Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh
Tiên, OP
Bài đọc: Hos 8:4-7, 11-13; Mt
9:32-38.
1/ Bài đọc I: 4 Chúng
phong vương người mà Ta không chọn,
tôn làm lãnh tụ kẻ Ta không biết,
dùng bạc vàng làm ra ngẫu tượng, để rồi bị đập tan.
tôn làm lãnh tụ kẻ Ta không biết,
dùng bạc vàng làm ra ngẫu tượng, để rồi bị đập tan.
5 Hỡi Sa-ma-ri, hãy gạt bỏ
con bê của ngươi
- chúng làm Ta nổi giận.
Chúng không chịu để cho Ta thanh tẩy mãi cho tới bao giờ? -
- chúng làm Ta nổi giận.
Chúng không chịu để cho Ta thanh tẩy mãi cho tới bao giờ? -
6 Vì con bê đó là do
Ít-ra-en làm ra,
do một nghệ nhân sản xuất, nó đâu phải là thần!
Chắc chắn con bê của Sa-ma-ri sẽ như thể mùn cưa.
do một nghệ nhân sản xuất, nó đâu phải là thần!
Chắc chắn con bê của Sa-ma-ri sẽ như thể mùn cưa.
7 Chúng gieo gió thì phải gặt
bão.
Chúng là cây lúa không làm đòng, là hạt lúa lép không có bột,
nhưng giả như có bột, thì ngoại bang cũng sẽ nuốt hết.
Ít-ra-en bị tiêu diệt vì cầu cứu ngoại bang
Chúng là cây lúa không làm đòng, là hạt lúa lép không có bột,
nhưng giả như có bột, thì ngoại bang cũng sẽ nuốt hết.
Ít-ra-en bị tiêu diệt vì cầu cứu ngoại bang
11 Khi Ép-ra-im đua nhau dựng
bàn thờ, thì các bàn thờ ấy
chỉ làm cho chúng phạm tội thêm.
chỉ làm cho chúng phạm tội thêm.
12 Luật lệ của Ta, Ta có viết
cho nó cả ngàn,
thì nó cũng coi là xa lạ.
thì nó cũng coi là xa lạ.
13 Hy lễ dâng Ta thì chúng
cứ dâng,
chúng cứ ăn thịt đã sát tế,
nhưng ĐỨC CHÚA sẽ chẳng đoái hoài.
Giờ đây Người sẽ nhớ lại sự gian ác của chúng,
chúng đã phạm tội thì chúng sẽ phải đền:
chúng sẽ phải trở về Ai-cập.
chúng cứ ăn thịt đã sát tế,
nhưng ĐỨC CHÚA sẽ chẳng đoái hoài.
Giờ đây Người sẽ nhớ lại sự gian ác của chúng,
chúng đã phạm tội thì chúng sẽ phải đền:
chúng sẽ phải trở về Ai-cập.
2/ Phúc Âm: 32 Họ vừa
đi ra thì người ta đem đến cho Đức Giê-su một người câm bị quỷ ám.
33 Khi quỷ bị trục xuất rồi,
thì người câm nói được. Dân chúng kinh ngạc, nói rằng: "Ở Ít-ra-en, chưa hề
thấy thế bao giờ!"
34 Nhưng người Pha-ri-sêu lại
bảo: "Ông ấy dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ."
35 Đức Giê-su đi khắp các
thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời
và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền.
36 Đức Giê-su thấy đám đông
thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn
dắt.
37 Bấy giờ, Người nói với
môn đệ rằng: Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít.
38 Vậy anh em hãy xin chủ
mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về."
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cần có các
nhà lãnh đạo biết kính sợ Chúa để chăm sóc dân chúng.
Tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng
nhất để chọn các nhà lãnh đạo là họ biết kính sợ Thiên Chúa. Những nhà lãnh đạo
biết kính sợ Thiên Chúa luôn được Ngài chúc lành và bảo vệ. Vì vậy, dân chúng
dưới quyền họ cũng biết kính sợ Thiên Chúa và được chúc lành. Đọc lịch sử Cựu Ước,
chúng ta tìm thấy hai nhà lãnh đạo sáng chói là tổ phụ Abraham và vua David. Tổ
phụ Abraham luôn vâng lời làm theo ý Thiên Chúa cho dù ông không hiểu được lý
do. Vua David tuy yếu đuối phạm tội; nhưng vẫn biết khiêm nhường để thống hối ăn
năn.
Các bài đọc hôm nay nêu lên hậu
quả của việc có những nhà lãnh đạo không biết kính sợ Thiên Chúa. Trong bài đọc
I, ngôn sứ Hosea kết tội những nhà lãnh đạo của Israel đã không biết kính sợ
Thiên Chúa và chạy theo tà thần. Hậu quả là họ hướng dẫn dân chúng theo đường lối
của họ và bị làm nô lệ cho ngoại bang trong chốn lưu đày. Trong Phúc Âm, khi
Chúa Giêsu dùng quyền lực Thiên Chúa để chữa một người bị câm, một điều mà dân
chúng thú nhận chưa từng xảy ra trong Israel bao giờ; nhưng các kinh sư lại đổ
tội cho Chúa: ông ấy dùng quyền lực của tướng quỉ mà trừ quỉ. Chúa Giêsu động
lòng thương dân chúng vì họ sống vất vưởng như chiên không người chăn. Ngài
khuyên họ hãy cầu nguyện với Thiên Chúa để Ngài gởi tới những chủ chăn thánh
thiện đến gặt hái mùa màng về cho Thiên Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Hậu quả phải lãnh
nhận do các nhà lãnh đạo không biết kính sợ Thiên Chúa.
1.1/ Phân ly chính trị và tôn
giáo: Vua Solomon, mặc dù có tiếng là người khôn ngoan nhất, nhưng đã không biết
kính sợ Thiên Chúa khi về già. Vua đã nghe lời xúi giục của các bà vợ Dân Ngoại
để lập những bàn thờ cho họ thờ tà thần và chính vua cũng làm như thế. Tội thờ
các thần ngoại của vua Solomon dẫn tới việc chia đôi đất nước, bắt đầu với thời
của vua Jeroboam (1 Kgs 11:30-39).
Mặc dù việc chia đôi đất nước là
do ý của Thiên Chúa; nhưng chính Ngài đã hứa với Jeroboam, Ngài sẽ chúc lành
cho ông nếu ông trung thành thờ phượng Ngài và tuân giữ những điều Ngài chỉ dạy;
nhưng ông đã không làm như thế. Lẽ ra vua Jeroboam phải tìm cách tham khảo ý của
Thiên Chúa về việc phong vương cũng như thờ phượng; nhưng ông đã không làm cả
hai điều. Đây là lý do ngôn sứ Hosea kết tội vương quốc Israel.
(1) Tôn vương các nhà lãnh đạo
ngoài ý Chúa: “Chúng phong vương người mà Ta không chọn, tôn làm lãnh tụ kẻ Ta
không biết.”
(2) Tạc tượng thần để thờ: Vua cho làm hai con bê bằng vàng và bắt dân phải thờ phượng, để họ khỏi tuôn xuống Jerusalem làm mồi cho vua Judah. Nhà vua nói với dân một điều hoàn toàn trái ngược với sự thật: “Đây là thần đã dẫn tổ tiên các ngươi ra khỏi Ai-cập!” Dân chúng chỉ biết làm theo lệnh nhà vua, vì nếu họ không làm theo, họ sẽ bị vua ra hình phạt. Làm riết rồi quen mà không cần suy nghĩ hỏi han gì nữa! Ngôn sứ Hosea theo lệnh của Đức Chúa giải thích: “Hỡi Samaria, hãy gạt bỏ con bê của ngươi - chúng làm Ta nổi giận. Chúng không chịu để cho Ta thanh tẩy mãi cho tới bao giờ? - Vì con bê đó là do Israel làm ra, do một nghệ nhân sản xuất, nó đâu phải là thần! Chắc chắn con bê của Samaria sẽ như thể mùn cưa.”
(2) Tạc tượng thần để thờ: Vua cho làm hai con bê bằng vàng và bắt dân phải thờ phượng, để họ khỏi tuôn xuống Jerusalem làm mồi cho vua Judah. Nhà vua nói với dân một điều hoàn toàn trái ngược với sự thật: “Đây là thần đã dẫn tổ tiên các ngươi ra khỏi Ai-cập!” Dân chúng chỉ biết làm theo lệnh nhà vua, vì nếu họ không làm theo, họ sẽ bị vua ra hình phạt. Làm riết rồi quen mà không cần suy nghĩ hỏi han gì nữa! Ngôn sứ Hosea theo lệnh của Đức Chúa giải thích: “Hỡi Samaria, hãy gạt bỏ con bê của ngươi - chúng làm Ta nổi giận. Chúng không chịu để cho Ta thanh tẩy mãi cho tới bao giờ? - Vì con bê đó là do Israel làm ra, do một nghệ nhân sản xuất, nó đâu phải là thần! Chắc chắn con bê của Samaria sẽ như thể mùn cưa.”
1.2/ Liên hệ giữa việc thờ phượng
và việc giữ Lề Luật: Israel đã xây dựng nhiều bàn thờ mà không theo tiêu
chuẩn của Thiên Chúa. Ngôn sứ Hosea không kết tội việc xây dựng bàn thờ; nhưng
kết tội việc xử dụng chúng: “Khi Ephraim đua nhau dựng bàn thờ, thì các bàn thờ
ấy chỉ làm cho chúng phạm tội thêm.”
Tội chính yếu của họ là tội là
không giữ Lề Luật. Họ nghĩ họ có thể dâng lễ vật thay cho việc giữ Luật. Những
lời dạy của ngôn sứ Hosea về Luật thật quan trọng cho lịch sử tôn giáo của
Israel: Việc không giữ Luật sẽ đưa tới việc thờ phượng sai: “Luật lệ của Ta, Ta
có viết cho nó cả ngàn, thì nó cũng coi là xa lạ.” Những lễ vật dâng của người
không giữ Luật chẳng những vô hiệu mà còn làm Thiên Chúa nổi giận: “Hy lễ dâng
Ta thì chúng cứ dâng, chúng cứ ăn thịt đã sát tế,
nhưng Đức Chúa sẽ chẳng đoái hoài.”
nhưng Đức Chúa sẽ chẳng đoái hoài.”
Làm ác phải đền tội: “Giờ đây
Người sẽ nhớ lại sự gian ác của chúng, chúng đã phạm tội thì chúng sẽ phải đền:
chúng sẽ phải trở về Ai-cập.” Trở về Ai-cập không có nghĩa sẽ qua lại Ai-cập;
nhưng phải chịu thân phận người nô lệ một lần nữa.
2/ Phúc Âm: “Anh em hãy xin chủ
mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về."
2.1/ Chúa Giêsu đi khắp nơi để
chữa lành và rao giảng Tin Mừng: Trong 3 năm công khai rao giảng, Chúa
Giêsu đã lang thang khắp miền Palestine để rao giảng Tin Mừng và chữa lành các
vết thương hồn xác cho con người. Tuy thế, Ngài cũng gặp biết bao chống đối từ
các kinh sư, luật sĩ, và nhà cầm quyền Rôma. Trình thuật hôm nay là một trường
hợp điển hình.
(1) Hai phản ứng trước phép lạ
Chúa Giêsu trục xuất quỉ ám ra khỏi người câm:
+ Dân chúng kinh ngạc, nói rằng:
"Ở Israel, chưa hề thấy thế bao giờ!" Người chất phác thành thật
thấy sao nói vậy; họ không bị ảnh hưởng bởi thành kiến và các tính toán lợi nhuận.
+ Nhưng người Pharisees lại bảo:
"Ông ấy dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ." Họ buộc tội Chúa có liên hệ với
quỷ vương để khỏi phải tin và giữ những gì Chúa dạy. Hơn nữa, họ không muốn
toàn dân tin theo Chúa vì họ sẽ mất uy quyền, thế lực, và những lợi nhuận vật
chất.
(2) Phản ứng của Chúa Giêsu: Chẳng
quan tâm đến những lời phê bình của họ, Chúa Giêsu đi khắp các thành thị, làng
mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết
các bệnh hoạn tật nguyền. Ba việc tông đồ Ngài làm gương cho chúng ta:
+ Dạy dỗ: để dân chúng biết đâu
là sự thật từ biết bao điều sai trái trong thế gian.
+ Rao giảng Tin Mừng: loan báo
tình yêu vô biên của Thiên Chúa dành cho con người, và chỉ đường cho con người
biết sống làm sao để đạt được hạnh phúc muôn đời bên Ngài.
+ Chữa lành mọi vết thương hồn
xác: Chúa Giêsu cảm thương với những đau khổ hồn xác của con người. Ngài muốn mặc
lấy để cứu chữa hay cất đi tất cả khổ đau mà con người phải chịu.
2.2/ Chúa Giêsu lo lắng nhân loại
không đủ người dẫn dắt: Không phải chỉ lo cho thế hệ đương thời, Ngài còn
lo cho các thế hệ tương lai. Chỉ một câu vắn vỏi, nhưng đã lột tả hết sự quan
tâm của Chúa Giêsu: "Khi Đức Giêsu nhìn thấy đám đông thì chạnh lòng
thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt." Bấy
giờ, Người nói với môn đệ rằng: "Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy
anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Khi chúng ta phải lựa chọn người
lãnh đạo, hãy lựa chọn người biết kính sợ Thiên Chúa như vua David. Tuy ông
không có kinh nghiệm, Đức Chúa đã làm mọi việc qua ông.
- Chúng ta hãy cầu nguyện để xin
Thiên Chúa sai những nhà lãnh đạo biết kính sợ Ngài đến chăm sóc dân chúng, và
dạy cho dân luôn biết kính sợ Thiên Chúa và giữ Luật của Ngài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét