sủng cũng như kẻ ở trong tội lỗi. Thiên Chúa đồng hành với chúng ta vì Ngài muốn tất cả chúng ta nên giống hình ảnh của Con Ngài. Và đó là lý do Ngài ban cho chúng ta sự tự do, không bị lệ thuộc. Ngài vẫn đang tiếp tục đồng hành với chúng ta.
Và hôm nay chúng ta mừng lễ Sinh Nhật Đức Maria. Chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta ơn bình an trong tâm hồn và ân sủng hiệp nhất để đồng hành với nhau.
Hôm nay chúng ta có thể nhìn lên Đức Mẹ, Đấng trinh khiết vẹn tuyền, được tuyển chọn để trở nên Mẹ Thiên Chúa. Đồng thời, chúng ta hãy chiêm ngắm hành trình của Mẹ và tự hỏi: “Hành trình cuộc đời tôi sẽ như thế nào đây? Tôi có để cho Thiên Chúa cùng đi với tôi không? Tôi có để cho Ngài cùng đi với tôi hay tôi muốn đi một mình? Tôi có để cho Ngài chăm sóc, giữ gìn tôi, trợ giúp tôi, tha thứ cho tôi, đem tôi tiến lên phía trước để gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô không? Gặp Đức Kitô sẽ là điểm kết thúc cuộc hành trình đời tôi. Hôm nay, chúng ta hãy tự chất vấn điều này: Tôi có để cho Chúa nhẫn nại với tôi không? Đọc câu chuyện Tin Mừng kể về bản gia phả và ngôi làng nhỏ, chúng ta hãy ngợi khen Chúa và khiêm tốn xin Ngài ban cho chúng ta sự bình an trong tâm hồn vì chỉ có Ngài mới có thể ban cho chúng ta. Xin Ngài cùng đồng hành với chúng ta.
3. Bài ca Magnificat
Quý vị và anh chị em vừa theo dõi một phần của concerto Magnificat cung đô trưởng của Schubert.
Trong bài ca Magnificat, trích từ Phúc Âm Thánh Luca (1: 46-55), Đức Maria ca tụng kỳ công mà Thiên Chúa đã thực hiện ở nơi mình, đó là mầu nhiệm Nhập thể. Đồng thời, bài ca này tuyên dương Thiên Chúa là Đấng “Toàn năng” “Lân tuất”: Người lưu tâm đến những kẻ khó nghèo khiêm tốn. Đức Maria không những chỉ cảm tạ Thiên Chúa vì những đặc ân dành cho bản thân mình, nhưng còn chúc tụng Người vì tấm lòng trung tín và quảng đại dành cho dân Israel và toàn thể nhân loại. Đối lại, bài ca này mở màn cho những lời chúc tụng mà Hội thánh dâng lên Đức Maria, kẻ có phúc vì đã tin và theo dòng thời gian, bài ca này đã linh hứng cho các tín hữu và đông đảo các nhà soạn nhạc như Schubert, Palestrina, Bach và Mozart.
Hoàn cảnh Đức Mẹ tán tụng kỳ công Chúa thực hiện nơi Mẹ như sau:
Hồi ấy, bà Maria lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Êlisabét. Bà Êlisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được trần đầy Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được phúc này là Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi như vậy? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em."
Bấy giờ bà Maria nói:
"Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa,
thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Ðấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới;
từ nay, hết mọi đời
sẽ khen tôi diễm phúc.
Ðấng Toàn Năng đã làm cho tôi
biết bao điều cao cả,
Danh Người thật chí thánh chí tôn !
Ðời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Ítraen, tôi tớ của Người,
như đã hứa cùng cha ông chúng ta,
vì Người nhớ lại lòng thương xót
dành cho tổ phụ Ápraham
và cho con cháu đến muôn đời.
Bà Maria ở lại với bà Êlisabét độ ba tháng, rồi trở về nhà.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhận xét:
“Trong kinh Magnificat, một bài ca đầy tính chất thần học bởi vì bày tỏ cảm nghiệm của Đức Maria về khuôn mặt của Thiên Chúa, Đấng không những chỉ là Toàn năng, không có điều gì mà Người không làm được, như thiên sứ Gabriel đã nói (xc. Lc 1, 37), nhưng còn là Hằng thương xót, tỏ lòng lân tuất và chung thủy đối với hết mọi người.”
4. Sửa lỗi cho nhau là một phục vụ, nhưng phải tế nhị, khiêm tốn và tránh các lời nói gây thương tích và giết chết tha nhân
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 7 tháng 9 tại quảng trường thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa bài Phúc Âm Chúa Nhật. Ngài nói: “Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay giới thiệu đề tài sửa lỗi huynh đệ trong cộng đoàn tín hữu: nghĩa là tôi phải sửa lỗi một Kitô hữu khác như thế nào, khi anh ta làm một điều không tốt. Chúa Giêsu dậy chúng ta rằng nếu người anh em kitô của tôi phạm một lỗi chống lại tôi, xúc phạm đến tôi, tôi phải dùng lòng bác ái đối với người đó, và trước hết nói chuyện với họ một cách cá nhân, bằng cách giải thích cho họ rằng điều họ đã nói hay đã làm không tốt. Và nếu người anh em đó không nghe tôi thì sao? Chúa Giêsu gợi ý một sự can thiệp tiệm tiến: trước hết trở lại nói chuyện với họ với hai hay ba người, để họ ý thức hơn về lỗi lầm họ đã làm. Nếu mặc dù thế họ không đón nhận lời khích lệ, thì phải nói với cộng đoàn; nếu người ấy cũng không nghe cả cộng đoàn nữa, thì phải làm cho họ nhận thức được sự bẻ gẫy và xa cách, mà chính họ đã gây ra, khiến cho sự hiệp thông với các anh em khác trong đức tin bị giảm thiểu đi. Các chặng đường kiên nhẫn của lộ trình này cho thấy Chúa xin cộng đoàn của Người đồng hành với kẻ lầm lỗi để họ đừng hư mất. Trước hết cần phải tránh sự ồn ào của tin tức và sự bép xép của cộng đoàn - đó là điều đầu tiên phải tránh – ‘Hãy đi và sửa lỗi người anh em, giữa con với nó mà thôi’ (c. 15). Thái độ là sự tế nhị, cẩn trọng, khiêm tốn, chú ý đối với người đã phạm một lỗi, bằng cách tránh các lời nói có thể gây thương tích và giết chết người anh em. Bởi vì anh chị em biết, các lời nói có thể giết người!”
Đức Thánh Cha minh giải điều này như sau:
“Khi tôi nói xấu nói hành, khi tôi có một lời chỉ trích bất công, khi tôi ‘lột da’ một người anh em với cái lưỡi của tôi, thì đó là lúc tôi đang giết chết danh dự của người đó. Chúng ta phải để ý tới điều này. Đồng thời sự kín đáo nói chuyện với người đó một mình không có mục đích làm nhục người có tội một cách vô ích. Nói chuyện giữa hai người, không ai nhận thấy và tất cả kết thúc. Chính dưới ánh sáng của đòi buộc này mà chúng ta cũng hiểu được một loạt các can thiệp tiếp theo, dự kiến có sự tham dự của vài chứng nhân, và rồi cả cộng đoàn nữa. Mục đích là giúp người anh em ý thức được điều họ đã làm, và với lỗi lầm của họ, họ đã không chỉ xúc phạm tới một người khác, mà xúc phạm tới tất cả mọi người. Nhưng cũng là để giúp chúng ta giải thoát mình khỏi sự giận dữ hay oán hận, chỉ gây đau đớn; nỗi cay đắng của con tim đem lại sự giận dữ và đau xót, và khiến cho chúng ta chửi rủa và gây hấn. Thật rất xấu, thấy ra khỏi miệng một Kitô hữu một lời chửi rủa hay một gây hấn. Thật là xấu! Hiểu chưa? Không có chửi rủa nhé! Chửi rủa không phải là Kitô. Anh chị em hiểu chưa?
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: “Thật ra, trước mặt Thiên Chúa chúng ta tất cả là những người tội lỗi cần được tha thứ. Tất cả. Thật vậy Chúa Giêsu dạy chúng ta đừng xét đoán. Việc sửa lỗi huynh đệ là một khía cạnh của tình yêu thương và sự hiệp thông, phải ngự trị trong cộng đoàn kitô; nó là một phục vụ mà chúng ta có thể và phải làm cho nhau.”
Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:
“Sửa lỗi người anh em là một phục vụ, và nó chỉ có thể và hữu hiệu, nếu mỗi người thừa nhận mình là kẻ có tội, cần được ơn tha thứ của Chúa. Cùng ý thức đó giúp tôi nhận biết sai lầm của người khác, nhưng trước đó nữa nó nhắc cho tôi biết rằng rằng tôi đã sai sai lầm, và sai lầm biết bao nhiêu lần. Chính vì thế vào đầu mỗi Thánh Lễ chúng ta được mời gọi thừa nhận trước mặt Chúa chúng ta là kẻ có tội, bằng cách diễn tả ra bằng các lời nói và các cử chỉ sự thống hối chân thành của con tim. Và chúng ta nói: ‘Xin thương xót con, lậy Chúa. Con là kẻ có tội! Lậy Thiên Chúa Toàn Năng, con xưng thú các tội lỗi của con’. Chứ chúng ta không nói: ‘Lậy Chúa xin thương xót cái ông bên cạnh con đây, hay cái bà kia, là những kẻ tội lỗi’. Không. ‘Xin thương xót con!’ Chúng ta tất cả đều là những người tội lỗi và cần sự tha thứ của Chúa. Chính Chúa Thánh Thần nói với thần trí chúng ta, và làm cho chúng ta nhận biết các lỗi lầm của chúng ta dưới ánh sáng lời Chúa Giêsu. Và cũng chính Chúa Giêsu mới gọi chúng ta tất cả, thánh thiện và tội lỗi, đếm bàn tiệc của Ngài, bằng cách quy tụ chúng ta từ mọi ngã tư đường, từ các hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống (x. Mt 22,9-10). Và trong số các điều kiện chung cho các người tham dự buổi cử hành thánh thể, có hai điều nền tảng, hai điều kiện để đi tham dự Thánh Lễ: chúng ta tất cả là người tội lỗi, và Thiên Chúa ban lòng thương xót của Ngài cho tất cả mọi người. Đó là hai điều kiện mở toang cửa cho chung ta vào dự Thánh Lễ cách tốt đẹp. Chúng ta phải luôn nhớ điều ấy trước khi đi sửa lỗi người anh em. Chúng ta hãy xin tất cả những điều này qua sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Diễm Phúc Maria, mà ngày mai chúng ta mừng sinh nhật của Mẹ.”
5. Ý thức về thân phận tội lỗi của mình giúp ta gặp gỡ Chúa Kitô
Hôm thứ Năm, 04 tháng 09, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi các Kitô hữu nhận ra tội lỗi của mình để được biến đổi nhờ cuộc gặp gỡ với Đức Kitô.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha dựa trên lời mở đầu thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô trong bài đọc I nói rằng: “Nếu trong anh em có ai nghĩ mình là khôn ngoan trên đời này, kẻ ấy nên điên rồ, để được thành khôn ngoan”. (x.1Cr 3,18)
Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng nhờ sức mạnh Lời Chúa sẽ mang đến sự thay đổi thật sự trong tâm hồn, nhờ đó có sức mạnh thay đổi cả thế giới, đem lại cho chúng ta niềm hy vọng và sự sống.
Tính thuyết phục của người Kitô hữu không tìm thấy trong kiến thức hay sự khôn ngoan, hiểu biết của con người. Cần phải “trở nên điên rồ”, đừng tìm kiếm sự bảo đảm nơi các kiến thức hay trong sự hiểu biết của thế gian.
Thánh Phaolô là người đã học biết những kiến thức khôn ngoan nhưng ngài không bao giờ tự hào về các kiến thức ấy. Trái lại, ngài tự hào về những yếu đuối và tội lỗi của mình. Nhờ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô và mầu nhiệm thập giá, là cuộc gặp gỡ giữa tội lỗi của chính bản thân ngài và giá máu cứu độ của Chúa Kitô đã mang đến ơn cứu độ cho Phaolô. Nếu chúng ta quên mất cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, chúng ta sẽ mất đi năng quyền sức mạnh của chính Chúa và chúng ta sẽ chỉ còn nói về những điều Thiên Chúa với một ngôn ngữ con người. Và điều này thật là vô ích.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng thuật lại câu chuyện trong Tin Mừng kể về việc Thánh Phêrô bắt được mẻ cá lạ lùng. Sau đó Phêrô thưa với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa xin tránh xa con vì con là kẻ tội lỗi”. Vào lúc đó cuộc gặp gỡ giữa tội lỗi của Phêrô với chính Chúa mang đến cho ông ơn cứu độ.
Vì vậy nơi ưu tiên xảy ra cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô là chính tội lỗi của chúng ta. Nếu một Kitô hữu không nhìn thấy tội lỗi của mình và ơn cứu độ mình nhận được nhờ máu Đức Kitô thì đời sống người đó nửa vời. Anh ta là một Kitô hữu nửa vời.
Nếu các Kitô hữu thực sự chưa bao giờ gặp Chúa Kitô thì chắc chắn sẽ đưa đến tình trạng Giáo Hội suy đồi, giáo xứ suy đồi, các hội đoàn suy đồi.
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng bằng việc mời gọi các tín hữu phải tự chất vấn lương tâm để nhận ra mình là người tội lỗi trước mặt Chúa. Bởi người Kitô hữu chỉ nên tự hào về lòng thương xót Chúa: tự hào là bất chấp tội lỗi, yếu đuối của mình nhờ cái chết của Chúa Kitô trên thánh giá mà chúng ta được đưa đến ơn cứu độ.
Hôm thứ Sáu 5 tháng 9 tại nguyện đường Santa Marta, trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hiện diện suy tư về sự “mới mẻ” của Phúc Âm là Tin Mừng đem đến những Điều Mới giúp giải thoát con người khỏi những ràng buộc của lề luật và mở rộng tâm hồn họ đón nhận luật mới là tình yêu.
Bài đọc Tin Mừng kể lại câu chuyện các Luật Sĩ và Biệt Phái đã khiển trách Chúa Giêsu và các môn đệ đã không ăn chay như các môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả. Chúa Giêsu đã chỉ cho họ thấy điều này:
Rượu mới và bầu da mới, sự mới mẻ của Phúc Âm – và Tin Mừng mang lại ý nghĩa gì cho chúng ta? Đó là niềm vui và của sự đổi mới. Vì các lề luật và giới răn đã che mắt những Luật Sĩ làm cho họ không nhận ra được niềm vui mới. Thánh Phaolô nói cho chúng ta biết rằng, trước khi có đức tin tất cả chúng ta đã bị lề luật giam giữ. Lề luật không phải là điều xấu, dân Chúa được giữ gìn bởi Lề Luật, nhưng họ là những tù nhân trông đợi đức tin- là điều được Đức Kitô mạc khải.
Đức Thánh Cha nói tiếp là dân chúng thời đó tuân giữ cả luật Môsê lẫn hàng lô những tập tục và đòi buộc pháp lý nhỏ mọn khác mà các Thầy Luật Sĩ đưa ra bắt dân thực hiện. “Luật” nhằm phục vụ dân nhưng đã trói buộc dân và họ mong ngóng sự tự do đích thực mà Thiên Chúa sẽ ban cho dân Ngài qua Người Con yêu dấu.
Có người sẽ hỏi tôi? Vậy thưa Cha Kitô hữu không có luật sao? Có chứ! Chúa Giêsu đã nói: “Thầy đến không phải để bãi bỏ luật nhưng để kiện toàn.” Và Tám Mối Phúc Thật là một ví dụ. Đó là luật của tình yêu, một tình yêu như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta. Đó là sự kiện toàn của luật. Chúa Giêsu lên án các Luật sĩ vì họ không dùng luật để phục vụ con người nhưng đã nô lệ dân Người khi đưa ra quá nhiều điều nhỏ nhặt buộc người ta thực hiện.
Đức Thánh Cha giải thích rằng đối nghịch lại với tất cả những “việc nhỏ nhặt” buộc người ta thực hiện mà không có sự tự do thì Chúa Giêsu sẽ mang lại cho chúng ta luật mới do chính Ngài ban hành bằng giá máu của Ngài. Đó chính là giá cứu chuộc mà muôn dân đang mong đợi vì họ đang ở dưới sự gánh nặng của lề luật. Bài học rút ra trong Tin Mừng hôm nay là Chúa muốn chúng ta đừng sợ phải thay đổi theo luật của Tin Mừng.
Thánh Phalô phân biệt cho chúng ta về con cái lề luật và con cái đức tin: rượu mới thì đựng trong bầu da mới. Và đó là lý do tại sao Giáo Hội mời gọi chúng ta phải thay đổi vài điều. Giáo Hội mời gọi chúng ta bỏ đi những cấu trúc không cần thiết, vô ích và giữ lấy bầu da mới là Tin Mừng. Các Luật Sĩ và Biệt Phái không hiểu được điều này vì đây là phong cách mới của Tin Mừng, một phong cách kiện toàn lề luật: rượu mới phải đựng trong bầu da mới.
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng rằng Tin Mừng là điều mới mẻ, mang lại niềm vui mà ta chỉ có thể có khi tâm hồn tràn đầy niềm vui và sự tươi mới. Xin Thiên Chúa ban ân sủng cho tất cả chúng ta để chúng ta giữ luật mới là luật tình yêu, niềm vui và sự tự do mà Tin Mừng mang lại.
2. Tôi có để cho Thiên Chúa cùng đồng hành với tôi không? Hay tôi chỉ muốn đi một mình
Trong bài giảng nhân ngày Giáo Hội mừng Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta suy gẫm về công trình tạo dựng của Thiên Chúa và hành trình mà Ngài đi vào trong dòng lịch sử nhân loại.
Tin Mừng kể về một lịch sử dài nhưng kết thúc tại “một làng quê bé nhỏ” với Thánh Giuse và Mẹ Maria. Thiên Chúa của lịch sử thật tuyệt vời vì Ngài muốn đồng hành cùng tất cả mọi người. Thánh Thomas nói rằng “Đừng sợ những điều lớn lao cũng như những điều nhỏ nhặt. Vì tất cả điều thánh thiêng”. Và đây là cách Thiên Chúa, Ngài hiện diện trong những điều lớn lao cũng như trong những điều nhỏ nhặt.
Ngài là Thiên Chúa đồng hành cùng lịch sử nhân loại. Ngài là Thiên Chúa nhẫn nại qua muôn thế hệ. Thiên Chúa nhẫn nại với hết mọi người, với những ai sống trong ân sủng cũng như kẻ ở trong tội lỗi. Thiên Chúa đồng hành với chúng ta vì Ngài muốn tất cả chúng ta nên giống hình ảnh của Con Ngài. Và đó là lý do Ngài ban cho chúng ta sự tự do, không bị lệ thuộc. Ngài vẫn đang tiếp tục đồng hành với chúng ta.
Và hôm nay chúng ta mừng lễ Sinh Nhật Đức Maria. Chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta ơn bình an trong tâm hồn và ân sủng hiệp nhất để đồng hành với nhau.
Hôm nay chúng ta có thể nhìn lên Đức Mẹ, Đấng trinh khiết vẹn tuyền, được tuyển chọn để trở nên Mẹ Thiên Chúa. Đồng thời, chúng ta hãy chiêm ngắm hành trình của Mẹ và tự hỏi: “Hành trình cuộc đời tôi sẽ như thế nào đây? Tôi có để cho Thiên Chúa cùng đi với tôi không? Tôi có để cho Ngài cùng đi với tôi hay tôi muốn đi một mình? Tôi có để cho Ngài chăm sóc, giữ gìn tôi, trợ giúp tôi, tha thứ cho tôi, đem tôi tiến lên phía trước để gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô không? Gặp Đức Kitô sẽ là điểm kết thúc cuộc hành trình đời tôi. Hôm nay, chúng ta hãy tự chất vấn điều này: Tôi có để cho Chúa nhẫn nại với tôi không? Đọc câu chuyện Tin Mừng kể về bản gia phả và ngôi làng nhỏ, chúng ta hãy ngợi khen Chúa và khiêm tốn xin Ngài ban cho chúng ta sự bình an trong tâm hồn vì chỉ có Ngài mới có thể ban cho chúng ta. Xin Ngài cùng đồng hành với chúng ta.
3. Bài ca Magnificat
Quý vị và anh chị em vừa theo dõi một phần của concerto Magnificat cung đô trưởng của Schubert.
Trong bài ca Magnificat, trích từ Phúc Âm Thánh Luca (1: 46-55), Đức Maria ca tụng kỳ công mà Thiên Chúa đã thực hiện ở nơi mình, đó là mầu nhiệm Nhập thể. Đồng thời, bài ca này tuyên dương Thiên Chúa là Đấng “Toàn năng” “Lân tuất”: Người lưu tâm đến những kẻ khó nghèo khiêm tốn. Đức Maria không những chỉ cảm tạ Thiên Chúa vì những đặc ân dành cho bản thân mình, nhưng còn chúc tụng Người vì tấm lòng trung tín và quảng đại dành cho dân Israel và toàn thể nhân loại. Đối lại, bài ca này mở màn cho những lời chúc tụng mà Hội thánh dâng lên Đức Maria, kẻ có phúc vì đã tin và theo dòng thời gian, bài ca này đã linh hứng cho các tín hữu và đông đảo các nhà soạn nhạc như Schubert, Palestrina, Bach và Mozart.
Hoàn cảnh Đức Mẹ tán tụng kỳ công Chúa thực hiện nơi Mẹ như sau:
Hồi ấy, bà Maria lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Êlisabét. Bà Êlisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được trần đầy Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được phúc này là Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi như vậy? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em."
Bấy giờ bà Maria nói:
"Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa,
thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Ðấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới;
từ nay, hết mọi đời
sẽ khen tôi diễm phúc.
Ðấng Toàn Năng đã làm cho tôi
biết bao điều cao cả,
Danh Người thật chí thánh chí tôn !
Ðời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Ítraen, tôi tớ của Người,
như đã hứa cùng cha ông chúng ta,
vì Người nhớ lại lòng thương xót
dành cho tổ phụ Ápraham
và cho con cháu đến muôn đời.
Bà Maria ở lại với bà Êlisabét độ ba tháng, rồi trở về nhà.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhận xét:
“Trong kinh Magnificat, một bài ca đầy tính chất thần học bởi vì bày tỏ cảm nghiệm của Đức Maria về khuôn mặt của Thiên Chúa, Đấng không những chỉ là Toàn năng, không có điều gì mà Người không làm được, như thiên sứ Gabriel đã nói (xc. Lc 1, 37), nhưng còn là Hằng thương xót, tỏ lòng lân tuất và chung thủy đối với hết mọi người.”
4. Sửa lỗi cho nhau là một phục vụ, nhưng phải tế nhị, khiêm tốn và tránh các lời nói gây thương tích và giết chết tha nhân
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 7 tháng 9 tại quảng trường thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa bài Phúc Âm Chúa Nhật. Ngài nói: “Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay giới thiệu đề tài sửa lỗi huynh đệ trong cộng đoàn tín hữu: nghĩa là tôi phải sửa lỗi một Kitô hữu khác như thế nào, khi anh ta làm một điều không tốt. Chúa Giêsu dậy chúng ta rằng nếu người anh em kitô của tôi phạm một lỗi chống lại tôi, xúc phạm đến tôi, tôi phải dùng lòng bác ái đối với người đó, và trước hết nói chuyện với họ một cách cá nhân, bằng cách giải thích cho họ rằng điều họ đã nói hay đã làm không tốt. Và nếu người anh em đó không nghe tôi thì sao? Chúa Giêsu gợi ý một sự can thiệp tiệm tiến: trước hết trở lại nói chuyện với họ với hai hay ba người, để họ ý thức hơn về lỗi lầm họ đã làm. Nếu mặc dù thế họ không đón nhận lời khích lệ, thì phải nói với cộng đoàn; nếu người ấy cũng không nghe cả cộng đoàn nữa, thì phải làm cho họ nhận thức được sự bẻ gẫy và xa cách, mà chính họ đã gây ra, khiến cho sự hiệp thông với các anh em khác trong đức tin bị giảm thiểu đi. Các chặng đường kiên nhẫn của lộ trình này cho thấy Chúa xin cộng đoàn của Người đồng hành với kẻ lầm lỗi để họ đừng hư mất. Trước hết cần phải tránh sự ồn ào của tin tức và sự bép xép của cộng đoàn - đó là điều đầu tiên phải tránh – ‘Hãy đi và sửa lỗi người anh em, giữa con với nó mà thôi’ (c. 15). Thái độ là sự tế nhị, cẩn trọng, khiêm tốn, chú ý đối với người đã phạm một lỗi, bằng cách tránh các lời nói có thể gây thương tích và giết chết người anh em. Bởi vì anh chị em biết, các lời nói có thể giết người!”
Đức Thánh Cha minh giải điều này như sau:
“Khi tôi nói xấu nói hành, khi tôi có một lời chỉ trích bất công, khi tôi ‘lột da’ một người anh em với cái lưỡi của tôi, thì đó là lúc tôi đang giết chết danh dự của người đó. Chúng ta phải để ý tới điều này. Đồng thời sự kín đáo nói chuyện với người đó một mình không có mục đích làm nhục người có tội một cách vô ích. Nói chuyện giữa hai người, không ai nhận thấy và tất cả kết thúc. Chính dưới ánh sáng của đòi buộc này mà chúng ta cũng hiểu được một loạt các can thiệp tiếp theo, dự kiến có sự tham dự của vài chứng nhân, và rồi cả cộng đoàn nữa. Mục đích là giúp người anh em ý thức được điều họ đã làm, và với lỗi lầm của họ, họ đã không chỉ xúc phạm tới một người khác, mà xúc phạm tới tất cả mọi người. Nhưng cũng là để giúp chúng ta giải thoát mình khỏi sự giận dữ hay oán hận, chỉ gây đau đớn; nỗi cay đắng của con tim đem lại sự giận dữ và đau xót, và khiến cho chúng ta chửi rủa và gây hấn. Thật rất xấu, thấy ra khỏi miệng một Kitô hữu một lời chửi rủa hay một gây hấn. Thật là xấu! Hiểu chưa? Không có chửi rủa nhé! Chửi rủa không phải là Kitô. Anh chị em hiểu chưa?
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: “Thật ra, trước mặt Thiên Chúa chúng ta tất cả là những người tội lỗi cần được tha thứ. Tất cả. Thật vậy Chúa Giêsu dạy chúng ta đừng xét đoán. Việc sửa lỗi huynh đệ là một khía cạnh của tình yêu thương và sự hiệp thông, phải ngự trị trong cộng đoàn kitô; nó là một phục vụ mà chúng ta có thể và phải làm cho nhau.”
Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:
“Sửa lỗi người anh em là một phục vụ, và nó chỉ có thể và hữu hiệu, nếu mỗi người thừa nhận mình là kẻ có tội, cần được ơn tha thứ của Chúa. Cùng ý thức đó giúp tôi nhận biết sai lầm của người khác, nhưng trước đó nữa nó nhắc cho tôi biết rằng rằng tôi đã sai sai lầm, và sai lầm biết bao nhiêu lần. Chính vì thế vào đầu mỗi Thánh Lễ chúng ta được mời gọi thừa nhận trước mặt Chúa chúng ta là kẻ có tội, bằng cách diễn tả ra bằng các lời nói và các cử chỉ sự thống hối chân thành của con tim. Và chúng ta nói: ‘Xin thương xót con, lậy Chúa. Con là kẻ có tội! Lậy Thiên Chúa Toàn Năng, con xưng thú các tội lỗi của con’. Chứ chúng ta không nói: ‘Lậy Chúa xin thương xót cái ông bên cạnh con đây, hay cái bà kia, là những kẻ tội lỗi’. Không. ‘Xin thương xót con!’ Chúng ta tất cả đều là những người tội lỗi và cần sự tha thứ của Chúa. Chính Chúa Thánh Thần nói với thần trí chúng ta, và làm cho chúng ta nhận biết các lỗi lầm của chúng ta dưới ánh sáng lời Chúa Giêsu. Và cũng chính Chúa Giêsu mới gọi chúng ta tất cả, thánh thiện và tội lỗi, đếm bàn tiệc của Ngài, bằng cách quy tụ chúng ta từ mọi ngã tư đường, từ các hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống (x. Mt 22,9-10). Và trong số các điều kiện chung cho các người tham dự buổi cử hành thánh thể, có hai điều nền tảng, hai điều kiện để đi tham dự Thánh Lễ: chúng ta tất cả là người tội lỗi, và Thiên Chúa ban lòng thương xót của Ngài cho tất cả mọi người. Đó là hai điều kiện mở toang cửa cho chung ta vào dự Thánh Lễ cách tốt đẹp. Chúng ta phải luôn nhớ điều ấy trước khi đi sửa lỗi người anh em. Chúng ta hãy xin tất cả những điều này qua sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Diễm Phúc Maria, mà ngày mai chúng ta mừng sinh nhật của Mẹ.”
5. Ý thức về thân phận tội lỗi của mình giúp ta gặp gỡ Chúa Kitô
Hôm thứ Năm, 04 tháng 09, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi các Kitô hữu nhận ra tội lỗi của mình để được biến đổi nhờ cuộc gặp gỡ với Đức Kitô.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha dựa trên lời mở đầu thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô trong bài đọc I nói rằng: “Nếu trong anh em có ai nghĩ mình là khôn ngoan trên đời này, kẻ ấy nên điên rồ, để được thành khôn ngoan”. (x.1Cr 3,18)
Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng nhờ sức mạnh Lời Chúa sẽ mang đến sự thay đổi thật sự trong tâm hồn, nhờ đó có sức mạnh thay đổi cả thế giới, đem lại cho chúng ta niềm hy vọng và sự sống.
Tính thuyết phục của người Kitô hữu không tìm thấy trong kiến thức hay sự khôn ngoan, hiểu biết của con người. Cần phải “trở nên điên rồ”, đừng tìm kiếm sự bảo đảm nơi các kiến thức hay trong sự hiểu biết của thế gian.
Thánh Phaolô là người đã học biết những kiến thức khôn ngoan nhưng ngài không bao giờ tự hào về các kiến thức ấy. Trái lại, ngài tự hào về những yếu đuối và tội lỗi của mình. Nhờ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô và mầu nhiệm thập giá, là cuộc gặp gỡ giữa tội lỗi của chính bản thân ngài và giá máu cứu độ của Chúa Kitô đã mang đến ơn cứu độ cho Phaolô. Nếu chúng ta quên mất cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, chúng ta sẽ mất đi năng quyền sức mạnh của chính Chúa và chúng ta sẽ chỉ còn nói về những điều Thiên Chúa với một ngôn ngữ con người. Và điều này thật là vô ích.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng thuật lại câu chuyện trong Tin Mừng kể về việc Thánh Phêrô bắt được mẻ cá lạ lùng. Sau đó Phêrô thưa với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa xin tránh xa con vì con là kẻ tội lỗi”. Vào lúc đó cuộc gặp gỡ giữa tội lỗi của Phêrô với chính Chúa mang đến cho ông ơn cứu độ.
Vì vậy nơi ưu tiên xảy ra cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô là chính tội lỗi của chúng ta. Nếu một Kitô hữu không nhìn thấy tội lỗi của mình và ơn cứu độ mình nhận được nhờ máu Đức Kitô thì đời sống người đó nửa vời. Anh ta là một Kitô hữu nửa vời.
Nếu các Kitô hữu thực sự chưa bao giờ gặp Chúa Kitô thì chắc chắn sẽ đưa đến tình trạng Giáo Hội suy đồi, giáo xứ suy đồi, các hội đoàn suy đồi.
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng bằng việc mời gọi các tín hữu phải tự chất vấn lương tâm để nhận ra mình là người tội lỗi trước mặt Chúa. Bởi người Kitô hữu chỉ nên tự hào về lòng thương xót Chúa: tự hào là bất chấp tội lỗi, yếu đuối của mình nhờ cái chết của Chúa Kitô trên thánh giá mà chúng ta được đưa đến ơn cứu độ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét