Thứ Tư Tuần 14 TN2, Năm Chẵn
Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh
Tiên, OP
Bài đọc: Hos 10:1-3, 7-8, 12; Mt
10:1-7.
1/ Bài đọc I: 1 Ít-ra-en
vốn là một cây nho sum sê, hoa trái thật dồi dào phong phú.
Nhưng hoa trái càng nhiều, chúng càng dựng thêm các bàn thờ ngẫu tượng;
đất nước càng giàu sang, chúng càng làm thêm những cột thần lộng lẫy.
Nhưng hoa trái càng nhiều, chúng càng dựng thêm các bàn thờ ngẫu tượng;
đất nước càng giàu sang, chúng càng làm thêm những cột thần lộng lẫy.
2 Chúng là thứ người lòng một
dạ hai, rồi đây chúng sẽ phải đền tội;
bàn thờ của chúng, chính Người sẽ đập tan, cột thờ của chúng, Người cũng sẽ phá đổ.
bàn thờ của chúng, chính Người sẽ đập tan, cột thờ của chúng, Người cũng sẽ phá đổ.
3 Bây giờ chúng lại nói:
"Chúng tôi không có vua."
Vì ĐỨC CHÚA, chúng còn không kính sợ,
thì nếu có vua, liệu ông làm gì được cho chúng?
Vì ĐỨC CHÚA, chúng còn không kính sợ,
thì nếu có vua, liệu ông làm gì được cho chúng?
7 Thế là Sa-ma-ri tiêu
tùng.
Vua của nó tựa hồ mảnh ván trôi dạt trên mặt nước.
Vua của nó tựa hồ mảnh ván trôi dạt trên mặt nước.
8 Các nơi cao của A-ven sẽ
bị phá huỷ, đó là tội của Ít-ra-en.
Gai góc sẽ leo lên các bàn thờ của nó.
Bấy giờ chúng sẽ nói với núi đồi: "Phủ lấp chúng tôi đi! "
và với gò nổng: "Hãy đổ xuống trên chúng tôi! "
Gai góc sẽ leo lên các bàn thờ của nó.
Bấy giờ chúng sẽ nói với núi đồi: "Phủ lấp chúng tôi đi! "
và với gò nổng: "Hãy đổ xuống trên chúng tôi! "
12 Hãy gieo công chính, rồi
sẽ gặt được tình thương.
Hãy khai khẩn đất hoang;
đây là thời kiếm tìm ĐỨC CHÚA. Khi Người đến, Người sẽ dạy dỗ sự công chính cho các ngươi.
Hãy khai khẩn đất hoang;
đây là thời kiếm tìm ĐỨC CHÚA. Khi Người đến, Người sẽ dạy dỗ sự công chính cho các ngươi.
2/ Phúc Âm: 1 Rồi Đức
Giê-su gọi mười hai môn đệ lại, để ban cho các ông quyền trên các thần ô uế, để
các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền.
2 Sau đây là tên của mười
hai Tông Đồ: đứng đầu là ông Si-môn, cũng gọi là Phê-rô, rồi đến ông An-rê, anh
của ông; sau đó là ông Gia-cô-bê con ông Dê-bê-đê và ông Gio-an, em của ông;
3 ông Phi-líp-phê và ông
Ba-tô-lô-mê-ô; ông Tô-ma và ông Mát-thêu người thu thuế; ông Gia-cô-bê con ông
An-phê và ông Ta-đê-ô;
4 ông Si-môn thuộc nhóm Quá
Khích, và ông Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, là chính kẻ nộp Người.
5 Đức Giê-su sai mười hai
ông ấy đi và chỉ thị rằng:
6 Tốt hơn là hãy đến với
các con chiên lạc nhà Ít-ra-en.
7 Dọc đường hãy rao giảng rằng:
Nước Trời đã đến gần.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Đừng ăn trộm
công ơn của Thiên Chúa.
Trong cuộc đời, ai cũng ghét kẻ
vô ơn; nhưng còn có tội nặng hơn tội vô ơn là lấy của người khác làm của mình
hay gán ơn ấy cho người không làm. Ví dụ: một người Thiên Chúa ban cho làm ăn
phát đạt lại nghĩ là do tài khéo của họ, hay gán cho ông “thần tài” mà họ đã
dâng hương cúng bái. Ngôn sứ Hosea dùng chữ nặng hơn để diễn tả hạng người này:
họ làm điếm đã không được tiền thì chớ, lại còn lấy tiền của chồng cho khách
(Hos 2:7-10). Ngôn sứ có ý muốn nói: Thiên Chúa đã ban mọi thứ cho Israel, họ lại
nghĩ thần Baal đã ban cho họ và họ dùng những của cải Thiên Chúa ban để xây dựng
đền thờ và dâng hương cúng bái thần Baal.
Các bài đọc hôm nay muốn chúng
ta nhận ra tất cả những gì chúng ta có là do Thiên Chúa ban tặng. Chúng ta cần
biết nhận ra và đáp trả cho tương xứng. Trong bài đọc I, ngôn sứ Hosea phơi bày
tội lỗi của con cái Israel. Họ là những người “một lòng hai dạ:” một tay nhận của
Thiên Chúa ban tặng, một tay dâng kính cho thần Baal. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu
chọn lựa, huấn luyện và ban quyền cho các tông đồ trước khi sai các ông ra đi
rao giảng để mang các linh hồn về cho Thiên Chúa. Nếu các ông mang được linh hồn
nào trở về, đó là công ơn của Thiên Chúa chứ không phải của các ông. Các ông chỉ
là khí cụ Thiên Chúa dùng để giảng lời Thiên Chúa. Vì thế, các ông cần tránh
hai thái độ: muốn người khác trả ơn mình hay cho mình là người đã cứu linh hồn
người khác.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Hãy gieo công
chính, rồi sẽ gặt được tình thương.
1.1/ Càng trở nên giàu có con
người càng sống xa Thiên Chúa: Một điều quá hiển nhiên là con người sống rất
gần gũi với Thiên Chúa khi họ nghèo đói, trong đau khổ hay tuyệt vọng. Nhiều
người cầu xin và hứa hẹn nếu Thiên Chúa cứu họ thoát hiểm nguy, họ sẽ dành trọn
cuộc đời để thờ phượng Thiên Chúa và phục vụ tha nhân. Nhưng khi đã vượt qua
đau khổ và trở nên phú túc giàu sang, họ nghĩ họ chẳng cần tới Thiên Chúa nữa.
Họ hãnh diện và tôn thờ những gì họ có và cho những gì họ gặt hái được là do
công sức của họ. Tuy họ không dám nói công khai là họ từ bỏ Thiên Chúa; nhưng
lòng trí họ xa rời Thiên Chúa để gắn bó vào với các thứ thần: uy quyền, danh vọng,
tiền của, thỏa mãn xác thịt. Ngôn xứ Hosea gọi họ là thứ người “lòng một dạ
hai.”
Điều này đã xảy ra cho con cái
Israel. Ngôn sứ Hosea nhận xét: “Israel vốn là một cây nho sum sê, hoa trái thật
dồi dào phong phú. Nhưng hoa trái càng nhiều, chúng càng dựng thêm các bàn thờ
ngẫu tượng; đất nước càng giàu sang, chúng càng làm thêm những cột thần lộng lẫy.”
Tại sao những điều này xảy ra?
Có nhiều lý do nhưng có lẽ lý do trên hết là tội kiêu ngạo và muốn hưởng thụ.
Con người muốn chính họ là vua, là Chúa cho chính họ; chứ không muốn nghe lời bất
cứ ai, và cũng không muốn người khác bắt họ phải làm điều họ không muốn. Ngôn sứ
Hosea nhận định: Bây giờ chúng lại nói: "Chúng tôi không có vua." Vì
Đức Chúa, chúng còn không kính sợ, thì nếu có vua, liệu ông làm gì được cho
chúng? Nhiều người chối bỏ Thiên Chúa không phải vì họ không biết có Thiên
Chúa, nhưng để khỏi phải làm theo những điều Ngài truyền; vì những điều Thiên
Chúa truyền ngăn cản việc hưởng thụ của họ.
1.2/ Thiên Chúa phải sửa phạt để
đưa con người trở lại: Nếu con người biết ơn và trả nghĩa Thiên Chúa khi họ
được giàu sang hạnh phúc, Thiên Chúa không cần phải sửa phạt; nhưng vì con người
“lòng một dạ hai,” nên Thiên Chúa phải sửa phạt để họ nhận ra họ không thể sống
thiếu Thiên Chúa và ăn năn quay về. Sửa phạt, như thế, là một điều cần thiết và
biểu lộ tình thương; nếu không, Thiên Chúa sẽ mất những người con Ngài dựng
nên.
Khi Thiên Chúa ra tay sửa phạt,
con người sẽ nhận ra tội lỗi và lối sống hoang tưởng của họ. Họ sẽ xấu hổ, sợ
hãi và không dám đối diện với tình thương cao cả của Ngài, Ngôn sứ Hosea diễn tả
trạng thái này như sau: Bấy giờ chúng sẽ nói với núi đồi: "Phủ lấp chúng
tôi đi!" và với gò nổng: "Hãy đổ xuống trên chúng tôi!"
Để tránh tình cảnh sẽ xảy ra,
chúng ta hãy học bài học lịch sử như Hosea dạy: “Hãy gieo công chính, rồi sẽ gặt
được tình thương... Đây là thời kiếm tìm Đức Chúa.” Nếu đang sống trong đầy đủ
hạnh phúc, chúng ta hãy biết cám ơn Thiên Chúa và xử dụng những gì Ngài ban cho
nên. Nếu đang thiếu thốn đau khổ, chúng ta hãy cầu xin cho vượt qua nếu đẹp ý
Ngài.
2/ Phúc Âm: Dọc đường hãy rao giảng
rằng: Nước Trời đã đến gần.
2.1/ Chúa ban cho các Tông-đồ mọi
quyền năng để phân phát cho dân chúng.
Trong sự quan phòng rất khôn
ngoan, Chúa Giêsu không làm việc một mình; nhưng Ngài chọn các Tông-đồ để huấn
luyện, ban quyền năng, và ủy thác cho sứ vụ tiếp tục loan truyền Tin Mừng đến mọi
người. Noi gương Chúa Giêsu, Giáo Hội trải qua bao thế hệ vẫn tiếp tục sứ vụ
này: một mặt không ngừng rao giảng Tin Mừng đến mọi dân tộc, một mặt lo đào tạo
hàng giáo sĩ, ban quyền năng, và sai đi, để họ có thể tiếp tục sứ vụ rao giảng
Tin Mừng cho thế hệ tương lai. Nhìn lại lịch sử của Giáo Hội, chúng ta không
còn gì nghi ngờ về sự hiện diện luôn của Đức Kitô trong Giáo Hội.
2.2/ Tập hợp của các môn đệ Chúa
Giêsu: "Sau đây là tên của mười hai Tông Đồ: đứng đầu là ông Simon,
cũng gọi là Phêrô, rồi đến ông Anrê, anh của ông; sau đó là ông Giacôbê con ông
Zebedee và ông Gioan, em của ông; ông Philíp và ông Bartholomeo; ông Tôma và
ông Matthêu người thu thuế; ông Giacôbê con ông Alphê và ông Tađêô; ông Simon
thuộc nhóm Quá Khích, và ông Giuđa Iscariot, là chính kẻ nộp Người."
- Nhìn vào danh sách các Tông-đồ,
điều đầu tiên chúng ta nhận ra là những con người tầm thường, chẳng có gì nổi bật
so với tiêu chuẩn của thế gian, đấy là chưa kể đến yếu đuối, tội lỗi. Điều này
chứng minh: sức mạnh và uy quyền hoàn toàn của Thiên Chúa. Ngài giúp con người
tầm thường làm những việc phi thường.
- Con người thường hay chọn những
người cùng một sở thích hay tính tình giống nhau. Chúa Giêsu chọn các Tông-đồ
có tính tình khác nhau, nhiều khi đến chỗ xung khắc: một Phêrô nhanh nhẩu nói
năng phải ở với Gioan thâm trầm, ít nói; một Simon nhiệt thành chống lại uy quyền
ngoại bang phải ở với Matthew, người thu thuế cho ngoại bang; một Thomas từ chối
không tin tất cả lời chứng Chúa đã sống lại và hiện ra của tất cả Tông-đồ khác.
Thế mà Thiên Chúa có thể làm cho các ông dẹp khác biệt cá nhân, để sống chung
và cùng nhau thi hành sứ vụ Ngài trao.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta đừng bao giờ ăn trộm
công ơn của Thiên Chúa đã làm cho chúng ta trong cuộc đời, và luôn biết đáp trả
tình yêu Thiên Chúa bằng lối sống công chính và yêu thương tha nhân.
- Chúng ta hãy luôn thờ phượng
và sống gần gũi với Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh: khi nghèo khó cũng như lúc
sang giầu, khi bình an cũng như lúc gian nan khốn khó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét