Vợ của Lý Tịnh mang thai ba năm sáu tháng mà vẫn cứ chưa sinh đẻ. Một đêm nọ bà ta nằm mộng thấy một tiên nhân lấy một thứ gì đó đưa vào trong bào thai của bà, sau khi bà thức dậy thì bắt đầu đau bụng, không bao lâu thì nghe tớ gái lớn tiếng kêu: phu nhân sinh ra một yêu quái !
Lý Tịnh vội vàng chạy đến nhìn thấy trên giường một đống màu đỏ sáng tràn ngập mùi hương nhưng không nhìn thấy hài nhi, chỉ có một đống thịt, ông ta lấy kiếm bổ đống thịt ra thì một hài nhi mình mang lụa đỏ, tay mang vòng vàng, da thịt hồng hào nhảy ra. Hóa ra người mà phu nhân thấy trong mộng chính là Thái Át chân nhân, hài nhi này chính là đồ đệ của ông ta tên là Linh Chu Tử, những thứ hài nhi mang trên mình toàn là bảo bối pháp lực vô biên.
Ngày hôm sau, khách đến chúc mừng đầy cửa nhà, Thái Ất chân nhân cũng đến, ông ta đặt tên cho hài nhi là Lý Na Tra, Lý Tịnh muôn phần tạ ơn.
(Minh, Hứa Trung Lâm “Phong thần diễn nghĩa”)
Suy tư:
Ai đã từng đọc truyện hoặc coi phim “Bảng Phong Thần” thì thấy các nhân vật chính đều là những vị thần trên trời giáng thế, có vị thì là thần cứu giúp người, có vị thì là yêu tinh chọc phá hại người; và nếu ai có đọc hoặc coi phim “Tây Du Ký” thì các nhân vật cũng tương tự như thế, đều là những vị tiên trên trời hạ thế. Tất cả những loại truyện ấy đều là huyền thoại, dựa vào tín ngưỡng dân gian mà cấu thành cốt truyện.
Kinh Thánh của người Công Giáo có hai quyển: một là Cựu Ước và hai là Tân Ước. Cựu Ước loan báo Đấng Mê-si-a giáng trần để cứu chuộc nhân loại khỏi quyền lực của tử thần và ma quỷ; Tân Ước nói đến Đấng Mê-si-a đã xuống thế làm người, sinh bởi Đức Mẹ Ma-ri-a đồng trinh, và tên của Ngài được Thiên Chúa –qua thiên sứ Gáp-ri-en- đặt là Giê-su, Ngài là Con Một của Đấng tối cao là Thiên Chúa. Đức tin dạy cho người Ki-tô hữu biết Ngài chính là Messia mà các tiên tri trong Cựu Ước đã nói đến.
Khi đọc các loại truyện trên đây là chúng ta biết đó là thể loại huyền thoại truyện vì là không có thật.
Kinh thánh của người Công Giáo là do Đức Chúa Thánh Thần linh hứng và các tác giả đã viết lại, do đó khi đọc Kinh Thánh thì phải có ơn Đức Chúa Thánh Thần soi sáng thì mới hiểu được ý nghĩa của nó. Cũng vậy, nếu khi chúng ta đọc Kinh Thánh (Cựu và Tân) mà chúng ta không cầu nguyện, không cầu xin ơn Đức Chúa Thánh Thần thì cũng giống như chúng ta đọc các truyện thần thoại hoang đường vậy mà thôi.
Ai hiểu thì hiểu.
-------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét